Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực hành CTXH cá nhân với trẻ trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.34 KB, 30 trang )

Mục lục

TRƯỜNG HỢP CỦA EM T.T.N............................................................................2
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận.....................................................................................2
1. Các khái niệm liên quan................................................................................2
2. Lý thuyết áp dụng..........................................................................................2
CHƯƠNG II: Tiến trình công tác xã hội cá nhân................................................2
1. Tiếp nhận thân chủ........................................................................................2
2. Thu thập thông tin.........................................................................................2
3. Xác định vấn đề..............................................................................................2
4. Phúc trình..........................................................Error! Bookmark not defined.
5. Lượng giá........................................................................................................2

1


TRƯỜNG HỢP CỦA EM T.T.N
T.T.N là cô bé 14 tuổi, học lớp 7, lầm lì, ít nói, ngoan ngoãn, học lực giỏi, đạt
nhiều giải thưởng về vẽ tranh và hiện đang sống với bố mẹ ở Nguyễn Phong Sắc,
Cầu Giấy, Hà Nội. Bố N làm trưởng phòng đối ngoại của Công ty du lịch quốc tế
X với thu nhập hàng tháng từ 20 đến 25 triệu, mẹ của N là trưởng phòng kinh
doanh của ngân hàng Vietcombank với thu nhập 20 triệu/tháng và N học trường X
– một trong những trường điểm của quận Cầu Giấy. Công việc của bố mẹ N rất bận
rộn, bố thường hay có những chuyến công tác dài ngày còn mẹ N thì hay làm việc
đến tối muộn mới về vì vậy bố mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học hành
cũng như chơi với N. Do áp lực công việc mà bố mẹ N xảy ra rất nhiều mâu thuẫn,
cãi vã trước mặt N, sau đó bố mẹ thường chiến tranh lạnh và càng không quan tâm
đến N mà chỉ chú tâm vào công việc. Do không được bố mẹ quan tâm nên N ngày
càng ít nói và lầm lì. Không chỉ vậy bé N còn hay nghe hàng xóm xì xào bàn tán về
bố mẹ mình là bố không phải đi công tác mà là có vợ bé ở bên ngoài có con riêng
nên không còn quan tâm đến N. Lần đầu nghe em còn phản bác các bác hàng xóm


nhưng dần dần N chỉ biết cúi mặt và đi thẳng. Ở trường N không nói chuyện với
các bạn và ngồi thu mình vào một góc, em không tham gia các hoạt động của lớp,
khi các bạn nói chuyện với N, em không tiếp lời thậm chí có lúc các bạn hỏi thăm
bắt chuyện N nổi nóng, quát các bạn nên các bạn không muốn nói chuyện với N
nữa và có một số bạn còn bắt nạt N. Trong một lần cãi nhau với một nhóm bạn do
các bạn nói xấu bố mẹ N nên N lao vào đánh các bạn. Sau hôm đó N không ra khỏi
nhà, ngồi thu mình trong góc nhà, không nói chuyện với ai và không chịu ăn cơm
dù cho bố mẹ làm đủ mọi cách. Bố mẹ N đến gặp nhân viên xã hội với tâm trạng lo
lắng và rối bời.

2


CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động
nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các
điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho
cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện
cuộc sống (Zastrow, 1999).
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa
cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một
hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ
(cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi

xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền
lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống
xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường
của họ.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành
mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội
tiên tiến.
1.1.2 Công tác xã hội xã hội cá nhân
3


Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các thân
chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ năng
trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc cảm.
Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân chủ
được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân đó. Nhân
viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải
quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống
của thân chủ. Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ
việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp. (Trích từ Specht và
Vickery, Integrating Social Work Methods. 1977 Allen and Unwin. London).
1.2 Một số vấn đề chung về trầm cảm
1.1.1. Hội chứng trầm cảm
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học.
Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất
thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng
phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ

= 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
1.1.2. Dấu hiệu nhận biết
Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến
diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy
khó hiểu, giọng nói trầm buồn, đơn điệu vô cảm.
Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng họ
thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự
việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống.
Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai
phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ
thường xuất hiện sau khi sanh (hậu sản/trầm cảm sau sanh).
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc
chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ
4


bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình
trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng khó kiểm soát,
không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và
người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản
thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện sinh lý khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác
ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, có cảm giác đau nhức
nhiều vùng ở thùy não, điển hình là cảm giác tức ngực, hơi thở thất thường, điều
này khiến bệnh nhân thường tìm đến những nơi an toàn hơn cho bản thân, thậm chí
là một mình.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện
những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, giao tiếp với xã hôi.
Thậm chí những công việc vệ sinh cá nhân đánh răng, tắm giặt cũng trở nên quá
sức. Điều này có thể được xem là thụ động cấp tính.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện
sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời
và khi nào thì đã mắc phải bệnh.
Sau đây là những dấu hiệu rối loạn về tâm thần ở trẻ em và các em thanh thiếu
niên. Nếu những dấu hiệu này kéo dài hơn một vài tuần lễ, thì có thể là lúc ta phải
nhờ đến sự trợ giúp của giới chuyên môn:
 Thiếu khả năng hòa đồng với các trẻ khác.
 Bài làm ở trường sút kém rõ rệt.
 Sụt ký hoặc lên ký rõ rệt.
 Thay đổi nếp ngủ nghê hoặc ăn uống lệ thường
 Sợ sệt
 Sức lực hay hứng thú sút kém đi
 Cáu kỉnh
 Bồn chồn, nhõng nhẽo và khó tập trung tư tưởng
5









Không vâng lời hay hung hăng quá đỗi.
Khóc lóc nhiều
Ít dành thời giờ với bạn bè hoặc xa lánh bạn bè.
Cảm thấy tuyệt vọng hay thấp hèn
Miễn cưỡng đi học hoặc tham dự những sinh hoạt thông thường.
Lạm dụng rượu bia hay các loại ma túy khác.

