Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 100 trang )

Th.s PHẠM TUẤN ANH (Chủ biên)
TS. VŨ TRỌNG HÁCH,Th.S PHÙNG VĂN HIỂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ

sà Hữụ
/r

A



Th.s PHẠM TUÁN ANH (Chù biên)
TS. VŨ TRỌNG HÁCH, Th.s PHÙNG VĂN HIÈN

QUAN LY NHA Nươc
VÈ SỞ HỮU TRÍ TUỆ


ệỊt
tX7
NHÀ XUÁT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
HÀ N Ộ I - 2 0 1 1


-Á .V

I - i * ; .- .: - ! '!



LỜI NÓI ĐÀU
Sở hữu trí tuệ đã và sẽ luôn luôn là nội dung quan trọng trong chiến
lược phát triển của một nước bởi vì kinh nghiệm của các nước đã trải qua
giai đoạn công nghiệp cho thấy nếu tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ lên
10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công nghệ cao sẽ
tăng trưởng 40%.
ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ đã phát triển vài trăm năm nay. Ở
Việt Nam Luật Sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005 - một văn bàn quy phạm
pháp luật quan trọng nhất, đặt cơ sở pháp lý để tiến hành việc quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2005 đến này nhiều bộ luật, luật và nghị định
Chính phủ về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được ban hành. Tuy nhiên, ở
Việt Nam nhận thức cùa công chúng về sở hữu trí tuệ và trong các doanh
nghiệp còn hạn chế. Nhiều người còn chưa hiểu sở hữu trí tuệ là gì, ngay cả
ở các cán bộ thực thi quyền; hệ thống pháp luật của Việt Nam về sở hữu trí
tuệ còn tản mạn, chồng chéo ở nhiều văn bản, thiếu sự thống nhất đồng bộ,
cho nên khó áp dụng; mức phạt các vi phạm sở hữu trí tuệ còn nhẹ, thiếu
khả năng răn đe và thực thi; hệ thống các cơ quan thực thi còn yếu, nhất là
tòa án xét xử chưa nhiều các vụ án liên quan sở hữu trí tuệ. Tài liệu được
xuất bản này là một cố gắng nhằm đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về sở
hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm khắc
phục những điểm yếu và thách thức trên.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song cuốn sách này không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định và nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu nhàm hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau.
Xin chân thành cám ơn.
Nhóm tác giả

3




CHƯƠNG Ị

GIỚI THIỆU VÈ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

,

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xuất phát từ hai vai trò nổi bật của
lác đối tượng sở hữu trí tuệ: đó là việc nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật
rên thế giới và việc định hướng phát triển khoa học - công nghệ của các
[Uốc gia.



v ề vai trò thứ nhất, chúng ta thấy các đối tượng sở hữu công nghiệp
'đang được bảo hộ kế thừa những thành quà lao động sáng tạo của nhiều thế
hệ đi trước.
Vai trò thứ hai của các đổi tượng sở hữu công nẹhiệp mà hiện nay
chúng ta ít để ý đến là vai trò thông tin và định hướng đầu tư. Khi nộp đơn
yêu cầu bảo hộ một đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế hay giải pháp
hữu ích, chủ thể nộp đơn phải bộc lộ đầy đủ cách thức tạo ra sáng chế trong
bản mô tả (description) và thông báo cho các chủ thể khác biết về sáng chế
cùa mình trên công báo sở hữu công nghiệp thông qua bản tóm tắt (abstract)
và các yêu cầu bảo hộ (claim). Vì thế, cơ quan sở hữu công nghiệp cũng là
nơi lưu giữ những thông tin vô giá về trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay
'trên thế giới.
Không phải mọi thứ “trí tuệ” đều được bảo hộ dưới dạng quyền sở
hừu trí tuệ. Ngược lại không phải mọi quyên sở hữu trí tuệ đêu là sản phâm
của trí tuệ. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp thế nào là

sở hữu trí tuệ, ta có thể khái quát quyển sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyển
đối với tài sàn vô hình là thành quà lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh
cùa cúc chủ thê, được pháp luật quy định bảo hộ.
1. Khái quát chung về sở hữu trí tuệ

1.1. Khái niệm về quyền sở hữu tri tuệ
Tài sàn trí tuệ là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, bao gồm Quyền tác giả
và các quyền khác có liên quan. Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn
hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Giống cây trồng, Thiết kế bố trí mạch

5


tích họp bán dẫn, Bí mật kinh doanh (bí quyết sản xuất và bí mật thươn
mại).
Quyển sở hữu trí tuệ: Theo nghĩa rộng, Quyền sở hữu trí tuệ là cá
quyền hợp pháp đối với tài sản trí tuệ. Các nước có luật pháp bảo hộ sở hừi
trí tuệ vì hai lý do chính:
- Thứ nhất, là đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và quyềi
về tài sản của người sáng tạo trong hoạt động sáng tạo của họ và các quyềi
của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó.
- Thứ hai, là để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, như biện pháp có chi
đích trong chính sách của Chính phủ và phổ biến cũng như áp dụng các ke
quả của hoạt động sáng tạo nhằm khuyển khích kinh doanh lành mạnh gó]
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 "Quyền sở hữu trí tuệ li
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả Ví

quyền có liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyềi
đối với giống cây trồng".

Như vậy theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền sở hữu trí tuệ được chií
thành ba nhóm chính đó là: Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền tác giả Ví
quyền có liên quan và Quyền đối với giống cây trồng.
1.2. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sờ hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tồ chức, cá nhân đố
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
nhãn hiệu, tên thương mại, chi dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sánị
tạo ra hoặc sở hữu; và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Bảo hộ sáng chế: sáng chế được bảo hộ dưới hình thức bàr.g độc
quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới, có tnnh độ
sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạ' động
trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trìm máy
tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chi mang đặc tính thẩm mỹ;

