Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm tên nhân vật trọng truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 84 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ĐẶC ĐIỂM TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NAM CAO VÀ TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang. Các nội dung


nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Đặc điểm tên nhân vật trong truyện ngắn Nam
Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ” tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản
lý Sau Đại học, Khoa Ngữ văn - Địa lý, giảng viên, cán bộ các phòng, ban
chức năng Trường Đại học Hải Phòng. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
về sự giúp đỡ đó. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn
Khang – thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành luận
văn này. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................. 9
1.1. Khái quát một số vấn đề lý thuyết về tên người ....................................... 9
1.1.1. Khái quát về tên riêng nhân vật là một vấn đề độc đáo, đem lại sức hấp
dẫn cho tác phẩm. ............................................................................................. 9
1.1.2. Một số vấn đề về tên riêng người Việt ................................................. 11
1.2. Nhân vật và tên nhân vật trong tác phẩm văn học ................................... 17
1.2.1. Khái quát về tên nhân vật trong tác phẩm văn học .............................. 17
1.2.2. Khái quát đặc điểm tên nhân vật trong tác phẩm văn học ................... 19
1.3. Khái quát về tác giả - tác phẩm của nhà văn Nam Cao và nhà văn Vũ
Trọng Phụng ................................................................................................... 20
1.3.1. Đôi nét về văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 ........................... 20
1.3.2. Nhà văn Nam Cao và các tác phẩm của ông ........................................ 24
1.3.3. Nhà văn Vũ Trọng Phụng và các tác phẩm của ông ............................ 28
1.4. Tiểu kết Chương 1 ................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁCH ĐẶT TÊN RIÊNG CÁC NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG
PHỤNG .......................................................................................................... 33
2.1. Danh sách tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng .................................................................................................... 33
2.1.1. Cách thức tiến hành .............................................................................. 33
2.1.2. Thống kê cụ thể .................................................................................... 34
2.1.2.1. Tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao ........................................ 34

2.2. Đặc điểm về cấu tạo tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng ................................................................................... 37
2.2.1. Các mô hình cấu tạo tên nhân vật ........................................................ 37


iv
2.2.2. Các thành tố cấu tạo tên riêng .............................................................. 41
2.3. Đặc điểm về ý nghĩa của tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng .................................................................................. 42
2.3.1. Phân loại tên nhân vật theo bản chất, tính cách, số phận của nhân vật 42
2.3.2. Phân loại tên nhân vật theo biệt hiệu, biệt danh................................... 45
2.3.3. Phân loại tên riêng nhân vật theo đặc điểm nghề nghiệp, chức vụ ...... 48
CHƯƠNG 3. CÁCH SỬ DỤNG TÊN NHÂN VẬT VÀ VAI TRÒ, Ý
NGHĨA CỦA TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ
TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG ......................................................... 51
3.1. Việc sử dụng tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng .................................................................................................... 51
3.1.1. Việc sử dụng tên nhân vật để miêu tả nhân vật ................................... 51
3.1.2. Việc sử dụng tên nhân vật để gọi tên nhân vật .................................... 57
3.1.3. Việc sử dụng tên nhân vật để giao tiếp ................................................ 59
3.2.Vai trò, ý nghĩa của tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng

............................. 62

3.2.1. Vai trò của tên nhân vật ....................................................................... 62
3.2.2. Ý nghĩa của tên nhân vật ...................................................................... 63
3.3. So sánh tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng ............................................................................................................... 65
3.3.1. Những điểm giống nhau ....................................................................... 65

3.3.2. Những điểm khác nhau ........................................................................ 65
3.3.3. Hoàn cảnh sống riêng của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng chi phối việc
đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học ........................................................ 68
3.4. Tiểu kết Chương 3 ................................................................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75


v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Bảng khảo sát tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao

34

2.2

Bảng số liệu

35


2.3

Bảng thống kê tên nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

36

2.4

Bảng số liệu

36

2.5

2.6

Bảng khảo sát tên nhân vật theo mô hình cấu tạo trong
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Bảng khảo sát tên nhân vật theo mô hình cấu tạo trong
truyện ngắn Nam Cao

39

40


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cùng với địa danh, nhân danh (tên riêng) là một nội dung quan

trọng của danh xưng học. Tên riêng có rất nhiều loại, trong đó, tên người được
xem là hệ thống tên gọi quan trọng nhất. Bởi mỗi cá nhân tồn tại phải có một
cái tên để phân biệt với các cá nhân khác trong xã hội. Ngoài chức năng phân
biệt cá nhân với cá nhân, nhiều cái tên khi nghe đến, chúng ta có thể phân biệt
được nam hay nữ, điều đó cần thiết, quan trọng trong hành chính và giao tiếp.
Tuy nhiên con người là một thực thể gắn với xã hội, tên riêng của mỗi người
không do chính cá nhân người đó lựa chọn mà bị chi phối lệ thuộc bởi rất nhiều
yếu tố, trong đó chi phối lớn nhất là nhân tố ngôn ngữ - xã hội.
1.2. Trong tác phẩm văn học nói chung, văn học tự sự nói riêng, nhân
vật giữ vai trò then chốt, trung tâm. Tác giả sáng tạo nhân vật để thể hiện
nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó, một vấn
đề nào đó của hiện thực cuộc sống. Vì thế, một nhân vật văn học bao giờ
cũng phải được tác giả gắn cho ít nhất một cái tên. Tên nhân vật góp phần
quan trọng vào việc thể hiện hình tượng nhân vật. Tên riêng của nhân vật
trong văn học không chỉ mang trong nó vai trò định danh, để gọi, xưng hô mà
ở đây, nhà văn sử dụng tên riêng cho nhân vật nhằm tập trung miêu tả, khắc
họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách, số phận của
nhân vật. Nghĩ ra một cái tên cho nhân vật là một công việc vừa vất vả, vừa
thú vị của nghề văn. Chẳng thế mà có những nhân vật cùng với tên gọi của họ
đã trở thành những hình tượng bất hủ trong văn học. Nhà văn thường sử dụng
tên nhân vật với mục đích nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ tư tưởng và quan niệm thẩm
mĩ cũng như tài năng của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chính
vì thế, việc tìm hiểu bản chất ngôn ngữ học của lớp kí hiệu đặc biệt này trong
tác phẩm tự sự không chỉ góp phần khẳng định vai trò vị trí quan trọng của
ngôn ngữ trong quá trình hình thành tác phẩm mà còn giúp cho người đọc