Nếu trẻ hoặc các em thanh thiếu niên cứ dai dẳng nghĩ tới chuyện hãm hại bản

thân hoặc muốn chết, các em cần giới chuyên môn giúp đỡ gấp
1.1.3. Nguyên nhân, hậu quả của trầm cảm
 Nguyên nhân:
- Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả
thuyết cho rằng là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống, yếu tố xã hội.
- Trầm cảm do căng thẳng: Chẳng hạn như mất việc làm, mâu thuẫn trong gia
đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc
có người thân chết đột ngột.
- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: Các rối loạn nội tiết, các rối loạn thần kinh.
 Hậu quả:
- Ở biểu hiện nhẹ: Trầm cảm làm cho người bệnh luôn ở trạng thái u buồn, chán
nản, mệt mỏi, tinh thần ủ dột ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe (mất ngủ,
mất cảm giác ngon miệng, làm giảm sức mạnh hệ miễn dịch, biến động trong áp
lực máu, gây các cơn đau tim,…).
- Trầm cảm nặng: Người bệnh thường mất nhận thức, hoang tưởng, không làm
chủ hành vi và có khuynh hướng tự sát thương làm đau mình và trầm trọng dẫn
đến tự sát, cái chết không báo trước.
2. Lý thuyết áp dụng
2.1. Thuyết thân chủ trọng tâm
- Điểm cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức mạnh
của “cái tôi” tự khẳng định chính mình, trong mọi hoàn cảnh.

6


- Nhân viên xã hội tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoá những
tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở
thân chủ.

- Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp thân
chủ bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh
của thân chủ.
- Ở đây cần phải sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực. Nhân viên xã hội phải lắng
nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng
tim. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác,
không suy luận, đánh giá, không áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân nhân viên
xã hội.
- Thuyết thân chủ trọng tâm sẽ đem lại những tác động tích cực đến thân chủ:
+ Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây
họ chưa khám phá ra, hoặc biết nhưng chưa phát huy được.
+ Thấy mình trở nên quan trọng hơn, thấy được giá trị của bản thân, từ đó thấy
tự chủ và tự tin vào bản thân mình.
+ Cảm thấy mạnh mẽ và nhiều khả năng hành động hữu hiệu hơn. Từ đó họ có
thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu hơn
+ Hiểu người khác và biết chấp nhận người khác hơn.
2.2. Thuyết hành vi
- Quan điểm hành vi bắt nguồn từ cơ sở của tâm lý cho rằng con người có phản
ứng do một sự thay đổi của môi trường. Hành vi của chúng ta không phải là tự có
mà do chúng ta học.
- Ứng dụng của thuyết hành vi là hướng đến việc giúp các cá nhân thay đổi
thông qua việc học tập những hành vi mới tích cực.
- Cách giải quyết vấn đề theo mô hình này tập trung vào tiến trình lập kế hoạch
thay đổi hành vi thông qua việc tạo ra môi trường cho cá nhân tăng cường hành vi
tốt và hạn chế hành vi chưa tốt.
2.3.Thuyết hệ thống
- Thuyết hệ thống cung cấp cho nhân viên xã hội một phương tiện để tổ chức tư
duy vấn đề, đặc biệt là khi vấn đề có sự tương quan phức tạp giữa các thông tin và
7



khi khối lượng thông tin lớn. Trong công tác xã hội cá nhân xem xét bản thân mỗi
con người là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống
gia đình, và hệ thống gia đình lại là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng
nhất định chứa gia đình đó.
- Thuyết hệ thống được ứng dụng trong công tác xã hội như một phương tiện để
tổ chức những tư tưởng, ý nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp.
- Thuyết hệ thống sẽ là một công cụ hỗ trợ thông tin đắc lực nếu vấn đề của
thân chủ gặp phải có đặc điểm: khối lượng thông tin lớn và giữa thông tin tồn tại
các tương quan phức tạp.
2.4.Thuyết động năng tâm lý
- Phương pháp tiếp cận theo tâm lý học động năng là cách tiếp cận nhằm nâng
cao chức năng xã hội của cá nhân thông qua việc giúp đỡ các cá nhân hiểu về
những suy nghĩ và tình cảm xung đột xảy ra bên trong họ. Phương pháp này đặt sự
quan tâm nhiều tới những gì đang diễn ra bên trong cá nhân đó.
- Nhân viên xã hội tiếp cận theo phương pháp này giúp cho cá nhân thay đổi,
bắt đầu từ việc cảm nhận được những xung đột bên trong ảnh hưởng đến suy nghĩ,
cảm xúc, hành vi dẫn đến có thay đổi.
- Bên cạnh đó, mô hình cũng xem xét đến môi trường đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của cá nhân. Cá nhân tham gia tích cực vào mối quan hệ tương tác qua lại giữa
họ và môi trường. Con người cần thích nghi với môi trường của họ, song họ cũng
cần biến đổi môi trường để đáp ứng nhu cầu của mình.
CHƯƠNG II: Tiến trình công tác xã hội cá nhân
1. Tiếp nhận thân chủ
1.1. Cách thức tiếp cận
Thông qua (điện thoại, gặp mặt trực tiếp): Gặp mặt trực tiếp với mẹ N
Ngày, tháng, năm: 5/1/2018
Thời gian: 9 giờ 10 phút
Cán bộ:
Lự Thị Thu Nhường

