Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của công ty trách nhiệm hữu hạn ắc quy GS việt nam và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Hà Thị Hiền

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Lớp: 23KHMT11

Khóa học: 23

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 608502

Mã học viên: 1581440301004
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Ngô Trà Mai và PGS.TS. Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn: “Đánh
giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty TNHH ắc quy GS Việt Nam và đề xuất
các giải pháp bảo vệ môi trường”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó, không phải là bản sao chép của bất kỳ một luận văn nào. Nội dung của luận văn
được thể hiện theo đúng quy định. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi
điều tra, trích dẫn và đánh giá. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN



Hà Thị Hiền

1

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Trà Mai và PGS.TS. Vũ Đức
Toàn, giảng viên hướng dẫn đề tài luận văn, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như thực hiện và hoàn thành nội dung của đề tài luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường Trường
Đại học Thủy Lợi những người đã cho tác giả kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá
trình học tập tại trường để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn không thể hoàn thành nếu như không nhận được sự cho phép, tạo điều kiện
và giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo và đồng nghiệp Trung tâm Vật lý và Công nghệ
Môi trường – Viện Vật lý, nơi tôi đang công tác.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các anh, chị Ban giám đốc Công ty TNHH ắc quy GS
Việt Nam tại KCN VSIP tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thu thập
tài liệu để có cơ dữ liệu phục vụ cho luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt nhiệt tình và năng lực của
mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn.

2

i



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM ............4
1.1 Tổng quan về ngành sản xuất ắc quy trên thế giới và tại Việt Nam .........................4
1.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của pin và ắc quy...................................................4
1.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất ắc quy tại Việt Nam................................................5
1.1.3 Tổng quan về ô nhiễm môi trường do ngành sản xuất ắc quy ..............................9
1.1.4 Tổng quan các biện pháp BVMT tại một số nhà máy sản xuất ắc quy tại Việt
Nam ............................................................................................................................11
1.2 Giới thiệu về hai Nhà máy sản xuất ắc quy của Công ty TNHH ắc quy GS Việt
Nam ............................................................................................................................12
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu...............12
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường .....................................................................12
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Bình Hòa ....................................................15
1.2.1.3 Hiện trạng KCN VSIP .......................................................................................16
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính tại hai Nhà máy................................19
1.2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính tại Nhà máy 1.................................21
1.2.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính tại Nhà máy 2.................................30
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
.......................................................................................................................................34
2.1 Hiện trạng của các công trình bảo vệ môi trường tại mỗi Nhà máy của Công ty
TNHH Ắc quy GS Việt Nam.........................................................................................34
2.1.1 Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường tại Nhà máy 1 ...............................34
2.1.1.1 Các công trình bảo vệ môi trường nước ............................................................34
2.1.1.2 Các công trình bảo vệ môi trường khí...............................................................41
2.1.1.3 Các công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn và CTNH ...................................44
2.1.2 Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường tại Nhà máy 2 ...............................46
2.1.2.1 Các công trình bảo vệ môi trường nước ............................................................46
2.1.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không khí ..................................51
2.1.2.3 Các công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn thông thường .............................54

2.1.2.4 Các công trình, biện pháp xử lý CTNH.............................................................55
2.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường ..................................................55

3

3


2.2.1 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường tại Nhà máy 1 .......................56
2.2.1.1
Hiện
trạng
chất
...............................................56

lượng

không

khí

tại

Nhà

máy

1

2.2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại Nhà máy 1 ....................................59

2.2.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại Nhà máy 1 .......................................60
2.2.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường tại Nhà máy 2 .......................61
2.2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí tại Nhà máy 2 ..............................................61
2.1.2.2 Hiện trạng môi trường nước khu vực Nhà máy 2 .............................................64
2.1.2.3 Hiện trạng môi trường đất khu vực Nhà máy 2 ................................................65
2.3 Công tác quản lý môi trường của Nhà máy 1 và Nhà máy 2 ..................................66
2.4 Công tác BVMT của Nhà máy 1 và Nhà máy 2 .....................................................67
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC NHÀ MÁY SẢN XUẤT ẮC QUY CỦA CÔNG TY TNHH
ẮC QUY GS VIỆT NAM .............................................................................................70
3.1 Các giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................70
3.1.1 Xử lý khí thải lò nấu chì.......................................................................................71
3.1.2 Sử dụng vi khuẩn ăn chì để giảm thể tích của bùn thải........................................74
3.1.3 Giải pháp sản xuất sạch hơn.................................................................................76
3.2 Một số giải pháp hỗ trợ tại hai Nhà máy.................................................................80
3.2.1 Xử lý khí thải........................................................................................................80
3.2.1.1 Nhà máy 1 .........................................................................................................80
3.2.1.2 Nhà máy 2 .........................................................................................................81
3.2.2 Xử lý nước thải.....................................................................................................81
3.2.2.1 Nhà máy 1 .........................................................................................................81
3.2.2.2 Nhà máy 2 .........................................................................................................82
3.2.3 Thu gom, xử lý chất thải sản xuất (chất thải rắn, CTNH)....................................82
3.3 Các giải pháp về quản lý môi trường ......................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................87
1. Kết luận .....................................................................................................................87
2. Kiến nghị ...................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................90
PHỤ
......................................................................................................................91
4


