Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

luận văn thạc sĩ chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh bo kẻo nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.95 KB, 113 trang )

1

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Laphothong Souliya


2

2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhân
được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cao học và trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Hà
Văn Sự, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành đề tài.
Do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân
thành của các thầy cô, bạn bè và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Laphothong Souliya


3

3

MỤC LỤC


4

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU


5

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TĂT
CHDCND
CNH, HĐH
KTNN
NN&PTNT
SXHH
KTNT
DCCKTNT

SXKD
CCKT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TĂT
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản xuất hàng hóa
Kinh tế nông thôn
Dịch chuyển kinh tế nông thôn
Sản xuất kinh doanh
Cơ cấu kinh tế


6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước CHDCND Lào đã và đang bước vào nền hội nhập kinh tế với những lợi thế
và thách thức. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển đất nước kể từ ngày giải
phóng năm 1975, nền kinh tế Lào có những chuyển biến đáng kể.Trong những năm
gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng
bình quân 7,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.800 USD giai đoạn 20152016. Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành công Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như các
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác giảm
nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống
còn 8,11%. Năm 2015 sẽ là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm năm lần thứ 7 và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát khỏi
danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016-2020). Đảng và nhà nước Lào luôn chú

trọng và có các chính sách tạo điều kiện cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ phát triển.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân Lào, là một
bộ phận trọng yếu đối vớiKinh tế Xã hội. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tiến
hành chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp đạt được những
hiệu quả quan trọng trên các mặt, góp phần nâng cao vai trò, vị trí và sức cạnh tranh
của nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội,tạo tiền đề được tăng trưởng kinh tế
và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, phát triển nông nghiệp
luôn luôn gắn liền với phát triển nông thôn. Lào là một nước sản xuất nông nghiệp lạc
hậu, chậm phát triển. Trong khu vực nông thôn, dân số tham gia phát triển nền kinh tế
nông nghiệp chiếm phần lớn có 70% là lao động nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp
trong những năm qua chiếm tỉ trọng 27% của GDP tức là cấu kinh tế nông nghiệp là
chủ yếu, giải quyết vẫn đề nông nghiệpvẫn là một trong những vấn đề trung tâm trong
đường lối của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.


7
Bo Kẻo là một trong ít tỉnh đã có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng với
thế mạnh về nông, lâm, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở
cửa tăng cường hợp tác và giao lưu với trên cả nước và quốc tế đã tạo đà phát triển
và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế, nông nghiệp. Lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Bo Kẻo hiện nay phát triển chận hơn một số tỉnh trong nước. Theo xu
hướng phát triển chung của Đảng và Nhà nước việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn
có của nông nghiệp, ở tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp trong quá
trình phát triển kinh tế- xã hội, nông nghiệp luôn được chú trọng và đạt được hiệu
quả khá cao, bộ máy nông nghiệp đã có sự đổi mới; nhiều ngành nghề truyền thống
được khôi phục tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyền dịch cơ cấu nông nghiệp và
giảm nghèo bền vững nhất là khu vực, miền núi nông thôn.
Trong thời kỳ đổi mới theo xu hướng phát triển chung việc sử dụng vốn có của
nông nghiệp, nông thôn ở trong tỉnh hạn chế và khó khăn.Những hạn chế về các điều

kiện tự nhiên, xã hội và những hạn chế do con người tác động vào thiên nhiên
không đúng quy luật đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội
trên địa bàn tỉnh Bo Kẻo, đặc biệt là khu vực nông nghiệp.
Vấn đề về sử dụng đất canh tác còn gặp nhiều bất cập: Diện tích hoang hóa
vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa là chủ yếu, cây công nghiệp ngắn ngày, chưa
được phát triển. Người nông dân ở vùng sâu vùng xa trong tỉnh đã biết chuyển sang
sản xuất hàng hóa nhưng cơ bản là sản xuất hàng hóa giản đơn. Người nông dân còn
cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình cây công nghiệp, cây ăn
quả,... song mô hình nào tối ưu vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.Việc sử dụng đất
dưới dạng đa canh lúa vẫn còn khó khăn, do quy trình sản xuất và tiêu thụ chưa
khép kín. Hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất
nông nghiệp.
Đời sống nhân dân làm nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa
tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp. Sản lượng lương thực hàng
năm tăng không ổn định, phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là


