Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 124 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học của  
mình, cụ thể:
Tôi tên : Đỗ Thị Trang
Sinh ngày: 15/03/1989
Hiện công tác tại: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam
Mã số học viên: 1551140023
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giảng viên trường Đại  
học Thành Đông đặc biệt là PGS. Lê Hoàng Nga đã tận tình giúp đỡ  tôi  
hoàn thành luận văn này.
Tôi cam đoan: Luận văn “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại  
Công ty TNHH Mua bán nợ  Việt Nam (DATC)” là công trình nghiên cứu  
của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép  
bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu  
trong luận văn được sử  dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ  
ràng, minh bạch, có tính kế  thừa, phát triển từ  các tài liệu, tạp chí, các  
công trình nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.
                                                                 Hà Nội, ngày      tháng      năm 2017
                                                                      Tác giả luận văn 

                                                                                    Đỗ Thị Trang



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

AMC

Công ty quản lý tài sản

3

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á ­ Âu

4

BHXH

Bảo hiểm xã hội

5

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

6

DATC

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

7

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

8

KAMCO

Tổng Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc

9

NAMC

Công ty quản lý tài sản quốc gia


MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH
ST
T

Hình

1

Sơ đồ 1

Sơ đồ cơ cầu tổ chức DATC

43

2

Sơ đồ 2

Sơ đồ quy trình công tác đào tạo nguồn 
nhân lực tại DATC

51

3

Biểu đồ 
2.1

Học viên đánh giá chất lượng giảng viên 


63

4

Sơ đồ 3

Kiến nghị quy trình đào tạo cho DATC

80

Nội dung

Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 2.1

Cơ cấu lực lượng lao động tại DATC

49

2


Bảng 2.2

Nhu cầu đào tạo tại DATC

54

3

Bảng 2.3

Nhu cầu đào tạo theo nội dung tại DATC

55

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

7

Bảng 2.7


8

Bảng 2.8

9

Bảng 2.9

10
11
12
13

Nội dung

Kết quả  điều tra công tác xây định nhu 
cầu đào tạo tại DATC
Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tại 
DATC
Đánh giá mức độ  hiểu biết về  mục tiêu 
khóa học
Số   lượng   lao   động   được   đào   tạo   tại 
DATC
Kết   quả   khảo   sát   sự   phù   hợp   của   học 
viên đối với khóa học
Số lượng chương trình đào tạo tại DATC

Trình độ của giáo viên trong công ty tham 
gia giảng dạy

Số lượng khóa đào tạo theo hình thức tại 
Bảng 2.11
DATC
Kết quả  khảo sát về  hình thức đào tạo 
Bảng 2.12
tại DATC
Kết quả khảo sát công tác triển khai thực  
Bảng 2.13
hiện đào tạo
Bảng 2.10

Trang

56
57
58
59
60
61
62
64
64
66

14

Bảng 2.14 Chi phí dành cho đào tạo tại DATC

67


15

Bảng 2.15 Đánh giá chất lượng nhân lực sau đào tạo

69


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1.  Tính cấp thiết của đề tài 
Trong nền kinh tế  thị  trường, một doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế 
cạnh tranh và tạo cho mình chỗ đứng vững chắc thì yếu tố con người đóng 
vai trò rất quan trọng, và nguồn nhân lực được xem là tài sản vô cùng quý 
đối với các doanh nghiệp. Nhưng nếu nguồn nhân lực chất lượng không 
cao, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì cũng không tạo ra lợi thế 
cạnh tranh. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần có những phương pháp đào 
tạo mới, những chiến lược đầu tư  cho đào tạo và phát triển nguồn nhân 
lực cho công ty mình. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một 
chức năng quan trọng của quản trị  nhân lực. Nó là phương hướng quan 
trọng để  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhu cầu không thể 
thiếu đối với bất kỳ  loại hình tổ  chức nàoTrong nền kinh tế  thị  trường, 
một doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế  cạnh tranh và tạo cho mình chỗ 
đứng vững chắc thì yếu tố  con người đóng vai trò rất quan trọng. Doanh  
nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh thì đòi hỏi phải có một đội 
ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo. Để làm được 
điều đó, vấn đề  đào tạo nhân lực phải luôn được doanh nghiệp đặt vào  
mục tiêu chính cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Mua bán nợ  Việt Nam (DATC)  là doanh nghiệp Nhà 
nước hạng đặc biệt thuộc Bộ  Tài chính, hoạt động theo mô hình Công ty 

trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ  sở  hữu. Hoạt  
động của DATC không chỉ đơn thuần là kinh doanh vì lợi nhuận, mà DATC 
là doanh nghiệp đặc thù trong nền kinh tế, là định chế  tài chính để  Chính 
phủ  điều hành, thực hiện định hướng kinh tế, chính trị  của Đảng và Nhà  


