Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Công tác quản trị rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

ĐỖ VĂN TOAN

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HTC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

ĐỖ VĂN TOAN

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HTC
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

Hà Nội - 2019


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của
chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được
công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, Khoa Quản trị
và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Toan

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô, cán bộ, nhân viên khoa Quản trị
và Kinh doanh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi với tất cả sự tận tụy và trách nhiệm trong công việc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo và các phòng ban của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC đã giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất, nhưng do
kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy, Cô và các bạn, để tôi
có thể hoàn thiện hơn nữa Luận văn này và có thể ứng dụng tốt vào công tác quản trị
rủi ro tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC.
Trân trọng!

ii


MỤC LỤC

CAM KẾT...................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.............................................................................II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................VII
DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................VIII
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP........................................................................6
1.1. Khái quát về rủi ro tài chính............................................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................6
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro tài chính................................................8

1.1.3. Phân loại rủi ro tài chính doanh nghiệp........................................................9
1.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp................................................................................11

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp.......................................11
1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính.........................................................12
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tài chính...............................................................12
1.3. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tài chính...............................................................................24

1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô......................................................................24
1.3.2. Các yếu tố môi trường nghành...................................................................25
1.3.3. Các yếu tố quản trị công ty........................................................................28
1.4. Tác động của rủi ro tài chính đến an ninh tài chính doanh nghiệp......................................................31

1.4.1. Phương trình quản trị an ninh tài chính doanh nghiệp................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO.............36
iii


TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU................36
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HTC.......................................................36
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC...............................................36

2.1.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh..............................................................36
2.1.2. Đặc trưng của môi trường kinh doanh........................................................39
2.2. Tình hình quản trị rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC...........42

2.2.1. Kết quả khảo sát phiếu điều tra..................................................................42
2.2.2. Nhận dạng và phân tích rủi ro tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thiết bị công nghệ HTC...............................................................................46
2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tài chính đang áp dụng tại Công ty Cổ phần xuất

nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC......................................................................61
2.2.4. Đánh giá thực trạng rủi ro tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết
bị công nghệ HTC................................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ............67
RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT.....................67
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ...........................................67
3.1. Dự báo biến động rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC.........67

3.1.1. Các xu hướng biến động trong môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC...............................................................67
3.1.2. Mục tiêu và giải pháp chiến lược của Công tycủa Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC giai đoạn 2018-2022.....................................70
3.2. Quan điểm quản trị rủi ro tài chính đối với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC. 71

3.2.1. Quan điểm 1: Tăng cường, mở rộng hoạt động thương mại trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin và Viễn thông cần phải đi kèm với công tác quản trị rủi ro
nói chung và rủi ro tài chính nói riêng.................................................................71
3.2.2. Quan điểm 2: Tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro...........................71
3.2.3. Quan điểm 3: Áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro thích hợp...................73
iv


3.2.4. Quan điểm 4: Quản trị rủi ro tài chính phải phù hợp với thực tiễn và nguồn
lực của bản thân Công ty.....................................................................................75
3.2.5. Quan điểm 5: Xây dựng và nâng cao văn hóa nhận thức về rủi ro trong
Công ty của cán bộ công nhân viên các cấp.........................................................75
3.3. Một số giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết
bị công nghệ HTC.................................................................................................................................... 76

3.3.1. Quản lý hiệu quả các khoản chi phí của doanh nghiệp...............................76

3.3.2. Thiết lập bộ máy chuyên trách về quản trị rủi ro của công ty và áp dụng các
tiêu chuẩn, công cụ quản trị rủi ro doanh nghiệp.................................................78
3.3.3. Một số giải pháp khác................................................................................81
3.4. Một số kiến nghị:............................................................................................................................. 83

3.4.1. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan..........................................................83
3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước............................................................86
KẾT LUẬN...............................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................90

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt

Ý nghĩa

1

BLĐ

Ban Lãnh đạo Công ty

2

CĐT


Chủ đầu tư

3

CNTT

4

CP XNK

5



Giám đốc Công ty

6

KDDA

Kinh doanh dự án

7

NC&PTSP

8

NCC


Nhà cung cấp

9

OMO

Open Market Operations (Nghiệp vụ thị trường mở)

