Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TÌM HIỂU sự BIẾN đổi CHỨC NĂNG của GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới (nghiên cứu trường hợp tại xã gia phố huyện hương khê –

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.56 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
----------------------- *** -----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CỦA
GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố - huyện Hương Khê –
tỉnh Hà Tĩnh)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
----------------------- *** -----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CỦA
GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố - huyện Hương Khê –
tỉnh Hà Tĩnh)

Tên sinh viên:
Chuyên ngành đào tạo:
Lớp:


Niên khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
XÃ HỘI HỌC
K55 XHH
2010 – 2014
CỬ NHÂN NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không
sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hồng Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi xin trân trọng
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội cùng các
thầy cô giáo trong khoa Lý luận chính trị và xã hội, những người đã trang bị
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
cô giáo Nguyễn Thu Hà, cô là người đã trực tiếp chỉ báo, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo trong
UBND xã Gia Phố đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quí báu để tôi hoàn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của tôi chắc hẳn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cô giáo và cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, gia đình nói chung và chức năng của gia đình nói riêng đang
có sự biến đổi mạnh mẽ, kể cả ở khu vực nông thôn - dưới tác động của quá
trình đô thị hóa, cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới.
Quá trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại những biến đổi tích cực,
góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã hội nông thôn. Vì thế, đề tài: “Tìm hiểu
sự biến đổi chức năng gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh) được thực hiện nhằm tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình
nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm các chức năng
như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Đối với chức

năng sinh sản, trước và sau năm 2009, các hộ gia đình vẫn luôn mong muốn
có con. Tuy nhiên, sau năm 2009, quan niệm sinh con trai ít nhiều đã có sự
thay đổi, vấn đề kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt hơn. Đối với chức
năng giáo dục, sau năm 2009, các bậc cha mẹ luôn tạo điều kiện cho con cái
được ăn học như mua sắm đồ dùng học tập cho con, cho con đi học thêm,
dành nhiều thời gian quan tâm đến con. Đồng thời, vấn đề định hướng nghề
nghiệp cho con được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hơn hẳn. Đối với chức năng
kinh tế, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp
được nâng cao, tăng nguồn thu nhập và chi tiêu cho gia đình, đời sống người
dân được nâng cao hơn.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HỘP.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................viii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.3.2 Khách thể nghiên cứu...............................................................................3

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU và cơ sỞ LÝ LUẬN............................4
2.1 Tổng quan tài liệu........................................................................................4
2.2 Cơ sở lý luận...............................................................................................7
2.2.1 Khái niệm gia đình...................................................................................7
2.2.2 Khái niệm chức năng gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình.....7
2.2.3 Khái niệm biến đổi xã hội........................................................................9
2.3 Cách tiếp cận gia đình với tư cách là thiết chế xã hội...............................11
2.4 Cách tiếp cận cấu trúc chức năng..............................................................11
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................14

iv


3.1 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................14
3.2 Phương pháp thu thập thông tin................................................................16
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp.....................................................................16
3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp.......................................................................16
3.3 Khung phân tích........................................................................................17
3.4 Xử lý thông tin..........................................................................................17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................18
4.1 Sự biến đổi chức năng sinh sản.................................................................18
4.1.1 Số con mong muốn.................................................................................18
4.1.2 Mong muốn sinh thêm con.....................................................................20
4.1.3 Quan niệm về giá trị người con trai........................................................23
4.2 Sự biến đổi chức năng giáo dục................................................................26
4.2.1 Đầu tư học tập cho con...........................................................................27
4.2.2 Định hướng nghề nghiệp cho con..........................................................31
4.2.3 Những đức tính cha mẹ thường dạy con................................................34
4.3 Sự biến đổi chức năng kinh tế...................................................................37

4.3.1 Hoạt động tạo thu nhập..........................................................................37
4.3.2 Hoạt động chi tiêu..................................................................................42
PHẦN 5: KẾT LUẬN....................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................48
PHỤ LỤC.......................................................................................................49

