Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.38 KB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

PHẠM VĂN THẮNG

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2007
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Vũ Quang Vinh

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Vũ Quang Vinh, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình hoàn thành quá luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư
phạm Hà Nội II cùng các bạn sinh viên trong lớp k39C Cử nhân Lịch sử đã có
những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và
bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày..... tháng.....năm 2017
Sinh viên
Phạm Văn Thắng




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công
tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nguồn tư liệu được dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác,
những trích dẫn là trung thực. Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm cuối cùng về
kết quả của khóa luận!
Hà Nội, ngày..... tháng.....năm 2017
Sinh viên
Phạm Văn Thắng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


UBĐK

Ủy ban đoàn kết

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 5
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
Chương 1. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH NINH BÌNH TRƯỚC NĂM
1991 VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN
NĂM 2000......................................................................................................... 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Ninh Bình tác động
đến hoạt động tôn giáo ...................................................................................... 6
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 7

1.1.3. Truyền thống lịch sử văn hóa.................................................................. 9
1.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1991 ............................. 10
1.2.1. Đạo Công giáo....................................................................................... 10
1.2.2. Phật giáo................................................................................................ 12
1.3. Quá trình Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991
đến năm 2000 .................................................................................................. 15
1.3.1. Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.............................. 15
1.3.2. Chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình từ năm 1991 đến năm 2000.................................................... 18
1.3.3. Kết quả .................................................................................................. 31


Chương 2. CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2007 ................................................................... 36
2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo................ 36
2.2. Công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm
2007................................................................................................................. 46
2.3. Kết quả đạt được ...................................................................................... 53
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM................................................ 59
3.1. Thành tựu ................................................................................................. 59
3.2. Hạn chế..................................................................................................... 65
3.3. Một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình ........................................................................................................ 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa số người Việt Nam có tín

ngưỡng tôn giáo. Trong suốt quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn xác
định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, điều đó củng cố niềm tin trong nhân dân, tạo sự phấn khởi trong đồng
bào tôn giáo.
Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo của
Đảng, một số địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Một số nơi
vẫn nhận thức chưa thật đúng đắn, còn phân biệt đối xử giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, có quan niệm không thiện cảm với tôn
giáo, gây cản trở cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hơn nữa,
các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để xuyên tạc chủ trương
của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự
nghiệp cách mạng. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu chính sách tôn giáo và quá
trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng rút ra những kinh nghiệm, nhằm
tiếp tục đề ra chính sách đúng đắn trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Ninh Bình là một tỉnh có đông đồng bào theo đạo, trên địa bàn tỉnh có
hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Từ khi Ninh Bình được tách ra
khỏi Hà Nam Ninh (1991), việc thực hiện công tác tôn giáo tại tỉnh cũng có
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách
tôn giáo của Đảng ở tỉnh, do những điều kiện khách quan và chủ quan đã
khiến một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ quan, nôn nóng. Nhiều nơi trong
vùng tôn giáo tập trung ở Ninh Bình, đồng bào tôn giáo chưa nhận thức đầy

1


đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, trình độ
dân trí còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn. Lợi dụng tính hình đó, một

số phần tử tranh thủ lợi dụng một số tín đồ để lôi kéo, tuyên truyền, xuyên tạc
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chống lại chính quyền, gây
mất ổn định ở một số địa phương.
Việc nghiên cứu tình hình tôn giáo nói chung, cũng như quá trình lãnh
đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói riêng có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn, qua đó hiểu rõ hơn quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Thông qua những đánh giá, nhìn nhận những kết quả
đạt được, góp phần khẳng định vai trò của Đảng bộ Ninh Bình trong lãnh đạo
công tác tôn giáo của Đảng. Từ thực tiễn thực hiện công tác tôn giáo góp phần
tổng kết lí luận, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác
tôn giáo của Đảng ở một số địa phương cụ thể.
Với những ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” làm
đề tài cử nhân chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, nên việc nghiên cứu về tôn giáo được rất nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau:
- Công trình nghiên cứu lí luận chung về tôn giáo:
+ Đặng Nghiêm Vạn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt
Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, cuốn sách đã tập hợp các bài viết
về tôn giáo, chủ yếu là bàn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
+ Nguyễn Thanh Xuân: “Một số tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Tôn giáo,
Hà Nội, 2005, tác giả đã trình bày khái quát lịch sử ra đời, phát triển, giáo lí,


lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của sáu tôn giáo lớn
đang tồn tại và hoạt động ở Việt Nam.
- Một số đề tài luận văn, bài viết nghiên cứu về tôn giáo và công tác

tôn giáo ở các địa phương dưới góc độ khác nhau:
+ Bài viết: “Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời
kỳ đổi mới” của Trần Văn Trình, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3/2008.
+ Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Lê Quỳnh Lan, 2009, “Quá trình
thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng ở tỉnh Nam Định (1997 - 2007)”.
Luận văn nêu lên quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ đó làm rõ
vai trò của Đảng bộ tỉnh, rút ra nhận xét, kinh nghiệm cho giai đoạn sau.
Những cuốn sách, bài viết trên đã giúp tác giả luận văn có cái nhìn tổng
quát về quan niệm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các
thời kì cách mạng, cung cấp cho tác giả cơ sở lí luận chung trong nhận thức
và thực tiễn tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tạo cơ sở so sánh - đối chiếu đánh giá với tình hình tôn giáo cụ thể ở địa phương.
- Nghiên cứu về tôn giáo ở Ninh Bình, cũng có một số đề tài nghiên
cứu, đề cập ở phạm vi khác nhau của vấn đề:
+ Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Bích (1993), “Công tác tư tưởng ở
vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa huyện Kim Sơn, Ninh Bình”.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo của Nguyễn Phú Lợi: “Tìm hiểu
tổ chức giáo hội công giáo cơ sở địa phận Phát Diệm tỉnh Ninh Bình”, Hà
Nội, 2001.
+ Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Đinh Trần Chung, năm 2008 với
đề tài: “Công tác vận động đồng bào công giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
từ năm 1992 đến năm 2005”.
+ Luận án tiến sĩ của Lê Văn Thơ: “Quá trình hình thành, phát triển và
đặc điểm của giáo phận Phát Diệm”, Hà Nôi, 2011.


Các công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau liên quan đến các
mặt hoạt động của tôn giáo. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập một cách có hệ thống, tổng quát về quá trình lãnh đạo công tác tôn
giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, đề tài: “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 1991 đến năm 2007” là công trình nghiên

cứu độc lập của tác giả, không trùng với các công trình khoa học, luận án,
luận văn đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình
lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng từ năm 1991 đến năm 2007 ở Ninh Bình,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác tôn giáo ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác tôn giáo của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
- Trình bày quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình (1991-2007).
- Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, rút ra
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình lãnh đạo công tác tôn giáo của
Đảng tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung hai tôn giáo chính là Phật giáo và
Công giáo.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2007.


+ Phạm vi không gian: Địa phận tỉnh Ninh Bình.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Khoá
luận cũng được dựa trên cơ sở chỉ thị, chủ trương của Đảng bộ, ủy ban nhân

dân tỉnh Ninh Bình về công tác tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như so
sánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát… để thực hiện khoá luận.
6. Ý nghĩa của đề tài.
- Khóa luận bảo vệ thành công sẽ góp phần là tài liệu tham khảo cho việc
hoạch định công tác tôn giáo của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa
phương, góp phần trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và bình đẳng
tôn giáo.
- Khóa luận có thể tham khảo trong việc giảng dạy, cũng như trong việc
nghiên cứu về tôn giáo của Đảng bộ tỉnh. Góp phần cho việc nghiên cứu lịch
sử Đảng ở địa phương.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1991 và công
tác tôn giáo ở Ninh Bình từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 2: Công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2000
đến năm 2007
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm


Chương 1
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH NINH BÌNH
TRƯỚC NĂM 1991 VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Ninh Bình tác
động đến hoạt động tôn giáo
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ, phía Đông giáp
tỉnh Nam Định, phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Thanh
Hóa, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và phía Đông giáp vịnh Bắc
2

