Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn thạc sĩ Phong cách ngôn ngữ giới qua phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi trong một số tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.62 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ GIỚI
QUA PHÁT NGÔN HỎI VÀ HỒI ĐÁP HỎI
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYÊN
HỒNG TRƯỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

HẢI PHÒNG - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Văn Khang. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.


Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tôi
nhận được sự chỉ dạy của các Thầy giáo, Cô giáo Viện Ngôn ngữ học, Viện
Từ điển học và Bách khoa thư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại
học Hải Phòng; sự giúp đỡ chân thành của bạn bè, đồng nghiệp và người thân;
đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học tận tình của GS.TS Nguyễn Văn Khang.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khang, các
Thầy giáo, Cô giáo đã nhiệt tâm hướng dẫn, chỉ dạy. Xin trân trọng cảm ơn
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Minh Phương


iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................


i

LỜI CÀM ƠN........................................................................................

ii

MỤC LỤC..............................................................................................

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................

v

MỞ ĐẦU………………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI………………........

6

1.1. Một số vấn đề về giới trong ngôn ngữ…………………………….

6

1.1.1. Giới và giới tính…………………………………………………

6


1.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới……………………………..

6

1.1.3. Cơ sở của sự khác biệt trong ngôn ngữ giữa nam giới và nữ giới

8

1.2. Một số vấn đề về lý thuyết hội thoại……………………………...

10

1.2.1. Cặp thoại…………….…………………………………………

10

1.2.2. Tham thoại……………………………………………………….

11

1.2.3. Vấn đề lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại………….

13

1.3. Tổng quát về phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của
Nguyên Hồng về Nguyên Hồng………………………………………..
1.3.1. Đôi nét về quá trình sáng tác của Nguyên Hồng………………...
1.3.2. Tổng thể về phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của
Nguyên Hồng .........................................................................................

1.4. Tiểu kết ...........................................................................................

17
17
19
21

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ GIỚI QUA PHÁT
NGÔN HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP HỎI TRONG MỘT SỐ TÁC

22

PHẨM CỦA NGUYÊN HỒNG TRƯỚC NĂM 1945. ..............................
2.1. Số lượng thống kê phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi trong tác
phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945................................................

22

2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam và hồi đáp …………………........

23

2.2.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nam và hồi đáp……………

23

2.2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nữ và hồi đáp ……………..

30



iv

2.3. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ và hồi đáp........................................

37

2.3.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nữ và hồi đáp………………..

38

2.3.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nam và hồi đáp.......................

46

2.3. Đối chiếu hành vi hỏi trực tiếp và hồi đáp của nam và nữ ..............

55

2.4. Tiểu kết …………………………………………………………...

57

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ GIỚI QUA PHÁT
NGÔN HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP HỎI TRONG MỘT SỐ TÁC

59

PHẨM CỦA NGUYÊN HỒNG TRƯỚC NĂM 1945………………….
3.1. Số lượng thống kê phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi trong tác

phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945 ……………………………...

59

3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam và hồi đáp ....................................

59

3.2.1. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nam và hồi đáp....................

60

3.2.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nữ và hồi đáp......................

60

2.3. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ và hồi đáp.......................................

75

3.3.1. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nam và hồi đáp......................

76

3.3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nữ và hồi đáp.........................

83

2.3. Đối chiếu hành vi hỏi gián tiếp và hồi đáp của nam và nữ ............


90

2.4. Tiểu kết……………………………………………………………

92

KẾT LUẬN……………………………………………………………

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DẪN LIỆU
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng thống kê số lượng phát ngôn hỏi và hồi đáp

21


2.1

Bảng thống kê số lượng phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp

22

2.2

Bảng thống kê phát ngôn hỏi trực tiếp của nam và hồi đáp

23

2.3

Bảng thống kê từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp của
nam với nam và hồi đáp trực tiếp

24

2.4

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nam với nam
và hồi đáp trực tiếp

25

2.5

Bảng thống kê từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp của

nam với nam và trả lời gián tiếp

27

2.6

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nam với nam
và hồi đáp trực tiếp

28

2.7

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp gián tiếp của nam với phát
ngôn hỏi trực tiếp của nam

29

2.8

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nam với nữ và hồi đáp trực tiếp

30

2.9

Bảng thống kê các kiểu câu trực tiếp của nam với nữ và hồi

31


đáp trực tiếp
2.10

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp trực tiếp của nữ với câu hỏi
trực tiếp của nam

33

2.11

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nam với nữ và hồi đáp gián tiếp

34

2.12

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nam với nữ và
hồi đáp gián tiếp

35

2.13

Bảng thống kê mục đích hồi đáp gián tiếp của nữ với câu
hỏi trực tiếp của nam

36


2.14

Bảng thống kê phát ngôn hỏi của nữ

38


vi

2.15

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nữ với nữ và hồi đáp trực tiếp

38

2.16

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nữ với nữ và
hồi đáp trực tiếp

39

2.17

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp trực tiếp của nữ với nữ
trong câu hỏi trực tiếp

40


2.18

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nữ với nữ và hồi đáp gián tiếp

42

2.19

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nữ với nữ và
hồi đáp gián tiếp

43

2.20

Bảng thống kê mục đích hồi gián tiếp câu hỏi trực tiếp của
nữ với nữ

44

2.21

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nữ với nam và hồi đáp trực tiếp

