Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ Tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong một số truyện ngắn của Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 95 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TÍN HIỆU NGÔN NGỮ PHI LỜI
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HIÊN

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

i

To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hiên đã
nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giảng dạy các bộ môn
và tập thể cán bộ Phòng quản lý Sau đại học, Phòng quản lý Khoa học Trường Đại
học Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải
Phòng đã tạo điều kiện cho tôi có thể đảm bảo thời gian để học tập và thực hiện
luận văn.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
chân tình của các thành viên trong gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp,... Tôi xin
được trân trọng ghi nhớ và cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................. VI
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 7
1.1. Hội thoại và tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại .............................. 7
1.1.1. Hội thoại .................................................................................................. 7
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại ............................................. 12
1.2. Vài nét về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám ........................................................................................................ 21
1.2.1. Tác giả Nam Cao ................................................................................... 21
1.2.2. Vài nét về truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 .. 22
1.3. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ PHI LỜI TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM ................................................................................................. 26
2.1. Giới thiệu chung về việc khảo sát ............................................................ 26
2.2. Các tín hiệu ngôn ngữ phi lời xét từ phương diện cái biểu hiện (tức là từ
mặt hình thức của tín hiệu).............................................................................. 27
2.3. Các tín hiệu ngôn ngữ phi lời xét từ phương diện cái được biểu hiện –
mặt nội dung của tín hiệu (thể hiện qua hành vi ở lời) ................................... 30
2.3.1. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời đồng nghĩa về cái được biểu hiện .............. 30

2.3.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời đa nghĩa về cái được biểu hiện ................... 51
2.3.3. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời đơn nghĩa về cái được biểu hiện ................. 56
2.4. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 57
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ PHI LỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ......................................................... 58
3.1. Vai trò của các tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại ........................ 58
3.1.1. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời thay thế cho một phát ngôn ......................... 58


iv
3.1.2. Vai trò trợ lời của tín hiệu ngôn ngữ phi lời ......................................... 59
3.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời góp phần khắc họa tính cách nhân vật ........... 68
3.2.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 68
3.2.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời với việc khắc họa một số nhân vật điển hình .....69
3.3. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời góp phần thể hiện tính chân thực và sinh động
cho cuộc thoại của các nhân vật ...................................................................... 76
3.4. Tiểu kết chương 3..................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

THNNPL


Tín hiệu ngôn ngữ phi lời

CBH

Cái biểu hiện

CĐBH

Cái được biểu hiện

VD

Ví dụ

Tp,tr

Tác phẩm, trang


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu
bảng và
sơ đồ

Tên bảng và sơ đồ

Trang


1.1

Mối quan hệ của các nhân vật tham gia hội thoại

10

1.2

Phân loại các tín hiệu ngôn ngữ phi lời

20

1.3

Phân loại các yếu tố phi ngôn từ

21

2.1

Bảng thống kê số lần sử dụng tín hiệu ngôn ngữ phi lời

27

2.2

Bảng thống kê các tín hiệu ngôn ngữ phi lời

29



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin, tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc giao tiếp
có thể xảy ra ngay cả khi không có ngôn từ nào được phát ra. Trong nhiều hoàn
cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp đương diện (mặt đối mặt), người ta có thể dùng
các phương tiện như cử chỉ, tư thế và điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, hành động,…của
cơ thể để phụ trợ, thay thế cho lời. Trong tình huống cụ thể, mỗi biểu hiện, cử chỉ,
điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,…đều mang một ý nghĩa nhất định. Tác động qua lại giữa
cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,...và ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một
hành động giao tiếp cụ thể.
Nguyễn Văn Lê trong cuốn “Tài liệu giao tế nhân sự - Giao tiếp phi ngôn
ngữ” cho rằng: “Trong giao tiếp, kênh lời nói và chữ viết là kênh ngôn ngữ, còn các
kênh nét mặt, tư thế, cử chỉ, trang phục, cự li là các thành phần của sự giao tiếp phi
ngôn ngữ” [23]. Những kênh này không nói bằng lời cụ thể nhưng lại hàm chứa
những thông tin rất chuẩn xác, chân thật giúp ta nhận diện và hiểu được những
thông điệp, tình cảm, tính cách của người đối thoại một cách trọn vẹn hơn. Các kênh
giao tiếp này được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn
ngữ cơ thể, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn hiệu, các phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ, giao tiếp không lời, các phương tiện á ngữ học, yếu tố phi lời,… Người viết
xin được gọi chúng là các tín hiệu ngôn ngữ phi lời (THNNPL)
1.2. Trong tác phẩm văn học, khi xây dựng hình tượng nhân vật, ngoài việc
xây dựng các lời thoại, các nhà văn còn đặc biệt chú ý sử dụng các THNNPL đồng
thời với lời thoại. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, trong số các nhà văn
hiện thực trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao là một nhà văn có nhiều dụng công
trong việc sử dụng các yếu tố THNNPL để hỗ trợ bổ sung và làm tăng giá trị thể
hiện của các yếu tố ngôn từ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, vấn đề tìm hiểu,
nghiên cứu về các THNNPL nói chung cũng như việc sử dụng chúng trong thực tế

giao tiếp đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.


