Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.54 KB, 85 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................3
3.1. Mục đích của luận văn................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 5
7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH...................................................6
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bưu chính...........................................6
1.1.1. Khái niệm về bưu chính.................................................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển của dịch vụ bưu chính.........................8
1.2. Chủ thể quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính

11

1.2.1 Bộ Thông tin và Truyền thông.........................................................................11
1.2.2. Sở Thông tin và Truyền thông

14

1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về bưu chính

15

1.3.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý Nhà nước về bưu chính........................................15


1.1.2. Phương pháp quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính............................... 20
Tiểu kết chương 1............................................................................................21
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH TẠI ĐẮK LẮK................................ 22
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính

22


1.1.3. 2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk.......................22
2.1.2 Cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.........................................................23
2.1.3 Đầu tư kinh doanh dịch vụ bưu chính............................................................. 25
2.1.4 Quản lý Nhà nước về chất lượng dịch vụ và giá cước dịch vụ.......................26
2.1.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính,
người sử dụng dịch vụ bưu chính...........................................................27
2.1.6 Quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính công ích...................................... 28
2.1.7 Quản lý Nhà nước về tem bưu chính.....................................................29
2.1.8 Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng
dịch vụ bưu chính................................................................................... 30
2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk

30

2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo quy hoạch phát triển bưu chính.....................................32
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính.........................36
2.2.3 Ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật....................................37
2.2.4 Về công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tăng cường quản lý
Nhà nước trên địa bàn............................................................................ 41
2.2.5 Quản lý an toàn an ninh thông tin hoạt động bưu chính................................. 41
2.2.6 Quản lý giá cước và chất lượng bưu chính......................................................43

2.2.7 Quản lý các công tác liên quan đến việc cấp và đổi giấy phép và thông
báo hoạt động bưu chính........................................................................ 44
2.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính...............................................45
2.2.9 Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk......................46
2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk
53
2.3.1 Những kết quả đạt được.................................................................................. 53
2.3.2 Những hạn chế, yếu kém.................................................................................55


2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế.....................................................................56
Tiểu kết chương 2............................................................................................57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH TẠI ĐẮK LẮK........................58
3.1. Phương hướng hoàn thiện....................................................................... 58
3.1.1 Định hướng phát triển......................................................................................59
3.1.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 60
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về bưu chính tại Đắk Lắk 61
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk đối với công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính.................................................................61
3.2.2 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý Nhà nước về bưu chính............62
3.2.3 Xây dựng cơ chế và quy chế phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
với các sở, ban, ngành và các đơn vị hành chính có liên quan của tỉnh và giám
sát việc thực thi các quy chế............................................................................62
3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước về bưu chính
................................................................................................................62
3.2.5 Sử dụng các biện pháp quản lý tuyên truyền giáo dục, xây dựng các cơ chế
chính sách và biện pháp hành chính phù hợp..................................................63
3.2.6 Giải pháp từ phía Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ................64

3.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy
định hiện hành về bưu chính đối với các doanh nghiệp bưu chính tại Đắk Lắk
67
Tiểu kết chương 3............................................................................................68
KẾT LUẬN..................................................................................................... 69
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

Automated Teller Machine (máy giao dịch tự động)

BĐT

Bưu điện tỉnh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

EMS

Chuyển phát nhanh

QLNN


Quản lý Nhà nước

TTTT

Thông tin và truyền thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VNPT

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

VNPost

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

TX

Thị xã

TP

Thành phố

KT1

Bưu chính Hệ 1 phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước


TTHC

Thủ tục hành chính

BCCI

Bưu chính công ích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Doanh thu bưu chính Đắk Lắk từ năm 2014 - 2018..........................50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính của ngành thông tin
và truyền thông nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều thay đổi
do nền kinh tế Nhà nước chuyển đổi từ quản lý bao cấp tập trung sang quản lý
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế
giới.
Với mục tiêu xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk trở
thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của khu vực Tây Nguyên và Miền Trung theo Kết luận 60KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành
phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 20102020, phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong
nhiều năm qua, tỉnh Đắk Lắk nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính
phủ, các Bộ, ban, ngành, các nhà đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó
có lĩnh vực bưu chính. Nhờ vậy mà hạ tầng bưu chính của tỉnh ngày càng
được cải thiện và có những bước chuyển biến vượt bậc, có quy mô rộng lớn
và hiện đại. Bưu chính phát triển theo hướng đa dạng, phong phú với chất