6


- Giông thực vật, giông động vật;
- Quy trinh sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh
học mà íhông phải là quy trình vi sinh;
- 0hương pháp phòng ngừa, chẩn doán và chữa bệnh cho người và
động vậ.
Bing độc quyền sáng chế là một văn bàng do cơ quan nhà nước có
tham quyền (hoặc một cơ quan khu vực nhân danh một số quốc gia) cấp dựa
trên cơ 5Ở một đơn yêu cầu bảo hộ. trong đó mô tả một sáng chế và thiết lập

một điềi kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã được cấp. Bằng độc quyền chỉ
có thê cược khai thác một cách bình thường (sản xuất, sử dụng, bán, nhập
khẩu) với sự cho phép của chủ sờ hữu bàng độc quyền sáng chế.
Đẳ đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, sáng chế phải thuộc đối
tượng hìo hộ sáng chế. Đối tượng được bảo hộ sáng chế và không được bảo
hộ sáng chế do luật pháp quy định và thường được định nghĩa bằng những
ngoại lệ của việc bảo hộ sáng chế. nguyên tắc chung là việc bảo hộ sáng chế
được dàih cho các sáng chế ở mọi lĩnh vực công nghiệp.
Kiêu dáng công nghiệp: Theo nghĩa rộng, kiểu dáng công nghiệp đề
cập đến nhũng hoạt động sáng tạo nhàm tạo ra một hình dáng, trang trí bên
ìmoài CIO những hàng hóa được sản xuất hàng loạt, trong phạm vi giá cả có

thể chấp nhận được song vẫn thỏa mãn điều kiện là mặt hàng đó phải hấp
dẫn người tiêu dùng về thị giác và phải thể hiện một cách hiệu quả chức
năng k< thuật đã định trước, về mặt pháp lý, kiểu dáng công nghiệp đề cập
đến các quyền được nhiều nước công nhận, tuân theo một hệ thống đăng ký
kiểu déng nhằm bảo vệ những đặc điểm trang trí nguyên mẫu và không
mang chức năng kỹ thuật của một sản phẩm công nghiệp hoặc sản phẩm
xuất phát từ hoạt động thiết kế kiểu dáng.
Đối tượng của bảo hộ pháp lý kiểu dáng công nghiệp không phải là
vật phẩm hay sản phẩm mà là kiểu dáng được ứng dụng hoặc được thể hiện
trcn nhìng vật phẩm hay sản phẩm đó.
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không áp dụng trực tiếp với những vật
phẩm hoặc sản phẩm mà dành cho chủ sở hữu quyền độc quyền về kiểu
dáng còng nghiệp, quyền khai thác thương mại những sản phẩm hay những
vật phàm này. Hơn thế, bảo hộ kiếu dáng công nghiệp chỉ áp dụng với
những vật phâm khi nó thể hiện hoặc tái tạo những kiểu dáng công nghiệp
đã đưọc bảo hộ. Vì thế sự bảo hộ không càn trở những nhà sản xuất khác
sản xuảt hoặc buôn bán những sản phẩm tương tự với cùng một chức năng
kỳ thuát, miên là sản phâm đó không thê hiện hoặc tái tạo lại những kiêu

dáng còng nghiệp đã được bảo hộ.


Quyền hưởng sự bảo hộ pháp lý đổi với một kiểu dáng công nghii
thuộc về người sáng tạo (hoặc tác giả hay người khởi đầu) của kiểu dái
công nghiệp đó. Có hai vấn đề liên quan tới việc hoạt động của nguyên t
này nảy sinh và thường là đổi tượng của những quy định pháp luật cụ thể.
Trước hết, đó là vấn đề về quyền hưởng sự bảo hộ pháp lý đối V
kiểu dáng công nghiệp do một người làm công hoặc một chủ thầu tạo
theo nhiệm vụ. Trong trường hợp này, thông thường pháp luật quy địi
quyền được bảo hộ pháp lý kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về người cỉ
hay thuộc về người yêu cầu thực hiện kiểu dáng công nghiệp, v ấn đề tì
hai trong trường hợp này là việc sáng tạo kiểu dáng công nghiệp thuộc phạ
vi nhiệm vụ mà người làm công đã được trả tiền để thực hiện, do đó ngư
làm công nên tìm kiếm phần thưởng cho hoạt động sáng tạo với mức tl
lao, trách nhiệm hợp lý và những điều kiện khác trong công việc. Tương
như vậy đối với nạười chủ thầu, người chủ thầu trả tiền sáng tạo ra ki(
dáng để sử dụng kiểu dáng do nguời thuê đó sáng tạo ra.
Bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp là một lĩnh vực khác trong bảo \
sở hữu trí tuệ.
“Mạch tích hợp” là một sản phẩm, dưới dạng thành phẩm hoặc bí
thành phẩm, trong đó các phần từ - với ít nhất một phần tử tích cực và m
số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm V

liệu bán dẫn và nhàm thực hiện chức năng điện tử.
“Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn” là cấu trúc không gian [
chiều cùa các phần tử mạch và các mối liên kết các phần từ trong mạch tú
hợp bán dẫn.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam:
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bÉ

thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một s
hoặc tất cả các mối liên kết được gán liền bên trong hoặc bên trên tấm V
liệu bán dẫn nhàm thực hiện chức nâng điện tử. Mạch tích hợp đồng ngh
với IC, chip và mạch vi điện từ.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trí
không gian của các phần từ mạch và mối Hên kết các phần tử đó trong mạc
tích hợp bán dẫn.
Thiết kế bố trí mạch tích hạp là những sáng tạo cửa trí óc con ngưò
Chúng thường là kết quả của một sự đầu tư lớn, cả về mặt thời gian nghiê
cứu của các chuyên gia trình độ cao cũng như về mặt tài chính. Yêu cầu V
sảng tạo những thiết kế bố trí mới để giảm kích thước của những mạch tíc


lợp hiện hành và đồng thời nâng cao chức năng của chúng vẫn rất cần thiết.
Vlạch tích hợp càng nhỏ thì càng cần ít nguyên liệu sản xuất và không gian
:hứa chúng cũng sẽ nhỏ hơn. Mạch tích hợp được sử dụng trong rất nhiều
oại san phẩm, bao gom những sàn phẩm dùng trong đời sống hàng ngày
ìhư đồng hồ, máy thu hình, máy giặt, ô tô... cũrm như các thiết bị xử lý dữ
iệu tinh vi khác.
Bào hộ chổng cạnh tranh không lành mạnh: Gần một thế kỷ qua. bào
lộ chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa nhận là bộ phận cấu
hành của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Vào năm 1990, tại Hội nghị ngoại
ịiao Brussel về sửa đổi Công ước Paris về Báo hộ sở hữu công nghiệp, lần
ỉầu tiên sự thừa nhận này ghi nhận bằng việc bồ sung Điều 10 bis vào Công
lớc.
Bất cứ hành động cạnh tranh nào trái với thông lệ trung thực trong
ĩnh vực công nehiệp hoặc thươntí mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh
chông lành mạnh.
Báo hộ chống cạnh tranh khôrm lành mạnh bổ sung một cách hữu hiệu
:ho việc bảo hộ các quyền sở hĩru công nghiệp như các sáng chế và nhãn

