Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả phẫu thuật cắt gan phải điều trị ung thư tế bào gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.01 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN PHẢI
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN
Phan Phước Nghĩa*, Trần Công Duy Long**, Phạm Hồng Phú**

TÓMTẮT
Đặt vấn đề: Ung thư tế bào gan (UTTBG) là bệnh ung thư có tỉ lệ mới mắc và tử vong cao nhất tại Việt
Nam (Globocan 2018). Bệnh nhân UTTBG thường đến khám với tình trạng khối u lớn, cho nên cần thực hiện
phẫu thuật cắt gan lớn như cắt gan phải để đảm bảo điều trị triệt để.
Mục tiêu: Đánh giá tai biến, biến chứng của phẫu thuật mở cắt gan phải điều trị ung thư tế bào gan, thời
gian sống thêm không bệnh và một số yếu tố ảnh hướng đến thời gian sống thêm không bệnh sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, bắt đầu từ tháng 4/2011 tại bệnh
viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn bệnh là các bệnh nhân được chẩn đoán UTTBG, có chỉ
định phẫu thuật mở cắt gan phải và thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân cho phẫu thuật cắt gan phải.
Kết quả nghiên cứu: Từ tháng 4/2011 đến tháng 5/2018 có 53 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được
đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 53,66 ± 9,61, tỉ lệ nam: nữ là 2,78:1. Tỉ lệ thể tích gan bảo tồn so với thể
tích gan chuẩn trung bình là 53,89 ± 13,02%. Kích thước u trung vị là 10cm (3 – 30cm). Giai đoạn UTTBG sau
mổ: BCLC A là 9,4%, BCLC B và C là 45,3%. Biến chứng sau mổ gồm rò mật 1,9%, viêm phổi 3,8%, chảy máu
sau mổ 3,8%, suy gan 1,9%, tỉ lệ tử vong sau mổ là 1,9%. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 33,77 ±
5,18 tháng. Tỉ lệ sống thêm không bệnh tại các thời điểm 1, 3 và 5 năm lần lượt là 49,7%, 37% và 33,6%. Các
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng thời gian sống thêm không bệnh là kích thước khối u và vỏ bao u.
Kết luận: Phẫu thuật mở cắt gan phải điều trị UTTBG là an toàn và hiệu quả nếu đảm bảo những tiêu
chuẩn lựa chọn và đánh giá bệnh nhân trước mổ thích hợp. Tỉ lệ sống thêm không bệnh tại thời điểm 1, 3 và 5
năm lần lượt là 49,7%, 37% và 33,6%. Các yếu tố kích thước khối u và tình trạng vỏ bao u có liên quan đến thời
gian sống thêm không bệnh.
Từ khóa: phẫu thuật mở cắt gan phải, thể tích gan, thời gian sống thêm không bệnh, tái phát sau mổ

ABSTRACT


OUTCOMES OF RIGHT HEPATECTOMY FOR TREATMENT OF HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Phan Phuoc Nghia, Tran Cong Duy Long, Pham Hong Phu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 184-188
Background: Hepatocellular carcinoma (HCC) is the most common cancer and has the highest mortality
rate in Vietnam (Globocan 2018). Patients with HCC usually admit the hospital with large tumor, so they need
major hepatectomy such as right hepatectomy to be cured.
Objective: Assessment of complications of open right hepatectomy for treatment of hepatocellular carcinoma
(HCC), disease free survival (DFS) and factors affect DFS after surgery.
Patients and Methods: A prospective Cohort study was performed from April 2011 at University Mecical
Center in Ho Chi Minh city. Patients diagnosed HCC and satisfied the criteria for open right hepatectomy were
selected for study.
Results: From April 2011 to May 2018, we had 53 patients satisfied the criteria for the study. The average
age is 53.66 ± 9.61; male/female is 2.78/1. Mean of the ratio of Remnant Liver Volume to Standard Liver Volume
*Bộ môn Ngoại tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc ThS. Phan Phước Nghĩa
ĐT: 0767414284
Email:

184

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

is 53.89 ± 13.02%. The median of tumour size is 10cm (3 – 30cm). Stage of HCC after surgery: BCLC A is 9.4%,
BCLC B is 45.3% and BCLC C is 45.3%. Complications after surgery include bile leakage (1.9%), pneumonia
(3.8%), bleeding (3.8%), post – hepatectomy liver failure (1.9%). The perioperative mortality rate is 1.9%. The

mean DFS is 33.77 ± 5.18 months. The DFS at 1, 3 and 5 years is 49.7%, 37% and 33.6%, respectively. The size
and the capsule condition of the tumour are risk factors of recurrence after right hepatectomy in this study.
Conclusion: Open right hepatectomy for treatment of HCC is safe and effective if we ensure the criteria for
patient selection before surgery. The DFS at 1, 3 and 5 years is 49.7%, 37% and 33.6%, respectively. The size and
the capsule condition of the tumour are risk factors of recurrence after right hepatectomy.
Key words: Open right hepatectomy, liver volumetry, disease free survival, post – hepatectomy recurrence.