10

TCKT

Tài chính Kế toán

11

TGĐ

Tổng Giám đốc

12

TPA

Tiền phương án

13

TSKT


Thông số kỹ thuật

14

VLĐ

Vốn lưu động

Công nghệ thông tin
Cổ phần xuất nhập khẩu

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt số liệu tài chính của Công ty CP XNK thiết bị công nghệ HTC trong 03 năm gần đây
(Nguồn: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC)..................................................40
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu thanh khoản trong 03 năm gần đây của Công ty CP XNK thiết bị công nghệ
HTC................................................................................................................................................ 57
Bảng 2.3: Rủi ro về đòn bẩy tài chính và rủi ro lãi suất trong 03 năm gần đây của Công ty CP XNK
thiết bị công nghệ HTC.................................................................................................................... 58
Bảng 2.4: Rủi ro tài chính tín dụng trong 03 năm gần đây của Công ty CP XNK thiết bị công nghệ HTC
....................................................................................................................................................... 59
Bảng 2.5: Phân tích hệ số Z” của Công ty giai đoạn 2016-2018.......................................................60

vii



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần XNK thiết bị công nghệ HTC..................................37
Hình 2.2: Biểu đồ tóm tắt số liệu tài chính trong 03 năm gần đây (nguồn Phòng kinh doanh của
Công ty HTC).............................................................................................................................. 40
Hình 2.3: Khảo sát nhận thức về rủi ro tài chính (Nguồn: Tác giả)...............................................43
Hình 2.4: Khảo sát kỹ thuật phòng ngừa RR lãi suất (Nguồn: Tác giả)..........................................44
Hình 2.5: Khảo sát nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tài chính (Nguồn: Tác giả)......45
Hình 2.6: Quy trình mua hàng tại Công ty CP XNK thiết bị công nghệ HTC (Nguồn: Công ty CP XNK
thiết bị công nghệ HTC).............................................................................................................. 49
Hình 2.7: Quy trình bán hàng tại Công ty CP XNK thiết bị công nghệ HTC (Nguồn: Công ty CP XNK
thiết bị công nghệ HTC).............................................................................................................. 54

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong
việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Các doanh
nghiệp đều được đối xử bình đẳng trong môi trường toàn cầu hóa. Mặt khác, nền
kinh tế thị trường những năm gần đây có nhiều biến động. Đến nay, thị trường mặc
dù đã ổn định và vực dậy được phần nào nhưng sự tồn tại và phát triển của không ít
các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài cũng đã bị ảnh hưởng không
nhỏ. Trước sự đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có định hướng đúng đắn và phải thận trọng trong từng bước đi, từng
chiến lược để có thể tăng ưu thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác.
Mặt khác, môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây
ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Trong bối cảnh đó, cùng với quản trị tác nghiệp quản trị chiến lược, quản trị
rủi ro tài chính đã và đang trở thành những cấu phần quan trọng trong công tác quản
trị doanh nghiệp. Những vấn đề về quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp đang
thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và chủ
doanh nghiệp. Do đó, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính là vấn đề then chốt
để đảm bảo cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và biến cố lớn, vững bước
phát triển trong môi trường kinh doanh hiện tại.
Đặc biệt với doanh nghiệp thương mại luôn chứa đựng các rủi ro của nền
kinh tế thị trường, rủi ro về lãi suất hay khả năng thanh khoản dẫn đến những rủi ro
thiếu vốn, hoặc các rủi ro tiềm tàng khác không thể tránh khỏi...Dù công tác quản trị
rủi ro của Công ty đã và đang được quan tâm, trên thực tế bộc lộ nhiều hạn chế
chưa khắc phục và kiểm soát được. Do đó, tôi chọn đề tài: “Công tác quản trị rủi ro
tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC” cho luận văn
thạc sỹ của mình nhằm đưa những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn giúp
doanh nghiệp quản trị tốt rủi ro của mình và hạn chế những rủi ro, giúp định hướng
cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong những năm tới.

1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Từ lâu, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính đã là một trong những đề
tài quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà
nghiên cứu, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách.
Một số kết quả đã nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến rủi ro tài chính
và quản trị rủi ro tài chính:
- Martin Glaum 1 (2003), Foreign Exchange Risk Management in German
Non-Financial Corporations: An Empirical Analysis. Trong bài nghiên cứu này, chủ
đề nghiên cứu chính của tác giả đưa ra nhằm nhận định việc quản trị rủi ro tài chính
hiện nay được sự quan tâm rất lớn của cả lý thuyết và thực tế. Nó bao gồm quản trị

rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường. Điều đó dẫn đến việc sinh ra các
công cụ tài chính trong thị trường phái sinh, làm cho việc chuyển giao rủi ro các bên
tham gia tốt hơn. Kết quả nghiên cứu mà tác giả đưa ra là chiến lược quản trị rủi ro,
sử dụng dự báo ngoại tệ, tổ chức quản lý tỷ giá hối đoái, lập luận và giả thuyết về
quản lý trao đổi rủi ro.
- Badreddine Slime and Moez Hammani (2016), Concentration Risk: The
comparison of the Ad-Hoc Approach Indexes, Journal of