Bộ. “Diện tích tự nhiên là 1405,7 km , dân số 936.262 với 3 dân tộc chính là
Kinh, Mường, Tày. Trong đó dân tộc Mường có 18.149 người chiếm 1,63%
dân số trong tỉnh, sống tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, dân tộc Tày có
284 người” [20, tr.241].
Ninh Bình nằm trên tuyến đường giao thông thủy bộ, có quốc lộ 1,
đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh chạy qua, là những mạch máu giao
thông quan trọng thuận lợi cho việc đi lại giao lưu văn hóa, xã hội và an ninh
quốc phòng. Địa hình Ninh Bình có kết cấu khá đa dạng được phân thành ba
vùng khá rõ rệt: vùng miền núi có khu rừng quốc gia Cúc Phương và nhiều
dãy núi đá vôi nằm rải rác ở hầu hết các huyện (trừ huyện Kim Sơn), có nhiều
hang động thắng cảnh (Tam Cốc, Bích Động, Tràng An, động Thiên Tôn), di
tích lịch sử (quần thể di tích Đinh - Lê, chùa Bái Đính). Vùng ven biển sa bồi
Kim Sơn, có bờ biển chạy dài khoảng 15 km, được phù sa của hệ thống sông
Hồng bồi đắp.
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng, có khí hậu
mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
ven biển, vùng núi so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung


0

0

bình hàng năm khoảng 23 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 13 - 15 C
0


và cao nhất khoảng 29 - 30 C. Lượng mưa trung bình trên vào mùa hạ, trung
bình có 125 - 157 ngày mưa. Nhìn chung khí hậu và thời tiết ở Ninh Bình
thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình dày đặc, phân bố khá đều trên địa bàn
toàn tỉnh bao gồm nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ như: sông Đáy, sông
Hoàng Long, sông Vạc, sông Khê Đần,…có tổng chiều dài trên 1000km. Tuy
nhiên địa hình tỉnh Ninh Bình lại rất đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có nửa đồi
núi, vừa có đồng bằng và đồng bằng ven biển. Do tính đa dạng và phân bố
phức tạp của địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho Ninh Bình nhiều nguồn tài
nguyên quý như đá vôi, nước khoáng, suối nước nóng và rất nhiều hang động
sinh thái như Tam Cốc - Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An,…
Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi
có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để phát
triển nông nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
thuận lợi cho Ninh Bình trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ninh Bình là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Theo “Ninh Bình toàn tỉnh
địa chí khảo biên” của tác giả Nguyễn Tử Mẫn thì từ cổ xưa vùng đất này
thuộc trấn Nam Giao, nhà Tần thuộc Tượng Quận, nhà Hán gọi nơi đây là
Giao Chỉ. Trải qua nhiều biến đổi về địa danh, đến năm Minh Mạng thứ 10
(1829) trấn Ninh Bình chính thức ra đời. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831)
đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình.
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ hai, ngày 2712-1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V đã quyết định


hợp nhất tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Trước khi
tái lập tỉnh, Ninh Bình có 6 huyện và một thị trấn trực thuộc tỉnh, đó là các

huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Gia Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thị
trấn Tam Điệp.
Ngày 26-12-1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa VII quyết định tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Nam
Ninh. Đến nay tỉnh Ninh Bình có một thành phố, một thị xã và 6 huyện bao
gồm: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Yên Khánh, huyện Kim
Sơn, huyện Yên Mô, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, huyện Hoa Lư.
Người dân Ninh Bình sống bằng nghề nông. Ngoài trồng lúa người dân còn
trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công
nghiệp. Ninh Bình là một trong những tỉnh có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ
nổi tiếng, điển hình nhất là nghề trạm trổ đá ở Ninh Vân, nghề dệt chiếu cói
và các mặt hàng từ cói ở hầu khắp các xã thuộc huyện Kim Sơn, và một số xã
thuộc huyện Yên Khánh và Yên Mô,…
Tinh thần yêu nước và cần cù lao động là nét nổi bật nhất của con người
Ninh Bình. Hơn thế người dân ở đây đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong
lao động, sản xuất và có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật,
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.
Dân cư Ninh Bình phân bố không đều, chủ yếu sống tập trung mở vùng
nông thôn do quá trình định canh, định cư trong lịch sử. Cộng đồng dân tộc
sinh sống ở Ninh Bình chủ yếu là người Kinh, Mường, Thổ…Về tôn giáo, đại
bộ phận người dân Ninh Bình theo đạo Phật, cũng khá đông theo Công giáo,
còn số ít theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào.
Tuy là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp hơn so với những tỉnh khác
trong khu vực đồng bằng sông Hồng, nhưng trong khoảng thời gian từ năm
1992 đến năm 2007, kinh tế của Ninh Bình đã có những khởi sắc, đặc biệt là


ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, đời sống nhân dân tiếp tục được
cải thiện nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng

được chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng
và tổ chức. An ninh quốc phòng được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục
được củng cố, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt
động văn hóa thông tin phát triển ngày càng đa dạng, nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân. Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế nói chung của Ninh Bình còn
yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động thấp, hàng hóa, dịch
vụ thiếu sức cạnh tranh. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm… còn tồn
tại ở một số nơi.
1.1.3. Truyền thống lịch sử văn hóa
Cùng với những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, Ninh
Bình là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Những di chỉ khảo cổ
học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn
năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã đã khiến con người
nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn hóa, văn nghệ
dân gian dồi dào và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Ninh Bình - vùng đất chứa đựng bao dấu ấn và sự tích huyền thoại trong
lịch sử phát triển dân tộc. Vùng đất này đã tạo nên những nhân kiệt cho quê
hương như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, hoàng hậu Dương Vân Nga,
quốc sư Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu...là tỉnh có núi đá, có rừng,
có biển, nhân dân Ninh Bình đã tạo nên những làng nghề độc đáo. Những
nghệ nhân dân gian điêu khắc gỗ, đá ở làng nghề Ninh Bình góp phần tạo
dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo như: nhà thờ đá Phát Diệm, đền
vua Đinh - vua Lê, đình Trùng Hạ, đình Trùng Thượng, chùa Bái Đính,…
Ninh Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống cách mạng, nhiều di tích


lịch sử danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán
tốt đẹp được lưu giữ qua các lễ hội truyền thống, các gia phả của các gia đình,
dòng họ và được thể hiện rõ nét trong hương ước, quy ước xây dựng làng xã.
Với những truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời, người dân nới đây đã

hình thành được một bản lĩnh, một trí tuệ và kết tinh tạo thành sức mạnh tinh
thần tiềm ẩn hết sức to lớn không những ở trong lịch sử xa xưa, trong giặc
ngoại xâm mà còn trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất
nước hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với việc quan tâm xây dựng tỉnh trở thành
đơn vị phát triển toàn diện. Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành
đoàn thể và nhân dân Ninh Bình đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng và
phát triển đời sống văn hóa, vượt qua những khó khăn bước đầu góp phần tích
cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước.
1.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1991
Ninh Bình là tỉnh ở ven biển, có nhiều cửa sông lớn, đất đai màu mỡ, có
vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự văn hóa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Những đặc điểm về vị trí địa lý và dân cư, kinh tế của Ninh Bình cũng tạo sự
phát triển sớm về tôn giáo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo lớn là
Phật giáo và Công giáo.
1.2.1. Đạo Công giáo
Công giáo được du nhập vào Ninh Bình từ năm 1627, do linh mục người
Pháp truyền đạo tại cửa Thần Phù, nay là giáo xứ Hảo Nho, xã Yên Lâm,
huyện Yên Mô. Ở thời điểm ban đầu, cơ sở vật chất của giáo xứ còn rất đơn
sơ, song với số lượng giáo dân phát triển nhanh, cơ sở vật chất đã ngày càng
phát triển quy mô. Đầu não của địa phương là Tòa giám mục Kim Sơn do
giám mục đầu xứ cai quản. Vai trò, vị trí của xứ đạo Kim Sơn có ảnh hưởng
và tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển Công giáo ở Ninh Bình nói


riêng và lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung. Các xứ đạo lớn nhỏ
của vùng ven biển Kim Sơn, Yên Khánh và các huyện khác của Ninh Bình
dần dần được hình thành và phát triển, đặc biệt là ở Kim Sơn, có nhiều xã cơ
bản là đồng bào theo Công giáo.
Việc đào tạo các linh mục được giáo phận Phát Diệm hết sức quan tâm.