lượng cao và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng
của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành quả đạt được lĩnh vực bưu chính trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ và trong thời kỳ xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế thế
giới đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát
triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước
về lĩnh vực bưu chính cần phải được chú trọng quan tâm cả trước mắt và lâu
dài. Trong thực tiễn những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh bưu
6


chính tại tỉnh Đắk Lắk đã được tăng cường và hoàn thiện về cơ chế và chính
sách, pháp luật về lĩnh vực bưu chính.
Quản lý hoạt động bưu chính tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua vẫn
chưa mang lại kết quả cao. Phân cấp quản lý từ Trung ương đến cấp huyện
còn chưa rõ ràng, chồng chéo nhất là việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật,
nguồn nhân lực còn thiếu, chưa tinh sâu về chuyên môn nghiệp vụ nhất là cấp
huyện, ngân sách dành cho quản lý bưu chính chưa được bố trí đầy đủ...
Do vậy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Đắk Lắk luôn quan
tâm đến hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính, định
hướng thị trường phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững, nhằm mang lại
lợi ích cho tỉnh, doanh nghiệp, người dân và đồng thời tạo điều kiện để hoạt
động bưu chính phát triển được thống nhất, có sự phối hợp đồng bộ với các
ngành liên quan. Từ đó thúc đẩy bưu chính phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã
hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh xứng đáng là tỉnh trung
tâm vùng Tây Nguyên và Miền Trung. Từ yêu cầu trên với những kiến thức,
nghiên cứu, theo học ở Cơ sở Học viện khoa học xã hội Việt Nam tại thành
phố Buôn Ma thuột, đồng thời dựa trên mục tiêu và định hướng để phát triển
nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước năm 1986 lĩnh vực bưu chính mang tính chất phục vụ, ở Trung
ương thuộc Tổng cục Bưu điện quản lý, ở cấp tỉnh chưa có cơ quan quản lý
chuyên ngành, chưa phân cấp, chủ yếu giao nhiệm vụ cho Bưu điện tỉnh thực
hiện nhiệm vụ vừa quản lý, vừa kinh doanh dịch vụ. Ở nước ta các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này sau năm 1986 cũng còn hạn chế do lĩnh vực này
còn mới, công tác quản lý nhà nước mới thực sự khi nền kinh tế chuyển đổi,
có một số luận án, luận văn có nội dung liên quan với đề tài nghiên cứu của


Luận văn, cụ thể:
- Luận án tiến sỹ chính trị học công bố năm 2004 của Tiến sỹ Trần Đức Lai với
đề tài “Quyền lực Nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong
quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam”.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Việt Sơn năm 2015: “Quản lý Nhà
nước về lĩnh vực bưu chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ”....
Mặc dù đề tài này không nghiên cứu trực tiếp về lĩnh vực quản lý Nhà
nước về bưu chính, nhưng đây cũng là một đề tài có nội dung liên quan đến
các vấn đề nghiên cứu về phát triển ngành bưu chính tại địa phương. Việc tác
giả chọn tên đề tài “Quản lý Nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk” được thực hiện trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sĩ luật học tại
Học Viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là có ý
nghĩa thời sự và đảm bảo tính mới và tính thực tiễn. Đây cũng là công trình
khoa học nhằm đi sâu tìm hiểu chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực
này trong tình hình đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tại tỉnh
Đắk Lắk công tác quản lý Nhà nước về bưu chính viễn thông nói chung và về
bưu chính nói riêng thực sự bắt đầu khi thành lập Sở Bưu chính Viễn thông,
nay là Sở thông tin và Truyền thông vào tháng 6 năm 2005 và có hiệu quả khi
có Luật Bưu chính được ban hành vào năm 2010, từ đó có những đề xuất, sự
điều chỉnh thay đổi của Nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính cho phù hợp với

thực tế để hoàn thiện hơn nữa về chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu
chính trong những năm tiếp theo.
Hiện chưa có đề tài nghiên cứu về Quản lý Nhà nước về bưu chính từ
thực tiễn tỉnh Đắk Lắk tại tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích của luận văn

Mục đích của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về


quản lý Nhà nước về bưu chính; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và
thực tiễn quản lý Nhà nước về bưu chính tại tỉnh Đắk Lắk; trên cơ sở đó đề
xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực
bưu chính ở Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.2.