47

2.22


Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nữ với nam và
hồi đáp trực tiếp

49

2.23

Bảng thống kê các cách hồi đáp trực tiếp câu hỏi trực tiếp
của nữ với nam

50

2.24

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp
của nữ với nam và hồi đáp gián tiếp

51

2.25

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi trực tiếp của nữ với nam và
hồi đáp gián tiếp

53

2.26

Bảng thống kê mục đích hồi đáp gián tiếp phát ngôn hỏi
trực tiếp của nữ với nam


54

2.27

Bảng đối chiếu phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp hỏi của
nam và nữ

56

3.1

Bảng thống kê số lượng phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp
trong tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945

59

3.2

Bảng thống kê, phân loại phát ngôn hỏi gián tiếp của
nam và hồi đáp

60


vii

3.3

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi gián tiếp

của nam với nam và hồi đáp gián tiếp

60

3.4

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nam với nam

62

3.5

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp trực tiếp của nam với câu
hỏi gián tiếp của nam

63

3.6

Bảng thống kê các từ xưng hô trong phát ngôn hỏi gián tiếp
và hồi đáp của nam với nam

64

3.7

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nam với nam

66


3.8

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi và hồi đáp gián
tiếp của nam với nữ

68

3.9

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi và hồi đáp gián tiếp của
nam với nữ

69

3.10

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp trực tiếp của nữ với câu
hỏi gián tiếp của nam

70

3.11

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi và hồi đáp gián
tiếp của nam với nữ

71

3.12


Bảng thống kê các kiểu câu hỏi và hồi đáp gián tiếp của
nam với nữ

73

3.13

Bảng thống kê mục đích hồi đápgián tiếp của nữ với câu
hỏi gián tiếp của nam

74

3.14

Bảng thống kê, phân loại phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ

76

3.15

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi gián tiếp và hồi
đáp trực tiếp của nữ với nam

76

3.16

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nữ với nam

78


3.17

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi gián tiếp của
nữ với nam hồi đáp gián tiếp

80

3.18

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nữ với nam

82

3.19

Bảng thống kê mục đích hồi đáp gián tiếp của nam với câu
hỏi gián tiếp của nữ

83


viii

3.20

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi gián tiếp của
nữ với nữ và hồi đáp trực tiếp

84


3.21

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nữ với nữ

85

3.22

Bảng thống kê các kiểu hồi đáp trực tiếp câu hỏi gián tiếp
của nữ với nữ

86

3.23

Bảng thống kê các từ xưng hô trong câu hỏi gián tiếp của
nữ với nữ và hồi đáp gián tiếp

87

3.24

Bảng thống kê các kiểu câu hỏi gián tiếp của nữ với nữ

88

3.25

Bảng thống kê mục đích hồi đáp gián tiếp của nữ với câu

hỏi gián tiếp của nữ

89

3.26

Bảng đối chiếu phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp hỏi của
nam và nữ

91


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ học xã hội ra đời và phát triển nửa sau thế kỷ XX, đã thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, và ngày càng
khẳng định được vị trí cũng như những đóng góp tích cực của nó. Coi biến
thể là đơn vị nghiên cứu, ngôn ngữ học xã hội hướng tới nghiên cứu mối
tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội. Giới hay giới tính là một nhân tố xã hội có
tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng ngôn ngữ góp phần tạo nên phong cách
ngôn ngữ của mỗi giới. Vì thế, luận văn này nghiên cứu đặc điểm phát ngôn
hỏi và hồi đáp hỏi của nam và nữ cũng là mong muốn góp phần vào nghiên
cứu phong cách ngôn ngữ giới.
Luận văn lựa chọn một số tác phẩm của Nguyên Hồng trước 1945 làm
tư liệu nghiên cứu là vì:
Chúng tôi muốn khảo sát đặc điểm ngôn ngữ giới qua phát ngôn hỏi và
hồi đáp hỏi ở một giai đoạn cụ thể, đó là giai đoạn những năm 1930-1945, ở
thời thực dân nửa phong kiến, khi mà quan niệm bao trùm xã hội là “nam tôn

nữ ti”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Nguyên Hồng là nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện
đại, đặc biệt giai đoạn 1930-1945 và là nhà văn có thời gian dài gắn bó với
mảnh đất, con người Hải Phòng. Về phương diện xã hội học, tác phẩm của
Nguyên Hồng được chú ý nhiều ở thành phần ngôn ngữ nhân vật. Ở khía cạnh
này, nhà văn có nhiều tác phẩm mà ngôn ngữ rất bình dị, gần gũi, đạt đến
mức cổ điển của văn xuôi tiếng Việt, và nghệ thuật ngôn từ trong những sáng
tác của ông là nguồn tư liệu phong phú để nghiên cứu.
Phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi là một hiện tượng có tính chất phổ quát
trong đời sống, giao tiếp ngôn ngữ của con người, được sử dụng với nhiều
hiệu lực ở lời khác nhau. Chúng làm cho mối quan hệ giữa những người giao
tiếp thêm hiểu biết lẫn nhau và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhau. Trong tác
phẩm văn học, phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi của nhân vật xuất hiện với tần