8

nước, trợ giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng để đẩy nhanh 
quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN, thúc đẩy quá trình cổ phần 
hóa các doanh nghiệp nhằm nâng cao tiềm lực cho phát triển kinh tế và hội  
nhập. 
Để  đáp  ứng được mục tiêu của Chính phủ, Bộ  Tài chính và nâng cao  
năng lực cạnh tranh,  ổn định, bền vững và phát triển của doanh nghiệp 
trong nền kinh tế  trong thời gian tới, một thực tế đặt ra cho Công ty mua 
bán nợ ­ Bộ Tài chính là phải có một lực lượng lao động hiệu quả, có trình 
độ và kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán và xử lý nợ xấu đòi  
hỏi phải có sự thay đổi trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực  
của đơn vị. Đây là một ngành kinh doanh khá mới mẻ  tại Việt Nam và  
những kiến thức về lĩnh vực này chưa được giảng dạy tại các trường đại  
học hay các đơn vị giáo dục đào tạo trong cả nước. 
Tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động của mình, công tác đào tạo 
của DATC vẫn tồn tại những hạn chế  như  việc xây dựng kế  hoạch đào  
tạo hàng năm chưa sát thực tế, chưa chủ động triển khai kế hoạch đào tạo,  
chương trình đào tạo nghiệp vụ  dành riêng cho công ty nên luôn bị  động 
theo công việc, phát sinh tới đâu thì giải quyết tới đấy; chưa thực hiện  
đánh giá kết quả  đào tạo thường xuyên và định kỳ, chất lượng đào tạo 
nhân lực đáp ứng được công việc chưa cao.
Xuất phát từ  những lý do trên, tác giả  chọn đề  tài  “Nâng cao chất 
lượng  đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ  Việt Nam 

(DATC)” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng  


9

cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ 
Việt Nam.
­ Phát hiện những yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân lực của 
Công ty TNHH Mua bán nợ  Việt Nam và đề  xuất phương hướng đào tạo 
nhân lực cho Công ty phù hợp với phương hướng phát triển
­ Sau khi xác định những yếu kém trong công tác đào tạo nhân lực, 
kiến nghị một số giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực Công ty được đào 
tạo có chất lượng và đáp ứng được hiệu quả công việc.
Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: 
1. Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ  Việt  
Nam như thế nào?
2.  Nguyên nhân gây nên sự kém hiệu quả của chất lượng đào tạo tại  
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam?
3. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong Công  
ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam? 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
­ Hệ  thống hoá cơ  sở  lý luận cơ  bản về  đào tạo nhân lực của doanh  
nghiệp.
­ Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH 
Mua bán nợ Việt Nam; chỉ ra những thành công và hạn chế  chủ  yếu trong 
vấn đề này.
­ Đề xuất một số giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực Công ty được  
đào tạo có hiệu quả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
­   Đối   tượng   nghiên   cứu:   chất   lượng   đào   tạo   nhân   lực   tại   doanh  
nghiệp.


10

­ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về  không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng đào tạo 
nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn 
2015 – tháng 9/2017 và đến năm 2020, lấy năm 2017 là năm phân tích chính  
để phân tích tình hình đào tạo tại DATC
+ Về  nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề  lý luận vể 
thực trạng đào tạo và chất lượng đào tạo nhân lực tại DATC; những yếu 
tố   ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân lực và một số  giải pháp để  hoàn 
thiện công tác đào tạo nhân lực tại DATC.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, sử dụng hệ 
thống các nguyên lý, quan điểm liên quan đến công tác đào tạo làm cơ  sở.  
Từ  đó đặt vấn đề  đào tạo nhân lực trong mối quan hệ  với các hoạt động 
khác, nghiên cứu một cách tổng thể  các khía cạnh của công tác đào tạo  
nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
5.2. Phương pháp cụ thể
a) Phương pháp thống kê
Mục đích: Thu thập những thông tin chi tiết về công tác đào tạo nhân  
lực của Công ty theo thời gian và phạm vi nghiên cứu.
Cách tiến hành: thông qua các số liệu báo cáo thống kê của Công ty về 
hiện trạng hoạt động và công tác đào tạo nhận lực đang và đã diễn ra