DANH MỤC CÁC BẢNG

v


Bảng 4.1: Số con mong muốn.........................................................................18
Bảng 4.2: Mong muốn sinh thêm con.............................................................20
Bảng 4.2.1: Lý do sinh thêm con....................................................................21
Bảng 4.2.2 Lý do không sinh thêm con...........................................................21
Bảng 4.3: Sự quan trọng của quan niệm về giá trị người con trai...................23
Bảng 4.3.1: Lý do của sự quan trọng..............................................................24
Bảng 4.3.2: Lý do của sự không quan trọng...................................................24
Bảng 4.4: Thời gian cha mẹ dạy con học........................................................27
Bảng 4.5: Mua sắm đồ dùng học tập cho con.................................................28
Bảng 4.5.1: Lý do không mua sắm đồ dùng học tập cho con.........................28
Bảng 4.6: Cho con học thêm...........................................................................30
Bảng 4.7: Chi tiêu hàng tháng cho việc học của con......................................30
Bảng 4.8: Định hướng nghề nghiệp cho con cái.............................................31
Bảng 4.8.1: Lý do định hướng nghề nghiệp cho con......................................32
Bảng 4.8.2: Lý do không định hướng nghề nghiệp cho con...........................33
Bảng 4.9: Những đức tính cha mẹ chú trọng dạy dỗ con cái..........................34
Bảng 4.10: Môi trường giáo dục tốt nhất cho con...........................................35
Bảng 4.11: Hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của gia đình...............................38
Bảng 4.12: Hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất cho gia đình.................40

Bảng 4.13: Mức thu nhập của gia đình...........................................................42
Bảng 4.14: Hoạt động chi tiêu chủ yếu của gia đình.......................................43
Bảng 4.15: Hoạt động chi tiêu nhiều nhất trong gia đình...............................44
Bảng 4.16: Mức chi tiêu của gia đình.............................................................45

vi


DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1: Thu nhập của người dân ở địa phương sau NTM................................39
Hộp 2: Mức thu nhập của người dân trước và sau NTM................................41

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ ngữ viết tắt
NTM

Diễn giải
Nông thôn mới

viii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội.
Gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các

thành viên của mình. Vì vậy, sự phát triển của gia đình có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của xã hội. Một mặt, gia đình duy trì, tạo ra sự ổn
định về đời sống vật chất, nguồn lao động cho xã hội. Mặt khác, gia đình là
môi trường giáo dục đầu tiên nhằm xây dựng hoàn thiện và củng cố nhân cách
con người. Sỡ dĩ vậy là do gia đình đã đảm nhận những chức năng không thể
thiếu như: chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế.........
Trong giai đoạn hiện nay, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình nông
thôn nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kết cấu gia đình
biến đổi và rạn nứt, dẫn đến tình trạng ly hôn, ly thân, đã để lại những hậu quả
nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Các giá trị tốt đẹp của
gia đình như: hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên, nhường dưới...đang có biểu
hiện xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc,
nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Nhiều tệ nạn xã
hội đã và đang xâm nhập, tác động xấu vào các gia đình. Bên cạnh đó, nhận
thức của một bộ phận người dân về vị trí và vai trò của gia đình còn hạn chế.
Công tác giáo dục đời sống gia đình, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ,
các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng.
Nhiều gia đình do tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục
và bảo vệ các thành viên, đặc biệt là trẻ em (Nguyễn Quốc Thanh, 2014).
Có thể nói, gia đình và chức năng của gia đình đang có sự biến đổi
mạnh mẽ, kể cả ở khu vực nông thôn - dưới tác động của quá trình đô thị hóa,
cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho kinh

1


tế nông thôn phát triển, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Quá trình xây dựng
nông thôn mới đã mang lại những biến đổi tích cực, góp phần làm thay đổi bộ

mặt của xã hội nông thôn. Tuy nhiên, nông thôn cũng đang đối mặt với những
vấn đề nảy sinh từ sự biến đổi đó, trong đó có gia đình và các chức năng của
nó như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế....Vậy sự
biến đổi chức năng gia đình diễn ra như thế nào trong việc thực hiện xây dựng
chương trình nông thôn mới? Để trả lời câu hỏi đó, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình nông thôn trong quá
trình xây dựng nông thôn mới” (nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố,
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
1

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình nông thôn trong quá trình
xây dựng nông thôn mới.
1.1

Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu sự biến đổi của chức năng sinh sản trong quá trình xây dựng

nông thôn mới.
-Tìm hiểu sự biến đổi của chức năng giáo dục trong quá trình xây dựng
nông thôn mới.
-Tìm hiểu sự biến đổi của chức năng kinh tế trong quá trình xây dựng
nông thôn mới.
2
2.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình nông thôn.

