Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Triết học số 49 - Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.29 KB, 13 trang )

Lời nói đầu
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu 
thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn 
giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác­Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất 
yếu khách quan, mang tính phổ  biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Xác 
định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải 
pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật  
phát triển. Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh  
tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện 
nay, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản 
xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực  
vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ 
hội cho sự  phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc 
gia, nhất là các quốc gia đang  ở  trình độ  kém phát triển như  Việt Nam. Vì  
toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo 
ngược. Trong điều kiện thế  giới ngày nay, các quốc gia không thể  tẩy chay  
hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. Vấn đề  đối 
với các quốc gia là, phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua 
thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng thời phải có ý thức giữ vững chủ quyền  
quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia dân tộc 
mình đến chỗ  phát triển và phồn vinh. Tức là phải tìm ra các giải pháp phù 
hợp để  giải quyết tốt mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế  độc lập tự  chủ  với  
hội nhập kinh tế quốc tế.

1


Trước yêu cầu thực tế  đặt ra như  vậy, nên tôi đã chọn đề  tài nghiên  
cứu "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa 
xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế".


Kết cấu bài viết gồm hai phần:
Phần I là lí luận phép biện chứng về  mâu thuẫn, trong đó đưa ra định  
nghĩa về mâu thuẫn, các loại mâu thuẫn và mối quan hệ giữa chúng.
Phần II là phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế  độc lập tự  chủ 
với hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị để giải quyết  
một cách tốt nhất các mâu thuẫn đó.
Chọn đề  tài phù hợp với bản thân, em lập kế  hoạch nghiên cứu và đã  
trải qua quá trình nghiên cứu khoa học thực sự, từ  thu thập, xử lý thông tin 
đến tổng hợp và viết báo cáo. Bài tiểu luận đã phản ánh một nhãn quan khoa 
học của người viết về lí luận mâu thuẫn và xử lý mâu thuẫn trong thực tiễn  
giữa xây dựng kinh tế  độc lập tự  chủ  với hội nhập kinh tế  quốc tế. Tuy  
nhiên, do hạn chế  về  thời gian và trình độ  nhận thức, bài viết không tránh 
khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự  góp ý của các thầy cô và những 
người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn. 
Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Quang Thọ 
và TS Phạm Văn Sinh, những người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt 
bài tiểu luận này!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2003

2


Phần I
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN

1. Khái niệm về mâu thuẫn
Mâu thuẫn của sự  vật, của thế  giới đã được rất nhiều nhà triết học  
trong lịch sử bàn đến. Chẳng hạn, thuyết âm dương ngũ hành của Trung Hoa  
đã đề  cập tới các mâu thuẫn Âm – Dương, mâu thuẫn giữa các yếu tố  bản 

nguyên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclít  
cũng   nhẫn   mạnh   mâu   thuẫn   của   các   hiện   tượng,   quá   trình   khách   quan. 
Hêghen đề cập tới mâu thuẫn của tư duy. Nói chung, các quan niệm trên đều 
đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõ được sự chuyển hoá biện 
chứng của các mặt đối lập. Vì thế, khái niệm mâu thuẫn còn nặng về  hình 
thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt đối lập. 
Đến triết học Mác ­ Lênin đã đưa ra một khái niệm khoa học về  mâu 
thuẫn: Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Như vậy, có hai điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng: Thứ nhất  
là, các xu hướng đối lập nhau. Thứ hai là, các xu hướng là điều kiện tồn tại  
và phát triển của nhau.

3


Tuy nhiên, theo cách hiểu biện chứng, cần lưu ý không phải mọi cái 
đối lập đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướng đối lập nào là tiền 
đề tồn tại của nhau mới tạo thành mâu thuẫn. 
2. Các loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ  biến và đa dạng. Dưới đây là một  
số loại mâu thuẫn:
* Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố  cấu thành một sự 
vật nhất định. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự 
vật này với mặt đối lập của sự vật khác. Việc phân chia mâu thuẫn bên trong  
và mâu thuẫn bên ngoài cần có quan điểm lịch sử  cụ  thể, tuỳ  phạm vi phân  
tích.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận  
động và phát triển của sự  vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ  trợ. 
Mâu thuẫn bên ngoài tự  nó không thể  phát huy được vai trò của mình, mà 

phải thông qua mâu thuẫn bên trong để  phát huy tác dụng nhất định. Tuy  
nhiên, giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài có sự  tác động qua 
lại với nhau. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là điều kiện để giải quyết mâu 
thuẫn kia.
* Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,  
các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ  bản và mâu thuẫn không cơ 
bản.
Mâu thuẫn cơ  bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự  vật, quy  
định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn tại gắn liền với  
sự vật từ khi sinh ra cho đến khi sự vật kết thúc.