4

LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình đo tại Trạm Sở Sao .......................................12
Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng đo tại Trạm Sở Sao.................................13
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình năm ...........................................................................14
Bảng 1.4 Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả
thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN VSIP ...................................................18
Bảng 1.5 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính tại Nhà máy 1 .............................29
Bảng 1.6 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính tại Nhà máy 2 .............................32
Bảng 2.1 Vị lấy lấy mẫu không khí tại Nhà máy 1 .......................................................56
Bảng 2.2a Chất lượng không khí khu vực lân cận và trong Nhà máy 1 .......................57
Bảng 2.2b Chất lượng không khí khu vực lân cận và trong Nhà máy 1 .......................58
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Nhà máy 1..................................59
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu đất tại Nhà máy 1....................................................................60
Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng đất tại Nhà máy 1............................................60
Bảng 2.6 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí tại Nhà máy 2......................................61
Bảng 2.7a Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí lân cận và trong khu
vực nhà máy 2................................................................................................................62
Bảng 2.7b Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí lân cận và trong khu
vực nhà máy 2................................................................................................................63
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Nhà máy 2..................................64
Bảng 2.9 Vị trí lấy mẫu đất khu vực Nhà máy 2...........................................................65
Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực Nhà máy 2..............65
Bảng 3.1 Nồng độ các thành phần trong khói bụi phát sinh ở lò nấu chì .....................72
Bảng 3.2. Ma trận đánh giá hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường tại 02 Nhà

máy sản xuất ắc quy ......................................................................................................85

5

5


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất ắc quy kín khí ........................................................7
Hình 1.2 Vị trí Nhà máy 1 và Nhà máy 2 của Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam
trong KCN VSIP ...........................................................................................................20
Hình 1.3 Quy trình lắp ráp ắc quy miễn bảo dưỡng (ắc quy khô) kèm dòng thải tại ...22
Nhà máy 1 .....................................................................................................................22
Hình 1.4 Quy trình sản xuất tấm lắc kèm dòng thải tại Nhà máy 1 ..............................24
Hình 1.5 Quy trình công nghệ sạc bình ắc quy kèm dòng thải tại Nhà máy 1 .............27
Hình 1.6 Quy trình sản xuất ắc quy khô tại Nhà máy 2 ................................................31
Hình 2.1. Quy trình chung trong thu gom và xử lý nước thải tại Nhà máy 1 ...............34
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy 1 ...............................35
Hình 2.3. Hệ thống giám sát vận hành xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy 1...........38
Hình 2.4. Bể lắng và tháp lọc cát - hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy 1 ................38
Hình 2.5 Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy 1.....................40
Hình 2.6 Sơ đồ điểm đấu nối nước thải của Nhà máy 1 sau khi xử lý vào trạm xử lý
nước thải chung của KCN VSIP ...................................................................................40
Hình 2.7 Quy trình xử lý bụi tại Nhà máy 1 trong giai đoạn hoạt động .......................42
Hình 2.8 Quy trình xử lý khí thải của các tuyến hóa thành tại Nhà máy 1...................43
Hình 2.9 Thiết bị thu khí hàn và hệ thống xử lý khí tại Nhà máy 1..............................44
Hình 2.10 Một số hình ảnh hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy 2............................47
Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy 2 ..............................48
Hình 2.12 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của Nhà máy 2 ......................................51
Hình 2.13 Một số hình ảnh hệ thống thu gom và thoát nước mưa tại Nhà máy 2 ........51

Hình 2.14 Quy trình xử lý bụi tại Nhà máy ..................................................................52
Hình 2.15 Hệ thống lọc bụi của Nhà máy 2 ..................................................................52
Hình 2.16 Hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy 2........................................................53
Hình 2.17 Thùng chứa rác tại khuôn viên Nhà máy .....................................................55
Hình 2.18 Thiết bị và kho chứa CTNH tại Nhà máy 2 .................................................55
Hình 2.19 Sơ đồ bộ phận quản lý môi trường trong Nhà máy 1 và Nhà máy 2 ...........66
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ thiết bị hệ thống xử lý khí thải lò nấu chì...........................72
6

6


Hình 3.2 Quy trình thu gom và xử lý khí thải phát sinh từ khu vực cắt lắc ..................80
Hình 3.3 Vật liệu lọc nano hấp thụ kim loại nặng.........................................................82
Hình 3.4 Cơ cấu quản lý môi trường của Nhà máy.......................................................83

7

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
B
V
B
T
C
B
C
T

C
T
Đ
T
K
C
S
X
T
C
T
C
T
N
T
N
P
C
Q
C
U
B
V
SI
X
L

Bảo
vệ


tông
Cán
bộ
Chất
thải
Chất
thải
Đánh
giá
Khu
công
Sản
xuất
Tiêu
chuẩ
Tiêu
chuẩ
Trác
h
Tài
ng
Phòn
g
Q
chuẩ

ban
Khu
công
Xử



viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo nhiều
việc làm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là nguồn thu nhập chính của quốc gia,
đặc biệt trong thời kỳ hội nhập AFTA, WTO, TPP. Hiện nay, vấn đề đầu tư các sản
phẩm sản xuất trong nước, thay thế các sản phẩm nhập khẩu được Chính phủ hết sức
quan tâm khi hoạch định các chiến lược phát triển ngành công nghiệp nói chung và
hoá chất nói riêng.
Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, số lượng xe máy trên cả nước năm 2015
khoảng 38 triệu xe (vượt con số được Chính phủ quy hoạch đến năm 2020 xấp xỉ 40
triệu xe); số lượng này sẽ còn tiếp tục tăng. Trong đó ắc quy là một trong những bộ
phận quan trọng nhất của xe.
Để sản xuất ắc quy phục vụ cho quá trình phát triển tại Việt Nam, nhiều Nhà máy đã
được đầu tư xây dựng, trong đó phải kể đến một loại các Nhà máy ắc quy: Đồng Nai,
Sài Gòn, Long Sơn, Pinaco Nhơn Trạch, GS Việt Nam... Quá trình đầu tư xây dựng
phát triển sản xuất ngành ắc quy nói chung đã phát sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc
biệt là khí thải – nước thải với hàm lượng các chất độc hại như Pb, HCl, H 2 SO 4 ... lớn
đã và đang gây ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng môi trường, tác động tiêu cực đến
sức khỏe của người lao động.
Công ty TNHH ắc quy GS Việt Nam là Công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài, liên
doanh giữa GS-Yuasa và tập đoàn Mitsubishi. Sản xuất ắc quy ô tô và xe máy
theo công nghệ của Yuasa Nhật Bản. Đây là nơi cung cấp ắc quy hầu hết cho các nhà
sản xuất ô tô và xe gắn máy lớn như: TOYOTA, HONDA, YAMAHA, SUZUKI,
MITSUBISHI, PIAGGIO.
Hiện nay Công ty có 2 Nhà máy (Nhà máy 1 và Nhà máy 2) được đặt tại KCN Việt

