Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn xã nghĩa sơn, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.04 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.i
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Học Viện, toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài
nguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo CN. Nguyễn
Mạnh Hiếu và PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng đã dành nhiều thời gian trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ khuyến nông, địa chính
xã, UBND và nhân dân xã Nghĩa Sơn. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần
thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa


luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Giang

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ngày càng diễn ra
mạnh mẽ, việc áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào trong sản xuất là điều
rất cần thiết nhất là những người làm nông nghiệp. Chính điều này đã tác
động không nhỏ tới các hộ nông dân, làm đời sống của họ thay đổi từng ngày.
Vì thế việc xem xét, đánh giá tác động của các hoạt động khuyến nông tới các
hộ nông dân đặc biệt ở khía cạnh kinh tế hộ là một hướng đi đúng đắn và cần
được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã Nghĩa Sơn, giá trị sản xuất nông nghiệp
không còn chiếm vị trí cao nhất, nhưng người dân chủ yếu lại làm nông
nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp còn thấp, nhận thức, trình độ của người dân
còn hạn chế nhiều. Vì thế, công tác khuyến nông luôn được xã quan tâm đã
tác động không nhỏ tới kinh tế, đời sống người dân trên địa bàn. Xuất phát từ
thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của công
tác khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận
thực tiễn về hoạt động khuyến nông, kinh tế hộ nông dân và tác động của hoạt
động khuyến nông đến kinh tế hộ, đánh giá thực trạng công tác khuyến nông

trên địa bàn xã Nghĩa Sơn,huyện Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định, đánh giá tác
động của hoạt động khuyến nông đến kinh tế của các hộ ở xã và đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tới kinh tế nông hộ
trên địa bàn xã trong thời gian tới. Thông qua việc tìm hiểu khái niệm về
khuyến nông tìm hiểu vai trò của khuyến nông, hoạt động khuyến nông, tìm
hiểu đặc điểm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng tới hộ nông dân, nhất là kinh
tế hộ để để làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
Các thông tin thứ cấp trong quá trình thực hiện đề tài được thu thập qua sách
báo, trang web về các văn bản chính sách về khuyến nông, các báo cáo kinh tế
iii


xã hội của địa phương... Các thông tin sơ cấp được điều tra bằng phỏng vấn cán
bộ khuyến nông, từ phiếu điều tra 60 hộ nông dân trên 8 thôn của xã Nghĩa
Sơn. Các thông tin thu thập được tổng hợp, tính toán bằng bảng tính Excel và
phân tích bằng phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động khuyến nông của xã diễn ra
khá sôi nổi, có sự kết hợp của khuyến nông với các tổ chức khác bằng nhiều
hoạt động phong phú như tập huấn, xây dựng mô hình, thông tin tuyên
truyền.... Công tác khuyến nông đã góp phần nâng cao kiến thức về sản xuất
nông nghiệp cho nông dân,tiếp cận những kiến thức phục vụ sản xuất. Tuy
nhiên hoạt động khuyến nông nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng
được hết nhu cầu của người dân.
Cũng qua quá trình điều tra cho thấy các hộ tham gia vào hoạt động
khuyến nông của xã tương đối cao. Tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế do
những hạn chế như các hoạt động khuyến nông chưa xuất phát từ nhu cầu của
người dân, nội dung chưa đa đạng chủ yếu đang tập trung vào kỹ thuật,
phương pháp vẫn mang tính áp dụng từ trên xuống. Nhận thức, tiếp nhận kiến
thức và kỹ năng mới có ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng TBKT vào
sản xuất của người dân. Các yếu tố của khuyến nông tác động tới hộ bao gồm:

kinh tế, xã hội môi trường, khóa luận tập trung chủ yếu sự tác động tới kinh tế
hộ trên khía cạnh các nguồn lực như: đất đai, lao động, tác động tới hoạt động
sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, tới thu nhập tiêu dùng và tích lũy
của hộ và việc áp dụng kĩ thuật tiến bộ mới trong sản xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về khả
năng tham gia vào các hoạt động khuyến nông, dựa theo định hướng phát
triển khuyến nông của xã đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện mạng lưới
khuyến nông cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông; nâng cao
năng lực cho cán bộ khuyến nông, tăng nguồn kinh phí.