Financial risk

management, 2016, 5, 43-56. Chủ đề chính trong nghiên cứu đó là các vấn đề rủi ro
tập trung ngày càng trở lên quan trọng trong thế giới tài chính với các cuộc khủng
hoảng cho vay. Tác giả đã kết luận nghiên cứu và đưa ra được 3 chỉ số đồng thời:
The Hannah-Kay Index (HKI), the Herfindahl-Hirschman Index (HHI), The
Hammami-Slime Index (HSI) để dùng đo lường các danh mục đầu tư với một số
lượng nợ xấu.
Một số kết quả đã nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến rủi ro tài chính
và quản trị rủi ro tài chính:
- Vũ Minh (2013), Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, số 3.
Bài viết hệ thống lại một cách cơ bản các khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính và
mức độ rủi ro tiềm năng tại thị trường Việt Nam, đồng thời lý giải sự thờ ơ hoặc sơ

2


sài trong cách thức quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Ngoài ra, một vài quy chuẩn
cũng được đề cập nhằm giúp người quản lý có sự chuẩn bị tốt hơn trong công tác
quản trị.
- Nguyễn Thị Nhung, Trần Thị Minh Tuyền (2014), ứng dụng các công cụ

phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng, Phát triển & hội nhập, số
15. Bài viết chia sẻ những khuyến nghị về việc sử dụng các công cụ phái sinh trong
quản trị rủi ro lãi suất với mong muốn giúp cho các ngân hàng có thể thực hiện việc
quản trị rủi ro lãi suất một cách tốt hơn, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của
mỗi ngân hàng.
- Nguyễn Thành Cường, Phạm Thế Anh (2010), Đánh giá rủi ro phá sản của
các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 2/2010. Chủ đề nghiên cứu chính
là nghiên cứu ứng dụng mô hình Z-score của Altman để đánh giá rủi ro phá sản do
rủi ro tín dụng gây ra cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết luận của nghiên cứu là tác giả đã phân tích và
đánh giá được những doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, vùng cảnh báo và nguy
hiểm có nguy cơ phá sản. Đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài
sản của doanh nghiệp, tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các tài liệu có liên quan đến quản trị rủi ro tài chính hoặc nhiều sách
chuyên khảo về Quản trị tài chính doanh nghiệp như: Tài chính doanh nghiệp hiện
đại (PSG.TS Trần Ngọc Thơ), Quản trị tài chính doanh nghiệp (Vũ Duy Hào và
Đàm Văn Huệ ), Tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển),
Rủi ro tài chính-Thực tiễn và phương pháp đánh giá (Nguyễn Văn Nam và Hoàng
Xuân Quyến) ...
Tóm lại, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính đã được đề cập tới trong
nhiều giáo trình, công trình khoa học tuy nhiên phần lớn đang dừng lại ở nghiên cứu
về lý luận, cũng đã có những đề tài nghiên cứu thực tế về quản trị rủi ro tài chính
nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách hữu hiệu cho một doanh nghiệp

3


kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị công nghệ hiện đại như Công ty cổ

phần Xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Về lý luận: Tổng hợp các lý luận về quản trị rủi ro trong an ninh phi truyền
thống, phương trình an ninh phi truyền thống (S’=3S-3C), sử dụng khung lý thuyết
phù hợp để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp;
- Về thực trạng: sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích tổng hợp,
so sánh kết hợp với phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản trị An ninh phi
truyền thống và khung lý thuyết cùng các tiêu chí cơ bản để đánh giá thực trạng
công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp;
- Về giải pháp: Trên cơ sở lý luận và các hạn chế, thực trạng trong trong công
tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp để tăng
cường quản trị rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ
HTC trong 03 năm 2020-2022. Các giải pháp này giúp doanh nghiệp có những phản
ứng, động thái kịp thời nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro
tài chính nói riêng.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 và định
hướng tới 2022.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Thực tế công tác quản trị rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC và các tổ chức có liên quan có thể tham khảo
kinh nghiệm như: Công ty Cổ phần FPT, Công ty CP đầu tư Thế giới di động....
- Về thời gian: Thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp tại Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 , đề
xuất giải pháp cho 3 năm tới 2020- 2022.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp:
4



- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu qua
phiếu điều tra để điều tra đối tượng là nhà quản trị các cấp cùng với cán bộ, nhân
viên các phòng liên quan.
Phiếu điều tra 08 câu hỏi được chia thành 3 phần:
Nhận thức về quản trị rủi ro tài chính trong công ty.
Các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính.
Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tài chính.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua sưu tập số liệu phòng kinh doanh,
phòng hành chính tổng hợp. Ngoài ra còn tìm hiểu trong báo cáo tài chính, kết quả
kinh doanh và dựa vào hoạt động nghiên cứu của công ty từ những năm trước.
Nguồn số liệu thứ cấp: Qua sách, báo, tạp chí, tập san, báo cáo tài chính (có
kiểm toán) của Công ty năm 2016-2018, các báo cáo nội bộ và định hướng của công
ty trong những năm qua.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu quản trị rủi ro tài chính qua các năm;
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng các rủi ro và quản trị
rủi ro tài chính tại doanh nghiệp;
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản trị An
ninh phi truyền thống;
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tài chính của Công ty

Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về rủi ro tài chính
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm rủi ro
Trước khi bàn về quản trị rủi ro tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh
thương mại, ta cần tìm hiểu và làm rõ một số khái niệm về rủi ro đơn thuần và đi
sâu về rủi ro tài chính trong các hoạt động kinh doanh.
Theo từ điển Oxford (1928) thì rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau
đớn, thiệt hại.
Theo George E. Rejda (2001), principles of risk management and Insurance
thì rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra mất mát, thiệt hại.
Theo PGS.TS. Hoàng Đình Phi, tập bài giảng: Quản trị rủi ro và an ninh
doanh nghiệp, HSB 2015:
Đối với một cá nhân thì rủi ro được hiểu là bất kỳ một sự kiện, hành động
hay tác động nào có thể ảnh hưởng hay ngăn cản cá nhân đạt được các mong muốn
hợp lệ.
Đối với một tổ chức hay doanh nghiệp thì rủi ro được hiểu là bất kỳ sự kiện
hay hành động nào có thể tác động hoặc ngăn cản doanh nghiệp trong việc đạt được
các mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, rủi ro là sự bất trắc gây hậu quả cho con người và có thể tính toán
được xác suất xảy ra mới được gọi là rủi ro. còn những bất trắc không gây ra hậu
quả và tổn thất hoặc chưa từng xảy ra thì không được gọi là rủi ro.
Ta tiếp tục nghiên cứu khái niệm rủi ro theo một góc nhìn về “Sự chắc chắn”
(Certainty) và “Sự bất định” (Uncertainty).

“Sự chắc chắn” có nghĩa là một trạng thái không có nghi ngờ. “Sự chắc chắn” là
trạng thái tâm lý luôn luôn được nhà quản trị mong đợi khi đưa ra quyết định. Trong
điều kiện chắc chắn cùng với thông tin chính xác thì có thể đo lường và đáng tin cậy để
đưa ra quyết định. Các điều kiện như vậy tồn tại trong các quyết định thường xuyên và
6


lặp đi lặp lại liên quan đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Trên thực tế, không
phải lúc nào nhà quản trị cũng có thể chắc chắn đưa ra những quyết định, có thời điểm
nhà quản trị có trạng thái tâm lý nghi ngờ đó chính là “ Sự bất định”
“Sự bất định” là trạng thái tâm lý trái ngược với sự chắc chắn. Nó chính là
“Nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả hoặc trạng thái tương lai
của những hoạt động hiện tại”. Ngày nay, hầu hết các quyết định quan trọng của nhà
quản trị được hình thành dưới một tình trạng không chắc chắn. Nhà quản trị không có
thông tin đầy đủ về các lựa chọn thay thế và bất cứ thông tin nào có sẵn hoặc hoàn toàn
đáng tin cậy. Trước tình hình đó, nhà quản trị cần đưa ra một số giả định về tình hình
hiện tại nhằm đưa ra một khuôn khổ hợp lý để đưa ra quyết định. Họ phải phụ thuộc
vào kinh nghiệm cũng như sự đánh giá của mình để đưa ra quyết định.
Nếu không nói tới yếu tố chủ quan của một nhà quản trị, về phía khách quan
thì rủi ro hiện diện trong hầu hết các hoạt động kinh doanh đó cũng là “Sự biến
động tiềm ẩn trong kết quả”. Khi xuất hiện rủi ro, nhà quản trị sẽ có trạng thái tâm
lý bất định. Vì một người không thể biết trước được tương lai do đó tương lai là “Sự
bất định” và nhà quản trị sẽ dựa vào rủi ro có sẵn để dự đoán tương lai. Vì vậy, rủi
ro được nghiên cứu như một nguyên nhân gây nên sự bất định.
1.1.1.2. Khái niệm rủi ro tài chính
Có nhiều quan điểm và góc độ nghiên cứu về rủi ro tài chính từ các nhà nghiên
cứu kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam, có nhiều khái niệm khác nhau.
Theo David Blake (1994), Phân tích thị trường tài chính, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh. Rủi ro tài chính là “rủi ro thể hiện tình trạng doanh nghiệp sẽ không tạo đủ doanh
thu để trang trải các tài sản cố định nằm trong bảng tổng kết tài sản của nó”

