Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Việt Nam (VIB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.14 KB, 14 trang )

, phân tích tín dụng; Ba là: Hạn
chế trong hoạt động xử lý rủi ro tín dụng; Bốn là: Trình độ của đội ngũ
CBTD còn hạn chế gây ra một số sai sót không đáng có trong phân tích đo
lường RRTD
+ “Nguyên nhân của những hạn chế: Từ phía ngân hàng cho vay là do:
Chưa tuân thủ quy trình cho vay; Hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu; Thông
tin tín dụng của Ngân hàng không đầy đủ và chính xác; Nhân sự của bộ phận


quản lý rủi ro còn hạn chế. “Từ phía khách hàng vay do: Sử dụng vốn sai mục
đích; Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay”, cố tình lừa đảo Ngân hàng;
Khả năng quản trị kinh doanh kém; Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu
kém, thiếu minh bạch. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài do: Điều kiện tự
nhiên không thuận lợi; Môi trường kinh doanh bất ổn; Môi trường pháp lý
chồng chéo, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất; Sự thanh tra, kiểm tra, giám
sát chưa hiệu quả của NHNN; Hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển.”
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
- Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam giai đoạn 2016 – 2020: Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, mang
đến nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và cạnh tranh theo nguyên tắc thị
trường. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 20 - 25% so với năm trước; Điều
chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, chủ yếu tập trung nguồn lực vào các ngành sản
xuất, xuất khẩu và ngành dịch vụ; Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tín dụng
trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và quản trị thanh khoản của ngân hàng; Bảo đảm nợ
xấu (Nợ nhóm 3, 4 và 5) chiếm tỷ lệ dưới 3%; Tăng cường năng lực
QTRRTD là xu hướng chủ chốt trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời xu
hướng tập trung đầu tư phát triển hệ thống thông tin quản trị và chuyển đổi
mô hình quản trị của các ngân hàng cũng ngày càng rõ rệt. Các ngân hàng
Việt Nam cũng ngày càng xác định rõ hơn chiến lược phát triển kinh doanh


của mình đồng thời hướng triển khai áp dụng mô hình quản trị theo đối tượng
khách hàng và nâng cao hệ thống thông tin quản trị của mình.
- Phương hướng chủ yếu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam: Tiết giảm chi phí và xử lý nợ
xấu; Hoàn thiện cơ chế tập trung, tối ưu hóa và tự động hóa quy trình Ban Dự
án chiến lược phối hợp cùng các Khối phòng ban Hội sở sẽ thành lập nhóm


điều phối lập kế hoạch triển khai Chương trình rà soát quy trình và hoàn thiện
cơ chế quản trị tập trung với mục tiêu hoàn thiện các cơ chế trọng yếu: Phê
duyệt tín dụng, Tài sản bảo đảm, Quản lý tài sản; Hoàn thiện cơ chế Quản trị
rủi ro, triển khai Basel 2.
- Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần quốc tế gồm: Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng; Nâng cao
hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Quốc tế; Nâng cao chất lượng nhân sự và cơ cấu tổ
chức.
- “Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước”
+ “Kiến nghị đối với Chính phủ: Trong hoạch định chính sách, không
những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà
còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng
thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho
các NHTM”
+ “Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: Hoàn thiện hệ thống pháp
luật ngân hàng; Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả; Công tác thanh tra;
Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng (CIC)”
IX. Kết luận


Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại trong hoạt động tín
dụng nói riêng và các hoạt động của Ngân hàng nói chung, góp phần tạo nên


tính ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam. Với lý do đó, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam” đã tập trung “giải quyết được những
vấn đề sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về”
quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, chỉ ra được những mặt tích cực, hạn
chế và nguyên nhân.
- Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.




×