Nam – Singapore (VSIP), huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất, lắp ráp
các loại ắc quy kín khí và ắc quy thông thường với công suất lần lượt là: 3.418.052
Kwh/năm đối với Nhà máy 1 và 648.000 Kwh/năm đối với Nhà máy 2.

1

1


3

Bình quân một ngày 02 Nhà máy này thải ra ngoài môi trường khoảng ≈ 1.000m nước
3

thải và khoảng >1 triệu m khí thải. Với lượng thải này, nếu không được xử lý và quản
lý triệt để sẽ gây tổn hại đến chất lượng môi trường khu vực Nhà máy, KCN VSIP và
lân cận.
Về cơ bản tại các Nhà máy trong quá trình đầu tư, xây dựng và hoạt động đã chấp
hành các quy định về BVMT, tuy nhiên việc thực hiện đôi khi còn mang tính hình thức
đối phó. Đồng thời mặt khác, bụi chì từ quá trình sản xuất ắc quy thường có kích thước
nhỏ <10μm nên khó có thể đo đạc bằng các biện pháp thông thường cũng như cảm
nhận được.
Vì vậy xem xét, đánh giá thực trạng công tác BVMT tại Nhà máy nhằm phát huy
những mặt tích cực, đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực là mục tiêu
của Đề tài “Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty TNHH ắc quy GS
Việt Nam và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường” đưa chất lượng môi trường
ngày một tốt hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững chung của Công ty.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác BVMT của 02 Nhà máy sản xuất ắc quy thuộc Công ty
TNHH ắc quy GS Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Chất lượng môi trường tại 02 Nhà máy sản xuất ắc quy của Công ty TNHH ắc quy GS
Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhà máy sản xuất ắc quy 1 và 2 của Công ty TNHH ắc quy GS Việt Nam tại KCN
VSIP, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
4.1.Cách tiếp cận:

2

2


Tiếp cận từ hệ thống tài liệu: Đề tài sử dụng các số liệu tài liệu có liên quan về môi
trường của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất ắc quy. Trong đó tập trung tham khảo
báo cáo ĐTM và báo cáo hoàn thành môi trường của 02 Nhà máy, để đánh giá về mặt
lý thuyết công tác BVMT của khu vực nghiên cứu.
Tiếp cận từ thực địa: Khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, so sánh đối chứng với các
kết quả đã có nhằm đánh giá chính xác công tác BVMT của Nhà máy. Trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp về BVMT phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích số liệu: Thu thập tổng hợp và phân tích
các số liệu về công tác BVMT từ khi bắt đầu xây dựng Nhà máy, các số liệu đã có về
chất lượng môi trường khu vực xung quanh của Nhà máy, tổng hợp số liệu về điều
kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu từ nguồn:
Báo cáo ĐTM nhà máy 1 và 2

Báo cáo hoàn thành các công trình BVMT của 2 Nhà máy
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, thu thập số liệu về các nguồn thải
tại khu vực nghiên cứu; lấy mẫu tại các vị trí sơ bộ đã được lựa chọn từ quá trình
nghiên cứu tài liệu. Học viên đã kết hợp với đoàn cán bộ của Trung tâm Công nghệ
Môi trường của Viện Vật lý đi khảo sát thực tế tại Nhà máy vào tháng 10/2016.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên
cứu (Thầy cô hướng dẫn, các cán bộ trong đoàn khảo sát thực tế và cán bộ phụ trách
môi trường của Nhà máy) nhằm khai thác sâu các nội dung liên quan tới mục tiêu của
đề tài.

3

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về ngành sản xuất ắc quy trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của pin và ắc quy
Trong kỹ thuật, pin - ắc quy được định nghĩa là 1 thiết bị chứa năng lượng hoá học và
có thể sử dụng trong ắc quy điện. Pin - ắc quy gồm có các bộ phận hoá học như 1 hoặc
nhiều pin - ắc quy điện, pin - ắc quy nhiên liệu và pin - ắc quy chảy.
Vào năm 1786, trong khi đang nghiên cứu ảnh hưởng sinh học của dòng điện, Luigi
Galvani đã chế tạo ra một thiết bị có thể tạo ra dòng điện bằng các tính chất hoá học,
nhiều hơn dòng điện được tạo ra bởi các máy phát tĩnh điện trước đây, mặc dù ở một
điện áp thấp hơn – đó là pin - ắc quy điện (the galvanic cell). Đây là một chu trình bao
gồm 2 kim loại không đồng dạng nối với nhau, cực dưới của chúng nhúng vào dung
dịch muối (2 kim loại giống nhau sẽ không tạo ảnh hưởng điện hoá).
Pin - ắc quy khô là loại pin - ắc quy điện áp cao dòng thấp bán vĩnh cửu, được chế tạo
ra vào đầu thế kỷ 19 từ lá bạc, lá kẽm và giấy. Đó là 1 loại của pin - ắc quy Voltaic,
với điện thế ra thay đổi trong khoảng hàng kilovolt. Thực tế đây là pin - ắc quy tĩnh

