Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức, thái độ và hành vi về xử trí sốt của bà mẹ có con điều trị tại khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.09 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI VỀ XỬ TRÍ SỐT CỦA BÀ MẸ
CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG
Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về xử trí sốt của bà mẹ có con điều trị tại Khoa Nhi, bệnh viện
Đa khoa Tiền Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Về kiến thức: 48,7% bà mẹ biết dùng nhiệt kế để xác định trẻ bị sốt; 26% bà mẹ trả lời chính xác
rằng trẻ bị sốt khi nhiệt độ > 37,5 oC; đa số bà mẹ cho rằng trẻ bị sốt là do bệnh nhiễm khuẩn hoặc thay đổi thời tiết
(đều chiếm 34%). Về thái độ: 55,3% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt cần phải nhập viện điều trị; 52% bà mẹ co rằng sốt
là dấu hiệu bệnh nặng; 73,3% bà mẹ biết rằng khi trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật. Về hành vi của các bà mẹ
khi trẻ bị sốt: 40% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt có thể tự điều trị ở nhà; 63,3% bà mẹ biết cởi bỏ bớt quần áo khi trẻ
sốt; 53,3% bà mẹ biết lau mát khi trẻ bị sốt cao; 62,7% bà mẹ đồng ý cho trẻ uống kháng sinh khi trẻ bị sốt; 79,3%
bà mẹ không đồng ý cạo gió, cắt lễ khi trẻ sốt. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con, con có tiền sử
nhập viện trước đó có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi đúng của bà mẹ về sốt. Có mối liên quan giữa kiến
thức đúng về sốt và hành vi đúng khi xử trí sốt cao ở trẻ em
Kết luận: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về sốt và cách xử trí sốt cho bà mẹ.
Từ khóa: Sốt, kiến thức, thái độ, hành vi.

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOR ABOUT MANAGE FEVER OF MOTHER
WITH CHILDREN TREATED IN PEDIATRIC DEPARTMENT, TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL
Tran Thanh Hai, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 70 - 76
Objective: Survey of knowledge, attitude and behavior towards the management of fever of mothers of
children treated at pediatric Department, Tien Giang General Hospital.
Methods: Cross-sectional descriptive.


Results: Knowledge: 48.7% of women who know how to use a thermometer to determine which children
with fever; 26% of mothers answered correctly that the child has a fever when the temperature> 37.5°C; the
majority of mothers said that fever is caused by infection or changes in weather (both 34%). Attitude: 55.3% of
women said that if high fever requires hospitalization treatment; 52% of mother’s contraction that fever is a sign
of serious illness; 73.3% of mothers said that if high fever can lead to seizures. About the behavior of the mother
when the child has a fever: 40% of women said that they can self-treat fever at home; 63.3% of mothers knew
remove child clothes if the child is fever; 53.3% of mothers said wiping cool as high fever; 62.7% of mothers agreed
to children antibiotics when fever; 79.3% of women disagreed wind scraping, cutting ceremony when fever. Age
group, education level, occupation, number of children, children with a history of previous hospitalizations related
to knowledge, attitude and behavior of mothers about fever right. There is an association between fever and correct
knowledge about proper behavior when management a high fever in children
Conclusion: The need to strengthen advocacy, health education to mothers about fever and manage fever.
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: PGS TS BS Tạ Văn Trầm

70

**Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
ĐT: 0913771779
Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Keywords: Fever, knowledge, attitude, behavior.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt cao là một cấp cứu nhi khoa rất thường
gặp. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng
cách có thể dẫn đến co giật đe dọa tính mạng
bệnh nhi hoặc để lại những hậu quả rất nặng
nề về sau như: động kinh, chậm phát triển tâm
thần và vận động đặc biệt là ở những trẻ có
tiền sử sốt cao co giật(1). Khi trẻ bị sốt cao, hạ
nhiệt nhằm giảm nguy cơ co giật cho trẻ đóng
vai trò quan trọng.
Biện pháp hạ nhiệt bằng lau mát có hiệu
quả tức thì rõ rệt hơn uống thuốc trong 30
phút đầu, nhưng sau 30 phút thì không giảm
nhiều hơn nữa điều này cũng chứng minh cho
quan điểm lý thuyết rằng hạ nhiệt bằng làm
mát ngoại biên(4,5).
Ở Việt Nam nhất là những vùng nông
thôn do những đặc điểm về kinh tế xã hội còn
thấp, vì thế việc thực hiện chăm sóc khi trẻ bị
sốt không dễ dàng. Do đó, chúng tôi muốn

tiến hành khảo sát mức độ kiến thức, thái độ
và hành vi của các bà mẹ có trẻ bị sốt. Từ kết
quả đạt được sẽ góp phần trong chương trình
giáo dục sức khỏe phù hợp cho các bà mẹ nói
riêng và cộng đồng nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ,
hành vi đúng về chăm sóc và xử trí trẻ sốt.

Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức,
thái độ, hành vi đúng của các bà mẹ trong việc
chăm sóc và xử trí trẻ sốt.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Đối tượng
Bà mẹ đưa trẻ đến khám và điều trị tại Khoa
Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang (tháng
11/2015) bao gồm nội trú và ngoại trú.

Cỡ mẫu

Được ước lượng theo công thức:
N=Z

21-α/2 .

Trong đó:

p(1-p)/d

2

Z: khoảng tin cậy = 95% .

Z 1-α/2 : = 1,96.
d: sai số chuẩn = 0,05.

p: Tần suất lý thuyết (dựa vào kết quả cá nghiên cứu tương
tự trước. đây, p=0,1 để có cỡ mẫu lớn nhất).

Thay các giá trị vào công thức: N = 138.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Xử lý và phân tích số liệu
Phần mền SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm
Nhóm tuổi (tuổi)

<20

Tần suất Tỷ lệ (%)
(n) N=150 100%
16
10,7

71


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm


Trình độ học
vấn

Nghề nghiệp

Nơi cư trú

Số con hiện có

Tiền sử con
nhập viện vì sốt
Nghe thông tin

20 – 30
>30
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
TCCN, CĐ, ĐH
Sau ĐH
Nội trợ
Nông dân
Công nhân
CBCNV
Buôn bán
Khác
Nông thôn
Thành thị

1
2
3
>3

Không


Tần suất Tỷ lệ (%)
(n) N=150 100%
90
60,0
44
29,3
4
2,7
46
30,7
50
33,3
42
28,0
6
4,0
2
1,3
36
24,0
28
18,7

50
33,3
16
10,7
17
11,3
3
2,0
87
58,0
63
42,0
77
51,3
56
37,3
15
10,0
2
1,3
81
54,0
69
46,0
150
100

Tần suất Tỷ lệ (%)
(n) N=150 100%


Đặc điểm
về phát hiện và
chăm sóc trẻ sốt

Không

00

00

Nguồn thông tin
về sốt nhận
được

Cán bộ y tế
Báo, đài
Internet
Người xung quanh

61
40
24
25

40,7
26,7
16,0
16,7

Kiến thức của bà mẹ về sốt

Bảng 2. Kiến thức của bà mẹ về sốt.
Nội dung
Cách xác định
sốt
Trẻ bị sốt khi
nhiệt độ

Nguyên nhân
gây sốt

Sờ
Đo nhiệt kế
o
>37 C
o
>37,5 C
o
>38 C
o
>38,5 C
Nhiễm khuẩn
Thay đổi thời tiết
Ủ ấm quá kỹ
Tiêm chủng
Mọc răng
Nguyên nhân khác

Tần suất Tỷ lệ (%)
(n) N=150 100%
77

51,3
73
48,7
21
14,0
39
26,0
74
49,3
16
10,7
51
34,0
51
34,0
9
6,0
27
18,0
11
7,3
1
0,7

Thái độ, hành vi của bà mẹ khi trẻ sốt
Bảng 3. Thái độ, hành vi của bà mẹ khi trẻ sốt.
Tình huống
Trẻ sốt cần phải nhập viện
Sốt là dấu hiệu bệnh nặng
Sốt cao có thể dẫn đến co giật

Trẻ sốt có thể tự điều trị tại nhà
Trẻ sốt cao cần cởi bỏ bớt quần áo
Trẻ sốt cao cần lau mát
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao
Cần phối hợp uống thuốc và lau mát
Không trẻ uống kháng sinh khi sốt cao
Cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ sốt
Nên cạo gió, cắt lễ khi trẻ sốt cao

Đồng ý (n, %) Không đồng ý (n, %)
83 (55,3)
61 (40,7)
78 (52,0)
65 (43,3)
110 (73,3)
34 (22,7)
60 (40,0)
80 (53,3)
95 (63,3)
46 (30,7)
80 (53,3)
57 (38,0)
112 (74,7)
24 (16,0)
103 (68,7)
32 (21,3)
94 (62,7)
35 (23,3)
91 (60,7)
59 (39,3)

