Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã thanh quang, huyện nam sách, tỉnh hải dương (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.22 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ THÚY

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG
TRẺ TỪ 0 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI CỦA CÁC BÀ
MẸ NUÔI CON NHỎ TẠI XÃ THANH QUANG,
HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dưỡng học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Lưu Thị Uyên

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin được cảm ơn các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền cho tôi kiến thức
và niềm say mê từ giảng đường Đại học để tôi thực hiện khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi dành lời cảm ơn sâu sắc nhất với sự hướng
dẫn nhiệt tình của ThS. Lưu Thị Uyên - giảng viên hướng dẫn trực tiếp tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của bạn bè, đồng
nghiệp, đặc biệt gia đình người thân đã luôn bên tôi ủng hộ, động viên kịp


thời về vật chất và tinh thần để tôi có đủ điều kiện, thời gian hoàn thành khóa
luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng vì khó khăn
về tư liệu, năng lực trong nghiên cứu của bản thân…nên khóa luận không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
bạn bè và đồng nghiệp!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu
được sử dụng trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ tài liệu nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy


DANH MỤC VIẾT TẮT
ABS

Ăn bổ sung

ATVSTP


An toàn vệ sinh thực phẩm

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

SDD

Suy dinh dưỡng

UNICEF
Fund

United Nation International Children’s Emergency
(Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 2
NỘI DUNG .................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ nhỏ ............................................... 3
1.1.1. Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ nhỏ......................................... 3
1.1.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu về nuôi
dưỡng trẻ ................................................................................................. 4
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ .......................................................................... 5
1.2.1. Sữa mẹ ........................................................................................... 5
1.2.2. Sữa non và cho trẻ bú sớm sau sinh ............................................... 5
1.2.3. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ................................................... 7
1.3. Cho trẻ ăn bổ sung ............................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm ăn bổ sung .................................................................... 9
1.3.2. Thời điểm thích hợp bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung ........................... 10
1.3.3. Cho trẻ ăn bổ sung ....................................................................... 11
1.4. Một số nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi ................... 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 17
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 18
3.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thanh Quang ................ 18
3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Thanh Qu ang...... 19



3.3. Kiến thức và thực hành nuôi trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi của các bà mẹ.... 21
3.3.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia trong nghiên cứu..................... 21
3.3.2. Kiến thức và thực hành NCBSM của các bà mẹ.......................... 22
3.3.2. Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ ............ 28
KẾT LUẬN.................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Hầu hết các nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ trên toàn Thế giới đều cho biết
dinh dưỡng không hợp lý trong 1.000 ngày đầu tiên (tính từ khi bà mẹ mang
thai đến khi trẻ 24 tháng tuổi) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấp
còi, béo phì và các bệnh không lây ở tuổi trưởng thành. 1000 ngày đầu tiên
được gọi là giai đoạn “cửa sổ cơ hội” để dự phòng suy dinh dưỡng thấp còi
cũng như các hậu quả chậm phát triển về thể chất và tinh thần [1],[4].
Năm 2002, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đã
xây dựng Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhấn mạnh vai trò thực
hành nuôi dưỡng đối với tình trạng dinh dưỡng, sự tăng trưởng, phát triển và sự
sống còn của trẻ nhỏ. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược là bảo vệ, khuyến khích
và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ
sung an toàn và hợp lý, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
[4].
Ở Việt Nam, những năm qua nhờ những tiến bộ về kinh tế - xã hội, các
can thiệp về y tế và dinh dưỡng cùng với các chương trình truyền thông

hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ được tuyên truyền rộng rãi, tỷ lệ suy dinh dưỡng
(SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng giảm. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn là
một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em SDD cao trong khu vực, đặc biệt là
SDD thể thấp còi. Thông tin giám sát dinh dưỡng năm 2013 do Viện dinh
dưỡng kết hợp với UNICEF và Alive& Thrive [10] cho thấy có 11,7% trẻ em
ở Việt Nam thiếu cân; 22,7% trẻ em bị thấp còi và 4,1% bị gầy còm; 4,4% trẻ
em ở Việt Nam bị thừa cân (béo phì); về thực hành nuôi dưỡng trẻ, chỉ có
39,7% trẻ được bú sữa mẹ lần đầu trong vòng 1 giờ sau khi sinh và 17% được
bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; tiếp tục cho con bú sữa mẹ sau 6
tháng kèm với bổ sung thức ăn dinh dưỡng đầy đủ, an toàn và thích hợp còn
nhiều bất cập.