Theo Steven Li (2003), Future Trend and Challenges of Financial Risk
Management in the Digital Economy, Managerial Finance, 29(5/6). Rủi ro tài chính
được hiểu là “Rủi ro là một khái niệm gắn liền với sự không chắc chắn. Trong quá
trình điều hành doanh nghiệp, các quyết định được thực hiện trong sự hiện diện rủi
ro. Rủi ro liên quan đến bản chất cơ bản của doanh nghiệp gọi là rủi ro kinh doanh.
Rủi ro liên quan đến sự biến động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá và giá cả gọi là
rủi ro tài chính”
7


Theo Ann - Katrin Napp (2011), rủi ro tài chính có thể có hai hình thức khác
nhau. Rủi ro tài chính do nhân tố khách quan phụ thuộc vào những thay đổi trên thị
trường tài chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa. Rủi ro tài chính do
nhân tố chủ quan trong đó tình hình tài chính của doanh nghiệp là nguồn gốc của
những rủi ro.
Theo Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh
nghiệp, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Rủi ro tài chính được định nghĩa là “ Mức
độ rủi ro đối với các cổ đông thường do kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính đề cập đến việc sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ
và cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp)”
Theo Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008), tài chính doanh nghiệp
thì rủi ro tài chính được định nghĩa đó là “Sự dao động hay tính khả biến tăng thêm
của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) và
làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay
và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định”
Từ các quan điểm trên, theo ý kiến của tác giả: Rủi ro tài chính là khả năng
xảy ra những thiệt hại, tổn thất đe dọa kết quả tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro tài
chính do biến động không lường trước của các biến số tài chính như tỷ giá, lãi
suất... và có thể là các biến số tài chính nội tại của doanh nghiệp ví dụ như đòn bẩy
tài chính, khả năng thanh toán.

1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu rủi ro tài chính
a. Đối với doanh nghiệp
- Do mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là phải làm tăng giá trị các
khoản đầu tư của các nhà đầu tư bỏ vào doanh nghiệp nên hoạt động nghiên cứu rủi
ro tài chính thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu rủi ro
tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản. Nói cách khác thì hoạt
động nghiên cứu rủi ro tài chính có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo
đuổi các mục tiêu của mình mà không bị phá sản bởi rủi ro tài chính phát sinh trong
quá trình theo đuổi các mục tiêu đó.

8


- Nhờ việc kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp nên quản
trị rủi ro tài chính trực tiếp góp phần vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận
của doanh nghiệp tăng hay giảm đều phụ thuộc vào tương quan giữa 02 yếu tố là
doanh thu và chi phí. Khi doanh nghiệp có các hoạt động quản trị rủi ro thì sẽ làm
giảm chi phí và đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu rủi ro tài chính giúp phát hiện các rủi ro trong các dự
án kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể kịp thời ngăn chặn các tổn thất và
tránh được hoặc giảm thiểu những thiệt hại về thu nhập, tài sản cho doanh nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu rủi ro tài chính giúp giảm thiểu rủi ro nên có thể giúp
doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao.
b. Đối với nhà đầu tư
Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải xem xét tình hình tài
chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp chỉ có thể được xem xét tương
ứng với một mức độ rủi ro mà nó có thể chịu và ngược lại. Nhà đầu tư chỉ chấp
nhận một rủi ro đầu tư tương ứng với một hiệu quả trông chờ nào đó. Nhà đầu tư
cần biết được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích rủi

ro tài chính; Từ đó nhà đầu tư mới đưa ra quyết định đầu tư của mình.
c. Đối với các chủ nợ
Để có quyết định cho vay hay không và mức cho vay là bao nhiêu, các chủ
nợ thông qua việc phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp để biết được mức độ
an toàn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mức độ rủi ro càng thấp sẽ càng được
các chủ nợ tin tưởng, ưu tiên để tiếp cận và vay vốn của họ.
1.1.3. Phân loại rủi ro tài chính doanh nghiệp
Có thể phân loại rủi ro tài chính doanh nghiệp theo nhiều phương thức khác
nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản trị tài chính doanh nghiệp.
* Căn cứ vào việc rủi ro tài chính có đi kèm với cơ hội sinh lời hay không,
chúng ta có hai dạng tồn tại của rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính thuần túy tồn tại khi một nguy cơ tổn thất đe dọa lợi ích của
doanh nghiệp mà không đi với cơ hội kiếm lời. Rủi ro tài chính thuần túy thường
9