liệu hàng hóa đã đăng ký. trong trường họp một sáng chế hay một dấu hiệu
chông được bảo hộ bởi một quyền như vậy.
1.3. Quyển tác giả và các quyển có Hên quan
Quyển tác giá là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
iáng tạo ra hoặc sờ hữu.
Quyển liên quan đến quyển túc giả (sau dây gọi là quyền liên quan) là
Ịuyên của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
:hương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Luật Ọuyền tác giả là một nhánh của pháp luật đề cập đến quyền cùa
Ìgười sáng tạo trí tuệ. Luật Quyền tác giả đồ cập đến các hình thức sáng tạo
iặc biệt, chú yếu liên quan tới truyền thông đại chúng. Luật Quyền tác giả
:ũng liên quan đến hầu hết các hình thức và phương pháp truyền đạt tới
:ông chúng, không chỉ đổi với việc xuất bản mà còn cả với các lĩnh vực như
)hát thanh và truyền hình, chiếu phim tại rạp... và thậm chí cả hệ thống sử
iụng máy tính để lưu trữ và truy cập thông tin.
Luật Quyền tác giả quản lý các quyền của người sáng tạo trí tuệ với
:ác sản phấm sáng tạo của họ. Hầu hết các tác phẩm như sách, bức tranh,
)ản vẽ chỉ tồn tại một khi các tác phấm này được thể hiện dưới một dạng vật
:hất nhất định. Nhưng tuy vậy cũng có những tác phẩm lại tồn tại mà không
hể hiện dưới dạng vật chất nào. Chẳng hạn thơ hoặc nhạc là những tác
9


phẩm ngay cả khi nó chưa được viết ra hoặc trước khi được ghi lại bằng cá
nốt nhạc hoặc từ ngữ.
Tuy nhiên, Luật Quyền tác giả chỉ bào hộ hình thức thể hiện ý tườn
chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó. Sáng tạo được bảo hộ theo Luệ
Quyền tác giả là sự sáng tạo trong việc lựa chọn và sấp xếp các từ ngừ, nc
nhạc, mầu sắc và hình khối... Luật Quyền tác giả bảo hộ chủ sờ hữu cá
quyền với những tác phẩm nghệ thuật nhàm chống lại những người “sai

chép”, đó là những người lấy và sử dụng hình thức của các tác phâm nguyêi
gốc đã được tác giả thể hiện.
Bảo hộ quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu nhất nham khuyei
khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Sự phát triển của mộ
đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và việ
khuyến khích sáng tạo cá nhân, phổ biển các sáng tạo đó là điều kiện thiể
yếu đối với quá trình phát triển.
Luật pháp có thể quy định sự bảo hộ không chi cho những người sáriỊ
tạo các tác phẩm trí tuệ mà còn cho cả quyền lợi cùa những người hỗ tr<
khác, những người giúp phổ biến các tác phẩm đó. Việc bảo hộ những ngưò
hồ trợ cho người sáng tạo trí tuệ ở các nước đang phát triển cũng quan trọnị
vì thành tựu văn hóa của những nước này bao gồm, không chỉ trên phạm V
nhỏ, các buổi biểu diễn, các chương trình ghi âm, việc phát thanh truyềi
hình các tác phẩm dân gian. Neu các nước đang phát triến thường có nhi
cầu về sách báo nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kĩ thucật
giáo dục và nghiên cứu, thì ngược lại các nước này có thể phố biến di sải
văn hóa dân tộc phong phú của mình tới thế giới, những di sản được bảo h<
trong khuôn khổ pháp luật về Quyền Tác giả thông qua sự bảo hộ quyền cù;
những người hồ trợ hay còn được gọi là các quyền liên quan (quyền kề cận)
Bước đầu tiên là thông qua luật. Giá trị thực tiễn của pháp luật phi
thuộc vào hiệu lực và sự áp dụng hiệu quả luật pháp đó. Có thế đạt điều nà)
bang cách thiết lập các tổ chức của tác giả để thu và phân bo lệ phí tác già
Quyền Tác giả, nếu được thực thi một cánh hiệu quả. sẽ là sự khích lệ đố
với các tác giả và những người được chuyển nhượng (các nhà xuất bàn) đí
sáng tạo và phố biến kiến thức. Xã hội cần phài chấp nhận điều dó nối
muốn khuvến khích sáng tạo trí tuệ. đám bảo cho sự phát triển cua khoí
học, nghệ thuật và kiến thức nói chung, để thúc đấy nền công nghiệp si
dụng tác phẩm của các tác giả và để có thể phân phối tác phấm tới nhón
người có liên quan một cách rộng rãi nhất.
Theo quan điểm của người sáng tạo tác phẩm thì bảo hộ quyền tác gií

chỉ có ý nghĩa nếu người sáng tạo thực sự được hưởng lợi từ tác phẩm đó vè

10


điều này không thể xảy ra nếu khôrm có việc công bố, phổ biến tác phâm và
tạo điêu kiện thuận lợi cho việc phổ hiến dó. Đây là vai trò cơ bản cùa Luật
Quyền tác giả tại các nước đang phát triển.
Vai trò của Chính phù trong hoạt động này có thê gồm cà trợ giúp về
mặt tài chính trong việc sáng tạo và xuất bàn sách giáo khoa và các tài liệu
giáo dục khác, đầu vào cho giáo dục đào tạo, cũng như giúp đỡ phát triển hệ
thống thư viện, thư viện lưu động dể phục vụ các khu vực nông thôn, vùng
sâu vùng xa... Vì vậy, trong toàn hộ dây chuyền này. những mối liên hệ
khác nhau, dó là sáng tác của tác giả, xuất hàn. phân phối và nâng cao hệ
thống thư viện trên quy mô không thè bị xem nhẹ mà cần phải được thúc
đẩy và phổi hợp tiến hành.
1.4. Quyền đổi với giống cây trồng
Quyển đối với giong cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc
được hưởng quyền sở hữu.
Việc sẵn có các giống cây được cải tiến và giống cây mới cho người
trồng cây là cực kỳ quan trọng dối với ngành công nghiệp, nông nghiệp và
công nghiệp làm vườn cùa tất cà các nước. Khả năng kháng bệnh của cây
cối, sản lượng cao hơn và các cài tiến trong rất nhiều đặc trưng khác của cây
trồng có thể tác động mạnh đến tính kinh tế của sản xuất mùa vụ và khả
năng chấp nhận cùa nó đối với những người tiêu dùng cuối cùng. Tốc độ
phát triển của những sự kiện trong nông nghiệp và làm vườn quốc tế ngày
nay đã đến mức các giống được cải tiến phải sẵn có cho người trồng cây vào
thời điểm sớm nhất có thể nếu sự cạnh tranh của chúng được bảo đảm.
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ

chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc
đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng
hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Các đối tượng nêu trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức
cá nhân nước ngoài thuộc nước ký kết với CHXHCN Việt Nam thỏa thuận
về bào hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường
trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt
Nam.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc
phát hiện và phát triển, thuộc danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo
hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính
khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

