Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ 4 5 tuổi dân tộc dao (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.33 KB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 4-5 TUỔI DÂN TỘC DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI -2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ 4-5 TUỔI DÂN TỘC DAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
góp ý, giúp đỡ của các Thầy (Cô) trong khoa Giáo dục Mầm non; Ban
giám hiệu cùng giáo viên điểm trường bản 4 Vành – Trường Mầm non
Xuân Thượng (Xuân Thượng, Bảo Yên, Lào Cai); các anh chị và các
bạn sinh viên khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo - TS. Nguyễn
Thu Hương, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc
Dao” là kết quả nghiên cứu của tôi. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng
tài kiệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên đó là cơ sở
để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu của đề tài mình. Những kết quả và các
số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thảo



CHỮ VIẾT TẮT
Nxb
DTD
GD
TCDG
DTTS

Nhà xuất bản
Dân tộc Dao
Giáo dục
Trò chơi dân gian
Dân tộc thiểu số


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 7
1.1. Một số vấn đề về từ và vốn từ trong tiếng Việt ......................................... 7
1.1.1. Từ tiếng Việt ........................................................................................... 7
1.1.2. Vốn từ tiếng Việt..................................................................................... 8
1.2. Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi....................... 10

1.2.1. Nội dung phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non
cho trẻ 4-5 tuổi ................................................................................................ 10
1.2.2. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ ....................................................... 11
1.2.3. Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ................................... 12
1.2.4. Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo ................................. 13
1.2.5. Hình thức phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo ....................................... 19
1.3. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi............................................ 20
1.4. Đặc điểm vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc Dao ....................................... 22
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 4 - 5 tuổi.................................................. 23
1.5.1. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 23
1.5.2. Đặc điểm phát triển tâm lý .................................................................... 25
1.6. Thực trạng phát triển vốn từ mẫu giáo 4 - 5 tuổi dân tộc Dao................. 32


1.6.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 32
1.62. Đối tượng và địa bàn điều tra................................................................. 32
1.6.3. Nội dung điều tra................................................................................... 32
1.6.4. Phương pháp điều tra ............................................................................ 33
1.6.5. Thời gian điều tra .................................................................................. 33
1.6.6. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra .................................................. 33
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
DÂN TỘC DAO VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. ..................................... 42
2.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp triển vốn từ cho trẻ......................... 42
2.2. Cácbiện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi....................... 43
2.2.1. Biện pháp trực quan để phát triển vốn từ cho trẻ.................................. 43
2.2.2. Sử dụng biện pháp luyện tập theo mẫu để phát triển vốn từ cho trẻ .... 48
2.2.3. Thực hành giao tiếp để phát triển vốn từ cho trẻ .................................. 50
2.2.4. Biện pháp giảng giải.............................................................................. 52
2.2.5. Tổ chức trò chơi dân gian (truyền thống) giúp trẻ em 4 – 5 tuổi dân tộc
Dao dạy nói tiếng Việt. ................................................................................... 55

2.2.6. Tạo môi trường học phong phú đa dạng ............................................... 59
2.2.7. Nâng cao nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ tiếng
Việt cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Dao trong các hoạt động giáo dục .................... 61
2.3. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................. 63
2.3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 63
2.3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 63
2.3.3. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 64
2.3.4. Địa điểm thực nghiệm........................................................................... 64
2.3.5. Quy tình thực nghiệm............................................................................ 64
2.3.6. Tiêu chí đánh giá ................................................................................... 64
2.3.7.Giáo án thực nghiệm .............................................................................. 65


2.3.8. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 73
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người, hoạt động giao tiếp
là hoạt động thông qua phương tiện ngôn ngữ, ngôn ngữ có vai trò rất quan
trọng đối với con người, nhờ ngôn ngữ con người có thể lĩnh hội các tri thức
và người ngày càng phong phú, nó giúp con người có thể thông báo trao đổi
thông tin cho nhau.
Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con
người nói riêng và xã hội nói chung, nó giúp con người phát triển toàn diện về
các mặt trí tuệ,đạo đức, thể lực, thẩm mĩ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm

non là thông qua ngôn ngữ trẻ có thể nhận thức được thế giới xung quanh
đồng thời có thể cảm thụ hiểu đúng đắn về cái đẹp trong xã hội, trong nghệ
thuật. Từ đó giúp trẻ hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức rèn
luyện cho trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức phù hợp. Ngoài ra ngôn ngữ
còn đóng vai trò quan trọng đáng kể, trong các hoạt động hằng ngày cần đến
ngôn ngữ để có thể hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt. Hoạt
động nói có liên quan đến các bộ phận khác nhau như hô hấp, thính giác…
Trong thực tế, chúng ta thường thấy khi giao tiếp. Tại sao ở cùng một độ
tuổi có trẻ này có khả năng nói năng mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt đầy đủ ý
muốn suy nghĩ của mình chomọi người xung quanh có thể nghe được hiểu
được. Ngược lại ở trẻ khác thì lại lúng lúng, thiếu tự tin trong giao tiếp, chưa
mạnh dạn, chưa truyền đạt được nguyện vọng và ý muốn của mình cho người
khác hiểu. Nhìn chung trẻ còn nhiều hạn chế khi giao tiếp bằng ngôn ngữ. Sự
khác biệt đó được thể hiện rõ giữa những trẻ ở miền núi và trẻ miền xuôi, giữa
trẻ giữa thành phố và vùng quê. Vì ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế chưa
được khắc phục, việc làm này lại nằm trong khả năng của giáo viên, của cha

1


mẹ và những người xung quanh trẻ, nhất là những trẻ dân tộc thiểu số ở vùng
núi phía Bắc. Điển hình trong đó là dân tộc Dao.
Dân tộc Dao là một trong những dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam, sống
rải rác ở các vùng núi phía Bắc thường là các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,
Lai châu…Địa bàn cư trú chủ yếu là miền núi, dân cư thưa thớt, sinh sống chủ
yếu ở các thôn bản khó khăn, chủ yếu là văn hóa dân tộc ít người, có rất ít sự
giao thoa tiếp thu từ bên ngoài. Vì vậy trước khi đến trường trẻ em dân tộc
biết rất ít tiếng Việt,nên ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp với thầy cô bằng
tiếng Việt. Trẻ thường rụt rè thiếu tự tin vào bản thân.
Là một người con của đồng bào dân tộc thiểu số, là sinh viên lớp K39D Giáo dục Mầm non và trong tương lai sẽ trực tiếp giáo dục con em dân tộc

thiểu số. Tôi thiết nghĩ để giáo dục công việc này, tôi cần có trình độ hiểu biết
nhất định, đồng thời có biện pháp giáo dục phù hợp để phát triển vốn từ cho
trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ em dân tộc
thiểu số nói chung, và trẻ em 4-5 tuổi dân tộc Dao nói riêng, tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp phát triển vốn từ để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi dân tộc Dao”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ được sinh ra và phát triển
trong xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhận
thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng của nhân loại. Như vậy, ngôn ngữ
không chỉ như một chìa khóa vạn năng nó không chỉ hỗ trợ quan trọng trong
việc giao tiếp giữa con người với con người, mà ngôn ngữ còn là phương tiện
nhận thức thế giới xung quanh, trong lao động mà còn làm cho con người phát
triển cả về tư duy, đạo đức, thể chất thẩm mĩ. Vì vậy, qua nhiều thời đại ngôn


ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: Triết học, toán
học, văn học, tâm lý học, xã hội học…và đạt được nhiều thành công rực rỡ.
Đặc biệt là trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước đã giành được
sự quan tâm rất lớn của người thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ như việc khai hoang một miền đất mới bởi đã gây được
sự đầu tư tìm hiểu của các nhà ngôn ngữ ở trong nước.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, tác giả
Nguyễn Xuân Khoa đã dày công nghiên cứu bộ môn tiếng Việt, tìm hiểu các
mối quan hệ giữa phát triển tiếng với các môn khoa học khác nhằm nghiên
cứu để phát triến ngôn ngữ cho trẻ. Trong cuốn sách này Nguyễn Xuân Khoa
đã đưa ra các phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách cụ thể.
Trong đó có chương phương pháp phát triển từ ngữ, ở chương này tác giả đã
đem đến cho người đọc, nhất là giáo viên và phụ huynh có thể nắm được nắm