0 (0)
119 (79,3)

Không ý kiến (n, %)
6 (4,0)
7 (4,7)
6 (3,4)
10 (6,7)
9 (6,0)
13 (8,7)
14 (9,3)
15 (10,0)
21 (14,0)
0 (0)
31 (20,7)

Tổng cộng (n, %)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)
150 (100%)

Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi đúng của bà mẹ khi trẻ bị sốt

Bảng 4. Nhóm tuổi
Đặc điểm
o

Kiến thức về nhiệt độ sốt

Cần cởi bớt quần áo khi trẻ sốt

72

>37 C
o
>37.5 C
o
>38 C
o
>38.5 C
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

<20
1 (6,3)
1 (6,3)
12 (75)
2 (12,4)
8 (50)
8 (50)
0 (0)


Nhóm tuổi n (%)
20 - 30
9 (10)
24 (26,7)
47 (52,2)
10 (11,1)
60 (66,7)
21 (23,3)
9 (10)

>30
11 (25)
14 (31,8)
15 (34,1)
4 (9,1)
23 (52,3)
21 (47,7)
0 (0)

p

0,042

0,01

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Đặc điểm


Cần phối hợp giữa dùng thuốc hạ sốt và lau mát

Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

<20
7 (43,8)
6 (37,4)
3 (18,8)

Nghiên cứu Y học
Nhóm tuổi n (%)
20 - 30
65 (72,2)
16 (17,8)
9 (10)

p

>30
23 (52,3)
16 (36,4)
5 (11,4)

0,04

Bảng 5. Trình độ học vấn
Đặc điểm

o

Kiến thức về nhiệt độ sốt

Khi trẻ sốt cần nhập viện

>37 C
o
>37.5 C
o
>38 C
o
>38.5 C
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

Mù chữ
1 (25)
2 (50)
0 (0)
1 (25)
2 (50)
1 (25)
1 (25)

Trình độ học vấn n (%)
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

TCCN, ĐH
8 (17,4)
7 (14)
5 (11,9)
0 (0)
11 (23,9) 13 (26) 13 (31)
0 (0)
21 (45,6) 28 (56) 18 (42,9)
5 (83,3)
6 (13,1)
2 (4)
6 (14,2)
1 (16,7)
20 (43,5) 31 (62) 29 (69)
1 (16,7)
25 (54,3) 16 (32) 12 (28,6)
5 (83,3)
1 (2,2)
3 (6)
1 (2,4)
0 (0)

p
SĐH
0 (0)
0 (0)
0,001
2 (100)
0 (0)
0 (0)

2 (100) 0,02
0 (0)

Bảng 6. Nghề nghiệp
Đặc điểm
Sờ
Đo nhiệt kế
Đồng ý
Cho trẻ dùng thuốc
Không đồng ý
khi trẻ sốt
Không ý kiến
Cách
xác định sốt

Nghề nghiệp n(%)
Nội trợ Nông dân CNV
CB - CNV
15 (41,6)
21 (75)
31 (62)
3 (18,8)
21 (58,4)
7 (25)
19 (38)
13 (81,2)
25 (69,4) 18 (64,3) 44 (88)
12 (75)
8 (22,2)
6 (21,4)

5 (10)
2 (12,5)
3 (8,4)
4 (14,3)
1(2)
2 (12,5)

Bảng 7. Số con của người mẹ

Buôn bán
4 (23,5)
13 (76,5)
11 (64,7)
3(17,6)
3 (17,6)

Khác
1 (33,3)
2 (66,7)
2 (66,7)
0 (0)
1 (33,3)

p
0,003

0,001

Bảng 8. Tiền sử nhập viện


Số con
p
1
2
3
>3
38
36
18
2
Đồng ý
(49,4) (70,6) (72) (100)
Khi trẻ sốt
cần cho trẻ
35
14
7
0,017
Không đồng ý
0 (0)
nhập viện
(45,5) (27,5) (28)
Không ý kiến 4 (5,1) 1 (1,9) 0 (0) 0 (0)
Đặc điểm