11


- Tính mới cùa giống cây trồng: Giống cây trồng được coi là có tín
mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch cùa giống cây trần
đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người d
bán hoặc phân phổi bàng cách khác nham mục đích khai thác giống câ
trồng trcn lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoệ
ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giôn
cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây tron
khác.
- Tính khác biệt của giống cây trồng:
+ Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phâ
biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại th(
điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hướng quyền ưu tiên.
+ Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc m(
trong các trường hợp sau đây:

* Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạc
cùa giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất k
quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
* Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mụ
loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;
* Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đưọ
đăng ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơ
này không bị từ chổi;
* Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết cùa giống đó đã được côn
bổ.
- Tính đồng nhất của giống cây trồng: Giong cây trong được coi là c
tính đồng nhất nếu có sụ biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, tr
những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ th
trong quá trình nhân giống.
- Tính ổn định cùa giống cây trồng: Giống cây trồng được coi là c
tính ổn định nếu các tính trạng liên quan cùa giống cây trồng đó vẫn gi
được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhâ
giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống thc
chu kỳ.
- Tên cùa giống cây trồng
1.
Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây tron
với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, íên đó phỉ
12


trùng với tcn dã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng
hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên cúa giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả
năng dề dàng phàn biệt được với tên của các giong cây trong khác được biết

đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù họp trong các
trường họp sau
a) Chi bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc
tính hoặc sự hình thành giống đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đen mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên
ihương mại, chỉ dần địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký
bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân
giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi
trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên
[hương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng
icý để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận
Diết một cách dễ dàng.
2. Tính chất cùa quyền sỏ' hữu trí tuệ

v ề bản chất, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bảo hộ quyền nhân thân và
quyền tài sản của chủ thể quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo hay
uy tín thương mại. Việc đánh giá khả năng bảo hộ SHTT thông qua các tiêu
ihuẩn tương đối trừu tượng (trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, yếu
:ố đặc thù, v.v...). Vì vậy, ở mỗi bước nghiên cứu, chủng ta luôn vấp phải
ihững khó khăn về các khái niệm và phải nhận biết nó thông qua áp dụng
luật vào từng trường họp cụ thể.
Ở các đối tượng sở hữu trí tuệ chúng ta có thể thấy một số điểm mà ở
lác hình thức sở hữu khác trước đây không có. Đối với sở hữu thông

:hường, chủ sở hữu có đù ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và

13


quyền định đoạt. Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ không quy định gì về
quyền chiếm hữu. Điều đó cũng phát sinh từ đặc tính vô hình của cãc đối
tượng sở hĩru trí tuệ. Chúng ta không thể nắm bắt, chiếm hĩai được các kiến
thức về một giải pháp kỹ thuật (GPKT) hay một kiểu dáng công nghiệp. Chí
có một cách duy nhất để chiếm hữu chúng là giữ bí mật kiến thức đó. Một
khi kiến thức được công bố, phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng
và bất chước theo. Nó trở thành tài sán công cộng. Nếu các kiến thức đó
không được pháp luật bảo hộ, thì sẽ dần đến hậu quả là không ai chịu phổ
biến các bí quyết mà mình biết, và hậu quả là trình độ khoa học kỹ thuật
không phát triển lên được. Làm sao khuyến khích nhà sáng chế chia sè kiến
thức của mình cho nhiều người cùng sử dụng, đồng thời vẫn bảo đảm để
quyền lợi của nhà sáng chế không bị ảnh hưởng. Đó là do pháp luật bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền. Ở đầy cần đặc biệt lun ý từ "độc
quyền". Đó là nội dung mấu chốt của toàn bộ chế định về quyền sở hữu
công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Chỉ có chủ sở hữu đối
tượng sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là chủ thể quyền) mới có quyền ứng dụng
các kiến thức của mình vào cuộc sống, chi có họ mới có quyền chuyển giao,
phổ biến kiến thức của mình, chỉ có họ mới được phép bán những sàn phẩm
hình thành từ thành quả lao động sáng tạo của họ. Neu thiếu từ "độc quyền"
thì toàn bộ chế định về sở hữu trí tuệ sẽ mất hết ý nghĩa. Những người lao
động sáng tạo không cần phải chờ đến khi có luật về sở hữu trí tuệ mới biết
cách sử dụng và bán các kiến thức của mình, nhưng nếu không có luật về sở
hữu trí tuệ thì bất cứ ai cũng có thể ăn cắp sáng kiến cùa các chù thể quyền
và làm giàu trên công sức của những người lao động sáng tạo. Đen một lúc
nào đó sẽ không còn ai có ý định sáng tạo để phục vụ xã hội nữa.