Hàng năm đều duy trì tuyển chọn các thanh niên Công giáo, có trình độ học
vấn gửi vào phía Nam để học ngoại ngữ, tin học để từ đó lựa chọn ra các ứng
sinh để cử đi học ở Đại chủng viện Hà Nội, các trường trung học, đại học
khác. Số ứng sinh này đều được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền để đi
học. Trong các dịp hè số ứng sinh này được Tòa giám mục bố trí cho đi thực
tập tại các giáo xứ. Những chủng sinh đã tốt nghiệp khi về được đề nghị các
cấp có thẩm quyền chấp nhận việc thụ phong linh mục cho các chúng sinh.
Không những đào tạo trong nước mà tòa giám mục Phát Diệm còn cử những
chủng sinh hoặc linh mục đi du học ở nước ngoài.
Đặc điểm về dòng tu, Công giáo Ninh Bình có hai dòng tu chính: dòng
Mến Thánh giá cho nữ giới và dòng tu nam Châu Sơn. Hoạt động của các
dòng tu này trong những năm gần đây rất sôi nổi.
Dòng Mến Thánh giá phát triển khá mạnh, như tăng cường số chị em đến
dự tu dưới danh nghĩa học nghề, đưa các nữ tu đã khấn về các giáo xứ để giúp
việc cho các linh mục phụ trách xứ, gia đình các nữ tu cũng mua đất gần với
khu vực các giáo xứ. Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm xin phục hồi 7 cơ sở
dòng có trước năm 1954 để phục vụ giáo xứ. Dòng Mến Thánh giá Lưu
Phương đã tổ chức nuôi dạy trẻ khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép.
Mặc dù các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản đình chỉ,
song việc xử lí vi phạm thiếu kiên quyết và chưa có giải pháp cụ thể để xử lí
dứt điểm vấn đề này.
Đan viện Châu Sơn là dòng tu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng dòng


Xi tô nước ngoài và Hội dòng Xi tô phía Nam. Những năm gần đây Đan
viện đang có ý khôi phục và phát triển như trước năm 1954. Trước mắt củng
cố cơ sở vật chất, tìm cách đòi lại đất đai cũ, tuyển cử tu sinh đưa đi đào tạo
ở các Đan viện phía nam, mở rộng quan hệ và nhận viện trợ từ Tổng dòng
nước ngoài, một số hoạt động trái phép của Đan viện đã được phát hiện và
xử lí kịp thời.

Đặc điểm về Hội đoàn: Hiện nay hoạt động của các Hội đoàn Công
giáo đang được mở rộng trong hầu hết các giáo xứ như Hội ca đoàn, Hội
kèn, Hội trống…
Ngoài việc củng cố phát triển hội đoàn, Đạo Công giáo ở Ninh Bình
còn quan tâm tới việc củng cố tổ chức bộ máy như Ban chấp hành các xứ, họ
đội ngũ giáo lí viên, trình độ học vấn, uy tín cá nhân của họ được nâng cao.
Đưa nhưng người có tiềm lực về kinh tế, địa vị xã hội, cán bộ có chức nghỉ
hưu vào tham gia Ban chấp hành các xứ, họ để nâng cao vị thế và ảnh hưởng
của nó.
1.2.2. Phật giáo
Đạo Phật ở Ninh Bình có từ thế kỉ X, “Thời Đinh - Tiền Lê, phật giáo
đã được coi trọng, trở thành hệ tư tưởng chính thống, chi phối đời sống tinh
thần của xã hội” [20, tr.782]. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX ở Ninh Bình có
nhiều chùa được xây đựng và dần dần ở tất cả các huyện, thị đều có các chùa
được xây dựng. Về tổ chức giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình gồm có Ban trị
sư Phật giáo gồm 18 sư, 6 Ban đại diện của 6 huyện, thị xã. Ban trị sư Phật
giáo của tỉnh mặc dù được bầu lên thông qua các kì đại hội và đã có những
nỗ lực cải thiện vai trò của mình nhưng nhìn chung qua các năm gần đây
chất lượng hoạt động của Ban trị sư Phật giáo tỉnh, Ban đại diện Phật giáo ở
một số huyện chưa cao. Vai trò quản lí điều phối của các chùa, các Tăng, Ni
chưa có hiệu lực cao, còn mang tính thụ động giản đơn. Để xảy ra tình trạng


rạn nứt, mất đoàn kết, tranh giành ảnh hưởng giữa các sơn môn, các huyện,
thị xã. Đã xảy ra trường hợp có Tăng, Ni lợi dụng diễn đàn đại hội để hạ
thấp uy tín của một số đồng tu, làm ảnh hưởng đến thanh danh của giáo hội.
Nhìn chung hoạt động của giáo hội Phật giáo vừa giữ được truyền thống
yêu nước, đi theo con đường “Đạo pháp và Dân tộc”, đa số các sư tim tưởng
vào đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước. Các tăng ni đã có cố
gắng phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc, với cách mạng giữ được niềm