b) Phương pháp tiếp cận khảo sát
­ Phương pháp bảng hỏi, điều tra trắc nhiệm


11

Mục đích: Thu thập thông tin về  tình hình đào tạo nhân sự  hiện tại  
của công ty dưới góc độ của những đối tượng được đào tạo.
Cách tiến hành:
+ Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo
+ Nội dung: Phiếu điều tra gồm 8­10 câu hỏi, các câu hỏi chủ  yếu là 
dạng trắc nhiệm, có các đáp án khác nhau theo kiểu bậc thang để  các đối 
tượng khác nhau  được lựa chọn.  Đưa ra một loạt câu hỏi  để  xác định 
những thái độ, kiến thức và kết quả mà những học viên thu thập được qua 
quá trình đào tạo. Cuối cùng là một hoặc hai câu hỏi mở  để  đối tượng  
được nêu ra ý kiến của mình về việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực  
tại công ty. (Phiếu điều tra trong phần phụ lục).
+ Tiến hành khảo sát: Số phiếu phát ra là 100 phiếu. Đối tượng khảo  
sát chủ yếu là cấp chuyên viên, nhân viên thừa hành phục vụ. Số phiếu thu  
về là 36 phiếu (đạt tỷ lệ 100%). 
­ Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Thu thập tình hình nhân sự  hiện tại của công ty và thực  
trạng công tác đào tạo nhân sự  tại công ty nhằm bổ  sung các thông tin đã  
thu thập được từ điều tra bảng hỏi.
Cách tiến hành:
+ Xây dựng câu hỏi phỏng vấn để  thảo luận trên cơ  sở nội dung của 
công tác đào tạo nhân lực để có các thông tin đầy đủ hơn. 
+ Nội dung: gồm 5 –10 câu hỏi chính. Nội dung các câu hỏi đều xoay  
quanh vấn đề đào tạo nhân sự của công ty.
+ Tiến hành phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Xác định thời 

gian phỏng vấn trong năm 2017 để  có những thông tin được cập nhật mới 
nhất. Đối tượng phỏng vấn là ông Ngô Anh Thuỷ  ­ Phó Trưởng ban Tổ 


12

chức nhân sự và chị Đinh Thị Phương Thuỷ ­ Chuyên viên làm công tác đào  
tạo tại Ban Tổ chức nhân sự ­ DATC. (Câu hỏi phỏng vấn trong phần phụ 
lục)
b) Phương pháp xử lý dữ liệu
­ Phương pháp so sánh: So sánh tình hình lao động, cơ  cấu lao động, 
nhu cầu đào tạo, phân tích sự thay đổi trong kế hoạch và chương trình đào 
tạo nhân sự qua từng năm. So sánh các mặt tương đối, tuyệt đối, từ đó nêu 
và phân tích những  ưu điểm, nhược điểm cũng như  tìm nguyên nhân vấn 
đề. Các kết quả điều tra sau khi được thu hồi được đưa vào công cụ thống 
kê excel để  thống kê mô tả, từ  đó vẽ  biểu đồ  so sánh, biểu đồ  tỷ  lệ, biểu 
đồ xu hướng,... đồng thời tính toán các giá trị trung bình, độ lệch từ đó phân 
tích so sánh các diễn biến theo thời gian.
­ Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp tất cả các dữ liệu đã thu 
thập được để có đượccái nhìn tổng quát trong tổng thể nghiên cứu.Khi dữ 
liệu được thu thập về, phân loại và tổ chức theo các lĩnh vực và yếu tố đã 
thiết lập.
Sau khi phân tích số  liệu thu thập được, cần đưa ra được kết quả  là  
yếu tố  nào trong mô hình nghiên cứu  ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng  
đến đối tượng được nghiên cứu đề từ đó có thể đưa ra được các giải pháp  
chiến lược phù hợp và khả  thi nhất để  hoàn thiện công tác đào tạo nhân  
lực của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở  đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận 
văn kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ  sở  lý luận về  chất lượng đào tạo nhân lực của doanh  
nghiệp.