2

suất lớn, rất phổ biến góp phần vào thành công của tác phẩm nói chung và về
mặt ngôn ngữ nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, ngữ dụng học xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XX với hàng
loạt các nhà nghiên cứu có tên tuổi: J.L.Austin, J.R Searle, JJ Katz,
Ballmer... Ở Việt Nam những người có công mở đường cho ngành ngữ dụng
học là Đỗ Hữu Châu (1993, 2001), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn Thiện
Giáp (2000). Sau đó, nhiều luận văn, luận án, bài viết, trên cơ sở lí thuyết của
ngữ dụng học đã nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ cụ thể của tiếng Việt như
Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với các đề tài về hành
vi “cam kết” , “chê”, “cảm thán”; Nguyễn Thị Hoài Linh (2003), Nguyễn
Thu Hạnh (2005) khảo sát các hành vi ngôn ngữ "mách" và " trách", Hoàng
Thị Tưới (2011) khảo sát hành vi ngôn ngữ “hỏi”, v.v..

Nghiên cứu về câu hỏi cần phải kể đến các tác giả như: Cao Xuân Hạo,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê, Lê Đông, Hồ Lê, Hoàng Trọng
Phê, Trần Thị Thìn, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Đăng Sửu... Tác giả Lê Đông
trong công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi chính danh”
(1996) đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu hỏi, tác
giả đã phân tích cụ thể một số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh thực. Năm
1991, trong công trình “Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, GS Cao Xuân Hạo đã
phân tích hiệu lực ngôn trung của câu nghi vấn. Gần đây nhất (năm 2010) tác
giả Nguyễn Đăng Sửu nghiên cứu hành vi hỏi của tiếng Anh trong sự đối
chiếu với tiếng Việt.
Nghiên cứu đặc điểm giới trong ngôn ngữ là một trong những nội dung
quan trọng của ngôn ngữ học xã hội. Người mở đường cho nghiên cứu này là
R. Lakoff trong tác phẩm “Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ trong xã hội”
(1973). Sau này, tất cả các công trình về ngôn ngữ học xã hội đều có một
chương riêng về ngôn ngữ và giới. Ở Việt Nam, nguời đề cập đầu tiên đến nội
dung này là tác giả Nguyễn Văn Khang với công trình đầu tiên Ngôn ngữ học


3

xã hội-Những vấn đề cơ bản (năm 1996) và các công trình tiếp theo của tác
giả (1999, 2003, 2004...): Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia
đình người Việt; Ngôn ngữ học xã hội-Những vấn đề cơ bản; Xã hội học ngôn
ngữ về giới: kì thị và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ”;
Kế hoạch hoá ngôn ngữ- Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô. Tiếp đó, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về tiếng Việt, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt
Nam cũng như các công trình đối chiếu... đều coi giới là một nhân tố xã hội quan trọng
khi nghiên cứu ngôn ngữ.
Việc chúng tôi điểm lại các công trình nghiên cứu đi trước là nhằm
khẳng định tính cấp thiết của đề tài, đây là một vấn đề rất được quan tâm,

nghiên cứu trên thế giới, nhưng là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, đề tài chúng tôi hướng vào là phạm vi các tác phẩm văn học, nơi mà
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam còn chưa có dịp cụ thể đi sâu. Vì thế
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới thông qua tác phẩm văn chương vẫn còn
là một khoảng trống cần tiếp tục được tìm hiểu, nghiên cứu.
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát phong cách ngôn ngữ giới qua phát ngôn hỏi và hồi
đáp hỏi trong một số tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945 góp phần
vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội mà
cụ thể là nhân tố giới; đồng thời góp phần nghiên cứu, tìm hiểu, có cái nhìn rõ
hơn về bình đẳng giới ở Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hoá những nội dung lí thuyết cơ bản liên quan đến đề tài
đó là lí thuyết về giới trong ngôn ngữ học xã hội và lí thuyết về hành vi
ngôn ngữ.
- Khảo sát đặc điểm phát ngôn hỏi, phát ngôn hồi đáp hỏi trong một số
tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945.


4

- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ
của mỗi giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phong cách ngôn ngữ của
giới qua các phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi trong một số tác phẩm của Nguyên
Hồng trước năm 1945.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: các ngữ liệu khảo sát và trình bày trong luận

văn được thu thập từ Tuyển tập Nguyên Hồng - Nxb Văn học, 2012, gồm các
tác phẩm sau:
[I] Bỉ vỏ
[II] Bảy Hựu
[III] Những ngày thơ ấu
[IV] Mợ Du
[V] Hai Dòng sữa
[VI] Trong cảnh khốn cùng
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Phương pháp miêu tả, phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp
miêu tả để phân tích, miêu tả đặc điểm các phát ngôn hỏi và hồi đáp của nam
và nữ (trên các phương diện: từ xưng hô, dạng câu hỏi và hồi đáp, nội dung
hỏi, các kiểu hồi đáp, mục đích hồi đáp...) đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể để chỉ ra đặc điểm phong cách ngôn ngữ của từng giới.
Thủ pháp thống kê phân loại: Đề tài chúng tôi sử dụng thủ pháp
thống kê, phân loại số lượng phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi do nhân vật nam,
nữ thực hiện, tần số xuất hiện các từ xưng hô, các kiểu câu hỏi, mục đích
hồi đáp....
Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Để có được kết quả khái quát, khách
quan, chúng tôi sử dụng thủ pháp đối chiếu, so sánh các phát ngôn hỏi và hồi
đáp của nam với phát ngôn hỏi và hồi đáp của nữ từ đó rút ra đặc điểm phong
cách ngôn ngữ của mỗi giới.