8
nguồn cá đồng và rừng tràm. Diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng.
Các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo đã được đưa vào thực
thi, bước đầu có hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo. Tuy nhiên, vẫn
chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Các chính sách còn thiếu thực tiễn,
thiếu nguồn lực hoạch định chính sách, và hạn chế trong vấn đề tài chính để có thể
thực thi chính sách hiệu quả.
Kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo phát triển nhanh hay chậm, phụ thuộc rất nhiều
vào các chính sách của tỉnh và của Nhà nước. Vì vậy, việc ban hành và thực thi các
chính sách kinh tế, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tỉnh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh

nghiệm thực tiễn cho thấy, chính sách phát triển nông nghiệp đóng một vai trò then
chốt trong sự phát triển của tỉnh Bo Kẻo. Nó góp phần tăng trưởng kinh tế của Bo
Kẻo nói riêng, và của Lào nói chung. Đồng thời, giải quyết được thất nghiệp, nâng
cao đời sống nhân dân của tỉnh.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài "Chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bo kẻo nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào "làm luận văn thạc sĩ
kinh tế, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách hiện nay ở Lào nói chung ở tỉnh
Bo Kẻo nói riêng.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi thấy có nhiều công trình nghiên cứu
cấp quốc gia, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, ngành, cũng như nhiều luận văn, luận án
tiến sĩ kinh tếở Việt Nam, và Lào đã đề cập đến các vấn đề về liên quan đến phát
triển kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh của Lào như:
* Các công trình nghiên cứu của nước CHDCND Lào:
- Luận văn Th.S Khoa Kinh tế chính trị của Học viên Phon Xay Nuôn Tha
Sinh, trường Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2015: “Kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hội nhập
quốc tế”. Luận văn nêu rõ tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh trong những
năm 2010-2015, thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.


9
- Luận án tiến sĩ kinh tế Khăm Pao: “Phát triển nông nghiệp Lào theo hướng
sản xuất hàng hóa”. Đưa ra được những giải pháp nhằm phát triển nền nông nghiệp
Lào trong thời gian tới. Là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng, có
thể ứng dụng vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp Lào.
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, của
Đuông Chăn Năn Tha. Luận văn đã chỉ rõ thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu ích
nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong

thời gian tới. Là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng, có thể ứng dụng
vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào”của Khăm Phong Phát Tha Ma Vông. Luận văn đã chỉ rõ thực trạng
phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đôm Xay. Đồng thời đưa ra được những giải
pháp hữu ích nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đôm Xay trong thời
gian tới. Là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng có thể ứng dụng vào
phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở tỉnh U Đôm Xay.
- Những phương hướng và biện pháp nhằm đưa tiến bộ khoa học - công nghệ
vào nông nghiệp CHDCND Lào của Khiển Si Thôn Thông Đam.
- “Kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hòa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào” của Sing Vong Xay. Luận văn đã chỉ rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hòa
Phăn. Đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu ích nhằm phát triển nền kinh tế nông
nghiệp nông nghiệp trong thời gian tới. Là một trong những công trình nghiên cứu
quan trọng, có thể ứng dụng vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hòa Phăn.
* Các công trình nghiên cứu trong nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam:
- Luận văn Thạc sỹ của Học viên Trần Xuân Châu (2016): “Những giải pháp cơ
bản nhằm đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam”. Luận văn đã
chỉ rõ thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam, đồng thời đưa ra được
những giải pháp hữu ích nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam trong