Nguyễn Thị Lan Anh
Hoàng Thị Kim Hân
8


Đặng Thị Hiền
Nguyễn Thị Hương Trà
Đặng Thị Yến
Trần Anh Đức
Địa điểm: Nhà N- số 48 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
1.2. Thông tin đối tượng
Số hồ sơ: 100
Tuổi thật: 14
Ngày, tháng, năm sinh: 14/10/2004
Ước lượng tuổi: 16
Giới tính: Nữ
Trình độ học vấn: lớp 8
Đặc điểm đối tượng:
 Đặc điểm thể chất:
- Cao tầm 1m5, thân hình gầy gò, xanh xao.
- Biếng ăn, ngày chỉ ăn một bát cơm nhỏ.
 Đặc điểm tính cách:
- Không thích ra ngoài, không thích giao tiếp với người khác, khép mình.
- Sợ bóng tối nên là phòng lúc nào cũng sáng điện dù là khi N ngủ.
- Thích gấu bông, không cho ai động vào gấu bông của mình.
- Thích vẽ tranh, em thường ngồi ở góc tường để vẽ.
- Nguồn cung cấp thông tin: Qua sự giới thiệu từ trung tâm cũng như những cung
cấp từ gia đình N.
Đánh giá ban đầu về đối tượng:
 Ban đầu thân chủ không chịu giao tiếp với nhân viên công tác xã hội

 Có thái độ đề phòng, hoảng sợ khi người lạ lại gần.
Vấn đề ban đầu của đối tượng:
 Đối tượng can thiệp là N
 Giúp N nói chuyện với bố mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của đối tượng:
Không có nhu cầu giải quyết vấn đề khẩn cấp
1.3. Ghi chép nhiệm vụ
Đánh giá, kết luận của nhân viên công tác xã hội:
 Nhân viên xã hội thuộc trung tâm chuyên tham vấn và cung cấp dịch vụ cho trẻ
em. Trung tâm có thể giải quyết trường hợp của bé N vì trung tâm chuyên tham
vấn, giải quyết và cung cấp các dịch vụ liên quan đến trẻ em nên có nhiều kinh
nghiệm để giải quyết trường hợp này.
9


 Trường hợp của N phù hợp với khả năng, phạm vi giải quyết vấn đề của nhân
viên xã hội cũng như trung tâm tham vấn và cung cấp dịch vụ cho trẻ em.
 Em N là đối tượng cần can thiệp.
Những biện pháp khẩn cấp ban đầu đã cung cấp cho đối tượng (nếu có): Không
có nhu cầu giải quyết vấn đề khẩn cấp.
2. Thu thập thông tin
2.1. Liên hệ, trao đổi thông tin với đối tượng và những người liên quan
(Lưu ý: ghi rõ thời gian địa điểm, cách thức liên hệ, thời gian dự định gặp gỡ
tiếp theo (nếu có))
 Bố mẹ N:
- 9 giờ 10 phút ngày 5/1/2018 tại nhà riêng số 48 Nguyễn Phong Sắc- Dịch Vọng
Hậu- Cầu Giấy- Hà Nội.
- 16 giờ 30 phút ngày 7/1/2018 tại nhà riêng số 48 Nguyễn Phong Sắc- Dịch
Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà Nội.
 Giáo viên chủ nghiệm lớp N:

16 giờ 00 phút ngày 8/1/2018 tại trường THCS X số 69 Xuân Thủy- Cầu GiấyHà Nội.
17 giờ 30 phút vào ngày 25/1/2018 tại trường THCS X số 69 Xuân Thủy- Cầu
Giấy- Hà Nội.
 Lớp trưởng: 16 giờ 00 phút 7/1/2018 tại trường THCS X số 69 Xuân ThủyCầu Giấy- Hà Nội.
 Bạn cùng bàn: 17 giờ 15 phút 7/1/2018 tại trường THCS X số 69 Xuân ThủyCầu Giấy- Hà Nội.
 Hàng xóm: 8 giờ 30 phút ngày 9/1/2018 tại tổ dân phố A (Bác N.V.B và cô
T.T.C)
2.2.Thông tin đối tượng
(Lưu ý: ghi rõ nguồn cung cấp thông tin)
2.2.1. Thông tin giúp xác định các yếu tố nội tâm về tâm lý, suy nghĩ, tình cảm
của đối tượng.
Thông tin từ bố mẹ N
 Em N là đứa trẻ ngoan, lễ phép, rụt rè, không nói chuyện với ai, sợ và đề phòng
người lạ.
10


 Khi bố mẹ vào phòng thì không quan tâm, bố mẹ nói chuyện thì lâu lâu mới trả
lời bằng cách gật đầu hoặc lắc đầu.
 Không có nhiều bạn bè và không có bạn thân.
 N chỉ ngồi trong góc phòng vẽ tranh hoặc ngẩn ngơ nhìn ra cửa sổ và không
bước chân ra khỏi phòng. Khi bố mẹ định đưa N ra khỏi phòng thì em gào khóc,
không chịu ra.
 Sợ bóng tối, phòng N luôn bật điện sáng dù là khi N ngủ.
(Trong một lần N thức dậy giữa đêm để đi uống nước, hôm đó trời mưa và có
sấm chớp rất to, khi N vừa mở cửa phòng thì nghe thấy tiếng bố mẹ cãi nhau ở
phòng khách với tiếng quát lớn của bố và tiếng cãi lại rất to của mẹ. Và N đã
thấy bố tát mẹ và mẹ đã la lên và bỏ đi ra ngoài sau đó bố cung đi khỏi nhà.
Đúng lúc đó bỗng nhiên có tiếng sấm rất to và mất điện. N lúc đó ở nhà một
mình với căn nhà mất điện và một đêm mưa to sấm chớp. Sáng bố mẹ về thấy N