tin và sự kính trọng của tín đồ. Tuy nhiên một số tăng ni trẻ được đào tạo cơ
bản thiếu khiêm tốn, lấn lướt hoặc coi thường những tăng ni không được đào
tạo cơ bản. Cá biệt một số tăng ni coi trọng thu nhập kinh tế đã tạo điều kiện
cho các hoạt động mê tín dị đoan diễn ra ngay trong chùa, làm giảm uy tín của
giáo hội. Mặt khác do muốn có nhiều đệ tử để tăng uy tín và vai trò của mình,
một số chùa tùy tiện nhận tiểu vượt qua các quy định của Nhà nước và quản
lý của địa phương, không đúng với đạo Phật. Nội bộ giáo hội đang có sự phân
hóa nhanh giữa số đông giữa Tăng, Ni trẻ được đào tạo cơ bản với số chưa
được đào tạo, giữa số Tăng, Ni trụ trì của các chùa danh tiếng có thu nhập cao
với các chùa vùng xa, khó khăn về kinh tế. Truyền thống kính trọng nghiệp
sư, các chức sắc đạo cao, đức trọng, chân tu và giữ nghiêm giới luật đang có
chiều hướng sa sút.
Việc đào tạo Tăng tài cũng được các chùa quan tâm: các chùa, các
nghiệp sư đã cố gắng trong việc đầu tư, động viên tăng ni theo học các lớp
đào tạo dài hạn, những tăng ni chưa được đào tạo thì được cử đi học trung cấp
Phật học ở Hà Nội và Nam Định. Những tăng ni sau khi tốt nghiệp trung cấp
đã được động viên dự thi vào Học viện và Cao đẳng Phật học. Nhiều tăng ni
còn theo học tại chức các trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường
phật học thuộc hệ thống đào tạo của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đặc điểm về tín đồ và hội quy: Việc xác định chính xác số lượng tín đồ
Phật giáo là rất khó khăn do tính tự nguyện cao của phật tử, trong gia đình có


thể có người theo đạo Phật, có người không, trong thời gian này theo, sau thời
gian lại thôi. Ước tính tín đồ Phật giáo ở Ninh Bình vào khoảng trên 60.000
người chiếm khoảng 6% dân số, sinh hoạt trong 217 hội quy. Số hội quy có
chiều hướng tăng về số lượng, nhưng tổ chức lại rất lỏng lẻo có tín đồ tham
gia nhiều hội quy của nhiều chùa khác nhau. Hoạt động của hội quy là thuần
túy tôn giáo, song có một số hội quy, một số phật tử thường xuyên tham gia
các hoạt động mê tín dị đoan. Tín đồ phần lớn là người lớn tuổi, nhất là nữ.

Họ đồng thời cũng là người tham gia vào tín ngưỡng dân gian, thờ cúng cha
mẹ, tổ tiên,…Xu hướng hội quy thu nhận những người là vợ, con, cháu hoặc
người thân của những cán bộ có chức có quyền của huyện, tỉnh hoặc sở ban
ngành nhằm tăng thêm thanh thế cho mình.
Quan hệ giữa các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã và đang có sự tiếp xúc,
giao lưu, trao đổi qua lại với nhau, vừa có sự cạnh tranh tôn giáo, vừa có quá
trình thừa nhận, chung sống lẫn nhau qua đó tăng cường sự đoàn kết lương
giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Từ khi có chính quyền Dân chủ cộng
hòa, nhất là trong thời kì đổi mới, các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của các tổ
chức, cá nhân, chức sắc, tín đồ trên địa bàn tỉnh chấp hành khá tốt chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, các
quy định mới về tôn giáo và công tác tôn giáo được ban hành, chức sắc và tín
đồ các tôn giáo thêm phấn khởi, yên tâm hành đạo theo pháp luật, đoàn kết
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cơ bản trên, tôn giáo cũng có những
tác động tiêu cực đến đời sống của các tín đồ: vấn đề liên quan đến đất đai tôn
giáo, đào tạo chức sắc, người tu hành, tổ chức rước lễ…
Những tác động tiêu cực trên đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, cho thấy tôn giáo là vấn đề phức tạp, dễ có những tác động
trực tiếp đến ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đặc