2.2

Khách thể nghiên cứu
Gia đình nông thôn thuộc xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

2


2.3

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến đổi chức năng

gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể sự biến
đổi về các chức năng như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng
kinh tế của các hộ gia đình nông thôn.
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 1 tới tháng 5 năm
2014.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Gia Phố, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan tài liệu
Gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản và có nhiều chức năng, cùng với
sự biến đổi bối cảnh kinh tế - xã hội, các chức năng gia đình cũng biến đổi

dưới nhiều chiều khác nhau. Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa và toàn
cầu hóa đã tạo nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt gia đình trước nhiều khó
khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường, cộng với lối sống thực dụng,
tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh. Nhiều
gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực
đối phó với những thay đổi nhanh chóng kinh tế - xã hội và không làm tròn các
chức năng vốn có của mình (Unicef và cộng sự, 2008). Vì vậy, nghiên cứu về chức
năng của gia đình sự biến đổi của nó được nhiều học giả quan tâm. Các nghiên cứu
(Vũ Tuấn Huy, 1995; Trịnh Hòa Bình, 2008; Hà Việt Hùng, 2010; Lê Ngọc Văn,
2012) đã chỉ rõ biến đổi gia đình cũng mang những nét cơ bản của biến đổi xã hội.
Sự biến đổi đó được thể hiện ở các khía cạnh từ cấu trúc gia đình cho đến các chức
năng của gia đình và các mối quan hệ trong gia đình. Điều đó có nghĩa là biến đổi
gia đình đã và đang hiện diện trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay,
đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Luận điểm cơ bản trong cách tiếp cận chức năng là phân tích cơ cấu của
một xã hội, nhưng mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau. Cách tiếp cận này
coi xã hội tương tự như cơ thể sống bao gồm nhiều cơ quan, bộ phận (Lê
Ngọc Hùng, 2008). Các bộ phận, cơ quan cùng hoạt động với nhau để cơ thể
sống được. Các bộ phận khác thực hiện các chức với nhau và toàn cơ thể khi
các chức năng những bộ phận hoặc hệ thống xã hội thay đổi thì sẽ dẫn đến
thay đổi của các bộ phận khác trong hệ thống xã hội. Theo cách hiểu của cách
tiếp cận này, gia đình được coi là một thành phần trong cấu trúc xã hội, nó
thực hiện những chức năng cơ bản của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của các
thành viên trong gia đình và góp phần ổn định xã hội (Lê Ngọc Văn, 2012).
4


Nhìn chung trong lĩnh vực nghiên cứu về gia đình, cách tiếp cận cấu trúc chức
năng là một trong những cách tiếp cận lý thuyết chủ đạo được dùng để lý giải
gia đình hoạt động thế nào, gia đình với xã hội bên ngoài và với các thành

viên ra sao. Nhà xã hội học người Anh – Anthony Giddens cho rằng con
người với tư cách là những hình thể tái tạo cấu trúc chức năng, đồng thời hành
động của họ bị chi phối bởi cấu trúc xã hội. Sự thay đổi cấu trúc kéo theo sự
thay đổi hàng loạt các chức năng, chức năng kinh tế bị xé lẻ, chức năng giáo
dục thiếu hụt sự giáo dục con cái, của cha hoặc mẹ, sự thay đổi này buộc từng
cá nhân trong cấu trúc gia đình phải có những cách ứng phó của mình phù
hợp với những qui tắc của cấu trúc gia đình (Phan Thuận, 2009).
Gia đình là một thiết chế xã hội và có đầy đủ những chức năng cơ bản
của nó. Đồng thời gia đình luôn có mối quan hệ với các thiết chế xã hội khác
và cũng chịu tác động của bối cảnh xã hội mà nó đang tham gia. Do đó những
biến đổi kinh tế - xã hội đã diễn ra mạnh mẽ trên khía cạnh của đời sống kinh
tế - xã hội kéo theo sự biến đổi chức năng gia đình. Nhìn chung các chức
năng cơ bản của gia đình: chức năng giáo dục, chức năng kinh tế, chức năng
sinh sản, được phục hồi có điều kiện thực hiện tốt hơn và có vai trò đặc biệt
quan trọng không chỉ đối với từng thành viên gia đình mà còn tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Lập luận về việc
gia đình thực hiện chức năng gì cho các thành viên, các tác giả (Mai Huy
Bích, 2011); Lê Ngọc Văn, 2011) đã khẳng định kết quả nghiên cứu của
Murdock (1957) có 3 chức năng cơ bản: chức năng giáo dục, chức năng kinh
tế và chức năng sinh sản. Có thể thấy, nếu không có chức năng sinh sản thì sẽ
không có các thành viên của xã hội, nếu không có chức năng kinh tế thì cuộc
sống sẽ không còn nữa, ví dụ như: cung ứng và chế biến món ăn và nếu
không có chức năng giáo dục sẽ không có văn hóa, mà nếu không có văn hóa
thì xã hội con người sẽ không thể vận hành. Chỉ có gia đình mới thực hiện