2
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong
một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”
2. Lịch sử vấn đề
Khi ngôn ngữ chưa hình thành, các yếu tố phi ngôn ngữ và những âm thanh
phát ra từ cổ họng là yếu tố duy nhất trong giao tiếp. Nói cách khác, ngôn ngữ phi
lời là phương tiện giao tiếp cổ xưa nhất của loài người. Khi ngôn ngữ nói ra đời thì
các THNNPL cũng không mất đi, trái lại nó vẫn là công cụ hỗ trợ giao tiếp bẩm
sinh. Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...được coi là phương tiện giao tiếp thuận tiện nhất,
tiết kiệm nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất sau ngôn ngữ âm thanh.
2.1. Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học đã bỏ ra nhiều công sức đi tìm
hiểu thông điệp do cử chỉ, điệu bộ mang lại. Đầu tiên phải kể đến nhà tự nhiên học
nổi tiếng Charles Robert Darwin (1809 - 1882) với cuốn sách “Sự biểu hiện của con
người và động vật” cùng những nghiên cứu hiện đại về giao tiếp không lời của ông.
Những nghiên cứu này cho thấy, về cơ bản, ngôn ngữ cơ thể là một sự pha trộn của
các cử chỉ, động tác, điệu bộ, ánh mắt, tư thế, giọng điệu của người nói.
J. Vendryes, nhà ngôn ngữ học người Pháp, trong cuốn “Ngôn ngữ, giới thiệu
ngôn ngữ học lịch sử” (1921) cho rằng: “Ngôn ngữ là một hành động sinh lí trong đó
nó thực hiện một số bộ phận cơ thể”. Như vậy, “ mọi giác quan đều có thể là cơ sở để
tạo ra ngôn ngữ. Có ngôn ngữ khứu giác và ngôn ngữ xúc giác, ngôn ngữ thính giác
và ngôn ngữ thị giác. Ngôn ngữ thính giác đôi khi đi kèm hoặc thường được thay thế
bằng ngôn ngữ thị giác (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...)
Allan Bease, bậc thầy về giải mã hành vi của người khác thông qua ngôn ngữ cơ
thể, tác giả của những cuốn sách “Ngôn ngữ cơ thể”(Body Language,1978),“Cuốn
sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể” (The Definitive Book of Body language, 2008) đã
có những nghiên cứu rất sâu sắc về ý nghĩa, cách thức, tính văn hóa của các cử chỉ,
điệu bộ khi giao tiếp. Với ông, mỗi ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, bàn tay, hay thậm chí

chỉ là một cái nhún vai cũng đều trở thành tấm gương soi trong suốt để nhận diện
con người.
Bên cạnh những bài viết trên còn có những cuốn sách, bài viết nghiên cứu về
cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... kèm lời như “Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ” của Atenla


3
Aleniko, “Ngôn ngữ cơ thể” của Julias Fast, “Nhận biết con người qua hành vi” của
Gerard J. Nierenberg & Heney H. Carlero, “Giải mã ngôn ngữ cơ thể -Ý nghĩa ẩn
sau cử chỉ và nét mặt” của Judi James, “Sức mạnh của ngôn ngữ không lời” của
Carol Kinsey Goman,....
2.2. Ở nước ta, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước, các nhà ngôn ngữ
học khi nghiên cứu ngôn ngữ đều thừa nhận, thậm chí còn nhấn mạnh vai trò của
của những yếu tố kèm lời này trong giao tiếp.
Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa viết trong giáo trình “Phong cách học
tiếng Việt”: “Muốn nói tốt, không những phải biết suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử
dụng lời nói với cách phát âm đúng và rõ kết hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ dáng
điệu để người nghe có thể hiểu ngay, hiểu hết ý tứ mình. Còn muốn nghe tốt thì cần
phải biết tổng hợp ý nghĩ của lời nói với sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua ngữ điệu,
nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói để có thể hiểu ngay, hiểu hết tình ý của người
nói”.[20]
Trong giáo trình “Đại cương về ngôn ngữ học”, tác giả Đỗ Hữu Châu khi bàn
về các vận động hội thoại đã chia ra vận động trao lời và vận động trao đáp. Trong
đó vận động trao lời: Là vận động của người nói A nói ra và hướng lời nói của mình
về phí B. A có những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) hướng tới người
nhận hoặc tự hướng về mình để bổ sung cho lời nói. Vận động trao đáp: Người nói
B đáp lời người nói A, B có thể hồi đáp bằng những yếu tố kèm ngôn ngữ như cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười,...[4]
Tác giả Hồ Lê, trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ”, cũng bàn về phương
tiện ngôn ngữ phi lời: “Những cử chỉ điệu bộ và những phương tiện phi ngôn ngữ

nói chung kèm theo lời được gọi là ngôn hiệu” [21]. Trong quá trình tương tác hội
thoại những người đối thoại có thể tác động lẫn nhau bằng lời, bằng cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, bằng thái độ khi nói năng và bằng bối cảnh - điều kiện, không khí được tạo
ra cho sự đối thoại. Trong số này, nội dung của lời thường được coi là phương
tiện/công cụ tương tác quan trọng nhất. Nhưng trong thực tế không nhất thiết luôn
luôn như thế. Mà có khi, những phương tiện/công cụ khác lại tỏ ra quan trọng hơn.
Ví dụ, cũng là câu nói “ Chị giỏi nhỉ” nhưng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có
ý mỉa mai hay không chân thành thì nội dung câu nói tất bị hiểu khác hẳn.