10
thời gian tới. Là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng, có thể ứng dụng
vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.
-“ Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ hậu
WTO” năm 2015- PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải. Bài luận đã trình bày một số nét khái
quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối
với nông nghiệp, nông thôn; duy trì phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn thời

kỳ hậu WTO.
- Công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo,
Nguyễn Văn Phúc ( năm 2015): “Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”, đã chỉ rõ được thực trạng sự
phát triển của nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời chỉ rõ
những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn vùng đó. Từ đó giúp các địa phương trong nước có hướng đi tích cực trong
việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Công trình nghiên cứu cấp nhà nước của Hà Lê Hằng ( năm2015): “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp”. Tác giả đã chỉ rõ tư
tưởng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Từ đó có
hướng để gắn công nghiệp với nông nghiệp, đưa nền kinh tế phát triển toàn diện.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn đa chiều về tình hình
kinh tế nông nghiệp của Lào, và một số các tỉnh của Lào: sự phát triển của nền kinh
tế Lào giai đoạn từ năm 2000-2015, trong đó nông nghiệp đóng vai trò then chốt
trong sự phát triển của Lào. Các công trình nghiên cứu cũng nêu được các biện
phát thúc đẩy kinh tế Lào như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư nước
ngoài, các chính sách giải quyết thất nghiệp, và đầu tư nguồn lực cho đất nước.
-Bộ Cẩm nang “Đào tạo và Thông tin về Phát triển Nông thôn Toàn diện”
Người dịch: Đặng Hữu Vĩnh, Hiệu chỉnh: Vũ Trọng Khải, 2016. Bộ Cẩm nang Đào
tạo và Thông tin này nhằm giúp đỡ những người trên lãnh thổ Việt Nam chịu trách
nhiệm hoạch định chính sách hoặc hoạt động trong nỗ lực to lớn của quốc gia để
phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề nông nghiệp và


11
phát triển nông thôn. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về chính
sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bo kẻo nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào. Các công trình nghiên cứu chưa phân tích rõ các chính sách phát triển kinh tế,

và các biện pháp còn xa rời thực tế. Vì vậy, những bất cập trong sự phát triển kinh
tến nói chung, và kinh tế nông nghiệp nói riêng chưa được giải quyết triệt để. Nhận
thức được vấn đề cấp bách đặt ra và sự nghiên cứu trên trường, tôi xin lựa chọn đề
tài: “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bo kẻo nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
Bài luận văn này được viết trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả từ các
nghiên cứu trước đây, cùng với việc tìm tòi, và nghiên cứu một số chính sách phát
triển kinh tế tỉnh Bo Kẻo, kết hợp với những kiến thức đã được học để đưa ra những
đề xuất mới phù hợp với tình hình hiện tại kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bo Kẻo.
3.Mục đích và đối tượng nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bo Kẻo.
- Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp.
- Phân tích thực trạng các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Bo
Kẻo từ năm 2011-2016, và các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo
cho tầm nhìn 2016-2020.
- Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo.
- Đề xuất các biện pháp để chính sách đạt hiệu quả, đồng thời đề xuất một số
chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo khác.
*Đối tượng nghiên cứu:
- Là tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp cấp tỉnh Bo Kẻo nước CHDCND Lào.


12
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo.
- Làm rõ thực trạng thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo

Kẻo.
- Đề ra các biện pháp để các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo
có hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Chính sách phát triển nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
-Phạm vi về không gian: Nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Bo Kẻo, nước
CHDCND Lào.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Bo Kẻo từ năm
2011-2016, định hướng chính sách phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn thông tin từ các báo cáo của Cục thống kê, Bộ Công thương Lào về
thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Lào, và của tỉnh Bo Kẻo.
Từ đây có thể thấy được thực trạng chung chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp
của tỉnh Bo Kẻo, để đưa ra các kết luận về điểm mạnh, yếu của các chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo và đưa ra các giải hoàn thiện chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp phù hợp nhất.
+ Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí,
Internet...chuyên ngành thương mại quốc tế và kinh tế thương mại.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: : Là phương pháp mà dữ liệu do người
nghiên cứu thu thập. Tôi tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu hộ sản xuất, doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước về nền kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo, những thuận lợi, khó
khăn và đồng thời tìm hiểu các mong muốn, yêu cầu của hộ nông dân, hợp tác xã,
doanh nghiệp. Từ đây, tôi kết luận được thành tựu đạt được và hạn chế của các
chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bo Kẻo, để có thể đưa ra các giải
pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Bo Kẻo.
*Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích: Để hệ thống hóa các dữ liệu nhằm minh họa những