Nhiệm vụ của luận văn

- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý Nhà nước về bưu
chính;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quản lý Nhà nước về bưu chính ở
Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý Nhà nước về bưu chính tại tỉnh Đắk Lắk;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về lĩnh
vực bưu chính tại Đắk Lắk trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.


Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về lý luận
về quản lý Nhà nước đối với hoạt động bưu chính ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay, nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về bưu chính trong
thời gian qua của Bộ Thông tin Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương
liên quan.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Quản lý Nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk là một vấn đề mới, nên trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả có tìm
hiểu tổng quát về quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính trên cả nước và các
doanh nghiệp hoạt động về bưu chính tại tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu
chính tại tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Lý luận: Dùng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Lý luận
là những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
các cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi
mới lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Các phương pháp: Duy vật biện chứng, trừu tượng hoá, phương pháp phân
tích, thống kê kết hợp logic với lịch sử, phân tích với tổng hợp. Sử dụng
phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, kết hợp với khảo sát
đánh giá thực tế, thu thập thông tin, tài liệu để hoàn thiện nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Cơ bản luận văn đã nêu được những nội dung liên quan đến nhiệm vụ

quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính. Các nhiệm vụ, yêu cầu trong công
tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính. Trên cơ sở thực tiễn tác giả
đã đề xuất bổ sung thêm các giải pháp nhằm làm sáng tỏ và hoàn thiện công
tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại địa phương tỉnh Đắk Lắk
trong giai đoạn các năm tiếp theo.
7. Kết cấu luận văn
Bố cục của Luận văn, ngoài các phần như: mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của quản lý Nhà nước về
lĩnh vực bưu chính.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh
vực bưu chính tại Đắk Lắk.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về
lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bưu chính
1.1.1. Khái niệm về bưu chính
Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển (từ 1945 đến nay) ngành
thông tin và truyền thông đã đổi tên nhiều lần. Các khái niệm về bưu chính cũng
được thay đổi và được bổ sung, về cơ bản theo Luật Bưu chính năm 2010:
- Theo Điều 3, Khoản 1: “Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh
doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem
bưu chính”.
- Theo Điều 3, Khoản 2: “Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp
nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính”.
- Theo Điều 3, Khoản 3: “Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển

và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa
điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử”.
- Theo Điều 3, Khoản 4: “Dịch vụ bưu chính công ích là dịch vụ bưu chính được
cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ
bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác”.
- Theo Điều 3, Khoản 5: “Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được
cung ứng thường xuyên đến người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất
lượng và giá cước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định”.
- Theo Điều 3, Khoản 6: ”Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay
hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ,
sách, báo, tạp chí”.


- Theo Điều 3, Khoản 7: “Thư không có địa chỉ nhận là thư không có thông tin
liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để
quảng cáo, tuyên truyền”.
- Theo Điều 3, Khoản 8: “Dịch vụ thư cơ bản là dịch vụ thư không có các yếu
tố làm tăng thêm giá trị của dịch vụ”.
- Theo Điều 3, Khoản 9: “Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi,
điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến
phát để cung ứng dịch vụ bưu chính”.
- Theo Điều 3, Khoản 10: “Mạng bưu chính công cộng là mạng bưu chính do
Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý, khai thác”.
- Theo Điều 3, Khoản 11: “Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu
gửi, gồm bưu cục, kiốt, đại lý, thùng thư công cộng và hình thức khác để chấp
nhận, phát bưu gửi”.
- Theo Điều 3, Khoản 12: “Thùng thư công cộng là điểm phục vụ bưu chính
thuộc mạng bưu chính công cộng được dùng để chấp nhận thư cơ bản”.
- Theo Điều 3, Khoản 13: “Hộp thư tập trung là tập hợp các hộp thư gia đình
được lắp đặt tại vị trí thuận lợi cho việc phát và nhận bưu gửi của chung cư

cao tầng, toà nhà văn phòng có nhiều địa chỉ nhận thư độc lập”.
- Theo Điều 3, Khoản 14: “Thời gian toàn trình của bưu gửi là khoảng thời gian
tính từ khi bưu gửi được chấp nhận cho đến khi được phát cho người nhận”.
- Theo Điều 3, Khoản 15: “Thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gồm nội
dung bưu gửi, thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người
gửi, người nhận và các thông tin có liên quan”.
- Theo Điều 3, Khoản 16: “Người sử dụng dịch vụ bưu chính là tổ chức, cá
nhân sử dụng dịch vụ bưu chính, bao gồm người gửi và người nhận”.