5


được các chức năng trên. Do đó gia đình có vai trò cực kì quan trọng đối với
đời sống xã hội (Dẫn theo Mai Huy Bích, 2011).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thiết chế gia đình và xã hội ở khu
vực nông thôn nước ta đã có những thay đổi để thích ứng với những điều kiện
kinh tế – xã hội mới. Điều này được thể hiện qua những thay đổi trong phân
công lao động gia đình, trong các quan hệ kinh tế giữa các thành viên trong
gia đình và họ tộc, trong các quan hệ giữa các đơn vị kinh tế (thường là hộ gia
đình) với nhau. Cũng có thể thấy những thay đổi trong cơ cấu đầu tư của các gia đình
vào các hoạt động kinh tế, đầu tư cho nguồn nhân lực gia đình, cơ cấu sử dụng thời
gian (Trịnh Duy Luân, 2009). Bên cạnh đó, những quan hệ gia đình, và rộng hơn là
các quan hệ họ hàng, thân tộc ở khu vực nông thôn cũng đang biến đổi theo hướng
linh hoạt hơn, hiện đại hơn. Đồng thời với việc quan hệ hôn nhân ngày càng tự do
hơn, cũng là sự gia tăng về tỷ lệ ly hôn. Những thiết chế có tác dụng duy trì, củng cố
quan hệ họ hàng, thân tộc cũng giảm dần về quy mô cũng như yêu cầu bắt buộc do
sự phát triển tình trạng lao động nông thôn "ly nông, ly hương" ngày càng nhiều, do
tính chất ngày càng đa dạng của các ngành nghề lao động sản xuất.
Đô thị hóa là quá trình gây nhiều tác động làm thay đổi kinh tế xã hội
của khu vực nông thôn, trong đó có gia đình nông thôn. Dưới tác động của đô
thị hóa, các chức năng của gia đình đều có sự biến đổi. Đối với chức năng
kinh tế, việc gia đình chuyển hoạt động tạo thu nhập từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp làm cho các thành viên trong gia đìnhcó xu hướng đọc lập về
kinh tế. Đối với chức năng giáo dục, việc tạo điều kiện cho con cái ăn học
luôn được các gia đình quan tâm, song vẫn thiếu tính chủ động và thiếu tính
định hướng nghề nghiệp cho thế hệ sau. Đối với chức năng tái sản xuất, sự tác
động của đô thị hóa có phần không rõ nét. Thực tế, cho dù nằm trong hay
ngoài vùng đô thị hóa, các gia đình vẫn mong muốn có con sau khi thành lập
(Ngô Trung Thành và cộng sự, 2012).
Những nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở để tác giả triển khai thực hiện
đề tài “Tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình nông thôn trong quá

6



trình xây dựng nông thôn mới” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố,
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Khái niệm gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với nhau
nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ gia
đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự kiện ít nhất cũng là của
hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những
người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà (Lê Thị Quý, 2011).
2.2.2 Khái niệm chức năng gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng của gia đình là phương thức biểu hiện hoạt động sống của
gia đình và các thành viên. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển với sứ
mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà tự nhiên và xã hội đã trao
cho. Gia đình bao gồm những chức năng cơ bản:
Chức năng tái sản xuất ra con người (tái sinh sản): Tái sản xuất ra con
người và xã hội. Gia đình có chức năng duy trì và phát triển nòi giống. Đây là
chức năng đặc biệt của gia đình mà không có một thiết chế xã hội nào có
được. Gia đình còn là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng con người (Lê Thị Quý,
2011). Trước đây, với quan niệm trời sinh voi sinh cỏ, sinh đẻ là việc riêng
của từng gia đình và phó mặc cho khả năng sinh sản tự nhiên, vì thế chất
lượng cuộc sống không được đảm bảo. Hiện nay, cần phải thực hiện kế hoạch
hóa gia đình nhằm hạn chế việc sinh đẻ ở mức vừa phải cho phép, mỗi gia
đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt. Vì tái sản xuất ra con người,
không chỉ quan tâm tới số lượng mà còn chú ý tới chất lượng của thế hệ mai
sau và thế hệ hiện tại.
Chức năng giáo dục: Là một chức năng quan trọng của gia đình mà xã
hội (nhà trường, các tổ chức quần chủng..) không thể thay thế được. Giáo dục
là một bộ phận của xã hội hóa. Giáo dục là sự truyền dạy của một người đến
người khác, còn xã hội hóa là cả sự truyền dạy lẫn tiếp thu và phản hồi tích