iv


MỤC LỤC
PHẦN I......................................................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................1
Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế giới. Nó cho thấy khuyến nông đang
được các nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp- nông thôn và
nâng cao đời sống người nông dân. Bằng chứng là năm 1700 mới có 1 nước, năm 1800 có 8 nước, năm
1950 có 69 nước, năm 1992 có 199 nước có tổ chức khuyến nông. Đến năm 1993 Việt Nam cũng chính
thức thành lập tổ chức khuyến nông..................................................................................................... 23
4.1.4 Tác động của hoạt động khuyến nông đến kết quả sản xuất nông nghiệp..........................................57
Bảng 4.3 thu được từ kết quả điều tra 60 hộ trong 8 thôn. Từ bảng trên ta thấy số hộ tỷ lệ số hộ điều
tra có chủ hộ là nữ giới chiếm không nhiều 11.67%. Qua điều tra thì những hộ do nữ giới làm chủ hộ
thường gặp nhiều khó khăn với việc tiếp cận với CTKN................................................................................58
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản về nhóm nông hộ điều tra.....................................................................................59
Chất lượng, hiệu quả của CTKN bị ảnh hưởng phần rất lớn bởi trình độ văn hóa của chủ hộ. Hộ có
trình độ văn hóa cao, có khả năng tiếp cận cái mới, sự tiến bộ nhanh hơn các hộ khác. Đồng thời, các

hộ có trình độ cao hơn, có khả năng truyền đạt những hiểu biết về KN tốt hơn. Nhìn bảng cho thấy, sô
hộ có trình độ từ cấp II trở lên có tỷ lệ cao nhất chiếm tới 41.67%, hộ có trình độ đại học chiếm ít nhất
3.33%, tiếp đó là trình độ cấp I (33.33%), cấp II (21.67%)............................................................................59
4.2.2 Sự tiếp cận và tham gia các hoạt động KN của nhóm nông hộ.............................................................60
4.2.3 Tác động của các hoạt động khuyến nông đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của nhóm hộ
điều tra....................................................................................................................................................................67
Từ bảng 4.10 cho thấy nhìn chung các hộ tham gia vào HĐKN thì có lao động gia đình và lao động
thuê thêm tăng qua 2 năm, trong đó lao động thuê thêm thường xuyên tăng cao nhất 162.05%, tuy
nhiên con số thuê thêm là rất nhỏ, bởi các hộ sử dụng lao động gia đình là chính. Mặt khác, hoạt động
sản xuất của các hộ là có thời vụ nên việc thuê thêm lao động thời vụ sẽ phổ biến hơn. Năm 2013 số lao
động gia đình của các hộ tham gia vào HĐKN tăng từ 2.74 lên tới 3.12 người/ hộ (tăng 113.86%), điều
này cho thấy các hộ này có lượng lao động gia đình có xu hướng tăng dần................................................69
Với các hộ không tham gia vào hoạt động KN, số lượng lao động gia đình cũng có xu hướng tăng lên
105.88% sau 2 năm, nhưng lượng tăng lên này là do lao động kiêm của hộ tăng, còn lao động thuần
nông có xu hướng giảm, nhóm hộ này đa số sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu làm thêm ngành nghề khác như
may mặc, mộc… điều này dẫn đến lao động thường xuyên của các hộ này có xu hướng tăng lên còn lao
động thời vụ có xu hướng giảm xuống. Xét về lao động thuê thêm thì các hộ không tham gia vào các
hoạt động KN có xu hướng sử dụng lao động thời vụ tăng qua 2 năm vừa qua (tăng 40% so với năm
trước), lao động thường xuyên của các hộ này lại có xu hướng giảm (giảm 5%) so với năm trước đó.. 69
4.2.4 Tác động của các hoạt động khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp của hộ....................................71

v


4.2.5 Tác động của các hoạt động khuyến nông đến thu nhập, tiêu dùng và tích lũy của các hộ trên địa
bàn xã......................................................................................................................................................................74
Từ khi công tác KN xã được quan tâm và phát triển đi vào thực tế đã cải thiện đời sống, nâng cao thu
nhập cho các hộ hơn nhiều so với trước đây. Thực tế cho thấy rằng có những hộ không tham gia vào
các hoạt động KN, nhưng lại được hưởng lợi ích từ KN mang lại, có hộ tham gia vào các hoạt động đã
và đang có thu nhập lớn lên từng ngày, không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn trong các ngành