biệt những nơi có đông đồng bào có đạo. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã
nhận thức rõ vai trò của công tác tôn giáo đối với sự phát triển của địa
phương. Ngay sau khi tách tỉnh (1991), Đảng bộ tỉnh nhanh chóng kiện toàn
bộ máy tổ chức, lãnh đạo công tác tôn giáo trên cơ sở quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo qua mỗi giai đoạn nhất định.
1.3. Quá trình Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm
1991 đến năm 2000
1.3.1. Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến
chính sách tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong
lãnh đạo việc quản lí xã hội và điều hành đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam
luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tn ngưỡng, tôn giáo đúng đắn
và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước. Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước ta nhìn nhận cụ thể
hơn, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới: “Trong việc phát huy yếu
tố con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kế hoạch chủ
động xây dựng cơ cấu giai cấp của xã hội mới, cụ thể hóa và thực hiện đúng
chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng” [12, tr.6].
Đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sách
đối với tôn giáo qua Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) “Về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết được xem như dấu mốc thể hiện quan
điểm mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo với ba luận điểm quan
trọng: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều
điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [1].


Nghị quyết 24-NQ/TW, năm 1990, đã nêu ra những quan điểm thể hiện
nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo thông qua quan điểm chỉ đạo đổi mới
công tác tôn giáo, ba nhiệm vụ, năm nguyên tắc chính sách và năm
nguyên tắc cụ thể đối với tín đồ, với chức sắc nhà tu hành với tổ chức Giáo
hội, với hoạt động từ thiện xã hội của tôn giáo và với hoạt động đối ngoại và
quan hệ quốc tế của tôn giáo.
Nghị định 69-HĐBT (ngày 21-3-1991) quy định về các hoạt động tôn giáo
đã cụ thể hóa một phần những nội dung chính sách trong Nghị quyết 24NQ/TW. Đến năm 1994, Ban Bí thư đã chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Nghị

quyết 24-NQ/TW từ cơ sở để đánh giá vai trò của quan điểm mới trong đời
sống xã hội. Việc sơ kết này bước đầu đánh giá hiệu quả của quan điểm mới.
Kể từ sau khi Nghị quyết 24-NQ/TW nói trên, Đảng còn có nhiều văn
kiện khác khẳng định và phát triển tư duy đổi mới về tôn giáo, đặc biệt là Chỉ
thị 37-CT/TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong
tình hình mới, một văn kiện quan trọng lần đầu tiên được đăng tải công khai
trên báo Nhân dân và hàng loạt báo khác. Điều quan trọng hơn cả là
nhận thức về vấn đề tôn giáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có
bước tiến khá dài. Một bầu không khí xã hội mới mẻ đã lan tỏa ranh giới vô
hình mà khắc nghiệt về sự phân biệt “lương, giáo” mà thế lực đế quốc thực
dân phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn, nay đã được gỡ bỏ
căn bản, tạo nên những điểm sáng trong quan hệ Đạo - Đời [14].
Sau khi có Nghị quyết 24-NQ/TW và Chỉ thị 37-CT/TW, Nhà nước ta
lần lượt chấp nhận các tổ chức tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ luật
pháp.
Năm 1994, khi sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 24, Ban bí thư lại ra
thông báo số 76-TB/TW ngày 20-6-1994 trong đó lần đầu tiên nêu ra một


khái niệm mới là “Đảng viên có đạo”. Ngày 14-4-1995, Ban tổ chức Trung
ương có hướng dẫn 03-HD/BTCTW về Đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt


tôn giáo và phát triển đảng viên là người có đạo, trong đó quy định: “Đảng
viên có đạo được tham gia các hình thức sinh hoạt thông thường của tôn
giáo (như đi lễ nhà thờ, đi chùa…) để tăng cường mối liên hệ gắn bó của
đảng viên và tổ chức cơ sở đảng với quần chúng, biểu hiện tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng”.
Hơn một thập kỉ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ chính trị, tình
hình tôn giáo ở nước ta đã có những chuyển biến tch cực. Đồng bào có đạo

ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta. Những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại được khắc
phục dần, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, đồng bào tôn
giáo đã và đang cùng toàn dân tích cực tham gia vào các phong trào thi đua
yêu nước nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu của công
cuộc đổi mới vừa qua có sự đóng góp đáng kể của đồng bào có đạo. Các tổ
chức tôn giáo đã có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc.
Nghị quyết 24-NQ/TW đã xác định tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài,
tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tnh thần của một bộ phận nhân dân, đạo
đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Những quan điểm này được Đảng xác định qua các ki đại hội. Tại đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định:
Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các
tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với
đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tn ngưỡng;
đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá
hoại độc lập đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa
vụ công dân [13, tr.78].


Tại đại hội VIII (1996), về tôn giáo có ba điểm đáng lưu ý:


×