Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Một số biện pháp phòng tránh tai nạn gây thương tích cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hùng vương – phúc yên – vĩnh phúc (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.2 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 3-4 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG PHÚC
YÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thấy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2,
các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non, khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong
quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Thị Việt Nga –
Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh
trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ
em trong thời gian em thực tập ở trường. Trong quá trình nghiên cứu, không


tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Kính mong được sự góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viện thực hiện

Nguyễn Thị Hải Yến



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài ‘‘ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn gây
thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên –
Vĩnh Phúc’’ là kết quả mà em đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hàng năm và
đợt thực tập cuối năm. Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của
một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để em
rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng
cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNTT: Tai nạn thương tích
WHO: Tổ chức y tế thế giới ( World Health Organization )
Tx : Thị xã



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài...................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 4
1.1. Tổng quan về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ................ 4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.2. Tại Việt Nam........................................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm, phân loại .............................................................................. 6
1.2.1.1. Khái niệm tai nạn thương tích............................................................. 6
1.2.1.2. Phân loại tai nạn thương tích .............................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm phát triển tâm- sinh lý của trẻ 3-4 tuổi .................................. 8
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ 3-4 TUỔI ........... 13
2.1. Nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích ............................................... 13
2.2 . Những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ 3-4 tuổi…………………..13


2.3. Một số biệp pháp nhằm nâng cao chất lượng phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương, tx Phúc Yên, Vĩnh Phúc

......................................................................................................................... 15
2.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất an toàn cho trẻ.............................................. 15
2.3.2. Tập huấn cho giáo viên ........................................................................ 16
2.3.3. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh ...................................... 17
2.3.4. Giáo dục trẻ một số kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích............. 19
2.3.4.1. Hoạt động học .................................................................................... 19
2.3.4.2. Hoạt động ngoài trời .......................................................................... 34
2.3.4.3.Hoạt động ăn ....................................................................................... 34
2.3.4.4. Hoạt đông giờ ngủ.............................................................................. 35
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 36
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 36
3.2. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm............................................................. 36
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 36
3.4. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 36
3.4.1. Xác định yêu cầu cần đạt ..................................................................... 36
3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 37
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 37
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 37
3.5.1. Đánh giá lần 1: Tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thương tích của
trẻ xảy ra ở trường kết quả khảo sát như sau: ................................................. 37
3.5.2.Đánh giá lần 2: Tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thương tích của trẻ
xảy ra ở trường, kết quả khảo sát như sau: ..................................................... 38
3.5.2. Đánh giá lần 3: Tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thương tích của
trẻ xảy ra ở trường, kết quả khảo sát như sau: ................................................ 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 40
1-KẾT LUẬN.................................................................................................. 40
2-KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: ............................................................................ 41


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 42

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Tai nạn, thương tích ở nước ta đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã
hội. Hiện nay, do tai nạn thương tích mỗi ngày có trên 30 người chết và trên
70 người bị thương gây tàn tật suốt đời. Hàng năm, tỷ lệ tai nạn, thương tích
gây tử vong đối với nhóm tuổi từ 0 – 18 tuổi chủ yếu là do chết đuối, tai nạn
giao thông, ngộ độc, ngã và điện giật. Công tác phòng, chống tai nạn, thương
tích trong các cơ sở giáo dục không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng
của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh, sinh viên mà còn là yếu tố đảm
bảo phát triển giáo dục toàn diện. Tai nạn thương tích trẻ em (do tai nạn giao
thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực trong gia đình, xã hội và tự tử…) là thứ
“họa bất kỳ” mà không ai mong muốn.
Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng
cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức
ngành giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: các cơ
sở giáo dục tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích. Để thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn
thương tích”
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng,
chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng
của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ vì vậy
là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức

chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp
phòng tránh một cách có hiệu quả. Và một trong những biện pháp đó là giáo
viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những
kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

