Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá chức năng nhận thức trên bệnh nhân u màng não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.36 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NHẬN THỨC TRÊN BỆNH NHÂN
U MÀNG NÃO
Trần Công Thắng*, Đào Nguyễn Hằng Nguyên*

TÓM TẮT
Mở đầu: Năm 2000 Tucha cộng sự phát hiện tình trạng suy giảm nhận thức là triệu chứng thường gặp trên
bệnh nhân u màng não. Thang điểm MoCA (Montreal Cognitive Assessment) được chứng minh là có độ nhạy và
độ chuyên biệt cao hơn MMSE (Mini Mental State Examnination) trong việc tầm soát suy giảm nhận thức.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy giảm nhận thức trên bệnh nhân u màng não. Đặc điểm suy giảm
nhận thức và mối tương quan tình trạng nhận thức và đặc điểm u màng não.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến hành thu thập trên bệnh nhân u màng não nhập viện tại
khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0.
Kết quả: Tổng số 72 bệnh nhân, tuổi trung bình 48,4; nữ chiếm 80,6%. Trong đó tỉ lệ suy giảm nhận thức là
84,7%, chức năng điều hành và trí nhớ chiếm tỉ lệ theo thứ tự là 50% và 45,8%. Các yếu tố như tuổi, giới tính,
kích thước khối u có liên quan đến tình trạng nhận thức. Vị trí khối u không liên quan đến lĩnh vực nhận thức
chuyên biệt.
Kết luận: Suy giảm nhận thức là triệu chứng thường gặp nhất trên bệnh nhân u màng não. Trong đó u
màng não ảnh hưởng chức năng thần kinh toàn bộ, không chuyên biệt cho từng lĩnh vực nhận thức cụ thể.
Từ khóa: Thang điểm MoCA, Suy giảm nhận thức, U màng não.

ABSTRACT
COGNITIVE FUNCTION OF PATIENT WITH MENINGIOMA
Tran Cong Thang, Dao Nguyen Hang Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 163 - 167
Background: In 2000, Tucha et collaborators discovered that the impairment of cognitive function is a
common symtom in meningioma. The MoCA test is more useful than MMSE in screening cognitive fucntion.
Objective: The aim of this study was to clarify frequence and clinical features of the impairment cognitive


function in meningioma and the relationship between cognitive function and clinical feature.
Methods: The descriptive cross-sectional study was performed evaluations in randomized order in patients
with meningioma at the neurosurgery deparment in Cho Ray hospital. Statistical analysis is done with the
software SPSS 17.0 for window.
Results: 72 patients could be studied, Mean age is 48.4; female ratio is 80.6%. The impairment of cognitive
function is in 84.7%. The excutive function is noticed on 50% of subjects, while the memory function is in 45.8%.
The age, sex and tumor’s size are related to cognitive functions. On the other hand, the location of tumor is not
specific cognitive areas.
Conclusion: The impairment of cognitive function is a common symtom in meningioma and there are no
specific cognitive deficits in these patients.
Keywords: MoCA test, Coginitive impairment, Meningioma.
* Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM
** BV. Đại học Y Dược
Tác giả liên lạc: BS Đào Nguyễn Hằng Nguyên ĐT: 0902811142 Email:

Thần kinh

163


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giảm nhận thức là triệu chứng thường
gặp chiếm tỉ lệ 60%-90%, đây là một trong
những nguyên nhân chính gây sự phụ thuộc vào
người thân và giảm chất lượng cuộc sống bệnh
nhân(1,4, 9). Cơ chế gây nên suy giảm nhận thức