2


Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp và thực
hành ăn bổ sung chưa hợp lý được xác định là những nguyên nhân chính dẫn
đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam. Vì vậy tư vấn,
hỗ trợ các bà mẹ thay đổi thói quen thực hành dinh dưỡng chưa hợp lý để nuôi
dưỡng trẻ khoa học là góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở
trẻ em dưới năm tuổi trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011
- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030[5].
Thanh Quang là một xã thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trước
đây nghề nông là công việc chính của người dân ở đây. Hiện nay, do sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thanh Quang đã có khu công nghiệp với nhiều
công ty, nhà máy; người dân vừa làm việc tại các công ty, nhà máy vừa kết
hợp việc đồng áng. Với sự thay đổi như vậy về kinh tế, xã hội... kiến thức,
thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ như thế nào? Trả lời câu hỏi đó,
chúng tôi thực hiện đề tài:
“Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi của các

bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài góp phần thúc đẩy các thực hành tốt trong nuôi dưỡng trẻ từ 0
đến 24 tháng tuổi tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dữ liệu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại khu
vực nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập, nghiên cứu khoa
học của người học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần thúc đẩy các bà mẹ ở, gia đình và cộng
đồng thực hiện tốt thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 0 - 24 tháng tuổi để
từng bức giảm tỷ lệ SDD trẻ em tại địa phương.

3


NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ nhỏ
1.1.1. Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ nhỏ [1,][3],[4]
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 24
tháng tuổi. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và
sự phát triển của trẻ.
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ không hợp lý

Trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể Trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất và
chất và tinh thần
tinh thần
Trẻ sẽ có cân nặng và chiều cao đạt Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp còi

chuẩn
hoặc béo phì
Trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, ít bị bệnh Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn,
hơn, hồi phục nhanh hơn sau bị bệnh thường nặng hơn, nguy cơ tử
vong cũng cao hơn
bệnh
Trẻ sẽ phát triển trí tuệ tốt hơn, Trẻ sẽ chậm phát triển trí tuệ (trẻ nhận
thông minh hơn
thức kém, khả năng học tập giảm)
Những phát hiện quan trọng về dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em được đăng tải
trên tạp chí The Lancet năm 2013 [5] cho thấy tình trạng dinh dưỡng của bà
mẹ và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến 3,1 triệu/6,9 triệu trẻ
dưới 5 tuổi tử vong và 165 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp
còi vào năm 2011. Số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi này đã và sẽ chịu ảnh
hưởng về sự phát triển thế chất và tinh thần sau này. Trên 2/3 trong số trẻ tử
vong dưới 5 tuổi là trẻ dưới 1 tuổi và thường liên quan đến thực hành nuôi
dưỡng trẻ không hợp lý. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ảnh hưởng gián tiếp
đến khả năng đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong và
bệnh tật ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm giảm
ít nhất 8% khả năng phát triển kinh tế của một quốc gia (do nó gây tổn thất
trực tiếp tới năng suất lao động, nhận thức kém và khả năng học tập giảm).