Tiền sử nhập viện

Không
Đồng
ý

60
(74,1)
35
(50,7)
Khi trẻ sốt
cần cởi bớt Không đồng ý 18 (22,2) 28 (40,6)
quần áo Không ý kiến 3 (3,7)
6 (8,7)
Đặc điểm

p

0,012

Bảng 9. Kiến thức- hành vi
Hành vi

Khi trẻ sốt cần cởi bớt quần áo

Khi trẻ sốt cần lau mát

Cho trẻ dùng thuốc khi trẻ sốt

Cho trẻ dùng kháng sinh khi trẻ sốt

Chuyên Đề Nhi Khoa

Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến

Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
Không đồng ý
Đồng ý
Không ý kiến

Trẻ sốt cao co thể dẫn đến co giật n(%)
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
80 (72,1)
13 (38,2)
1 (20)
26 (23,4)
19 (55,9)
2 (40)
5 (4,5)
2 (5,9)
2 (40)
67 (60,4)
12 (35,3)
1 (20)
36 (32,4)
20 (58,8)
2 (40)
8 (7,2)

2 (5,9)
2 (40)
87 (78,4)
23 (67,6)
2 (40)
15 (13,5)
8 (23,5)
1 (20)
9 (8,1)
3 (8,9)
2 (40)
71 (64)
22 (64,7)
1 (20)
27(24,3)
8 (23,5)
0 (0)
13 (11,7)
4 (11,8)
4 (80)

p

0,001

0,012

0,001

0,001


73


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

BÀN LUẬN
Qua khảo sát 150 bà mẹ có con điều trị tại Khoa
Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2015, chúng
tôi ghi nhận được các kết quả như sau:
Đa số (60%) bà mẹ ở lứa tuổi 20 -30 tuổi, có
29,3% bà mẹ trên 30 tuổi và 10% bà mẹ có độ tuổi
dưới 20 tuổi.
Trình độ học vấn: cấp 2 chiếm cao nhất
33,3%; tiếp theo là cấp 1 30,7%; cấp 3 là 28%; đặc
biệt có 2,7% bà mẹ mù chữ.
Nghề nghiệp: công nhân chiếm đa số với
33,3%; tiếp theo là nội trợ 24%; nông dân 18,7%
Nơi cư trú: nông thôn 58% cao hơn thành
thị 42%.
Đa số (51,3%) bà mẹ chỉ có 01 con; có 37,3 bà
mẹ có 02 con; 10% bà mẹ có 03 con và có 1,3% bà
mẹ có hơn 03 con.
Tiền sử nhập viện trước đó: có 54% bà mẹ có
con từng bị nhập viện trước đó; trong khi có 46%
bà mẹ không có tiền sử còn từng bị nhập viện
điều trị.
100% bà mẹ được phỏng vấn đã từng nghe

thông tin về cách phá hiện và chăm sóc khi con
bị sốt. Trong đó 40,7% bà mẹ nhận được thông
tin từ cán bộ y tế; 26,7% nhận thông tin từ báo,
đài; 16,7% từ người xung quanh (người thân, bạn
bè, hàng xóm) và thấp nhất có 16% bà mẹ nhận
được thông tin từ internet. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hà(6)ghi nhận, trong số 106 bà mẹ
được phỏng vấn có 61 người đã được nghe hoặc
được hướng dẫn về xử trí khi trẻ có sốt cao
chiếm 57,5%. Trong đó nguồn thông tin mà bà
mẹ nhận được chưa kể đúng hay sai. Khoảng
42,5% chưa từng được nghe hoặc được hướng
dẫn về xử trí khi trẻ có sốt cao.

Qua phỏng vấn 150 bà mẹ ghi nhận
Chỉ có 48,7% bà mẹ biết dùng nhiệt kế để
xác định trẻ bị sốt; trong khi đó 51,3% bà mẹ
chỉ xác định tình trạng trẻ sốt bằng cách sờ
vào người trẻ.
Có 26% bà mẹ trả lời chính xác rằng trẻ bị sốt

74

khi nhiệt độ >37,5 oC; trong khi đó 49,3% cho
rằng trẻ sốt khi nhiệt độ >38 oC.
Nguyên nhân gây sốt: đa số bà mẹ cho
rằng trẻ bị sốt là do bệnh nhiễm trùng hoặc
thay đổi thời tiết (đều chiếm 34%);18% cho
rằng do tiêm chủng.