cực của con người. Xã hội hóa còn bao hàm cả ý nghĩa tự giáo dục của con

7


người (Lê Thị Quý, 2011). Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm
hoàn thiện, củng cổ nhân cách con người. Gia đình giúp trẻ em nắm vững
những vai trò xã hội, những chuẩn mực, giá trị theo sự đòi hỏi của xã hội để
các cá nhân có thể phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo dục còn
tùy thuộc vào từng gia đình, vào các vấn đề như hoàn cảnh kinh tế gia đình,
trình độ học vấn của cha mẹ, địa bàn cư trú của gia đình, sự định hướng giá trị
nghề nghiệp của gia đình.
Chức năng kinh tế: Đây là một trong những chức năng cơ bản của gia đình,
nó tạo ra cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát triển. Trong nhiều xã hội, gia đình
được coi là đơn vị kinh tế đầu tiên, quan trọng nhất (Lê Thị Quý, 2011).
Chức năng tinh thần, tình cảm: Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm
đặc thù trong đó chứa đựng tình yêu thương, tình ruột thịt, lòng biết ơn, sự
thư giãn để giúp cho khả năng tái sản xuất ra sức lao động của con người (Lê
Thị Quý, 2011)
Chức năng kiếm sống, tạo thu nhập: Đây là chức năng không thể thiếu
của gia đình, việc kiếm sống thường là trách nhiệm của 2 vợ chồng, cha, mẹ.
Trong nhiều gia đình, con cái cũng đóng góp vào việc kiếm sống. Thu nhập
của gia đình quyết định chất lượng sống của gia đình. Gia đình nào có nhiều
người kiếm sống, thu nhập ổn định thì gia đình đó có thể cung cấp đầy đủ
thức ăn, quần áo và các vật dụng khác cho các thành viên trong gia đình và
ngược lại gia đình nào có nhiều người có thu nhập thấp hoặc bấp bênh thì gia
đình đó thiếu thốn, khó khăn. (Lê Thị Quý, 2011).
Chức năng tiêu dùng: Liên quan đến mức sống và tạo thu nhập, chức năng
tiêu dùng phản ảnh mức độ thu nhập và chất lượng cuộc sống của gia đình. Trong
các gia đình, việc tiêu dùng không đồng đều giữa các nhóm thành viên. Chẳng

hạn, chi phí cho con cái thường nhiều hơn cha mẹ trong khi con cái không kiếm
được thu nhập. Ngày nay, nhiều gia đình đã giàu có hơn khiến việc tiêu dùng của
họ cũng thông thoáng hơn. Tuy nhiên, cũng có gia đình không giàu nhưng chi

8


tiêu cũng thông thoáng tùy theo số tiền kiếm được. Điều này, đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của gia đình. (Lê Thị Quý, 2011).
Chức năng văn hóa: Gia đình là nơi bảo lưu truyền thống văn hóa của
dân tộc, Những phong tục tập quán của cộng đồng làng xã được thực hiện chủ
yếu sâu sắc trong gia đình. Gia đình không chỉ là nơi thực hiện mà còn là nơi
xây dựng các chuẩn mực và các giá trị đạo đức mới. (Lê Thị Quý, 2011).
Chức năng chính trị: Gia đình là một đơn vị chính trị của xã hội, nó là
tổ chức có nghĩa vụ thực hiện luật pháp của nhà nước và lệ làng (Hương ước).
Nếu không có gia đình thì pháp luật của nhà nước và lệ làng sẽ rất khó thực
hiện (Lê Thị Quý, 2011).
Như vậy, gia đình thực hiện rất nhiều chức năng để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của mình. Trong phạm vi của đề tài, tôi chủ yếu tập trung phân
tích ba chức năng là chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh
tế và đánh giá sự biến đổi của nó trong quá trình xây dựng NTM tại xã Gia
Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
2.2.3 Khái niệm biến đổi xã hội
Cũng như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của
xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn bất cứ nền văn hóa nào, xã hội nào
cũng luôn biến đổi. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh
hơn. Đa số các nhà xã hội học cho rằng, biến đổi xã hội là một quá trình qua
đó những khuôn mẫu của hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã
hội và hệ thống các phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian (Phạm Tất
Dong và Lê Ngọc Hùng, 2001).