13

Chương 2. Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực tại công ty TNHH 
Mua bán nợ Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại Công 
ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Trên thế  giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới nguồn  
nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân 
lực trong một tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.
Tác giả  Nguyên Ng
̃
ọc Quân va c
̀ ộng sự  (2012, trang 153)  cho răng
̀  
“Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể  các hoạt động học tập có tổ  chức 
được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để  tạo ra sự  thay  
đổi hành vi nghề  nghiệp của người lao động”. Quan điêm cua cac tac gia
̉
̉
́ ́
̉ 
trên vê phat triên nguôn nhân l
̀ ́
̉
̀

ực trong doanh nghiệp nhin chung đêu thiên
̀
̀
 
vê cac ho
̀ ́ ạt động học tập ma tô ch
̀ ̉ ức cung câp cho ng
́
ười lao động. Nghĩa là  
hoạt động phát triển nguồn nhân lực se chi xet trên góc đ
̃ ̉ ́
ộ  phát triển chất 
lượng nguồn nhân lực chứ không xet đ
́ ến việc tăng lên về  số lượng người  
lao động. 
Phan Thị  Mỹ Dung (2012) trong nghiên cứu “Đào tạo nguồn nhân lực 
tại ngân hàng Thương Mại cổ  phần Á Châu” cho rằng nguồn nhân lực là 
nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố quyết định sự thành bại 
của tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp hữu hiệu nhất để thực 
hiện mục tiêu duy trì, phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Tác giả cũng 
khẳng định để  khai thác nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu 
quả  các doanh nghiệp phải đào tạo nguồn nhân lực của mình phù hợp với  
tình hình, định hướng của doanh nghiệp. 


14

Nguyên Đăng Th
̃
ắng (2013) trong nghiên cứu: “Đào tạo và phát triển 

nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội” cho rằng đào 
tạo nguồn nhân lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, giúp 
doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả  sản xuất kinh doanh 
và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 
Vũ Hùng Phương (2014) trong nghiên cứu  “ Đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực quản lý trong xu thế  hội nhập kinh tế  quốc tế ­ tập đoàn  
công nghiệp than ­ khoáng sản Việt Nam” có quan điểm nguồn nhân lực 
được coi là nguồn lực nội chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội, có ưu 
thế nổi bật là không có giới hạn hay vô tận nếu biết bồi dưỡng, khai thác,  
sử  dụng hợp lý. Trong xu thế  hội nhập kinh tế  quốc tế  và bối cảnh thế 
giới có nhiều biến động thì phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia, những  
doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo tác giả để đạt được  
kết quả  cao trong đào tạo cần kết hợp linh hoạt, hiệu quả  các hình thức 
đào tạo, bồi dưỡng. Và tác giả  cho rằng yếu tố  văn hóa được xem là sức  
mạnh mềm của một quốc gia, 1 tổ chức. Vì vậy cần coi trọng yếu tố văn 
hóa bao gồm văn hóa của quốc gia và văn hóa của doanh nghiệp trong đào 
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là cũng là điểm nổi bật trong chiến  
lược phát triển nguồn nhân lực của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc mà 
các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi. 
Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Xuân Tình (2012): Năm 2012, 
tác giả Lê Xuân Tình chọn chủ đề  nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công 
tác quản trị nhân lực tại Công ty Mua bán nợ ­ Bộ Tài chính” để thực hiện 
luận văn thạc sỹ kinh tế và đã bảo vệ thành công tại trường Học viên Công  
nghệ  Bưu chính viễn thông. Tác giả  đã tiến hành thu thập thông tin tại 
Công ty Mua bán nợ Việt Nam (khi đó mang tên Công ty Mua bán nợ và tài 


