Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại liên hệ với chủ quyền trên biển của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 161 trang )

Uông minh vương

đại học quốc gia hà nội
Khoa luật
- -  - -

Uông Minh Vương

luật quốc tế

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong Luật Quốc
tế hiện đại.
Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ luật học

hà nội - 2009
Hà nội – 2009


Dai học quốc gia hà nội
Khoa luật
- -  - -

Uông Minh Vương

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển
trong Luật Quốc tế hiện đại.
Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam.



Chuyên ngành : luật quốc tế
Mã số : 60 38 60

Luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: ts. Nguyễn lan nguyên

Hà nội - 2009


Danh mục các bản đồ, hình vẽ
Trang
Hộp số: 3.1:

Sơ đồ đường phân định vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc .............. 105

Hộp số: 3.2:

Các quốc gia tuyên bố quyền lợi tại Biển Đông ...................... 110

Hộp số: 3.3:

Bản đồ có vẽ Hoàng Sa – Trường Sa đời Minh Mạng ............ 121


Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Biển là cái nôi của sự sống, sự tiến hoá và sự phát triển của loài người.
Ngày nay, biển không chỉ còn đơn thuần là một nguồn tài nguyên quốc gia,

mà nó còn đóng vai trò là nhân tố trực tiếp và đặc biệt quan trọng, mang tính
chiến lược trong kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của các quốc gia có
biển. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã biết tận dụng thế mạnh về biển của
mình, vươn lên chiếm giữ và khẳng định vị trí cường quốc về kinh tế cũng
như quân sự.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài
ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều
vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai
thác và khống chế biển. Do tầm quan trọng của biển nên không chỉ ngày nay
mà đã từ lâu, cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai
lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt. Cùng
với sự thay đổi nhận thức của con người về tầm quan trọng của biển, các quy
phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng, hợp tác, giải quyết tranh
chấp biển cũng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ như một sự tất yếu. Tiêu
biểu cho các quy phạm này là bản Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp
quốc - Được coi như là bản Hiến pháp trong lĩnh vực biển, là cơ sở nền móng
hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực.
Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa
ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với
Đông á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này vừa tạo thuận lợi cho Việt
Nam vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của Việt
Nam, vừa đặt ra những phức tạp, thách thức do sự cạnh tranh giữa các nước
lớn khác ở khu vực trọng yếu này. Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, tài

1


nguyên phong phú, lại án ngữ một trong những đường hàng hải quốc tế có lưu

lượng tàu bè qua lại dày đặc. Chính vì vậy, đối với rất nhiều nước trong và
ngoài khu vực, Biển Đông mang tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế, vô cùng trọng yếu trong an ninh quốc phòng. Tham vọng
chiếm hữu Biển Đông đã đưa vùng lãnh thổ này trở thành một “điểm nóng”
về tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia. Có thể nói tranh chấp chủ quyền
tại Biển Đông là một dạng tranh chấp điển hình, khi nó mang tất cả những đặc
trưng cơ bản nhất của một vụ tranh chấp biển. Tính phức tạp của tranh chấp
Biển Đông không chỉ nằm ở trong vấn đề có sự tham gia của rất nhiều nước
(bao gồm các nước trong khu vực như: Việt Nam, Philippin, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Brunei và cả với các nước - lãnh thổ ngoài
khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) mà còn thể hiện ở
sự biến động liên tục của những yếu tố lịch sử chồng chéo liên quan tới chủ
quyền của khu vực biển đảo này. Trong đó, Việt Nam đang phải chịu ảnh
hưởng và tác động trực tiếp với nhiều vấn đề phức tạp. Mỗi nước có những
quyền lợi, mưu đồ chiến lược riêng và chưa thống nhất với nhau trong việc
giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại, nhất là khi nhiều ý kiến cho rằng biển
Đông đang có một khoảng trống quyền lực và cần được khỏa lấp. Do đó, việc
giải quyết các vấn đề tranh chấp về Biển Đông, xây dựng các quan hệ hợp tác
trong việc khai thác và kiểm soát ở Biển Đông sẽ đem lại lợi ích cho các nước
có liên quan và góp phần làm hoà dịu các vấn đề của khu vực. Trong khi các
vấn đề về chủ quyền trên các đảo trên biển Đông chưa được giải quyết, thì các
tranh chấp khác khó có thể được giải quyết triệt để. Hợp tác trong một số lĩnh
vực ít nhạy cảm cũng chỉ có thể thực hiện được khi các bên tranh chấp có
được một lòng tin nhất định và cùng chung một cách xử thế tích cực trên biển
Đông.
Tranh chấp biển là một dạng của tranh chấp lãnh thổ, vừa mang tính
chất pháp lý, vừa mang tính chất chính trị, với sự phức tạp nhạy cảm đặc thù
vốn có, tranh chấp biển thường rất nguy hiểm luôn tiềm ẩn khả năng bùng
phát các cuộc xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định của khu vực cũng như của


2


quốc tế. Từ thực tiễn đó, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp chủ quyền về
lãnh thổ trở nên đặc biệt có ý nghĩa trong việc hạn chế, hạ nhiệt các “điểm
nóng” xung đột nhằm duy trì hoà bình thế giới. Đây chính là lý do để tác giả
mạnh dạn chọn “nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc
gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại. Liên hệ với chủ quyền trên biển của
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Từ những sự kiện và xu hướng quốc tế trong tranh chấp và giải quyết
tranh chấp biển đảo, đề tài mang giá trị thực tiễn sau:
- Đưa ra một cái nhìn khái quát về tranh chấp lãnh thổ biển trong các
giai đoạn lịch sử và cho tới tận ngày nay với những điểm đặc thù, cơ bản nhất;
- Hệ thống hoá các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ
trên biển trong luật quốc tế hiện đại;
- áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên
biển trong luật quốc tế hiện đại đối với vấn đề Biển Đông;
- Phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở lập trường luật quốc tế hiện đại nói
chung và các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển
nói riêng;
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về chủ quyền quốc gia và giá trị của nó trong
bối cảnh toàn cầu hoá, nhất là trong giới trẻ ngày nay đồng thời góp một phần trong
công tác tuyên truyền ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của luật biển quốc tế
hiện đại mà tiêu biểu là Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc, với ý
nghĩa là cơ sở lý luận nền tảng cho những nguyên tắc giải quyết tranh chấp
lãnh thổ trên biển. Tiếp đó, đề tài sẽ đi vào nghiên cứu tranh chấp lãnh thổ biển
dưới góc nhìn của luật quốc tế hiện đại. Từ sự phân tích lịch sử tranh chấp lãnh

thổ biển với những dẫn chứng cụ thể và sinh động, sẽ cố gắng làm rõ luận
điểm: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển là một nhu cầu thiết yếu và tất yếu.