2


Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm
rất quan trọng nhưng không dễ dàng vì vậy giáo viên cần trang bị những kiến
thức cơ bản cho bản thân, cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt
động (vui chơi, học tập, đi dạo…) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu. Thực tế
hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình
học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ
cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến trống lại tai nạn thương tích,
chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho
trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một số kỹ năng đơn giản để trẻ
biết tự bảo vệ mình khi cần thiết.
Với những lý do như trên chũng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:‘‘ Một số
biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mần
non Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc’’
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng về mức độ gây tai nạn thương tích cho trẻ 3- 4
tuổi ở trường mầm non Hùng Vương, tx Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Từ đó, đề ra
những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích phù hợp với trẻ
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích của
trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương.
- Khách thể nghiên cứu: trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Hùng Vương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích của trẻ 3-4 tuổi.
- Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao kiến
thức và kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân khi cần thiết, hình thành nhân
cách ban đầu, kỹ năng sống cho trẻ ngay từ trong trường mầm non.

3


- Thực nghiệm sư phạm về các biện pháp được đề xuất
5. Phạm vi nghiên cứu
- Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường mầm non Hùng Vương, thị xã Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.
- Số lượng trẻ nghiên cứu: 30 trẻ
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Nếu xác định được thực trạng của biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích của trẻ 3-4 tuổi, đồng thời đề ra những biện pháp phù hợp thì sẽ
nâng cao chất lượng cách phòng tránh tai thương tích của trẻ.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
8. Đóng góp của đề tài
- Đánh giá thực trạng của một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ 3-4 tuổi
- Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích và từ đó đề xuất một
số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ
- Cung cấp một số giáo án về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4
tuổi


4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi
1.1.1. Trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới tai nạn thương tích (TNTT) là nguyên nhân
hàng đầu gây ra tàn tật và tử vong. Mỗi ngày trên thế giới có 16.000 người
chết do tai nạn thương tích (theo WHO). Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài
ngàn người bị thương tật vĩnh viễn. Có khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ
1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương. Hàng năm có 2300 trẻ
em này tử vong là chấn thương do tai nạn giao thông, ngã, bỏng, chết đuối,…
Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát
triển có khoảng cách rất lớn. Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu
nhập cao hơn. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người nghèo
đều là nhóm có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao. Đặc biệt tỉ lệ này ở trẻ em
nghèo cao gấp 3-4 lần trẻ sống trong gia đình khá giả. Tỷ lệ của những tai nạn
thương tích chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu, và là một mối đe dọa cho sức
khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với mỗi ca tử vong, WHO
ước tính rằng có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lượt khám tại khoa cấp
cứu và hàng ngàn cuộc hẹn gặp bác sĩ điều trị. Trong khi đó, mỗi ngày có
1.000 trẻ em tử vong do một chấn thương hoặc nhiều hơn, hoặc có thể để lại
khuyết tật suốt đời, tuy nhiên điều này có thể ngăn chặn bằng các biện pháp
phòng chống chấn thương.
1.1.2. Tại Việt Nam
Theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam
cho biết: tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở Việt Nam (2010), và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong,


5


gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Thương tích giao thông
đường bộ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, sau đó là ngã và đuối nước.
Bên cạnh đó tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ
em (lứa tuổi 0-17) chiếm 88% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích
là do vô tình. Trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích
và tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên (0-19 tuổi). Kết quả Khảo sát quốc gia
về tai nạn thương tích của Việt Nam cho thấy có hơn 35.000 trường hợp tử
vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam trong năm 2010. Tại hội nghị khoa
học toàn quốc về phòng chống tai nạn thương tích do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế
Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
25/10/2011 thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Mỗi năm, Việt Nam có
khoảng 900.000 người bị TNTT và hơn 34.000 người tử vong. Trong đó,
chiếm số lượng cao nhất là tử vong do tai nạn giao thông là 45% với 15.000
người chết mỗi năm. 10 địa phương có số người tử vong cao nhất là Hà Nội,
Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hải
Dương, Quảng Bình, Bình Thuận.
Tai nạn thương tích ở trẻ em hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm
trọng và cần được quan tâm. Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở trẻ 3-4 tuổi
vì các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo ước tính của tổ
chức Y tế thế giới hàng năm, có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các
nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương
tích góp phần đáng kể. Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích
là gánh nặng lớn đối với bản thân gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội
phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn
thương tích đe dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em.