4
Tác giả Thục Khánh trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử
chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp”, Tạp chí ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ học, (số
3,1/1990) khẳng định ngôn ngữ và cử chỉ là “hai mặt của một chỉnh thể trong giao tiếp:
“Ngoài ngôn ngữ âm thanh, con người còn dùng nhiều hệ thống tín hiệu phi lời hay còn
được gọi là ngôn ngữ không lời (silent language) để tiến hành hoạt động giao tiếp của
mình. Trong nói năng, đặc biệt là trong đối thoại, ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ như hai
mặt của một chỉnh thể giao tiếp”[17]
Nguyễn Thiện Giáp đã gọi những biểu hiện của nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,
điệu bộ, tư thế, hành vi động chạm, … là “những yếu tố phi lời trong hội thoại” và
đánh giá: “Những yếu tố phi lời xuất hiện song song với các tín hiệu bằng lời, hòa
lẫn với các tín hiệu bằng lời, cùng với các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ
thống giao tiếp trọn vẹn” [12]
Tác giả Nguyễn Quang là một người có nhiều nghiên cứu về loại phương
tiện giao tiếp phi lời này. Trong cuốn sách “ Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn
hóa” đã phân tích khá chi tiết giao tiếp phi ngôn từ thông qua cận ngôn ngữ và
ngoại ngôn ngữ. Tác giả chia ngoại ngôn ngữ thành ba loại: ngôn ngữ thân thể,
ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường. Trong ngôn ngữ thân thể bao gồm: nhãn
giao, diện hiện, đặc tính thể chất, cử chỉ, tư thế, hành vi động chạm,…[28].
Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các tác giả

trong và ngoài nước thừa nhận sự tồn và khẳng định vai trò của phương tiện ngôn
ngữ phi lời trong hoạt động giao tiếp. Những thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học rất đáng trân trọng tạo tiền đề lí thuyết cơ bản cho người viết tiếp tục tìm
hiểu về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát, nghiên cứu những THNNPL trong một số truyện ngắn tiêu
biểu của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng
định ý nghĩa, giá trị sử dụng và dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc dụng tả
những cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, hành động,... của các nhân vật trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Từ đó, có thể thấy rằng đây là một trong những
thủ pháp góp phần thể hiện tính chân thực và sinh động cho cuộc thoại của các nhân


5
vật, khắc họa thành công tính cách nhân vật để tạo nên giá trị tác phẩm, đồng thời
cũng thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ hội thoại của nhà văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những THNNPL được các nhân vật trong
một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 sử dụng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung khai thác, tìm hiểu một số yếu tố phi ngôn ngữ tiêu biểu
như: ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,... của các nhân vật trong quá trình giao tiếp
xét từ hai góc độ hình thức biểu hiện (tức là Cái biểu hiện - CBH) và nội dung, ý
nghĩa (tức là Cái được biểu hiện - CĐBH) của tín hiệu.
Các tác phẩm được khảo sát gồm 17 truyện ngắn trong “Tuyển tập Nam
Cao” (2015), Nhà xuất bản Văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp, thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, miêu tả:
Qua khảo sát 17 truyện ngắn của Nam Cao trong Truyển tập Nam Cao, NXB Văn
học, 2015, người viết thống kê số lượng và số lượt THNNPL được nhân vật sử dụng
trong hội thoại, từ đó phân loại và miêu tả chúng theo những tiêu chí nhất định.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Từ sự phân tích chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định về cách sử dụng
THNNPL đa dạng, linh hoạt của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao và những giá
trị của chúng
- Thủ pháp so sánh – đối chiếu:
Đây là thủ pháp được vận dụng để so sánh, đối chiếu các quan điểm khác
nhau về THNNPL.
Để làm rõ hơn đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng so sánh
với việc dùng các THNNPL của nhân vật trong tác phẩm của một số tác giả khác.


6

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát các tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong một số truyện
ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Chương 3: Giá trị sử dụng của các tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong truyện
ngắn Nam Cao.


7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Hội thoại và tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại

1.1.1. Hội thoại
1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của hội thoại
Trong đời sống xã hội, con người không thể không giao tiếp và luôn có nhu
cầu giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy quan
trọng nhất của con người. Nhờ có giao tiếp bằng ngôn ngữ mà con người có thể
thuận lợi trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của
mình. Trong thực tiễn, giao tiếp ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dạng cơ bản là
hội thoại và độc thoại. Trong đó, hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn
bản nhất của con người.
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “hội” có nghĩa là họp lại với
nhau, gặp nhau, “thoại” là lời nói, nói chuyện. [1]
Theo cách hiểu thông thường, giản đơn thì hội thoại nghĩa là hai hay nhiều
người nói chuyện với nhau, tác động đến nhau bằng lời.
Hội thoại được nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ trên phương diện xã hội học,
ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học. Cho đến nay, ngành ngôn ngữ học của hầu hết
các nước trên thế giới đều đã, đang bàn về hội thoại, đưa hội thoại trở thành đối
tượng của Ngữ dụng học. Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm tìm hiểu, và đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau về hội thoại.
Ở chương V cuốn Đại cương Ngôn ngữ học – Tập 2, Ngữ dụng học, tác giả
Đỗ Hữu đưa ra định nghĩa về hội thoại. Hội thoại là hình thức giao tiếp bằng lời
diễn ra dưới dạng nói, diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định, ở đó các
nhân vật tham gia giao tiếp giữ một vai nhất định. Các cuộc thoại có thể có hoặc
không có nghi thức. [5]
Trong giáo trình “Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm
hội thoại: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con
người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người

nghe với sự liên kết luân phiên lượt”. [13;tr.664]