2
thấy được tài năng phong cách của nhà văn thông qua việc đặt tên cho nhân

vật trong tác phẩm
1.3. Nam Cao (1917 - 1951) là một trong những đại biểu xuất sắc của
trào lưu văn học hiện thực phê phán ở nước ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
đồng thời cũng là một trong số những cây bút văn xuôi lớn nhất của Việt Nam
thế kỉ XX. Sáng tác của ông thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhiều thế hệ
các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa Ngữ Văn, bao
gồm cả lịch sử văn học, lí luận văn học, ngôn ngữ học,...
Vũ Trọng Phụng cũng là cây bút nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi
trước Cách mạng, một hiện tượng phức tạp nhất trong lịch sử văn học Việt
Nam từ trước đến nay. Người ta bảo rằng Vũ Trọng Phụng như một trong
những ánh sao băng trên bầu trời văn học, vụt đến rồi vụt đi.
Hiện nay đã có nhiều luận văn, luận án, nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu về tác phẩm của hai nhà văn Nam Cao và Vũ Trọng Phụng trên
nhiều bình diện khác nhau. Tiếp nối thành công của những người đi trước,
chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu về truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng ở một khía cạnh mới với đề tài: Đặc điểm tên nhân vật trong truyện
ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
2. Lịch sử vấn đề
Khi mà lịch sử khoa học xã hội chưa có sự phân biệt giữa cái chung và
cái riêng thì bản chất của tên riêng trong sự phân biệt với tên chung chưa
được giải quyết một cách thấu đáo trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Phải chờ
đến khi một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tên riêng ra đời thì khi đó
nhiều vấn đề liên quan đến tên riêng được làm sáng tỏ.
1) Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên thế giới đã có lịch sử từ
thế kỷ XVII qua những bộ sưu tập tên người của Mabillon (1651) và những
người kế tục có thể kể đến là E. Salverte (1824), P. Chapuy (1934). Cuốn từ
điển tên người đầu tiên trên thế giới cũng thuộc về giới ngôn ngữ học Pháp,
chính là cuốn Dictionnaire des noms, surnoms et pseudonymes latins du moyen



3
âge của A. Franklin (1875). Tiếp sau đó là 3 công trình của Albert Dauzat
mang tên Les noms de personnes, origine et évolution, Les noms de famille de
France và Dictionnaire estimologique des noms de famille et prénoms de
France, ghi những dấu mốc quan trọng cho ngành nhân danh học ở Pháp. Ở
Anh, Đức, Bỉ cũng có những công trình nhân danh học xuất hiện từ trước thế
kỷ XX gắn với tên tuổi các học giả như Lower (1875, Anh), Guppy (1890,
Anh), Angermann (1868, Đức), Bechtel (1898), Van Hoorebeke (Bỉ, 1876).
Năm 1949, Trung Quốc xuất bản cuốn Trung Quốc nhân danh đại từ điển.
Ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đã có các loại sách ghi tên những bề
tôi nổi tiếng, gọi là Danh thần lục, sách ghi những người đỗ tiến sĩ, gọi là Đăng
khoa lục, trong đó tiêu biểu là các cuốn Đại Việt lịch triều đăng khoa lục
(1779) của Nguyễn Hoản, Quốc triều đăng khoa lục (1894) của Cao Xuân Dục.
Từ năm 1945 có thêm hàng chục cuốn từ điển danh nhân Việt Nam
được xuất bản trong đó nổi bật nhất có thể kể đến các cuốn Việt Nam danh
nhân tự điển (1967) của Nguyễn Huyền Anh, Lược truyện các tác giả
ViệtNam (1971 - 1972) do Trần Văn Giáp chủ biên, Sơ thảo tự điển biệt hiệu
Việt Nam (1975) của Nhật Thịnh, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (1992)
của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế...
Tuy nhiên, tất cả những tác phẩm kể trên chỉ là công trình sưu tập, chưa
phải công trình nghiên cứu. Phải đợi đến năm 1954, ngành nhân danh học ở
nước ta mới thực sự hình thành qua bài viết Tên người Việt Nam của Nguyễn
Bạt Tụy, trong đó tác giả liệt kê 308 họ và khảo cứu về cách đặt tên đệm, tên
chính. Năm 1961, Trịnh Huy Tiến công bố bài Các loại nhân danh Việt Nam,
miêu tả 15 loại danh hiệu và tên chính, không bàn tới họ và tên đệm.
Tên riêng của người Việt là vấn đề được một số nhà khoa học nghiên
cứu ngay từ năm 1967 đã có ý kiến đề xuất về “Sự cần thiết của khoa nhân
danh học ở Việt Nam của ( Hồ Hữu Tường- 1967) song cũng từ đó đến nay
vấn đề nghiên cứu nhân danh vẫn chưa thực sự khởi sắc để tạo tiền đề cho sự
ra đời của môn khoa học này.