ĐẶTVẤNĐỀ

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Theo Globocan 2018, ung thư tế bào gan
(UTTBG) có tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ tử vong cao
nhất trong các bệnh lý ung thư tại Việt Nam(2).
Phẫu thuật cắt gan hiện là phương pháp điều
trịtriệt để thường được lựa chọn. Tại Việt Nam,
đa số các trường hợp UTTBG xuất hiện trên nền
bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn
và người bệnh thường nhập việnchẩn đoán ở
giai đoạn muộn với kích thước khối u lớn, cho
nên thách thức đặt ra trong điều trị là làm sao
đảm bảo được diện cắt đủ rộng bằng cách thực
hiện phẫu thuật cắt gan lớn, đặc biệt là cắt gan
phải, đồng thời cũng phải đảm bảo đủ thể tích
gan bảo tồn để tránh suy gan sau mổ.

Đối tượng

Tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cắt gan điều trị
UTTBG nói chung còn khá cao và dù có nhiều

yếu tố liên quan đã được ghi nhận trong y văn, tỉ
lệ này vẫn chưa được hạ thấp, tỉ lệ tái phát sau 5
năm là 69 – 75%(4,6,7,13).
Phẫu thuật cắt gan phải là phẫu thuật cắt
gan lớn, tiềm tàng nhiều nguy cơ hơn so với cắt
gan nhỏ, nhưng đảm bảo được diện cắt đủ rộng
về phương diện ung thư học. Cho nên cần phải
lựa chọn bệnh nhân thật kỹ lưỡng cho phẫu
thuật cắt gan phải. Như vậy, với những tiêu
chuẩn lựa chọn bệnh nhân thích hợp, phẫu thuật
cắt gan phải có đảm bảo an toàn và tỉ lệ tái phát
cải thiện ra sao trong điều trị UTTBG? Mục tiêu
của nghiên cứu này nhằm đánh giá tai biến, biến
chứng của phẫu thuật cắt gan phải điều trị
UTTBG, thời gian sống thêm không bệnh và một
số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm
không bệnh sau phẫu thuật.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân
chẩn đoán UTTBG, có chỉ định phẫu thuật mở
cắt gan phải tại bệnh viện Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng
04/2011 đến hết tháng 05/2018.
Thiết kế nghiên cứu
Đoàn hệ tiến cứu.
Cỡ mẫu
Được ước lượng theo công thức so sánh với
tỉ lệ cho trước với độ tin cậy 95% và sai số cho

phép 10%:

=

,

(1 − )

Theo tổng quan, tỉ lệ suy gan sau phẫu thuật
cắt gan khoảng 8%(11,12,16,17). Như vậy Z = 1,96, p =
0,08, d = 0,1, tính được n = 28,27. Vậy cỡ mẫu
nghiên cứu phải có ít nhất 29 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chẩn đoán UTTBG theo phác đồ của Hiệp
hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (American
Association for the Study of LiverDisease –
AASLD)(3,9).
Chưa điều trị UTTBG bằng các phương
pháp khác.
Thỏa các tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân cho
phẫu thuật cắt gan phải.

Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân
Chức năng gan trước mổ phân loại theo
Child – Pugh A.
Bilirubin toàn phần trong máu ≤ 1 mg/dL.

185



Số lượng tiểu cầu ≥ 100 G/L.
Tĩnh mạch thực quản không dãn hoặc dãn độ 1.
Thể tích gan bảo tồn ≥ 40% thể tích gan chuẩn.
Thể trạng bệnh nhân phân loại theo ECOG
từ độ 0 đến 2.

Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp giải phẫu bệnh sau phẫu
thuật không phải UTTBG.
Các trường hợp không tái khám lần nào sau
phẫu thuật.

Tỉ lệ thể tích gan bảo tồn so với thể tích gan
chuẩn trung bình là 53,89 ± 13,02%, nhỏ nhất là
40,36% và lớn nhất là 81,61%.
Đặc điểm UTTBG
Kích thước u: trung vị 10cm, nhỏ nhất là
3cm, lớn nhất là 30cm.
Vỏ bao u: 36 trường hợp có vỏ bao (67,9%),
17 trường hợp không có vỏ bao (32,1%).
Giai đoạn UTTBG sau mổ: BCLC A là 9,4%,
BCLC B và C cùng là 45,3%.