Bản thân từ "độc quyền" cũng có sức hút rất lớn. Nó khuyến khích
mọi người thi đua sáng tạo để được cấp bằng "độc quyền", vì trong kinh
doanh, được bảo hộ độc quyền là đã đạt được một ưu thế lớn đối với các đối
thủ cạnh tranh của mình. Chính vì vậy, để đánh giá luật sở hữu công nghiệp
có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không chính là ờ chỗ nó có đảm
bảo được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được độc quyền sử
dụng, định đoạt đối tượng mình sở hữu hay không.
Mặc dù quyền sờ hữu trí tuệ là một dạng độc quyền, song đây không
hẳn là một sự độc quyền mang tính tuyệt đối. Hơn nữa, độc quyền của sở
hữu trí tuệ là độc quyền được thực hiện thông qua cơ chế bảo hộ của pháp
luật và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi. Cơ chế bảo hộ
được thực hiện theo quan điểm:
Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc
đẩy tính năng động sáng tạo cùa các chủ thể sản xuất kinh doanh;

14


- Báo hộ có chọn lọc: Nhà nước dặt ra các tiêu chuẩn bào hộ, dựa trên
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chi các đối tượng thỏa mãn các tiêu chuẩn
do pháp luật ncu ra mới được bào hộ. chứ không phái cứ "thành quả lao
động sáng tạo" là được bảo hộ;
- Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sàn trong sở hữu trí tuệ chi được
bào hộ tối đa trong một thời hạn do pháp luật quy định (chúng ta sẽ xem xét
trong các chương sau); và
- Báo hộ có điều kiện: việc háo hộ phái được tiến hành đồng bộ với
các giải pháp thực thi quyền bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng quyền sở hữu
côrm nghiệp không di ngược lại lợi ích xã hội hay cản trở không chính dáng
các chủ thể sản xuất kinh doanh khác.
3.Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ


Hiện nay trcn thế giới SHTT ngàv càng được quan tâm nhưng chủ yếu
vấn đề quan tâm này lại thường xuyên là những vấn đề gây tranh cãi, những
tranh luận trái ngược nhau mà thực ra rất nhiều nội dung về bảo hộ SHTT
mà mọi người có thể nhất trí được với nhau.
Vai trò sống còn của quyèn SI ITT trong quá trình phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội:
- Quyền tác giả và văn hóa
Việc bào hộ quyền tác già là quan trọng trong việc đạt được những
thành quà văn hóa thì đương nhiên việc ăn cắp những sản phẩm được bảo hộ
quyền tác giả - tức là việc sao chép trái phép các sản phẩm văn hóa - là mối
nguy hại cho lĩnh vục sáng tác trong xã hội.
- Bằng sáng chế và sự đổi mới
Khái niệm về Bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại.
Nhà sáng chế có độc Cịuyền tối cao trong việc sử dụng sáng chế của mình
trong một thời gian nhẩt định. Đế đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia
đều yêu cầu nhà sáng chế công bố phương pháp tỉm ra sáng chế cho mọi
người có thể hiểu và học hỏi được từ những sáng chế này. Sau khi thời hạn
bảo hộ sáng chế hết hạn thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng hay bán sáng chế
này. Nhà sáng chế được khuyến khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro và
sáng tạo; xã hội nhận được lợi ích của sáng chế và kiến thức của nhà sáng
chế được ứng dụng trong những lĩnh vực khác.
Việc bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ không chỉ thúc đẩy sức sáng tạo
mà còn tạo ra niềm tin vững chắc vào nền kinh tế đó, đủ để thu hút đầu tư
nước ngoài và tăng cường chuyển giao công nghệ.

15


- Nhãn hiệu và bão vệ người tiêu dùng

Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, ký hiệu, hoặc sự kết hợp các từ, các cụi
từ, ký hiệu hay kiểu dáng nhằm xác định và phân biệt nguồn gốc của hàr
hóa do một người sản xuất với hàng hóa do người khác sản xuất. Vì vậ
qua nhãn hiệu xác định được người sàn xuất ra một mặt hàng và người
dùng nhãn hiệu để biết được chất lượng của hàng hóa. Nhãn hiệu cũng giú
khách hàng biết địa điểm cung cấp sự trợ giúp khi hàng hóa không đạt ch:
lượng.
Việc đảm bảo chất lượng và quy kết được trách nhiệm đã hoàn toàn 1
xóa sổ khi những kẻ làm hàng giả dùng nhãn hiệu và đánh lừa khách hàn
bàng những sản phẩm do chúng sản xuất. Khi nghT tới hàng giả, nhiều ngư(
có thể nghĩ ngay tới đồng hồ Rolex giả, bật lửa Zippo giả hay túi xách Lou
Vuitton giả. Việc làm giả những sản phẩm này đã gây ra những tổn thi
nghiêm trọng cho các công ty sản xuất hàng xịn và khiến cho chính phủ thi
thu thuế. Ngoài ra, việc làm giả nhãn hiệu còn gây ra một hiệu quà nghiêi
trọng khác, đó là làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng
Vai trò cùa Sở hữu trí tuệ đối với thương mại.
Với một chính sách bảo hộ hợp lý, Nhà nước sẽ thúc đẩy nhanh cá
hoạt động sáng tạo, đối mới kỳ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh làn
mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo ra một sản phẩm mới, nghiê
cứu được một phương thức sản xuất, giải pháp mới đòi hỏi nhà nghiên cứ
phải bỏ ra biết bao nhiêu thời gian, mồ hôi nước mất và tiền của. Song, ne
như với những công sức mà mình đã bỏ ra như vậy lại không được tôn trọn
và bảo vệ thì liệu các nhà nghiên cứu, sản xuất có còn hứng thú để tiếp tụ
lao động nữa hay không? vấn đề bào hộ quyền SHCN hiện nay là vấn d
toàn cầu, nhàm bảo đảm nội dung “khai thác độc quyền” sừ dụng của chủ s
hữu trong một thời gian nhất định đổ người chù sở hữu thu lời từ các tá
phẩm mà mình tạo ra. Việc chủ sở hữu được hưởng quyền lợi từ công trìn
nghiên cứu cùa mình nhưng chi trong một khoảng thời gian nhất định d
pháp luật quy định nhằm mục đích khuyến khích mọi tổ chức, cá nhâ

nghiên cứu, sáng tạo ra và áp dụng nhanh chóng các kỹ thuật tiến bộ, tạo r
những sàn phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đồn
thời, việc pháp luật bảo hộ đổi tượng SHCN giống như việc xác lập “ch
quyền” để cho không ai có thể xâm phạm được và họ chỉ có thể tiến hàn
nghiên cứu, sáng tạo ra những thành quả mới, tránh hiện tượng trùng lặp
nhái lại.
Nếu như chúng ta không có những biện pháp để tiến hành hoạt độn
16