3


Với việc làm rõ luận điểm này, tác giả sẽ có cơ sở hệ thống và phân tích các
nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển. Đây là phần rất quan trọng
của đề tài, nói chính xác hơn là phần xương sống của đề tài. Chính vì vậy, phần
này đã được tập trung phân tích rất kỹ và chi tiết, từ những nguyên tắc chung
cơ bản nhất của luật quốc tế đến những nguyên tắc riêng, đặc thù của luật biển
đã được tác giả chọn lọc và cho rằng nó có ý nghĩa nhất đối với việc giải quyết
tranh chấp chủ quyền biển. Với các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ
biển rút ra được, tác giả sẽ cố gắng làm nổi bật ý nghĩa của chúng trong việc
duy trì hoà bình, ổn định an ninh khu vực và thế giới. Phần liên hệ chủ quyền
trên biển của Việt Nam, tác giả sẽ phân tích những thành tựu đã đạt được cũng
như thực tiễn còn tồn tại trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.
Trong đó đặc biệt chú trọng phân tích thực trạng, khẳng định lập trường chủ
quyền và triển vọng giải quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng
Sa – Trường Sa của Việt Nam. Đây chính là ý nghĩa liên hệ quan trọng nhất
của luận văn.
3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề
tài.
Về vấn đề chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên
biển đã có rất nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên về khía
cạnh “các nguyên tắc giải quyết tranh chấp” hay việc hệ thống hoá các
nguyên tắc giải quyết tranh chấp thì dường như vẫn chưa có nhiều công trình
nghiên cứu hoặc có nghiên cứu nhưng thực sự mới chỉ là một bộ phận nhỏ
nằm trong tổng thể một chủ đề lớn liên quan tới chủ quyền quốc gia trên biển,
do vậy mới chỉ mang tính phụ trợ, chưa thực sự sâu sắc. Việc nghiên cứu các

nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ quốc gia trên biển mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh quốc tế hiện nay khi mà những tranh
chấp về chủ quyền biển đảo đang có xu hướng gia tăng. Về lý luận nó giúp
hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp lãnh thổ
quốc gia trên biển trong pháp luật quốc gia và các điều ước - công ước quốc tế

4


mà Việt Nam tham gia. Đồng thời phủ nhận mạnh mẽ những tư tưởng, lý luận
cực đoan, phản động trong giải quyết tranh chấp chủ quyền
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để trình bày luận văn của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp thống kê để làm rõ quá trình hình thành và phát
triển của luật biển quốc tế, các tranh chấp biển đảo trong lịch sử. Nhất là trong
phần các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển, dấu ấn của phương
pháp lịch sử, phương pháp phân tích được thể hiện rõ nét. Trong phần khẳng
định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
phương pháp phân tích lại được kết hợp chặt chẽ với phương pháp thống kê
để hỗ trợ đắc lực cho luận điểm chứng minh tính “chiếm hữu thực sự và liên
tục” của Việt Nam. Bài viết còn vận dụng phương pháp chứng minh kết hợp
khảo sát thực tiễn, đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều khá trong bài
viết, bởi vì nó làm tăng khả năng thuyết phục cho các lập luận của tác giả. Và
cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp liên hệ (rút ra các luận điểm tổng kết
ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn từ bài viết) để khẳng định giá trị lý luận
cũng như thực tiễn của đề tài.
Nội dung luận văn sẽ được chia thành ba (03) chương chính (ngoài
phần Mở đầu và Kết luận) như sau:
- Chương 1: Pháp luật quốc tế về biển và đại dương.

- Chương 2: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ
quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại.
- Chương 3: Vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Do đây là một đề tài khó, rộng và phức tạp, trong khi kiến thức của tác
giả còn rất hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong thầy cô giúp đỡ, chỉ dạy để em hoàn thiện thêm đề tài.

5


Chương 1
Pháp luật quốc tế về biển và đại dương
1.1. Vai trò của biển cả.
Đại dương và biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với sự tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững của các quốc gia. Với những nguồn tài
nguyên khổng lồ của mình, biển đang khẳng định vị thế cứu tinh cho nhân
loại. Các chuyên gia về biển ngày nay đều cho rằng thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ
của đại dương”.
Biển (Đại dương) là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành
phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất
(khoảng 361.000.000 km2 ) được các đại dương che phủ. “Để dễ hình dung,
nếu đem trải 1,5 tỷ km3 nước của các đại dương lên bề mặt trái đất, ta sẽ có
được một lớp nước với bề dày trung bình 3 km... Biển và đại dương hoạt
động như là một “cỗ máy điều hoà nhiệt độ” khổng lồ có tác dụng điều
chỉnh cân bằng các cực trị nhiệt độ thịnh hành trên trái đất và làm dịu các
ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết khí hậu như mưa bão, lũ lụt, khô hạn. Nó
là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và
mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Không chỉ có vậy, biển còn hấp
thụ đến 30% lượng khí CO 2 do loài người thải vào không khí hàng năm.
Tính ra trung bình, mỗi năm biển "giải quyết" khoảng 2,7 tỷ tấn CO 2.

Lượng khí này tương đương với 1/3 lượng khí CO 2 do các hoạt động của
con người sinh ra trên trái đất.
Biển còn là nguồn cung cấp hải sản, thực phẩm hầu như là vô tận để
nuôi sống con người, là kho dự trữ tài nguyên khoáng sản phong phú. Người
ta ước tính rằng khả năng của đại dương trong việc cung cấp thức ăn cho con
người là lớn gấp 1.000 lần so với khối lượng thức ăn được lấy từ đất canh tác
của cả thế giới; mức độ cung cấp thuỷ sản hàng năm ít nhất cũng có thể nuôi
được 30 tỷ người. Trên thực tế, những thành phố sầm uất trên thế giới thường
là những thành phố ven biển hoặc có đường thuỷ thông ra biển.