4


Theo Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế Thế
giới, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh có mối liên
hệ mật thiết với nhau. Dinh dưỡng không hợp lý trong 1.000 ngày đầu tiên
(tính từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ 24 tháng tuổi) là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng thấp còi, béo phì và các bệnh không lây ở tuổi trưởng

thành. Vì vậy, 1000 ngày đầu tiên được gọi là giai đoạn “cửa sổ cơ hội” để
dự phòng suy dinh dưỡng thấp còi, các hậu quả chậm phát triển về thể chất và
tinh thần do nuôi dưỡng trẻ không hợp lý. Nghiên cứu cho thấy chiều cao của
trẻ 3 tuổi phản ánh chiều cao tương ứng khi trẻ 18 tuổi. Nếu trẻ nhỏ được nuôi
dưỡng hợp lý thì chiều cao khi trưởng thành sẽ phát triển tối ưu, nhưng nếu trẻ
bị thấp còi nặng khi còn nhỏ, khi trưởng thành trẻ sẽ không thể phát triển
được chiều cao như trẻ bình thường. Vì vậy, cần phải tập trung cải thiện các
thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ngay từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ
được 24 tháng tuổi, góp phần giảm nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi và
những tác hại lâu dài đến sức khỏe của trẻ sau này [5].
1.1.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu về nuôi
dưỡng trẻ [5]
Chiến lược toàn cầu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ được xây dựng năm 2002
trên cơ sở của những văn bản đã có từ trước như: Luật Quốc tế về kinh doanh
và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ (1981); Tuyên bố Innocenti (1990)
và Sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em (1991).
 Mục tiêu: Nhấn mạnh vai trò của các thực hành nuôi dưỡng đối với
tình trạng dinh dưỡng, sự tăng trưởng, phát triển và sự sống còn của trẻ nhỏ.
 Nội dung:
-

Đảm bảo các cơ sở y tế thực hiện trách nhiệm bảo vệ, khuyến khích

và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ
bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn và hướng dẫn các bà mẹ đến các cơ sở y tế khi
họ cần.
5


-


Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời gian, đầy đủ, an toàn, phù hợp và tiếp

tục cho bú mẹ.
-

Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những trường hợp đặc biệt: Tình

trạng cấp cứu; Trẻ suy dinh dưỡng; Trẻ đẻ nhẹ cân; Trẻ có mẹ nhiễm HIV.
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ [1],[3],[4]
1.2.1. Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn bổ dưỡng, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ.
Thành phần sữa mẹ không phải lúc nào cũng như nhau mà thay đổi theo tuổi
của trẻ và thay đổi từ đầu bữa cho đến cuối bữa bú.
• Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được hình thành từ tuần thứ 14-16 của
thai kì và được tiết ra trong 1-3 ngày đầu sau sinh. Sữa non sánh đặc, vàng
nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều protein hơn sữa trưởng thành.
• Sau 3- 7 ngày, sữa non chuyển sang sữa trưởng thành (sữa ổn định). Số
lượng sữa nhiều hơn làm cho 2 bầu vú của bà mẹ đầy, căng người ta gọi là
hiện tượng “xuống sữa” hay sữa “về”. Sữa trưởng thành gồm 2 loại:
- Sữa tiết đầu: sữa được tiết ra đầu bữa bú, lượng nhiều, nhìn hơi trong
xanh, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng: protein, lactose...
- Sữa tiết cuối: sữa được tiết ra cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa
nhiều chất béo hơn và giàu năng lượng nên bà mẹ cần phải cho con bú hết
từng bên vú để trẻ bú được “sữa cuối”.
1.2.2. Sữa non và cho trẻ bú sớm sau sinh
Sữa non, đặc biệt là sữa non trong vòng một giờ đầu sau sinh có lợi cho
trẻ nên việc cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu đặc biệt quan trọng. Trẻ
được bú mẹ sớm sẽ sớm nhận được dinh dưỡng cũng như các yếu tố miễn
dịch, mặt khác tỷ lệ hấp thu các yếu tố này của cơ thể ở những giờ đầu sau

sinh là cao nhất.