bảo hộ quyền SHCN một cách có hiệu quả, thì kết quả tất yếu khách quan sẽ
xảy ra, đó là tình trạng trì trệ, chán nản, không có hứng thủ trong hoạt động
nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện cái mới; hiện tượng “ăn cắp bản quyền”; sao
chép bắt chước nhau và nghiêm trọng hơn nữa là việc nghiên cứu trùng lặp,
hoặc không công khai các kết quả nghiên cứu mới.
Vai trò cùa Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư cỏ liên quan đến
thương mại.
Một mục đích của việc bảo hộ quyền SHTT là nhằm khuyến khích các
hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại. Một môi
trường pháp lý lành mạnh nói chung và nói riêng trong lĩnh vực bảo hộ sở
hữu trí tuệ luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hường tới quyết định của
chủ đầu tư nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp ở nước này muốn đưa mặt
hàng của họ vào để chiếm lĩnh thị trường một nước khác, họ cần phải có
một sự đảm bảo là mặt hàng của họ không bị xâm phạm đến quyền SHTT
đối với sản phẩm đó của họ. Còn nếu không có sự bảo đảm này, nghĩa là
quyền SHTT của doanh nghiệp này bị xâm phạm, doanh nghiệp thất bại, uy
tín giảm sút. Do vậy, doanh nghiệp đương nhiên cần lường trước khả năng
này.
Trong quá trình hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc bảo hộ quyền
SHTT lại càng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ như ở Việt Nam, các công ty

nước ngoài từ khi bắt đầu buớc chân vào hoạt động kinh tế ở Việt Nam, họ
đều nhanh chóng tìm cách đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT của mình
nhằm mục đích “độc quyền khai thác” và đảm bảo không ai được bắt chước
hay “ăn cắp” các đối tượng SHTT đã được bảo hộ đó của họ. Họ cho rằng,
đó là một đảm bào cho việc đầu tư có hiệu quả. Trong những năm vừa qua,
iặc biệt là sau đại hội Đảng VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một
:hính sách phát triển kinh tế mới với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
Xã hội chủ nghĩa (Điều 15 Hiến pháp 1992). Từ đó đến nay số lượng đơn
xin đăng ký bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam của người nước ngoài ngày
:àng tăng và có chiều hướng tăng nhanh. Ví dụ: trong vòng 8 năm (từ 1981
- 1988) số đom đăng ký nộp trực tiếp cho Cục SHCN là 1.700 đơn, trong đó
:ó 780 đơn là của nước ngoài, con sổ này quả là quá ít so với số lượng đơn
ihỉ nộp riêng trong năm 1998: 5.832 đơn, trong đó có 3.233 đơn của người
nước ngoài, chiếm 55,4% và năm 1999 là 6.385 đơn với 3.049 đơn của
Igười nước ngoài, chiếm 47,75% tổng số đơn.
Chắc chắn ràng, trong tương lai, con số này còn tăng hơn nữa, góp
Dhần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng, thu
lút vốn đầu tư nước ngoài và quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt
17


là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO và hòa nhập
vào ASEAN. Một mục đích nữa của người nước ngoài khi đăng ký đôi
tượng bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, đó là nhàm chào bán quyền sử dụng
các đôi tượng SHTT mà họ đã được bảo hộ cho các tô chức sản xuât, kinh
doanh của Việt Nam, thông qua hợp đồng lixăng, đây cũng là biện pháp hữu
hiệu thúc đẩy sản xuất, đổi mới kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Vai trò của Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động chuyển giao công nghệ cỏ

liên quan đến thương mại.
Một mục đích của việc bảo hộ quyền SHTT là nhằm khuyến khích các
hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào trong nước và ngược
lại.
Ngoài mục đích để được “độc quyền khai thác” và đảm bảo không ai
được bắt chước hay “ăn cắp” các đối tượng SHTT đã đăng ký, người chủ
văn bằng bảo hộ còn nhằm vào mục đích chào bán quyền sử dụng đối tượng
SHTT mà họ được bảo hộ này cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong
nước (bán lixăng). Hiện nay, trên thể giới, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
theo lixăng đã và đang là biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sáng chế, đổi mới
kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Đây chính là kinh
nghiệm thành công của các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Thái
Lan... Theo thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp, trong khoảng thời gian
khoảng 10 năm trở lại đây, từ khi Việt Nam có chính sách mở cửa nên kinh
tế, hoạt động sở hữu trí tuệ bắt đầu phát triển, khoảng 2/3 số lixăng chuyển
giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa được ký kết giữa một bên là nước
ngoài và một bên là Việt Nam. Điều đó chứng tỏ hoạt động sở hữu trí tuệ đã
tác động trực tiếp đến việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt
Nam và giữa các cơ sở trong nước với nhau.
Vai trò của Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động lưu thông hàng hóa.
Việc bảo hộ quyền SHTT không chỉ nhằm mục đích bảo hộ trong
phạm vi quốc gia mà nó còn có tính mở rộng sang các nước khác có quan hệ
kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ với quốc gia đó. Thông qua hoạt động
này nó sẽ giúp cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực SHTT tốt
hơn.
Ví dụ, trường hợp của Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon)
đăng ký quyền SHTT đổi với đối tượng là nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) tại
thị trường Mỹ. Công ty này đã tốn kém rất nhiều tiền bạc và thời gian (4
năm và hom 8.000 USD) cho việc giải quyết tranh chấp trong việc đăng ký
nhân hiệu. Cho đến tháng 5/1999, Cồng ty Vifon mới được cấp văn bằng

18


bảo hộ (VBBH) NHHH trên thị trường Mỹ (Laĩu Phan "Cái giá của việc
chậm đăng ký Nhãn hiệu". Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 11/11/1999.
Tr.18). Việc này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân Công ty Vifon mà còn
ảnh hưởng cả đến lợi ích của Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT, đặc
biệt là việc đăng ký bào hộ ở nước ngoài góp phần quan trọng trong công
tác bảo vệ hàng xuất khẩu trong nước ra thị trường quốc tế. Bảo hộ quyền
SHTT cũng chính là việc hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện để các
doanh nghiệp trong nước tham gia đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở nước
ngoài.
Bào hộ quyền SHTT góp phần hỗ trợ tích cực, có hiệu quả cho việc
hoạt động nghiên cứu sản xuất, lưu thông mua bán hàng hóa trong nước và
nước ngoài. Một thế giới “mở”, một thị trường “mờ” với một nền công nghệ
toàn cầu đang hình thành. Nhờ có nền khoa học kỹ thuật phát triển kèm theo
tính đồng nhất hóa pháp luật giữa các quốc gia đã giúp cho quan hệ kinh tế
quốc tế ngày càng phát triển. Giờ đây, những thành tựu khoa học kỹ thuậtcông nghệ không chỉ có tính quốc gia mà còn có tính toàn cầu. Chính nhờ có
nền công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia mà các tập
đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi
toàn cầu.
4. Các tác động của quyền sở hữu trí tuệ