6


Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản
như trên lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần.
Người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí
tự nhiên khoảng 14 nghìn tỉ m3. Các nhà khoa học đánh giá, đáy đại dương và
thềm lục địa có tiềm năng dầu khí gấp 2 lần so với trên đất liền.
Thuỷ triều là nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới.
Công suất lí thuyết của năng lượng thuỷ triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà
máy điện thuỷ triều đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-xơ (Pháp) vào
năm 1967 với công suất thiết kế là 240.000 kW. Sự chênh lệch nhiệt độ của
nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn thuỷ điện vô cùng to lớn. ở
vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước trên mặt và dưới sâu
khoảng 10-150C; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã xây dựng những nhà
máy thuỷ nhiệt. Nhà máy điện thuỷ nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở gần Abit-gian (Cốt Đi-voa) với công suất 14000 kW.
Biển là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận
chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường
biển chiếm hơn 3/4 khối lượng hàng hoá trao đổi trên thế giới. Điểm mạnh
của giao thông đường biển là loại hình tổ chức giao thông có sức chở lớn Loại hình vận tải duy nhất thực sự siêu trường, siêu trọng; ưu thế tuyệt đối khi

vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn; giá thành vận chuyển rất thấp, cước phí
thường rẻ nhất so với các loại hình giao thông vận tải [ 27, tr. 46].
Biển còn có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng
của một quốc gia. Sử dụng đường biển sẽ có nhiều thuận lợi trong việc cơ
động chuyển quân và tiếp tế hậu cần, sử dụng vũ khí công nghệ cao từ xa,
tận dụng được yếu tố bất ngờ. Đặc biệt ngày nay, với những tàu trang bị
đầu đạn hạt nhân được sử dụng làm căn cứ quân sự nổi và ngầm, di động
khắp các biển và đại dương, có khả năng tấn công đối phương một cách bất
ngờ, hải quân giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược quân sự
của các cường quốc.
Ngoài ra biển còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.

7


Trên thế giới ngày nay, dân tộc nào chỉ có quan điểm đất liền, không có
nhận thức về biển là dân tộc bảo thủ, không thể thịnh vượng, phát triển. Xu
hướng tiến ra biển, làm chủ biển đang là xu hướng của thời đại mới. Từ xu
hướng này rõ ràng đã đặt ra nhu cầu cần phải xây dựng được một trật tự pháp
lý công bằng trên biển nhằm điều hoà lợi ích trên biển của các quốc gia.
1.2. Pháp luật quốc tế về biển.
1.2.1. Khái niệm Luật biển quốc tế.
Với vai trò trọng yếu của mình, biển đang là mối quan tâm hàng đầu
của các quốc gia trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Lịch sử đã
từng chứng kiến rất nhiều cuộc xung đột quyết liệt giữa các quốc gia nhằm
giành giật các vùng biển và tài nguyên thiên nhiên biển. Cho tới tận ngày nay,
các tranh chấp về biển vẫn còn đang tiếp diễn, nóng bỏng, phức tạp ở nhiều
nơi trên thế giới. Do vậy, việc xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, hữu
hiệu trên biển nhằm điều hoà lợi ích của các quốc gia có biển là một nhu cầu
tất yếu và rất quan trọng.

Luật biển là một trong những ngành luật độc lập của Luật quốc tế xuất
hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế.
Lúc đầu mới hình thành, Luật biển chỉ tồn tại dưới dạng những tập quán được
một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng. Về sau, trải qua thời gian dài hợp
tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật Biển quốc tế ngày càng phát triển và
hoàn thiện tạo nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản
lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả.
Một cách khái quát, có thể định nghĩa Luật biển là tổng thể các nguyên
tắc và quy phạm pháp lý quốc tế được các chủ thể của Luật quốc tế thoả thuận
xây dựng nên hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán, nhằm điều chỉnh quy
chế pháp lý các vùng biển và các hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ môi
trường biển cũng như quan hệ hợp tác của các quốc gia trong lĩnh vực này.
Về cấu trúc và vị trí pháp luật thì Luật Biển quốc tế là ngành luật độc
lập thuộc hệ thống luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm

8


điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh trong lĩnh vực sử dụng và khai thác biển
vì mục đích hoà bình và lợi ích thiết thực của các chủ thể khác nhau. Luật
biển quốc tế mang đầy đủ đặc điểm của luật quốc tế. Bên cạnh đó, Luật biển
quốc tế còn có những đặc điểm riêng của một ngành luật độc lập.
Do đặc thù tự nhiên của phạm vi đối tượng chịu sự tác động của Luật
Biển quốc tế là môi trường biển, với tính chất là môi trường tự nhiên để duy
trì hoạt động của tàu thuyền có quốc tịch khác nhau nên giữa Luật Biển quốc
tế đã hình thành một cách biện chứng mối quan hệ với các quy phạm pháp
luật liên quan thuộc hệ thống Luật quốc tế và Luật quốc gia. Điều này cho
thấy, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, luật biển
quốc tế có tác động tích cực đến quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật quốc gia về biển. Luật Biển quốc tế là một trong những đảm bảo

pháp lý quan trọng cho quốc gia trong việc thực thi chủ quyền tại các vùng
vùng biển, đồng thời bảo đảm tôn trọng trật tự pháp lý quốc tế và quyền lợi
của mọi quốc gia trên biển.
ở góc độ khoa học quốc tế, Luật Biển quốc tế là môn khoa học pháp
lý chuyên ngành, nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong
quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thực thể khác, liên quan tới việc thiết
lập, thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền và hợp tác quốc tế của quốc
gia đối với sử dụng và khai thác biển. Tiếp cận hệ thống quy phạm pháp lý
quốc tế áp dụng trên biển từ phương diện khoa học cho thấy, sự hình thành
và phát triển của hệ thống này chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên
và xã hội [ 24, tr.18 ].
Cùng với sự gia tăng của xu hướng toàn cầu hoá - khu vực hoá, là sự
hợp tác giữa các quốc gia ngày càng phát triển, nhu cầu sở hữu quyền lợi biển
ngày một mạnh mẽ, kéo theo các yêu cầu bức thiết về một trật tự pháp lý
quốc tế trên biển phù hợp hơn với thời đại. Đây cũng là điểm lý giải thuyết
phục về sự phát triển không ngừng của Luật Biển quốc tế hiện đại so với Luật
Biển quốc tế truyền thống trong các thế kỷ trước. Trong đời sống quốc gia và
quốc tế, trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung, quan điểm cũng