5

6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu phong cách ngôn ngữ giới qua
phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng dưới ánh sáng
của lý thuyết ngôn ngữ học xã hội kết hợp với một số kiến thức lí luận có tính

chất chuyên ngành. Kết quả thu được ở luận văn không chỉ là việc tìm hiểu để
có cái nhìn rõ nét hơn, sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, về
đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nam và nữ thông qua hành động ngôn ngữ
cụ thể là hành động hỏi và hồi đáp hỏi, mà còn góp phần khẳng định vị trí của
nhà văn Nguyên Hồng đối với nền văn hoạc Việt Nam đương đại, đồng thời
hỗ trợ cho việc giảng dạy các sáng tác của Nguyên Hồng trong nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, Tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài.
Chương 2. Phong cách ngôn ngữ giới qua phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi
đáp hỏi trong một số tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945.
Chương 3. Phong cách ngôn ngữ giới qua phát ngôn hỏi gián tiếp và
hồi đáp hỏi trong một số tác phẩm của Nguyên Hồng trước năm 1945.


6

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về giới trong ngôn ngữ
1.1.1. Giới và giới tính
Giới tính (sex) và giới (gender) là hai khái niệm liên quan nhưng có nội
hàm khác nhau. Giới tính (giống) là một thuật ngữ để chỉ sự khác biệt về mặt
thể chất (tức sinh lý học) giữa nam và nữ. Theo các nhà khoa học, nam giới
và nữ giới khác nhau ở hai khía cạnh: thể chất (sinh lý học) và xã hội. Sự khác
biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do yếu tố
di truyền tự nhiên (sinh học) quy định. Nói đến giống là nhấn mạnh đến tính
ổn định, bất biến của một số đặc điểm về chức năng sinh lý của nam và nữ.
Đây là những chức năng tự nhiên hầu như không thay đổi. Giới tính là thuật

ngữ của ngành sinh học nhưng lại liên quan đến nhiều mặt của đời sống
con người trong đó có ngôn ngữ.
Giới (Gender) là khái niệm chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan về
địa vị xã hội của nam và nữ trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến
giới là nói đến những điều kiện xã hội và yếu tố xã hội quy định vị trí, vai trò,
hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Vị trí, vai trò,
hành vi xã hội của mỗi giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các yếu tố,
điều kiện quy định nó thay đổi.
1.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Một trong những vấn đề mà ngôn ngữ học xã hội rất quan tâm là giới
tính trong ngôn ngữ. Từ hai hướng tiếp cận: ngôn ngữ của mỗi giới và ngôn
ngữ nói về mỗi giới, các công trình nghiên cứu và khảo nghiệm đã xác định rõ
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về ngôn
ngữ giữa nam giới và nữ giới.
Về ngôn ngữ của giới, sự khác biệt thể hiện trong cách sử dụng ngôn
ngữ giữa nam và nữ trên các phương diện: đặc điểm sinh lý cấu âm, đặc trưng
âm vị, từ vựng, cú pháp, phong cách ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Mỹ


7

R.Lakoff (1975) trên cơ sở khảo sát cách sử dụng tiếng Anh của nữ giới trung
lưu ở Mỹ trong môi trường sống và làm việc của họ đã rút ra một số kết luận:
nữ giới có khuynh hướng lên giọng ở cuối câu, sử dụng những biến thể ngữ
âm uy tín, hay dùng cách nói rào đón, nghiêng về tính lịch sự nhưng thiếu óc
hài hước so với nam giới (theo [31, tr. 14-15]).
Kết quả của hướng nghiên cứu giới trong ngôn ngữ lại cho thấy những
dấu hiệu thể hiện sự phân biệt đối xử trong ngôn ngữ là bất bình đẳng nghiêng
về nữ giới. Sự bất bình đẳng này thể hiện rõ nhất ở phương diện cấu tạo từ. Ở
những ngôn ngữ có phạm trù giống như tiếng Nga, tiếng Đức, các từ gọi tên

nghề nghiệp, danh từ gọi tên sự vật, hiện tượng thường ở dạng thức giống
đực nhiều hơn giống cái; các danh từ giống đực có thể bao hàm cho cả hai
giới (hiện tượng này không xảy ra với các danh từ giống cái) (theo [31, tr.
151]). Điều này, một lần nữa khẳng định bởi sự nghiên cứu của Michael
Steindl năm 2002.
Từ các công trình nghiên cứu trên, nổi lên ba vấn đề về mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và giới: 1/ Thứ nhất, sự khác nhau về ngôn ngữ mỗi giới là do
cấu tạo cơ thể người cũng như đặc đặc về sinh lý; 2/ Thứ hai, sự khác nhau về
ngôn ngữ mỗi giới còn được thể hiện ở ngôn ngữ để nói về mỗi giới. Hay, nói
một cách khác, trong mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ dùng cho giới
này mà không dùng cho giới khác; 3/ Thứ ba, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa
mỗi giới còn được thể hiện ở ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng.
Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung đi vào
vấn đề thứ ba ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng, hai vấn đề còn lại được xem
xét gắn với vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh hội thoại cụ thể.
Tóm lại, sự tồn tại yếu tố giới tính trong ngôn ngữ là có thực, nó tồn tại
từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến lựa chọn ngôn ngữ trong giao
tiếp, và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính được bộc lộ. Người phụ nữ
luôn được xem là “phái yếu”, “phái đẹp” cùng với thiên chức làm mẹ trong
gia đình, điều đó, khiến cho nữ giới luôn phải ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự và


