Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân một trường hợp u hắc tố bào ác tính nguyên phát ở hậu môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.17 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U HẮC TỐ BÀO ÁC TÍNH NGUYÊN PHÁT
Ở HẬU MÔN
Huỳnh Ngọc Linh*, Hắc Di Yên Gia**, Nguyễn Vũ Thiện***, Hứa Thị Ngọc Hà***

TÓM TẮT
U hắc tố bào ác tính nguyên phát ở hậu môn hiếm gặp, nhưng là loại diễn tiến sinh học rất xâm lấn. Bệnh
này đôi khi trên lâm sàng và nội soi chẩn đoán nhầm với tổn thương lành tính như trĩ. Tuy là u hiếm, nhưng vị
trí ống hậu môn là vị trí thường gặp của u hắc tố bào ác tính đường tiêu hóa. Ở đây, chúng tôi báo cáo một
trường hợp u hắc tố bào ác tính nguyên phát ở hậu môn. Trường hợp này, bệnh nhân được phẫu thuật cắt u,
đánh giá mô bệnh học và nhuộm hóa mô miễn dịch đã chẩn đoán xác định. Chúng tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh sự
cần thiết của việc chẩn đoán phân biệt với các u ác tính thường gặp khác và các tổn thương dạng u ở hậu môn.
Từ khóa: U hắc tố bào ác tính, hậu môn

ABSTRACT
PRIMARY ANAL MALIGNANT MELANOMA: REPORT OF A CASE
Huynh Ngoc Linh, Hac Di Yen Gia, Nguyen Vu Thien, Hua Thi Ngoc Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 187 - 190
Primary anal malignant melanoma is uncommon but biologically aggressive neoplasm. This disease is
clinically and endoscopically sometimes mistaken for benign condition as the hemorrhoid. Although this tumor is
rare, the anal canal is the most frequently site for primary gastro-intestinal melanoma. We herein study a case of
primary malignant melanoma of the anus. In this case, the tumorectomy was performed and the microscopic
findings and the immunohistochemistry were found to be useful for diagnosing the melanotic melanoma. We also
especially emphasize the usefulness of these findings in distinguishing melanotic melanoma from other usual anal
tumors and tumor-like lesions.
Key words: malignant melanoma, anus

DẪN NHẬP


Melanôm là sự tăng sản ác tính của các tế bào
hắc tố. Thường gặp ở những bệnh nhân trên 40
tuổi(1,2,4). Đỉnh tuổi của u hắc tố bào (melanôm) ác
tính ở niêm mạc là thập niên 50-60(2,10). Các vị trí
thường gặp như: mặt (30%), ngoài ra còn có thể
thấy ở tay, thân người. Những vị trí hiếm gặp
khác có thể thấy như âm hộ, âm đạo, niêm mạc
miệng, hậu môn, phổi, màng não, thượng thận,
thực quản, trực tràng(4,6,7), trong đó u hắc tố bào
ác tính ở trực tràng hậu môn chiếm 0,2 – 3 % tất
cả melanoma ác và 0,1 – 4,6 % u ác tính ở hậu

môn(10).
Chúng tôi trình bày qua bệnh án này là
melanôm ác ở hậu môn là một vị trí hiếm gặp.

BỆNH ÁN
Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, bị đau hậu môn hơn 2
tháng nay. Được chẩn đoán trĩ hỗn hợp độ III
nên được cho nhập viện để phẫu thuật. Khám
thực thể, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tổng trạng
trung bình, sinh hiệu ổn, không sốt, hạch ngoại
vi không sờ thấy. Da niêm mạc bệnh nhân hồng
bình thường, kết mạc mắt không vàng. Hệ tuần
hoàn hô hấp bình thường. Khám bụng không

* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
** Khoa Giải Phẫu Bệnh, BV Nhân Dân 115, TP.HCM
*** Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Ngọc Linh

Email: ĐT: 0918202941

187


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

thấy gan lách to và không sờ chạm khối u bất
thường nào. Khám tiết niệu sinh dục không phát
hiện bệnh lý.
Bệnh nhân được nội soi đại - trực tràng ống
mềm không sinh thiết, chẩn đoán qua nội soi là
trĩ nội xuất ngoại, thuyến tắc hoại tử (soi đến
manh tràng không phát hiện tổn thương khác).
(Hình 1).

Hình 2: Các tế bào u, nhân dị dạng, hạt nhân rõ, xếp
thành ổ, có nhiều phân bào, xâm nhập mô đệm và xâm
nhập trong lớp thượng mô vùng da hậu môn (nhuộm
HE, x200).

Hình 1: Khối u dạng polyp, chồi sùi ra ngoài hậu
môn.