4


Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện  
nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó  
của sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự vật. Mâu 
thuẫn cơ  bản là cơ  sở  hình thành và chi phối các mâu thuẫn khác trong quá 
trình phát triển của sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật  
sẽ thay đổi về chất. Mâu thuẫn không cơ  bản tồn tại bao giờ cũng gắn liền  
với mâu thuẫn cơ bản, và trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thể 
làm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản.
* Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự 
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn 
chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ  yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu  ở  mỗi giai đoạn 
phát triển của mọi sự vật. Nó có tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác 

tồn tại trong cùng sự vật ở giai đoạn đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với  
quá trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn cơ  bản và mâu thuẫn chủ  yếu có quan hệ  chặt chẽ  với  
nhau. Trong đó, mâu thuẫn chủ  yếu là biểu hiện cụ  thể  của mâu thuẫn cơ 
bản  ở  một giai đoạn nhất định. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn chủ  yếu  
chính là từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu cũng có thể  chuyển hoá cho nhau 
trong quá trình phát triển của sự vật. 
* Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn  
người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

5


Mâu   thuẫn   không   đối   kháng   là   mâu   thuẫn   giữa   những   lực   lượng,  
khuynh hướng xã hội mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau.
Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý 
nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn. 
Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông 
qua các cuộc cách mạng xã hội. Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng  
phát triển đặc thù của nó ngày càng dịu đi. Mâu thuẫn này được giải quyết 
vẫn phải tuân thủ  nguyên tắc là thông qua đấu tranh nhưng bằng phương  
pháp hoà bình.
Như vậy, hiểu bản chất các loại mâu thuẫn để  tìm ra cách giải quyết 
phù hợp là điều rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là giai  
đoạn hiện nay, trước xu thế  toàn cầu hoá kinh tế  diễn ra  ồ  ạt, kinh tế  Việt  
Nam muốn không bị tụt hậu, muốn khởi sắc thì cần phải can đảm hoà mình 
vào trào lưu kinh tế chung toàn thế  giới, đồng thời phải phát huy nội lực để 

tự đứng vững trước mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Phần II
MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ 
VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong giai đoạn hiện nay, cũng như  trong tương lai xa hơn, hội nhập 
kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam phải tham gia các tổ 
6


chức kinh tế  quốc tế  và khu vực như  AFTA, APEC, WTO,…, phát triển các  
quan hệ  thương mại và đầu tư  rộng rãi với mọi quốc gia, đặc biệt là các  
trung tâm kinh tế  thế  giới, mở  rộng sự  hợp tác với các công ty xuyên quốc 
gia. Phát triển các mối quan hệ này sẽ  dẫn đến một kết cục là: các hàng rào 
thuế  quan và phi thuế  quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ 
chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động một 
cách bình đẳng với các công ty Việt Nam và ngược lại các công ty Việt Nam  
cũng được phép hoạt động bình đẳng tại các nước đối tác. Trong điều kiện  
đó việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ nên được hiểu như thế nào 
là thích hợp. Liệu có mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng 
kinh tế độc lập tự chủ?
Trước hết, ta phải hiểu bản chất của nền kinh tế độc lập tự chủ. 
Có hai cách hiểu sau:
Thứ   nhất,   nền   kinh   tế   độc   lập   tự   chủ   trong   mô   hình   kinh   tế 
hướng nội.
Mô hình kinh tế độc lập tự  chủ hướng nội là một nền kinh tế  có khả 
năng tự đảm bảo các nhu cầu của đất nước, càng nhiều càng tốt. Một cơ cấu  
hoàn chỉnh, hoặc tương đối hoàn chỉnh là quốc sách của mô hình này. Trong 
đó những ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là những ngành công nghiệp nền  
tảng gồm năng lượng, sản xuất các nguyên liệu cơ  bản như  sắt thép, hoá 