Quy trình tái khám theo dõi sau phẫu thuật

Kết quả sau mổ

Tất cả bệnh nhân được tái khám định kỳ sau
mổ mỗi 2 tháng. Khi tái khám bệnh nhân được
thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm tầm

soát tái phát và theo dõi tình trạng bệnh. Các
bệnh nhân phát hiện sang thương mới trong gan
khi siêu âm trong quá trình tái khám sẽ được
tiến hành các bước xác định chẩn đoán UTTBG
(tái phát) theo phác đồ của Hiệp hội nghiên cứu
bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD). Phương pháp điều
trị UTTBG tái phát được thực hiện theo phác đồ
hướng dẫn điều trị UTTBG của Hội nghiên cứu
bệnh gan Châu Á Thái Bình Dương (APSAL).
Bệnh nhân UTTBG tái phát sau điều trị tiếp tục
được tái khám theo dõi định kỳ theo qui trình
như trên.

Thời gian phẫu thuật trung vị: 180 phút
(ngắn nhất: 120 phút, dài nhất: 360 phút).

Xử lý số liệu thống kê
Bằng phần mềm SPSS 22.

KẾTQUẢNGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ đầu tháng
04/2011 đến hết tháng 05/2018 có 53 trường
hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào
mẫu nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung bình
là 23,88 tháng, ngắn nhất là 2 tháng, dài nhất là
80 tháng.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình: 53,66±9,61 tuổi, nhỏ nhất là
33 tuổi, lớn nhất là 73 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ là 2,78:1.
Tình trạng mắc bệnh viêm gan siêu vi:

viêm gan siêu vi B 64,2%, viêm gan siêu vi C
20,8%, viêm gan siêu vi B và C 1,9%, không
viêm gan 13,1%.

186

Lượng máu mất: trung vị 200ml (bách phân
vị 25 và 75 lần lượt là 100ml và 325ml).
Truyền máu trong mổ: có 5 trường hợp
chiếm 9,4% (2 trường hợp truyền 250 – 500ml
máu, 3 trường hợp truyền > 500ml máu).
Thời gian nằm viện: trung vị 9 ngày (6 – 25 ngày).
Khoảng cách từ diện cắt đến u:
Bảng 2. Khoảng cách từ diện cắt gan đến u
Khoảng cách
Sát u
< 1cm
1 – 2 cm
> 2cm
Tổng cộng

Bệnh nhân
4
5
30
14
53

Tỉ lệ %
7,5

9,4
56,6
26,5
100

Các biến chứng sau mổ
Bảng 3. Biến chứng sau mổ
Biến chứng sớm
Tràn dịch màng phổi
Báng bụng
Rò mật
Viêm phổi
Chảy máu sau mổ
Suy gan
Tổng cộng

Số lượng Tỉ lệ %
18
13
1
2
2
1
30

33,9
24,5
1,9
3,8
3,8

1,9
56,6

Phân độ
Clavien
I
I
I
II
III
IV

Kết quả sống thêm không bệnh sau phẫu thuật
Ngoại trừ 1 trường hợp tử vong do suy gan,
chúng tôi theo dõi 52 trường hợp còn lại qua
những lần tái khám sau phẫu thuật và ghi nhận
lại thời điểm tái phát nếu có, trong đó có 4
trường hợp mất dấu, tỉ lệ bệnh nhân theo dõi

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

trong nghiên cứu là 92,3% (48/52 bệnh nhân).
Thời gian sống không bệnh (Disease Free
Survival - DFS) trung bình sau phẫu thuật là
33,77 ± 5,18 tháng.


Biểu đồ 1. Thời gian sống thêm không bệnh sau mổ
Dựa vào biểu đồ Kaplan – Meier, chúng tôi
xác định được thời gian sống thêm không bệnh
của mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ sống thêm không
bệnh tại các thời điểm 1, 3 và 5 năm lần lượt là
49,7%, 37% và 33,6%.
Chúng tôi khảo sát các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến thời gian sống thêm không bệnh:
Bảng 4. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến thời gian sống thêm không bệnh
Yếu tố nguy cơ
Ngưỡng
Kích thước 5cm
u
Ngưỡng
10cm
Vỏ bao u
Diện cắt
Lượng
máu mất
Giai đoạn
Độ biệt
hóa