- Theo Điều 3, Khoản 17: “Người gửi là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi
thông tin về người gửi trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch
vụ bưu chính”.
- Theo Điều 3, Khoản 18: “Người nhận là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi
thông tin về người nhận trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch
vụ bưu chính”.
- Theo Điều 3, Khoản 19: “Doanh nghiệp được chỉ định là doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ bưu chính được Nhà nước chỉ định để thực hiện nghĩa vụ bưu
chính công ích và tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế,
các dịch vụ khác trong khuôn khổ điều ước quốc tế của Liên minh Bưu chính
Thế giới, điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực bưu chính mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
- Theo Điều 3, Khoản 20: “Tem Bưu chính Việt Nam là ấn phẩm do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về bưu chinh của Việt Nam quyết định phát
hành để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính
công cộng và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế
giới”.
- Theo Điều 3, Khoản 21: “Tem bưu chính nước ngoài là ấn phẩm do các nước
thành viên của Liên minh Bưu chính Thế giới phát hành để thanh toán trước
giá cước dịch vụ bưu chính và được công nhận trong mạng lưới của Liên

minh Bưu chính Thế giới”.
1.1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển của dịch vụ bưu chính
Bưu chính Việt Nam đã tham gia là thành viên liên minh bưu chính thế
giới (viết tắt là UPU) vào ngày 15/3/1976 do Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kế thừa quyền thành viên của chế độ Sài Gòn
đã gia nhập UPU ngày 20/10/1951. Ngày 23/8/1976, Nước CHXHCN Việt
Nam tuyên bố tham gia các hoạt động của UPU. Từ đó cho đến nay, Việt


Nam đã tham gia nhiều hoạt động của UPU, đã ký và phê duyệt các Hiệp định
sửa đổi và bổ sung của UPU sau Đại hội UPU tổ chức tại Bắc Kinh (Trung
Quốc) năm 1999. Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Điều hành của UPU các
nhiệm kỳ 1999-2002, 2005-2008, 2013-2016, 2017-2020 và có nhiều đóng
góp tích cực cho sự phát triển của UPU nói chung.
Qua nghiên cứu, khảo sát lý luận về quản lý Nhà nước về bưu chính và
thực tiễn tổ chức quản lý của các quốc gia trên thế giới, thực tiễn tổ chức quản
lý Nhà nước về bưu chính tại Việt Nam đã cho phép khái quát đặc điểm của
dịch vụ bưu chính như sau:
- Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ bưu chính
Dịch vụ bưu chính có sự tham gia của khách hàng vào công đoạn đầu
của quá trình cung cấp dịch vụ. Ví dụ, khách hàng trả tiền gửi bưu phẩm trước
khi bưu phẩm được phát đến người nhận. Do đó, không thể đổi lại dịch vụ
nếu lần sử dụng đó không đạt yêu cầu. Bởi vậy, thái độ phục vụ của nhân viên
và thực hiện cung cấp dịch vụ đúng công bố sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ lần sau của khách hàng. Điều đó đòi hòi lĩnh vực bưu chính phải
đặc biệt coi chữ tín với khách hàng là yêu cầu số một để phát triển thị trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ bưu chính. Ví dụ:
thư cá nhân dễ bị thay thế bằng phương thức liên lạc điện thoại, dịch vụ
datapost, dịch vụ chuyển tiền nhanh muốn phát triển được phải có sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin… nên bưu điện cần phải đổi mới dịch vụ liên tục,

nhằm vào các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin thì mới cạnh tranh được
với các đối thủ khác
- Đặc điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ bưu chính công ích
+ Tính phổ cập: tính phổ cập của dịch vụ có nghĩa là nhà cung cấp dịch
vụ bưu chính phải cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn lãnh thổ: vùng đồng
bằng, vùng trung du, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… mà không có quyền