chất, lọc dầu, xi măng,…được đặc biệt chú trọng từ đầu. Quan điểm cơ cấu  
ngành của nền kinh tế độc lập tự chủ theo mô hình này nhấn mạnh đến tầm 
quan trọng của việc tự đảm bảo các nhu cầu trong nước, dù phải chịu những  
bất lợi về hiệu quả, và hầu như không tính tới những lợi thế so sánh quốc tế. 
Ưu tiên hàng đầu là không phụ thuộc vào bên ngoài. 
Với những chính sách này đã gây ra những tác hại to lớn: Nó làm tăng 
giá các hàng hoá trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Duy trì bảo hộ 

7


tình trạng lạc hậu về công nghệ  tổ  chức quản lý; Chính sách bảo hộ  cao đã 
làm méo mó môi trường đầu tư; Hạn chế việc mở rộng thị trường.
Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội có một đặc  
trưng quan trọng nhất là tự  đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong nước, để 
không bị lệ thuộc vào bên ngoài, từ hoạch định chiến lược chính sách đến các 
hàng hoá, dịch vụ, cũng không bị tác động từ bên ngoài bởi các chấn động về 
chính trị, an ninh, kinh tế,…
Thực tế  thế  giới cho thấy đã không có một quốc gia nào đi theo mô 
hình kinh tế  này đạt được những thành công vững chắc, mà hầu hết đều đã 
hoặc là thất bại, hoặc là phải trả một cái giá rất đắt, hoặc là lâm vào khủng 
hoảng, suy thoái, trì trệ kéo dài. Vì vậy, buộc các quốc gia phải tìm kiếm một  
mô hình phát triển khác, một cách hiểu khác về tính độc lập tự chủ của nền  
kinh tế.
Cách hiểu thứ hai là nền kinh tế độc lập tự  chủ  trong điều kiện  
hội nhập kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế  độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 
là một nền kinh tế gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao, và tuỳ thuộc 
vào thị trường thế giới. Độc lập tự chủ trong mô hình này chấp nhận sự tuỳ 
thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi trong quan hệ giữa các quốc gia. Sự tuỳ 

thuộc lẫn nhau này diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ hoạch định chính sách 
phát triển, thể chế kinh tế vĩ mô, đến cả sự hình thành các ngành kinh tế, các  
công ty. Mô hình kinh tế  này đưa lại nhiều mặt tích cực, nhưng đồng thời 
cũng đưa lại nhiều mâu thuẫn, nhiều tiêu cực.
Trước hết, nhận định mặt tích cực, hội nhập kinh tế  quốc tế  đã và 
sẽ  tạo ra những cơ  hội cho sự  phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cho  
phép chúng ta tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới. Toàn cầu  
hoá kinh tế  là một cơ  hội để  chúng ta phát triển lực lượng sản xuất, đẩy 

8


mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật chất cho chủ 
nghĩa xã hội và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững 
chắc chủ  quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế  hiện nay, 
chúng ta có nhiều cơ  hội để  tiếp cận nền khoa học và công nghệ  tiên tiến,  
hiện đại của thế  giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lí xã hội, tiếp thu  
những tinh hoa của nền văn minh công nghiệp.
Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá kinh tế  cũng đưa lại không ít 
mâu thuẫn. Cụ thể là: 
­ Hội nhập kinh tế  quốc tế  tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư  nước  
ngoài, có nhiều vốn đầu tư đổ vào thì nền kinh tế mới có điều kiện xây dựng  
cơ sở hạ tầng hiện đại, mới có điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất, nâng 
cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vốn đầu tư  từ  nước ngoài bao giờ  cũng 
gắn với những điều kiện nhất định, như điều kiện về mục đích sử dụng, đối 
tượng sử dụng, thời gian sử dụng,…Như vậy là nước nhận đầu tư  đã phần  
nào bị chi phối, bị khống chế về kinh tế, chính trị  bởi chủ  đầu tư. Và từ  đó 
làm nảy sinh mâu thuẫn bên ngoài giữa nước nhận đầu tư  và nước chủ  đầu 
tư, nước nhận đầu tư  mất tính độc lập. Hơn nữa, nếu sử  dụng không đúng 
nhu cầu của nền kinh tế  hay sử  dụng không có hiệu quả  thì nền kinh tế 