nghề khác................................................................................................................................................................74
Bảng 4.13 điều tra dưới đây cho thấy tình hình thu nhập và tích lỹ của hộ được điều tra năm 2014 cho
thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ. Có tham gia vào hoạt động KN và không tham gia vào HĐKN. Số
liệu được điều tra và được tính trung bình/hộ..................................................................................................74
Qua bảng cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ được điều tra. Với những hộ tham gia vào HĐKN
có thu nhập hỗn hợp trung bình/hộ cao hơn 1.37 tr.đ so với hộ không tham gia, tích lũy cũng chênh
lệch 2.67 trđ. Cụ thể hơn, với các hộ tham gia vào HĐKN, thu nhập chính của họ từ sản xuất nông
nghiệp, chênh lệch với hộ không tham gia là 11.27 trđ...................................................................................74
Bảng 4.13 Thu nhập và tích lũy của các hộ trên địa bàn xã ĐVT: Tr.đ........................................................75
Chỉ tiêu....................................................................................................................................................................75
Hộ tham gia vào hoạt động KN...........................................................................................................................75
Hộ không tham gia vào hoạt động KN...............................................................................................................75
So sánh.....................................................................................................................................................................75
I.Thu nhập hỗn hợp...............................................................................................................................................75
50.02.........................................................................................................................................................................75
48.65.........................................................................................................................................................................75
1.37...........................................................................................................................................................................75
1.Từ SXNN..............................................................................................................................................................75
26.12.........................................................................................................................................................................75
14.85.........................................................................................................................................................................75
11.27.........................................................................................................................................................................75
Trồng trọt................................................................................................................................................................75
5.83...........................................................................................................................................................................75
4.64...........................................................................................................................................................................75
1.19...........................................................................................................................................................................75

vi


Chăn nuôi,thủy sản................................................................................................................................................75

20.29.........................................................................................................................................................................75
10.21.........................................................................................................................................................................75
10.08.........................................................................................................................................................................75
2.Từ ngành nghề....................................................................................................................................................75
15.5...........................................................................................................................................................................75
28.2...........................................................................................................................................................................75
-12.7..........................................................................................................................................................................75
3.Thu nhập khác....................................................................................................................................................75
8.4.............................................................................................................................................................................75
5.6.............................................................................................................................................................................75
2.8.............................................................................................................................................................................75
II. Chi tiêu...............................................................................................................................................................75
32.6...........................................................................................................................................................................75
33.9...........................................................................................................................................................................75
-1.3............................................................................................................................................................................75
1.Chi cho sinh hoạt................................................................................................................................................75
25.6...........................................................................................................................................................................75
26.4...........................................................................................................................................................................75
-0.8............................................................................................................................................................................75
2.Chi cho học phí...................................................................................................................................................75
4.5.............................................................................................................................................................................75
5.2.............................................................................................................................................................................75
-0.7............................................................................................................................................................................75
3.Chi khác...............................................................................................................................................................75
2.5.............................................................................................................................................................................75
2.3.............................................................................................................................................................................75

vii



0.2.............................................................................................................................................................................75
III. Tích lũy của hộ................................................................................................................................................75
17.42.........................................................................................................................................................................75
15.75.........................................................................................................................................................................75
2.67...........................................................................................................................................................................75
4.2.7 Đánh giá của hộ được điều tra tới công tác khuyến nông và tác động tới kinh tế hộ.......................78
4.2.8 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc triển khai CTKN.................................................................82
4.3.1 Định hướng....................................................................................................................................................83
4.3.2 Giải pháp.......................................................................................................................................................84
- Nâng cao, số lượng, năng lực cho cán bộ KN, KN viên tự nguyện..............................................................84
- Đầu tư kinh phí cho CTKN...............................................................................................................................84