8

chuẩn mực. Nét đặc trưng trong việc sử dụng ngôn ngữ của nữ giới bên cạnh
bộc lộ qua lời ăn tiếng nói hàng ngày còn được phản ánh rõ nét qua lời thoại
của nhân vật trong tác phẩm văn học trong đó có hành vi hỏi và hồi đáp hỏi.
1.1.3. Cơ sở của sự khác biệt trong ngôn ngữ giữa nam giới và nữ giới
Theo các nhà ngôn ngữ học xã hội, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa nam
và nữ xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Hướng thứ nhất cho rằng đặc điểm sinh học bẩm sinh tác động đến tinh
thần và tâm tính tạo ra sự khác biệt về ngôn ngữ của mỗi giới. Như, nữ giới
thường vươn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người giao tiếp nên họ
quan tâm đến việc tạo dựng các mối quan hệ, còn nam giới lại có xu hướng
khẳng định tính độc lập trên các thứ bậc quan hệ. Một số nhà nghiên cứu cho
rằng sự khác biệt về sử dụng và tiếp nhận ngôn ngữ giữa nam và nữ còn xuất
hiện ở vùng não bộ.
Hướng thứ hai nhấn mạnh sự ảnh hưởng của xã hội, địa vị xã hội của
mỗi giới dẫn đến hiện tượng khác biệt về ngôn ngữ của nam và nữ. Những
định kiến, những kinh nghiệm khác nhau của nam và nữ dẫn đến những cách
thức sử dụng và hiểu ngôn ngữ không giống nhau của nam và nữ. Do quan
niệm “nam tôn nữ ti”, nữ giới thường ở vị trí phụ thuộc trong gia đình cũng
như ngoài xã hội, nên, so với nam giới vốn ngôn ngữ của họ bị hạn chế. Cũng
như vậy họ chọn cách nói vòng vo, nhẹ nhàng, thể hiện sự tuân thủ và thích
làm hài lòng người khác. Theo sự điều tra trên cơ sở giới tính, Peter Trudgill
(1972) đã đưa ra nhận xét: “Các nữ nghiệm viên đã sử dụng các dạng thức có
liên quan đến chuẩn uy tín ở mức độ thường xuyên hơn các nam nghiệm
viên”, nhìn chung, “phụ nữ ý thức về vị thế ở mức độ cao hơn nam giới”, phụ
nữ ý thức cao hơn nam giới về các biến thể ngôn ngữ. Để giải thích điều này,
tác giả nêu ra hai lý do: (1) Do vị trí xã hội của nữ “ít đảm bảo hơn nam” và
“thường thấp hơn vị trí của nam giới” có thể vì thế mà phụ nữ thấy cần phải
ghi nhận vị trí xã hội của mình bằng các phương tiện ngôn ngữ. (2) Do ngôn
ngữ của tầng lớp lao động, cũng như các khía cạnh văn hóa khác của tầng lớp


9

này, dường như có các hàm ý về nam tính”, chẳng hạn như, coi “tính thô lỗ và
cứng rắn” là “đặc điểm nam tính được ưa thích”, còn “lịch lãm và tế nhị là
những đặc trưng ưa thích ở phụ nữ” (theo [18; tr238]).

Hướng thứ ba cho rằng, sự khác nhau cơ bản trong hành động ứng xử
ngôn ngữ là do sự phân bố quyền lực khác nhau trong xã hội. Vận dụng lý
thuyết giao tiếp, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích đặc trưng
phong cách nữ giới nhằm làm rõ mối quan hệ nội tại giữa trạng thái tâm lý với
hiệu ứng của người giao tiếp, họ cho rằng: nữ giới là những thành viên không
có thế lực, thuộc nhóm dưới quyền nên thường lịch sự hơn so với nam giới.
Brown và Levinson (1987) đã nhấn mạnh, “tình thân hữu” như đặc trưng của
nhóm dưới quyền, do vậy nhóm dưới quyền thường hướng tới sự nhấn mạnh
về lợi ích. Khi khảo sát yếu tố lịch sự dưới tác động của các tham tố trong tình
huống giao tiếp (như quyền thế, khoảng cách, thể diện), Brown đã cho rằng,
nếu phong cách nói năng của nữ giới lịch sự hơn nam giới thì có thể là do
khách thể giao tiếp của nữ giới đã làm cho nữ giới phải tạo ra được phong
cách nói năng nữ tính. (theo [15, tr. 166]).
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn xuất phát từ vai xã hội với thiên
chức của người phụ nữ để khẳng định rằng cách nói năng của người phụ nữ
mang cả sứ mệnh dẫn dắt, từ đó đặt ra giả thuyết “phải chăng đây cũng là lý
do để cách nói năng của nữ giới mang phong cách nữ tính” (theo [15, tr.
177]). Theo hướng phân tích này, với vai trò là người vợ, người mẹ trong gia
đình, việc đảm nhận trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy con học ăn, học
nói đã khiến cho phụ nữ ý thức về tính tất yếu phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn
mực, ngôn ngữ lịch sự hơn đàn ông. Ngoài xã hội, một số công việc phù hợp
với phụ nữ như văn phòng, thư kí, bảo mẫu, giáo dục, chữa bệnh… đòi hỏi dù
muốn hay không cũng phải tuân thủ các quy tắc giao tiếp lịch sự mới hoàn
thành công việc.
Giới trong ngôn ngữ là điều đã được khẳng định. Sự khác biệt đó có thể
do nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân tự nhiên, cấu tạo cơ thể, như phần