đang ngủ gục ở góc nhà, từ đó N rất sợ bóng tối và phòng của N lúc nào cũng
sáng đèn kể cả khi N đi ngủ).
 N rất hay giật mình và thức dậy lúc nửa đêm, ngồi thơ thẩn nhìn ra cửa sổ.
 N bỏ ăn một ngày chỉ ăn 1 bát cơm nhỏ.
 Phòng N rất nhiều gấu bông to nhỏ, N thường để nó gần em và không cho ai
động vào gấu bông của mình.
Thông tin từ giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp
 N ngồi một mình một bàn ở cuối lớp.
 N không tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghẹ cũng như đi
thi các cuộc thi vẽ tranh.
 Trong tiết học N không giơ tay xung phong xây dựng bài ở trên lớp.
 N không chơi và nói chuyện với các bạn trong lớp. Khi các bạn nói chuyện với
N thì N không quan tâm và có đôi khi nổi cáu với các bạn.
(N là một người hòa đồng với bạn bè và hay giúp đỡ các bạn học tập trong lớp
nhưng dạo gần đây N lầm lì, ít nói và hay nổi cáu khi có bạn nào nói chuyện với
mình nên có một nhóm bạn đã bắt nạt N với lý do cho đỡ tức. N không quan

11


tâm nhưng một lần nhóm bạn đó đã nói xấu bố mẹ N nên N đã lao vào đánh
nhau với đám bạn đó và lúc đó chứng trầm cảm đã bộc phát và nặng hơn)
 Ngồi trong lớp N thường hay nhìn ra ngoài cửa sổ và không nói gì.
 Khi cô giáo chủ nhiệm gọi N lên nói chuyện, N không chia sẻ gì với cô giáo và
cô hỏi gì thì chỉ trả lời hời hợt.
 Tình hình học tập của N ngày càng giảm sút.
Thông tin từ hàng xóm
 Khi gặp các bác hàng xóm thì mặt cúi gằm mặt, ánh mắt sợ xệt và bước đi thật
nhanh.
 Khi gặp các bác hàng xóm thì không chào hỏi.

2.2.2. Thông tin về những điểm mạnh và tiềm năng của đối tượng
 Em N có lực học khá:
TBM: 7.8
Hạnh kiểm: tốt
 Ngoan ngoan, lễ phép, hay chào hỏi người lớn.
 Hiền lành, khá hòa đồng, không gây sự với bạn, không nói tục, không đánh bạn.
 Em có đam mê vẽ tranh, có ước mơ làm họa sĩ.
(N tham gia rất nhiều cuộc thi vẽ tranh Aừ cấp trường cho đến cấp quốc gia và
em đạt rất nhiều giải thưởng như giải nhì cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố)
2.2.3. Thông tin về những trải nghiệm đối tượng đã sử dụng để giải quyết
những vấn đề khó khăn trước đây
Cô đơn, không có người chia sẻ, thiếu sự quan tâm từ gia đình: tự chăm sóc bản
thân, đóng cửa phòng vẽ tranh hoặc khóc, ngủ.
2.3.Thông tin về bối cảnh môi trường, những nguồn lực từ gia đình, cộng đồng
và xã hội
(Lưu ý: ghi rõ nguồn cung cấp thông tin)
2.3.1 Các thành viên trong gia đình
Bố N (T.V.A) sinh năm 1972
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân
Nghề nghiệp: Trưởng phòng đối ngoại của công ty du lịch quốc tế X
Mức lương/tháng: 30 triệu VNĐ
Mẹ N (N.T.V) sinh năm 1974
Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nghề nghiệp: Trưởng phòng kinh doanh của ngân hàng Vietcombank
Mức lương/tháng: 20 triệu VNĐ
12


2.3.2 Điều kiện sống
Gia đình N sống trong một căn nhà 5 tầng rộng 80m2 trên đường Nguyễn Phong

Sắc- Dịch Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà Nội.
Căn nhà có 3 phòng ngủ (gồm phòng ngủ của bố mẹ, N và 1 phòng cho khách).
Phòng ăn, phòng khách và 1 phòng sách. Phòng của N rất đầy đủ tiện nghi và
rộng: giường, bàn học, giá sách và tủ quần áo.
2.3.3 Mối quan hệ tương tác trong gia đình
Bố mẹ quá bận rộn không có thời gian quan tâm, chăm sóc N
Bố: một tháng bận rộn công việc, ít khi ở nhà. Một tuần ăn cơm ở nhà được 2 –
3 bữa, đưa N đi học những buổi được nghỉ làm.
Mẹ: đi làm từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối các ngày trong tuần, thứ 7, chủ nhật
tăng ca đến 20 giờ. Sáng đưa N đi học, tối muộn về thì nấu ăn, dọn nhà, không có
thời gian hỏi han, tâm sự với N.
Bố mẹ có nhiều mâu thuẫn, xung đột:
Áp lực công việc và cuộc sống khiến bố mẹ N cãi vã, thường nguyên nhân của
việc cãi vã là cách nuôi dạy con cái và thời gian giành cho con cái của cả bố lẫn
mẹ. Có đôi lần bố mẹ N cãi vã trước mặt N mà vấn đề không được giải quyết do cả
cùng nóng nảy.
Thời gian đầu mâu thuẫn nhanh chóng được giải quyết nhưng chưa dứt điểm
dẫn đến lâu dần cuộc cãi vã càng nhiều và căng thẳng hơn.
Mẹ N mới được thăng chức nên áp lực càng lớn, thường xuyên phải tăng ca đến
đêm muộn mới được về, vì thế cho nên không có thời gian quan tâm đến nếp sống,
sinh hoạt, học tập của N được thường xuyên như trước.
13