15

sản tồn đọng của doanh nghiệp ­ DATC). Dựa trên một số  lý thuyết làm 

nền tảng và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã đưa ra các lập luận và 
kiến nghị khác vững vàng. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế chính tác động 
đến công tác quản trị  nhân sự  tại DATC: (1) Chất lượng công tác tuyển 
dụng chưa thực sự  cao, chưa sát thực tế  yêu cầu công việc; (2) Việc sắp 
xếp cán bộ, viên chức chưa hiệu quả; (3) Công tác đãi ngộ, trả  lương còn 
cào bằng, chưa thực sự khuyến khích hết động lực của người lao động và 
(4) Công tác đào tạo còn đơn giản, nặng về  hình thức, chưa có công tác  
đánh giá hiệu quả  đào tạo và đưa ra một số  giải pháp nhằm cải thiện  
những hạn chế trên. Luận văn của tác giả Lê Xuân Tình đã được hội đồng  
đánh giá cao thông qua phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được. Tuy 
nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế do hiện tại quy mô và mô hình tổ 
chức, hoạt động của DATC đã có sự  thay đổi so với thời điểm năm 2012 
nhưng kết quả  nghiên cứu của công trình này cũng đã góp phần mở  ra 
những hướng nghiên cứu mới cho các tác giả về sau.
Báo cáo Dự án Soát xét và đánh giá sơ bộ cơ sở pháp lý, các vấn đề  
về tài chính và yêu cầu nâng cao năng lực cho hoạt động của DATC thuộc  
Giai đoạn 1 Chương trình “Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hỗ  trợ  
quản trị công ty” tài trợ  bởi Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Báo cáo 
được hoàn thành vào tháng 3/2012 với sự  tham gia của các chuyên gia tư 
vấn trong nước (thuộc Công ty tư vấn Mekong LLC) và chuyên gia tư vấn 
quốc tế  (ADB). Qua nhiều lần làm việc trực tiếp, nghiên cứu, tổng hợp ý 
kiến của các cán bộ liên quan của DATC và Bộ Tài chính; tổ chức các buổi  
hội thảo để  thống nhất những vấn  đề  có  liên quan; cân nhắc các kinh  
nghiệm từ các nền kinh tế trong khu vực và thế giới trong vấn đề xử lý nợ 
xấu và tài sản tồn đọng, các chuyên gia đã rà soát các vấn đề  về  tài chính  


16

và hoạt động của DATC; phân tích về  yêu cầu nâng cao năng lực hoạt  

động của DATC trong đó có nội dung về nhân sự và phát triển nguồn nhân  
lực để  đối phó với khối lượng gia tăng các trường hợp nợ  xấu yêu cầu 
được DATC xử lý tại Việt Nam. Trên cơ sở đó báo cáo đã xác định và kiến 
nghị  một số  kỹ  năng và chương trình đào tạo theo từng bộ  phận chuyên  
môn nghiệp vụ của DATC. Nhìn chung, báo cáo của ADB đã chỉ ra các vấn 
đề còn tồn tại về trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ  của DATC và đề  ra 
các giải pháp khắc phục tương  ứng. Tuy nhiên do một số  vướng mắc về 
mặt pháp lý, chế độ chính sách liên quan đến DATC nên việc thực hiện áp  
dụng những biện pháp mà tổ  tư  vấn đưa ra vẫn chưa thực sự  hiệu quả, 
khả thi. 
“Apractical guide to an effective National AMC” – Báo cáo khoa học  
của tác giả Thomas Rose thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank) thực hiện  
vào tháng 3/2005.   Báo cáo này được trình bày như  một văn bản “hướng 
dẫn” tập trung vào tầm quan trọng của việc thành lập một cơ quan quản lý  
nợ và tài sản của quốc gia (AMC) và tiềm năng của thị trường này. Báo cáo 
cung cấp những vấn đề  cần nghiên cứu đối với các nhà quản trị  trong các 
mặt như mục tiêu, kỳ  vọng, khả  năng gia nhập thị  trường của tổ  chức và 
năng lực hoạt động và quản lý cần thiết của tổ  chức đó. Đặc biệt tầm  
quan trọng của một đội ngũ nhân sự làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và 
quản lý có chất lượng cao được nêu rõ trong mục “Operational Issues”. 
Trong đó nêu lên những yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm của người lao  
động, những đề xuất gợi ý trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự 
trong một AMC của quốc gia. Báo cáo mang tính tổng quát cao, bao trùm 
rất nhiều vấn đề  liên quan đến việc thành lập một AMC nhưng còn mang  
tính vĩ mô, việc thực hiện và áp dụng còn phải tính đến tình hình thực tế 