4
2) Theo thống kê từ năm 1975 đến nay tiếp tục có các bài viết đáng
chú ý sau:
- Vài nét về tên riêng người Việt – Nguyễn Kim Thản, Tạp chí Dân tộc
học, số 4/1975.
- Về lịch sử, hiện tại và tương lai của tên riêng trong người Việt – Trần
Ngọc Thêm, Tạp chí Dân tộc học, năm 1976.
- Về tên riêng – Hoàng Tuệ, báo Nhân Dân, 1983.
- Cách đặt tên chính của người Việt – Lê Trung Hoa, trong Tiếng Việt
và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam, 1992.
- Về ý nghĩa của tên riêng – Phạm Tất Thắng , Kỉ yếu Hội nghị KH
“Tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Hà Nội, 1998.
- Về số phận của các họ ghép và họ kép của người Việt – Phạm Hoàng
Gia, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 1999.
- Việc chọn chữ lót cố định cho dòng họ có từ bao giờ - Phạm Thuận
Thành, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 2002.
- Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt – Phạm Tất Thắng, Tạp
chí Ngôn ngữ, số 5/2003
- Khi họ tên không còn là chuyện nhỏ - Phạm Thuận Thành, Tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống, 2005.
- Cấu tạo của tên gọi thần linh đất Việt – Phạm Tất Thắng, Tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống, số 11/2008.
- Về vị trí tên riêng trong hệ thống từ loại tiếng Việt – Phạm Tất Thắng,
Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6/2011.
Về công trình và các luận án, luận văn, tác phẩm có tính hệ thống đầu
tiên được xuất bản phải kể đến là cuốn Họ và tên người Việt Nam của Lê
Trung Hoa [17]. Tác giả đã đưa cái nhìn toàn diện về lịch sử, chức năng, về
nguyên tắc đặt tên và quy tắc viết hoa tên người. Quan trọng hơn, tác giả đã

đề cập đến yếu tố trong tên gọi người Việt như: tên họ, tên đệm, tên chính và
các nhóm danh hiệu.


5
Tiếp đến là luận án phó tiến sĩ Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người
(chính danh) trong tiếng Việt [29]của Phạm Tất Thắng. Luận án được xem là
công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về tên người trên quan điểm
ngôn ngữ học. Trong luận án, tác giả khẳng định tên người là một tổ hợp định
danh có cấu tạo, có chức năng và có ý nghĩa riêng. Đặc biệt, Phạm Tất Thắng
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về tên người Việt là hướng nghiên cứu
dựa trên quan điểm của ngôn ngữ học xã hội. Theo hướng nghiên cứu này,
đến nay đã có thêm một số luận văn thạc sĩ lấy tên người làm đối tượng
nghiên cứu trong đó đáng chú ý là luận văn của Vũ Thị Kim Hoa với đề tài
Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng
Việt [19]. Luận văn đã bước đầu miêu tả được một số đặc trưng về mặt xã hội
học của tên người Việt Nam thông qua sự phân tầng xã hội về mặt giới tính
và thành phần giai cấp trong xã hội. Trong phần kết luận tác giả có viết:
“Thậm chí ngay trên bình diện xã hội của đối tượng nghiên cứu vẫn còn
những lĩnh vực khác vẫn chưa được khảo sát chẳng hạn như vấn đề về tên gọi
và tôn giáo, tên gọi và lứa tuổi, tên gọi và truyền thống, tên gọi và văn hoá…”
[19; tr.99].
3) Một số luận văn về tên riêng khác nữa có thể kể đến: Đặc điểm cấu
trúc ngữ nghĩa của tên (chính danh) người Nhật (có đối chiếu với tên người
Việt) của Vương Đình Hòa (2005), Đặc điểm cấu tạo của tên gọi thần linh đất
Việt của Nguyễn Phượng Anh (2007), Khảo sát tên chính danh người Việt xuất
hiện từ năm 2000 đến nay tại Thanh Hóa của Lê Thị Bích Phượng (2008), v.v.
Tính đến thời điểm hiện nay số lượng các công trình nghiên cứu về tên
riêng khá phong phú. Tuy nhiên đại đa số các công trình chỉ tập trung vào
mảng khảo sát, miêu tả đặc trưng ngoài ngôn ngữ học của lớp ký hiệu tên

riêng nhìn từ bình diện lịch sử học, dân tộc học. Đánh giá một cách khách
quan, công bằng thì lĩnh vực này chưa được quan tâm, chưa được nghiên cứu
xứng tầm so với vai trò quan trọng của nó trong hệ thống ngôn ngữ Việt cũng
như trong đời sống xã hội của người Việt.


6
Chính vì việc nghiên cứu tên riêng chưa được các nhà ngôn ngữ và
những người quan tâm chú ý cho nên việc tìm hiểu đặc điểm tên nhân vật
trong văn học là một vấn đề mới, một đề tài bỏ ngỏ, có thể thấy đây là công
việc rất khó khăn đòi hỏi người nghiên cứu phải rất tâm huyết đầu tư thời
gian, công sức, trí tuệ, mặc dù đây là đề tài hay, thú vị, góp phần không nhỏ
vào việc tìm hiểu tác phẩm văn học. Nhưng cho đến nay việc nghiên cứu tên
nhân vật trong tác phẩm văn học vẫn chưa dành được quan tâm đúng mức.
Nam Cao và Vũ Trọng Phụng là hai nhà văn nổi tiếng trong giai đoạn
văn học 1930 – 1945. Đến thời điểm hiện nay, đã có không ít bài báo, công
trình khoa học nghiên cứu về cuộc đời, con người và sáng tác của hai nhà văn.
Tuy nhiên phần lớn các công trình này tìm hiểu đề tài, chủ đề, cách xây dựng
nhân vật hoặc ngôn từ trong sáng tác của hai nhà văn chứ chưa thực sự quan
tâm, chú ý đến hình thức xây dựng tên nhân vật (tên nhân vật) của họ.
Cho nên, tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu đặc điểm tên nhân vật
trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Kết quả nghiên
cứu thiết nghĩ không chỉ góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ máu thịt giữa
ngôn ngữ với văn học, mà còn làm sáng tỏ hơn nữa sự kì diệu của ngôn ngữ
và văn học. Bắt đầu từ việc đặt tên khai sinh cho những đứa con tinh thần của
nhà văn trong mỗi tác phẩm. Thông qua việc đặt tên cho nhân vật mà người
đọc phần nào hình dung được thế giới nhân vật của tác phẩm, nắm bắt được
bút pháp và phong cách của nhà văn, góp phần thiết thực hơn nữa vào việc
giảng dạy ngôn ngữ qua tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: Đặc điểm tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao
và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng chúng tôi muốn hướng đến:
+ Khẳng định nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm
văn học. Tên gọi của nhân vật cũng là một khía cạnh nghệ thuật cần được
quan tâm, nghiên cứu.