Bố N làm ở công ty Du lịch nên thường xuyên có những chuyến công tác nước
ngoài dài ngày. Sau khi mẹ N được thăng chức bố N cảm thấy mẹ N không lo nghĩ,
quan tâm lo cho con cái được chu toàn như trước nên những cuộc cãi vã
đã xảy ra.
Đỉnh điểm cho những cuộc cãi vã đó là:
Vào 7 giờ sáng ngày 1/10/2017 anh A (bố N) và chị V (mẹ N) xảy xung đột, anh

A tát chị V, em N chứng kiến cảnh bố đánh mẹ.
Từ ngày 13/10 đến 17/10/2107 anh A và chị V liên tiếp cãi nhau trong phòng
khách và em N bắt gặp, bố mẹ đòi ly hôn.
Tối ngày 20/10/2017 anh A và chị V xảy ra bất đồng, anh A tát chị V, chị V giật
tóc và đá vào chân trái anh A, 2 anh chị V lại lao vào đánh nhau. 1 tháng sau đó
anh A, chị V lạnh nhạt không nói chuyện với nhau.
Thời gian đầu khi bố mẹ bận rộn không giành thời gian cho mình nhiều được N
đã có sự thấu hiểu, thông cảm cho bố mẹ. Nhưng sau này khi chứng kiến cảnh bố
mẹ cãi vã nhiều vì nguyên nhân một phần là cách nuôi dạy và giành thời gian cho
N nên N dần cảm thấy áp lực, tủi thân và không còn muốn tâm sự hay chia sẻ với
mẹ nữa. N tự nhốt mình trong phòng và vẽ tranh rồi suy nghĩ một mình.
Nguồn cung cấp thông tin: anh A, chị V.
2.3.4 Các yếu tố môi trường xung quanh Aác động đến gia đình
Họ hàng bên nội gồm:
Ông nội N sinh năm 1943, bà nội của N sinh năm 1945, hai ông bà cưới nhau
năm 1961. Năm 2000, ông nội của N mất do bị bệnh ung thư phổi. Đến năm 2002
bà nội của N mất do tuổi già.
14


Bác gái đầu sinh năm 1968 và đã mất do sinh non.
Bác tải sinh năm 1970, sống ở quê, trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở,
làm nghề nông. Bác trai và gia đình N có mối quan hệ không thân thiết do năm
2000, bà nội N mất, bố N và bác trai đã xảy ra mâu thuẫn từ việc tranh giành đất.
Bố và mẹ của N bỏ lên thành phố sống và hứa không bao giờ trở về quê.
Họ hàng bên ngoại gồm:
Ông ngoại N sinh năm 1950 là bộ đội đã về hưu
Bà ngoại N sinh năm 1952 là giáo viên đã nghỉ hưu và ở nhà làm nội trợ.
Dì của N sinh năm 1980, tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương. Sau đi du
học tại Nga từ năm 2002 và chưa lập gia đình.

Gia đình N và họ hàng bên ngoại không có mối quan hệ thân thiết do khi bố mẹ N
quyết định kết hôn, nhưng ông bà ngoại phản đối mà mẹ N không nghe nên đã bị
ông bà từ.
2.3.5 Các mối quan hệ gần gũi với đối tượng (ngoài gia đình)
Từ nhỏ đến tháng 5/2018 N luôn ngoan ngoãn, lễ phép, chào hỏi các cô chú
hàng xóm, người lớn tuổi. Ở lớp luôn chăm chú nghe giảng, lễ phép với các thầy
cô giáo, không xích mích với các bạn trong lớp nhưng không chơi thân với bất kì
ai. Có nói chuyện với bạn H ngồi cùng bàn hơn các bạn trong lớp, nhưng chưa hề
đi chơi riêng, đi về nhà bạn chơi hay dẫn bạn về nhà. Có vướng mắc bài tập thì có
hỏi bạn Đ lớp trưởng.
2.3.6 Các yếu tố liên quan đến mối quan hệ gần gũi đó
Bạn T.TV: Ngồi cùng bàn hay bắt chuyện với N.
Bạn Đ.T.D.H: Lớp trưởng, quán xuyến việc lớp, học giỏi, nhiệt tình.
15


2.3.7 Thông tin nguồn lực (nội lực và ngoại lực)
Nội lực:
 Nhận thức tốt, học lực khá, học đều tất cả các môn.
 Ngoan, lễ phép, không nói tục chửi bệnh, đánh bạn.
 Có năng khiếu vẽ tranh, sáng tạo, phối màu sắc độc đáo.
Ngoại lực:
Có sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường trong quá trình thu thập thông tin và can
thiệp giúp đỡ thân chủ.
2.3.8 Một số lưu ý
 Bé N không thích người lạ đến gần nên cần có những biện pháp tạo sự thân
quen gần gũi với bé N.
 Chú ý đến sở thích và năng khiếu vẽ tranh của bé N.
2.4. Thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan
 Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567: tiếp cận nhóm trẻ có nhu cầu

được chăm sóc, bảo vệ, dịch vụ này cũng kết nối hoạt động của nhiều cơ quan
để hỗ trợ hệ thống chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong cả nước.
 Hiện nay ở Việt Nam chưa có chính sách trong việc giúp đỡ trẻ em bị trầm cảm.
 Do tâm lý ngại nói, ngại khám bệnh của người Việt nên các hoạt động đội nhóm
giúp đỡ trẻ bị trầm cảm không phổ biến ở Việt Nam.
3. Xác định vấn đề
3.1. Cây vấn đề của đối tượng
Rối loạn tân lý, không nói chuyện,
tiếp xúc với bố mẹ và mọi người.
Bố mẹ không
quan tâm, chăm
sóc

Sống nội tâm, ít
chia sẻ, bộc lộ
cảm xúc

Chán trường,
lớp

16


Bố mẹ bận
công việc
và hay bỏ
N ở nhà
một mình

Bố mẹ cãi

nhau,
chiến tranh
lạnh và đòi
ly dị

Là con một
trong gia
đình,
không có
anh chị em
để chia sẻ,
tâm sự

Ít nói, ngại
giao tiếp,
thường
xuyên ở
nhà, không
chịu ra
ngoài.