được đặc điểm ngôn ngữ ở trẻ và từ đó có các biện pháp giáo dục theo từng
độ tuổi để từ đó đạt kết quả cao trong quá trình giáo dục trẻ phát triển vốn từ.
Ngoài ra ông còn đưa ra một số lỗi phát âm và trò chơi, từ đó giúp trẻ tích lũy
được vốn từ đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó tiến sĩ Trịnh Thị Hà Bắc cũng nghiên cứu về vấn đề này,
trong tài liệu phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ, bà đã đề cập đến sự phát
triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn. Trên cơ sở vốn từ ở từng lứa tuổi giáo
viên có thể áp dụng các phương pháp, biện pháp để phát triển vốn từ của trẻ
cho phù hợp.
Riêng vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số, người
dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong những công trình nghiên
cứu khoa học có rất nhiều bài viết nghiên cứu về việc mở rộng vốn từ cho học
sinh. Bài viết của các tác giả Lý Toàn Thắng, Nguyễn Văn Lợi “Về sự phát
triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thế kỉ XX”. Bài viết


đã đề cập đến những khía cạnh như: Đặc điểm về sự hình thành và phát triển
cộng đồngcác dân tộc Việt Nam và lịch sử hình thành các ngôn ngữ dân tộc
Việt Nam, đặc điểm về dân số - tộc người và địa lí - tộc người của ngôn ngữ
dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc điểm về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ dân
tộc thiểu số ở Việt Nam. Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề khá phức tạp của
việc phát triển ngôn ngữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, chỉ ra
những tồn tại trong việc đưa tiếng phổ thông với đồng bào dân tộc thiểu số, để
từ đó có những hoạch định trong tương lai. Bên cạnh đó, các tác giả đã chỉ ra
một số trở ngại, yếu kém, hạn chế cho sự phát triển ngôn ngữ và đề xuất một
số giải pháp về xu thế thống hợp, quy tụ là là những xu thế chủ yếu trong sự
phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta, xóa dần sự khác biệt giữa các
thổ ngữ, phương ngữ.
Trong bài “nét đẹp trong trong ngôn ngữ dân tộc Tày” của một bài báo
tỉnh Cao Bằng cũng đã nói về mối quan hệ giữa tiếng Tày và tiếng Kinh, ngôn

ngữ tày rất giàu và đẹp. Như vậy, ngôn ngữ dân tộc Tày kết hợp với ngôn ngữ
dân tộc Kinh càng trở nên phong phú, uyển chuyển và tinh tế.
Từ trước đến nay dường như chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn
đề phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi dân tộc Dao. Vì vậy tôi chọn đề
tài này nhằm tìm ra một số biện pháp để giúp vốn từ của trẻ em dân tộc Dao
ngày càng phát triển, các em ngày càng có khả năng giao tiếp tốt với mọi
người xung quanh bằng tiếng Kinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi dân tộc Dao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này cần làm các nhiệm vụ như sau:


Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Khảo sát thực trạng của trẻ 4-5 tuổi về phát triển vốn từ trên địa bàn
Trường Mầm non Xuân Thượng, xã Xuân Thượng-huyện Bảo Yên- tỉnh Lào
Cai.
Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi.
Tổ chức thực nghiệm để đảm bảo tính khả thi của biện pháp cho trẻ 4-5
tuổi dân tộc Dao mà đề tài nghiên cứu.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ 4-5 tuổi dân tộc Dao.
Khách thể: Quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở
Trường Mầm non Xuân Thượng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu thực trạng và thực nghiệm trên
điểm Trường Mầm non Xuân Thượng, xã Xuân Thượng-huyện Bảo Yên-tỉnh
Lào Cai.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu sách, tài liệu liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các
tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu liên
quan đến hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra trực tiếp trên giáo viên và phụ
huynh ở điểm trường mầm non Xuân Thượng, xã Xuân Thượng-huyện Bảo
Yên-Tỉnh Lào Cai.
Phương pháp quan sát: Quan sát giờ dạy của giáo viên, các hoạt động
của trẻ, quan sát hoạt động hằng ngày của trẻ.