lựa chọn khu vực cung cấp dịch vụ;
+ Tính thống nhất của giá cước: Có nghĩa là phải chuyển phát bưu phẩm
theo một mức cước nhất định. Điều đó có nghĩa nhà cung cấp dịch vụ bưu
chính không được phép định giá dịch vụ cho những khu vực có chi phí cao.
+ Tính thống nhất của chất lượng dịch vụ: Dù phải cung cấp dịch vụ trên
toàn phạm vi lãnh thổ với một mức giá cước nhất định nhưng nhà cung cấp
dịch vụ vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn nhất định về chất lượng dịch vụ. Các đặc
điểm kể trên dẫn đến khi cung cấp dịch vụ bưu chính công ích sẽ có những
vùng doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí để đảm bảo tiêu chuẩn nhưng
doanh thu lại rất thấp. Nhưng không thể bỏ cung cấp dịch vụ ở những khu vực
này được.
Đối với các doanh nghiệp vừa phải tự hạch toán kinh doanh, vừa phải
đảm bảo cung ứng dịch vụ công ích sẽ buộc phải đẩy mạnh phần kinh doanh
để bù cho lĩnh vực công ích. Tuy nhiên, nếu phần công ích quá lớn thì khả
năng bù đắp sẽ rất khó thành hiện thực. Khó khăn nữa là ở phần kinh doanh
có sự cạnh tranh của các đối thủ trong khi năng lực về con người, tài chính…
của doanh nghiệp phải chia sang lĩnh vực công ích nên phần nào giảm sức
mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đặc điểm nổi trội của sản phẩm dịch vụ phi công ích
Dịch vụ kinh doanh không được bù lỗ chi phí và mang tính cạnh tranh
cao, nên khi nghiên cứu dịch vụ đòi hỏi cả một quy trình chặt chẽ về thị
trường, giá cả… để đảm bảo việc đưa ra cung cấp dịch vụ đạt được hiệu quả.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm
tra, tổng kết đánh giá xem dịch vụ có hiệu quả hay không từ đó mới có thể
quyết định tiếp tục hay dừng cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Dịch vụ được cung cấp theo phân khúc thị trường, có nghĩa là cung cấp
cho một số đối tượng khách hàng nào đó có nhu cầu về dịch vụ mà không


phải cho mọi đối tượng khách hàng. Ví dụ như: dịch vụ Datapost chỉ dành cho
các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng các dữ liệu điện tử. Hoặc dịch vụ
quảng cáo chỉ dành cho các khách hàng có nhu cầu quảng cáo ở nhiều địa
điểm khác nhau.
- Hoạt động kinh doanh bưu chính mang tính dây chuyền, tải trọng không đồng
đều theo không gian và thời gian
Nhu cầu về truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều
về không gian và thời gian, giữa tỉnh này với tỉnh khác, giữa các giờ trong
ngày, giữa các ngày trong tuần, giữa các tháng trong năm. Tiêu chí của ngành
thông tin và truyền thông là phải đảm bảo lưu thoát hết khối lượng nghiệp vụ
trong mọi tình huống. Vì vậy, để đảm bảo lưu thoát hết mọi nhu cầu về truyền
đưa tin tức cần phải bố trí hợp lý về con người và phương tiện.
1.2. Chủ thể quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính
- Ở Trung ương: Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động bưu
chính trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ
giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính. Các Bộ,
cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính theo phân công của Chính phủ.
- Ở địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính
tại địa phương.
1.2.1 Bộ Thông tin và Truyền thông
1.2.1.1Vị trí và chức năng

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản; bưu chính và chuyển phát;
bưu chính và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ
thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền


thông quốc gia; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
1.2.1.2 Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý
Nhà nước đối với hoạt động bưu chính
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc
hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng
pháp luật hàng năm của Chính phủ và các dự án, đề án theo phân công của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình, đề án
về cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực,
các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ.
- Được quyền ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về
quản lý ngành thông tin và truyền thông, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà
nước của Bộ, trong đó có lĩnh vực bưu chính.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, thông tin, tuyên truyền,
phố biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà
nước của Bộ.
- Trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về điều kiện, hình thức đầu tư, hoạt