Kết quả khảo sát trên 150 bà mẹ điều trị
nội trú và ngoại trú tại Khoa Nhi năm
2015 ghi nhận
Về thái độ
55,3% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt cần phải
nhập viện điều trị; 40,7% cho rằng không cần
thiết phải nhập viện.
Kết quả cũng như trên khi đa số (52%) bà mẹ
co rằng sốt là dấu hiệu bệnh nặng; có 43,3% cho
không đồng ý sốt là dấu hiệu bệnh nặng.
Đa số (73,3%) bà mẹ biết rằng khi trẻ sốt quá
cao có thể dẫn đến co giật.

Về hành vi của các bà mẹ khi trẻ bị sốt:
40% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt có thể tự điều
trị ở nhà.
63,3% bà mẹ biết cởi bỏ bớt quần áo khi trẻ
sốt.
53,3% bà mẹ biết lau mát khi trẻ bị sốt cao.
Có 62,7% bà mẹ không đồng ý cho trẻ uống
kháng sinh khi trẻ bị sốtvà 14% không có ý kiến
về vấn đề này.
60,7% bà mẹ biết cho trẻ uống nước trái cây
khi bị sốt.
79,3% bà mẹ không đồng ý cạo gió, cắt lễ khi
trẻ sốt.
Trong nghiên cứu của Triệu Thị Hà(6), có
70,8% bà mẹ lau mát cho trẻ, có 54,7% biết sử
dụng thuốc hạ sốt, khoảng 32,1% biết cởi bỏ hết
quần áo của trẻ, có 14,2% đã mang ngay bệnh

nhi đến viện. Tuy nhiên chỉ có 27,4% bà mẹ cho
trẻ đi khám bệnh khi sốt không hạ; phân nửa bà
mẹ (54,7%) đồng ý cởi bỏ hết quần áo khi trẻ có
sốt cao; gần một nửa bà mẹ 49,1% đồng ý lau
mát ướt hết người của trẻ; hai phần ba bà mẹ
(68,9%) đồng ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt; phần

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
lớn bà mẹ(74,5%) đồng ý cần phối hợp cho trẻ
uống cả thuốc hạ sốt và lau mát; có 44,3% bà mẹ
đồng ý không nên sử dụng kháng sinh ngay khi
trẻ bị sốt.
Nhóm tuổi có liên quan đến kiến thức đúng
của bà mẹ về sốt (kiến thức về nhiệt độ để xác
định trẻ sốt) và cũng có liên quan đến hành vi
đúng của bà mẹ khi trẻ sốt như cởi bớt quần áo,
phối hợp giữa dùng thuốc và lau mát. Bà mẹ
nhóm tuổi từ 20-30 có kiến thức và hành vi đúng
nhất, tiếp theo là nhóm bà mẹ > 30 tuổi; nhóm bà
mẹ < 20 tuổi có kiến thức và hành vi không tốt
bằng 02 nhóm trên, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến kiến
thức và hành vi đúng của bà mẹ về sốt. bà mẹ có
trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên có kiến thức và
hành vi đúng tốt hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p <0,05. Kết quả nghiên cứu này

khác với kết quả của tác giả Triệu Thị Hà(6) khi đã
chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa trình độ
học vấn với kiến thức đúng, thái độ đúng và
hành vi đúng của bà mẹ nhưng lại tương tự như
kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Lộc(3).
Bà mẹ là CB.CNVC, buôn bán, nội trợ có kiến
thức về sốt và hành vi khi trẻ bỉ sốt tốt hơn bà
mẹ thuộc các nghề nghiệp khác, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nghiên cứu của
Triệu Thị Hà(6) cũng ghi nhận kiến thức, hành vi
của các bà mẹ thuộc ngành nghề khác nhau cũng
khác nhau. Những bà mẹ là công nhân viên chức
thì có kiến thức, hành vi xử trí khi trẻ bị sốt tốt
hơn những bà mẹ khác. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh
Văn Lộc năm 2001(3).
Kết quả thống kê cho thấy bà mẹ càng nhiều
con thì ý thức đưa con vào bệnh viện khi trẻ sốt
càng tốt: 100% bà mẹ có >3 con sẽ đưa con vào
bệnh viện khi trẻ sốt; 72% bà mẹ có 03 con sẽ
thực hiện điều này; tỷ lệ 70,6% đối với bà mẹ có
02 con và 49,4% đối với bà mẹ có 01 con. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,017.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