điện. Giống như 1 pin - ắc quy khô vì ngoài không khí ẩm, không có chất điện phân
nào khác.
Điện thoại thời đầu phải có pin - ắc quy đặt ở từng cái, thường là 1 đôi pin - ắc quy
khô cao 6inch. Đầu thế kỷ 20, chúng được thay thế bằng pin - ắc quy chì – axit có thể
sạc được. Các phương tiện chạy bằng điện dùng pin - ắc quy trở nên phố biến vào đầu
thế kỷ 20, cung cấp năng lượng bởi pin - ắc quy chì – axit có thể sạc.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Samuel Ruben và Philip Rogers Mallory phát
minh ra pin - ắc quy thuỷ ngân, và vào những năm 1950 Russell S.Ohl chế tạo 1 dạng
silicon có thể tạo các electron tự do, và vào năm 1954 Gerald L. Pearson, Daryl M.
Chapin - ắc quy và Calvin S. Fuller sản xuất được nhiều dạng gắn vào nhau, tạo ra pin

4

4


- ắc quy mặt trời đầu tiên. Năm 1956 Francis Thomas Bacon phát minh pin - ắc quy
năng lượng hiđrô – oxy.

5

5


1.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất ắc quy tại Việt Nam
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam đã hình thành các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Do quá trình đô thị hóa
ngày càng nhanh, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp,
dịch vụ và làng nghề. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển, lượng chất thải phát sinh
ngày càng nhiều và đa dạng. Trong đó ắc quy là công nghệ đang ngày càng trở nên

quan trọng với sự phát triển của máy tính xách tay, điện thoại, thiết bị điều khiển từ xa
và thiết bị cầm tay sử dụng điện.
Giai đoạn trước năm 2000, Việt nam chủ yếu sử dụng ắc quy của một số doanh nghiệp
trong nước như: Ắc quy Đồng Nai, ắc quy Sài Gòn, xí nghiệp ắc quy Pin Con Ó...
Những doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ khoảng 70-80% lượng ắc quy sử dụng trong
nước. Tuy nhiên lúc này chủ yếu sử dụng là các loại ắc quy kiểu hở hay còn gọi là ắc
quy axit thông thường. Loại ắc quy này có nút hở thoát khí độc hại trong quá trình sử
dụng; các doanh nghiệp sản xuất đa phần có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị khá cũ, lạc
hậu, không đồng bộ nên chất lượng ắc quy còn bị hạn chế. Do vậy quá trình sản xuất
có tỷ lệ phát thải lớn, cả về khí thải và nước thải, chưa kể do độ bền thấp phải thay thế
thường xuyên dẫn đến lượng ắc quy thải lớn.
Giai đoạn này đã có Luật BVMT (1993) trong đó cũng đã quy định tương đối đầy đủ
về trách nhiệm BVTM đối với các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên lúc này ở Việt Nam tạm
coi là thời kỳ sơ khai của công tác BVMT, việc tuân thủ Luật, các thông tư, nghị định
còn nhiều bất cập hạn chế. Theo số liệu thống kê lúc này gần 70% các cơ sở sản xuất
không có báo cáo ĐTM, không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải triệt để trước khi
thải ra môi trường, công tác thanh tra – kiểm tra về BVMT hầu như chưa được thực
hiện.
Sau năm 2000 thị trường ắc quy nhập ngoại tràn vào Việt Nam, trong đó chủ yếu là ắc
quy kín khí. Ắc quy kín khí không bảo dưỡng có nhiều tính năng ưu việt hơn như cấu
trúc bình kín, không bị rò rỉ, không phải thường xuyên kiểm tra trước trong quá trình
sử dụng, tuổi thọ cao gấp 2 lần ắc quy chì axit, khả năng phục hồi nhanh sau khi phóng
điện. Chính vì ắc quy kín khí có nhiều ưu việt hơn ắc quy loại hở nên đã được nhiều

6

6


doanh nghiệp tên tuổi đầu tư, trong đó phải kể đến các thương hiệu lớn về ắc quy như:

Pinaco, GS, Enimac...