Xã hội không phải là một cơ chế tĩnh tại, bất biến mà phát triển không
ngừng. Trong sự biến đổi của xã hội dưới tác động của các yếu tố chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, dân số, môi trường, tôn giáo.......thiết
chế gia đình cũng đang có biến đổi để thích nghi với những điều kiện mới.
Những thay đổi quan trọng nhất trong các chức năng của gia đình là sự
chuyển đổi chức năng của gia đình từ sản xuất sang tiêu dùng khi hoạt động

9


sản xuất được tách khỏi gia đình. Chẳng hạn, trong xã hội nông nghiệp, chức
năng kinh tế của gia đình không quá quan trọng vì nhu cầu kinh tế của gia
đình. Cũng như vậy, chức năng giáo dục của gia đình cũng biến đổi. Nếu như
trước đây, gia đình là nơi truyền dạy kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất
thì ngày nay gia đình còn bao hàm chức năng truyền đạt công nghệ thông tin
khác.Việc các em nhỏ sử dụng thành thạo điện thoại, internet đã không còn là
hiếm và điều này đã mang đến những màu sắc mới của quá trình xã hội hóa
phong phú và hiện đại. Trong quá trình có sự biến đổi chức năng của gia đình,
nhiều gia đình đã không thích ứng được với sự biến đổi trong điều kiện mới.
Những dàn xếp truyền thống trong cuộc sống và sinh hoạt gia đình bị đảo lộn
ngoài khả năng kiểm soát của các thành viên, dẫn đến những khủng hoảng gia
đình. Ví dụ: các hiện tượng như ly hôn, xung đột gia đình, bạo lực trong gia
đình, trẻ em bị bỏ mặc, người già không được chăm sóc, kinh tế gia đình sa
sút, đói nghèo. (Lê Thị Quý, 2011).
Do đó,những biến đổi kinh tế - xã hội đã diễn ra mạnh mẽ trên mọi khía
cạnh của đời sống xã hội, kéo theo đó là sự biến đổi của gia đình và các chức
năng của gia đình như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng
kinh tế...

10



2.3 Cách tiếp cận gia đình với tư cách là thiết chế xã hội
Theo Lê Thị Quý (2011) thiết chế xã hội là do pháp luật quy định, là một
thế chế hôn nhân và thực hiện các chức năng xã hội. thiết chế là hệ thống xã
hội phức tạp của các chuẩn mực và vai trò xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu
và các chức năng xã hội. Đặc điểm của thiết chế bao giờ cũng mang tính bảo
thủ, chậm biến đổi, có liên quan đến nhau. Sự rối loạn của thiết chế sẽ gắn
liền với những vấn đề xã hội lớn. Thiết chế nhằm duy trì và kiển tra tính ổn
định của trật tự xã hội. Nó có tính tương đối về lịch sử. Nó nhằm trả lời 2 câu
hỏi: Gia đình ra đời nhằm mục đích gì? Nó đứng ở vị trí nào trong xã hội? Gia
đình đáp ứng cho nhu cầu nào cua xã hội, nó thỏa mãn các chức năng xã hội
nào để tái sản xuất xã hội?
Gia đình với tư cách là một thực thể hợp pháp. Hôn nhân là hợp pháp, là
nền tảng của các định nghĩa chính thức về gia đình. Hôn nhân có hình thức là
một vợ một chồng hay một chồng nhiều vợ (đa thê) hoặc ngược lại (đa phu).
Hôn nhân là một thiết chế, khuôn mẫu của cuộc sống bao gồm các vai trò, địa
vị đã được thừa nhận và mong chờ.
Như vậy, khi phân tích gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội,
chúng ta xem xét các chức năng của gia đình. Những chức năng này mang
tính lịch sử sâu sắc, gắn liền với những điều kiện kinh tế - xã hội của hoạt
động sống của xã hội. Vì thế, theo thời gian các tính chất của các chức năng
này đều biến đổi.
2.4 Cách tiếp cận cấu trúc chức năng
Nguồn gốc của lý thuyết cấu trúc chức năng là: Thứ nhất truyền thống
khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ
phận có quan hệ chức năng hữu cơ với chỉnh thể hệ thống và thứ hai là truyền
thống khoa học anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết
hữu cơ phát triển mạnh. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng
khoa học về xã hội như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các

thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Comte

11


là người đầu tiên nghiên cứu tĩnh học xã hội để tìm hiểu và duy trì sự ổn định,
trật tự của cấu trúc xã hội. Ông cho rằng do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa
cá bộ phận mà cấu trúc xã hội bị rối loạn gây ra sự bất thường xã hội, nhưng
ông chưa sử dụng khái niệm chức năng với tư cách là phạm trù xã hội.
Spencer đã vận dụng hàng loạt các khái niệm sinh vật học như sự tiến hóa, sự
phân hóa chức năng và đặc biệt là khái niệm cấu trúc và chức năng để giải
thích các hiện tượng của sinh thể cơ thể xã hội. Ông cho rằng thông qua quá trình
phân hóa, chuyên môn hóa mà xã hội loài người đã tiến hóa từ hình thức đơn giản
lên phức tạp. Ông chỉ ra rằng sự biến đổi chức năng của các bộ phận kéo theo sự
biến đổi cấu trúc của cả chỉnh thể xã hội. Dukheim không những nghiên cứu chức
năng và cấu trúc xã hội mà còn đưa ra các qui tắc sử dụng các khái niệm này làm
công cụ phân tích xã hội học. Ông đề ra yêu cầu là nghiên cứu xã hội học cần phải
phân biệt rõ nguyên nhân và chức năng của sự kiện xã hội, việc chỉ ra được chức
năng tức là lợi ích, tác dụng hay sự thỏa mãn một nhu cầu không có nghĩa là giả
thích được. Sự phát triển của lý thuyết cấu trúc chức năng là kết quả của những
đóng góp lý luận xã hội học của nhiều xã hội khác nhau, nhưng thống nhất là ở chỗ
cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội học của nhiều tác giả khác
nhau, nhưng thống nhất ở chỗ cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã
hội cần phân tích cấu trúc chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành
và các cơ chế hoạt động của chúng.
Các luận điểm gốc của thuyết cấu trúc chức năng đều nhấn mạnh sự
cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cuấ trúc. Theo đó, một xã hội
tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp
nhàng với nhau để đảm bỏa sự cân bằng chung của cả cấu trúc, đối với cấu
trúc xã hội. Xã hội có tính hệ thống và hệ giá trị, chuẩn mực xã hội có vai trò quan

trọng trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định xã hội. Về mặt phương
pháp luận thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã
hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. đối với bất kì sự kiện, hiện tượng xã hội nào.

12


Đồng thời, cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có
chức năng, tác dụng gì đối vợi sự tồn tại một cách cân bằng và ổn định.
Trên cơ sở thuyết cấu trúc chức năng, nhà xã hội học người Mỹ Robert
Merton đã phần nào lý giải được vấn đề này thông qua ý tưởng về chức năng và
phản chức năng của mình. Ông cho rằng, một thành tố của cấu trúc xã hội thực
hiện các chức năng, tức các hệ quan sát được, tạo ra sự thích nghi và điều chỉnh
của hệ thống, ngoài những hệ quả tích cực cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực.
Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó để
duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam bước
vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế
giới, nhiều chuyển biến lớn đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống
không còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới. Nền kinh tế thị trường, sự
du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội đổi thay từng ngày. Sự
đổi thay ấy diễn ra cả trong quan niệm con người, chẳng hạn, ngày nay sự bình
đẳng đã được đề cao hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm
hướng tới một xã hội tiến bộ hơn. Theo cách tiếp cận cấu trúc chức năng, gia đình
có những chức năng cơ bản như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức
năng kinh tế, chức năng tâm lý tình cảm......
Cách tiếp cận cấu trúc chức năng cho thấy gia đình là một thiết chế xã
hội và có đầy đủ những chức năng cơ bản của nó. Đồng thời, gia đình luôn có
mối quan hệ với các thiết chế xã hội khác và cũng chịu tác động của bối cảnh
xã hôi mà nó đang tham gia. Do đó, những biến đổi kinh tế - xã hội đã diễn ra
mạnh mẽ trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, kéo theo sự biến

đổi chức năng gia đình nói riêng và biến đổi gia đình nói chung.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13


3

Địa điểm nghiên cứu
Gia Phố là xã miền núi thuộc huyện Hương Khê, Phía Đông giáp xã