8
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói
bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó, vai của hai bên thay đổi. Bên nghe trở
thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp
phổ biến nhất, cản bản nhất của con người là hội thoại”.[8,tr76]
Trong cuốn “Ngữ nghĩa lời hội thoại”, tác giả Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa:
“Hội thoại là một trong những dạng hoạt động của ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều
nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về
hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”. [23; tr.18]
Qua một số định nghĩa nêu trên có thể thấy, hội thoại có đặc tính là giao tiếp
đương diện (mặt đối mặt). Những người tham gia hội thoại (đối ngôn) đều có mặt
cùng nhau, họ có thể tương tác với nhau bằng các giác quan.
Các hình thức của hội thoại gồm có: song thoại (hội thoại diễn ra giữa hai
người), tam thoại (hội thoại diễn ra giữa ba người) và đa thoại (hội thoại diễn ra
giữa nhiều người). Mỗi cuộc hội thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc.
Trong quá trình hội thoại, người này nói, người kia nghe và phản hồi trở lại bằng lời
nói. Lúc này, vai giao tiếp đã thay đổi, người nghe ban đầu đã trở thành người nói, cứ
thế luân phiên nhau. Mỗi cuộc hội thoại có thể có nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa
đựng nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn
thoại. Có những căn cứ để phân biệt các cuộc hội thoại với nhau, như: thoại trường,
số lượng nhân vật hội thoại, cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại, đích
của hội thoại, hình thức của hội thoại và ngữ vực của hội thoại, v.v...
Hội thoại tồn tại dưới hai dạng: hội thoại trong sinh hoạt hằng ngày và hội thoại
trong văn học (các cuộc thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học).
Hội thoại trong sinh hoạt hằng ngày, như Đỗ Hữu Châu khẳng định, “là hình
thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của
mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [5; tr.201]. Hội thoại là hoạt động bình thường của

mọi người, chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn, đến 70 - 80% thời gian con người sử dụng
ngôn ngữ trong một ngày.
Trong văn học, hội thoại cũng chiếm vị trí quan trọng. Hội thoại trong văn học
là kết quả sự sáng tạo của nhà văn dựa trên sự mô phỏng hội thoại trong đời sống.
Các nhân vật trò chuyện với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng


9
diễn biến của cốt truyện. Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, bộc
lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của tình tiết truyện, của các tính cách nhân vật.
Tuy không phải là sao chép nguyên xi, nhưng hội thoại trong văn học càng gần
gũi với đời sống bao nhiêu thì càng chân thực và sinh động bấy nhiêu. Mặc dù vậy,
trong tác phẩm văn học, tác giả có quyền sắp đặt để nhân vật hội thoại ở đâu, khi nào,
với ai... để thể hiện tốt nhất ý đồ nghệ thuật của mình.
Có thể nói, hội thoại trong văn học thể hiện sự tương tác giữa các chức năng
cơ bản của lời nói tự nhiên như chức năng giao tiếp, chức năng nhận thức với chức
năng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật. Hội thoại văn học tham gia vào quá trình
xây dựng hình tượng, khắc hoạ tính cách nhân vật, cá thể hoá tình huống, thể
hiện tư tưởng tác phẩm và phong cách nhà văn...
1.1.1.2. Các nhân tố hội thoại
Các nhân tố hội thoại được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc hội
thoại, chi phối cuộc hội thoại đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội
dung. Các nhân tố hội thoại gồm: hoàn cảnh hội thoại, nhân vật hội thoại, đề tài hội
thoại, các vận động hội thoại, phương tiện hội thoại.
a. Hoàn cảnh hội thoại
Một cuộc hội thoại, cho dù dưới hình thức nào bao giờ nó cũng phải được diễn ra
trong một khoảng không gian, thời gian nhất định. Hoàn cảnh hội thoại chia ra:
- Hoàn cảnh rộng: bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị,
kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán,...của cộng đồng ngôn ngữ.
- Hoàn cảnh hẹp: chính là thời gian, không gian, sự việc, hiện tượng,... khi

diễn ra trong hoạt động giao tiếp.
- Hiện thực lời nói: là các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,... diễn ra trong thực
tế và các trạng thái tâm trạng, tình cảm của con người khi tham gia hội thoại.
b. Nhân vật hội thoại
Nhân vật hội thoại (đối ngôn) là những người tham gia vào cuộc hội thoại.
Giữa các đối ngôn có mối quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
* Quan hệ vai giao tiếp:
Trong một cuộc hội thoại có sự phân vai thành vai nói/phát diễn ngôn (SP1)
và vai nghe/tiếp nhận diễn ngôn (SP2). Trong giao tiếp đương diện, hai vai nói và