10


chứa ngôn ngữ trong bộ não, đặc điểm sinh lý cấu âm tạo nên sự khác biệt
trong sử dụng và tiếp nhận ngôn ngữ cũng như âm sắc, âm lượng lời nói. Về
nguyên nhân xã hội, yếu tố giới tính trong ngôn ngữ do văn hóa, sự phân bố
quyền lực và địa vị, sự phân công lao động và kinh nghiệm. Nếu đặc điểm
ngôn ngữ giới tính hình thành do nguyên nhân tự nhiên hầu như là bất biến thì
những đặc điểm hình thành do nguyên nhân xã hội thường có khuynh hướng
điều chỉnh, thay đổi để thích nghi và phát triển (theo [16, tr. 162]).
Việc phân định nam giới và nữ giới ở hành vi hỏi và hồi đáp hỏi trong
tác phẩm của Nguyên Hồng là công việc không mấy khó khăn nếu không có
những phát ngôn ở những đám đông, những phát ngôn trước và sau không có
dấu hiệu cho thấy về giới. Luận văn này, không có điều kiện đi vào tìm hiểu
những trường hợp như thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những hành vi hỏi xác
định được chủ thể hỏi theo giới tính nam hay nữ và sự hồi đáp hỏi.
1.2. Một số vấn đề về lý thuyết hội thoại
1.2.1. Cặp thoại (cặp trao đáp)
“Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các
tham thoại tạo nên” [2, tr. 360]. Về nguyên tắc, một cặp thoại ít nhất phải
do hai tham thoại tạo nên. Tham thoại thứ nhất ở lượt lời người trao là
tham thoại dẫn nhập. Tham thoại thứ hai ở lượt lời người đáp là tham
thoại hồi đáp. Ví dụ:
A1: - Đi đâu đấy?
A2: - Đi học.
Trong giao tiếp, không phải lúc nào cặp thoại cũng gồm hai tham thoại,
có khi chỉ có một tham thoại:
(A1 là một chàng trai gặp cô gái, A2, lần đầu):
A1: - Hôm nay em đẹp quá!
A2:

-....


Nhưng có khi có đến ba tham thoại:
- Hè này cậu định đi đâu đấy?


11

- Tớ định đi Nha Trang.
- Nha Trang? Tuyệt vời!
Căn cứ vào sự liên kết nội dụng giữa các cặp thoại, có cặp thoại kế cận,
cặp thoại chêm xen, cặp sửa chữa.
Căn cứ vào tính chất của những tham thoại hồi đáp, có thể chia cặp
thoại thành những cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực.
Một cặp thoại thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn nhập (nói đúng
hơn thỏa mãn được đích của hành vi thực hiện tham thoại dẫn nhập) thì đó là
một cặp thoại tích cực. Cặp thoại tích cực là những cặp thoại bình thường và
người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó.
Cặp thoại tiêu cực là cặp thoại có tham thoại hồi đáp đi ngược với đích
của tham thoại dẫn nhập. Trong trường hợp này cặp thoại có thể kéo dài hoặc
kết thúc bằng sự bất đồng, sự thất bại hoặc bằng cách xoay chuyển tình thế từ
tiêu cực sang tích cực.
Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy
nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của
các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả (theo [2, tr. 328]).
1.2.2. Tham thoại
Theo Nguyễn Đức Dân, đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời và trong
một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai.
Vậy, ông đã gộp hai khái niệm tham thoại và lượt lời làm một. Đỗ Hữu Châu
đã phân biệt rạch ròi hai khái niệm tham thoại và lượt lời. Tác giả cho rằng,
lượt lời khác tham thoại: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật nói ra,
kể từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của

mình là một lượt lời”(theo [1, tr. 205]) và một lượt lời có thể có nhiều tham
thoại, mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt
lời). Ví dụ một cặp thoại:
Sp1: Tú có nhà không, bác?
Sp2: Có. Hỏi làm gì thế?