6


Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện – học sinh tích cực
mà ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo
môi trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm, phân loại
1.2.1.1. Khái niệm tai nạn thương tích
* Thế nào là tai nạn:
- Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể
nhận thấy được.
Ví dụ: + Một đứa trẻ chạy va vào phích nước bị bỏng.
+ Một học sinh đi ngang qua đường bị xe cán.
+ Một đứa trẻ trèo cây bắt tổ chim bị ngã gãy chân.
* Thế nào là thương tích:
- Thương tích: Tổn thương thực thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ xát,
hoặc bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả cho cơ thể của một người qua vết
bầm tím, bong gân, căng, gãy xương ... “Thương tích” thì không phải là tai
nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp
xúc đột ngột với các nguồn năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt,
hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc
do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt.
Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó
có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy
hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật
ngữ “Tai nạn thương tích”.

“Tai nạn thương tích” là:

7


- Thương tổn có chủ định hoặc không chủ định.
- Liên quan đến va chạm giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện
giật, chất hóa học, nhiệt độ .
- Tổn thương: chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy
răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc,
tự tử .
- Cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh hoạt
ít nhất 1 ngày.
1.2.1.2. Phân loại tai nạn thương tích
Có các loại tai nạn thương tích khác nhau (WHO) :
- Chấn thương nặng: Đây là một thương tích dẫn đến tử vong do rủi ro hoặc
do các biến chứng phát sinh từ rủi ro này. Độ dài của thời gian giữa các rủi ro
và sau đó không ảnh hưởng đến sự phân loại thương tích gây tử vong.
- Thương tật: Đây là những thương tích được xác định bởi cơ quan y tế có
thẩm quyền về khả năng mất sức khỏe vĩnh viễn hoặc một phần sức khỏe ảnh
hưởng đến đối tượng không thể hoạt động nghề nghiệp nhất định. Ngoài ra,
những mất mát, hoặc thiệt hại của việc hoạt động cả hai tay, hoặc cả hai chân,
hoặc cả hai mắt, hoặc kết hợp bất kỳ của các bộ phận cơ thể như là kết quả
của một rủi ro duy nhất sẽ được xem xét như là một thương tật toàn bộ vĩnh
viễn.
- Tàn tật: Là những tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong, được giám
định bởi cơ quan y tế có thẩm quyền, đối tượng mất vĩnh viễn bất kỳ khả năng
hoạt động của một phần cơ thể: ngón tay cái hoặc chân cái..(trừ các trường
hợp: Răng, 4 ngón chân/tay nhỏ hơn, thoát vị, tóc, móng chân, móng tay, da
va mô dưới da)