vẫn chưa được biết rõ. Tucha và cộng sự báo cáo,
suy giảm nhận thức trên bệnh nhân u màng não
không chuyên biệt cho một lĩnh vực nhận thức
nào. Giả thuyết cho rằng, có thể ở bệnh nhân u
màng não do tốc độ tăng trưởng khối u chậm, tế
bào thần kinh có thời gian để tái sắp xếp cấu
trúc, nên không ảnh hưởng đến lĩnh vực nhận
thức chuyên biệt. Ngoài ra suy giảm nhận thức
là một triệu chứng chưa được quan tâm đúng
mức. Hiện tại Việt Nam chưa có công trình
nghiên cứu nào xác định tỉ lệ suy giảm nhận
thức trên bệnh nhân u màng não và mối liên
quan giữa chức năng nhận thức và đặc điểm lâm
sàng u màng não.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu gồm các bệnh nhân u màng
não lần đầu phát hiện, được chẩn đoán bằng
hình ảnh học, nhập viện tại khoa Ngoại thần
kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian
từ tháng 11/2014 đến tháng 03/2015.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các biến số độc lập
là các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, biến số
phụ thuộc là điểm số MoCA. Việc đánh giá tình
trạng nhận thức được tiến hành trên bệnh nhân
có khả năng nghe hiểu tiếng Việt, không bị yếu
liệt chi, không mắc các bệnh lý cấp tính, không
tiền căn bệnh tâm thần trước đó.
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án
nghiên cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ

liệu của phần mềm thống kê SPSS 17.0 để khảo
sát về sự liên quan của các biến số với tình trạng
nhận thức. Trong phân tích đơn biến, các biến số
định tính được phân tích bằng phép kiểm chi
bình phương, các biến số định lượng phân tích
bằng phép kiểm t mẫu độc lập nếu có phân bố
chuẩn, bằng phép kiểm Mann-Whitney nếu
không có phân phối chuẩn. Biến số kích thước

164

khối u được khảo sát theo phương trình hồi qui
tuyến tính để tìm mối tương quan với chức năng
nhận thức.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu 72 bệnh nhân, trong đó có
58 nữ chiếm 80,6%, tuổi trung bình 48,4, độ tuổi
thường gặp nhất là 40 tuổi-50 tuổi, trong đó bệnh
nhân nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 81 tuổi. Đa phần
bệnh nhân có trình độ học vấn là cấp 1 chiếm
43,1%, tăng huyết áp chiếm 16,7%, đái tháo
đường chiếm 2,8%.Thời gian khởi phát bệnh
trung bình là 38,25 tuần ở nam giới và 18,66 tuần
ở nữ giới, thời gian ngắn nhất là 1 tuần, và dài
nhất là 288 tuần. Ba triệu chứng thường gặp nhất
trên lâm sàng là đau đầu chiếm tỉ lệ 79%, nhìn
mờ, ù tai chiếm tỉ lệ 25%. Vị trí tổn thương
thường gặp nhất là trên lều chiếm 59,7%, kích

thước khối u trung bình khoảng 5,1cm, đa phần
là một u chiếm 86%.
Tỉ lệ suy giảm nhận thức trong mẫu nghiên
cứu là 84,7%. Trong đó suy giảm nhận thức nhẹ
chiếm 51,4%, suy giảm nhận thức trung bình
chiếm 26,4% và suy giảm nhận thức nặng chiếm
6,9%, điểm thấp nhất là 3 điểm, cao nhất là 29
điểm. Chức năng điều hành và trí nhớ là hai lĩnh
vực nhận thức bị ảnh hưởng nhiều nhất chiếm tỉ
lệ theo thứ tự là 50% và 45,8%.

Hình 1: Tỉ lệ các lĩnh vực nhận thức

Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Sự liên quan của tình trạng nhận thức với
đặc điểm bệnh nhân
Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, tuổi
của nhóm suy giảm nhận thức cao hơn nhóm
bình thường, giới Nữ chiếm gấp 4 lần Nam giới.
Tình trạng suy giảm nhận thức có liên quan đến
tuổi, tác, giới tính. Trong khi đó các yếu tố như
nơi cư trú, tay thuận, trình độ học vấn, tăng
huyết áp, đái tháo đường không tìm thấy có mối
liên quan với chức năng nhận thức.
Bảng 1: Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và
một số đặc điểm của bệnh nhân
Nhóm có

chức năng
nhận thức
bình thường
Tuổi
39,8±4,3
Giới
Nam
5 (35,7%)
Nữ
6 (10,3%)
Nơi cư trú Nông thôn 8 (72,7%)
Thành thị 3 (27,3%)
Tay thuận
Phải
10 (99,9%)
Trái
1 (9,1%)
Trình độ
Cấp 1
2 (18,2%)
học vấn
Cấp 2
1 (9,1%)
Cấp 3
4 (36,4%)
Đại học
4 (36,4%)
Tăng huyết