không những không phát triển mà còn bị khủng hoảng, mất cân đối. Nghĩa là 
ảnh hưởng đến tính tự chủ về kinh tế của nước nhận đầu tư.
­ Toàn cầu hoá, tức hàng rào thuế  quan và phi thuế  quan sẽ  bị  bãi bỏ 
dần, các công ty được tự do cạnh tranh bình đẳng trên toàn thế giới. Lúc đó, 
ở những nước kém phát triển, do các công ty làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh  
tranh yếu nên dần dần sẽ  bị  phá sản, giải thể. Hàng hoá ngoại nhập chiếm 
lĩnh thị  trường nội địa, nền kinh tế  bị  lệ  thuộc vào nước ngoài. Dẫn đến 
nước yếu thế trong cạnh tranh sẽ bị mất quyền tự chủ.

9


­ Toàn cầu hoá, nghĩa là sẽ hình thành các thể chế kinh tế toàn cầu. Các  
quốc gia thành viên phải áp dụng và thi hành hệ thống luật pháp quốc tế, các  
quan hệ  tuỳ  thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế  quốc gia sẽ  phát triển. Do  
đó, độc lập, tự chủ về kinh tế chỉ mang tính tương đối.
­Những nước nghèo sẽ  ngày càng nghèo hơn do bị  thiệt thòi vì những  
quy định bị áp đặt từ những nước lớn. Đồng thời, những nước nghèo và kém 
phát triển nếu không nhanh chóng tạo ra được một thiết chế  kinh tế  tương  
hợp với thiết chế kinh tế khu vực và toàn cầu, không có khả năng cạnh tranh  
và hội nhập thực sự thì chỉ đơn thuần trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và  
tiêu thụ sản phẩm cho các nước có kinh tế phát triển, thành nơi tiếp nhận các 
công nghệ  lạc hậu hoặc thải loại, thành nơi mà các nước phát triển chuyển  
giao ô nhiễm dưới cái vỏ bọc chuyển nhượng hay viện trợ công nghệ, nghĩa  
là thay thế sự phụ thuộc này bằng một sự phụ thuộc khác.
­ Phân công lao động ngày càng trở  nên sâu sắc là hệ  quả  tất yếu của  
nền sản xuất hàng hoá nói chung và của toàn cầu hoá kinh tế nói riêng. Toàn  
cầu hoá kinh tế  sẽ  tạo ra sự  phân công lao động quốc tế  một cách sâu sắc  
hơn; do đó trên phạm vi toàn cầu, năng suất lao động sẽ  cao hơn, của cải  
được sản xuất ra sẽ  nhiều hơn với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ  hơn. 

Bởi vì khi chưa tham gia toàn cầu hoá kinh tế  cũng tức là chưa có sự  phân 
công lao động quốc tế sâu sắc, mỗi quốc gia gần như đều phải tự cấp tự túc,  
đều phải làm ra cả  những cái mà mình không có thế  mạnh để  đáp  ứng cho 
nhu cầu đa dạng của nền kinh tế  quốc dân; còn khi tham gia toàn cầu hoá  
kinh tế, mỗi quốc gia sẽ  chỉ sản xuất ra một số loại hàng hoá nhất định để 
trao đổi với các quốc gia khác, ai mạnh mặt nào sẽ khai thác triệt để mặt đó.  
Tức là có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các quốc gia.
Vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế với độc lập 
tự chủ, chúng ta nên nhìn nhận theo khía cạnh sau:

10


Trước hết, và quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích phát triển của  
quốc gia  ở  mức cao nhất có thể  được. Các mối quan hệ  của một nước với  
các nước khác phải được xem xét đánh giá trên tiêu chuẩn có đảm bảo được  
lợi ích phát triển của đất nước không. Đó mới là mục tiêu cho mọi chiến 
lược phát triển. Trong điều kiện hội nhập quốc tế  tiến triển như hiện nay,  
mọi nền kinh tế ngày càng tuỳ thuộc nhiều hơn vào bên ngoài. Nhưng nếu sự 
tuỳ  thuộc nhiều hơn đó đảm bảo tốt hơn cho lợi ích phát triển quốc gia, thì 
không có lí gì lại không chấp nhận.
Thứ  hai, sức cạnh tranh của nền kinh tế  phải được cải thiện và tăng 
dần. Sức cạnh tranh này phải được thể hiện các mặt:
Thể  chế  chính trị, kinh tế, xã hội, phải đủ  mạnh, đủ  tạo ra một môi 
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, rủi ro thấp, khả năng sinh  
lợi lớn.
Cơ  cấu kinh tế gồm những ngành có khả  năng cạnh tranh cao, có khả 
năng tự điều chỉnh, tự rút lui khỏi những ngành kém khả năng cạnh tranh.
Cơ  cấu doanh nghiệp cũng phải bao gồm những doanh nghiệp có sức 
mạnh công nghệ và trí lực, đủ sức cạnh tranh trên thương trường trong nước 

và quốc tế.
Nguồn nhân lực trong nước phải được đào tạo tốt và phát triển, sử 
dụng có hiệu quả.
Biểu hiện tập trung của sức  cạnh tranh của nền kinh tế  là  ở  chất  
lượng và giá thành của sản phẩm và dịch vụ của đất nước. Nếu sản phẩm và 
dịch vụ của một quốc gia có giá thành cao, chất lượng thấp, thì sẽ không tiêu  
thụ  được  ở  cả  thị  trường trong nước và bên ngoài. Kết cục sẽ  dẫn đến là 
nền kinh tế của quốc gia đó sẽ  lâm vào suy thoái, khủng hoảng, tụt hậu kéo 
dài. Trong điều kiện đó khó có thể nói đến độc lập và tự chủ. Còn như một  
nền kinh tế làm ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, giá lại thấp, có 

11


thể chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra thu nhập ngoại tệ,  
dự  trữ  ngoại tệ  lớn, có thể  nhập khẩu nhiều loại hàng hoá và dịch vụ  đáp 
ứng các nhu cầu trong nước. Một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao như vậy  
trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là một nền kinh tế có tính độc lập  
và tự chủ cao.
Thứ ba, có khả năng ứng phó có hiệu quả với những chấn động chính 
trị, kinh tế, xã hội bên ngoài.
Những chấn động bên ngoài có thể là: một cuộc chiến tranh từ bên ngoài tới, 
một cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực hay thế giới,…Chiến lược tốt nhất 
của một quốc gia là cố tránh tham gia những cuộc chiến tranh ở bên ngoài và 
tránh để xẩy ra xung đột và chiến tranh ở trong nước. Còn một khi chiến 
tranh đã bùng nổ, đã tham chiến, thì nhất định đất nước sẽ bị tàn phá nhất là 
trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay. Song một nền kinh tế có sức 
cạnh tranh cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, sẽ có sức chịu đựng cao hơn các nền 
kinh tế lạc hậu khác. Một nền kinh tế hội nhập quốc tế cao, lợi ích quốc gia 
đan xen chặt chẽ với lợi ích của nhiều quốc gia khác, nhiều trung tâm kinh 

tế, thì sẽ có nhiều khả năng kết hợp sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc 
tế để bảo vệ đất nước tốt hơn.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế có thể  đưa đến một số  mâu thuẫn  
với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Tuy nhiên hội nhập kinh tế là  
hợp quy luật và không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế mang lại những lợi  
ích hết sức lớn lao về nhiều mặt cho tất cả các nước. Những nước đi sau có 
thể tranh thủ các cơ  hội do nó mang lại phục vụ cho sự phát triển đất nước 
nhằm giảm bớt khoảng cách với các nước phát triển. Và không có gì có thể 
tồn tại vĩnh viễn. Nhận thức của con người đối với các sự vật phải thay đổi 
với những điều kiện lịch sử cụ thể thay đổi. Nhận thức về một nền kinh tế 
độc lập tự chủ ngày nay không thể vẫn là những nhận thức của những năm  

12


50 và 60. Cần có nhận thức mới thích hợp với điều kiện mới. Chính những  
nhận thức mới này sẽ mở đường cho thực tiễn phát triển. Nhìn thẳng vào sự 
thật. Thực tiễn đang đòi hỏi phải có nhận thức mới, tư duy mới.

13



×