6


Đặc điểm của sữa non
Giàu kháng thể

Lợi ích
Là liều vắc xin quí giá đầu tiên trẻ nhận được
giúp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều tế bào bạch cầu

Giúp phòng chống nhiễm khuẩn

Có tác dụng xổ nhẹ

Đào thải phân su, giúp giảm mức độ vàng da

Có yếu tố tăng trưởng cho Giúp cho ruột trưởng thành
ruột của trẻ

Phòng chống dị ứng

Giàu vitamin A

Giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn

Sữa non hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ cả về chất lượng và số

lượng trong vòng 2 ngày đầu sau đẻ. Tuy nhiên trong thực tế nhiều bà mẹ khi
đi đẻ mang theo sữa bột để cho trẻ ăn trong ngày đầu khi sữa mẹ chưa “về”.
Hầu hết các bà mẹ thường lo lắng sợ con bị đói vì nghĩ rằng mình chưa có
sữa. Đây là một vấn đề không đúng nhưng lại tồn tại trong cộng đồng từ lâu
và khó thay đổi.
Các bà mẹ cần hiểu sâu hơn về sữa non và lợi ích của sữa non để yên
tâm, tin tưởng là chỉ cần cho con mút vú ngay sau khi đẻ thì không sợ trẻ bị
đói và sữa sẽ “về”. Cho trẻ bú sớm còn có nhiều lợi ích cho cả bà mẹ, giúp bà
mẹ co hồi tử cung tốt, giảm xuất huyết sau sinh, kích thích tạo sữa và giúp
sữa sớm về [1].
Tại cộng đồng, tư vấn NCBSM cần được bắt đầu từ khi bà mẹ mang thai
và thực hiện ngay tại phòng sinh của các cơ sở y tế để nhằm đảm bảo mọi bà
mẹ vừa sinh con trong vòng 1 giờ đầu được hướng dẫn hỗ trợ để trẻ được bú
sữa non. Ngay sau sinh bầu vú chưa căng sữa, trẻ chưa biết cách bú nên đây là
lúc bà mẹ phải kiên trì tập cho con ngậm bắt vú đúng đồng thời phải cho trẻ
bú nhiều lần như vậy vừa đảm bảo nhu cầu của trẻ vừa kích thích tạo sữa,
giúp sữa “về” sớm [1].

7


1.2.3. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ [1],[4]
1.2.3.1.Khái niệm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn,
uống thêm bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng (trừ các trường
hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của
bác sĩ) [1].
Trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn, không cần ăn thêm bất
cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước. Sữa mẹ luôn cung cấp đủ năng lượng và
dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời, kể cả trẻ sinh đôi nếu cho trẻ bú

đúng cách. Đây là kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn an toàn, phù hợp với trẻ nhất lại không mất
tiền mua, tuy vậy nguồn thức ăn bổ dưỡng này lại không được tận dụng hết.
Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam
năm
2011[8] cho thấy chỉ có 17% được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ở nước ta
thấp như vậy vì thói quen cho con uống thêm nước của bà mẹ vẫn còn đang
phổ biến rộng rãi.
Các bà mẹ cần hiểu rằng không phải cho trẻ uống thêm nước kể cả khi
trời nóng nhất vì 88% sữa mẹ là nước, nếu sợ trẻ khát thì hãy cho trẻ bú mẹ
nhiều hơn.
1.2.3.2.Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Đối với con
- Cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn
diện về thể chất và tinh thần; phòng ngừa bệnh tật.
- Bảo vệ trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng.
- Kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ
- Dễ tiêu hóa; Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp
8


Đối với người mẹ và gia đình
- Bú sớm ngay sau sinh giúp mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau đẻ
- Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung
- Giúp bà mẹ chậm có thai trở lại
- Xây dựng tình cảm mẹ con
- Giúp bà mẹ phòng tránh béo phì sau đẻ
- Bú mẹ có lợi về kinh tế