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Nghĩa SơnError: Reference source not
found
Bảng 3.2 Biến động dân số qua một số năm của xã Nghĩa Sơn...............Error:
Reference source not found
Bảng: 3.3 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế Error: Reference source not
found
Bảng 4.1 Tình hình tập huấn kỹ thuật nông dân tại xã Error: Reference source
not found
Bảng 4.2 Kết quả giá trị sản xuất trong nông nghiệp...Error: Reference source
not found
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản về nhóm nông hộ điều tra. Error: Reference source
not found
Bảng 4.4 Khả năng tiếp cận và ý kiến đánh giá của nông dân về sự cần thiết

của các HĐKN..............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Nguồn thông tin nông hộ nhân được về khuyến nông..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.6 Tình hình tham gia vào mô hình trình diễn 3 năm gần đây.......Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 Tình hình tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền của hộ....Error:
Reference source not found
Bảng 4.8 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ 3 năm gần đây....Error:
Reference source not found
Bảng: 4.9 Thực trạng diện tích đất nông nghiệp sử dụng trong vụ đông. Error:
Reference source not found
Bảng 4.10 Thực trạng sử dụng lao động của nhóm hộ điều tra

ix


qua 2 năm 2013 – 2014.................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Tình hình sản xuất cây vụ đông của các hộ điều traError: Reference
source not found
Bảng 4.12 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.13 Thu nhập và tích lũy của các hộ trên địa bàn xã ĐVT: Tr.đ..Error:
Reference source not found
Bảng 4.14 Hiệu quả áp dụng TBKT của các hộ điều tra tại xã Nghĩa Sơn......Error:
Reference source not found
Bảng 4.15 Đánh giá của nhóm hộ điều tra đối với CTKN xã. Error: Reference
source not found

x



DANH MỤC HỘP VÀ BIỂU ĐỒ
Hộp 4.1 Theo dõi qua đài phát thanh để chăm sóc lúa Error: Reference source
not found
Hộp 4.2 Ý kiến về sự cần thiết của hoạt động khuyến nông...........................62
Hộp 4.3 Mong muốn có nhiều buổi tập huấn hơn nữa.Error: Reference source
not found
Hộp 4.4 Diện tích chăn nuôi lợn được mở rộng thêm..Error: Reference source
not found
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ áp dụng TBKT vào sản xuất sau khi tham gia hoạt động
khuyến nông của các hộ điều tra..................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của các hộ về thay đổi mức sống..........Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.3 Đánh giá về thay đổi mức sống giữa các nhóm hộ...............Error:
Reference source not found

xi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Vai trò quan trọng của khuyến nông trong phát triển nông thôn
......................................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ............Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.3 Mô phỏng mối quan hệ giữa kinh tế hộ nông dân với KN.......Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.4: Tổ chức khuyến nông Việt Nam.Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức hoạt động của ban khuyến nông xã..............Error:
Reference source not found

Sơ đồ 4.2 Quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân......Error:
Reference source not found
Sơ đồ 4.3 Thông tin tuyên truyền của xã Nghĩa Sơn...Error: Reference source
not found

xii


DANH MỤC VIẾT TẮT
KTTB
KHKT
KN
CBKN
CTKN
TTCN
DV
GTSX
SXNN
PTNT
CN-XD
TM-DV
CNH-HĐH
BVTV
HĐKN
NN-PTNT
CC
SL

Kĩ thuật tiến bộ
Khoa học kĩ thuật

Khuyến nông
Cán bộ khuyến nông
Công tác khuyến nông
Tiểu thủ công nghiệp
Dịch vụ
Giá trị sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông thôn
Công nghiệp xây dựng
Thương mại dịch vụ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảo vệ thực vật
Hoạt động khuyến nông
Nông nghiệp, phát triển nông thôn
Cơ cấu
Sản lượng

xiii


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khuyến nông Việt Nam xuất hiện cùng với nền văn minh lúa nước. Trải
qua các giai đoạn lịch sử, hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình
thức khác nhau, đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông
nghiệp, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên khắp vùng
miền cả nước.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất mạnh mẽ, cùng với đó là rất
nhiều các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) ngày một hiện đại ra đời. Trong khi đó,

trình độ sản xuất của nhiều nông dân còn yếu, thông tin còn hạn chế thiếu
đồng bộ. Mặt khác các nông hộ còn gặp nhiều rủi ro thiên tai và dịch bệnh.
Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ nông dân, đời sống,
vật chất còn chưa đảm bảo, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp. Vì vậy, để giải quyết được những vấn đề đang gặp phải cần có sự vào
cuộc của các hoạt động khuyến nông mà việc chuyển giao công nghệ, KTTB,
kiến thức nông nghiệp và đào tạo tay nghề cho người dân là một vấn đề cốt lõi.
Nhận thấy tầm quan trọng của khuyến nông, năm 1993 hệ thống khuyến nông
- khuyến ngư Việt Nam chính thức được ra đời. Khuyến nông có vai trò quan
trọng trong việc đào tạo tay nghề cho nông dân, tuyên truyền chủ chương
chính sách về nông nghiệp, truyền bá kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất cho nông dân. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã
và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Mạng lưới khuyến nông đã phát triển rộng khắp trên
cả nước với 100% số tỉnh, thành phố đều có Trung tâm khuyến nông. Điều đó
đã mang đến một diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, hiện
đại và năng động hơn; kinh tế các hộ nông dân cải thiện hơn, nhận thức của