7

7


Tuy nhiên, nhu cầu ắc quy cho xe ô tô, xe máy mới chỉ khoảng 20-30%, còn chủ yếu
đang được dùng cho nhu cầu thay thế chiếm 70-80%. Ngành sản xuất ắc quy kín khí ở
Việt Nam đang phát triển rất mạnh với mức tăng trưởng từ 15-20% năm.
Giai đoạn này, sau khá nhiều tác hại có thể đo đếm và nhìn thấy được từ việc sản xuất
ắc quy nhỏ lẻ, các làng nghề tái chế phế liệu chì từ ắc quy thải, công tác BVMT trong
ngành này từng bước từng bước được đề cập. Tại các nhà máy có thương hiệu lớn về
ắc quy các công trình BVMT và biện pháp BVMT đã được quan tâm và đầu tư. Hầu
hết các Nhà máy Pinaco, Tia sáng... đều đã có hệ thống xử lý nước thải từ quá trình
sản xuất, tuy nhiên việc giám sát chất lượng nước còn chưa định kỳ và liên tục. Đối
với khí thải chỉ xử lý bằng các biện pháp khá đơn giản là chụp hút và dẫn theo đường
ống khói thoát ra ngoài, hầu như chưa lắp đặt các thiết bị xử lý bụi hiện đại như lọc bụi
túi hay lọc bụi tĩnh điện.
Giai đoạn 2005 – 2015 một số xí nghiệp sản xuất ắc quy ở Việt Nam có quy mô lớn và
đầu tư công nghệ hiện đại như: Xí nghiệp sản xuất ắc quy Đồng Nai, xí nghiệp ắc quy
Sài Gòn, xí nghiệp sản xuất ắc quy Đồng Nai 2, Nhà máy sản xuất ắc quy kín khí tại
Yên Khánh, Ninh Bình.
Đồng thời, ở giai đoạn này Luật BVMT 2005 ra đời thay thế cho các Luật cũ còn
nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển. Công tác BVMT của các Nhà
máy ắc quy cũng từng bước được cải thiện rõ rệt cả về mặt công nghệ xử lý chất thải
lẫn công tác quản lý môi trường. Các Nhà máy sản xuất ắc quy trong quá trình đầu tư
đã xây dựng đồng thời các công trình xử lý chất thải, thường xuyên liên hệ với các cơ
quan chức năng để được hướng dẫn thực hiện quy trình thủ tục về BVMT. Giai đoạn
này một số Nhà máy đã thường xuyên tổ chức công tác giám sát chất lượng môi

trường, định kỳ gửi báo cáo về các cơ quan chức năng. Một số đơn vị như Công ty Cổ
phần Pin - Ắc quy Vĩnh Phú, Ắc quy Tia sáng... đã chủ động áp dụng SXSH để không
chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cải thiện chất lượng theo chiều hướng tích cực.
Quy trình sản xuất ắc quy kín khí ở từng Nhà máy khác nhau là khác nhau, tuy nhiên
về cơ bản đều tuân thủ một quy trình chung được đưa tại Hình 1.1 sau:

8

8


Chì nguyên chất
H2SO4

Phụ gia

Chì can

Vỏ,



xi thiếc

nắp

cách

KCS


chì Bã
chì
Hơi
chì
Nhiệt

Công đoạn đúc sườn

Nấu chì

Công đọan bột chì

Bụi

Đúc bi
Nghiền bi

Trộn cao

Bã chì
Bụi chì
Hơi chì
Nhiệt

Nấu chì

Đúc sườn

Cao chì thải
Bụi chì Hơi

axit

KCS
Trát cao
KCS

Cao chì thải
Bụi chì
H i

Bụi chì

Lá cực sống
Ủ lá cực

it

Chì vụn

Cắt lá cực

Bụi chì

Khói hàn

KCS

KCS




C«ng ®o¹n l¾p r¸p

n
chù
m
cực

Ki

ng
ượ

H
à
x
u

Kiể
m

n

vách

H
à
n



Ki
ểm
độ
kín
mạch


n

n

M
áy
rút
nyl

đóng số

Hơi axit
Hóa thành

Nước thải

Lá cực (+), (-)

Nhiệt

Đóng gói
Sản phẩm lỗi
không đạt

chất lượng

KCS

XUẤT XƯỞNG

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất ắc quy kín khí

9

9

đóng gãi


Công nghệ sản xuất ắc quy kín khí được thực hiện qua các công đoạn chính sau:
Đúc sườn: Hợp kim chì canxium được nấu chảy bằng nồi nấu chì dùng gas và được hệ
thống bơm cung cấp vào máy đúc sườn để đúc các tấm sườn có kích thước phù hợp
với từng loại sản phẩm khác nhau. Sau khi đúc xong, tấm sườn được để ổn định trong
vòng 3 đến 5 ngày rồi đưa sang công đoạn trát cao.
Hệ thống bột chì: Chì thỏi nguyên chất có hàm lượng 99,97% - 99,99% được đưa vào
nồi nấu và được đúc thành bi chì trước khi đưa vào máy nghiền bi. Sau khi nghiền, bột
chì bị ôxi hoá thành chì ôxit dạng PbO và có thành phần cơ bản 75% PbO và 25% Pb
rồi được các gầu tải chuyển sang công đoạn trộn cao.
Trộn cao: Bột chì được định lượng pha trộn với axít H 2 SO 4 có tỷ trọng d = 1,38 kg/l
và một số phụ gia khác theo từng loại điện cực âm hoặc điện cực dương gồm có Ligin,
Sunphat Bari, Durafoc, Colophony, Xơ tơ, Axit Stearic,... theo tỷ lệ thích hợp để tạo
thành cao chì chuẩn bị cho trát cao.
Trát cao: Cao chì sau khi trộn xong được trát lên các tấm sườn đã được đúc ở công
đoạn đúc sườn. Sau khi tấm sườn đã trát cao được sấy sơ bộ trước khi đem đi ủ và sấy

khô trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để tạo thành các lá cực sống.
Ủ, sấy và cắt lá cực: Sau khi được trát cao, lá cực sống sẽ được ủ vào và sấy. Thời gian
sấy cũng như nhiệt độ sấy của từng loại lá cực cũng được khống chế tuỳ theo từng
chủng loại lá cực. Sau khi sấy xong các lá cực sẽ được đưa sang công đoạn cắt thẻ để
cắt ra thành từng lá cực hoàn chỉnh.
Công đoạn lắp ráp: Lá cực âm (-) và lá cực dương (+) được xếp xen kẽ nhau bằng lá
cách đã được bọc bằng túi PE từ trước để cách điện. Sau đó chúng được hàn đính với
nhau thành những chùm cực và được xếp vào các ngăn của bình ắc quy. Bước tiếp
theo là việc hàn nối liên kết các chùm cực với nhau tạo sự di chuyển liên tục cho dòng
điện của ắc quy khi sử dụng. Kiểm tra các mối hàn, nếu đạt chuẩn thì tiếp tục đem
bình ắc quy đi dán nắp và thử kín rồi chuyển đi nạp điện và hoàn tất.
Hóa thành: là công đoạn xử lý điện hóa thực hiện quá trình tích điện cho lá cực sống
để tạo thành lá cực dương (PbO 2 ) và lá cực âm (Pb) có dung lượng cao. Các bình ắc