13
nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra
những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính
của luận văn. Sau khi dùng các phương pháp thu thập số liệu trên thì đề tài sử dụng
phương pháp trình phân tích để thấy rõ được vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tíchcác
chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo trong các năm. Các số liệu so
sánh để thấy được hiệu quả của các chính sách đến kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo.
- Phương pháp thống kê: hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và
phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất
và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không
gian cụ thể. Từ các số liệu thống kê, bài luận văn đi đến phân tích và rút ra các nhận
xét khách quan nhất về các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp Bo Kẻo.
- Phương pháp tổng hợp: Từ các số liệu so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp
lại những điểm mạnh và hạn chế của các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp
Bo Kẻo.
- Phương pháp tư duy: Kết các phương pháp trên, dùng phương pháp tư duy
để thấy được sự logic, chặt chẽ trong từng con số, biểu đồ, bảng biểu,... Từ đó làm
rõ vấn đề của đề tài đưa ra
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài mục lục, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, hình vẽ danh
mục từ viết tắt, và lời mở đầu, thì kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp
trên địa bàn cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bo
Kor nước CHDCND Lào.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bo Kẻo nước CHDCND Lào đến năm 2020 và những năm tiếp theo.



14
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1 Một số lý luận chung về phát triển kinh tế nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp
*Khái niệm nông nghiệp:
- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:Nông nghiệp là quá trình sản xuất
lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi
trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công
việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các
nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ
và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của
xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi. Khái niệm này chỉ mới
nói đến nông nghiệp theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm hai ngành trồng trọt (cung cấp
lương thực) và chăn nuôi (cung cấp thực phẩm).
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào, định nghĩa nông nghiệp là:
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu
của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công
nghiệp. Trong nông nghiệp việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá
trình kinh tế quốc tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn
kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử
dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao
gồm hai ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất
ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành
chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm...



15
Trong nông nghiệp, ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đặc điểm của ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng ruộng đất hợp
lý thì độ màu mỡ của đất không bị cạn kiệt, mà tăng lên. Đặc trưng cho nông nghiệp
là tính chất thời vụ của những công việc quan trọng nhất về sản xuất, sản phẩm, là
sự tách rời khá lớn giữa thời gian sản xuất và thời kỳ làm việc do đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp tạo nên.
+ Theo nghĩa rộng. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm cả
nông, lâm và ngư nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền
kinh tế, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
+ Theo nghĩa hẹp. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
như lương thực thực phẩm cho con người và xã hội.
Trong bài luận văn này, khái niệm nông nghiệp được sử dụng theo khái niệm
nông nghiệp của Lào.
* Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp:
-Khái niệm kinh tế nông nghiệp:
Kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện
bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản
phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế
quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền nông nghiệp. Nói cách khác, hệ
thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân có ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Kinh tế nông nghiệp còn là một bộ môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế
của sản xuất nông nghiệp: Mối quan hệ giữa người với người, tác động vào sự vận dụng
cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông
nghiệp. Kinh tế nông nghiệp là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền với các quá trình



16
sinh học, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm
đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm cho xã hội.
Kinh tế nông nghiệp mang những nét đặc thù của một ngành mà đối tượng sản
xuất là những cơ thể sống. Nó gắn bó với các ngành kinh tế khác trên địa bàn nông
thôn. Đồng thời nó chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nông nghiệp ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài
người. Cùng với sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội hình
thành các ngành sản xuất khác nhau và cho phép tách sản xuất của các nhóm sản phẩm
thành những kinh tế sinh vật cụ thể, tương đối độc lập với nhau nhưng lại gắn bó mật
thiết với nhau.
Vì vậy, có thể hiểu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp: Nông nghiệp
theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm và ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp nó là một ngành
trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi. Ở luận văn này nông nghiệp được nghiên
cứu và tiếp cận theo nghĩa rộng.
-

Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có
đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi
quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết – khí hậu rất khác nhau, lịch sử hình thành các
loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau,
ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí
hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ
với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống
nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét.
+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều kiện

cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp. Đất đai quyết định
đến sự phát triển của nông nghiệp. Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, với các loại tư liệu
sản xuất khác trong quá trình xây dựng chúng bị hao mòn, nhưng đối với đất nếu biết


17
sử dụng hợp lý thì đất có thể ngày càng tốt hơn.
Đất đai thể hiện: Vị trí cố định; diện tích không gian bị giới hạn; vừa là tư liệu lao
động, vừa là đối tượng lao động, vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao
động của con người, vừa là bộ phận của lãnh thổ quốc gia mà Nhà nước là người đại
diện quản lý, vừa là kết quả khai phá, cải tạo, bảo vệ của nhiều thế hệ dân tộc, cộng
đồng làng xã, dòng họ, gia đình; đất đai, nếu được sử dụng và sử dụng hợp lý thì độ
màu mỡ sẽ không ngừng tăng lên, sản phẩm mang lại cho người lao động càng nhiều,
thu nhập sẽ càng cao.
Đất gắn liền với vị trí địa lý, địa hình. Cho nên mỗi vùng đều có một diện tích đất
cố định. Đất gắn chặt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, chịu ảnh hưởng
bởi khí hậu, thời tiết của vùng đó. Tùy vào điệu kiện từng vùng mà có phương thức sản
xuất phù hợp.
Tính cố định của đất đai gắn liền với điều kiện kinh tế của vùng. Trong nông
nghiệp điều đó là điều kiện để quyết định nền sản xuất sản phẩm nào thì thu được lợi
nhuận cao. Đối với công nghiệp thì đó là lực lượng lao động của vùng, điều kiện vận
chuyển vật tư hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với xây dựng thì đó là vị trí
công trình nhà xưởng, hạ tầng cơ sở...
+Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi. Các
loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát
triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều
kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy
cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động
trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối
cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong

bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản
xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây
trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện
có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất
cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.


18
Trong quá trình sản xuất của nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chỉ phát triển tốt
nhất khi có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất, nước, phân bón, môi trường sinh thái phù
hợp. Đây cũng là đặc điểm tạo khả năng sử dụng các giải pháp sinh học trong quá trình
phát triển ngành kinh tế nông nghiệp của đất nước.
+ Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt tiqt sản xuất nông nghiệp là quá trình tái
sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và
thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra
tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không
thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến
thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với
điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
cây trồng – loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và
tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn
thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan
trọng đối với nông dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông
nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái
rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với
chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên
đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời
vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp
thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ

chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc
thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề
dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nồng nhàn.
Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, quyết định đến
năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp và yêu cầu nhiều nhân lực trong một
thời gian ngắn, chủ yếu tập trung vào thời điểm làm đất, thu hoạch và gieo cấy.
+Trong hội nhập quốc tế, kinh tế nông nghiệp còn chịu sự ảnh hưởng của nền


19
kinh tế quốc dân, và mối quan hệ kinh tế giữa các nước.
Nông nghiệp nước CHDCND Lào đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp
nước ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất
thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát
triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao, nhiều khâu công việc được
thực hiện bằng máy móc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng
hợp hoặc tự động hoá. Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo
ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tỷ lệ dân số và lao động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Đời sống
người dân nông nghiệp và nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị.
Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao
động còn thấp v.v… Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khẳng định phát triển
nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị tự chủ,
nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, nhất
là về sản lượng lương thực. Sản xuất lương thực chẳng những trang trải được nhu
cầu trong nước, có dự trữ mà còn dư thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản

phẩm khác cngx phát triển khá, như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v… đã và đang là
nguồn xuất khẩu quan trọng. Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp
sang sản xuất hàng hoá. Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản
phẩm phi nông nghiệp.
Những thành tựu to lớn mà nước Lào đạt được trong hội nhập quốc tế thời kỳ
đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp là kết quả của cả một quá trình


20
thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế ngày càng sâu
rộng với khu vực và thế giới. Những thành tựu đó đã tạo thêm niềm tin để nước ta
càng vững bước trên đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở
ra trong thị trường quốc tế.