12

Cặp thoại trên có hai lượt lời Sp1 và Sp2. Lượt lời của Sp1 có một
tham thoại dẫn nhập có chức năng (hỏi) yêu cầu thông tin về sự có mặt hay
không có mặt của Tú ở nhà. Lượt lời của Sp2 có hai tham thoại, có là tham
thoại hồi đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập - trả lời, Hỏi làm gì thế? là tham
thoại có chức năng ở lời dẫn nhập buộc Sp1 phải cung cấp thông tin về lý do
Sp1 hỏi về nhân vật Tú. Vậy, trong một lượt lời có thể có cả tham thoại dẫn
nhập và tham thoại hồi đáp.
Chức năng ở lời dẫn nhập và lời hồi đáp:
Chức năng ở lời dẫn nhập: đây là chức năng ở lời quy định quyền lực
và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Chức năng ở lời dẫn nhập thường
thuộc các tham thoại chủ hướng.
Chức năng ở lời hồi đáp: Là chức năng ở lời của các tham thoại hồi
đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập. Chức năng này thuộc các tham thoại hồi đáp
nói chung (đáp không chỉ có nghĩa là trả lời) và chỉ rõ mức độ thỏa mãn các
trách nhiệm mà tham thoại ở lời dẫn nhập đặt ra. Theo tiêu chí này, các chức
năng ở lời hồi đáp có thể chia thành ba nhóm: chức năng hồi đáp tích cực
(khẳng định) chức năng hồi đáp tiêu cực (phủ định) và chức năng hồi đáp
trung gian (không thể hiện rõ phủ định hay khẳng định). Các chức năng hồi
đáp tiêu cực lại có chức năng hồi đáp tiêu cực đối với phát ngôn (tức đối với
nội dung của phát ngôn) và hồi đáp tiêu cực đối với chính sự phát ngôn. Dưới
đây là các ví dụ (trong các ví dụ này các phát ngôn B1 tương ứng với hồi đáp

tích cực; B2 hồi đáp tiêu cực với phát ngôn; B3 tương ứng với hồi đáp tiêu
cực đối với sự phát ngôn; B4 tương ứng với hồi đáp trung gian).
- A: Làm một điếu thuốc chứ?
- B1: Sẵn sàng!
- B2: Không, tôi đang bị viêm phổi.
- B3: Cậu biết là tôi bỏ thuốc lá rồi kia mà (tớ không hài lòng về sự
mời của cậu)
- B4: Thuốc lá à?


13

- A: Cậu có thể xác xô nước này lên phòng được không?
- B1: Tớ đi ngay đây.
- B2: Tớ không mang được đâu vì tớ đang bị đau tay.
- B3: Tớ không phải là đầy tớ của cả phòng (Tớ không đồng ý với việc
cậu bảo tớ đi đổ rác).
- B4: Phòng nào cơ?
- A: Tôi nghe họ nói ra nói vào rằng chú cứ hay nói xấu ông cụ với
những tay làm báo, như vậy là dại dột lắm!
- B1: Vâng, em biết lỗi xin bác bỏ qua cho.
- B2: Em không dại dột, em nói toàn là sự thật đấy chứ!
- B3: Oan tôi quá! Nào tôi có nói xấu ông cụ bao giờ!
- B4: Ai nói với anh như vậy?
Một tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời
dẫn nhập, nó không chỉ thực hiện vế thứ hai của hiệu lực ở lời tức thực hiện
trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập. Tự nó khi thực hiện trách nhiệm thì
cũng đồng thời đưa ra một quyền lực: quyền lực buộc người đối thoại (người
đưa ra tham thoại dẫn nhập) phải tin vào, phải đáp lại điều mà tham thoại hồi
đáp đưa ra (do trách nhiệm phải hồi đáp). Chính vì vậy khi một tham thoại hồi

đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại
đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại. Vậy trong một cặp thoại có các tham
thoại sau: Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng); Tham
thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại và Tham thoại hồi đáp.
1.2.3. Vấn đề lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại
1.2.3.1. Vấn đề lịch sự
Giao tiếp là hành vi mang tính xã hội, chịu sự chi phối rất lớn của yếu
tố lịch sự và văn hóa. Lịch sự trong tương tác được G.Yule định nghĩa:
“Những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với
mình được thừa nhận và tôn trọng” [1, tr.267].
O.K.Orechion cho rằng, trong một cuộc tương tác có bốn phương diện


14

của thể diện; thể diện dương tính của người nói, thể diện âm tính của người
nghe, thể diện âm tính của người nói, thể diện dương tính của người nghe. Đại
bộ phận các hành vi ngôn ngữ - thậm chí có thể nói là tất cả đều tiềm khả
năng làm tổn hại đến bốn thể diện vừa nói [1, tr. 267].
Khi hội thoại, các đối tác đều mong muốn giữ được thể diện cho cả
mình và người nghe. Vì vậy, khi thực hiện một hành vi ở lời nào có khả năng
làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa
thể diện của nó bằng những hành vi cứu vãn thể diện hay giữ thể diện.
Chẳng hạn, khi chê một người nào đó tức là xúc phạm thể diện dương tính
của người đó, người ta thường sử dụng đến những yếu tố làm giảm sự xúc
phạm thể diện như rào đón, nói giảm nói tránh, dùng hành vi gián tiếp (hỏi,
tường thuật, cầu khiến).
Tuy nhiên, ranh giới giữa các hành vi đe dọa thể diện và các hành vi
giữ thể diện nhiều khi không phải dễ phân biệt. Có khi một hành vi tôn vinh
thể diện lại trở thành một hành vi đe dọa thể diện. Cho nên, để đảm bảo được

phép lịch sự khi giao tiếp phải thực hiện chiến lược lịch sự qua những phép
lịch sự dương tính và lịch sự âm tính.
Lịch sự âm tính: Là phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính, vào các
lãnh địa của người tiếp nhận đối thoại. Phép lịch sự âm tính, về căn bản có
tính né tránh hay bù đắp.
Lịch sự dương tính: Là phép lịch sự hướng vào thể diện dương tính của
người tiếp nhận nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện tức là những
hành vi gia tăng một trong hai thể diện của đối tác. Phép lịch sự này cũng làm
gia tăng cả thể diện cho ngườ nói. Chúng được dùng chủ yếu khi thực hiện
những hành vi nhằm tôn vinh thể diện.
Tùy theo nội dung của hành vi ngôn ngữ, tùy theo đối tượng giao tiếp,
hoàn cảnh giao tiếp mà người nói lựa chọn mức độ lịch sự nào cho phù hợp.
Biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính khi thực hiện các hành vi đe dọa
thể diện (FTA) được Brown và Levinson gọi là các biện pháp dịu hóa (mềm


