Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp nghiên cứu điển hình trên mạng xã hội facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.32 KB, 71 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu được hoàn thành là kết quả của quá trình 4 năm chăm chỉ
học hỏi tại Trường Đại học Thương mại và các kỹ năng trong quá trình thực tập tại
Công ty TNHH Tiếp thị Nét Việt, và cũng là kết quả của sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo
trường Đại học Thương mại nói chung và Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và
Thương mại điện tử nói riêng. Đặt biệt em rất biết ơn thầy giáo TS. Trần Hoài Nam,
người đã đồng hành và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm
khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Huy giám đốc Công ty TNHH Tiếp thị
Nét Việt và chị Đoàn Thị Nguyện, người trực tiếp hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo để em
tại Công ty và giúp em có đượ những tài liệu quan trọng trong bài nghiên cứu này.
Mặc dù đã hết sức nghiêm túc thực hiện khóa luận cũng như tiếp thu sự góp ý
của công ty và bạn bè nhưng do thời gian còn hạn hẹp, các kiến thức kỹ năng của
mình còn hạn chế nên bài khóa luận không thể nào tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô để bài
khóa luận hoàn thiện hơn và đó cũng là mốc thời gian đáng nhớ trong cuộc đời sinh
viên của em.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngân


ii

MỤC LỤC
[6]. Amanda Layman Low(2016),6 Secrets to Success as a Social Media Manager, January


27, 2016 Media Bistro............................................................................................................1
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT.........................................................................................6


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng biểu
Bảng tổng hợp các yếu tố từ nhiều nghiên cứu.

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12

Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N=105)
KMO and Bartlett's Test
Total Variance Explained

Rotated Component Matrixa
Kết quả phân tích các nhân tố trong giả thuyết
Reliability Statistics
Model Summary
ANOVAb
Coefficientsa
KMO and Bartlett's Test biến Y

27
29
30
31
32
32
33
34
34
35

12

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
Hình
1.1

Hình vẽ
Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp


Trang
15


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Công nghệ thông tin bùng nổ với sự ra đời của web 2.0 và sự phát triển vượt
bậc của điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng cùng lúc với nhu
cầu chia sẻ tin tức, kết nối bạn bè trực tuyến. Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ
chức thống kê số liệu Internet quốc tế (internetworldstats), tính đến hết quý 2/2015,
Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng Internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%,
xếp thứ 6 trong khu vực Châu Á, xếp thứ 17 trong tổng số 20 quốc gia có lượng
người dùng Internet nhiều nhất thế giới [38]. Những con số ấn tượng này đã tạo
điều kiện cho lĩnh vực truyền thông xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt tại Việt
Nam cả về phương tiện và độ phủ sóng. Hiện nay, việc xây dựng các chương trình
quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội cũng không còn mới lạ đối với các doanh
nghiệp cũng như các cá nhân tự kinh doanh. Những lợi ích, khả năng tương tác và
định hướng cao đã góp phần giúp công tác truyền thông qua mạng xã hội đang bắt
đầu được chú ý đầu tư để mang lại hiệu quả tối đa, đồng thời nó cũng lấn sân các
loại hình quảng cáo truyền thống. Nếu như MySpace là trang mạng xã hội và là
công cụ truyền thông phổ biến, hữu hiệu nhất tại Mỹ thì Facebook không chỉ thành
công trên thế giới mà còn là trang mạng xã hội cũng như công cụ quảng cáo mạnh
nhất và hiệu quả nhất tại Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 20 triệu
người sử dụng Facebook tuy nhiên mới chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp chú
trọng đến Mạng xã hội như Cocacola Viêṭ Nam, Converse Viêṭ Nam, Megastar [44].
Một trong những lý do có thể kể đến cho việc chưa chú trọng phát triển hoạt động
truyền thông mạng xã hội là doanh nghiệp hiểu biết, thiếu nguồn lực để xây dựng
một chiến lược cho hoạt động này. Vì vậy, để làm rõ được những vấn đề, những yếu

tố liên quan đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động truyền thông mạng xã
hội giúp công ty có những chiến lược phát triển phù hợp ở mảng này, em xin đề
xuất nghiên cứu: “Các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông mạng xã hội của
doanh nghiệp. Nghiên cứu điển hình trên mạng xã hội Facebook”.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, những nghiên cứu về các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông
mạng xã hội của các doanh nghiệp chưa nhiều, song có khá nhiều công trình nghiên