3.2.Biểu đồ gia đình
4.
1943
1945
5.
6.
Tuổi
7.
g

g
1966

Un ư
8.
2
001 Kinh Tế
1970
1972
Tốt nghiệp
th1968
ổi 9.
h
p 90
quốc dân 1990
Tranh đất 2001
Hướng dẫn
Bố
19 10.
viên du lịch 2002
11.
đẻ
2004

Mâu thuẫn
với bạn bè,
bạn bè cô
lập.

Không

tham gia
các hoạt
động tập
thể.

1950

1952

1972 Bố mẹ N kết
Tốt nghiệp
hôn
1974
1980
Học viện Tài
chính
Trưởng phòng
Mẹ Bố mẹ
kinh doanh đẻ N kết
hôn

N.14
tuổi

Chú thích:
Cưới nhau

Nam

Nữ

Quan hệ thân thiết

Quan hệ 1 chiều

Quan hệ mâu thuẫn

Quan hệ 2 chiều

Quan hệ xa cách

Không quan hệ

17


Thân chủ: em N
Nhà nội em N: Nhà nội của em N ở một vùng nông thôn (Quảng Nam). Ông nội
sinh năm 1943, bà nội sinh năm 1945, hai ông bà cưới nhau vào năm 1961. Năm
2000 ông nội của N mất do bị bệnh ung thư phổi và đến năm 2002 bà nội của N
mất do tuổi già. Ông bà nội của N có 3 người con: 1 gái và 2 trai. Bác gái đầu sinh
năm 1968 và đã mất do sinh non. Bác trai sinh năm 1970, sống ở quê, trình độ học
vấn tốt nghiệp trung học cơ sở, làm nông nghiệp phần đất ông bà để lại và chưa lập
gia đình. Bố N sinh năm 1972- là con út trong gia đình, tốt nghiệp Đại học Kinh tế
quốc dân. Hiện nay bố N làm trưởng phòng đối ngoại công ty du lịch quốc tế X.
Khi bà nội N mất, bố N và anh Arai tranh giành đất đai, xảy ra mâu thuẫn. Do đó
bố N đã bỏ lên thành phố sống và hứa không bao giờ về quê.
Nhà ngoại N: Nhà ngoại N sống ở thành phố. Ông ngoại N sinh năm 1950 là bộ
đội đã về hưu. Bà ngoại N sinh năm 1952 là giáo viên đã nghỉ hưu và ở nhà làm
nội trợ. Mẹ N sinh năm 1972- chị Vớn trong nhà, tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc
dân. Dưới mẹ N có một em gái sinh năm 1980, tốt nghiệp trường Đại học Ngoại

thương. Sau đi du học tại Nga từ năm 2002 và chưa lập gia đình. Ông bà ngoại
không ưa bố N từ khi mẹ N yêu bố N, vì bố N là con nhà nông, không môn đăng
hộ đối, không có tương lai, đào hoa. Nên khi bố mẹ N quyết định kết hôn, ông bà
phản đối không được nên đã từ mặt dọa con gái, nhưng mẹ N vẫn lấy bố N. Từ đó
mối quan hệ giữa ông bà ngoại và bố mẹ N có mâu thuẫn.
Bố mẹ N kết hôn năm 2002 và sinh N năm 2004. Công việc của bố mẹ N rất tốt,
bố N là trưởng phòng đối ngoại của công ty du lịch quốc tế X, mẹ của N là trưởng
phòng kinh doanh của ngân hàng Vietcombank. Công việc của bố mẹ N rất bận và
hay có những chuyến công tác kéo dài nên không có nhiều thời gian quan tâm đến
N. Do áp lực công việc nên bố mẹ N có nhiều mâu thuẫn và hay cãi nhau trước mặt
N, những cuộc chiến tranh lạnh kéo dài vài tuần và còn nhiều lần đòi ly hôn.
18


11.1. Biểu đồ sinh thái

Việc
làm

Hàng
xóm

Họ

GĐ N

Họ hàng

N


Tổ dân
phố

Trường
học

Chú thích:
Quan hệ tương tác mạnh
Quan hệ 1 chiều
Trước có quan hệ sau không quan hệ
Mối quan hệ tương tác 2 chiều yếu
Mối quan hệ tương tác 2 chiều lúc mạnh, lúc yếu
11.2.