1.2.3.3.Duy trì nguồn sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn bổ dưỡng, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ,
nhưng không phải bà mẹ nào cũng thành công trong việc NCBSM. Đảm bảo
sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ đến khi trẻ được 6 tháng và tiếp tục
cho trẻ bú đến 24 tháng, bà mẹ cần phải hiểu rõ những yếu tố tác động đến
nguồn sữa mẹ.
 Một số yếu tố hỗ trợ
- Người mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lí (đa dạng thực phẩm, thức ăn
nhiều nước, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không kiêng khem trừ một số chất kích
thích hoặc gia vị quá cay nóng…).
- Người mẹ có tinh thần và tâm lý thoải mái, lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc,
được nghỉ ngơi hợp lý.
- Con càng bú nhiều sữa càng ra nhiều.
- Sự gần gũi với con: được ở gần, ngắm nhìn, âu yếm, vuốt ve.
- Cho con bú về đêm sữa được tạo ra nhiều hơn.
 Một số yếu tố cản trở
- Trẻ ngậm bắt vú không tốt - bú không hiệu quả
- Bà mẹ lo lắng, căng thẳng, không tin là mình có đủ sữa
- Bà mẹ ốm đau, bệnh tật, lao động vất vả .v.v.
- Mẹ con không được ở cạnh nhau
- Để vú căng sữa lâu

9


1.3.3.4. Thực hành NCBSM [1]
- Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên
- Cho trẻ bú bữa đầu tiên ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
- Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

- Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia
- Không cho trẻ bú bình, ngậm vú cao su
- Nếu trẻ ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn
- Cho trẻ bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi
- Khi cai sữa không nên đột ngột, không cai sữa khi trẻ bị ốm, trẻ vừa
ốm dậy. Nên cai sữa vào mùa có khí hậu mát không cai sữa vào mùa nắng
nóng, rét đậm.
- Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...) chất béo (dầu, mỡ)
và các loại rau quả.
Trong những trường hợp khó khăn, bà mẹ cần kiên trì cho con bú nhiều
hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Một số trường hợp cần vắt sữa để
duy trì nguồn sữa:
- Mẹ đi làm xa không cho con bú được.
- Trẻ không thể bú mẹ được do đẻ nhẹ cân.
- Trẻ không bú được vì trẻ bệnh,
- Bà mẹ bị bệnh, bác sĩ chỉ định không được cho trẻ bú
- Bầu vú căng đầy, núm vú tụt trẻ không ngậm bắt vú được
1.3. Cho trẻ ăn bổ sung [1],[3],[4]
1.3.1. Khái niệm ăn bổ sung
- Ăn bổ sung (ăn sam; ăn dặm) nghĩa là ngoài bú sữa mẹ, trẻ được ăn
thêm các thức ăn lỏng hoặc đặc khác.

10


Nói cách khác:
- Cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ đã lớn (trên 6 tháng), sữa mẹ không còn
đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ cần được ăn

thêm các loại thức ăn khác để bù đắp sự thiếu hụt này.
1.3.2. Thời điểm thích hợp bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung
Khi trẻ 6 tháng tuổi (180 ngày) sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng
lượng và dinh dưỡng cho trẻ, trẻ cần được ăn bổ sung (ABS), tuy nhiên khi cho
trẻ ABS vẫn tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng.

Biểu đồ: Nhu cầu năng lượng theo tuổi của trẻ và năng lượng từ sữa mẹ
[1]
Trong biểu đồ này, mỗi cột biểu thị tổng năng lượng cần theo độ tuổi của
trẻ. Phần màu sẫm biểu thị mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp và phần màu
sáng biểu thị sự thiếu hụt năng lượng so với nhu cầu của trẻ
- Từ 6 tháng (180 ngày) trở đi sự thiếu hụt bắt đầu xuất hiện và tăng dần
theo độ tuổi của trẻ. Vì vậy khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp
nhất để bắt đầu ăn bổ sung.
- Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ vì:
Quá sớ m: Trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng tốt nhất hơn thế
nữa khi ăn thức ăn khác sớm sẽ có hại cho đường tiêu hóa của trẻ. Ăn dặm
sớm
11


cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy vì thức
ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ.
Các loại ngũ cốc, rau quả cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt trong
sữa mẹ, gây thiếu máu. Các tác hại khác là giảm tần suất bú của trẻ gây giảm
tiết sữa; mẹ sớm có thai trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân [1].
Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng để
phát triển tốt dẫn đến nguy cơ trẻ bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc
bệnh [1].
1.3.3. Cho trẻ ăn bổ sung