8


- Ảnh hưởng công việc: Là tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong
hay thương tật vĩnh viễn, nhưng mất khả năng làm việc trên hoặc bằng 5 ngày
(Không bao gồm cả những ngày điều trị tai nạn thương tích)
- Thương tích cần trợ giúp ban đầu: Là tai nạn thương tích chỉ cần hỗ
trợ ban đầu, không cần điều trị, không ảnh hưởng đến công việc
- Tổn thương nhẹ: Không cần trợ giúp, không ảnh hưởng gì lớn
1.2.2. Đặc điểm phát triển tâm- sinh lý của trẻ 3-4 tuổi
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có đời sống tâm – sinh lý rất đa dạng và
phong phú. Ở giai đoạn phát triển này, trẻ em có những đặc điểm, những quy
luật phát triển độc đáo, không giống bất cứ một giai đoạn nào sau này. Cụ thể
sự phát triển hiện nay của trẻ mầm non 3-4 tuổi có một số đặc điểm sau:
 Sự phát triển cân nặng chiều cao :
Cơ thể của trẻ 3-4 tuổi còn non nớt, nhảy cảm với tác động của thời tiết,
dịch bệnh, sức đề kháng của trẻ còn yếu. Do đó trẻ thường hay mắc các bệnh
thường gặp, bệnh truyền nhiễm và một số bệnh khác. Trẻ dễ bi tai nạn và luôn
cần sự giúp đỡ của người lớn nhằm đảm bảo an toàn cho chúng. Khả năng
vận động của trẻ ngày càng khéo léo và thành thạo hơn. Trong mọi hoạt động
trẻ đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa vận động của tay với vận động của chân,
trẻ đã biết quan sát và có thao tác thích hợp, chúng còn biết sử dụng sức mạnh
tốt hơn và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu.
 Hoạt động chủ đạo của trẻ 3-4 tuổi :
Hoạt động chủ đạo của trẻ mần non được thay đổi theo từng độ tuổi: Ở
trẻ hài nhi ( 2-15 tháng ) hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với
người lớn, đến tuổi ấu nhi ( 15-36 tháng ) hoạt động với đồ vật là hoạt động
chủ đạo, vào tuổi mẫu giáo ( 3-6 tuổi ) hoạt động vui chơi là hoạt động chủ
đạo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khi tham gia vào trò chơi

đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là sống và hoạt động

9


như người lớn và những mối quan hệ qua lại giữa họ trong xã hội. Qua trò
chơi trẻ hiểu mỗi người trong xã hội đều có quyền và nghĩa vụ của mình.
Ở độ tuổi 3 tuổi, hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai
theo chủ đề là hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên vì mới được chuyển sang vị trí
chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa đạt tới dạng chính thức mà chỉ ở dạng sơ
khai của nó. Chính vì vậy mà hoạt động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo bé có
những đặc điểm sau:
Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội
của người lớn còn rất hạn chế.
Nét đặc trưng của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ trẻ phải hoạt
động cùng nhau để mô phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã
hội. Nhưng ở tuổi mẫu giáo bé trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau.
Tuy trẻ đã biết bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt
của người lớn, nhưng việc vui chơi đó vẫn còn mang tính chất của việc chơi
một mình. Phải đến cuối tuổi mẫu giáo bé, nhất là vào tuổi mẫu giáo nhỡ, thì
trò chơi đóng vai theo chủ đề mới vào dạng chính thức, và lúc đó nó mới thực
sự đóng vai trò chủ đạo và giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của trẻ. Sở dĩ
trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, đó là vì
trước hết nó giúp cho trẻ thiết lập những mối quan hệ với nhau (quan hệ thực
với quan hệ chơi )
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra với tốc độ nhanh :
Giai đoạn từ 0- 5 tháng tuổi còn gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ của trẻ.
Khoảng 3 tháng tuổi trẻ đã biết „„hóng chuyện‟‟, trẻ đã phát ra những chuỗi
âm liên tục không rõ ràng. Đến giai đoạn 6- 12 tháng tuổi trẻ phát âm bập bẹ,
bi bô như „„ bà bà, bố bố, măm măm…‟‟. Từ 12- 18 tháng tuổi vốn từ của trẻ

đã phát triển lên đến 20- 30 từ. Ở thời kỳ này trẻ hiểu nghĩa và sử dụng các từ
quen thuộc như đi, ăn, ngủ… Và biết làm theo sự hướng dẫn của người lớn.