Các chính sách và pháp luật về bảo hộ SHTT phải là những công cụ
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công
nghệ của quốc gia, nhằm cả mục tiêu ngăn hạn và lâu dài. Việc bảo hộ có
hiệu quả Quyền SHTT có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển nền kinh tế
quốc gia, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, chuyển giao và phổ biến công nghệ,
tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương cũng như tạo

điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập của nền kinh tế quốc gia với các
nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu.
Kinh tế và s ở hữu trí tuệ
Vai trò của quyền sở hữu trong nền kinh tế thị trường là gì? Có nhiều
quan điểm khác nhau. Theo lý thuyết của Adam Smith, nhà kinh tế học
Scotland từ thế kỷ XVI, quyền sở hữu là cơ sở của quyền tự do kinh doanh.
Nhà kinh tế học và triết học Pháp coi quyền sở hữu, đặc biệt là sở hữu trí tuệ
là quyền cao quí nhất, thể hiện cho sự tự do của các chủ thể kinh doanh trên
thị trường. Tuy vậy cách giải thích trên hoàn toàn coi quyền sở hữu là một
quyền tự nhiên chứ không đứng trên quan điểm của luật thực định. Nghĩa là
mọi quyền, kể cả quyền sở hữu, đều xuất phát từ ý chí của các nhà lập pháp.
19


Nếu đứng trên quan điểm của luật thực định, chúng ta không khỏi tự hỏi: tạí
sao lại cần phải có quyền sờ hữu để đòi một tài sản, trong khi các bên tranh
chấp có thể thỏa thuận với nhau? Đối với câu hỏi trên cách giải thích củỉ
Ronald Coase, nhà kinh tế học Anh (đoạt giải Nobel năm 1993) gây nhiềi:
sự chú ý hom cả. Theo Coase, nếu các bên có thể thỏa thuận với nhau, thi
các quy định về quyền sở hữu là không cần thiết. Mặc dù sự thỏa thuận giữa
các bên có thể là giải pháp tối ưu, tuy nhiên không phải lúc nào các bên
cũng có thể đạt được thỏa thuận. Nếu không có quy định về quyền đòi bồi
thường thiệt hại hay cơ chế thực thi quyền yếu, có thể vẫn chấp nhận mức
bồi thường, vì nếu không mình sẽ thiệt. Các nhân tố như khả năng thực thi
pháp luật, đặc quyền kinh doanh của một bên, hay chi phí để tìm hiểu về đối
tác được coi là chi phí giao dịch.
Coase phát biểu định lý: việc bảo vệ quyền sở hữu sẽ không cần thiếl
nếu chi phí giao dịch bàng không hay nhỏ. Nếu chi phí giao dịch quá lớn.
các bên không thể thỏa thuận được với nhau, mỗi bên sẽ phải dùng quyền sỏ
hữu để bảo vệ quyền lợi của mình.

Định lý này không chỉ đúng đối với giao dịch giữa các bên, mà còn
đúng trong quan hệ giữa các quốc gia, trong đó chủ quyền cùa mỗi nước
tương đương với quyền sở hữu. Nếu giữa các quốc gia không có sự tin cậy
hiểu biết lẫn nhau thì mỗi nước đều gia tăng các chi phí quân sự để bảo vệ
chủ quyền của mình. Nếu độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau tăng lên, các bên
có thể "thu hẹp" chủ quyền của mình bàng cách trao quyền quyết định vào
một hội đồng do các quốc gia thỏa thuận lập nên (thí dụ Liên minh Châu Ẩu
hay ASEAN). Từ định lý đầu tiên, Coase phát biểu định lý tiếp theo: quyền
sở hữu chi là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát quyền lợi cùa một
chủ thể kinh doanh chứ không phải là một quyền tự nhiên. Các biện pháp
khác có thê là thỏa thuận hay bôi thường thiệt hại. Như vậy thực thi quyên
sở hữu khộng phải lúc nào cũng là phương pháp bảo vệ quyền tối ưu. Muốn
biêt một phương pháp bảo vệ quyền có phải là tối ưu hay không, cân phải
xem xét đến chi phí giao dịch. Quyền sở hữu có thể là giải pháp bảo vệ
quyền lợi tối ưu khi chi phí giao dịch để hòa giải hay thỏa thuận với người
xâm phạm là lớn. Khái niệm về sở hữu mà Coase đưa ra cũng có thể áp
dụng được cho các đối tượng sở hữu trí tuệ. Các tài sản vô hình - thành quả
lao động sáng tạo - là những tài sản có giá trị (thí dụ một công nghệ mới có
thể nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm). Vì vậy rất nhiều
người muốn chiếm hữu tài sản ấy, dù hợp pháp hay không. Việc sử dụng tài
sản vô hình khó bị phát hiện (chủ thể sáng tạo không thể biết được lúc nào
tài sản của mình bị "đánh cắp"). Vì thế, khả năng bảo vệ và thực thi tài sản
vô hình nếu không có pháp luật hỗ trợ là rất khó. Điều này làm tăng chi phí
giao dịch giữa người có ý định xâm phạm và chủ thể lao động sáng tạo. Chi
20


phí giaoiịch tăng làm phát sinh nhu cầu bảo hộ thành quả lao động sáng tạo
dưới dạig quyền sở hữu. Mặt khác, việc bào hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể
sẽ dẫn dn tình trạng độc quyền. Nhiều nhà kinh tế học đã chứng minh rằng