9


như cách hành xử của quốc gia và cộng đồng quốc tế đối với sử dụng, khai
thác, bảo vệ môi trường biển được xem là những yếu tố xã hội quan trọng
thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển và hoàn thiện của Luật Biển quốc tế.
Luật biển, trước hết mang tính chất chính trị, vì đây chính là cuộc đấu tranh
gay gắt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi dân tộc [ 33, tr. 48 ].
Vấn đề thực thi Luật biển quốc tế không nằm ngoài cơ chế chung của
việc thực thi luật quốc tế. Thực thi Luật quốc tế (bao gồm cả việc thực thi
Luật biển quốc tế) là quá trình các chủ thể Luật biển quốc tế áp dụng cơ chế

hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của Luật biển quốc tế được thu
hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Theo Công ước Luật
biển 1982 của Liên hợp quốc, các quốc gia có chủ quyền đối với các vùng
biển thuộc lãnh thổ quốc gia và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quốc
gia do chủ quyền đem lại. Tại những vùng biển này, quốc gia ven biển có
quyền thiết lập một trật tự pháp lý quốc gia phù hợp với quy định của Luật
biển quốc tế để đảm bảo quyền lợi của quốc gia trong tiến hành các hoạt động
sử dụng biển. Mục đích của việc bảo đảm thi hành pháp luật trên biển là: Bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên các vùng
biển, đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật quốc gia để duy
trì trật tự, an ninh trên biển, phòng ngừa, hạn chế và chế ngự các xung đột của
các đối tượng tham gia sử dụng khai thác biển [ 24, tr. 29].
1.2.2. Tiến trình phát triển của pháp luật quốc tế về biển.
Không gian mà con người sinh sống trên trái đất chủ yếu gồm ba phần:
đất, biển, trời. Đường biên giới trên đất liền về cơ bản được coi là bền vững
và bất khả xâm phạm mặc dù trên thực tế vẫn đang luôn luôn diễn ra các loại
tranh chấp và có sự biến động đường biên giới giữa nhiều quốc gia. Giới hạn
về độ cao của vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia cũng như độ sâu của lòng đất
bên dưới tuy không được xác định rõ rệt, chính xác nhưng với khả năng kỹ
thuật của nhân loại hiện nay, mỗi quốc gia hoàn toàn có thể thực hiện chủ
quyền của mình trong những phạm vi nhất định. Riêng với vùng biển, do có

10


nhiều nét đặc thù so với đất liền (như: mang tính tương đối đồng nhất, luôn
vận động, không thể phân chia dứt khoát, không là đối tượng chiếm cứ thực
sự một cách thường xuyên như đất liền, không là đối tượng sở hữu của một
quốc gia nào) nên pháp luật về biển có xuất phát điểm chậm hơn so với pháp
luật trên đất liền.

Dẫu vậy, thiết lập trên biển một trật tự pháp lý quốc tế vẫn là yêu cầu
tất yếu của mọi thời đại. Quá trình hình thành và phát triển của Luật Biển
quốc tế đánh dấu những bước thay đổi cơ bản trong tư duy nhận thức của con
người về môi trường tự nhiên gắn với sự phát triển chung của lịch sử nhân
loại. Điều này thể hiện thông qua sự phát triển của các học thuyết lớn về biển,
sự thay thế của trật tự pháp lý mới trên biển (coi tài nguyên biển không phải
là vô tận và biển là tài sản chung của nhân loại) cho trật tự pháp lý cũ (coi tài
nguyên biển là vô tận và biển không là của riêng ai, các nước hoàn toàn có thể
tuỳ ý khai thác, sử dụng biển). Những thay đổi về tư duy đó tạo cho luật biển
quốc tế một bước ngoặt lớn, mang tính thời đại trong tiến trình phát triển
chung của luật quốc tế. Tiến trình phát triển của pháp luật về biển có thể khái
quát như sau:
1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1958 (Từ thế kỷ XV cho đến tận giữa thế kỷ
XX):
Trong hệ thống Luật quốc tế, Luật Biển là ngành luật truyền thống,
xuất hiện từ rất sớm, dưới dạng các quy phạm Luật tập quán. Song sự hình
thành cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm tập quán này lại chịu những
tác động rất lớn của một số các học thuyết pháp lý về biển. Giá trị lý luận của
những học thuyết này là đã thực sự đặt nền móng cho sự hình thành những
nguyên tắc và chế định quan trọng của Luật Biển quốc tế hiện đại.
Trước năm 1958, là thời kỳ đấu tranh giữa các học thuyết Res communis,
thuyết Res nullis, thuyết tự do của Hugo Grotius với thuyết Mere Clausum (biển
đóng) của John Selden để hình thành nguyên tắc tự do biển cả.
Trước thế kỷ XV, do quan niệm tài nguyên biển cả là vô tận nên các
quốc gia vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc xác lập chủ quyền của mình trên