7
+ Đánh giá khách quan về những đóng góp của Nam Cao và Vũ Trọng
Phụng, trước hết là về thế giới nhân vật, cách đặt tên nhân vật - nơi thể hiện
cái nhìn của tác giả về con người cũng như cuộc đời. Từ đó chúng tôi góp
tiếng nói khẳng định tài năng và vị trí của hai tác giả trong nền văn học Việt
Nam hiện đại nói riêng, văn học dân tộc nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu tên riêng nói chung và tên nhân vật
trong tác phẩm văn học nói riêng.
- Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài luận văn.
- Khảo sát cách đặt tên cho các nhân vật trong truyện ngắn của Nam
Cao và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
- Khảo sát cách sử dụng tên nhân vật và vai trò của tên nhân vật truyện
ngắn của Nam Cao và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau đây:
1) Phương pháp phân tích: để diễn giải các vấn đề thuộc phạm vi lý
thuyết về định danh, lí thuyết đặc điểm của tên riêng.
2) Phương pháp miêu tả: nhằm cụ thể hóa nội dung, ý nghĩa, khái quát
giá trị biểu trưng của đặc điểm ngôn ngữ tên nhân vật trong văn học.

3) Các thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại: áp dụng cho việc khảo
sát tên nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng. Tiếp đến là thống kê phân loại tên nhân vật theo các đặc tính đã
qui định.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng.


8
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc
điểm tên nhân vật trong 11 truyện ngắn: Nghèo, Chí Phèo, Dì Hảo, Ở hiền,
Tư cách mõ, Đời thừa, Quên điều độ, Lão Hạc, Lang Rận, Điếu Văn, Mò
Sâm panh của nhà văn Nam Cao và tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của
nhà văn Vũ Trọng Phụng.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lí luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm lí thuyết đặc điểm ngôn ngữ tên riêng
của người Việt nói chung, tên nhân vật trong tác phẩm văn học nói riêng; qua
đó làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tên nhân vật trong tác
phẩm văn học.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp người đọc hiểu biết thêm về tên, về đặc điểm
tên riêng của người Việt.
- Thông qua nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ tên nhân vật trong văn học
người đọc có thể vận dụng những kiến thức đó sau khi đã được hội đồng khoa
học công nhận vào việc giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông.
Giúp cho học sinh hiểu rõ hơn vai trò của ngôn ngữ xã hội góp phần không

nhỏ trong sự thành công của một tác phẩm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến luận văn
Chương 2. Đặc điểm cách đặt tên cho các nhân vật trong truyện ngắn
Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Chương 3. Cách sử dụng tên nhân vật và vai trò, ý nghĩa của tên nhân
vật trong truyện ngắn Nam Cao và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1. Khái quát một số vấn đề lí thuyết về tên người
1.1.1. Khái quát về tên riêng
Trong các loại tên riêng, tên riêng chỉ người là đối tượng quan trọng
nhất. Vì nó có chức năng gọi tên riêng biệt của con người cụ thể trong hoạt
động giao tiếp. Đồng thời nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học, như: ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học, lịch sử học và xã hội học.
Mỗi cộng đồng dân tộc trong một quốc gia, hay các quốc gia trên thế giới đều
có hệ thống ngôn ngữ riêng và có những đặc điểm văn hóa độc đáo khi đặt tên
cho con người. Nghiên cứu về tên riêng nhân vật là một vấn đề độc đáo, đem
lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Tên người thông thường (bao gồm cả họ, tên đệm và tên cá nhân hoặc
có các thành tố khác, như : tên hiệu, tên tự, bút danh…). Ví dụ : tên người
Việt: Trần Phú, Nguyễn Đình Chiểu, Hữu Thỉnh, Tố Như, … tên nước ngoài
phiên âm qua tiếng Việt: Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Valađimia I Lích Lê Nin, ….
- Tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức phong kiến được cấu tạo theo kiểu
danh từ chung (đế, vương, tông, tổ, hầu, tử, phu tử…) kết hợp với các danh từ

riêng. Ví dụ : Hưng Đạo Vương, Mai Hắc Đế, La Sơn Phu Tử, …
- Tên người cấu tạo bằng cách kết hợp các bộ phận vốn là danh từ
chung (ông, bà, thánh, nghè, cử, tú, đồ, đề, đội…) với bộ phận tên gọi cụ thể.
Ví dụ : Ông Gióng, Tú Xương, Đồ Chiểu, ….
- Tên các nhân vật trong các tác phẩm văn học. Ví dụ : Chí Phèo, Lang
Rận, Xuân Tóc Đỏ, Tràng, Mị, A Phủ …
- Tên dân gian thường gọi hoặc suy tôn đối với một nhân vật nổi tiếng.
Ví dụ : Bà Huyện Thanh Quan, Bà Chúa Thơ Nôm, ...
Ai sinh ra cũng có một cái tên để gọi, để phân biệt với người khác. Cái
tên có thể mang một ý nghĩa riêng của nó. Cho nên, việc đặt tên cho con rất
quan trọng, trở thành một nét văn hóa của người Việt. Xã hội ngày càng phát