Hương Giang, phía Tây giáp xã Phú Phong, phía Nam giáp xã Lộc Yên, thị
trấn huyện Hương Khê, phía Bắc giáp xã Hương Long, Hương Thuỷ. Cách
thị trấn Hương khê 3,5km về phía Tây, cách thành phố Hà Tĩnh 50km về
phía Tây Nam. Địa bàn có 3 tuyến đường giao thông quốc gia đi qua đó là:
Đường Hồ Chí Minh 3 km nằm phía Tây; đường sắt Bắc Nam có chiều dài
8 km chia xã thành 2 vùng, đường Quốc lộ 15 có chiều dài 3 km, chạy phía
Đông của xã, cả 3 tuyến giao thông này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao thông đi lại và lưu thông hàng hóa. Có sông Ngàn Sâu dài 6 km chia
cắt xã thành 2 vùng. Diện tích tự nhiên 1.189,33ha, có 1.574 hộ với 6890
nhân khấu ở 14 thôn.
Gia Phố là một xã đã và đang đạt được nhiều kết quả trong xây dựng
nông thôn mới. Được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn làm điểm xây dựng
Chính sách Nông thôn mới từ tháng 4 năm 2009 ( là 1 trong 11 xã điểm về
xây dựng mô hình thí điểm NTM). Sau gần một năm thực hiện, kinh tế xã hội
của xã có nhiều đổi mới, đời sống của người dân trên địa bàn ngày càng được
nâng cao. Từ một xã thuần nông, người dân làm ruộng, làm nghề rừng nay đã
chuyển sang các ngành nghề dịch vụ, thương mại cộng với hình thành làng
nghề, các mô hình hợp tác xã, các tổ hợp kinh doanh tạo nên sự đa dạng về
phát triển kinh tế. Đó là điều kiện góp phần làm cái thiện cuộc sống của

những hộ gia đình nơi đây và là một trong những nguyên nhân làm thay đổi
chức năng trong gia đình. Năm 2008, tổng giá trị sản xuất của xã: 70.280 triệu
đồng, trong đó: Nông nghiệp: 26.428 triệu đồng (trồng trọt: 12.500 triệu
đồng; chăn nuôi: 12.428; lâm nghiệp 1.500 triệu đồng) công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ, thương mại: 35.560 triệu đồng; thu từ các nguồn chính
sách xã hội và các nguồn khác: 8.290 triệu đồng. Có 204 hộ nghèo, chiếm
18.6%. Thu nhập chủ yếu của người dân là từ chăn nuôi, trồng trọt. Trong

14


giáo dục văn hóa, nhiều gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình
con em thường bỏ học giữa chừng về phụ cha mẹ. Bên cạnh đó, trong xã tỉ lệ
sinh con thứ 3 phổ biến, phần lớn là người dân chưa có kiến thức về chăm sóc
sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nhiều gia đình còn tồn tại quan
niệm trọng nam khinh nữ (Theo báo cáo xây dựng nông thôn mới xã Gia Phố
giai đoạn năm 2009 – 2011).
Tháng 9 năm 2009 với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3
sạch” được trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động với những
nội dung không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không
có bạo lực gia đình, vấn đề sinh con thứ 3 có xu hướng giảm, không có trẻ suy
dinh dưỡng và bỏ học. Nhờ đó, vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày càng
được phát huy, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cha mẹ dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái, phấn đấu trở thành
gia đình văn hóa, gương mẫu mẹ hiền con giỏi. So với các hộ gia đình nằm ngoài
xã nông thôn mới, xã Gia Phố được xem là điển hình về sự thay đổi các mặt về
kinh tế, đời sống gia đình phần nhiều được cải hiện. Rõ rệt nhất là từ năm 2013,
sau 4 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, với sự nỗ lực của chính quyền
và sự hưởng ửng tham gia nhiệt tình của người dân, đời sống gia đình có nhiều sự
thay đổi, phấn đấu đạt các tiêu chí của chương trình nông thôn mới đã đề ra. Nền

kinh tế năm 2013 của xã đạt 24.02 triệu đồng/người/năm, tăng 2.2 lần so với năm
2009, không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo từ 12.9% năm 2009, nay chỉ còn lại 3.25%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp chiếm 72%; giảm thu nhập nông nghiệp chỉ còn lại 28% (Theo báo
cáo xây dựng nông thôn mới xã Gia Phố năm 2013).
So sánh với Bộ tiêu chí quốc gia đến nay xã đã đạt 17/18 tiêu chí
(không có tiêu chí chợ), hiện còn lại 1 tiêu chí gần đạt đó là tiêu chí cơ sở
vật chất trường học, hiện tại đang làm các bước thủ tục xây dựng nhà hiệu
bộ cho trường Trung học cơ sở để hoàn thành tiêu chí.

15


×