11


biển. Biển cả chỉ đơn thuần là môi trường phục vụ cho hàng hải, sự truyền

đạo và các cuộc thám hiểm. Trong thời gian này, các quyền tự do biển cả là
tuyệt đối và là quyền phổ biến trên biển. Đại diện cho các quyền tự do biển
này là các học thuyết như: Thuyết Res communis, thuyết Res nullis và thuyết
tự do của Hugo Grotius.
Thuyết Res nullis được hình thành bởi người La Mã. Res nullis là thuật
ngữ dùng để chỉ vật không thuộc quyền sở hữu của ai nhưng có thể trở thành
sở hữu của người chiếm hữu nó đầu tiên. Trong Luật quốc tế truyền thống,
thuật ngữ này được dùng với nghĩa lãnh thổ vô chủ và theo quan niệm của
Luật Biển, đây cũng là cơ sở của việc hình thành nguyên tắc tự do biển cả sau
này. Học thuyết này cho rằng, biển cả không phải của riêng quốc gia nào, do
vậy ai muốn làm gì tại đó cũng được. Vào thời kỳ này, Res nullis được nhiều
người ủng hộ, vì thực chất, nó đại diện cho quyền lợi của các nước lớn và
không làm ảnh hưởng đến sự bành trướng của các cường quốc về hàng hải.
Về bản chất, nếu biển cả là vô chủ như sự khẳng định của thuyết Res nullis thì
khó có thể áp đặt trên đó một trật tự pháp lý cũng như không thể có công
bằng, bình đẳng thực sự trong sử dụng và khai thác biển, nhất là đối với vùng
biển mà luật quốc tế hiện đại xác định là vùng lãnh thổ quốc tế, là sở hữu
chung của nhân loại. Đây chính là mặt trái của thuyết Res nullis và điều đó
dẫn tới sự hạn chế về nhận thức khi cho rằng: biển cả sẽ là nguồn tài nguyên
thiên nhiên vô tận, có thể khai thác, sử dụng tuỳ ý. Phải đến những thời kỳ
phát triển sau này, Luật Biển quốc tế mới có sự khắc phục, bổ sung hạn chế
bằng sự ra đời của nguyên tắc pháp lý hiện đại – Nguyên tắc Vùng và tài
nguyên trên Vùng là di sản chung của nhân loại [24, tr. 8 ].
Cũng như Res nullis, thuyết Res communis được hình thành bởi người
La Mã. Res communis là thuật ngữ dùng để chỉ vật thuộc quyền sở hữu
chung, còn trong Luật Biển quốc tế truyền thống, thuật ngữ này được nhiều
luật gia dùng với ý nghĩa coi biển cả là vật sở hữu chung của các quốc gia và
đây cũng là cơ sở cho việc hình thành nguyên tắc Tự do biển cả. Mặc dù cũng
xác nhận tính sở hữu cộng đồng đối với biển cả, nhưng khác với thuyết Res


12


nullis, thuyết Res communis coi biển cả là của chung chứ không phải là vô
chủ. Phải quan niệm biển cả là của chung thì mới có cơ sở thừa nhận sự bình
đẳng giữa các quốc gia trong sử dụng và khai thác biển. Tư tưởng về sở hữu
biển của thuyết này chứa đựng những hạt nhân hợp lý để sau này, Luật Biển
quốc tế hình thành tư tưởng, biển phải được “đặt dưới một trật tự pháp luật,
một sự cảnh sát quốc tế, một nền tư pháp quốc tế”. Tư tưởng đó ngày càng
được phản ánh rõ nét trong quá trình pháp điển hoá tích cực các quy phạm của
luật biển quốc tế hiện đại. Xem xét từ phương diện tư duy khoa học thì thuyết
Res communis là một học thuyết tiến bộ, vì nó đặt nền tảng cho sự hình thành
học thuyết tự do biển cả trong luật biển hiện đại. Nhưng tại thời điểm mà học
thuyết này hình thành thì tư tưởng đó chưa được coi là điều kiện để thiết lập
một trật tự pháp lý mới trên biển. Vì vậy trên thực tế, trong một thời gian dài,
thuyết này chưa phát huy được tính tiến bộ trong việc sử dụng và khai thác
biển cả [ 24, tr. 9 ].
Năm 1609, nhà Luật học Huy-go Gro-ti-uýt viết cuốn sách “Mare
liberum” (Biển tự do), trình bày các lập luận bảo vệ quyền tự do trên biển để
phản đối việc Bồ-Đào-Nha ngăn chặn không cho tàu bè nước ngoài tự do đi
lại ở ấn-Độ-Dương. Luận cứ của học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự
nhiên của biển cả, đó là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính không cạn
kiệt của tài nguyên (theo quan niệm của thời kỳ đó) và Luật tự nhiên. Thuyết
Biển tự do khẳng định, các quốc gia có quyền tự do thương mại quốc tế, trong
đó biển cả là điều kiện tự nhiên để phục vụ cho quyền cơ bản này của các
quốc gia. Theo đó, biển cả được để mở, không hạn chế về hàng hải. Như vậy,
sự phát triển của học thuyết biển tự do trong tác phẩm của một học giả về luật
quốc tế đã trở thành một nguyên tắc của Luật biển quốc tế hiện đại. Cho đến
thế kỷ XX, nguyên tắc Tự do biển cả trở thành một nguyên tắc điều chỉnh tích
cực quá trình phát triển của Luật Biển quốc tế.

Đối đầu với tư tưởng tự do biển cả là tư tưởng chủ quyền quốc gia trên
biển xuất hiện từ Thế kỷ XV. Đại diện cho tư tưởng này là các nhà Luật gia,
chính trị người Anh với quan điểm ủng hộ việc xác lập chủ quyền, thống trị