Phương pháp trò chuyện- đàm thoại với giáo viên và phụ huynh, phương
pháp trò chuyện với trẻ.
Phương pháp phân tích, so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài của tôi
được cấu trúc thành 2 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc Daovà
thực nghiệm sư phạm.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN
1.1. Một số vấn đề về từ và vốn từ trong tiếng Việt
1.1.1. Từ tiếng Việt
Khái niệm: Từ là một đơn vị để xây dựng câu, xây dựng lời nói. Từ là công

cụ cơ bản và hữu hiệu trong giao tiếp. Từ bao gồm hai mặt âm thanh và ý
nghĩa [7].
Phân loại: Có thể phân chia các từ tiếng Việt về các mặt cấu tạo thành: từ
đơn và từ phức (từ láy và từ ghép).
Từ đơn
Đại bộ phận các từ đơn là một âm tiết, chúng mang những đặc trưng
ngữ nghĩa chủ yếu của từ vựng tiếng Việt [7].Ví dụ: Nước, cơm, cây… Có
một số ít từ đơn đa âm tiết như: Bù nhìn, mồ hôi, bò hóng. Có một số từ
đơn đa âm tiết là từ vay mượn của các ngôn ngữ ấn âu như: cà phê, ô tô…
Từ phức: Từ láy và từ ghép
Từ láy là từ trong đó các âm tiết có quan hệ với nhau về ngữ âm
(chắn chắn, làm lụng, bàn bạc…) hoặc giống nhau ở vần (bối rối, lì xì…)
hoặc có những âm tiết khác nhau (chuồn chuồn, xanh xanh…). Từ láy bao
gồm láy đôi (tôn tốt, bối rối…), láy ba (dửng dừng dưng, khít khìn khịt…)
và láy bốn (hớt hơ hớt hải, lơ thơ lẩn thẩn…)[7].
Từ ghép là từ trong đó các thành tố có ý nghĩa được kết hợp với
nhau, các thành tố này có thể độc lập hoặc không độc lập. Từ ghép bao gồm
từ ghép đẳng lập (đẹp tươi, to lớn, nhà cửa…) và từ ghép chính phụ (áo dài,
sân bay, chia rẽ…)[7].


1.1.2. Vốn từ tiếng Việt
1.1.2.1.Khái niệm
Vốn từđược hình thành và tích lũy dần trong quá trình trưởng thành của
con người, xét trên 4 phương diện: số lượng, cơ cấu từ loại, khả năng hiểu
nghĩa của từ và việc sử dụng tích cực hay thụ động. Vốn từ của một người chỉ
có thể hình thành khi người đó sử dụng (ngôn ngữ nào đó) giao tiếp trong
cuộc sống và học tập. Như vậy vốn từ tỉ lệ thuận với mức độ, mật độ giao tiếp
của con người. Nói cách khác một người sử dụng một ngôn ngữ nào đó để học
tập,giao tiếp càng nhiều thì vốn từ đó càng phong phú. Vì vậy, môi trường

giao tiếp, học tập vô cùng quan trọng đối với việc hình thành vốn từ vựng của
con người [7].
Việc phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa
của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
1.1.2.2.Vai trò của vốn từ tiếng Việt đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi
dân tộc Dao
Ngôn ngữ tiếng Việt là công cụ giao tiếp
“Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Marx).
“Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc
trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất”,
(Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau và cùng nhau
hoạt động vì những mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát
triển xã hội.Không có ngôn ngữ không thể giao tếp được, thậm chí không thể
tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt cần được chăm sóc, bảo vệ
của người lớn.
Ngôn ngữ chính là một phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành
viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ
nguyện vọng của mình từ khi trẻ còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc,


điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào hoạt
động và vào trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ.
Ngôn ngữ tiếng Việt là một công cụ để phát triển tư duy và nhận thức
Quá trình trưởng thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để
phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự
hữu hiệu) của tư duy. Tư duy của con người có thể hoạt động được (nhất là tư
duy trừu tượng) cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn
ngữ có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư
duy của con người không diễn ra được. Ngôn ngữ làm cho kết quả của tư duy
được củng cố lại, do đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và cho bản

thân chủ thể tư duy. Ngược lại nếu không có tư duy với các sản phẩm của nó
thì ngôn ngữ chỉ là âm thanh vô nghĩa.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ là mục đích tự thân, có ngôn ngữ
tư duy của trẻ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có
tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau (Galperin: Ngôn ngữ có vai trò
đến sự phát triển tâm lý của trẻ em). Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát
triển, ngược lại tư duy phát triển càng làm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển
của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, đây là những hoạt động
chủ yếu của trường mầm non. Giống như việc dạy tiếng mẹ đẻ ở các cấp học
khác, phát triển lời nói cho trẻ mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là trẻ
học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó để vui chơi, học tập. Ngôn ngữ
được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mội nơi, mội
lúc. Như vậy ngôn ngữ có tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động
đều tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.
Ngôn ngữ tiếng Việt là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện


Sự phát triển của trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực
hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu và cần phải ứng sử giao tiếp thế nào
cho phù hợp… không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ
giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những
gì tốt đẹp xung quanh. Bằng lời nói cô giáo cũng dễ dàng hơn trong việc giải
thích, nêu gương thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo dức cho trẻ.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu giá trị thẩm mỹ trong thơ ca,
truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên của người lớn có thể
đem đến cho trẻ những ngày thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật như
một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ.
1.2. Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi
1.2.1. Nội dung phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm

non cho trẻ 4-5 tuổi
1.2.1.1. Nghe
Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
Nghe hiểu nội dung chuyện kể, chuyện đọc phù hợp với tuổi.
Nghe những bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò,vè
phù hợp với tuổi.
1.2.1.2. Nói
Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng những câu đơn
giản, câu ghép.
Trả lời và đặt các câu hỏi: “Ai ?”; “Cái gì ?”; “Ở đâu ?”; “Khi nào ?”;
“Để làm gì ?”…
Sử dụng các từ biểu thị lịch sự lễ phép.


Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh
giao tiếp.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
Kể lại chuyện được nghe.
Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.
Kể lại sự vật có nhiều tình tiết.
Đóng kịch.
1.2.2. Nhiệm vụphát triển vốn từ cho trẻ
Làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các từ mới và chú ýđến cơ
cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ.
Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành trên nguyên tắc mở rộng dần từcụ thể
đến khái quát và cần cho cuộc sống của trẻ. Ở giai đoạn đầu, cần cung cấp cho
trẻ những từ ngữ mang ý nghĩa cụ thể (các đồ vật trong gia đình, các cây,

con… gần gũi, các động từ biểu thị hoạtđộng cơ bản của con người, các tính
từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật…).
Ở giai đoạn sau, cung cấp cho trẻ những từ mang ý nghĩa khái quát hơn.
Làm giàu những từ ngữ chỉ số, những từ ngữ trừu tượng.Cho trẻ biết một từ
có thể có nhiều nghĩa (đi học, đi găng tay), cónghĩa chính và nghĩa phụ (đối
với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và mẫu giáo 5–6tuổi).
Trên cơ sở nghĩa vốn có, có thể phát triển thêm các nghĩa mới của từ.Có
thể cho trẻ biết một số ẩn dụ (răng lược, chân ghế, mũi kim) và hoán dụ(đỏ
mặt tía tai) dễ hiểu.Để làm phong phú vốn từ, có thể cho trẻ tìm từ trái
nghĩa.Cần phải dạy trẻ mầm non biết ghi nhớ và sử dụng các thành ngữ(đen
như mực, chậm như rùa, đỏ như gấc), tục ngữ với nội dung phù hợp vàcách
nói gợi cảm, dễ nhớ của các thành ngữ, tục ngữ đó. Trong khi hình thành vốn
từ cho trẻ cần chú ý đến cơ cấu từ loại (saocho có đủ các từ loại tiếng Việt với
tỉ lệ thích hợp).