10


Đến 2 tuổi trẻ đã có vốn từ khoảng 200- 300 từ, các từ thường dùng là danh từ
và động từ, các từ gần gũi với cuộc sống của trẻ. Giai đoạn này trẻ tiếp thu
ngôn ngữ một các trực quan, gắn liền với các hình ảnh, đồ vật, hiện tượng mà
trẻ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, chơi cùng trong các hoạt động thường ngày.
Sang giai đoạn 2-3 tuổi, đây là thời kỳ ngôn ngữ của trẻ phát triển nhất và
nhanh nhất, được gọi là „„thời kỳ phát cảm ngôn ngữ‟‟. Khả năng sử dụng câu
của trẻ cũng có những tiến bộ đáng kể. Nếu như đầu năm trẻ chỉ nói được câu
có 2 từ, ví dụ „„ bà bế ‟‟ thì đến lúc này trẻ đã nói được câu đầy đủ hơn, ví dụ
như „„ bà ơi bế con với, con ăn cơm rồi ạ…‟‟. Trẻ hay đặt các câu hỏi „„ tại
sao ?‟‟, trẻ thường hay hỏi „„ đây là cái gì, cái này dùng để làm gì ?...‟‟. Ở độ
tuổi này trẻ nói nhiều hơn và từ ngữ của trẻ cũng phát triển hơn, vì thế từ xưa
đã có câu nói „„ trẻ lên ba cả nhà học nói‟‟. Ở các độ tuổi tiếp theo ngôn ngữ
của trẻ dần hoàn thiện hơn, trẻ có thể diễn đạt được những điều mà trẻ mong
muốn, cấu trúc câu cũng trở nên chính xác và hoàn thiện hơn.


Các quá trình tâm lý cùng các phẩm chất tâm lý cá nhân phát triển và

ngày càng hoàn thiện:
Trí tuệ và khả năng nhận thức của trẻ ngày càng phát triển. Trong cuộc
sống hàng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới
xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc là người lớn
kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có
một bước ngoặt rất cơ bản, đó là việc chuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành

động sang kiểu tư duy trực quan-hình tượng.
Bước vào tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được xác định rõ ràng cho phép
trẻ thực hiện các hành động một cách chú tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm
lý mang tính chủ định rõ rệt. Ở trẻ 3-4 tuổi „„cái tôi‟‟ xuất hiện kèm theo
„„khủng hoảng tuổi lên ba‟‟.

11


Trẻ mẫu giáo rất ham học hỏi, tìm tòi và có năng lực sáng tạo. Vì vậy
giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động nhiều để giúp trẻ phát triển. Cần tạo
ra môi trường phong phú lành mạnh, kích thích trẻ tích cực hoạt động để giáo
dục trí tuệ cho trẻ.
1.3. Cơ sở thực tiễn
- Trường mầm non Hùng Vương thuộc tổ 10, phường Hùng Vương, là
một phường có nền kinh tế -chính trị ổn định. Toàn phường có 3 cấp học:
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong đó trường mầm non và trường
trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia cấp độ 2. Năm 2016, trường mầm non Hùng Vương phấn đấu đạt chuẩn
quốc gia cấp độ 2.
- Toàn trường có 48 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: Ban
giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 37 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 nhân
viên kế toán, 06 nhân viên nhà bếp.
- Số trẻ toàn trường là 464 trẻ / 18 lớp
- Trường có phòng y tế riêng, trang bị thiết bị tương đối đầy đủ
- Đã có nhân viên y tế trình độ trung cấp y, phụ trách công tác chăm sóc
sức khỏe cho trẻ
Đối với giáo viên mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
không phải là điều mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều tra
thực trạng tại trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn sau :

Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tình thần.
Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên
đi học các lớp về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về
cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.

12


- Học sinh nhanh nhẹn có nề nếp.
- Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn.
Khó khăn:
- 50% phụ huynh làm nghề nông và buôn bán tự do nên chưa có thời gian
quan tâm, chú ý cũng như các kiến thức cơ bản về an toàn cho trẻ, các biện
pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- 30% phụ huynh làm công nhân ngoài khu công nghiệp, thời gian làm việc
còn phụ thuộc, làm ca nên ít có thời gian quan tâm đến con.
- 20% phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước, tuy có kiến thức về
phòng tránh tai nạn thương tích nhưng mất nhiều thời gian cho công việc.
- Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
- Nắm bắt được tình hình thực tế trên tôi biết rằng kiến thức về phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ là rất khó để phụ huynh nắm bắt và cho trẻ ghi nhớ
khi ở nhà. Xong có những bố mẹ do bận công việc nên ít có thời gian trò
chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm
xung quanh mình… Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phóng tránh
tai nạn thương tích tại gia đình.