13


biển của các quốc gia. Điều này xuất phát từ thực tiễn, trong giai đoạn này đã
bắt đầu diễn các hành vi xác lập chủ quyền của các quốc gia trên biển: Ngày
07/6/1494, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ký Hiệp ước Tordesillas nhằm
phân chia vùng biển độc quyền của mỗi nước. Hiệp ước được ký trên cơ sở
Sắc chỉ “Inter Coetera” của Giáo hoàng Alexandre VI (ngày 04/5/1493) về
việc phân chia khu vực ảnh hưởng của hai nước. Đường phân chia dịch cách
đường của Giáo hoàng 370 liên về phía ngoài của đảo Cape Verde. Năm
1635, luật gia người Anh, John Selden qua tác phẩm “Mare Clausum” (Biển
đóng) cũng khẳng định các quyền của nhà vua Anh thực hiện chủ quyền trên
các vùng biển bao quanh nước Anh [ 44, tr. 15, 16 ]. Mặc dù thuyết Mare
Clausum đã không thể thắng thế được thuyết tự do biển cả, tuy nhiên nó cũng
đã khiến thuyết tự do biển cả phải có những nhượng bộ đáng kể đối với các
khu vực bờ biển, như Johnston viết, vào cuối thế kỉ 18 “phần lớn các nước
phương Tây, và tất cả các thế lực đang thắng thế, đều đồng ý xem các đặc
quyền và độc quyền (special or exclusive rights) đối với vùng biển gần bờ là
một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia (national entitlement), xuất phát từ khái
niệm về chủ quyền và được công nhận bởi hư cấu pháp lý về lãnh thổ (legal
fiction of territoriality)”. Mặt khác thuyết Mare Clausum cũng góp phần đặt
nền móng cho sự hình thành Nguyên tắc Đất thống trị biển sau này.
Sự đối đầu của hai quan điểm, hai học thuyết trên đặt ra nhu cầu tất yếu
về sự dung hoà nhằm thiết lập một trật tự pháp lý mang tính toàn cầu. Và từ
đó, trên cơ sở Nghị quyết ngày 22/9/1924 của Hội quốc liên (tiền thân của tổ
chức Liên hợp quốc ngày nay) về việc pháp điển hoá luật pháp quốc tế, Hội

nghị pháp điển hoá luật quốc tế đã được tổ chức tại La Haye từ ngày 13/3 đến
12/4/1930. Một trong 3 nội dung chính của Hội nghị bàn về vấn đề luật biển
(nguyên tắc tự do hàng hải, chế độ pháp lý của lãnh hải, đường cơ sở…). Hội
nghị đã đạt được những kết quả khả quan là: công nhận các quốc gia có một
lãnh hải rộng ít nhất 3 hải lý, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, nằm dưới
chủ quyền quốc gia; và một vùng tiếp giáp lãnh hải. Mặc dù Hội nghị vẫn
chưa thể thông qua được một chiều rộng lãnh hải chung nhưng kết quả của

14


hội nghị đã tạo ra động lực thúc đẩy các quốc gia tiếp tục hoàn thiện việc
pháp điển hoá luật biển quốc tế. Cũng trong khoảng nửa đầu Thế kỷ 20 này,
nhiều quốc gia biểu lộ tham vọng mở rộng chủ quyền của mình trên biển
nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn cá và thực thi kiểm
soát ô nhiễm. Một quốc gia phản ánh nguyên tắc luật quốc tế bất thành văn về
quyền một quốc gia trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của mình là Hoa
Kỳ, khi năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman tuyên bố mở rộng quyền tài
phán của Hoa Kỳ trên các nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản tại thềm
lục địa tiếp giáp với bờ biển. Các quốc gia khác cũng nhanh chóng ganh đua
theo Mỹ. Giữa năm 1946 và 1950, Argentina, Chile, Peru và Ecuador đều nới
rộng chủ quyền của mình ra khoảng cách 200 hải lý nhằm bao quát cả ngư
trường trong hải lưu Humboldt của họ. Các quốc gia khác đã nới rộng vùng
lãnh hải đến 12 hải lý [ 27, tr. 80 ].
1.2.2.2. Từ năm 1958 đến năm 1994:
Trước xu hướng mở rộng chủ quyền trên biển của các quốc gia, nhất là
các quyền chủ quyền trên thềm lục địa, năm 1956, Liên hợp quốc tổ chức Hội
nghị về Luật biển lần đầu tiên (Unclos I) tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ). Hội nghị
đã đạt được 4 Hiệp định ký kết năm 1958 là: Công ước về Thềm lục địa (có
hiệu lực vào ngày 10/6/1964), Công ước về lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh

hải (có hiệu lực vào ngày 10/9/1964), Công ước về Hải phận quốc tế (có hiệu
lực vào ngày 30/9/1964), Công ước về Nghề cá và Bảo tồn tài nguyên sống ở
Hải phận quốc tế (có hiệu lực vào ngày 20/3/1966). Mặc dù vậy vấn đề quan
trọng từ trước đó là chiều rộng lãnh hải vẫn chưa thể được giải quyết. Công
ước Giơ-ne-vơ năm 1958 về luật biển thực tế chỉ có sự tham gia của các nước
phát triển vì không đáp ứng được quyền lợi của phần lớn các quốc gia, nhất là
các quốc gia mới giành được độc lập. Để giải quyết vấn đề về chiều rộng lãnh
hải và ranh giới của vùng đánh cá, Hội nghị Luật biển lần thứ II đã được tổ
chức tại Giơ-ne-vơ từ ngày 17/3 đến ngày 26/4/1960. Mặc dù các quốc gia đã
có sự thiện chí cố gắng giải quyết vấn đề song kết thúc hội nghị, các bên cũng
vẫn chưa thể cùng đi tới được một kết quả như mong muốn đã đề ra.

15


Hai hội nghị Luật biển đã được tổ chức với 4 Công ước đã được ký kết
và có hiệu lực nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa
được giải quyết hay mới chỉ giải quyết nửa vời có tính chất áp đặt, do hố sâu
mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước vẫn còn quá lớn. Ví dụ: Chiều rộng lãnh
hải vẫn chưa được xác định, định nghĩa về thềm lục địa cũng chưa được vạch
ra một cách khoa học…Đặc biệt các Công ước trên không có sự tham gia của
các nước mới giành được độc lập trong thời điểm đó. Như vậy, vấn đề lớn đặt
ra là phải sửa đổi, bổ sung luật biển hiện hành, làm lại luật biển mới để đáp
ứng sự đòi hỏi của các nước, dân tộc độc lập đang phát triển, đặc biệt đòi hỏi
về việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế. Sau hội nghị luật biển lần thứ II,
trong những năm 60 đã có một sự phát triển mới trong việc nghiên cứu thăm
dò và phát hiện tài nguyên khoáng sản ở đáy đại dương. Tình hình này đặt ra
vấn đề cần thiết phải xây dung một quy chế pháp lý mới cho khu vực đó. Đây
là một vấn đề hoàn toàn mới trong pháp luật quốc tế, có tác động trực tiếp đến
việc triệu tập Hội nghị luật biển lần thứ III.