1.3.3.1.Các nhóm thức ăn bổ sung cơ bản [1],[6]
- Nhóm thức ăn cung cấp chất tinh bột (lương thực) là nguồn thức ăn
cung cấp năng lượng trong khẩu phần ăn; chủ yếu cung cấp tinh bột, chứa ít
protein và nghèo các vi chất dinh dưỡng - Gồm các loại gạo, ngô, khoai, củ,
các loại đậu, đỗ…
- Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm (là nguồn thức ăn xây dựng cơ thể,
tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, điều hòa
các chuyển hóa và bảo vệ cơ thể - Gồm các thức ăn có nguồn gốc động vật
(trứng, sữa, các loại thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, phủ tạng..); Thức ăn
nguồn gốc thực vật (đậu đen, đậu xanh, đậu nành...)
- Nhóm thức ăn cung cấp chất béo: là nguồn thức ăn bổ sung năng lượng
cho bữa ăn của trẻ, giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu
như Vitamin A, E, D, K ...và làm cho thức ăn dễ ăn hơn - Gồm dầu, bơ, mỡ.
- Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng - Gồm các loại rau
xanh và quả chín)
1.3.3.2. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung
1) Ba tiêu chí cơ bản của một bữa ăn bổ sung cho trẻ [1]
- Đủ về số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng trẻ cần, tăng dần theo
độ tuổi của trẻ.

12


- Đủ về chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng của thức ăn để vừa cung cấp đủ
nhu cầu năng lượng, nhu cầu Protein vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng
chất; mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩm.
- Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ. Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi,
dạ dày của trẻ chỉ chứa được khoảng 200ml tương đương với 2/3 bát ăn cơm.
Nếu lượng thức ăn đưa vào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ
sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

2) Thực hành cho trẻ ăn bổ sung [6]
- Khi trẻ được sáu tháng cần tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày để
trẻ làm quen với cách đảo, nuốt thức ăn trong miệng.
- Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm
- Mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm
- Cho trẻ ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua
- Không nên cho trẻ ăn mỳ chính
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn
- Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Ăn nhiều bữa (vì sức chứa bộ
máy tiêu hóa của trẻ còn ít, nhu cầu của trẻ lại cao).
- Tuân thủ nguyên tắc 4 ngày nghỉ (khi ăn một loại thức ăn mới trong 4
ngày liền không sử dụng một loại thức ăn mới nào khác để thăm dò phản ứng
cơ thể trẻ đối với loại thức ăn mới).
- Chú ý tăng đậm độ năng lượng của thức ăn. Có thể sử dụng dầu hoặc
mỡ bổ sung vào cháo, bột sau khi khuấy chín, dùng một số loại thực phẩm có
thể làm loãng bột, cháo: cà rốt, giá đỗ, mầm hạt…;
- Bên cạnh ăn bổ sung chú ý cho trẻ bú mẹ được càng nhiều càng tốt
3) Bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh [1]
+ Tại sao phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ
- Giai đoạn trẻ ăn bổ sung là giai đoạn trẻ nhận miễn dịch từ mẹ sang
giảm
13


- Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bị mắc
bệnh đường tiêu hóa
- Khi bắt đầu tập ABS, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ăn mới
- Thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh
+ Thực hành bữa ăn vệ sinh [1]