không hấp dẫn, nó tạo cho nhà quản trị một tâm lý lo ngại về sự hiện diện của nó
trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu những kết quả bất lợi
xảy ra thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu các chi phí rủi ro.
Rủi ro tài chính suy đoán tồn tại khi cơ hội sinh lời đi với nguy cơ tổn thất do
quyết định kinh doanh đang cân nhắc. Rủi ro tài chính suy đoán có thể tạo nên một
tâm lý kỳ vọng về những cơ hội của doanh nghiệp khi chấp nhận một hành vi tài trợ
hay đầu tư nhằm đạt tới một kết quả kinh doanh với một tỷ lệ rủi ro tài chính suy
đoán nào đó.
* Căn cứ vào khả năng có thể chia sẻ hay không thể chia sẻ của rủi ro tài
chính, ta sẽ có hai dạng tồn tại của rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính cá biệt, có thể đa dạng hóa là những rủi ro gắn với từng chủ
thể cá biệt và nhà quản trị có thể giảm thiểu tổn thất thông qua đa dạng hóa.
Rủi ro tài chính hệ thống, không thể đa dạng hóa là rủi ro tài chính tác động
tới hầu hết các đối tượng trong đó việc đa dạng hóa không có tác dụng giảm thiểu

tổn thất.
* Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ của rủi ro tài chính:
Dựa vào nguồn phát sinh rủi ro có thể chia thành hai nhóm gồm nhóm rủi ro
nội sinh và nhóm rủi ro ngoại sinh
- Nhóm rủi ro nội sinh được sinh ra do quyết định tài chính của nhà quản
trị:
+ Rủi ro thanh khoản: Được thể hiện bằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+ Rủi ro phá sản (rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính): Là rủi ro phát sinh do
doanh nghiệp sử dụng vốn nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nhóm rủi ro ngoại sinh được sinh ra do biến động của các biến số tài
chính vĩ mô và môi trường kinh doanh bên ngoài:
+ Rủi ro tín dụng:
Đối với doanh nghiệp chấp nhận bán chịu, rủi ro tín dụng thể hiện khả năng
tổn thất do đối tác nhận nợ không hoàn trả đúng hạn số tiền nợ gốc và/hoặc lãi theo
thỏa thuận.

10


Đối với doanh nghiệp nắm giữ chứng khoán nợ, rủi ro tín dụng thể hiện khả
năng tổn thất do người phát hành (hoặc người bảo lãnh) chứng khoán nợ mất một
phần hoặc toàn bộ khả năng thanh toán lãi và/hoặc gốc khi chứng khoán đến hạn
thanh toán.
+ Rủi ro lãi suất:
Lãi suất thị trường thay đổi có thể đe dọa chi phí tài trợ và hiệu quả đầu tư
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nắm giữ chứng khoán nợ, rủi ro lãi suất thể
hiện khả năng tổn thất do lãi suất thị trường gia tăng làm suy giảm hiện giá của các
chứng khoán nợ trong danh mục đầu tư hiện hành.
+ Rủi ro hối đoái:
Ta có thể chia rủi ro hối đoái thành ba dạng cơ bản:

• Rủi ro hối đoái nghiệp vụ: tồn tại khi các nghiệp vụ tiền mặt trong tương lai
của một công ty chịu ảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá.
• Rủi ro hối đoái về kinh tế: tồn tại khi biến động tỷ giá hối đoái tác động tới
tổng thể các luồng tiền và hoạt động kinh doanh của công ty.
• Rủi ro hối đoái chuyển đổi: Phát sinh khi chuyển đổi và hợp nhất các báo
cáo tài chính của công ty mẹ, tổng công ty, tập đoàn.
1.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
Trong thời gian gần đây, nhiều tác giả đưa ra các quan niệm về rủi ro tài
chính.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống
kê, thì “Quản trị rủi ro tài chính là xác định mức độ rủi ro tài chính mà doanh
nghiệp chấp nhận, nhận diện và đo lường được mức độ rủi ro tài chính hiện nay của
doanh nghiệp đang gánh chịu và sử dụng các công cụ tài chính để điều chỉnh mức
độ rủi ro tài chính phù hợp với mức độ chấp nhận được”. Trong khái niệm này,
“mức độ chấp nhận được của doanh nghiệp về rủi ro là điểm mấu chốt. Nếu rủi ro
xảy ra trong phạm vi mức độ chấp nhận mà doanh nghiệp đã xác định thì doanh
nghiệp đã đạt được mục tiêu kiểm soát được rủi ro.