13



CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
3-4 TUỔI
2.1. Nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích
- Do sự thiếu giám sát chăm nom của cha mẹ cô giáo, hoặc người trông trẻ
nên có thể dễ tiếp xúc với các nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễ
dàng
- Do người lớn chăm sóc trẻ nhưng không được hướng dẫn cách sơ cứu
cho trẻ và không có tủ thuốc cấp cứu
- Do công tác truyền thông, giáo dục chưa đủ mạnh để có thể chuyển đổi
hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình và trường học trong việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
- Do điều kiện, môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ còn nhiều bất cập,
chưa bảo đảm đầy đủ an toàn phòng trống tai nạn thương tích
2.2. Những tai nạn thương tích thường gặp của trẻ 3-4 tuổi
- Ngãvà những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ
em, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả
trước mắt và lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng
như tính mạng của trẻ.
- Ngộ độc : Khi một chất vô cơ hoặc hữu cơ dạng khí, lỏng hoặc rắn lọt vào
cơ thể và gây tác động xấu cho sức khoẻ được gọi là Ngộ độc. Có hai loại ngộ
độc, ngộ độc cấp và ngộ độc mãn.
+ Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau
một vài giờ thì gọi là ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít
hoặc chất kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy rửa, ăn thức ăn ôi thiu...
+ Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều
lượng thấp, các loại hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì

14



gọi là ngộ độc hoặc nhiễm độc mãn tính, ví dụ như ngộ độc chì ở những
người có tiếp xúc với xăng dầu..
- Tai nạn giao thông : Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm
bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; chúng thường gây nên
khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công
cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng khác... Do
chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hay do gặp phải các tình huống, sự cố đột
ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng
và sức khỏe.
- Động vật/ côn trùng cắn: Gây nên chấn thương là những trường hợp tai
nạn thương tích do các loại động vật, côn trùng cắn, húc hoặc đâm phải vào
người.
- Vật tù/ vật sắc nhọn : Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại
hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi,
mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức
độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm…) đến nặng ảnh hưởng
nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi…), thậm chí rất nặng
gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Bỏng : Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc
với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích
khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học
cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những
trường hợp bị bỏng
- Điện giật/ sét đánh: Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây
tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi
nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất
cao. Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt


15


động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút
các cơ bắp gây cảm giác đau nhức, người bị điện giật sẽ khó thở, rối loạn
nhịp tm. Nếu bị nặng, đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt
động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ
bắp.
- Đuối nước: Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất
dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có
chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu
oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di
chứng não nặng nề. Đa phần trường hợp đuối nước rơi vào trẻ em độ tuổi từ
1
– 15. Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút
và với trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ
chết đuối.
2.3. Một số biệp pháp nhằm nâng cao chất lượng phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương, tx Phúc
Yên, Vĩnh Phúc
2.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất an toàn cho trẻ
Trường mầm non Hùng Vương, tx Phúc Yên, Vĩnh Phúc được xây dựng
hai tầng rất khang trang, tuy nhiên khi thiết kế thi công các kỹ sư chưa lường
trước được những nguy hiểm có thể xấy ra đối với trẻ, bản thân là người giáo
viên mầm non ngày ngày tếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấy một số bất cập
về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban giám hiệu,
được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường
đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây
nguy hiểm cho trẻ.


16


Tất cả các lan can được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ, các nan hoa
trang trí được thiết kế bằng các thanh dọc không rộng quá 15cm, bỏ hết các
thanh ngang có thể làm bàn đạp cho trẻ leo trèo, một số đoạn lan can
được

17


×