động thương mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính, điều kiện, thẩm quyền,
thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận
thông báo hoạt động bưu chính, bồi thường thiệt hại trong cung ứng và


sử dụng dịch vụ bưu chính, tem bưu chính, xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động bưu chính, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định danh
mục dịch vụ bưu chính công ích, cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích,
mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quản lý giá cước dịch vụ
bưu chính, lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưu chính
dành riêng.
- Ban hành những quy định cụ thể về mã bưu chính Quốc gia, dấu ngày (dấu
nhật ấn), bưu gửi không phát được, chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi, các
trường hợp không cần giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt
động, báo cáo thống kê trong hoạt động bưu chính, khiếu nại trong cung ứng
và sử dụng dịch vụ bưu chính, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính.
- Quy định danh mục dịch vụ bưu chính, giá cước dịch vụ bưu chính công ích
sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. Phối hợp với Bộ Tài chính quy định về
xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi. Xử lý bưu gửi không có người nhận. miễn,
giảm giá cước dịch vụ bưu chính và tổ chức thực hiện việc miễn giảm. Xây
dựng các danh mục dịch vụ bưu chính phải thực hiện đăng ký giá.
- Phối hợp với các bộ khác để thực hiện việc quản lý Nhà nước về bưu chính
gồm: Phối hợp với Bộ Công thương quy định về hướng dẫn hoạt động khuyến
mãi và giải quyết cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ bưu chính. Phối hợp với
Bộ Xây dựng quy định về lắp đặt thùng thư công cộng, hộp thư tập trung tại
khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng. Phối
hợp với Bộ Công an quy định về nguyên tắc, điều kiện đình chỉ, tạm đình chỉ
vận chuyển, phát bưu gửi, kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông
tin về sử dụng dịch vụ bưu chính; về mạng bưu chính phục vụ an ninh. Phối
hợp với Bộ Quốc phòng quy định về mạng bưu chính phục vụ quốc phòng và

phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn về xử lý hàng lậu, hàng
cấm gửi qua đường bưu chính.


- Phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn lập
quy hoạch và trình tự, thủ tục phê duyệt quy hoạch mạng bưu chính công
cộng tại địa phương.
1.2.2. Sở Thông tin và Truyền thông
1.2.2.1 Vị trí và chức năng
Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định
số 612/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông
tin và Truyền thông, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về:
báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền
dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh
và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí,
mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm; các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự phân cấp, uỷ
quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn trong hoạt động bưu chính
Trình UBND tỉnh: Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05
năm và hàng năm, chương trình, đề án về bưu chính; chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước, phân cấp quản lý,
xã hội hoá về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao; Dự
thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về các
lĩnh vực bưu chính.
Trình Chủ tịch UBND tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm
quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về bưu chính. Dự thảo quyết định
thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc thẩm quyền của Sở theo quy

định của pháp luật.


Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, đề án, dự án, tiêu
chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về bưu chính đã được phê duyệt;
tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh
an toàn trong hoạt động bưu chính và chuyển phát trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan liên quan như: Công an tỉnh, Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương … kiểm tra việc thực hiện các quy
định về áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn thông tin
trong bưu chính trên địa bàn tỉnh;
Xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát bằng văn
bản cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát trong phạm vi của
tỉnh. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển
phát thư theo thẩm quyền. Phối hợp triển khai công tác quản lý Nhà nước về
tem bưu chính trong địa bàn tỉnh.
1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về bưu chính
1.3.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý Nhà nước về bưu chính
- Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, ban hành luật … để điều
chỉnh lĩnh vực bưu chính.
- Các cơ quan quản lý của Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý các hoạt
động lĩnh vực bưu chính.
Những yêu cầu và đặc điểm chính sau:
* Thứ nhất, dịch vụ bưu chính công ích phải do Nhà nước thực hiện
Dịch vụ bưu chính công ích nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích chung
thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân đều có
quyền tiếp cận, có quyền thụ hưởng và bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ. Nhà