< 5 cm
≥ 5 cm
< 10 cm
≥ 10 cm



Không
< 1 cm
≥ 1 cm
< 500ml
≥ 500ml
Sớm (BCLC 0, A)
Trễ (BCLC B, C)
Vừa
Kém

DFS (tháng)
47,65 ± 15,77
31,89 ± 5,4
43,59 ± 8,08
25,42 ± 6,16
43,59 ± 6,53
12,17 ± 2,89
22,79 ± 9,44
35,24 ± 5,66
35,75 ± 5,70
21,24 ± 9,82
47,42 ± 16,75
32 ± 5,37
37,07 ± 6,45
24,42 ± 7,04

p (Log
Rank)
0,198

0,041
0,024
0,262
0,235
0,295
0,394

Do cỡ mẫu không đủ lớn nên chúng tôi
không thực hiện phân tích đa biến.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

BÀNLUẬN
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện 53 trường hợp phẫu thuật mở cắt gan phải
điều trị UTTBG. Thời gian mổ trung vị 180 phút,
máu mất trung vị 200ml, có 9,4% trường hợp cần
truyền máu trong mổ. Kích thước u trung vị khá
lớn 10cm.
Tỉ lệ biến chứng sau mổ: các biến chứng tràn
dịch màng phổi (33,9%) và báng bụng (24,5%)
chúng tôi gặp nhiều hơn so với các tác giả khác
như Ariizumi, Filicori. Tuy nhiên các biến chứng
khác như rò mật (1,9%), viêm phổi (3,8%), chảy
máu sau mổ (3,8%), suy gan (1,9%) trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn so với 2 tác giả
trên(1,8). Có 1 trường hợp tử vong do suy gan
chiếm tỉ lệ 1,9%. So với y văn, tỉ lệ suy gan trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, cho thấy
được sự an toàn của phẫu thuật mở cắt gan phải

điều trị UTTBG với những tiêu chuẩn lựa chọn
bệnh nhân thích hợp.
Tỉ lệ tái phát toàn bộ trong thời gian nghiên
cứu của chúng tôi là 59,6%, thời gian sống không
bệnh trung bình sau phẫu thuật là 33,77 ± 5,18
tháng, với thời gian theo dõi trung bình là 23,88
tháng (2 – 80 tháng).
Tỉ lệ tái phát tại thời điểm 1 năm, 3 năm và 5
năm trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
50,3%, 63% và 66,4%. Tương đương với tỉ lệ tái
phát tại thời điểm 1 năm, 3 năm và 5 năm trong
nghiên cứu của Kun – Ming Chan (2015) là
46,3%, 65,2% và 73,8(5). Nghiên cứu của Antonia
Valenzuela (2015) có tỉ lệ tái phát thấp hơn trong
3 năm đầu: 18% tái phát sau 1 năm và 36% tái
phát sau 3 năm, tuy nhiên tái phát sau 5 năm là
72%(15) thì lại tương đương so với nghiên cứu của
chúng tôi và của Chan. Điều này có thể là do giai
đoạn bệnh trong mẫu nghiên cứu của
Valenzuela còn ở giai đoạn sớm: 99% giai đoạn
BCLC A1, 1% ở giai đoạn BCLC A3, đa phần là
biệt hóa tốt và vừa chiếm 84%.
Theo y văn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
tình trạng tái phát như kích thước khối u, nhân
vệ tinh, đặc điểm vỏ bao u, mức độ xâm lấn, giai
đoạn bệnh, truyền máu trong mổ …(13). Trong

187



nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy kích thước
khối u so với ngưỡng 10cm và tình trạng vỏ bao
u có ảnh hưởng đến tái phát sau mổ.
So với phẫu thuật cắt gan chung điều trị
UTTBG thì tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cắt gan
phải cao hơn khá nhiều. Tỉ lệ tái phát sau phẫu
thuật cắt gan chung của các tác giả Hàn Quốc
khá thấp: 14,6% sau 1 năm, 20,1% sau 3 năm và
35,9% sau 5 năm(10). Trong một nghiên cứu
khác của Takahara tỉ lệ tái phát sau 1 năm, 3
năm và 5 năm lần lượt là 20,4%, 49,6% và
60,7%(14). Điều này có thể giải thích do phẫu
thuật cắt gan phải thường được chỉ định trong
những trường hợp khối u lớn, giai đoạn muộn
nên khả năng xâm lấn mạch máu vi thể cao
hơn các trường hợp cắt gan khác, do đó tiên
lượng tái phát cũng cao hơn.

6.

7.

8.