1


hộ cũng chủ động và cầu thị hơn. Ngày nay, khuyến nông đã là địa chỉ tin cậy
và là người bạn đồng hành không thể thiếu của bà con nông dân cả nước nói
chung và ở xã Nghĩa Sơn nói riêng
Là một xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông đóng
một vai trò quan trọng. Vì vậy hoạt động khuyến nông tại xã Nghĩa Sơn khá
phát triển đóng vai trò to lớn trong đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa
phương, tác động tích cực tới đời sống các hộ nông dân trên địa bàn xã, đặc
biệt là kinh tế của nông hộ. Để hiểu rõ hơn về tác động của khuyến nông trên
địa bàn xã, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của công tác

khuyến nông tới hộ nông dân trên địa bàn xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá tác động của công tác; khuyến nông, đặc
biệt là những tác động tới kinh tế hộ trên địa bàn xã Nghĩa Sơn. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông trên địa
bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về hoạt động khuyến nông,
kinh tế hộ nông dân và tác động của hoạt động khuyến nông đến kinh tế hộ.
- Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn xã Nghĩa
Sơn,huyện Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định
- Đánh giá tác động của hoạt động khuyến nông đến kinh tế của các hộ
ở xã trong 3 năm gần đây.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến
nông tới kinh tế nông hộ trên địa bàn xã trong thời gian tới.

2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về công tác khuyến nông và những tác động của công tác
khuyến nông trên địa bàn điều tra.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của công tác khuyến nông tới
kinh tế hộ nông dân xã Nghĩa Sơn.
1.3.2.2 Phạm vi không gian: Xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng,tinh Nam Định

1.3.2.3 Phạm vi thời gian của số liệu:
Thời gian nghiên cứu đề tài: bắt đầu từ ngày 14/01/2015 đến ngày
02/05/2015
- Các số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong khoảng thời gian từ
năm 2012 – 2014
- Các số liệu sơ cấp được điều tra năm 2015.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm về khuyến nông, công tác khuyến nông
* Khái niệm khuyến nông:
Theo nghĩa Hán - Văn “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khuyên bảo
- triển khai, còn “nông” là nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Theo thời gian, khái niệm khuyến nông cũng dần trở lên thống nhất.
Vào năm 1886, ở Anh sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “Extention” - có nghĩa
là “triển khai - mở rộng”. Trong công tác nông nghiệp, khi ghép với từ
“Agriculture” thành từ ghép “Agriculture extention” có nghĩa là tăng cường
triển khai mở rộng phát triển nông nghiệp. Ở các trường đại học Cambridge,
Oxford…cũng như trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Anh
sử dụng khá phổ biến từ “Agriculture extention”. Thời gian không lâu sau đó tất
cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử dụng thống nhất từ Agriculture
extention cho công tác phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cũng theo tố chức FAO (1987) “Khuyến nông khuyến lâm được xem
như một tiến trình của sự hòa nhập các kiến thức KHKT hiện đại. Các quan

điếm kỹ năng đế quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng
đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự hỗ trợ giúp đỡ
từ bên ngoài đế có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải”.
“Khuyến nông bao gồm việc sử dụng có suy nghĩ các thông tin để giúp
người ta tự hình thành ý kiến và đưa ra những quyết định đúng đắn” (A.w.
Van den Ban và H. s. Hawkins, 1998).