10
triển việc đặt tên cho con càng được người Việt quan tâm chú trọng. Tên gọi
không chỉ để xưng danh mà tên gọi là một trong những yếu tố phản ánh rõ nét
dấu hiệu của văn hóa gia đình. Nó liên quan đến truyền thống gia đình, nếp
sống gia đình, tín ngưỡng, ước mơ, quan niệm giáo dục và học vấn của cha mẹ.
Một người có thể có nhiều tên. Việt Nam thời Trung đại, ngoài tên tục
hay húy do cha mẹ đặt tên bộ (tên ghi vào sổ bộ đinh hàng giáp) [46; tr.227],
tên tự, tên hiệu, tên thụy… Ngày nay thì có tên chính trong giấy khai sinh,
ngoài ra còn có tên thường gọi, biệt danh, bút danh…. Chẳng hạn : Nhà thơ
Tản Đà – tên khai sinh Nguyễn Khắc Hiếu, bút danh Tản Đà gắn liền với núi
Tản, sông Đà, hai địa danh của quê hương nhà thơ. Nhà văn Tô Hoài – tên
khai sinh là Nguyễn Sen, bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô
Lịch và phủ Hoài Đức.
Tên Tự là tên đặt cho người con trai, khi người đó đã đủ mười năm tuổi,
có thể do cha mẹ đặt hay bản thân đương sự đặt ra bằng cách chiết tự từ tên
chính (tên Húy). Tên Tự bao giờ cũng có hai chữ bằng chữ Hán. Ý nghĩa của
tên tự do ý nghĩa của tên chính mà có. Và tên này thường chỉ có những người

có học hoặc gia đình khá giả đặt. Ví dụ: Nguyễn Thanh Minh, tự Thanh
Quang. Quang là ánh sáng, Thanh Quang là ánh sáng trong lành được đặt làm
tên tự, do tên Minh theo Hán ngữ có nghĩa là sáng sủa do chữ nhật (mặt trời)
và chữ nguyệt (mặt trăng) hợp thành.
Tên Hiệu: là tên vốn để gọi chỗ ở, nhà ở, nơi đọc sách, viết văn và đôi
khi là để thể hiện tâm chí của cá nhân. Ví dụ: Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai.
Nguyễn Du hiệu là Thanh Hiên, Cao bá Quát, hiệu Cúc Đường. Lê Quý Đôn
hiệu Quế Đường, …
Tên Thụy: Là tên dùng sau khi qua đời (ngày nay không còn dùng loại
tên này). Tên hèm thường là do dân đặt, được tự chọn khi tuổi về già và để
khi qua đời dùng để cúng giỗ và thờ phụng.
Tên thường gọi: có thể là tên chính, cũng có thể là một tên khác mà
người trong gia đình và xã hội gọi hàng ngày.


11
Ngoài ra, ngày nay chúng ta còn có thêm nhiều loại tên khác như: biệt
danh, bí danh, bút danh, bút hiệu (danh hiệu của nghững người cầm bút: nhà
văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu… Ví dụ Vũ Trọng Phụng có bút danh Thiên Hư,
Nguyễn Kim Thành bút danh là Tố Hữu), nghệ danh (danh hiệu của các diễn
viên sân khấu, điện ảnh, ca sĩ, nhạc công…), pháp danh (tên đạo…).
1.1.2. Một số vấn đề về tên riêng người Việt
1.1.2.1. Cấu tạo của tên riêng người Việt
Trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt cũng như từ và các đơn vị
tương đương với từ, tên người Việt cũng được xem là một đơn vị định danh.
Chức năng của chúng dùng để gọi tên người. Trong số các kiểu tên gọi
người, tên chính danh của người Việt là một loại tên gọi có cấu trúc phức
hợp dưới hình thức một nhóm hay một tổ hợp các yếu tố có cấu trúc và chức
năng khác nhau.
Theo Phạm Tất Thắng [45; tr.80], Tên riêng (tên chính danh) người

Việt được tạo thành từ ba yếu tố có cấu trúc và chức năng riêng. Đó là yếu tố
Họ, yếu tố Đệm và yếu tố Tên cá nhân. Đây là những đơn vị định danh biệt
lập hoặc có giá trị biệt lập. Trong bài nghiên cứu này, Phạm Tất Thắng đã đưa
ra mô hình cấu trúc tổng quát của tất cả các trường hợp định danh người Việt:
Họ - Đệm - Tên cá nhân
- Danh tố Họ: Danh tố Họ (còn gọi là tên Họ) luôn đứng ở vị trí đầu
tiên trong cấu trúc của tổ hợp. Như vậy nếu so sánh vị trí của tên họ người
Việt với vị trí của tên họ trong tên gọi của các dân tộc khác trên thế giới, thì
tên họ của người Việt đứng ở vịt trí thứ nhất. Trong khi đó vị trí của tên họ
trong tên gọi của một vài dân tộc ở châu Âu lại đứng ở vị trí cuối cùng trong
cấu trúc tên. Chẳng hạn như trong tên gọi của một người Anh là John E.
Smith thì Smith là tên họ, …
Chức năng cơ bản của danh tố họ là dùng để gọi tên họ (hay dòng họ)
của đối tượng được mang tên.


12
Họ là một tập hợp người có mối quan hệ với nhau về huyết thống. Họ
còn là một tập hợp những người có quan hệ với nhau theo trật tự, tôn ti. Do
vậy, nói đến họ là nói đến tên riêng của cả một nhóm người.
Tên họ của người Việt có cả cấu trúc đơn và kép. Cụ thể như sau:
+ Tên họ đơn: là các tên họ chỉ tồn tại dưới hình thức đơn âm tiết
(tiếng, chữ), tức họ đơn chỉ gồm một thành tố. Trước đây và hiện nay, tên họ
đơn thường được xem là hình thức tên gọi cơ bản và chủ yếu đối với tên họ
của người Việt. Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được một
cách chính xác số lượng các tên họ đơn của người Việt là bao nhiêu. Các số
liệu mà chúng ta biết đến chỉ là con số phỏng đoán.
+ Tên họ kép: là một tổ hợp đa âm tiết (thường là hai) dùng để gọi tên
một dòng họ duy nhất và xác định. Ví dụ: Tôn Thất, Tôn Nữ, Nguyễn Hữu,
Hoàng Phủ, … Nếu xét về mặt nguồn gốc, theo Nguyễn Kim Thản, người