9.
10.

11.
12.


KẾTLUẬN
Phẫu thuật mở cắt gan phải điều trị UTTBG
là an toàn và hiệu quả nếu đảm bảo những tiêu
chuẩn lựa chọn và đánh giá bệnh nhân trước mổ
thích hợp. Tỉ lệ sống thêm không bệnh tại thời
điểm 1, 3 và 5 năm lần lượt là 49,7%, 37% và
33,6%. Các yếu tố kích thước khối u và tình trạng
vỏ bao u có liên quan đến thời gian sống thêm
không bệnh.

13.

TÀILIỆUTHAMKHẢO

16.

1.

2.

3.
4.

5.

Ariizumi S, Yamamoto M, Takasaki K (2009). Right
hepatectomy for hepatocellular carcinoma in patients with an
indocyanine green retention rate at 15 minutes of 10% or
higher. Dig Surg, 26(2): 135-42.
Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, et al (2018).

Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of
incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185
countries. CA Cancer J Clin, 68(6): 394-424.
Bruix J, Sherman M (2011). Management of hepatocellular
carcinoma: an update. Hepatology, 53(3): 1020-2.
Cha C, Fong Y, Jarnagin WR, Blumgart LH, et al (2003).
Predictors and patterns of recurrence after resection of
hepatocellular carcinoma. J Am Coll Surg, 197(5): 753-8.
Chan KM, Wang YC, Wu TH, Lee CF, et al (2015). The

188

14.

15.

17.

Preference for Anterior Approach Major Hepatectomy:
Experience Over 3 Decades and a Propensity Score-Matching
Analysis in Right Hepatectomy for Hepatocellular
Carcinoma. Medicine (Baltimore), 94(34): e1385.
Chen WT, Chau GY, Lui WY, Tsay SH, et al (2004). Recurrent
hepatocellular carcinoma after hepatic resection: prognostic
factors and long-term outcome. Eur J Surg Oncol, 30(4): 414-20.
Choi GH, Kim DH, Kang CM, Kim, KS, et al (2008).
Prognostic factors and optimal treatment strategy for
intrahepatic nodular recurrence after curative resection of
hepatocellular carcinoma. Ann Surg Oncol, 15(2): 618-29.
Filicori F, Keutgen XM, Zanello M, Ercolani G, et al (2012).

Prognostic criteria for postoperative mortality in 170 patients
undergoing major right hepatectomy. Hepatobiliary Pancreat
Dis Int, 11(5): 507-12.
Forner, Alejandro, Reig, María, Bruix, Jordi (2018).
Hepatocellular carcinoma. The Lancet, 391(10127): 1301-1314.
Kang SH, Kim KH, Shin MH, Yoon YI, et al (2016). Surgical
outcomes following laparoscopic major hepatectomy for
various liver diseases. Medicine (Baltimore), 95(43): e5182.
Kauffmann R, Fong Y (2014). Post-hepatectomy liver failure.
Hepatobiliary Surg Nutr, 3(5): 238-46.
Mullen JT, Ribero D, Reddy SK, Donadon M, et al (2007).
Hepatic insufficiency and mortality in 1,059 noncirrhotic
patients undergoing major hepatectomy. J Am Coll Surg,
204(5): 854-62; discussion 862-4.
Poon RT, Fan ST, Ng IO, Lo CM, et al (2000). Different risk
factors and prognosis for early and late intrahepatic
recurrence after resection of hepatocellular carcinoma. Cancer,
89(3): 500-7.
Poon RT, Fan ST, Wong J (2000). Risk Factors, Prevention, and
Management of Postoperative Recurrence After Resection of
Hepatocellular Carcinoma. Annals of Surgery, 232(1): 10-24.
Valenzuela A, Ha NB, Gallo A, Bonham C, et al (2015).
Recurrent hepatocellular carcinoma and poorer overall
survival in patients undergoing left-sided compared with
right-sided partial hepatectomy. J Clin Gastroenterol, 49(2):158-64.
Vibert E, Pittau G, Gelli M, Cunha AS, et al (2014). Actual
incidence and long-term consequences of posthepatectomy
liver failure after hepatectomy for colorectal liver metastases.
Surgery, 155(1): 94-105.
Yoo H, Kim JH, Ko GY, Kim KW, et al (2011). Sequential

transcatheter arterial chemoembolization and portal vein
embolization versus portal vein embolization only before
major hepatectomy for patients with hepatocellular
carcinoma. Ann Surg Oncol, 18(5), 1251-7.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/11/2018
10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

Chuyên Đề Ngoại Khoa



×