17

tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên những vấn đề  trong báo cáo cũng có giá trị 

tham khảo lớn khi xét đến những yêu cầu cần phải có để  tiến hành định 
hướng nhu cầu đào tạo nhân lực tại DATC.  
“ASEM   TRUST   FUND:   IMPLEMENTATION   COMPLETION  
REPORT Korea ­ Financial Sector Advisory Services ­ TF021183” năm 2005  
– Báo cáo khoa học của tác giả Robert Liu thuộc khuôn khổ các hoạt động  
nghiên cứu tư vấn tài trợ bởi Quỹ ASEM Trust Fund thuộc Ngân hàng Thế  
giới  (WorldBank).  Trong báo cáo này, KAMCO của Hàn Quốc được sử 
dụng như một ví dụ về kinh nghiệm tổ chức đào tạo nguồn nhân lực (đặc  
biệt là nhân lực chuyên môn cao về tài chính) được hỗ trợ một phần về tài 
chính bởi ASEM Strust Fund  khi mới thành lập để  trở  thành một công ty 
dẫn đầu trong ngành quản lý nợ  và tài sản tại Hàn Quốc. Trong đó mô tả 
quá trình đào tạo về mặt nhân sự của KAMCO nhằm trang bị cho các nhân  
viên của mình những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý, xử lý nợ 
và tài sản tồn đọng, đồng thời chia sẻ  trao đổi kinh nghiệm với các đồng 
nghiệp từ  các công ty cùng lĩnh vực của Hàn Quốc. Những năm gần đây,  
KAMCO cũng đã hỗ  trợ  DATC rất nhiều trong công tác tăng cường năng 
lực hoạt động, chia sẻ  những kinh nghiệm quý báu của mình về  công tác 
xử lý nợ xấu, tái cấu trúc các doanh nghiệp, tổng công ty và nâng cao năng 
lực tổ chức hoạt động. Nhiều đoàn cán bộ của DATC đã được cử sang Hàn  
Quốc tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn để học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
 Các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với 
tổ  chức, chỉ  ra sự  cần thiết phải thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cũng 
như đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo 
của từng tổ chức cụ thể. Song nếu nâng cao công tác đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực mà không chú trọng xem thành quả là chất lượng nhân lực  


18

sau khi được đào tạo có đáp  ứng được công việc hay không thì nâng cao 

công tác đào tạo có ý nghĩa hay không? Nắm bắt được sự  quan trọng của  
chất lượng đào tạo, luận văn  “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại 
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC)” sẽ đi sâu khai thác làm thế 
nào để nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực tại DATC có thể đáp ứng 
được công việc một các hiệu quả, bắt kịp giai đoạn công nghiệp hóa hiện 
hóa và tự tin trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.


19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO 
TẠO NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản 
1.1.1. Khái niệm về nhân lực
– Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một 
tổ  chức hay xã hội  (kể  cả  những thành viên trong ban lãnh  đạo doanh 
nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức,  
khả  năng, hành vi  ứng xử  và giá trị  đạo đức để  thành lập, duy trì và phát  
triển doanh nghiệp.
Như  vậy, nhân lực là toàn bộ  khả  năng thể  lực và trí lực của con 
gười tham gia vào quá trình lao dộng, là tổng thể các yếu tố về thể chất và 
tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nhân lực là tổng thể  số 
lượng và chất lượng những người nhân lực đáp ứng nhu cầu nhất định về 
loại  hình lao động tương  ứng của mỗi doanh nghiệp, tổ  chức trên thị 
trường. Nói cách khác, nhân lực được hiểu là lực lượng lao động với kỹ 
năng nhất định để  làm công việc nào đó mà xã hội hay thị  trường có nhu  
cầu. Cấu thành nhân lực là số  lượng nhân lực bao gồm tổng thể  những 
người trong độ  tuổi lao động và thời gian làm việc có thể  huy động của 
họ. Chất lượng nhân lực: thể  hiện  ở giới tính, sức khỏe, trình độ  chuyên 
môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc của người lao động.

– Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể 
lực và trí lực. Thể  lực phụ  thuộc vào tình trạng sức khoẻ  của con người, 
mức sống, thu nhập, chế độ  ăn uống, chế  độ  làm việc, nghỉ  ngơi v.v.. Trí  
lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu 
cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v..


20

– Các hoạt động sử dụng và phát triển sức tiềm tàng của nguồn nhân 
lực: hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng v.v..
– Mục đích là nhằm đạt được mục tiêu của tổ  chức và duy trì phát 
triển sức tiềm tàng của con người. Tổ  chức có thể  là một hãng sản xuất, 
một công ty bảo hiểm, một cơ  quan của nhà nước, một bệnh viện, một  
viện đại học, liên đoàn lao động, nhà thờ, hãng hàng không hay quân đội… 
Tổ  chức đó có thể lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp. Ngày nay tổ  chức 
có thể là một tổ chức chính trị hay một tổ chức vận động tranh cử.
Như vậy quản trị nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức bất kể tổ 
chức đó có phòng hoặc bộ phận quản trị nhân sự hay không. quản trị nguồn 
nhân lực là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị và nó có gốc rễ 
cùng các nhánh trải rộng khắp nơi trong một tổ chức.
1.1.2. Đào tạo trong doanh nghiệp
Thứ  nhất, theo từ  điển Tiếng Việt, “đào tạo được hiểu là việc: làm 
cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”.
Thứ  hai, “Đào tạo là quá trình trang bị  kiến thức nhất định về  mặt 
chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để  họ  có thể  đảm nhận được 
một công việc nhất định”.
Thứ  ba, từ  góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, khái 
niệm tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có  
tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và 