0

quy đã được châm axit sulfuric có tỷ trọng d = 1,020 ~ 1,080 ở 20 C và được mắc với
nguồn điện 1 chiều. Tại công đoạn này trong bình ắc quy sẽ xảy ra phản ứng điện hóa:
Phản ứng xảy ra trên cực âm: PbSO 4 + 2 H

+

2e Pb + H 2 SO 4
2-

Phản ứng xảy ra trên cực dương: PbSO 4 + SO 4 + 2 H 2 O

PbO 2 +2 H 2 SO 4


Công đoạn KCS: Ắc quy được kiểm tra các chỉ tiêu thông số kỹ thuật quy định theo
tiêu chuẩn xuất xưởng. Sản phẩm sau khi đã qua kiểm tra được xếp thành thùng rồi
chuyển về lưu kho tại kho thành phẩm.
1.1.3 Tổng quan về ô nhiễm môi trường do ngành sản xuất ắc quy
Trong số các ngành công nghiệp liên quan đến chì thì sản xuất ắc quy có liên quan tới
chì nhiều nhất. Tuy là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng các công nhân
sản xuất ắc quy phải chịu hậu quả khá lớn về sức khỏe do thường xuyên phải tiếp xúc
với chì. Chính vì vậy mà đây là nhóm đối tượng được đánh giá có nguy cơ nhiễm chì
cao. Nếu bị nhiễm nồng độ cao hơn 10mg/ngày sẽ gây nên các triệu chứng như đau
đầu, mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh trung
ương, thậm chí nặng có thể gây ung thư.
Theo khảo sát, nhóm công nhân làm việc trực tiếp trong các khâu như nấu chì, hàn cọc
bình, trát cao, cưa lắc… tại các công ty sản xuất pin ắc quy như Ắc quy Sài Gòn, Lê
Long… được đánh giá là có nguy cơ nhiễm chì cao nhất. Cụ thể: Năm 2013, tỉ lệ thấm
nhiễm chì của công nhân tại nhà máy sản xuất ắc quy là 42%, con số này tiếp tục gia
tăng vào năm 2014 là 53%.
Nguy hiểm hơn, hiện nay việc sản xuất, tái chế, ắc quy không chỉ diễn ra ở các công
ty, xí nghiệp lớn mà còn rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ,
chưa đáp ứng được yêu cầu về sự an toàn cho người lao động….Việc phá dỡ bình ắc
quy và tái chế chì lại diễn ra ngay trong khu dân cư và hàng ngày sẽ xả thải ra môi
trường một lượng lớn axit lớn, ngấm vào lòng đất và nước sinh hoạt của người dân. Đó
là chưa kể đến hoạt động nấu các lá chì cũ với khói bụi độc hại làm ô nhiễm không khí
tại các khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân.


Việc sử dụng rộng rãi ắc quy đã gây ra nhiều mối quan ngại ảnh hưởng đến môi
trường do tiêu hao nhiều tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều chất hóa học. Ắc quy
đã qua sử dụng tạo ra nhiều rác thải công nghiệp nguy hại.
Trong dây chuyền sản xuất ắc quy, chất thải chủ yếu tạo ra trong quá trình sản xuất là
chì, acid H 2 SO 4 và một số chất khác đều là những chất có độc tính cao gây nguy hiểm

cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của ắc quy là tuổi thọ thấp. Chính vì
vậy, việc xử lí nguồn ắc quy bị thải loại đã và đang gây ra tình trạng nhiễm độc chì lớn
tại các cơ sở tái chế.
Chì là kim loại nặng chỉ cần một lượng ít cũng gây hại cho môi trường đất, nước.
Trong môi trường nước, chì ở nồng độ thấp được tích lũy qua chuỗi thức ăn của sinh
vật, ở nồng độ cao gây chết các động vật thủy sinh. Trong môi trường đất, chì ở nồng
độ thấp gây độc cho thực vật, ở nồng độ cao sẽ gây chết cây trồng.
Hầu hết các chất thải từ ắc quy trong quá trình sản xuất cũng như sau khi sử dụng đều
cần được thu gom, xử lý, tái chế riêng biệt, không thể để chung hay xử lý cách thông
thường như chôn lấp, đốt vì các chất độc hại đó sẽ ngấm vào trong đất, nguồn nước,
khói thải và bị thải vào môi trường sống. Các thành phần này có khả năng gây ung thư
và các bệnh lý nguy hại khác đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên hiện nay chưa có số liệu thống kê cũng như các nghiên cứu khoa học về ô
nhiễm môi trường do sản xuất ắc quy công nghiệp. Các nghiên cứu đều tập trung vào
nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế phế liệu trong đó điển hình
phải kể đến các nghiên cứu về làng nghề: Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm,
Hưng yên; Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Đa số các
nghiên cứu đều phản ánh chất lượng môi trường nền khu vực đã bị nhiễm độc chì, hàm
lượng chì trong đất, nước, không khí đều vượt ngưỡng TCCP từ 5-10 lần. Sức khỏe
của người dân tại khu vực bị giảm sút, tỷ lệ nhiễm độc chì tại làng nghề lớn, tại Đông
Mai số liệu thống kê là khoảng 60-70% dân số trong làng bị nhiễm độc chì ở các mức
độ khác nhau.