11


Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao
động - Xã hội cho rằng “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”. Doanh nghiệp
có thể sử dụng công cụ phái sinh và các công cụ tài chính khác để phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro. Như vậy, quản trị rủi ro tài chính là một phần của quản trị rủi ro.
Theo nghiên cứu của các tác giả khác, đứng dưới góc nhìn vào cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp phi tài chính thì “Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp là

quản trị quá trình tài trợ và đầu tư các quỹ của doanh nghiệp”
1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính
* Kiểm soát rủi ro tài chính:
Đây là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro. Tuy nhiên,
quản trị rủi ro tài chính tốt không ngăn được thiệt hại xảy ra mà chỉ có thể “điều
chỉnh mức độ rủi ro tài chính phù hợp với mức độ mong muốn”. Nghĩa là quản trị
rủi ro không đảm bảo rằng sẽ tạo ra môi trường không có rủi ro mà sẽ duy trì rủi ro
ở mức độ chấp nhận được. Điều này đơn giản là vì rủi ro tài chính liên quan đến
tương lai và chứa đựng yếu tố không chắc chắn.
* Biến rủi ro thành cơ hội:
Rủi ro không hoàn toàn đồng nghĩa thua lỗ hoặc thất bại, mà rủi ro cũng có
thể tạo ra cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu quan trọng khác của quản
trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài chính nói riêng là cần giúp doanh nghiệp
nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khả năng chuyển rủi ro thành lợi thế. Vì vậy, để
biến rủi ro thành cơ hội thành công thì doanh nghiệp luôn sẵn sàng sử dụng mọi
nguồn lực.
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tài chính
1.2.3.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro
Nhận dạng rủi ro tài chính là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các
rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nhằm xác định thông tin về nguồn hình thành rủi ro
tài chính, các hiểm họa, các nhân tố cấu thành rủi ro tài chính. Quá trình nhận dạng rủi

12


ro tài chính theo nghĩa rộng còn bao gồm việc liên kết các rủi ro và tìm kiếm, nhận
dạng, dự đoán các rủi ro mới mà nhà quản trị sẽ quan tâm trong tương lai.
a. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không có khả năng chi
trả. Trong hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro tín dụng phát sinh khi doanh nghiệp

bán chịu hàng hóa và nó thể hiện ở khả năng khách hàng mua chịu có thể chỉ trả nợ
được một phần hoặc không có khả năng trả nợ.
b. Nhận dạng rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro
này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng
có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Khi các doanh nghiệp là
khách hàng của ngân hàng thì rủi ro lãi suất có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không
khớp được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, việc
tiềm ẩn rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng cũng rất lớn.
Trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tài chính có thu nhập cố
định như tín phiếu và trái phiếu các loại, rủi ro lãi suất thể hiện khi lãi suất thay đổi
thì giá cả của các tài sản này thay đổi .
c. Nhận dạng rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt
động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. Rủi ro tỷ giá trong hoạt
động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia hoặc đối với các nhà đầu
tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Như vậy, cả đầu
tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá
trong hoạt động xuất nhập khẩu nhất là đối với các công ty có hoạt động xuất nhập
khẩu mạnh là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất . Sự thay đổi tỷ giá ngoại
tệ so với nội tệ sẽ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc phải trả bằng
ngoại tệ trong tương lai đã khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh
hưởng đáng kể. Chính điều này có thể xảy ra nghiêm trọng hơn đó là làm đảo lộn
kết quả kinh doanh. Rủi ro tỷ giá cũng được thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng
13


bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Việc vay vốn bằng ngoại tệ của doanh
nghiệp từ các ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá.