1 (9,1%)

áp
Không
10 (99,9%)
Đái tháo

0 (0%)
đường
Không
11 (100%)

Nhóm suy
giảm nhận Giá trị p
thức
49,9±1,5
9 (64,3%)
52 (89,7%)
51 (83,6%)
10 (16,4%)
54 (88,5%)
7 (11,5%)
29 (47,5%)
19 (31,1%)
8 (13,1%)
5 (8,2%)
11 (18%)
50 (82%%)
2 (3,3%)
(96,7%)

nhận thấy u màng não thùy thái dương ít ảnh

hưởng lên chức năng điều hành hơn so với các vị
trí khác p=0,045.

Hình 2: Tỉ lệ các lĩnh vực nhận thứ và vị trí khối u
Bàng 2: Mối liên quan giữa vị trí khối u và lĩnh vực
nhận thức
Giá trị p

Trán

Đỉnh

Trí nhớ
CN Điều
hành
CN Bán cầu
ưu thế
Định hướng
lực
Thị giác
không gian
Chý ý tập
trung

0,325
0,722

0,978
0,377


0,819

0,884

1

0,633

0,107

0,372

0,568

0,697

0,443

0,297

0,494

0,255

0,205

0,086

0,726


0,241

0,265

0,205

0,265

0,01

p=0,014
p=0,032
p=0,405
p=0,647

p=0,05

p=0,413
p=0,716

Mối liên quan giữa vị trí khối u và tình
trạng suy giảm nhận thức
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận
thấy chức năng điều hành và trí nhớ chiếm vị
trí cao nhất tại mọi vị trí u. Không có trường
hợp nào ảnh hưởng chức năng chú ý tập trung
tại thúy trán và thái dương. Ngoài ra chức
năng điều hành ít thấy tại thùy thái dương.
U màng não ảnh hưởng lên ít nhất một trong
các lĩnh vực nhận thức. Tuy nhiên, không có mối

liên quan giữa vị trí khối u và lĩnh vực nhận thức
chuyên biệt với p>0,05. Ngoại trừ tại vị trí hố
sau, chúng tôi nhận thấy, u màng não hố sau làm
giảm khả năng tập trung gấp 10 lần so với các vị
trí khác p=0,01. Tại thùy thái dương, chúng tôi

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

Thái Sàn sọ Hố sau
dương
0,341 0,929
0,18
0,045 0,061
0,124

Sự liên quan giữa chức năng nhận thức và
đặc điểm u màng não
Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa
kích thước u và tình trạng nhận thức
p=0,03<0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Khảo sát hồi qui tương quan, kích thước khối u
có tương quan thuận với thang điểm nhận thức
MoCA, giúp tiên lượng tình trạng nhận thức của
bệnh nhân. Ngoài ra, chúng tôi không tìm thấy
mối tương quan giữa số lượng khối u, bên tổn
thương với tình trạng nhận thức.

BÀN LUẬN

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên
bệnh nhân u màng não bao gồm: đau đầu, nhìn
mờ, ù tai, song thị, yếu liệt, giảm cảm giác, động
kinh. Trong đó triệu chứng thường gặp là đau
đầu chiếm tỉ lệ 79%, yếu liệt và nhìn mờ chiếm tỉ
lệ bằng nhau khoảng 25%. Nghiên cứu của