10
vai nghe thường có sự luân chuyển.
* Quan hệ liên cá nhân:
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các đối ngôn với nhau. Quan hệ liên cá nhân có thể được xét ở
các góc độ: quan hệ vị thế xã hội (quan hệ quyền lực), quan hệ vị thế giao tiếp và
quan hệ thân cận (quan hệ khoảng cách)
Mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại có thể được biểu hiện qua
sơ đồ sau:
Nhân vật giao tiếp

Quan hệ liên cá nhân

Vai giao tiếp

Vị thế
xã hội
Người
nói


Vị thế
giao tiếp

Quan hệ
thân cận

Người
nghe

+ Thân – sơ
Chức quyền,
Mạnh hay
+ Thắm thiết
tuổi tác, nghề
yếu
- lạnh nhạt.
nghiệp, địa
+ Quý mến –
vị xã hội, gia
xa lạ.
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệđình…
của các nhân vật tham gia hội thoại

c. Đề tài hội thoại

Cố định

Di chuyển


Chuyển hóa

Đề tài là mảng hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp thỏa
thuận chọn làm đối tượng để trao đổi trong giao tiếp. Đó có thể là những cái tồn tại,
diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ, những cảm xúc, tư tưởng, ý định, nguyện
vọng,... của cá nhân. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn có thể còn chính là bản thân ngôn
ngữ hay thậm chí chính là các cuộc giao tiếp, các diễn ngôn đã có hay đang thực hiện.
1.1.1.3. Các vận động hội thoại
Hội thoại là một vận động bằng ngôn ngữ, là cách các thoại nhân sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ để tác động qua lại lẫn nhau, nhằm đạt được mục đích nhất
định. Bất cứ một cuộc thoại nào cũng gồm ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp
và tương tác.


11
a. Vận động trao lời:
Trao lời là vận động mà người nói (SP1), nói ra lượt lời của mình và hướng
lượt lời của mình về phía người nghe (SP2), nhằm làm cho SP2 nhận biết được rằng
lượt lời được nói ra dành cho SP2.
b. Vận động trao – đáp:
Trao – đáp là “một đơn vị cấu trúc trong cấu trúc hội thoại gồm hai “lượt lời”
giữa hai người đối thoại với nhau, trong đó lời người nói 1 định hướng vào người
nghe với sự chờ đợi lời hồi đáp từ người nghe, và người nghe ban đầu trở thành
người nói 2 (SP2) đáp lại lời SP1”. Nói cách khác, trao – đáp là sự lần lượt thay đổi
vai nói – nghe giữa những người tham gia cuộc thoại.
c. Vận động tương tác:
Tương tác có nghĩa là tác động vào nhau, làm cho nhau biến đổi trong quá
trình hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, sự tương tác được
hiểu là các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau; tác động lẫn nhau đến cách ứng
xử của từng người trong quá trình hội thoại

Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho hội
thoại, trong đó hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau
thành vận động thứ ba.
1.1.1.4. Các hành vi ngôn ngữ trong hội thoại
Hành vi ngôn ngữ, hiểu một cách đơn giản, là hành động được thực hiện nhờ
phương tiện là ngôn ngữ. Đó là “một đoạn lời có tính mục đích nhất định được
thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết
tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm – âm học mà người nói và
người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào
đó.” [33;tr.107]
Người đầu tiên phát hiện ra bản chất của hoạt động trong lời nói là Austin.
Theo Austin, có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn, đó là: hành vi tạo lời, hành vi mượn
lời, hành vi ở lời.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, hành vi ngôn ngữ được hiểu hẹp hơn, dùng
để chỉ hành động ở lời nói. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này, bởi hành động ở lời và
hiệu lực của hành động ở lời mới là đối tượng của Ngữ dụng học.


12
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại
1.1.2.1. Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ
Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, các tác giả Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã định nghĩa tín hiệu như sau: “Tín hiệu là
một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan
của con người, làm cho người ta tri giác được và lý giải, suy diễn tới một cái gì đó
ngoài sự vật ấy” [6; tr.20]
Theo định nghĩa trên, một sự vật được gọi là tín hiệu nếu thỏa mãn các yêu
cầu sau:
- Phải có thuộc tính vật chất để có thể cảm nhận được bằng giác quan của
con người.

- Phải đại diện cho một cái gì đó, gọi ra một cái gì đó không phải là chính nó.
- Phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư các tín
hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác.
Bản chất của tín hiệu là phải có hai mặt: hình thức vật chất – CBH và nội
dung ý nghĩa – CĐBH (cái mà nó gợi ra, đại diện cho). Giữa hai mặt của tín hiệu có
tính võ đoán (không giải thích được lí do) – dựa trên sự thống nhất, thỏa thuận quy
ước của tập thể người sử dụng tín hiệu.
Trong các hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và là hệ
thống tín hiệu đặc biệt.
* Là một hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm như các tín
hiệu nhân tạo khác, cụ thể là:
- Tính hai mặt
Mỗi tín hiệu ngôn ngữ là cái tổng thể do sự kết hợp giữa CBH âm thanh và
CĐBH là ý nghĩa. CBH và CĐBH của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau
không thể tách rời. Có thể hình dung mối quan hệ giữa CBH và CĐBH của tín hiệu
ngôn ngữ như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời hai mặt thành hai cá thể
khác nhau.
- Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ
Quan hệ giữa CBH và CĐBH của tín hiệu ngôn ngữ có tính chất qui ước,
được xã hội chấp nhận. Vì tính qui ước này nên giữa chúng không cần có mối quan