Kinh không có tên họ kép kiểu Âu Dương, Gia Cát, Tư Mã, … như tên họ kép
của người Trung Quốc. Có thể các tên họ kép của người Kinh được hình
thành sau những tên họ đơn có sẵn.
- Danh tố Đệm: Trong hệ thống tên riêng chỉ người, tên đệm cũng
được xem là một đơn vị định danh dùng để gọi tên đệm của một người. Khi
tham gia vào việc hình thành tên chính danh, tên đệm luôn đứng sau tên họ và
trước tên cá nhân. Chức năng chủ yếu của chúng là dùng để phân biệt giới
tính. Ngoài ra tên đệm còn tham gia vào việc thể hiện chức năng xã hội và
chức năng thẩm mĩ.
Tên đệm thường xuất hiện dưới những hình thức sau:
+ Tên đệm Zero là hình thức tên đệm không hiện diện trong tên gọi
(còn gọi là trường hợp không có tên đệm). Chức năng chủ yếu của tên đệm
Zero là dùng để gọi tên đệm của nam. Ví dụ: Phạm Hổ, Nguyễn Lân,
Nguyễn Khải…
+ Tên đệm là Văn và Thị là hai tên đệm xuất hiện tương đối phổ biến
trong các tên gọi của người Việt. Chức năng chủ yếu của hai tên đệm này là


13
dùng để phân biệt giới tính: Văn dùng trong tên của Nam và Thị dùng trong
tên của nữ.
+ Các hình thức tên đệm khác Văn và Thị thường được biểu hiện dưới
nhiều hình thức phong phú, đa dạng và với số lượng không xác định. Tuy
nhiên để phân biệt giới tính các hình thức tên đệm này thường được tập hợp
thành từng nhóm. Chẳng hạn, để gọi tên đối tượng nam, bên cạnh tên đệm
Văn còn có nhiều hình thức tên đệm khác như: Công, Duy, Đức, …
- Danh tố Tên cá nhân: danh tố tên cá nhân thường được gọi là Tên,
Tên riêng, Tên chính. Trong toàn bộ cấu trúc của tên chính danh người Việt,
gánh nặng khu biệt cho tính cá thể đơn nhất của đối tượng chủ yếu rơi vào
danh tố Tên cá nhân. Do đó, so với các danh tố tên họ và tên đệm, tên cá nhân

giữ vị trí chủ đạo và quan trọng nhất. Chính vì thế, trong các hoạt động giao
tiếp, đặc biệt là giao tiếp hội thoại, Tên cá nhân thường được tách ra và sử
dụng một cách độc lập và có thể thay thế cho toàn bộ cấu trúc của tên gọi.
Về cấu tạo, tên cá nhân có hình thức đơn âm tiết là chủ yếu (còn gọi là
tên đơn). Cấu trúc này phù hợp với đặc điểm tiếng Việt và thói quen truyền
thống trong cách đặt tên và gọi tên một âm tiết (tiếng, chữ) của người Việt.
Hiện nay, với thị hiếu thẩm mĩ người Việt đang ưu chuộng cách đặt tên cá
nhân có cấu trúc phức hợp hơn (gọi là tên kép).
+ Tên đơn: là tên gọi chỉ có cấu tạo đơn âm tiết (tiếng, chữ), chỉ gồm
một thành tố. Ví dụ: Dũng trong Phạm Văn Dũng, Hùng trong Phạm Hùng,
… So với tên kép thì hình thức tên đơn chiếm ưu thế hơn hẳn, là hình thức đặt
tên truyền thống của người Việt. Đồng thời ngoài chức năng phân biệt tính cá
thể, đơn nhất của đối tượng được gọi tên, các hình thức tên đơn còn có khả
năng khu biệt giới tính, mặc dù đó không phải là chức năng chủ yếu của tên
cá nhân.
+ Tên kép: là tên cá nhân có cấu tạo phức hợp gồm hai đến hơn hai
thành tố kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một kết cấu vững chắc để chỉ
một ý nghĩa nhất định. Ví dụ: Hòa Bình trong Trần Hòa Bình, … Sự xuất hiện


14
của tên kép trong tên gọi người Việt có thể khắc phục được hiện tượng đồng
âm trong các tên đơn và chủ yếu là đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ trong cách
đặt tên của người Việt.
Tóm lại, trong cấu trúc tên chính danh của người Việt, tên cá nhân luôn
đứng ở vị trí cuối cùng sau vị trí của tên đệm.
1.1.2.2. Ý nghĩa của tên riêng người Việt
Tên cá nhân hay tên riêng được xem là yếu tố quan trọng nhất có ý
nghĩa quyết định đến sự khu biệt tính cá thể đơn nhất và có ý nghĩa quyết định
đến sự khu biệt về mặt hình thức, tính cá thể đơn nhất của đối tượng được gọi

tên chủ yếu được biểu hiện thông qua nội dung (ý nghĩa) của tên gọi. Có thể
nói, mỗi hình thức tên gọi đều chứa đựng một nội dung mang ý nghĩa hàm chỉ
khác nhau. Ví dụ, cùng một kí hiệu gọi là Hồng, ở người này có ý nghĩa hàm
chỉ về Phẩm chất, đạo đức, ở người khác lại chỉ màu sắc, … Cho nên, việc
tìm hiểu các phạm vi ý nghĩa tên người của một cộng đồng dân tộc nhất định
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các giá trị truyền thống văn hóa, xã
hội của dân tộc đó thông qua hình thức đặt tên và gọi tên người.
Chính vì vậy, cơ sở phân loại của các kiểu ý nghĩa trong tên người chủ
yếu phải dựa vào phạm vi của các sự vật, hiện tượng hay quá trình, … được
phản ánh vào trong từ.
Phạm Tất Thắng[45 ;tr.85] đã phân loại các kiểu ý nghĩa của tên riêng
như sau:
* Phân loại các kiểu ý nghĩa của tên người theo đặc điểm từ vựng – ngữ
nghĩa: Theo cách phân loại này, ý nghĩa hàm chỉ của tên cá nhân biểu hiện
trong các nhóm ý nghĩa hàm chỉ sau:
- Nhóm ý nghĩa hàm chỉ sự vật: bao gồm các loại tên gọi động vật,
thực vật và các vật thể tồn tại trong thực tế khách quan.
+ Nhóm ý nghĩa hàm chỉ tên gọi động vật bao gồm các tên gọi chỉ động
vật hoang dã, tên gọi các loài chim, tên gọi các loài cá, … cụ thể:


15
Tên gọi của các loại động vật hoang dã (hổ, báo, trăn, …): ví dụ; Phạm
Đình Hổ, Lê Văn Báo, … Trong nhóm tên gọi các động vật hoang dã này có
thể kể đến các tên gọi Hán – Việt cũng có ý nghĩa chỉ động vật theo cách tính
năm âm lịch như: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, … Ví dụ; Trần Mão,
Nguyễn Văn Tí, Trần Thìn, …
Tên gọi của các loài chim (loan, phượng, oanh, yến, …): Ví dụ;
Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hoàng Yến, …
Tên gọi các loài cá (rô, mè, chạch, chép, …) : Ví dụ; Vũ Văn Chạch,

Phạm Văn Rô, … Nhóm ý nghĩa tên gọi này thường chỉ thấy trong tên gọi của
những người sống trong các vùng của nông thôn, chủ yếu trong thời kì phong
kiến. Hiện nay ít được sử dụng.
+ Nhóm ý nghĩa hàm chỉ tên gọi thực vật bao gồm tên gọi các loại hoa
quả, tên gọi các loại thảo mộc, …
Tên gọi các loài quả (Bưởi, bòng, chanh, mận, cam, chanh, na, đào, …)
: Ví dụ; Phạm Thị Bưởi, Đàm Thị Đào, …
Tên gọi của các loài hoa (Huệ ,mai, sen, lan, cúc, ngọc lan, …) : Ví dụ
: Phạm Thị Cúc, Vũ Thị Lan, …
Tên gọi của các loại thảo mộc (Quế, hồi, tùng, bách, …) : Ví dụ ; Trần
Tùng, Phạm Thị Hồi, …
+ Nhóm ý nghĩa hàm chỉ tên gọi các vật thể bao gồm tên gọi các kim
loại, tên gọi các chất liệu tồn tại trong thế giới tự nhiên như :
Tên gọi các kim loại (đồng, chì, thép, vàng, bạc, thiếc …) : Ví dụ;
Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Vàng, Hà Thị Thiếc…
Tên gọi các chất liệu khác (gạch, đá, cát, sỏi, …) : Ví dụ; Nguyễn Thị
Sỏi, Phạm Xuân Cát,…
- Nhóm chỉ các hiện tượng của tự nhiên và xã hội :
+ Nhóm tên gọi các hiện tượng của thế giới tự nhiên như : mây, mưa,
vũ, phong, tuyết, nguyệt, … Ví dụ: Đàm Văn Phong, Nguyễn Thị Tuyết,


16
Nguyễn Thị Mây, Lưu Minh Vũ… Nhóm này có phạm vi sử dụng rộng rãi
trong mọi tần lớp, giai cấp, địa bàn cư trú.
+ Nhóm tên gọi của các mùa trong năm như: xuân, hạ, thu, đông. Ví
dụ: Trần Văn Đông, Đàm Thị Hạ, Nguyễn Thị Thu, Trần Hương Xuân…
+ Nhóm tên gọi chỉ phương hướng: đông, tây, nam, bắc. Ví dụ: Vũ Thị
Bắc, Đỗ Hoài Nam, …
+ Nhóm tên gọi các nhân danh và địa danh bao gồm: tên gọi các nhân

vật lịch sử, tên gọi các văn nghệ sĩ nổi tiếng, tên các nhân vật trong tác phẩm
văn học, tên quê hương, tên danh lam thắng cảnh, …
+ Nhóm tên gọi các khái niệm trừu tượng bao gồm tên gọi các khái
niệm về lịch sử, chính trị, tên gọi chỉ màu sắc, tên gọi chỉ số từ và số thứ tự,
tên gọi các thuật ngữ chuyên môn, …
- Nhóm nghĩa hàm chỉ con người và sinh hoạt của con người. Nhóm
này được chia thành hai nhóm nhỏ:
Nhóm thứ nhất ý nghĩa chỉ về các đặc điểm tâm sinh lý của con người như:
Các từ chỉ về giới tính: nam, nữ, gái, trai, … Ví dụ: Đặng Văn Nam,
Nguyễn Văn Trai, Phạm Thị Gái, …
Các từ chỉ về đặc điểm tâm sinh lý của con người: cao, gầy, béo, lùn, …
Các từ chỉ đặc điểm khi sinh nở như: rơi, rụng, thêm, bớt, …
Các từ chỉ sự khỏe mạnh về thể chất: khỏe, mạnh, cường, …
Các từ chỉ về sự phát triển của trí tuệ con người: giỏi, minh, sáng, tài, …
Các từ chỉ về phẩm chất đạo đức: hiếu, hiền, ngoan, lành, chung,
hảo, thảo, …
Nhóm thứ hai có ý nghĩa hàm chỉ về đời sống vật chất và tinh thần của
con người như:
Tên gọi chỉ về đời sống vật chất của con người: giàu, sang, phú, quý, ….
Tên gọi chỉ các phương tiện phục vụ cho việc ăn ở của con người như:
lều, cột, cốc, chén, …
Tên gọi chỉ các phương tiện đi lại: Tàu, bè, thuyền, …