165


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

chúng tôi nhận thấy suy giảm nhận thức cũng là
triệu chứng thường gặp chiếm tỉ lệ khoảng
84,7%. Trong đó lĩnh vực nhận thức bị ảnh
hưởng nhiều nhất là chức năng điều hành và trí
nhớ. Tỉ lệ suy giảm nhận thức trong các nghiên
cứu dao động từ 60%-90%(3,7,8). Thang điểm
IQCODE phát hiện tình trạng suy giảm nhận
thức khoảng 9,13%. Sự khác biệt giữa thang
điểm MoCA test và IQCODE là do IQCODE chỉ
so sánh chức năng nhận thức tại thời điểm hiện
tại với tình trạng nhận thức 10 năm trước, nếu
tình trạng suy giảm đã xuất hiện trước đó thì vẫn
được xem là không có bất thường, đồng thời
IQCODE đánh giá chủ quan dựa vào thân nhân
bệnh nhân. Ngoài ra các triệu chứng khác
thường gặp bao gồm đau đầu, nhìn mờ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh
nhân có tình trạng suy giảm nhận thức có tỉ lệ
các lĩnh vực nhận thức bị ảnh hưởng theo thứ tự
là chức năng điều hành 50%, thị giác không gian
16%, định hướng lực 22,2%, chức năng bán cầu
ưu thế là 20,8% và chú ý tập trung là 4,2%. Trong
đó chúng tôi nhận thấy, chức năng ảnh hưởng
nhiều nhất là điều hành. Điều này cũng được ghi
nhận tương tự trong nghiên cứu của tác giả
Tucha và cộng sự chức năng điều hành bị ảnh
hưởng chiếm khoảng 78%. Lý giải có tình trạng
này, các nghiên cứu cho rằng một phần ba diện
tích vỏ não là của thùy trán, chúng ta không thể
phủ nhận vai trò chủ yếu của thùy trán trong
chức năng thần kinh cao cấp, hành vi và xã hội.
Tổn thương thùy trán sẽ gây triệu chứng tàn phá
thường xuyên và kéo dài. Trong đó, thùy trán
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, rất khó để xác
định chính xác các lĩnh vực nhận thức này. Có
rất nhiều chức năng nhận thức cần phải có sự
phối hợp của chức năng điều hành để thực hiện,
tổn thương thùy trán gây ra giảm sút khả năng
điều hành, chức năng xã hội và hành vi. Để thực
hiện được chức năng này, thùy trán phải liên hệ
với các cấu trúc dưới vỏ và các vùng vỏ não kế
cận. Thùy trán sẽ nhận tín hiệu trực tiếp từ các
vùng thính giác, thị giác, xúc giác, khướu giác và
nhận các tín hiệu gián tiếp từ thùy thái dương

166


bụng và thùy đính sau, cũng như nhận luồng
thông tin từ hệ thống lưới. Luồng hướng tâm
chủ yếu đến thùy trán xuất phát chủ yếu từ nhân
lưng giữa của đồi thị và hạch nền. Chính vì vậy,
khi tổn thương các vùng khác của não bộ, chức
năng điều hành vẫn bị ảnh hưởng.
Phân tích trên từng nhóm bệnh nhân suy
giảm nhận thức nhẹ, trung bình, nặng, chúng tôi
nhận thấy trong nhóm suy giảm nhận thức nhẹ
là chức năng các lĩnh vực nhận thức bị suy giảm
theo thứ tự là điều hành (54%), trí nhớ (45,9%),
thị giác không gian (16,2%), chức năng bán cầu
ưu thế (8%), định hướng lực (8%), chý ý tập
trung (2%). Trong nhóm suy giảm nhận thức
trung bình chức năng các lĩnh vực nhận thức bị
suy giảm theo thứ tự là điều hành (68,4%), trí
nhớ (57,8%), thị giác không gian (42,1%), định
hướng lực (36,8%), chức năng bán cầu ưu thế
(21%), chú ý tập trung (10,5%). Trong nhóm suy
giảm nhận thức nặng chức năng các lĩnh vực
nhận thức bị suy giảm theo thứ tự là trí nhớ
(100%), bán cầu ưu thế (100%), định hướng lực
(100%), điều hành (80%), thị giác không gian
(40%), chú ý tập trung (0%). Chúng tôi nhận thấy
chức năng điều hành và trí nhớ bị ảnh hưởng
đầu tiên trên bệnh nhân suy giảm nhận thức.
Trong cả nhóm suy giảm nhận thức nhẹ và trung
bình, tỉ lệ các lĩnh vực nhận thức đều tương tự
nhau. Khi tình trạng nhận thức nặng các lĩnh vực