13
hệ tất yếu, không cần giải thích lí do. Khái niệm được biểu hiện bằng những âm
thanh khác nhau hoàn toàn do qui ước miễn là nó không trùng với các tín hiệu khác
trong hệ thống là được. Ta không thể giải thích lí do, vì sao lại dùng âm này để biểu
hiện nội dung ấy.
- Giá trị khu biệt của tín hiệu ngôn ngữ
Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. So sánh một vết
mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái

đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Muốn
nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả những thuộc tính vật chất của nó: độ lớn,
hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt… Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái
chỉ là cái làm cho nó khác với các chữ cái khác: chữ “a” có thể lớn hơn hay nhỏ
hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có đậm nhạt khác nhau nhưng vẫn chỉ là
chữ “a” mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ “a” nằm trong hệ thống tín hiệu còn vết
mực thì không phải là tín hiệu.
* Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ
Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống tín hiệu vừa nói
trên đây là những đặc điểm của mọi hệ thống tín hiệu. Tuy nhiên, hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ còn mang hàng loạt đặc điểm khác biệt với các tín hiệu nhân tạo khác.
Điều này làm nên tính chất đặc biệt của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.
- Tính phức tạp nhiều tầng bậc
Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phức tạp ở chỗ nó bao gồm một số lượng đơn vị
rất lớn. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị, hình vị, từ, câu,… Số
lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Mỗi loại đơn vị đó đến lượt mình, lại
làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là ngôn ngữ. Người ta gọi mỗi tiểu
hệ thống của ngôn ngữ là một cấp độ. Các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau lại
quan hệ với nhau theo nhiều kiểu trong đó nổi bật là quan hệ cấp bậc. Mỗi đơn vị ở
cấp độ cao hơn bao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Bên
cạnh quan hệ cấp bậc, khi ngôn ngữ đi vào hoạt động còn tồn tại quan hệ ngữ đoạn,
quan hệ liên tưởng,...
- Tính đa trị của các tín hiệu ngôn ngữ
Với các tín hiệu nhân tạo khác, mối quan hệ giữa CBH và CĐBH có tính đơn


14
trị, tức là mỗi CBH chỉ tương ứng với một CĐBH. Trong ngôn ngữ, có thể một
CBH ứng với nhiều CĐBH (ví dụ: hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm trong
tiếng Việt). Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là hệ thống truyền tin.

Ngoài chức năng truyền tin, ngôn ngữ còn thực hiện các chức năng biểu thị khái
niệm, biểu cảm, chức năng hàn huyên, chức năng chỉ dẫn, chức năng khêu gợi, chức
năng hỏi, chức năng ngôn hành ...
- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ
Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, là cái nghe được chứ không
nhìn thấy được. Nó diễn ra trong thời gian và có đặc điểm vốn có của thời gian; nó
có bề rộng và bề rộng đó chỉ đo được trên một chiều mà thôi. Khi tín hiệu ngôn ngữ
đi vào hoạt động, chúng hiện ra lần lượt nối tiếp nhau thành một chuỗi liên tục theo
trật tự trước sau. Trong khi đó, các tín hiệu nhân tạo khác có thể sắp xếp theo không
gian ba chiều và bất chấp trật tự thời gian.
- Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ
Khác với các loại tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới
cho hệ thống của mình từ các tín hiệu đã có. Khả năng tạo ra các tín hiệu mới từ các tín
hiệu sẵn có gọi là tính năng sản. Quan sát cách tạo từ mới trong tiếng Việt, ta thấy rất rõ
điều đó. Trên cơ sở các từ đơn, người Việt đã sử dụng các phương thức khác nhau như:
phương thức ghép, phương thức láy… để tạo ra các từ mới. Chính đặc điểm này làm cho
hệ thống ngôn ngữ ngày càng được bổ sung phong phú hơn về số lượng và chủng loại.
- Tính độc lập tương đối của tín hiệu ngôn ngữ
Các tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thỏa mãn của một số
người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn
ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý
muốn cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, hợp với quy luật
phát triển của ngôn ngữ, con người có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo
những hướng nhất định. Người ta nói ngôn ngữ có tính chất tương đối là như vậy.
Nói tóm lại: Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu vì nó có tính hai mặt, tính võ
đoán, tính khu biệt. Tín hiệu ngôn ngữ có tính chất đặc biệt. Tính chất đặc biệt này
làm cho ngôn ngữ phân biệt với các tín hiệu nhân tạo khác. Những nét đặc thù của tín
hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những mặt chủ yếu: tính phức tạp nhiều tầng bậc, tính đa