21
1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp
*Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế nông nghiệp:
Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế nông thôn của CHDCND Lào có sự
chuyển biến tích cực, nhưng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn một số nơi vẫn chưa thoát khỏi độc
canh, thuần nông. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông thôn các
ngành nghề ngoài nông nghiệp vẫn chưa phát triển.Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của Lào còn bất hợp lí,hiệu quả thấp chưa khai thác hết mọi tiềm năng của
đất nước và lợi thế sinh thái của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tếxã hội ở nông thôn. Do đó, phát triển kinh tế nông nghiệp là một tất yếu, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của thế giới.
Phát triển kinh tế nông nghiệp của CHDCND Lào là một tất yếu xuất phát từ
vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội, từ thực trạng cơ cấu

kinh tế nông thôn ,từ yêu cầu của CNH, HDH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Phát triển kinh tế nông nghiệp trước hết phải xuất phát từ vị trí của nông nghiệp và
thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Lào. Kinh tế nông nghiệp trước mắt cũng
như lâu dài vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở Lào.Trong
tương lai nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng bảo đảm các mặt hàng thiết
yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên địa bàn nông thôn
có gần 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động cho các ngành trong
nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lí có ý
nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hợp để phát triển nền kinh tế nói
chung và khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, CNH,HDH nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu để xây dựng Lào thành một nước công nghiệp. Trước hết phải chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng xoá bỏ tình trạng thuần nông,phát triển công
ngiệp và dịch vụ,thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá, phát
triển công nghiệp đăc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản phẩm.


22
CNH, HDH nông nghiệp nông thôn làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội như:
thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ văn
hoá, y tế, giáo dục ngày càng phát triển, là điều kiện vật chất quan trọng cho chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đô
thị hoá. Phát triển kinh tế nông nghiệp là do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Sự
phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới đã tạo đà cho nông
nghiệp và kinh tế nghiệp bắt nhịp vào quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, nó đang đặt ra cho nông nghiệp những yêu cầu mới, cũng như những thách
thức gay gắt trong sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế
đều được tiền tệ hoá. Cơ cấu nông nghiệp trong cơ chế thị trường trong cơ chế thị
trường cũng phải bảo đảm và tuân thủ các mối quan hệ đó. Thị trường phát triển đòi
hỏi cơ cấu kinh tếnông nghiệp cũng phải biến đổi theo hướng đa dạng hơn, tuân thủ

các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Nông nghiệp và các chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp không chỉ có nhiệm vụ tăng trưởng sản xuất lương thực
mà còn phải đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở
thành một bộ phận tích cực thúc đẩy nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
*Vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp:
- Thứ nhất, Cung cấp lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng của xã hội, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia:
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng. Nó tạo nên
sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên
liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp
khác. Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của người nông
dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải,
đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc
trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị
trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nông


23
nghiệp còn mang lại nguồn ngoại tệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Thông qua
nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất
nông nghiệp, Nhà nước sẽ thu được một nguồn ngân sách lớn, dùng đầu tư cho phát
triển kinh tế.
-Thứ hai, Tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần chủ
yếu trong giải quyết các vấn đề xã hội cho nông thôn:
Tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sẽ có những tác động to lớn đến tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế, đến thu nhập của người nông dân và việc giảm nghèo ở
nông thôn cũng như trên toàn quốc. Kinh tế nông nghiệp phát triển sẽ góp phần giảm
bớt tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nông thôn.