Nguyên tắc “4 sạch” trong chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh
cho trẻ.
- Bàn tay Sạch - Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi: Cầm thức ăn,
chuẩn bị bữa ăn; Sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúc với động
vật; Rửa tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ăn
- Dụng cụ Sạch: giữ gìn dao thớt, đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn
gọn gàng sạch sẽ; Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn; Sử dụng
dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống và chín riêng; phải đậy nắp dụng cụ
chứa thức ăn khi bảo quản.
- Thực phẩm Sạch: dùng nước sạch và thực phẩm tươi, đảm bảo
ATVSTP; Không sử dụng thực phẩm quá hạn; Thức ăn phải nấu chín kỹ; Cho
trẻ ăn ngay sau khi chế biến; Nếu ăn thức ăn củ cần đun sôi lại
- Bảo quản Sạch: Đựng thức ăn trong dụng cụ có nắp đậy; Giữ thức ăn ở
nơi sạch sẽ khô mát; Sử dụng thức ăn đã chế biến trong vòng 1 giờ
4) Cho trẻ ăn tích cực
“Cho trẻ ăn tích cực” cũng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo
bữa ABS đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vậy thế nào là “cho trẻ ăn tích cực” ?
- Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn
- Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng
- Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn
- Khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi trẻ muốn tự ăn.
- Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn
- Tạo không khí ăn vui vẻ, ấm cúng

14


1.4. Một số nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi
 Tạp chí Lancet (Lancet, January 2008)[5] đã công bố một loạt bài tổng
quan về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dựa vào phân tích các kết quả

nghiên cứu bằng chứng. Các kết luận cho thấy thời cơ “vàng” để các can thiệp
có hiệu quả là thời kỳ mang thai và 2 năm đầu tiên của cuộc đời. Nếu không
can thiệp sớm, suy dinh dưỡng có thể gây ra các tổn thương không hồi phục
cho sự phát triển về sau đến tuổi trưởng thành. Trước hết người mẹ trong thời
gian mang thai và cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống viên sắt
và acid folic để phòng thiếu máu dinh dưỡng và dị tật ống thần kinh của thai
nhi, uống sữa để có thêm calci. Sau khi sinh, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ đến 6 tháng tuổi có vai trò quan trọng nhất. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
phát triển hài hòa cả cân nặng và chiều cao. Bên cạnh đó việc ăn bổ sung hợp
lý tỏ ra rất có hiệu quả đối với giảm tỷ lệ thấp còi. Thức ăn bổ sung cần cân
đối các chất dinh dưỡng sinh năng lượng và đủ các vi chất cần thiết (vitamin
và muối khoáng), đặc biệt chú ý tới vai trò của vitamin A, sắt và kẽm.
 Nghiên cứu của WHO trên nhiều nước cho thấy nếu phụ nữ và trẻ em
được nhận những chăm sóc tối ưu (đủ dinh dưỡng, chế độ nuôi dưỡng trẻ nhỏ
đầy đủ và phòng chống bệnh tật tốt) thì trẻ em ở nước nào cũng tăng trưởng
chiều cao giống nhau. Thấp còi là hậu quả của tình trạng dinh dưỡng và sức
khỏe bà mẹ kém dẫn tới sự phát triển của bào thai kém, cân nặng sơ sinh thấp
và kết quả là đứa trẻ khi lớn lên cũng nhỏ bé. Cộng thêm vào đó, thấp còi
cũng là hậu quả của việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ trong giai
đoạn sau sinh không tốt. Vì thế, để giảm thấp còi, các can thiệp cần tác động
vào tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của cả bà mẹ lẫn của trẻ em, đặc biệt là
bà mẹ trong giai đoạn mang thai và trẻ em từ khi còn trong bào thai cho tới
giai đoạn dưới 2 tuổi [5].