Điểm mạnh và hạn chế của đối tượng

Thân
chủ

Điểm mạnh
Hạn chế
Tư duy, nhận thức bình thường. Rụt rè ít nói, không có bạn thân
Ngoan, lễ phép với người lớn,
và không thích giao tiếp với
không nói tục, chửi bậy, gạ
người khác, không tham gia các
gẫm bạn đánh nhau.
hoạt động tập thể.
Học lực khá.
Khép mình, không tâm sự, chia

Có sở thích và có năng khiếu
sẻ với ai.
19


Cha

vẽ tranh.
Có việc làm ổn định, có thu

Công việc bận rộn, không có thời

nhập (30 triệu/tháng)
Yêu thương con

gian quan tâm, chăm sóc con.
Nóng tính, hay mâu thuẫn với mẹ
N, đánh vợ ngay cả khi có sự

Mẹ

chứng kiến của con.
Công việc bận, hay tăng ca,

Có việc làm, có thu nhập ổn
định (20 triệu/tháng)
Yêu thương con, có chăm sóc

Cô giáo


không có thời gian tâm sự, chia
sẻ tâm tư tình cảm với con.

cho chồng con.
Có quan tâm, quan sát học

Cô giáo không tạo được sự tin

sinh, báo cáo tình hình cho gia

tưởng để N chia sẻ, cũng không

đình.
Có tinh thần giúp đỡ thu thập

có biện pháp cụ thể nào để giúp
N.

thông tin và giúp đỡ trong quá
Lớp

trình thực hiện kế hoạch
Giúp đỡ thân chủ trong việc

Chưa thực sự quan tâm đến vấn

trưởng

học, nhiệt tình giải đáp thắc


đề của N, đến hoàn cảnh gia

mắc.

đình, có hỏi han nhưng qua loa,

Ngồi cùng bàn, được N cho

thiết sự tin tưởng.
Không đủ kiên trì hỏi han, trò

xem một vài bức tranh, hay bắt

chuyện với N. Khi thấy N ngày

chuyện với N, quan sát và nắm

càng khép mình thì H không biết

bắt rõ nhất tình trạng trên lớp

làm gì, để mặc bnaj không quan

của N.

tâm.

Bạn H

3.5 Xác định thứ tự vấn đề ưu tiên và nhu cầu của đối tượng

Vấn đề xếp theo thứ tự ưu tiên
1. Sống trong gia đình có nhiều mâu
thuẫn, bố mẹ hay đánh nhau.

Nhu cầu xếp theo thứ tự ưu tiên
N cần được đảm bảo môi trường sống
tốt hơn, cần được bảo vệ khỏi những
20


2. Bố mẹ N không quan tâm, chăm

ảnh hưởng của bạo lực gia đình.
N cần nhận được tình yêu thương,

sóc N
3. N không thích chơi với các bạn vì

chăm sóc, sẻ chia từ cả bố và mẹ.
Giải quyết mâu thuẫn giữa N và các

các bạn trêu N, xúc phạm, bắt nạt
và đánh N.
4. N không thích đi học

bạn.
N cần được khơi dậy hứng thú học
tập, động lực đến trường.
N cần được ủng hộ và phát triển năng


5. N không thích giao tiếp với mọi
người.

khiếu của bản thân.
N cần một người đủ tin tưởng để chia
sẻ và giúp đỡ em hòa nhập lại với
cuộc sống.
N cần tham gia các hoạt động tập thể,
tích cực giao tiếp với mọi người để
hòa nhập lại cuộc sống.

12.Thực hiện kế hoạch
PHÚC TRÌNH
1.
2.
3.
4.

Họ và tên đối tượng: T.T.N
Giới tính: Nữ
Tuổi: 14
Địa điểm thực hiện: số 48 Nguyễn Phong Sắc- Dịch Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà

Nội
5. Giờ:
Ngày 18 tháng 01 năm 2018
6. Phúc trình lần thứ: 3
7. Mục tiêu cuộc vấn đàm: Khai thác thông tin từ thân chủ, đánh giá tiến trình can
thiệp, giúp thân chủ hiểu ra vấn đề và tự định hướng giải quyết vấn đề (mối
quan hệ với bố mẹ)

8. Người thực hiện: Lự Thị Thu Nhường
9. Mô tả phúc trình vấn đàm với thân chủ lần thứ nhất
Nhận xét cảm Tự đánh giá
Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường
21


xúc hành vi

cảm xúc, kỹ

của đối tượng năng của
NVXH
Sau 2 buổi gặp đầu N đã không còn hoảng sợ khi thấy
NVXH, em đã chịu nói chuyện với NVXH. Lần thứ 3
đến, em đang ngồi vẽ tranh ở góc tủ.
- NVXH: hello gấu Teddy, chị gấu Misa lại đến
chơi với Teddy rồi đây.
- NVXH: Hôm nay chị Misa mang đến bút màu
mới cho Teddy này? Em đang vẽ tranh gì thế?
- TC: (giơ bức tranh vẽ đang vẽ dở lên) Chị xem
em phối màu như thế này có được không?
- (Đó là bức tranh về gia đình nhà thỏ đang quây

+ Em N quay

+ Thái độ

lại và mỉn


của Tc với

cười, em có

NVXH khá

vẻ mong chờ

thoải mái,

NVXH

NVXH
nhận được

quần bên bàn ăn)
- NVXH: Sao em không thử tô những chú thỏ

từ TC sự

màu khác ngoài màu trắng?
- NVXH vừa cùng TC vẽ tranh vừa kể chuyện.
- NVXH: Teddy có muốn nghe chị kể chuyện
không?
- TC: (Im lặng)
- NVXH: Đây là câu chuyện về chính bản thân

phản hồi
tích cực.