thực tiễn, tạo ra năng lực để  thực hiện thành công một hoạt động xã hội 
(nghề nghiệp) cần thiết”.
Hay nói cách khác, đào tạo đề  cập đến việc dạy các kỹ  năng thực  
hành, nghề  nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ  thể, để 
người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một 


21

cách có hệ  thống để  chuẩn bị  cho người đó thích nghi với cuộc sống và 
khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo 
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Mục tiêu của đào tạo trong doanh nghiệp là tạo ra nguồn nhân lực có  
chất lượng đáp  ứng tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có đạo đức,  
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe 
nhằm  tạo điều kiện cho người sau khi đào tạo đáp ứng được các yêu cầu 
công việc trong hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp
Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân  
lực được cụ thể bằng mô hình sau:

Sơ đồ 1. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo

(Nguồn: Giáo trình Quản trị nhân lực­ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Tr 176)


22

1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được hiểu là sự thiếu hụt khả năng thực hiện công 
việc của người lao động so với yêu cầu của công việc về một lĩnh vực nào  
đó. Do đó việc xác định nhu cầu đào tạo là một bước rất quan trọng đối với 
công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. Vì dựa vào nó mà doanh  
nghiệp mới có thể  đưa ra được kế  hoạch đào tạo cụ  thể  cho từng khoá  
cũng như kinh phí bỏ ra để tổ chức đào tạo. 
Để đưa ra được nhu cầu đào tạo một cách chính xác và phù hợp với  
chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải  
căn cứ  vào bản phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, quy  
hoạch sử dụng và thăng tiến cán bộ. Các doanh nghiệp muốn xác định nhu  
cầu đào tạo thì cần phải xem xét toàn diện các yêu cầu của công việc, nhu  
cầu của cá nhân người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp.
 
 
 
 
 

Phân tích nhu 
cầu của người 
lao động 

Xác định 
nhu cầu 
đào tạo 

 
 
 
 


Phân tích nhu 
cầu của 
doanh nghiệp 
 

Phân tích yêu 
cầu của công 
việc 


23

Sơ đồ 2. Xác định nhu cầu đào tạo

(Nguồn: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức công 
­ ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Tr. 139)

Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp là việc xác định những mục tiêu, 
kết qủa kinh doanh cần đạt được trong một năm hay một thời kỳ nhất định, 
những chính sách về  sử  dụng và thăng tiến cán bộ. Từ  đó đưa ra được  
những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đó trong đó có biện pháp về 
nguồn nhân lực. Và đó là cơ sở để doanh nghiệp xác định được hướng đào  
tạo tổng thể cho đơn vị mình để có được nguồn lực đáp ứng được yêu cầu  
về cả số lượng và chất lượng.
Phân tích yêu cầu của công việc là việc xem xét những yêu cầu về các 
kiến thức, kỹ  năng, hành vi mà người lao động cần phải có để  thực hiện 
một công việc cụ thể. Đồng thời dựa vào đánh giá kiến thức, kỹ năng, khả 
năng hiện có của người đảm nhận công việc với khung năng lực công việc 
mà doanh nghiệp sẽ xác định những kiến thức, kỹ năng mà người lao động 

còn thiếu, cần phải được bổ  sung để  đạt hiệu quả  công việc tốt nhất.  
Trong bước phân tích này thì doanh nghiệp sẽ xác định được cụ thể những 
kỹ năng nào cần được đào tạo và ai cần được đào tạo.
Phân tích người lao động là dựa vào những đặc điểm về năng lực cá  
nhân, kết quả thực hiện công việc và động cơ lao động của họ để phân tích 
nhu cầu đào tạo của cá nhân người lao động theo các tiêu chí khối lượng,  
chất lượng công việc hoàn thành và tinh thần hợp tác trong công việc. Nhu  
cầu đào tạo từ  bản thân của nhân viên xuất hiện khi nhận công việc mới 
với trách nhiệm cao hơn; hoặc khi được đề bạt công việc đòi hỏi khả năng  
cao hơn; khi đã hoàn thành tốt công việc đang đảm nhận; khi cảm thấy  
mình sẽ  có triển vọng sẽ  được phân công công việc cao hơn trong tương 
lai.