15


 Alive & Thrive trong Báo cáo Điều tra ban đầu tại 11 tỉnh của Việt
Nam, 2012 [2] cho biết tại Hà Nội 98% trẻ được bú sữa non, 37,9% trẻ được
bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và 82,8% bà mẹ cho trẻ ăn/uống

các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh. Chỉ có 28,4% trẻ
được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và dưới một nửa trẻ ở độ tuổi này
được bú mẹ là chủ yếu. Uống nước, ăn thức ăn bổ sung và sữa bột quá sớm
là những cản trở của bú mẹ hoàn toàn. Tỷ lệ trẻ tiếp tục bú mẹ đến 1 năm
tuổi khá cao (87,1%) nhưng tỷ lệ tiếp tục bú mẹ đến 2 năm tuổi giảm xuống
còn 21,9%.
Các kết quả điều tra cũng cho thấy lỗ hổng trong kiến thức và niềm tn
của bà mẹ tại Hà Nội về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Mặc dù 77,4% bà mẹ biết trong
6 tháng đầu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ sẽ tốt hơn là cho trẻ bú kết hợp cả sữa
mẹ và sữa bột nhưng chỉ có 62,5% cảm thấy trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú
mẹ là tốt. Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ dưới 6 tháng nên được cho uống
thêm nước;
55,7% tin rằng trẻ sẽ bị khát nếu không được cho uống thêm nước. Phần
lớn bà mẹ biết nên cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi trẻ từ 6 tháng tuổi
(59,6%), nhưng một số bà mẹ nghĩ rằng nên cho trẻ ăn bổ sung trước 6
tháng tuổi (12,1%) [2],[8].
 Lê Thị Hợp, Trương Tuyết Mai [7] từ 2011 đến 2014 khi “Nghiên cứu
thực trạng và các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi
ở trẻ em Việt Nam” đã tổng kết:
- Tại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống
SDD, nhưng tỷ lệ SDD ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là SDD
thể thấp còi là 29,3% năm 2010 và 26,7% năm 2012. Trong đó, giai đoạn trẻ
có nguy cơ SDD cao nhất là từ 12 tới 24 tháng tuổi và tỷ lệ SDD giữ ở mức
cao cho đến 60 tháng tuổi.
16


- Kết quả điều tra cắt ngang với mục đích đánh giá thực trạng và yếu
tố nguy cơ của trẻ SDD thấp còi tiến hành trên gần 2000 trẻ dưới 2 tuổi tại 4
tỉnh


17


Lào Cai, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum đã cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi SDD
thấp còi còn rất cao, 41,3%, tăng dần theo tuổi (từ 22% ở nhóm 0-5
tháng đến 62% ở nhóm 18-23 tháng). Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi SDD nhẹ cân là
24,8% tăng dần theo tuổi (từ 15% ở nhóm 0-5 tháng đến 32% ở nhóm 18-23
tháng).
- Kết quả điều tra trên 262 bà mẹ có trẻ 7-23 tháng tuổi tại tỉnh Phú
Thọ cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong một giờ đầu là 49,6%, bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 27,8%, bú mẹ đến 1 tuổi là 60,6%, bú mẹ đến
2 tuổi là 11,1%. Tỷ lệ bà mẹ cho con ăn trước 6 tháng tuổi là 76,7%, việc thực
hành ăn bổ sung theo phương pháp đa dạng thực phẩm bổ sung dầu mỡ chỉ
đạt 55%.
- Từ kết quả đánh giá thực trạng, phân tích thống kê cho thấy một số
yếu tố liên quan đến tình trạng thấp còi đã được xác định trong nghiên cứu
này là: Khẩu phần của trẻ không hợp lý, trẻ không ăn đủ số bữa tối thiểu;
Trẻ không được tiếp tục cho bú đến 1 tuổi; Trẻ sinh nhẹ cân; khoảng
cách sinh ngắn (năm một); hộ gia đình nghèo; Trẻ bị thiếu máu; Trẻ bị tiêu
chảy không được chăm sóc hợp lý.

18


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến
24 tháng tuổi của các bà mẹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 24

tháng tuổi của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi tại xã Thanh
Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ đang
nuôi
con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Kiến thức và thực hành cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi ăn bổ sung
của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Áp dụng để thu thập và nghiên
cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra.
o Điều tra bằng bảng hỏi - phương pháp phỏng vấn viết - được thực hiện
cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.
o Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát

19


×