15

hóa, hạ ngôn). Đó là biện pháp làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người
nghe. Chẳng hạn, các biện pháp thay thế cho các FTA là: Sử dụng hành vi
ngôn ngữ gián tiếp; Sử dụng cách nói tháo ngòi nổ - nói trước hiệu qủa xấu
của hành vi sắp thực hiện, giảm thiểu sự áp đặt, dùng yếu tố ngọt hóa bằng
cách nêu ưu điểm trước khi đưa ra những FTA (như khen trước khi chê, nịnh
trước khi nhờ vả). Có vô số những yếu tố ngôn ngữ có sẵn dùng cho người
nói để làm dịu hóa các FTA và chúng có thể thực hiện đồng thời.
Bên cạnh các biện pháp dịu hóa còn có các biện pháp cứng rắn hóa
nhằm tăng cường, nhấn mạnh hiệu lực của các FTA. Chúng giúp làm tăng
hiệu quả đe dọa thể diện trong các cuộc thoại có tính chất xung đột. Chúng
được dùng rất ít trong trường hợp đi kèm với các FTA và lại được dùng rất
nhiều trong các FTA trong các siêu chiến lược nói trắng không bù đắp.

Như vậy, phép lịch sự là tập hợp những phương tiện mà người nói vận
dụng để điều phối các thể diện giao tiếp. “Phải tôn trọng lãnh địa của người
nói nhưng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm” [1,
tr. 281]. Bởi vậy, phép lịch sự là rất cần thiết và là chuẩn mực mà người nói
luôn hướng tới. Lịch sự gắn với văn hóa của từng dân tộc nên việc nghiên cứu
sự thể diện của phép lịch sự trong ngôn ngữ chính là đi vào những đặc trưng
văn hóa của từng dân tộc.
1.2.3.2. Quan hệ liên cá nhân
Sự tương tác là một hoạt động tác động, làm tổn hại hay duy trì những
mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong sự giao tiếp mặt đối mặt.
Những quan hệ giao tiếp được hình thành giữa những người đối thoại với
nhau thông qua giao tiếp bằng lời gọi là quan hệ liên cá nhân. Quan hệ này,
theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, có thể xem xét trên hai trục tọa độ là
trục ngang và trục dọc.
- Trục ngang (trục khoảng cách, trục thân cận): Thể hiện mối quan hệ
gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những người tham gia giao tiếp. Những
quan hệ trên trục này gọi tắt là quan hệ ngang. Mối quan hệ này có thể thay
đổi và điều chỉnh trong quá trình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại.


16

Hình thức có thể đối xứng hoặc phi đối xứng. Có nhiều dấu hiệu thể hiện
quan hệ ngang: dấu hiệu phi lời, dấu hiệu bằng lời hoặc dấu hiệu kèm lời.
Người nói có nhiều công cụ để lựa chọn khi muốn thể hiện quan hệ này một
cách phù hợp. Những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, dùng từ
thưa gửi, cách sử dụng từ tình thái…mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ
ràng. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng như sắc
thái của từ tự xưng: tôi, tao, tớ, mình, ông, đây…, hay cách gọi người đối
thoại trực tiếp là ông (bà) , anh (chị), ngài, cậu, mày, ấy…chỉ rất rõ mối quan

hệ thân - sơ, trọng - khinh giữa những người tham gia cuộc thoại. Cách gọi
tên tục, biệt hiệu hay đầy đủ họ tên, thậm chí nói trống ngôi nhân xưng cũng
thể hiện rõ quan hệ này. Việc dùng đúng từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp thể hiện vốn văn hoá, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, mức độ tôn trọng
nhau trong giao tiếp.
- Trục dọc (trục quyền uy, trục vị thế): Thể hiện vị thế xã hội giữa
những người tham gia giao tiếp với nhau. Những quan hệ trên trục này gọi tắt
là quan hệ dọc. Những quan hệ chính về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu
hiệu phi lời, kèm lời và những dấu hiệu ngôn ngữ. Các dấu hiệu ngôn ngữ bao
gồm: các nghi thức xưng hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc của tương
tác hội thoại, các hành vi ngôn ngữ. Sự không bình đẳng về vị thế, trước hết là
những vấn đề của ngữ cảnh: tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại, sự
làm chủ ngôn ngữ…
Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội
dung, hình thức và cả quá trình giao tiếp. Vị thế xã hội không đồng nhất với
vị thế giao tiếp (vai trò, vị thế của nhân vật tham gia hội thoại).
Các từ xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên
cá nhân. Qua các từ xưng hô, người nghe có thể nhận biết được người nói đã
xác định quan hệ dọc hay quan hệ ngang trong giao tiếp như thế nào để hồi
đáp cho phù hợp. Từ xưng hô cũng phần nào phản ánh đặc điểm tính cách,
văn hóa giao tiếp của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành vi hỏi và hồi


×