Cận lâm sàng
Các chỉ số huyết học, sinh hóa trong giới hạn
bình thường.


Siêu âm bụng
Gan bờ đều không tổn thương khu trú. Hai
thận không ứ nước, không sỏi. Không thấy hạch
dọc động mạch chủ bụng. Không phát hiện bất
thường trong siêu âm bụng

Hình 3: Các tế bào u dương tính với kháng thể kháng
HMB-45 ở bào tương (HMB45 x200)

Sau đó bệnh nhân được phẩu thuật cắt bỏ
khối u vùng hậu môn.

Nghiên cứu mô bệnh học trường hợp này
Mẩu mô phẫu thuật cho thấy sự tân sản các
tế bào lớn, đa diện, dị dạng, xếp thành từng đám
trong mô đệm niêm mạc hậu môn, tế bào u có
bào tương lớn ái toan, có những hạt sắc tố trong
bào tương. Rải rác một vài ống tuyến trực tràng
có hình thái bình thường. Mẩu mô được nhuộm
hóa mô miễn dịch, thấy kết quả là tế bào u
dương tính với HMB-45 (hình 2, 3, 4).

Kết luận giải phẫu bệnh
U hắc tố bào ác tính ở hậu môn (Malignant
Melanoma of the anus).

188


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

BÀN LUẬN
Melanôm ác là sự tăng sản ác tính của tế bào
hắc tố, đây là những tế bào tạo ra sắc tố melanin.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tiền thân tế bào
này di trú sang các tổ chức như: da, màng não,
màng niêm mạc, phần trên thực quản và mắt, ở
mỗi vị trí các tế bào này có một khả năng dịch
chuyển sản ác tính nhưng vị trị hay bị chuyển
sản ác tính nhất là da, chiếm 4-5% các ung thư
da. Phần lớn melanôm ác xảy ra ở tuổi còn hoạt
động sinh sản, 5 đến 65 tuổi, tuổi trung bình
melanoma ác là 48 thường thấp hơn khi xảy ra ở
trực tràng, phổi, tuyến tiền liệt. Melanôm ác gây
tử vong đứng hàng thứ hai sau ung thư máu ở
nam từ 15-34 tuổi ở Hoa Kỳ(8,9,10).
Tỷ lệ mắc mới thực sự của melanoma ác tăng
nhanh hơn các ung thư khác. Điều trị melanôm
ác bao gồm việc ngăn ngừa, chẩn đoán sớm và
điều trị lấy triệt để khối u cũng như những di
căn nhiều những di căn nhiều những yếu tố
nguyên nhân liên quan đến sự xuất hiện và phát
triển melanôm ác. Vai trò của tia cực tím trong
ung thư da được ghi nhận. Tuy nhiên đối với
melanôm ác ở hậu môn thì không thấy đề cập
vai trò của tia cực tím. Có sự liên quan giữa sự
chuyển sản ác tính và các yếu tố tuổi tác, tình
trạng hormon, di truyền, môi trường, chấn
thương…, nói chung bệnh sinh của melanôm ác
tính ở hậu môn chưa hoàn toàn rõ ràng(8,10).
Chẩn đoán melanôm ác ở da dễ dàng, ở

các vị trí khác như đường tiêu hoá, trực tràng
và hậu môn khó khăn hơn và đòi hỏi phải nội
soi(2,10) để chẩn đoán và phân giai đoạn. Trong
trường hợp được báo cáo ở đây, các tác giả đã
truy tìm các dấu hiệu tổn thương da khác
nhưng không tìm thấy.
Có nhiều cách phân chia giai đoạn trong
melanôm ác, tiêu biểu nhất là phân loại Clark
trong melanôm ác ở da tuy nhiên khó áp dụng
cho melanôm ác của niêm mạc. Còn việc đo bề
dầy Breslow giúp phân giai đoạn và tiên lượng
bệnh (bề dày 2,5 mm tương ứng giai đoạn 3a)

Nghiên cứu Y học
(Hình 4), nhưng thường được áp dụng trong
melanôm ác ở da.
Còn hai cách phân loại khác có thể áp dụng
cho melanôm ác ở vùng hậu môn - trực tràng:
Cách thứ nhất là chia thành 3 giai đoạn: giai
đoạn I: khi u còn khu trú và có kích thước nhỏ
hơn 5cm, giai đoạn II: khi có di căn hạch và giai
đoạn III: khi có di căn xa. Cách thứ hai: chia
thành 4 giai đoạn trong đó giai đoạn I: khi u còn
khu trú và có độ sâu dưới 1,5cm, độ II khi u có
độ sâu trên 1,5cm, giai đoạn III: khi có di căn
hạch và giai đoạn IV: khi u có di căn xa. Cách
phân chia giúp cho chúng ta trong việc đánh giá
kết quả phẫu thuật hơn là tìm biện pháp mổ vì
cách mổ thường dựa nhiều vào kích thước khối
u hơn(1,10).