4


“Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những
khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định lấy vấn đề chính của họ”
(Malla, 1988).
Như đã nêu ở trên, có rất nhiều định nghĩa về khuyến nông nhưng
chúng ta có thế hiếu khuyến nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung đế chỉ
tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục
không chính thức mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem
đến cho người nông dân những thông tin và nhũng lời khuyên nhằm giúp họ
giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông
hồ trợ các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác đế không ngùng cải
thiện chất lưọng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.
* Công tác khuyến nông là gì?
Khuyến nông đã được mở rộng trên toàn thế giới hiện đại vì về lâu dài
không quốc gia nào có thế lãng quên số dân nông thôn được.
Trên thế giới còn rất nhiều người ở vùng nông thôn không được hưởng
thụ những lợi ích của các ý tưởng mà nguyên nhân chính là các thông tin về
kỹ thuật nông nghiệp mới đã không đến được với họ. Cán bộ nghiên cứu có ít
thì giờ hoặc cơ hội đế trao đổi trực tiếp với nông dân. Ngay cả khi họ có dịp

đi nữa thì những người nông dân trung bình khó lòng hiểu được ngôn ngữ
chuyên ngành của họ. Vì thế mục đích chính của công tác khuyến nông là bắc
nhịp cầu cho khoảng cách này: Đem những thông tin cập nhập và đáng tin cậy
về phương pháp canh tác, về kinh tế gia đình, phát triển cộng đồng và các chủ
đề liên quan cho những người cần đến nó bằng cách dễ hiếu và có ích cho họ.

5


2.1.1.2 Mục tiêu, vai trò và chức năng của khuyến nông
* Mục tiêu của các hoạt động khuyến nông.
Mục tiêu của khuyến nông: làm thay đổi cách đánh giá, nhận thức của
nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông không chỉ
nhằm những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển toàn
diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông
thôn. Công tác khuyến nông phải luôn mang theo mục tiêu làm lợi cho dân,
thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
*Vai trò của khuyến nông
- Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Qua nhiều năm hình thành và phát triển Trung tâm Khuyến nông quốc
gia đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Lực lượng khuyến nông không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, là những
chiến sĩ tiên phong trong lĩnh vực đem khoa học kỹ thuật nông nghiệp về
nông thôn và đến với nông dân. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền,
đào tạo huấn luyện, nhiều thông tin đã được chuyển tải cho người dân, nhiều
hộ nông dân thông qua đó tự đầu tư nhân rộng và đã vượt khó vươn lên làm
giàu; làm thay đổi tập quán sản xuất của bà con dân tộc thiểu số từ chỗ sản
xuất tự túc tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa.. Hoạt động khuyến
nông đã trở thành nhu cầu cần thiết của sản xuất nông nghiệp và nông dân
trong cả nước. Khuyến nông góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác

nông dân với nông dân.Việc đổi mới quản lý trong nông nghiệp cho từng hộ
nông dân từng bước khắc phục sự ỉ lại, dựa dẫm vào nhau, hạn chế được
những tiêu cực khác phát sinh ở nông thôn.
Phát triển nông thôn là cái đích đến của nhiều hoạt động khác nhau tác
động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là
một tác nhân nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn. Hay nói cách khác khuyến

6


nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành, một mắt xích quan trọng của toàn
bộ hoạt động phát triển nông thôn.
Sơ đồ dưới đây thể hiện vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn:
Khuyến
nông

Chính
sách

Nghiên cứu
công nghệ

Giao thông

Phát triển
nông thôn

Thị trường

Giáo dục


Tài chính

Tín dụng

Sơ đồ 2.1 Vai trò quan trọng của khuyến nông trong phát triển nông thôn
- Vai trò trong chuyển giao công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt và để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững thì yêu cầu của việc tăng
trưởng theo chiều sâu, chú trọng đến chất lượng của tăng trưởng được đặt ra
ngày càng bức thiết. Khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố hàng đầu đảm
bảo cho sự tăng trưởng này. Chính vì vậy, đã được Đảng và Chính phủ xác
định là giải pháp then chốt đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta trong
thời gian tới.
Thực tế cho thấy một nghiên cứu đạt hiệu quả khả thi khi được áp dụng
vào đời sống thực tiễn con người, do đó khuyến nông đã là yếu tố trung gian
để khâu nối các mối quan hệ đó. Nhờ có cán bộ khuyến nông mà các tiến bộ

7


khoa học kỹ thuật được chuyển giao tới bà con nông dân và nhờ có khuyến
nông các nhà khoa học hiểu được nhu cầu của nông dân.
Sơ đồ dưới đây thể hiện vai trò của quan trọng của KN trong chuyển
giao công nghệ tới nông dân:

Nhà nghiên cứu,
Viện nghiên cứu,

Trường Đại học

Khuyến
nông

Nông dân
Cộng đồng thôn
bản

Sơ đồ 2.2 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghê
- Vai trò đối với nhà nước
+ Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, sách lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
+ Vận động người dân tiếp thu và thực hiện các chính sách đó.
+ Trực tiếp góp phần cung cấp thông tin về nhu cầu, nguyện vọng của
người dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải
tiến đề ra chính sách phù hợp (Nguyễn Hữu Thọ, 2007).
* Chức năng của khuyến nông:
- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ.
- Trao đổi, truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương.