nước có trách nhiệm bảo đảm cung ứng các dịch vụ này cho xã hội, thông qua
việc Nhà nước tổ chức doanh nghiệp công đảm nhiệm cung cấp, hoặc Nhà
nước giao cho một doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện.
Để đảm bảo quyền được trao đổi thông tin thiết yếu qua bưu chính, Nhà
nước có trách nhiệm cung ứng dịch vụ bưu chính phổ cập công ích một cách
liên tục, có chất lượng đến mọi người dân với giá cước phù hợp. Loại dịch vụ
này mang tính phục vụ cao nên khó có thể thực hiện trong môi trường cạnh
tranh, do khó thu hồi vốn và không có lợi nhuận. Đây chính là lý do khiến cho
các doanh nghiệp không đầu tư kinh doanh vào mảng dịch vụ này. Do đó, nếu
Nhà nước không thực hiện cung ứng dịch vụ công ích thì không có doanh
nghiệp nào làm.
Theo Điều 3 của Công ước Liên minh Bưu chính Thế giới mà Việt Nam
là thành viên thì các nước thành viên phải đảm bảo để tất cả mọi công dân đều
có quyền được hưởng dịch vụ bưu chính phổ cập ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ
nước mình.
* Thứ hai, Nhà nước chỉ giao cho một doanh nghiệp thực hiện nghĩa
vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
Để bảo đảm quyền được trao đổi thông tin thiết yếu của người dân về
bưu chính và để mọi người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính cơ
bản ở khắp mọi nơi thì mạng lưới cung ứng dịch vụ phải rộng khắp, đặc biệt
là ở những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp
ngại đầu tư cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (vì kinh doanh không có lãi
và khó thu hồi vốn) nên rất cần sự đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, hiện tại,
tình hình kinh tế xã hội cũng như bưu chính của Việt Nam nhiều vùng phát
triển còn thấp, đặc biệt là những vùng nghèo, Nhà nước cần tập trung đầu tư
cho một doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ
bưu chính công ích để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, tập trung



lưu lượng, tận dụng mạng lưới đã đầu tư, giảm bớt gánh nặng chi phí và sự hỗ
trợ của Nhà nước.
Luật Bưu chính 2010 có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh
nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Trách nhiệm này
hiện nay được giao cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (là doanh nghiệp
đã được Nhà nước đầu tư và giao cho quản lý mạng bưu chính công cộng để
thực hiện nghĩa vụ về bưu chính công ích hơn 70 năm qua, cũng như để thực
hiện nghĩa vụ duy trì dịch vụ phổ cập của Việt Nam trong mạng bưu chính
quốc tế theo yêu cầu của Liên minh Bưu chính Thế giới).
Hiện nay, đa số các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới đều
giao duy nhất cho doanh nghiệp bưu chính quốc gia nước mình thực hiện
nghĩa vụ công ích trong bưu chính. Ở nhiều nước, việc chỉ định doanh nghiệp
bưu chính quốc gia cung ứng dịch vụ bưu chính công ích còn được quy định
ngay trong Luật Bưu chính (như Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ...);

* Thứ ba, Nhà nước duy trì việc cấp giấy phép cung ứng dịch vụ
bưu chính
Giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính là sự chấp thuận bằng
văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà cá nhân, tổ chức phải có để
tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh nhất định. Giấy phép bưu
chính cũng như các giấy phép kinh doanh khác nhằm mục đích bảo vệ người
tiêu dùng và đảm bảo an ninh quốc gia.
Việc cấp phép chuyển phát thư gắn liền với việc bảo vệ bí mật thư tín
và quyền trao đổi thông tin của công dân như đã được đưa ra tại Điều 12 của
Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948
"Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia
đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó, cũng như không bị xâm phạm



tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những
hành vi can thiệp hoặc xâm phạm".
Quyền được trao đổi thông tin là một trong những quyền cơ bản của
con người và điều này cũng được thể hiện rõ trong Công ước của Liên minh
Bưu chính Thế giới thông qua quy định thư có trọng lượng đến 2kg và yêu
cầu các nước thành viên phải đảm bảo để tất cả người sử dụng đều có quyền
được cung cấp dịch vụ bưu chính cơ bản, có chất lượng, với giá cước hợp lý.
Ngoài ra, việc đảm bảo bí mật thư tín và quyền thông tin của công dân đã
được thể chế hoá trong Hiến pháp 2013 cũng như các quy định khác của pháp
luật như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự cũng như các quy định chuyên
ngành.
Việc đặt ra mục tiêu bảo vệ phạm vi dành riêng được coi là một trong
những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo duy trì một cách hiệu quả và lâu
dài việc cung ứng dịch vụ phổ cập của Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay,
khi Việt Nam đã gia nhập WTO với cam kết đạt được mảng dịch vụ dành
riêng là thông tin dạng văn bản có địa chỉ nhận và có khối lượng đến 2 kg, thì
việc bảo vệ phạm vi dành riêng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng và mang ý nghĩa
rất tích cực trong việc minh bạch hoá chính sách quản lý thị trường, đồng thời
cũng tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình điều tiết
hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính trên thị trường.
Cấp phép bưu chính là hình thức quản lý phổ biến nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thị trường theo mục tiêu của từng nước. Đa phần các nước có
mục tiêu cấp phép là nhằm đảm bảo quyền trao đổi thông tin, bí mật thư tín
của công dân. Điều này lý giải vì sao thực tế hiện nay đa số các nước đều cấp
phép hoặc bằng các hình thức quản lý tương tự khác mặc dù thị trường đã mở
cửa cạnh tranh. Theo kết quả điều tra của Liên minh Bưu chính Thế giới các