Có 74,1% bà mẹ có con có tiền sử đã nhập
viện điều trị biết cởi bỏ bớt quần áo khi trẻ sốt

trong khi tỷ lệ này ở nhóm bà mẹ có con không
có tiền sử nhập viện trước đó là 50,7%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,012.
Kết quả thống kê cho thấy, bà mẹ có kiến
thức đúng về sốt thì sẽ có hành động đúng hơn
những bà mẹ có kiến thức không đúng. Cụ thể,
nếu bà mẹ biết rằng sốt quá cao có thể dẫn đến
co giật thì có 72,1% bà mẹ biết cởi bỏ bớt quần áo
khi trẻ sốt; 60,4% bà mẹ biết lau mát cho trẻ;
78,4% bà mẹ biết cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay;
64% bà mẹ không tự cho trẻ uống kháng sinh,
các tỷ lệ này đều cao hơn so với nhóm bà mẹ
không có kiến thức đúng về sốt, sự khác biệt có ý
ngĩa thống kê với p<0,05. Điều này cho chúng ta
khẳng định cần tăng cường kiến thức cho bà mẹ
từ đó bà mẹ sẽ có hành vi đúng về xử trí khi trẻ
có sốt cao.

KẾT LUẬN
Qua phỏng vấn 150 bà mẹ có con điều trị nội
trú và ngoại trú tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa
Tiền Giang ghi nhận:

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ, hành vi
đúng về chăm sóc và xử trí trẻ sốt
Về kiến thức: 48,7% bà mẹ biết dùng nhiệt kế
để xác định trẻ bị sốt; 26% bà mẹ trả lời chính xác
rằng trẻ bị sốt khi nhiệt độ >37,5 oC; đa số bà mẹ
cho rằng trẻ bị sốt là do bệnh nhiễm trùng hoặc
thay đổi thời tiết (đều chiếm 34%).

Về thái độ: 55,3% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt
cần phải nhập viện điều trị; 52% bà mẹ co rằng
sốt là dấu hiệu bệnh nặng; 73,3% bà mẹ biết rằng
khi trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật.
Về hành vi của các bà mẹ khi trẻ bị sốt: 40%
bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt có thể tự điều trị ở
nhà; 63,3% bà mẹ biết cởi bỏ bớt quần áo khi trẻ
sốt; 53,3% bà mẹ biết lau mát khi trẻ bị sốt cao;
62,7% bà mẹ đồng ý cho trẻ uống kháng sinh khi
trẻ bị sốt; 79,3% bà mẹ không đồng ý cạo gió, cắt
lễ khi trẻ sốt.

75


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ,
hành vi đúng của các bà mẹ trong việc
chăm sóc và xử trí trẻ sốt
Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
số con, con có tiền sử nhập viện trước đó có liên
quan đến kiến thức, thái độ, hành vi đúng của bà
mẹ về sốt.
Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về sốt
và hành vi đúng khi xử trí sốt cao ở trẻ em.

3.


4.

5.

6.

Huỳnh Văn Lộc (2001). Kiến thức, thái độ, hành vi của người
chăm sóc chính của trẻ sốt cao co giật. Luận văn thạc sĩ y khoa,
Đại học Y dược TP.HCM, tr.14-27.
Phạm Lê An (1997). “Đánh giá hiệu quả hạ nhiệt bằng
phương pháp lau mát kết hợp thuốc trên trẻ em 1 tháng – 14
tuổi sốt cao vào cấp cứu tại phòng khám cấp cứu Bệnh viện
Nhi Đồng II”. Hội nghị khoa học Tập 1 .Tr 53-59.
Phạm Lê An (2004). “Hội chứng co giật trẻ em”. Nhi khoa
chương trình Đại học, tập 1, Đại học Y dược TP.HCM, NXB Y
học, tr. 358 – 370
Triệu Thị Hà, Đoàn Thị Vân (2010), Kiến thức, thái độ, hành vi
của bà mẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên,
Y học TP. Hồ Chí Minh năm 2010 tập 3, tr 10-16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

76

Adam D, Stankov G (1994). “Treatment of fever in
childhood”. Eur J Pediatr;153:p.394-402.9.
Huda KA (2007), “Mothers, knowledge, Fears and Self –

Management of fever”, The Kuwait Medical Journal, 39(4), p.
349-354.

Ngày nhận bài báo:

24/04/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

12/07/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/09/2016

Chuyên Đề Nhi Khoa



×