+ Em N dừng

chị. Vào năm chị học lớp 9, bố mẹ chị làm ăn

lại, nét mặt

thua lỗ, gia đình luôn trong tình trạng căng

suy nghĩ

thẳng. Cũng giống như em, chị cũng chứng kiến

đã viết đơn ly dị. Khoảng thời gian đó chị rất
buồn, không có lấy một người bạn chia sẻ, vì cô
bạn thân đã chuyển vào Hồ Chí Minh sinh sống
cùng gia đình. Hồi đó chị cũng không biết làm

đàm diễn ra
trong không

cảnh bố mẹ chị cãi nhau. Một tuần phải có đến 4
lần bố mẹ chị cãi nhau. Và có những lần bố mẹ

+ Cuộc vấn

+ Nét mặt
mong chờ.
+ TC chăm

khí thoải

mái, tự
nguyện chia

chú nghe, mặt sẻ từ 2 bên.
em trầm, ánh

Việc đặt câu

nét buồn, hay

hỏi và lắng
22


gì, chỉ khóc và trốn mình trong phòng, chị

gật đầu.

không nói chuyện với bố mẹ, không ăn cơm

nghe khiến
vấn đàm

cùng gia đình, có khi 2 ngày chị không ăn một

+ Nét mặt

không cảm

chút gì. Học hành giảm sút, hay bị thầy cô nhắc


sửng sốt, lo

thấy nặng

nhở.
Sau đó chị cũng không đi học hay trốn ở dưới

lắng.
+ Nét mặt

nề và nhàm

cầu trượt trong công viên. Một buổi nọ chị ngủ

giãn ra
+ Em N nghe

+ Kỹ năng

xong thì hiểu

đặt câu hỏi

câu chuyện,

và lắng

em thấy có


nghe tích

người đồng

cực.

quên dưới chân cầu vượt, khi về thì gặp một
đám thanh niên uống rượu say. Chị bị chặn lại,
bị vuốt tóc, cầm tay…(dừng lại)
- TC: Sau đó thì như thế nào?
- NVXH: Chị cũng không biết sao, chị vùng tay
mạnh và một mạch chạy lao như con thiêu thân.
Khi về đến nhà chị đã quyết định tâm sự với bố
mẹ tất cả mọi chuyện. Chị muốn bố mẹ thấu
hiểu và dành nhiều thời gian quan tâm đến mình

chán.

cảnh ngộ với
mình nên
mạnh dạn

chia sẻ.
hơn.
+ Giọng em
Sau lần đó mọi thứ lại trở lại như thường.
Em thấy đó chị sống rất tốt, rất khỏe mạnh.
trầm xuống,
- TC: Bố mẹ em thực sự rất bận, bố mẹ em đi làm
nét mặt buồn.

cả ngày đến tối muộn mới về nhà. Em thường
+ TC im lặng,
đợi bố mẹ về ăn cơm nhưng bố mẹ thường ăn
suy nghĩ nét
cơm ngoài rồi mới về.
Khi về nét mặt bố mẹ rất mệt mỏi, em không
mặt trầm
+ Kỹ năng
dám nói chuyện với họ, em sợ họ thấy phiền.
Nhiều khi em muốn chia sẻ tâm tư, tình cảm của
mình với bố mẹ nhưng lại thôi
- NVXH chăm chú lắng nghe
- TC: Em rất muốn gia đình em lại vui vẻ như lúc
trước!

ngâm

quan sát.

+ Vẻ mặt
đăm chiêu,
suy nghĩ.
+ Giọng đầy

+ Kỹ năng
thấu cảm

23



- NVXH: (cầm tay TC) Chị rất hiểu cảm giác của

phấn khởi, vẻ

em, chị cũng từng trải qua nên chị biết nó rất hụt mặt vui tươi,
hẫng, tủi thân một chút bất lực và thất vọng. Lẽ

háo hức.

ra Bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm,
chăm sóc em hơn.
- NVXH: Em rất yêu bố mẹ đúng không?
- TC: (gật đầu)
- NVXH: Bố mẹ em cũng rất yêu em luôn mong
muốn em có cuộc sống tốt đẹp nhất. Và chỉ có
bố mẹ mới là người dám hi sinh tất cả vì con cái
của họ!
- NVXH:
- TC: Em nên làm sao! Em rất muốn san sẻ với
bố mẹ, em cũng muốn tâm sự chia sẻ với bố mẹ!
- NVXH: Em thấy bây giờ bố mẹ em như thế nào,
đã quan tâm em hơn chưa?
- TC: Bố mẹ đã dành nhiều thời gian cho em, bố
mẹ cũng hay dỗ em ăn, chăm sóc em, quan tâm
em lắm chị ạ. Em rất muốn như thế này mãi.
- NVXH: Em có biết mình sẽ phải làm gì chưa?
- TC: Em hiểu rồi! Em sẽ nói chuyện với bố mẹ,
em sẽ tâm sự nói ra hết những điều em muốn
nói. Em sẽ vui vẻ hơn trở lại là N của trước đây
và tràn đầy sức sống. Em cảm ơn chị gấu Misa

nhé.
- NVXH: Nào vẽ nốt bức tranh rồi xuống nhà ăn
cơm thôi, muộn rồi, giờ là không được bỏ bữa
nữa nhé!
- TC: Dạ, vâng ạ!

24


Nhận xét:
Hành vi: Gặp lại NVXH thân chủ có những biểu hiện tích cực: cười, vui mừng,
nhưng đôi khi trầm lại khi nhắc đên vấn đề trong quá khứ.
Lời nói: nhanh nhẹn hơn, chủ động giao tiếp hơn, chủ động chia sẻ hơn.
Thái độ: khá là thoải mái, đôi khi có còn né tránh vấn đề bằng cách im lặng.
PHÚC TRÌNH
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Họ và tên đối tượng: T.T.N
Giới tính: Nữ
Tuổi: 14
Địa điểm thực hiện: số 48 Nguyễn Phong Sắc- Dịch Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà
Nội

Giờ: 16 giờ 30 phút ngày 26 tháng 01 năm 2018
Phúc trình lần thứ: 4
Mục tiêu cuộc vấn đàm: Khai thác thông tin về vấn đề thân chủ đang gặp phải.
Người thực hiện: Lự Thị Thu Nhường
Mô tả phúc trình vấn đàm với thân chủ lần thứ nhất

Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường

Nhận xét cảm

Tự đánh giá cảm

xúc hành vi của

xúc, ký năng của

đối tượng

NVXH

25


×