Củng cố vốn từ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ
Để vốn từ của trẻ được mở rộng giáo viên thường xuên củng cố vốn từ
bằng cách nhắc lại nhiều lần những từ mới được học trong các hoạt động cho
trẻ phát âm những từ khó, tích cực sửa sai cho trẻ và chú ý dạy trẻ phát âm
đúng những từ mới học.Đặc biệt chú ý đến việc củng cố nghĩa của từ, nhắc lại
nhiều lần ý nghĩa của từ để củng cố vững chắc cho trẻ.
Tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Để vốn từ của trẻ thêm phong phú giáo viên nên biết lựa chọn từ để trẻ sử
dụng một cách chính xác, thành thạo,biểu cảm. Đồng thời giúp trẻ có một trí
nhớ linh hoạt để tìm ra những từ ngữ cần thiếtcho sự diễn đạt. Tích cực hoá
vốn còn từ giúp trẻ vận dụng từ vào lời nói làm cho vốn từngữ thụ động
chuyển sang từ ngữ tích cực.Giáo viên cần chú ý ngăn ngừa trẻ sử dụng
những từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá.
1.2.3. Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Những từ ngữ về cuộc sống riêng
Mở rộng thế giới đồ vật trong tầm nhìn của trẻ,giáo viên nên cho trẻ
tiếp xúcvới tất cả những đồ vật có trong nhà, trường mầm non. Trẻ phân
biệt đượcnhững đặc điểm của các đồ dùng, đồ vật gần nhau (cái ghế, cầu
thang, cửa sổ,cái quạt…). Trẻ nhớ địa chỉ trường, nhận biết được môi
trường xung quanh một cáchcó phương hướng(trẻ biết đâu là trước, sau,
phải, trái…), sử dụng được các từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ (ăn cơm,
đi học, đi tập thể dục, đi về…).Bên cạnh đó trẻ cũng nhận biết được và gọi
đúng các màu xanh, đỏ, đen, trắng, tím, vàng (quả bóng có màu xanh, bức
tường có màu vàng, cửa sổ có màu đỏ).
Những từ ngữ về cuộc sống xã hội
Cho trẻ hiểu biết hơn các kiến thức về xã hội chúng ta nên cung cấp
cho trẻ biết thêm các ngày lễ lớn(ngày 8 -3, này 20 -11, tết Nguyên Đán);


kể về nơi Bác làm việc (Bắc Bó, Bến cảng Nhà Rồng), kể vềLăng Bác, về
Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Cung cấp cho trẻ tên gọi một số cơ quan nhà nước và chứcnăng của
chúng. Chẳng hạn bệnh viện có chức năng khám chữa bệnh cho mọi người,
Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học sinh dưới sự
giám sát của giáo viên.
Quan sát, gọi tên và hiểu chức năng của các công trìnhcông cộng như
“công viên” là nơi để vui chơi giải trí hoặc “bãi đỗ xe” là nơi để các loại xe để
vào đúng nơi quy định.Tiếp tục cung cấp vốn từ về bộ đội, công an, nông dân,
côngnhân...
Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên
Thế giới tự nhiên rất gần gũi với trẻ, vì vậy nên cho trẻ nhận biết và gọi
tên đúng mùi vị một số loại rau, hoa, quả (chuối, cam, hồng, mận,táo, lê,…,
hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa mười giờ,…, rau cải, rau muống, rau mồng
tơi…). Đồng thời cho trẻ gọi tên các con vật tương đối giống nhau, cho trẻ so

sánhđể thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Giáo viên có
thể cung cấp cho trẻ tên gọi về ích lợi và tác hại của một số loài vật (rắn, trâu,
voi, cáo, chó…). Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể mở rộng hiểu biết về
thiên nhiên, đặc điểm các mùa (Mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc. Mùa hè
có nắng chói chang, các bạn nhỏ thường đi tắm biển. Mùa thu lá cây vàng và
trở nên sơ xác. Mùa đông lạnh nên các bạn nhỏ phải mặc quần áo ấm.)
1.2.4. Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Nhóm phương pháp trực quan
Các dạng trực quan:
Cho trẻ tiếp xúc với vậ t thật thật
Là hình thức cô cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể qua đó giúp trẻ
nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết, từ được gọi


chính xác với vật và đặc điểm của vật. Trong khi xem xét, cô giáo kết hợp chỉ
vào vật hoặc từng chi tiết, đặc điểm của vật với từ được gọi (trong trường hợp
không có vật thật, cô giáo cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi, tranh ảnh…).
Quan sát
Quan sát là dạy trẻ sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình
để tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và
kỹ xảo ngôn ngữ. Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hướng sự chú ý của trẻ
vào các sự vật và hiện tượng riêng lẻ, mà cần phải làm cho trẻ thấy được mối
quan hệ giữa chúng. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những
ấn tượng của mình bằng lời nói trôi chảy.
Tham quan
Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần sự vật, hiện tượng, trẻ có thể
quan sát các sự vật và mở rộng nhận thức của mình, nội dung tham quan phải
đáp ứng được sở thích của trẻ. Buổi tham quan không mang tính chất của một
bài học, sau buổi tham quan cần tổ chức ngay các biện pháp củng cố các nhận
thức và ấn tượng thu lượm được thông qua việc trao đổi, trò chuyện...