15
trị, tính hình tuyến, tính năng sản, tính độc lập tương đối. Nhờ có những đặc điểm
riêng biệt này, chúng ta có thể khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp kì diệu
nhất và quan trọng nhất đồng thời cũng là công cụ để tư duy và hình thành ý tưởng.
1.1.2.2. Tín hiệu ngôn ngữ phi lời
Trong quá trình hội thoại, ngoài lời nói phát ra, con người có thể sử dụng
những sự kiện kèm ngôn ngữ hay những yếu tố phi lời như ngữ điệu, trọng âm,
cường độ, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, hành động,... để thay thế, bổ sung, giải
thích rõ cho lượt lời của mình. Do vậy, thông tin giữa những người tham gia hội
thoại có thể được truyền bằng nhiều kênh: thị giác, thính giác, xúc giác,... Những
phương tiện kèm ngôn ngữ này xuất hiện song song với ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào
ngôn ngữ nói hình thành nên một cuộc hội thoại trọn vẹn.
Cho đến nay trên thế giới và cả trong nước đã có nhiều công trình, bài viết
nghiên cứu về loại phương tiện giao tiếp này:
Theo Knapp: “Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động và các biểu hiện
ngoài ngôn từ. Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ miêu tả tất cả các sự kiện
vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ” [29,tr.76].
Levine và Adelman cho rằng: “ Giao tiếp phi ngôn ngữ là ngôn ngữ im lặng
(Silent language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện hiện, nhãn giao và khoảng
cách đối thoại” [29,tr.76].
Theo tác giả Dwyer: “Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận
của thông điệp không được mã hóa bằng từ ngữ, ví dụ: giọng nói, diện hiện, hoặc
cử chỉ và chuyển động” [29,tr.76].
Trong cuốn Đại cương về ngôn ngữ học, ở phần Ngữ dụng học, tác giả Đỗ Hữu
Châu tuy không đưa ra khái niệm về THNNPL nhưng ông vẫn cho rằng trong hội
thoại, ngoài ngôn ngữ âm thanh tham gia vào tình huống giao tiếp thì các yếu tố ngoài
ngôn ngữ góp phần quan trọng tạo nên thành công cuộc thoại [5]. Tác giả gọi chúng là
các yếu tố kèm lời và yếu tố phi lời và được hiểu như sau:
- Yếu tố kèm lời là những yếu tố gắn liền với lời nói, đi kèm cùng với lời
nói như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng.

- Yếu tố phi lời là những yếu tố không thuộc lời nói nhưng diễn ra song song
với lời nói được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Đó là những yếu tố cử chỉ, vẻ mặt,


16
ánh mắt, tư thế cơ thể, định hướng cơ thể, sự thay đổi khoảng cách không gian, sự tiếp
xúc của cơ thể, những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô ghế, tiếng huýt
sáo, tiếng còi,... và cả những yếu tố trang phục, không gian thoại trường,...
Tác giả Nguyễn Quang đưa ra khái niệm: “Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ
các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là
được mã hóa bằng từ ngữ nhưng có thể thuộc về hai kênh ngôn thanh (vocal) và phi
ngôn thanh (non-vocal). Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ - ngôn thanh)
như tốc độ, cường độ, ngữ lưu,... và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ - phi ngôn
thanh) thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện,..., thuộc ngôn ngữ
vật thể như quần áo, trang sức,... và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối
thoại, địa điểm giao tiếp...” [29,tr77].
Trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người
Việt”, tác giả Trần Thị Nga đưa ra định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ như sau: “Thuộc
về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những điệu bộ, cử chỉ mà con
người đã dùng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao tiếp với người khác.
Do tính độc lập và hiệu quả mạnh của phương tiện này, nên khác với các
phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao
tiếp, cử chỉ, điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng
vẫn có nội dung tương tự khi phải hiển ngôn hóa bằng lời. Chúng là những phù
hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ bằng lời.” [24]
Lê Thị Mai Ngân, trong luận văn thạc sĩ của mình dùng khái niệm Phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với cách hiểu như sau: “Phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ là các tín hiệu cơ thể - vận động có thể tiếp nhận được bằng thị giác, thính giác,
xúc giác, thường xuất hiện trong quá trình hội thoại, do con người cố ý hay không cố
ý tạo ra, có tác dụng mang lại cho người tiếp nhận một giá trị thông báo thay lời

hoặc một giá trị thông báo bổ sung, kèm lời”. [25]
Những cách định nghĩa trên có điểm giống nhau là các tác giả đều khẳng
định cử chỉ, dáng điệu, diện hiện (biểu hiện của nét mặt) thuộc ngôn ngữ cơ thể là
ngôn ngữ phi lời. Tuy nhiên, các tác giả trên không đồng nhất về tên gọi. Knapp,
Levine và Adelman gọi là Giao tiếp phi ngôn ngữ, Nguyễn Quang dùng thuật ngữ
Giao tiếp phi ngôn từ, Đỗ Hữu Châu gọi là Yếu tố phi lời, tác giả Lê Thị Mai Ngân
gọi là Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.