Không kể 5 năm họp trù bị (1968 – 1973), Hội nghị luật biển lần thứ III
đã họp tất cả là 11 khoá trong 9 năm (1973 – 1982) và cuối cùng đã thông qua
Công ước vào cuối khoá XI họp ở New York (từ 03/3/1982 đến 30/4/1982).
Công ước được các quốc gia tham gia Hội nghị ký kết vào ngày 10/12/1982
và bắt đầu đi vào hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Lần đầu tiên trong lịch sử,
Công ước 1982 đưa ra các quy định tổng thể cá tính chất bao trùm trong hầu
hết các lĩnh vực biển: cách xác định các vùng biển, chế độ pháp lý của các
vùng biển; các quy định về hàng hải và hàng không; sử dụng, khai thác và
quản lý các tài nguyên biển, sinh vật và không sinh vật; bảo vệ môi trường
biển; nghiên cứu khoa học biển; an ninh trật tự trên biển, đấu tranh chống các
tội phạm trên biển; vấn đề phân định biển và giải quyết các tranh chấp quốc tế
liên quan đến biển…Công ước luật biển 1982 phản ánh tương đối cân bằng về
quyền lợi của tất cả các nước có trình độ phát triển không đồng đều (nước
phát triển và nước đang phát triển), có vị trí địa lý khác nhau, có sức mạnh
trên biển không ngang bằng nhau và có chế độ kinh tế – xã hội - chính trị

16


khác nhau…. Nói một cách công bằng, thì không có nước nào được hoàn toàn
thoả mãn, cũng không có nước nào mà quyền lợi của họ không được xem xét
đến một cách thoả đáng, và cũng không có nước nào hay một nhóm nước nào
có đủ thế lực để áp đặt quan điểm, lập trường của họ, buộc các nước khác
phải theo [ 31, tr. 36 ]. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982
(United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS), với 320 điều
khoản, 17 phần và 9 Phụ lục, hơn 1.000 quy phạm pháp luật, thực sự là một
bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế và là một trong những thành tựu
có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ XX. Đây là một
văn kiện pháp lý quốc tế có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các
vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi

ích quốc gia dân tộc của tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo đánh
giá của nhiều chuyên gia thì Công ước 1982 là một công ước tương đối bình
đẳng và tiến bộ, thể hiện quá trình đầu tranh và nhượng bộ giữa hai trường
phái: tự do biển cả và chủ quyền quốc gia. Công ước Luật biển vừa là cơ sở
pháp lý quốc tế quan trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác và
sử dụng biển có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vừa là cơ sở pháp
lý cho các quốc gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển.
Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Luật Biển từ khóa họp lần thứ 6
(tháng 3-7/1977), tức là trước khi được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc. Việt
Nam đã tích cực góp phần vào việc thương lượng để hoàn chỉnh dự thảo Công
ước, là một trong những nước đầu tiên ký và phê chuẩn Công ước của Liên
hợp quốc về luật Biển năm 1982.
1.2.2.3. Từ năm 1994 đến nay:
Ngày 16/11/1994 đánh dấu mốc bắt đầu có hiệu lực của Công ước Luật
biển 1982. Bắt đầu kể từ đây, các quốc gia đã có một cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển. Trong thời
gian tồn tại của Công ước 1982, vẫn luôn có những phát triển, thay đổi, bổ
sung và hoàn thiện khung pháp lý biển mà Công ước đã thiết lập. Có nhiều
công ước và thoả thuận của cộng đồng quốc tế như Thoả thuận ngày

17


29/7/1994 về thực hiện Phần XI của Công ước Luật biển 1982, Công ước áp
dụng các điều khoản của Công ước Luật biển năm 1982 liên qua đến bảo tồn
và quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa, Công ước về
trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn hàng hải nà Nghị
định thư về trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn các giàn
khoan cố định trong thềm lục địa năm 1999. Việc thực thi một cách thiện chí
Công ước Luật biển năm 1982 đã trở thành nghĩa vụ đối với các quốc gia, đặc

biệt là các quốc gia có biển [ 27, tr. 87 ].
1.2.3. ý nghĩa của Công ước Luật biển 1982 đối với Việt Nam.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (United Nations
Convention on the Law of the Sea -UNCLOS) là văn kiện pháp lý quốc tế quan
trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên Hiệp
Quốc. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký và phê chuẩn Công ước
của LHQ về luật Biển năm 1982.
Là quốc gia có bờ biển dài trên 3.200km, tiếp giáp hoặc đối diện với
nhiều nước láng giềng có biển và không có biển trong khu vực xung quanh
biển Đông, Công ước 1982 có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam:
Công ước 1982 đã xác nhận và khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với các vùng biển và thềm lục địa phù hợp các tuyên bố ngày 12/5/1977
và 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
các vùng biển Việt Nam. Gia nhập Công ước 1982, nước ta được quốc tế thừa
nhận có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục
địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ
sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 m. Diện tích các vùng biển
và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước 1982 mở
rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Công ước 1982 là cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cũng như qua đó
Việt Nam tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế trong đấu tranh
bảo vệ chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa, nhất là trong cuộc đấu tranh

18


bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ, khai thác
biển vì lợi ích của đất nước và của cả cộng đồng quốc tế.
Công ước 1982 là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các tranh

chấp phân định vùng biển giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần tạo
môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông. Trên
tinh thần đó, Việt Nam đã đàm phán giải quyết tốt đẹp việc phân định ranh
giới vùng biển và thềm lục địa cũng như các vùng chồng lấn với hầu hết các
nước trong khu vực Đông Nam á.
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số
vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế về biển dưới các góc độ như: khái
niệm luật biển quốc tế, tiến trình phát triển của pháp luật biển quốc tế qua các
giai đoạn phân kỳ, ý nghĩa của Công ước Luật Biển 1982 đối với Việt Nam.
Qua những phân tích đó, tác giả cố gắng làm nổi bật vị trí, vai trò của pháp
luật biển trong đời sống pháp lý quốc tế nói chung.
Những nội dung nghiên cứu trên của luận văn sẽ tạo tiền đề về cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu tiếp Chương2