lợi thế đ>c quyền cũng làm tăng chi phí giao dịch. Lúc này nó không phải là
chi phí ịiao dịch của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ, mà là chi phí giao
dịch củangười muốn sử dụng các sàn phẩm sở hữu trí tuệ (người tiêu dùng).
Cụ thể h các chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khiến
người ti:u dùng phải chịu thiệt hại (họ phải trả tiền cho sản phẩm với giá
cao hơn lợi ích mà họ có thể thu được từ sản phẩm đó). Các chi phí giao
dịch do iộc quyền gây nên là một trong những yếu tố mà các nhà kinh tế
học gọi à yếu tố ngoại lai (externalities, nghĩa là yếu tố khiến người bán có
thể thaotúng thị trường mà thị trường không có phản ứng ngược lại). Nói
cách kh;c, độc quyền cũng gây ra thiệt hại cho chi phí xã hội (social costs).
Như vậ' CỊuyền sở hữu trí tuệ không phải không có phản ứng ngược. Các
nhà kinl tế đã nhận thấy phản ứng ngược của quyền sở hữu trí tuệ, cũng như
của độc quyền nói chung, song họ coi đó là những ảnh hưởng ngắn hạn, cái
giá phảitrả để có những lợi ích dài hạn. Lợi ích dài hạn cùa sở hữu trí tuệ là
việc tănị năng suất lao động dựa trên các cơ chế khuyến khích sáng tạo.
Nhà kim tế Áo J. Schumpeter cho ràng trong nền kinh tế thị trường, tính
sáng tạc và tính năng động là hai động lực căn bản nhất (nói theo cách của
người Vệt Nam là tính dám nghĩ và dám làm). Schumpeter thậm chí còn
cho rànị độc quyền là xu thế phát triển tất yếu của xã hội, vì khi các phát
minh sáig chế trở nên ngày càng phức tạp, thì chỉ có những công ty lớn mới
đủ chi pú nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các chi phí nghiên cứu người
ta gọi làchi phí bò đi vì nó là chi phí cổ định và không thể thu hồi bằng cách
thanh 1) tài sản. Các công ty đã bỏ chi phí nghiên cứu cần phải được độc
quyền Á có thời gian thu hồi vốn của mình bỏ ra. Tuy nhiên, độc quyền
không ó nghĩa là không có cạnh tranh. Các công ty được độc quyền hôm
nay phả liên tục sáng tạo để không bị các công ty khác sáng tạo hơn qua
mặt. C áh đây 30 năm IBM là công ty máy tính lớn nhất trên thế giới, tuy
nhiên cb chậm phát hiện tiềm năng của máy tính cá nhân (personal
com puư hay PC) mà họ đã để thị phần của mình rơi vào tay các công ty
nhu Ap]le, Dell, Compaq, HP, v.v...

Cã động lực thúc đẩy sáng tạo của mọi công ty, cho dù công ty đó có
độc qu>ền hay không, được Schumpeter gọi là quá trình tự đào thải của sự
sáng tạo Nếu so sánh với triết học của Marx, thì quá trình tự đào thải của sự
sáng tạ( là một hiện tượng của quy luật phủ định của phủ định (nhân tố sau
ra đời piủ định nhân tố trước, song không trở lại vị trí ban đầu, mà đưa sự
vật pháitriển lên một mức cao hơn). Theo triết học phương Đông, đây cũng
là một tú dụ của Kinh dịch (âm thịnh dương suy, luôn luôn vận động). Điều

21


đáng nói là khi độc quyền trở thành xu thế thì tính năng động của các côn
ty vừa và nhỏ (SME) sẽ giảm sút vì họ không thấy có cơ hội nào để sáng tạ
và thu hồi vốn. Như vậy, tuy các công ty lớn vẫn năng động và sáng tạc
nhưng họ không còn cảm thấy bị sức ép như khi họ còn là công ty nhỏ, đó 1
chưa nói bộ máy quản trị cồng kềnh quan liêu ở các công ty lớn là một vệ
cản đáng kể của sụ năng động sáng tạo. Điều này triệt tiêu dần hai động lự
của nền kinh tế thị trường và dẫn đến kinh tế suy thoái. Khi kinh tế su
thoái, các công ty dù lớn hay nhỏ sẽ bị sức ép và phải phát huy tính năn
động sáng tạo, vì thế kinh tế sẽ thoát khỏi suy thoái. Schumpeter gọi hiệ
tượng đó là chu kỳ kinh tế (business cycle). Theo đó, cứ 50 năm kinh tế th
giới lại lâm vào khủng hoảng và suy thoái một lần (khủng hoảng kinh t
năm 1930 và khủng hoảng thị trường Chứng khoán 1987 là hai thí dụ). Ch
kỳ kinh tể bao gồm: khởi phát (phát triển chậm), tăng tốc (phát triển ri
nhanh), thịnh vượng (vẫn phát triển song chậm dần đến khi đạt vị trí cự
đại) và suy thoái (kinh tế xuống dốc). Nếu vẽ sơ đồ, thì các chu kỳ kinh tế 1
các hình chuông liên tục theo hướng đi lên.
Tóm lại, sở hữu trí tuệ là phương thức bào hộ tài sản vô hình, một tè
sản có giá trị, dễ bị xâm phạm và khó tự bảo vệ. Sở hữu trí tuệ có thể làr
phát sinh độc quyền và các hệ lụy xã hội, tuy nhiên nó có thể là động lực đ

phát huy tính năng động và sáng tạo, hai động lực không thể thiếu của nề
kinh tế thị trường. Mặt khác, độc quyền do quyền sở hữu trí tuệ tạo ra cũn;
có thể là vật cản của tính năng động sáng tạo, dẫn đến suy thoái kinh tế
Như vậy câu hỏi khó ở đây là: khi nào thì sở hữu trí tuệ trở thành vật cảr
khi nào thì nó là động lực của sự năng động sáng tạo? Vật cản của ai V
động lực của ai? Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải hành xử quyền của mìni
như thế nào để không gây trở ngại đến tính năng động sáng tạo của các ch
thể khác? Các câu hỏi trên nhằm mục đích tạo nên một thế cân bằng và kiến
soát giữa các chủ thể: chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ và người sử dụii]
các đối tượng đó. Cân bàng giữa bảo hộ và cạnh tranh, đó cũng là chủ đ
của vòng đàm phán Doha và sờ hữu trí tuệ vừa qua.

22


CHƯƠNG 2

TỐNG QUAN QƯẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI QƯYÈN SỞ HỬƯ TRÍ TUỆ

1. M ột số vấn đề CO' bản quản lý nhà nuóc đối vói quyền sở hữu trí
tuê

Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền của Nhà nước
về sở hữu trí tuệ, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng
sở hữu trí tuệ; trong việc thực hiện các quyền về sở hữu công nghiệp, quyền
tác giả và quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng.
1.1. Nội dung quản lý nltà nước đối với sở hữu trí tuệ
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu
trí tuệ.
- Tổ chức bộ máy quàn lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
về sở hữu trí tuệ.
- Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bàng
bảo hộ các đổi tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
- Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hừu
trí tuệ.
- Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

23


×