8



- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.3 Các phương pháp khuyến nông thường sử dụng
Theo FAO, trên thế giới đã và đang có 8 phương pháp khuyến nông chủ
yếu và được áp dụng như sau:
- Phương pháp khuyến nông chung: Tập trung nhiều cán bộ khuyến
nông và chi ngân sách khá lớn để thực hiện các chương trình dự án khuyến
nông. Phương pháp này do Trung tâm khuyến nông tỉnh điều hành, quản lý
- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành: Phương pháp này được các
cơ quan chuyên ngành xây dựng, nó mang tính chuyên môn cao được áp dụng
ở các vùng chuyên canh
- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan: Phương pháp
khuyến nông cho nông dân tham quan mô hình trình diễn và đã thực hiện
thành công sau đó tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình. Đây là
phương pháp phổ biến hiện nay có tính thuyết phục cao
- Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân: Phương
pháp này được đánh giá cao trong việc đảm bảo tính khả thi của mô hình.
Phương pháp này có sư tham gia của nông dân dựa trên cơ sở tích hợp kiến
thức và kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi với những tiến bộ kỹ thuật do
cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông mạng lại cùng với việc trợ giúp về
vật tư và vốn. Nhằm giải quyết khó khan,bức xúc do nông dân đặt ra.
- Phương pháp khuyến nông lập dự án: Là phương pháp khuyến nông
mà nguồn tài trợ kinh phí do tổ chức cá nhân,nước ngoài tài trợ sau khi có sự


9


thỏa đáng thông nhất về chương trình và nội dung với Chính phủ. Việc tuyển
cán bộ, địa điểm, kế hoạch do người cấp kinh phí thực hiện
- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp: Là
phương pháp khuyến nông đưa đến cho người nông dân nghèo cái là cần các
kỹ thuật phù hợp, dựa trên cơ sở là hệ thống sinh thái nhân văn
- Phương pháp khuyến nông cùng chịu tổn thất: Theo phương pháp này
tất cả các bên tham gia và bên hưởng lợi của dự án đều có trách nhiệm đóng góp
một phần phí tổn theo Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những vùng nông dân
quá nghèo, tổ chức khuyến nông nhà nước cử cán bộ xuống địa phương giúp
nông dân học tập những điều kiện cần thiết để họ đẩy mạnh phát triển sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà nông dân sẵn sàng chịu một phần tổn
phí khi họ thấy chương trình thiết thực với cuộc sống của họ
- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục đào tạo: Đây là phương
pháp khuyến nông có sự tham gia của các cán bộ giảng dạy của các trường đại
học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật đến các hộ nông dân.
2.1.2 Nội dung hoạt động của KN
Theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về khuyến nông,
khuyến ngư, nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư gồm:
a. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo (điều 4)
1. Đối tượng
- Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định
này chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ
- Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
1 Nghị định này.

10



2. Nội dung
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định tại khoản 1
Điều 1 Nghị định này; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Hình thức
- Thông qua mô hình trình diễn.
- Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành.
- Thông qua các phương tiện truyền thông: Báo, đài, tờ rơi, tài liệu
(sách, đĩa CD - DVD).
- Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình,
xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình.
- Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet.
- Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
4. Tổ chức triển khai
- Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do
các tổ chức khuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này
đảm trách.
- Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình
độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội,
cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
b. Thông tin tuyên truyền (điều 5)
1. Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính
trị xã hội.

11


2. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí
khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển
lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác, xuất bản và phát
hành ấn phẩm khuyến nông.
3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin
khuyến nông.
c. Trình diễn và nhân rộng mô hình (điều 6)
1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp hiệu quả và bền vững.
4. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình
diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
d. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông (điều 7)
1. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1
Nghị định này về:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng
cao năng suất, chất lương, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường.
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất kinh doanh.

- Cung ứng vật tư nông nghiệp.
12


×