nhận thức sẽ bị ảnh hưởng lan tỏa.
Các yếu tố được cho là có liên quan đến
tình trạng nhận thức của bệnh nhân bao gồm
tuổi, giới, kích thước khối u. Theo vài nghiên
cứu cho rằng u màng não có liên quan đến
nồng độ progesteron, estrogen, tình trạng kinh
nguyệt, và thai kì(2), hiện tại đang có công trình
nghiên cứu tìm mối tương quan giữa u màng
não và các thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế
hormone.
Kích thước khối u có liên quan tuyến tính với
chức năng nhận thức. Kích thước u càng lớn
càng tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, đây là
tương quan thuận, phù hợp với phương trình
hồi qui tuyến tính

Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
MoCA test = -0,151* kích thước khối u +26,68
So sánh các lĩnh vực nhận thức khác nhau
với vị trí khối u. Chúng tôi không tìm thấy mối
tương quan giữa các lĩnh vực nhận thức với vị trí
khối u, ngoại trừ u hố sau làm giảm khả năng
tập trung gấp 10 lần so với các u khác. Theo
nghiên cứu của Diana Stanca và cộng sự cho biết
u màng não có thể ảnh hưởng đến một trong các
lĩnh vực nhận thức nhưng không chuyên biệt
cho lĩnh vực nhận thức cụ thể(6). Cơ chế gây nên

điều này được cho rằng do tốc độ tăng trưởng
khối u chậm, tế bào thần kinh có thời gian tái sắp
xếp cấu trúc, nên không có ảnh hưởng chuyên
biệt đến lĩnh vực nhận thức(5).

2.

KẾT LUẬN

7.

Trên bệnh nhân u màng não có thể suy giảm
ít nhất một lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực bị ảnh
hưởng nhiều nhất là chức năng điều hành và trí
nhớ, trong đó vị trí u không chuyên biệt cho lĩnh
vực nhận thức. Kích thước khối u giúp tiên
lượng chức năng nhận thức của bệnh nhân u
màng não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Dijkstra M, van Nieuwenhuizen D, Stalpers LJ và et al (2009),
"Late neurocognitive sequelae in patients with WHO grade I

Thần kinh

3.

4.


5.

6.

8.

9.

Nghiên cứu Y học

meningioma", Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.
80(8), tr. pp. 910-915.
Fan ZX, Shen J, Wu YY và et al (2013), "Hormone replacement
therapy and risk of meningioma in women: a meta-analysis",
Cancer Causes Control. 24(8), tr. pp. 1517-1525.
Kashiwazaki D, Takaiwa A, Nagai S và et al (2014), "Reversal
of cognitive dysfunction by total removal of a large lateral
ventricle meningioma: a case report with neuropsychological
assessments", Case reports in neurology. 6(1), tr. pp. 44-49.
Mitchell AJ, Kemp S, Benito-León J và et al (2010), "The
influence of cognitive impairment on health-related quality of
life in neurological disease", Acta Neuropsychiatrica. 22(1), tr. pp.
2-13.
Oya S, Kim SH, Sade B và et al (2011), "The natural history of
intracranial meningiomas", J Neurosurg. 114(5), tr. pp. 12501256.
Stanca D, Craitoiu S, Zaharia C và et al (2011), "PROSPECTIVE
STUDY
ON
THE

PRESENCE
OF
COGNITIVE
IMPAIRMENTS IN PATIENTS WITH BRAIN TUMORS",
Romanian Journal of Neurology. 10(3), tr. pp. 131 - 133.
Tucha O, Smely C, Lange KW và et al (2001), "Effects of surgery
on cognitive functioning of elderly patients with intracranial
meningioma", Br J Neurosurg. 15(2), tr. pp. 184-188.
van Alkemade H, de Leau M, Dieleman EM và et al (2012),
"Impaired survival and long-term neurological problems in
benign meningioma", Neuro Oncol. 14(5), tr. pp. 658-666.
Yoshii Y, Tominaga D, Sugimoto K và et al (2008), "Cognitive
function of patients with brain tumor in pre- and postoperative
stage", Surg Neurol. 69(1), tr. pp. 51-61.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

20/11/2015
30/11/2015
15/02/2016

167



×