năm gần đầy về hệ thống cấp phép, đa phần các nước đều cấp phép đối với
dịch vụ thư.

Như vậy, do bưu chính là một trong những ngành nghề kinh doanh có
điều kiện nhằm bảo vệ bí mật thư tín, quyền trao đổi thông tin của công dân
và bảo vệ phạm vi dịch vụ dành riêng theo cam kết WTO, thì doanh nghiệp
được quyền kinh doanh ngành nghề đó, kể từ khi có đủ điều kiện theo quy
định và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này được thể hiện dưới hình thức
giấy phép kinh doanh là phù hợp để quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
Thứ tư, về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng
Phạm vi dịch vụ dành riêng là một phân đoạn thị trường bưu chính
được Nhà nước dành riêng cho doanh nghiệp, được chỉ định cung ứng dịch vụ
bưu chính phổ cập nhằm bù đắp chi phí cho việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp
dịch vụ phổ cập mà Nhà nước giao. Phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng ở
các nước được quy định với nấc khối lượng và mức cước khác nhau trên cơ
sở điều kiện đặc thù về thị trường chung cũng như hoàn cảnh của từng quốc
gia nhằm mục đích hài hoà các lợi ích của từng quốc gia, đảm bảo quyền lợi
chính đáng của các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính phổ cập và đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
Thông thường, các nước quy định vùng dịch vụ dành riêng là dịch vụ
thư và ngày càng giảm dần theo chính sách mở cửa thị trường của Nhà nước.
Đối với các nước phát triển, phạm vi dịch vụ dành riêng có lưu lượng rất lớn
và giá cước được quy định cao hơn giá thành, do đó có thể tạo lợi nhuận để
bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ phổ cập. Tại các nước này, cơ chế hỗ trợ tài
chính cho cung cấp dịch vụ, bưu chính phổ cập thông qua dịch vụ dành riêng
là một cơ chế có hiệu quả và được thực hiện tương đối dài. Tuy nhiên, đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam, sản lượng dịch vụ còn thấp, mức
cước thấp hơn giá thành thì cơ chế dịch vụ dành riêng chưa tạo ra lợi nhuận


để bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ phổ cập mà chỉ có tác dụng tập trung lưu
lượng, giảm giá thành dịch vụ, từ đó giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách của
Nhà nước.

Doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam được chỉ định thực hiện nghĩa vụ
cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, do những đặc thù riêng. Và đây là một
trong những biện pháp hỗ trợ chính để Nhà nước không phải tài trợ trực tiếp
từ ngân sách mà vẫn bảo đảm trách nhiệm trước xã hội về dịch vụ bưu chính
phổ cập .
1.1.2. Phương pháp quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính
Nhà nước dùng các phương pháp như: hành chính, kinh tế, thuyết phục,
cưỡng chế… để quản lý các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động bưu
chính:
* Phương pháp hành chính:
Là phương thức dùng các quy định của pháp luật để điều chỉnh các tổ
chức, cá nhân trong tham gia hoạt động bưu chính. Phương pháp này đòi hỏi
phải có sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước để thực thi pháp luật.
* Phương pháp kinh tế:
Dùng phương pháp này nhằm khen thưởng hay xử phạt về lợi ích kinh tế
đến các đối tượng liên quan.
* Phương pháp thuyết phục, giáo dục:
Là phương pháp trong quản lý mà Nhà nước sử dụng các kênh thông tin
để tác động lên các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế trong nước và đối
với cộng đồng xã hội. Thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động
viên, hướng dẫn, chứng minh… làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp
hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.
* Phương pháp cưỡng chế:
Dùng phương pháp này làm cho các tổ chức, cá nhân liên quan phải chấp


×