Xem phim
Xem phim là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình
dạy trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ
không thểđi đến nơi xem được hoặc xem lại cảnh quay trong quá khứ. Xem
phim cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu cô giáo lựa chọn phim
phù hợp với nhận thức, sở thích… của trẻ kết hợp với tổ chức trò chuyện, đàm
thoại sau đó.
Nhóm phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học nhằm vào các
mục đích rèn luyện phát âm cho trẻ, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ,
củng cố kiến thức, củng cố vốn từ, đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ. Khi trực quan, trẻ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình


ảnh, những biểu tượng và dùng phương tiện ngôn ngữ để củng cố và diễn
đạt
lại.
Nhóm phương pháp dùng lời nói
Đọ c th ơ (ca d ao , t ụ c ngữ , đồ ng dao)
Lời thơ, ca dao... mang tnh nhịp điệu cao, có vần điệu, vì vậy khi đọc
cần đọc chậm rãi, vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các từ
mang vần. Cần truyền đạt được âm điệu vui tươi, sảng khoái đến với trẻ. Đọc
thơ, ca dao, đồng dao... giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của
tiếng Việt. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô giáo kết hợp giải thích các từ khó, từ
xa lạ đối với trẻ. Đây là việc làm góp phần phát triển vốn từ nói riêng, phát
triển ngôn ngữ nói chung cho trẻ.
Kể và đ ọ c truyệ n
Kể và đọc chuyện là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn
học. Khi đọc, kể chuyện cô giáo sử dụng ngữ điệu giọng nói để bộc lộ được
đặc điểm, tnh cách nhân vật. Đọc kể phải chậm rãi, vừa phải để trẻ còn lắng
nghe và ghi nhớ được các từ ngữ, câu văn trong truyện... điều đó giúp trẻ

tích luỹ vốn từ và học được cách thể hiện qua giọng đọc, giọng kể của cô.
Kể lại chuyện
Kể lại chuyện là hình thức kể lại một cách sáng tạo câu chuyện theo mẫu
trẻ đã được nghe, nhận biết được sự tác động lên cảm xúc, giúp trẻ ghi nhớ
và kể lại những điều đã được nghe. Trẻ sẽ biết vận dụng ngôn ngữ của
mình để kể lại chuyện một cách sáng tạo, phù hợp.
Đà m thoạ i
Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người. Đàm
thoại không phải chỉ là hỏi và đápmà đàm thoại được sắp xếp có tổ chức,


có kế hoạch nhằm mục đích đi sâu, làm cho chính xác và hệ thống tất cả
những biểu tượng và kiến thức mà trẻ thu lượm được.


Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn
ngữ tất cả những kiến thức mà trẻ thu nhận được. Trong khi đàm thoại,
yêu cầu trẻ phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt để thực hiện cuộc
giao tếp. Qua quá trình đàm thoại, trẻ được nói về những suy nghĩ, hiểu biết
của mình, điều đó đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
N ói m ẫ u
Được sử dụng khi chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt ý
nghĩ của mình (có nghĩa là sử dụng câu đúng để diễn đạt). Nói mẫu còn sử
dụng để củng cố, nhắc lại chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn. Tuy
nhiên, số
lượng câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng chú ý và trí nhớ của trẻ.
Ví dụ: Cô có mẫu câu: Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ
Con ăn cơm (C - V - B)
Khi nói mẫu, giáo viên phải chú ý không nhắc lại cái sai của trẻ.
Giảng giải

Cô nên dùng lời lẽ của mình để nói cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm...
của một vật hoặc một hành động nào đó. Khi cô sử dụng những từ trẻ đã
biết để giải nghĩa cho những từ trẻ chưa biết sẽ góp phần rất lớn trong việc
phát triển vốn từ cho trẻ.
Câu hỏ i
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo mục đích phát triển ngôn ngữ của
giáo viên. Chẳng hạn nếu muốn dạy trẻ nói những câu ghép, giáo viên sẽ sử
dụng các dạng câu hỏi mà khi trả lời, trẻ phải trả lời bằng câu ghép.
Câu hỏi đưa ra có mục đích phát triển ngôn ngữ yêu cầu trẻ biết lựa
chọn từ ngữ, sử dụng các kiểu câu và diễn đạt khi trả lời, góp phần quan
trọng trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Ở lứa tuổi mầm non, câu hỏi
thường


×