24

Với cách xác định nhu cầu dào tạo như  vậy sẽ  đảm bảo được tính 
chính xác và thực sự  phù hợp với hoàn cảnh thực tế  của doanh nghiệp.  
Đồng thời cũng tạo động lực cho người lao động tham gia đào tạo khi việc  
đào tạo thực sự phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của họ.
1.2.2. Xác định kế hoạch và chương trình đào tạo nhân lực
Muốn xây dựng được kế  hoạch đào tạo thì xây dựng bản kế  hoạch  
hoá nguồn nhân lực lấy đó làm căn cứ thiết kế hệ thống các kế  hoạch cho  
công tác đào tạo
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu 
về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu của công việc của tổ chức và xây  
dựng các kế hoạch đào tạo đáp ứng được các nhu cầu đó.
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực gồm các hoạt động như ước tính xem 
cần bao nhiêu người có trình độ  lành nghề  thích  ứng để  thực hiện các 
nhiệm vụ  đã đặt ra (Cầu nhân lực);  ước tính có bao nhiêu người sẽ  làm  

việc cho tổ chức (Cung nhân lực); lựa chọn các giải pháp để  cân đối cung  
và   cầu   nhân   lực   của   tổ   chức   tại   thời   điểm   thích   ứng   trong   tương   lai. 
(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm ­ Giáo  
trình Quản trị nhân lực, trang 65)
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực gồm có 3 loại:
­ Kế  hoạch ngắn hạn 1 năm trở  xuống, thường đưa ra các mục tiêu  
thực hiện và kế hoạch tác nghiệp của một năm.
­ Kế hoạch trung hạn từ 1 năm trở lên đến 3 năm
­ Kế hoạch dài hạn từ 3 năm trở lên nhằm dự đoán số  lao động cần 
có trong tương lai để  các doanh nghiệp có nguồn nhân lực dự  phòng phù 
hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của đơn vị mình.


25

Mặt khác kế  hoạch hoá nguồn nhân lực trong ngắn hạn thường sát  
với thực tế  và phù hợp với những biến động của các doanh nghiệp nên 
thường áp dụng. Kế hoạch dài hạn áp dụng đối với những chiến lược phát 
triển nguồn nhân lực trong đó có những chiến lược về đào tạo.
Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo:
Việc xây dựng kế  hoạch đào tạo nguồn nhân lực là công việc đầu  
tiên và quan trọng nhất đối với công tác đào tạo.  Xét về phía nhân viên, bạn 
phải đánh giá được cơ  cấu, trình độ, kỹ  năng, kinh nghiệm, thái độ  làm 
việc, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi nhân viên. Xét về  phía doanh 
nghiệp, bạn phải xem xét các chính sách quản lý nguồn nhân lực, mục tiêu, 
kế hoạch hoạt động, môi trường làm việc..của doanh nghiệp.Vì thế muốn 
xây dựng kế hoạch đào tạo được chính xác, hợp lý cần căn cứ vào các yếu  
tố như:
Những yếu tố phân tích về mặt hệ thống:
­ Tập trung phân tích về  số  lượng, cơ  cấu, trình độ, kỹ  năng, kinh  

nghiệm, năng lực làm việc thái độ làm việc và các phẩm chất cá nhân của 
các lao động trong doanh nghiệp. 
­ Xác định loại hình hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan 
hệ công việc giữa các đơn vị và cá nhân trong doanh nghiệp. 
­ Các chính sách quản lý nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo,khen 
thưởng, kỷ luật v.v.) và các chủ  trương chính sách khác của doanh nghiệp 
(nguồn tài chính, các chính sách khuyến khích và chế độ hỗ trợ…)
­ Chủ trương, chính sách của chính phủ, doanh nghiệp.
Những yếu tố phân tích về mặt quá trình:
­ Tìm hiểu mức độ hấp dẫn của công việc đối với nhân viên, sự thỏa 
mãn của nhân viên đối với công việc đang đảm nhiệm; 


×