19


Chương 2
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển
trong luật quốc tế hiện đại
2.1. Tranh chấp lãnh thổ biển dưới góc nhìn của Luật quốc tế hiện đại.
2.1.1. Các vấn đề về tranh chấp quốc tế.
Hiện nay, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu mà các quốc gia lựa chọn.
Nhưng sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh
mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình chủ thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác
quốc tế. Thậm chí có thể nói số lượng tranh chấp thường tỷ lệ thuận với tốc
độ phát triển của quan hệ quốc tế. Cho dù diễn ra ở lĩnh vực nào, mức độ

tranh chấp ở cấp độ nào thì nó cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoà bình và an
ninh quốc tế. Chính vì vậy, việc nhận diện các tranh chấp và tạo ra những cơ
chế hợp lý để giải quyết tranh chấp quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết
nhằm đảm bảo sự phát triển của hợp tác quốc tế. Vấn đề đặt ra là phải giải
quyết các tranh chấp phát sinh như thế nào để đảm bảo được lợi ích hợp pháp
của các bên tranh chấp nói riêng và không phương hại tới hoà bình, an ninh
quốc tế nói chung. Mặc dù trên thực tế, các tranh chấp quốc tế đã và đang tiếp
tục xuất hiện và các chủ thể Luật quốc tế đều nhận thức được những tác động
tiêu cực của các tranh chấp đến quan hệ quốc tế nhưng cho tới nay, vẫn chưa
có định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp lý về tranh chấp quốc tế. Đa
số các tác giả đều cho rằng, tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa
các chủ thể luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ
quốc tế cũng như các ý kiến khác nhau trong việc giải thích điều ước quốc tế.
Đó có thể là việc hai quốc gia không thoả thuận được với nhau trong việc
phân chia thềm lục địa, lãnh hải hoặc xác định đường biên giới trên bộ, tranh
chấp cũng có thể bắt đầu từ sự bất đồng giữa hai hay một nhóm quốc gia có

20


liên quan đến tình hình bất ổn của một khu vực nào đó trên thế giới. Trong
các vụ tranh chấp, các bên đều đưa ra yêu sách cụ thể và giải quyết tranh chấp
là giải quyết yêu sách của các bên, phù hợp với luật quốc tế.
Quan niệm về tranh chấp quốc tế thường được đặt trong mối tương
quan phân biệt với “tình thế”. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp và tình thế
là ở chỗ trong mọi tranh chấp bao giờ cũng có sự tham gia các bên chủ thể luật
quốc tế tham gia, trong khi đó trong mọi tình thế không phải bao giờ cũng có
sự tham gia của các bên chủ thể. Song sự gắn bó và tác động qua lại giữa 2 khái
niệm là ở chỗ mọi tranh chấp và mọi tình thế nếu kéo dài đều có thể đe doạ hoà
bình và an ninh quốc tế. Cùng với nó là việc đôi khi tình thế lại có thể gây ra

tranh chấp quốc tế. Cũng vì sự gắn bó mật thiết ấy mà Hiến chương đã giành
hẳn một chương (Chương IV) quy định về “giải quyết các tranh chấp”, trong
đó tại Điều 34, 35 và 36 đều lưu ý đến các “tình thế” bên cạnh các vụ “tranh
chấp”.
Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách chung nhất, tranh
chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những
quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi
cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thoả thuận được với nhau về quyền
hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc
quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau. Hoàn cảnh này đặt ra nhu
cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại các quan hệ quốc tế hiện tại,
tránh đưa đến xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh và đe doạ hoà
bình quốc tế [ 42, tr. 386 ].
Sự tồn tại của tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong đời sống quốc tế.
Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không được giải quyết thoả đáng theo ý chí của
các chủ thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn không
chỉ đối với các bên tranh chấp. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp quốc
tế có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và đảm bảo
sự hợp tác của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế:

21


Trước hết, thông qua việc giải quyết tranh chấp, quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên tranh chấp sẽ được khẳng định và đảm bảo, nhất là những
tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn. Với các cơ chế giải quyết tranh chấp
đang tồn tại hiện nay, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi hợp pháp của các
bên luôn là một yêu cầu hàng đầu.
Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần thúc đẩy việc thực
thi, tuân thủ pháp luật quốc tế. Thực tiễn của tranh chấp quốc tế chỉ ra rằng trong

rất nhiều trường hợp tranh chấp nguyên nhân cơ bản vẫn là sự vi phạm pháp luật
quốc tế mà cụ thể là sự vi phạm các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết. Do đó, nếu
tranh chấp quốc tế được giải quyết nhanh chóng, hợp lý sẽ góp phần hạn chế
được sự vi phạm pháp luật quốc tế và trật tự pháp lý quốc tế sẽ được đảm bảo.
Mặt khác, giải quyết tranh chấp quốc tế còn góp phần duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế. Đây là một điều hiển
nhiên đang hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Nếu tranh chấp
không được giải quyết kịp thời, căng thẳng giữa các bên sẽ kéo dài và đây sẽ
là nhân tố gây ra sự bất ổn và cản trở việc duy trì, triển khai các hoạt động
hợp tác không những giữa các bên tranh chấp mà còn với các quốc gia khác.
2.1.2. Tranh chấp lãnh thổ biển trong luật quốc tế hiện đại.
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc.
Biên giới của mỗi quốc gia là biểu hiện của nền độc lập dân tộc bất khả xâm
phạm của mỗi quốc gia đó. Quốc gia bao hàm trong nó 3 vấn đề lớn: dân tộc,
chủ quyền và lãnh thổ. Biên giới luôn luôn gắn liền với lãnh thổ nên luật pháp
và tập quán quốc tế thừa nhận tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.
Biên giới được định nghĩa theo khía cạnh chủ quyền là “cái khung” của chủ
quyền. Do đó, việc bảo vệ biên giới cũng chính là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
chống lại mọi hình thức ngoại xâm.
Loài người chúng ta, từ thời xa xưa, đã biết sử dụng biển làm nguồn
cung cấp muối ăn và một phần thực phẩm cho mình trong mối giao lưu ven
bờ biển của một quốc gia hay rộng hơn là giữa các quốc gia trong khu vực.

22


×