1.1.4 Tổng quan các biện pháp BVMT tại một số nhà máy sản xuất ắc quy tại Việt
Nam [2]
Một số nhà máy sản xuất ắc quy tại Việt Nam hiện đang sản xuất ắc quy như: Xí
nghiệp sản xuất ắc quy Đồng Nai, xí nghiệp ắc quy Sài Gòn, xí nghiệp sản xuất ắc quy
Đồng Nai 2, Nhà máy sản xuất ắc quy kín khí tại Yên Khánh, Ninh Bình, Công ty cổ
phần pin ắc quy miền Nam. Các Nhà máy xí nghiệp nêu trên có các công tác BVMT

được thực hiện rất tốt, cụ thể như sau:
- Đối với xử lý bụi và khí thải: Các nhà máy, xí nghiệp nêu trên đều đã trang bị hệ
thống xử lý khí thải. Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT;
QCVN 20:2009/BTNMT theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Một số các nhà máy, xí nghiệp đã đầu tư lò nấu chì kèm hệ thống xử lý khí thải riêng
biệt để tái sử dụng phế phẩm chì trong quá trình sản xuất ắc quy. Khí thải từ lò nấu chì
không được đấu nối với hệ thống xử lý khí thải chung của mỗi nhà máy, xí nghiệp mà
được xử lý bằng hệ thống riêng, đảm bảo khí thải ra ngoài môi trường đạt quy chuẩn
QCVN 19:2009/BTNMT; QCVN 20:2009/BTNMT theo đúng quy định.
- Đối với xử lý nước thải: Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều đã xây dựng hệ thống
xử lý nước thải. Nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
- Đối với xử lý CTR: CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trong quá trình sản xuất
đều được đội vệ sinh của mỗi nhà máy, xí nghiệp thu gom, tập kết tại nơi quy định, sau
đó thuê đơn vị có đủ chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.
- Đối với xử lý CTNH: Khối lượng CTNH phát sinh tại mỗi nhà máy, xí nghiệp được
thu gom, phân loại, cho vào các thùng chứa và dán mác, sau đó tập kết tại các kho
chứa CTNH. Định kỳ sẽ thuê các đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển và
xử lý.
Ngoài ra, tại các nhà máy xí nghiệp cũng đã trang bị trang phục bảo hộ lao động cho
các công nhân, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. Xung quanh các nhà máy xí
nghiệp nêu trên đều có các diện tích cây canh, tạo cảnh quan, chồng ồn, chống bụi,
đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh nhà máy và xí nghiệp.


1.2 Giới thiệu về hai Nhà máy sản xuất ắc quy của Công ty TNHH ắc quy GS Việt
Nam
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
a. Điều kiện về địa lý, địa chất
Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc,

0

phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 – 30 ,
hướng dốc chung từ Bắc xuống Nam.
Đặc điểm địa chất: Khu vực nghiên cứu - thị xã Thuận An có đất Sielit feralit nâu vàng
phát triển trên vùng phù sa cổ.
b. Điều kiện về khí tượng – thủy văn
Đặc điểm khí tượng
*) Nhiệt độ không khí
Sự thay đổi nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô
nhiễm vào khí quyển và luân chuyển tới các khu vực. Cùng với các yếu tố khác, nhiệt
độ không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện vi khí hậu trong khu vực nghiên
cứu. Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu được đưa ra tại Bảng
1.1 sau:
Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình đo tại Trạm Sở Sao
T

ng
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15


I

I
I

25
,6
25
,2
25
,1
25
,0
25
,5
26
,0

25
,3
26
,1
25
,6
25
,5
25
,7
25

,8

II I V V V V
I V
I II II
I
26 27 28 27 25 26
,8 ,5 ,3 ,1 ,9 ,5
26 27 28 27 24 27
,3 ,5 ,1 ,6 ,8 ,2
27 26 27 25 24 26
,1 ,5 ,6 ,8 ,6 ,9
27 26 27 25 24 26
,2 ,6 ,7 ,8 ,3 ,8
27 26 27 26 25 26
,2 ,7 ,8 ,2 ,5 ,7
27 26 28 27 25 26
,5 ,6 ,1 ,2 ,6 ,8

T
I X X X B
X
I II

27 26 24 23 26
,3 ,8 ,5 ,6 ,3
26 25 24 25 26
,8 ,9 ,7 ,2 ,3
27 26 24 24 25
,1 ,5 ,3 ,1 ,9

27 26 24 24 25
,0 ,0 ,7 ,5 ,3
27 27 24 25 25
,0 ,1 ,6 ,0 ,3
27 27 25 24 25
,1 ,0 ,0 ,8 ,5


*) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm
không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe con người.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm
được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất
thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ
không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
Độ ẩm tương đối trung bình tháng khu vực nghiên cứu được đưa ra tại Bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng đo tại Trạm Sở Sao
T
h
á
n
2
0
2
01
2
0
2
0
2

0
2
0

I II II
I
7 7 7
8 7 8
7 7 7
6 8 5
7 7 7
8 5 7
7 7 7
7 4 6
7 7 7
6 8 5
7 7 7
6 5 7

I
V
7
6
8
2
8
0
8
1
8

2
8
0

V V
I
8 8
0 4
8 8
1 5
7 8
9 3
8 8
0 4
8 8
1 5
7 8
9 3

V V I X X X
II II X
I II
8 I8 8 8 8 8
3 7 8 6 2 5
8 8 8 8 8 8
2 6 8 4 0 3
8 8 8 8 8 8
0 7 6 2 5 7
8 8 8 8 8 8
0 5 7 3 4 6