d) Phương pháp nhận dạng rủi ro
* Sử dụng bảng liệt kê (check-list) và biến thể: Bảng liệt kê được hình thành
từ một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu được các thông tin về nhận dạng rủi ro
tài chính. Bảng câu hỏi này có nhiều tác dụng nhắc nhở các nhà quản trị về rủi ro
tài chính có thể có, thu thập thông tin về các rủi ro tài chính và tổn thất có thể có và
cả việc hoàn thiện một quy trình nghiệp vụ cần thiết. Tùy thuộc vào đặc trưng hoạt
động của doanh nghiệp và kinh nghiệm, nhà quản trị rủi ro tài chính có thể xây
dựng và hoàn thiện một bảng liệt kê các rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Trên
thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng một bảng liệt kê có sẵn hoặc do chuyên gia tư
vấn cung cấp. Tùy theo kinh nghiệm và mục đích nghiên cứu, nhà quản trị rủi ro tài
chính có thể xây dựng các biến thể của bảng liệt kê như Bảng liệt kê phân nhóm,
Bảng liệt kê sơ đồ nhân quả.
* Phân tích báo cáo tài chính: Phương pháp này được đề xuất bởi
A.H.Criddle năm 1962, thông qua phân tích các yếu tố của hệ thống báo cáo tài
chính doanh nghiệp kết hợp với rủi ro tài chính được nhận dạng, phục vụ cho quản
trị rủi ro tài chính doanh nghiệp. Bằng cách phân tích bảng cân đối tài khoản, báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các tài liệu phụ trợ khác, nhà quản trị
rủi ro tài chính có thể xác định các rủi ro tài chính từ các nguồn rủi ro tác động tới
quá trình tài trợ, đầu tư và phân chia thu nhập của doanh nghiệp. Phương pháp này
khuyến nghị các doanh nghiệp nên bổ sung thêm các nguồn thông tin liên quan đến
nguồn rủi ro tài chính và những tổn thất có thể có. Khi từng khoản mục tài sản, từng
yếu tố được phân tích nhằm nhận dạng rủi ro tài chính, thì theo Criddle, phương
pháp này dễ hiểu, rõ ràng và xác thực, có thể dùng cho cả các nhà quản trị rủi ro tài
chính trong các doanh nghiệp và cho các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp. Có thể
thấy, cùng với bản liệt kê và các biến thể, thì các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận
lợi trong việc áp dụng phương pháp này. Trên thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam
có thể áp dụng hiệu quả phương pháp vì hệ thống 26 chuẩn mực kế toán đã được
hoàn thiện từ năm 2006.
14



*Phương pháp sử dụng lưu đồ: Doanh nghiệp có thể xây dựng một hay hàng
loạt các lưu đồ căn cứ vào quy trình nghiệp vụ, trên cơ sở đó, nhận dạng các rủi ro
tài chính có thể phát sinh. Các lưu đồ thường khởi nguồn từ đầu vào của mỗi quá
trình hoạt động, mỗi thương vụ và kết thúc ở đầu ra. Bằng cách này, nhà quản trị rủi
ro tài chính có thể gán công việc của mình với từng quy trình nghiệp vụ cụ thể của
doanh nghiệp. Do đó, phương pháp này sẽ đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp
đã bắt đầu chuẩn hóa quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
* Phương pháp giao tiếp trong nội bộ tổ chức: Đây là phương pháp hữu ích
mà các nhà quản trị rủi ro tài chính ít khi bỏ qua trong nhận dạng rủi ro tài chính của
doanh nghiệp, đó là thông qua giao tiếp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các
giao tiếp có thể bao gồm việc mở rộng giao tiếp các cán bộ và nhân viên quản lý ở các
bộ phận khác nhằm có được các thông tin đầy đủ về rủi ro tài chính của doanh nghiệp
thông qua các báo cáo của các bộ phận đề xướng nhằm thu được các thông tin đa chiều
cần thiết. Bởi lẽ các bộ phận khác cũng thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các
rủi ro tài chính mà chính bản thân nhà quản trị rủi ro lại bỏ sót. Hiệu quả và sự thành
công của nhà quản trị rủi ro tài chính phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần hợp tác của các
bộ phận. Khó khăn lớn nhất của nhà quản trị rủi ro tài chính khi áp đụng biện pháp này
là họ vừa muốn biết thông tin chính xác và kịp thời nhưng lại phải vượt qua trở ngại về
tâm lý của những người cung cấp thông tin từ các bộ phận khác, do không ai nói rằng
bộ phận của họ có thể tạo ra nguy cơ cho doanh nghiệp. Do vậy, mạng giao tiếp đa
chiều và đa tuyến là quan trọng và hữu ích, đồng thời, phải làm cho các nhà quản trị bộ
phận hiểu rằng việc phát hiện và nhận dạng rủi ro tài chính là có lợi cho bộ phận của họ
cũng như toàn doanh nghiệp.
* Phương pháp giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp: Để bổ sung cho
việc giao tiếp nội bộ doanh nghiệp, nhà quản trị rủi ro tài chính thiết lập kênh thông
tin trao đổi với các chuyên gia tư vấn kiểm soát rủi ro, và đặc biệt là các tổ chức
chuyên môn như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các trung tâm
nghiên cứu,... để có thể có thông tin hữu ích phục vụ cho nhận dạng rủi ro tài chính
của doanh nghiệp.

*Phương pháp phân tích hợp đồng: Rủi ro tài chính có thể liên quan đến các
15


×