17
Tham khảo cách định nghĩa khái niệm của những người đi trước, dựa vào
cách hiểu về yếu tố phi lời (tín hiệu phi lời) của Đỗ Hữu Châu, căn cứ vào mục đích
nghiên cứu của đề tài, theo lí thuyết tín hiệu học, trong luận văn này, người viết
dùng thuật ngữ Tín hiệu ngôn ngữ phi lời (THNNPL).
Gọi là THNNPL bởi nó đáp ứng được cả ba yêu cầu cần có của một tín hiệu, đó là:
- Xét về mặt hình thức – CBH của tín hiệu, các THNNPL hoàn toàn có thể
cảm nhận được bằng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác. Ví dụ như lắc
đầu, xua tay,... (thị giác); cười, thở dài, chép miệng,... (thị giác, thính giác); bắt tay,
xoa đầu, ôm, hôn,...(thị giác, xúc giác),...
- Xét về mặt nội dung – CĐBH của tín hiệu, đằng sau CBH của mỗi
THNNPL cũng có ý nghĩa - CĐBH nhất định. Mỗi động tác cơ thể do con người cố
ý hoặc không cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp có thể diễn tả một nội dung ý
nghĩa ngoài nó. Ví dụ, lắc đầu biểu thị ý nghĩa không tán đồng, cười có thể biểu thị
ý nghĩa tán đồng, bắt tay biểu thị sự thân thiện khi gặp gỡ,...
- Cũng như các tín hiệu khác, THNNPL cũng có tính hệ thống. Mỗi THNNPL
cũng chỉ xác định ý nghĩa và tư cách tín hiệu của mình khi đứng trong hệ thống. Ví dụ,
trong giao tiếp của người Việt, cử chỉ gật đầu chỉ mang tư cách tín hiệu giao tiếp với ý
nghĩa là “đồng ý” bên cạnh các tín hiệu giao tiếp phi lời khác như lắc đầu, xua tay, cau
mày,... Nhưng cử chỉ gật đầu không mang ý nghĩa này trong hệ thống THNNPL của
cộng đồng ngôn ngữ khác (chẳng hạn, với người Bungari thì gật đầu lại mang ý nghĩa

là “không đồng ý”). Nó cũng không mang ý nghĩa nói trên khi đặt bên cạnh các động
tác khác của một bài tập thể dục.
Do mục đích nghiên cứu, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu tính hệ thống
mà tập trung vào mặt CBH và CĐBH của THNNPL trong một số truyện ngắn của
Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945.
1.1.2.3. Vai trò của tín hiệu ngôn ngữ phi lời trong hội thoại
Tín hiệu ngôn ngữ phi lời là những tín hiệu được tiếp nhận bằng thị giác, thính
giác, xúc giác, thường xuất hiện trong quá trình hội thoại, do con người cố ý hay
không cố ý tạo ra, có tác dụng mang lại cho người tiếp nhận một giá trị thông báo thay
lời hoặc một giá trị thông báo bổ sung, kèm lời. Nói cách khác, trong hội thoại
THNNPL biểu hiện ở sự thay đổi các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, khoảng cách,... mà các
nhân vật giao tiếp.


18
Tất cả các cử chỉ, điệu bộ, hành động … đó có thể do con người cố ý hoặc
không cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp nhưng có giá trị bổ sung cho lời nói của các
nhân vật tham gia hội thoại. Và như vậy, các THNNPL trong hội thoại sẽ được quan
niệm rộng, gồm cả những tín hiệu cơ thể - vận động do con người cố ý tạo ra để làm
phương tiện giao tiếp, ý nghĩa của chúng được nhận ra ngay cả khi không có lời nói đi
kèm, và cả những yếu tố cơ thể - vận động vô ý thức của nhân vật nhưng mang lại cho
người tiếp nhận (người đối thoại) một giá trị thông báo nào đó. Giá trị thông báo ấy
được người nghe suy ra từ thói quen, kinh nghiệm giao tiếp và bằng sự am hiểu về văn
hoá giao tiếp của cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét cả những yếu tố cơ thể
- vận động vô ý thức bởi nghiên cứu trên tư liệu là các tác phẩm văn chương thì những
cử chỉ, điệu bộ, hành động ấy có thể là vô ý thức với nhân vật - chủ thể của hành động
nhưng không vô thức với nhà văn, và nhà văn miêu tả chúng trong tác phẩm thì không
phải không có ý đồ nghệ thuật nào.
Khẳng định tầm quan trọng của các THNNPL, có thể nêu ra ba lí do:
- Thứ nhất, người ta dễ dàng ghi nhớ cái người ta nhìn thấy hơn cái người ta

nghe thấy.
- Thứ hai, giao tiếp phi lời xuất hiện nhiều hơn giao tiếp bằng ngôn từ.
- Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất
khó lừa dối bằng giao tiếp phi ngôn từ.
Trong hội thoại, vai trò của các THNNPL được thể hiện như sau:
- Một số THNNPL được coi là điều kiện tiên quyết để bắt đầu cuộc thoại. Ví
dụ: Để bắt đầu tiết học, khi người thầy giáo khi bước vào, cả lớp sẽ đứng lên chào
thầy và thầy giáo sẽ đáp lại lời chào các em bằng lời nói kèm theo cử chỉ gật đầu.
- Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có hệ thống ngôn ngữ riêng biệt mà những
người đến từ nền văn hóa khác khó có thể hiểu được. Nhưng các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, con người dù ở bất cứ một nền văn hóa nào cũng đều có 6 trạng thái tâm
lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí
đó đều do sự chi phối của não, tạo ra những thay đổi trên nét mặt và có chung cách
biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ghét hay ngạc nhiên,...Do
vậy, trong trường hợp ngôn ngữ bất đồng, cách giao tiếp hiệu quả nhất chính là giao
tiếp phi ngôn từ, giao tiếp cơ thể. Chúng ta có thể dùng những dấu hiệu giao tiếp
đơn giản như mỉm cười, gật đầu, bắt tay, vẫy tay,...để giao tiếp với nhau.


×