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước.
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng
nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng; khai thác tốt các điều kiện thuận
lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp,
nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội,
ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông


24
thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự
lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận,
dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
- Thứ ba, Góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Thực tế lịch sử cho thấy, công nghiệp ra đời từ cái nôi của nông nghiệp. Nhưng
khi đã trở thành ngành kinh tế độc lập thì mối quan hệ giữa chúng đã có sự biến đổi về
chất, nghĩa là công nghiệp và nông nghiệp đã trở thành những thực thể kinh tế độc lập
gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại, quyết định sự phát triển của nhau.
Nông nghiệp phát triển sẽ tạo tiền đề cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, góp
phần đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH đất nước. Ngành nông nghiệp phát triển dẫn đến
các ngành chế biến thức ăn,chăn nuôi phát triển. Tạo tiền đề cho ngành công nghiệp
phụ trợ phát triển. Và các ngành phụ trợ cần các công cụ, máy móc để sản xuất, chế
biến, do đó ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị phát triển. Đây là một vòng
tuần hoàn phát triển của đất nước.
-Thứ tư, Kinh tế nông nghiệp được phát triển đứng hướng sẽ góp phần bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, an ninh lương thực và tạo điều kiện để phát
triển văn hóa - xã hội ở nông thôn, xây đựng nông thôn mới:
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng các yếu tố tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết và các yếu tố đầu vào khác
như phân bón, thuốc trừ sâu... Đồng thời, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp như trồng
và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc có tác động trực tiếp
đến hệ sinh thái rừng, nguồn nước mặt và nước ngầm. Do đó, hoạt động sản xuất nông
nghiệp với các phương pháp canh tác hiệu quả, phù hợp bảo vệ các yếu tố tự nhiên và
cây trồng sẽ có tác động tích cực to lớn tới chất lượng của môi trường sinh thái.
Nông nghiệp là hoạt động chính của dân cư những vùng dân tộc ít người, biên


25
giới, vùng rừng đầu nguồn. Đó là những nơi có tẩm quan trọng đặc biệt ở Lào về chính
trị. Nơi đó, hoạt động nông nghiệp gần như là hoạt động duy nhất của dân cư. Phát
triển kinh tế nông nghiệp ở những vùng này sẽ tạo nguồn sinh kế ổn định và vững chắc
cho người dân, góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác rừng và các tài nguyên gây ô
nhiễm môi trường. Mặc khác, phát triển kinh tế nông nghiệp giúp cho người dân no đủ,
tạo ra sự ổn định về chính trị - xã hội ở những vùng này. Do đó, phát triển kinh tế nông

nghiệp ở những địa bàn trên có vai trò lớn trong ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và tài
nguyên, môi trường an ninh quốc phòng của quốc gia.
Trong sản xuất nông nghiệp, các phương pháp canh tác và thâm canh có tác động
rất lớn đến môi trường đất, nước và hệ sinh vật. Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các
phương pháp thâm canh tăng vụ với việc sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu có
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, tiêu diệt nhiều loài sinh vật.
Trong nông nghiệp, đất đai không thuần túy là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt
của nông - lâm - ngư nghiệp mà còn là môi trường tự nhiên gắn liền với nhiều yếu tố
sinh thái. Việc sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp gắn liền với sử dụng các yếu
tố nên tạo độ phì của đất, nước mặt, nước ngầm, hệ sinh vật... Do đó, sử dụng đất trong
sản xuất nông nghiệp hợp lý hay không có thể tăng độ hài hòa của hệ sinh thái hoặc
ngược lại có thể làm đất đai, môi trường sinh thái bị huy hoại.
- Thứ năm, Kinh tế nông nghiệp phát triển , góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế
quốc dân:
Nông nghiệp phát triển sẽ dẫn đến các ngành chế biến phát triển, dịch chuyển dần
cơ câu từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ. Góp phần phát triển bền vững của nền
kinh tế quốc dân.
- Thứ sáu, Kinh tế nông nghiệp là một tích cực góp phần thúc đẩy hội nhập
quốc tế:
Kinh tế nông nghiệp đã tác động bối cảnh giữa các nước trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Nó không chỉ cạnh tranh về sản phẩm nó còn cạnh tranh về năng suất, chất
lượng hàng nông sản, cạnh tranh về các phương thức giao dịch mua bán và dịch vụ
thanh toán và... Điều này đòi hỏi các nước phải lựa chọn sản phẩm để sản xuất, lựa


×