8 8 8 8 8 8
2 7 6 2 0 3
8 8 8 8 8 8
2 6 8 6 5 7

T
B
n
8
2
8
1
8
1
8
2
8
1
8
1

*) Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm
nước. Đồng thời nước mưa cũng có thể kéo theo chất ô nhiễm phát tán ra môi trường.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 2.000 mm với số ngày có mưa là 120
ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 10, trung bình 310 mm, năm cao nhất có khi lên
đến 320 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 2, trung bình dưới 10 mm và nhiều năm trong
tháng này không có mưa. Lượng mưa trung bình năm được trình bày trong Bảng 1.3
sau:



Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình năm
Th
án
g
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15

I
1,6
1,5
1,2
1,3
1,5
1,4

I
I
1,
0

1,
0
1,
1
1,
0
1,0
5
1,
2

III
2,0
2,1
2,0
2,1
2,3
2,4

I
V
15
0,
15
5,
16
0,
16
0,
16

2,
16
3,

V V
I
26 22
5, 0,
25 22
5, 6,
25 23
0, 2,
25 23
0, 2,
26 23
0, 4,
26 23
1, 4,

V
II
24
4,
24
0,
21
5,
21
5,
21

6,
22
5,

V
II
I
23
0,
23
5,
25
4,
25
4,
24
5,
25
4,

I
X
29
7,
29
5,
28
7,
28
7,

28
7,
28
6,

X X
I
30 50
0, ,2
31 51
2, ,3
32 52
0, ,0
32 52
0, ,1
32 52
1, ,5
32 53
2, ,0

XI
I
8,
7
6,
2
7,
4
7,
3

7,
6
7,
7

C

n
17
72
1.7
83,
1.7
85,
1.7
85,
17
88
17
87

*) Gió và hướng gió
Gió là yếu tố chuyển tải và pha loãng các chất ô nhiễm trong không khí có ảnh hưởng
rõ rệt tới vi khí hậu trong khu vực.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt
đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông – Bắc, về mùa mưa gió
thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s,
tốc độ gió lớn nhất là 1,2 m/s thường là Tây, Tây – Nam.
*) Một số hình thái thời tiết bất thường: dông, lốc xoáy, bão...
Theo số liệu thống kê 3 năm (2012 - 2015) của Trung tâm khí tượng thủy văn Bình

Dương, tại khu vực dự án ít xảy ra các điều kiện thời tiết bất thường như: dông, lốc
xoáy, bão... Một số hình thái thời tiết bất thường được ghi nhận trong thời gian qua:
sương mù (12/2012), mưa to kéo dài (22/12/2013).
Chế độ thủy văn
*) Chế độ thủy văn nước mặt
Kênh tiêu Bình Hòa có chiều rộng 3-4m. Kênh tiêu Bình Hòa tiếp giáp với KCN VSIP
ở phía Tây Nam. Kênh là nơi tiêu thoát nước cho các hộ dân cư xung quanh quanh
thuộc xã Bình Hòa. Nước từ kênh tiêu Bình Hòa được thông thủy với rạch nước cầu
Ông Bố và dẫn ra sông Sài Gòn.
Rạch nước cầu Ông Bố có bề rộng 5 – 6m, lưu lượng dòng chảy trung bình là 1 –
3

1,5m /s. Mực nước vào mùa mưa: 4 – 4,5m, mùa khô: 1,2 – 1,8m. Rạch Ông Bố với


3

lưu lượng dòng chảy trung bình là 20 m /s, là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý tập
trung của khu công nghiệp VSIP và dẫn ra sông Sài Gòn.
*) Chế độ thủy văn nước ngầm
Khu vực nghiên cứu có cấu tạo địa tầng như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng với các trầm tích phức hệ Plioxen: nước ngầm ở tầng này
được khai thác ở độ sâu 8 – 15 m. Nước có áp lực nhẹ (tối đa là 0,4 m trên mặt đất),
mực nước tĩnh sâu 4 – 13 m, chiều dài tầng chứa 10 – 25 m, lưu lượng khai thác
khoảng 0,02 – 2,4 l/s. Các giếng đào ở tầng này thường bị cạn vào mùa khô, nguồn
cung cấp cho tầng chứa nước là mưa rơi tại chỗ, thấm xuyên từ trên xuống.
Tầng chứa lỗ hổng – vỉa các trầm tích phức hệ Mioxen – Plioxen: phân bố trên toàn
khu vực thị xã Thuận An, đây là tầng chứa nước phong phú, có khả năng khai thác lớn
bằng giếng công nghiệp. Chiều dài tầng chứa nước từ 112 – 151 m, nước có áp lực
mạnh. Lưu lượng khai thác từ 0,1 – 2,22 l/s, đặc biệt có nơi lên đến 5 l/s. Chiều sâu

các lỗ khoan đã khai thác nước trong tầng này ở Thuận An từ 35 – 80 m.
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội phường Bình Hòa
KCN VSIP thuộc phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
a. Dân số
Theo thống kê năm 2015, dân số trong phường Bình Hòa khoảng 89.500 người.
Diện tích phường: 1.447 ha.
b. Điều kiện kinh tế
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội phường Bình Hòa năm 2015 cho thấy hoạt động
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã tương đối mạnh: sản xuất
công nghiệp các doanh nghiệp trong nước tăng 12,3%, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 11%, loại hình kinh doanh hộ cá thể tăng 2%, giá trị sản xuất của các
ngành tăng như: Chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử, hóa chất,....


×