17
Tên gọi chỉ các công cụ học tập: Sách, vở, bút, mực, …
Tên gọi chỉ tiền tệ: ngân, hào, xu, trinh, tiền, …
Tên gọi chỉ nghề nghiệp: Sĩ, nông, công, thương, …
* Phân loại các kiểu ý nghĩa hàm chỉ dựa vào đặc điểm từ vựng ngữ pháp
Theo cách phân loại này, ý nghĩa hàm chỉ trong tên người được quy về

các nhóm từ loại sau:
- Từ loại danh từ: Danh từ là những từ dùng để gọi tên người, sự vật,
hiện tượng hay quá trình trong hiện thực khách quan.
- Tên gọi là các tình từ: tính từ là những tên gọi chỉ phẩm chất của sự
vật. Tính chất của sự vật có thể được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các đặc
điểm về hình khối, màu sắc, phẩm chất, dung lượng, …
- Tên gọi là số từ: số từ là các tên gọi chỉ số lượng hoặc theo thứ tứ của
các sự vật. Trong số từ, có hai loại: loại chính xác như: một, hai, ba, bốn, …
và số thứ tựu như thứ nhất, thừ nhì, thứ ba, …
- Tên gọi là động từ: động từ là lớp từ chỉ về hoạt động của sự vật. Tên
người thường ít sử dụng đến động từ làm ký hiệu cho tên gọi.
Tóm lại, các phạm vi ý nghĩa hàm chỉ trong tên gọi cá nhân của người
Việt thường được biểu hiện qua hai đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và từ vựng
- ngữ pháp của các từ.
1.2. Nhân vật và tên nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1. Khái quát về tên nhân vật trong tác phẩm văn học
Trong những sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhất là trong truyện ngắn,
tiểu thuyết, nhân vật có một vị trí vô cùng quan trọng. Đối với truyện ngắn và
tiểu thuyết, việc sáng tạo thế giới nhân vật được xem là yếu tố quan trọng
hàng đầu. Theo V.E. Khalizev, nhân vật “là phương diện tất yếu quan trọng
nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm tự sự và kịch – nó là phương diện có
tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm ấy, quyết định phần lớn vừa cốt
truyện vừa lựa chọn chi tiết vừa phương tiện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu


18
nữa” [44; tr.189]. Thông thường, đối tượng trung tâm của văn học là con
người. Nhưng nhân vật, theo quan niệm của B. Brecht “không phải đơn giản
là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được
khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [44;tr.189]. Hay theo nhà

văn Tô Hoài « Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác »
Vì thế nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ,
không thể đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân
vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể
hiện quan niệm của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa
trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ
thống một tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ
rõ nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật và tác giả”. Theo B. Bakhtin, tương
quan “nhân vật – tác giả” phụ thuộc vào hai nhân tố.
Một là lập trường (công nhiên hoặc che dấu) của tác giả trong quan hệ
với nhân vật (lập trường đó có thể anh hùng hóa, mỉa mai, chế nhạo, đồng
cảm…).
Hai là bản chất thể loại của tác phẩm (ví dụ trong văn trào phúng sẽ có
kiểu quan hệ của tác giả với nhân vật khác với trong văn xuôi tâm lí). Tùy
thuộc vào hệ thống nghệ thuật của nhà văn, có những mức độ tự do khác nhau
của nhân vật đối với tác giả.
Thực tiễn sáng tác phê bình nghiên cứu đã nêu lên nhiều kiểu và loại
nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau. Do vị
trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm, người ta nêu ra “nhân vật chính” và
“nhân vật phụ”. Do phục vụ cho việc truyền đạt và đánh giá và thể hiện lý
tưởng xã hội của nhà văn, người ta nêu ra “nhân vật phản diện” “nhân vật
chính diện”- cách phân biệt này tuy ước lệ, nhưng lại tiêu biểu cho sáng tác
của khá nhiều xu hướng văn học. Do gắn với nhiều thể loại văn học khác
nhau, người ta phân biệt “nhân vật tự sự”, “nhân vật trữ tình”, “nhân vật


19
kịch”. Ngoài ra các kết quả nghiên cứu sâu vào từng xu hướng và thời đại văn
học còn cho phép nói tới các kiểu “nhân vật loại hình” như: nhân vật chức

năng, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng…
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc dòng
phong cách. Có thể nói, nhân vật là nơi kết tinh tư tưởng và tài năng của các
nhà văn Việt Nam nói chung và các nhà văn hiện thực Việt Nam nói riêng. Vì
vậy, nói tới chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX,
không thể không nghiên cứu nhân vật, một trong những thành tựu nổi bật của
trào lưu văn học này.
Trong tác phẩm của mình, những nhà văn hiện thực đã sáng tạo nên
một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng, phong phú, sống động và độc đáo.
Hầu như có bao nhiêu loại người trong xã hội Việt Nam đương thời thì cũng
có bấy nhiêu loại nhân vật văn học hiện thực. Có thể nói, đó là cả một viện
bảo tàng nghệ thuật trưng bày con người Việt Nam trước cách mạng. Mỗi nhà
văn hiện thực, bằng tài năng của mình, đã tạo nên một thế giới nhân vật riêng,
với những nét riêng trong nghệ thuật điển hình hóa, không ai giống ai.
1.2.2. Khái quát đặc điểm tên nhân vật trong tác phẩm văn học
Như chúng ta đã nói ở trên, trong cuộc đời, sinh ra ai cũng có một cái
tên. Với tác phẩm văn học, nhà văn đặt tên hay không đặt tên cho nhân vật
đều mang dụng ý của nhà văn ở trong đó.
Tên nhân vật là một trong những yếu tố làm nên nhân vật. Tên nhân vật
trước hết dùng để gọi tên, phân biệt nhân vật này với nhân vật khác nhưng đôi
khi tên nhân vật không phải như vậy. Tên nhân vật cùng với nghề nghiệp,
diện mạo, ngôn ngữ ít nhiều thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật. Khi
nhà văn lựa chọn, đặt tên cho nhân vật tức là đã có ý thức, quan niệm về con
người, nhất là đối với nhân vật trung tâm, nhân vật có “vấn đề”. Do vậy tên
nhân vật có thể được xem là những biểu tượng của phương tiện ngôn ngữ về
chính nhân vật ấy.



×