Với melanôm ác tính ở hậu môn cần chẩn
đoán phân biệt trên mô bệnh học với các loại
ung thư da khác và carcinôm tuyến trực tràng
xâm nhập hậu môn, nhờ việc nhuộm hóa mô
miễn dịch, tế bào u nguồn gốc hắc tố bào dương
tính với kháng thế kháng HMB-45 là yếu tố giúp
chẩn đoán xác định(7,11), các điều kiện lành tính
khác như trĩ (cũng gây chảy máu hậu môn trực
tràng, nhưng có hình ảnh mô học là các búi tĩnh
mạch giãn nở, viêm, hoại tử)(8). Ngoài ra, tế bào u
cũng dương tính với kháng thể S-100(2).
Phẫu thuật điều trị đối với melanôm ác ở
hậu môn đóng vai trò quyết định, bệnh nhân
được cắt rộng tại chỗ sau khi có chẩn đoán giải
phẫu bệnh, tuy nhiên bệnh có thể tái phát(5,12).
Dẫu cho tiến hành nhiều biện pháp điều trị
thì melanôm ác vẫn còn là một bệnh khó điều trị
nếu u có kích thước lớn. Dựa theo kích thước
khối u, tử vong sau 10 năm của các khối u có
kích thước 3cm và 6cm lần lượt là 10-20%, 45%
và 75%(1,9), u di căn thường vào gan, lách, hạch
bẹn, hạch cạnh động mạch, phổi, cột sống,
xương sườn, vỏ não(5).

KẾT LUẬN
Đây là một trường hợp bệnh lý ác tính hiếm
gặp, phẫu thuật cắt rộng hiện là điều trị chủ yếu,

189



Nghiên cứu Y học
bệnh nhân cần được theo dõi thêm về diễn tiến
bệnh.
Vai trò của chẩn đoán giải phẫu bệnh là rất
quan trọng, việc chẩn đoán xác định là nhờ sự
trợ giúp của kỹ thuật nhuộm Hóa Mô Miễn
Dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

Balicevic D, Tomic K, Bekavac-Beslin M, (2006) Synchronous
anorectal melanoma. World J Gastroenterol 12(21): p. 3453-5.
Bosman FT, Carneiro F, Hruban RH, Theise NO (2010).,
Tumours of the anal canal, in: WHO classification of Tumours of
the Digestive System, 4th edition, IARC Press, p. 183-193.
Ceccopieri B, Marcomin AR, Vitagliano F, Fragapane P, (2000)
Primary anorectal malignant melanoma : report of two cases.
Tumori. 86(4): p.356-8.
Chen L, Crawford JM, (2005) The Gastrointestinal Tract, in:
Robbins and Cotran Pathologic Basis of Disease, Kumar V.,
Abbas A.K., Fausto N.. 7th edition, Elsevier, p. 870.

Felz MW, Winburn GB, Kallab AM, Lee JR (2001) Anal
melanoma: an aggressive malignancy masquerading as
hemorrhoids, South Med J 94(9).

190

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
6.

Horn RC, Fine G, (1977) Alimentary tract, in: Pathology,
Anderson WAD, Kissane JM, 7th edition, 1977, Mosby company,
Volume 2, p.1310.
7. Mitros FA, Rubin E, (2007) The Gastrointestinal Tract, in: Rubin's
Pathology : Clinicopathologic Foundations of Medicine, Rubin
R., David S. S., 5th edition, Lippincott Williams & Wilkins, p. 614.
8. Odze RO, Noffsinger AE, (2006) Neoplastic diseases of the small
and large intestines. In: Silverberg’s Principles and Practice of
Surgical Pathology and Cytopathology, Silverberg S.G., 4th
edition, 2006, Elsevier, Volume 2, p. 1458-9.
9. Ojima Y, Nakatsuka H, Haneji H, Kurihara T, (1999) Primary
Anorectal Malignant Melanoma: Report of a Case. Surg Today
Jpn J Surg 29:p.170-3.
10. Patrick RJ, Fenske NA, Messina JL, (2007) Primary Mucosal
Melanoma. J Am Acad Dermatol 56(5):828-34.
11. Rosai J (2004), Gastrointestinal Tract, in: Rosai and Ackerman’s
Surgical Pathology. 9th edition, Elsevier, Volume 1, p. 865.
12. Singer M, Mutch MG, (2006) Anal Melanoma, Clinical Colon
Rectal Surgery, 19:78–87.

Ngày nhận bài báo:


20/06/15

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015



×