2
cứu về mạng truyền thông xã hội, marketing truyền thông xã hội, làm thế nào để
thay đổi thế giới truyền thông mạng xã hội... được công bố những năm gần đây.
2.1. Tính hình nghiên cứu trên thế giới
Những vấn đề liên quan tới các yếu tố tác động tới truyền thông mạng xã hội được
các chuyên gia trên thế giới nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình như sau:
- Mahmoud Mohammadian, Marjan Mohammadreza (2012) nghiên cứu “Xác
định các yếu tố thành công của truyền thông xã hội (Viễn cảnh tiếp thị)” [20].
- Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra Poudel & Jan Wiedenbeck khi
nghiên cứu ngành lâm nghiệp trong thời đại công nghệ số áp dụng các yếu tố tác
động tới sự chấp nhận truyền thông mạng xã hội [17].
- John Ndungu Kabue (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc sử
dụng quảng cáo trên truyền thông mạng xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Nairobi, Kenya [16].
- Các yếu tố tạo động lực dẫn tới việc sử dụng học tập trực tuyến và việc sử
dụng truyền thông mạng xã hội được nghiên cứu năm 2015 bởi Mohd Shafie Rosli
và các cộng sự của mình [26].
- Sang Jib Kwon, Eunil Park và Ki Joon Kim (2014) đã cùng nhau nghiên cứu
điều gì thúc đẩy truyền thông mạng xã hội đi tới thành công và thực hiện một so
sánh sự chấp nhận của người dùng Facebook và Twitter [32].
- Michael Zeiller và Bettina Schauer (2011) trong một nghiên cứu về sự

chấp nhận, động lực và các yếu tố thành công của truyền thông mạng xã hội tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào một số nghiên cứu tình huống về áp dụng phương
tiện truyền thông xã hội trong các DNVVN [24].
- Mohd Irwan Dahnil, Kamarul Mizal Marzuki, Juliana Langgat
và Noor Fzlinda Fabeil đã nghiên cứu các yếu tố tác động tới sự
chấp nhận truyền thông mạng xã hội của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vào năm 2014 [25].
- Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội theo doanh nghiệp vừa và nhỏ và kết quả hoạt động của Sulaiman
Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh Moghavvemi, Noor Ismawati
Jaafar và Nor Liyana Mohd Shuib (2014) [35].


3
- Fosso Wamba,S., and Carter, L. (2014) đã nghiên cứu thực nghiệm sự chấp
nhận và sử dụng công cụ truyền thông mạng xã hội [37].
- Một nghiên cứu cuối cùng tác giả muốn kể đến đó là nghiên
cứu về sự chấp nhận công nghê và lựa chọn các yếu tố truyền
thông của Yao-Sheng Chang và Chyan Yang năm 2012 [10].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Nghiên cứu của Hoàng Anh (2014) với đề tài “Thực trạng sử dụng mạng xã
hội facebook của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM”. Nghiên cứu
được thực hiện bằng cách thu thập câu trả lời của 300 sinh viên Trường Đại học sư
phạm kỹ thuật TP. HCM để phân tích và đưa ra kết luận về thực trạng sử dụng mạng
xã hội Facebook của sinh viên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhà trường áp dụng để
tăng hiệu quả học tập của sinh viên [2].
- Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Giang (2015) về “Ảnh hưởng của truyền
thông xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam”. Bằng cách thu thập các quan điểm
của các nhà nghiên cứu trên thế giới, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số
lý luận cơ bản và phân tích những ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới môi

trường báo chí tại Việt Nam [3].
- Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016) đã nghiên cứu vấn đề
“Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”. Nghiên cứu đã đưa
ra một số lý luận cơ bản cùng với đó là các số liệu thu thập được từ câu trả lời của các
sinh viên trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN [4].
3. CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm chỉ ra các yếu tố tác động tới
hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh hiệu quả hoạt động truyền thông mạng xã hội facebook
Để thực hiện mục tiêu đó đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Tổng hợp lý luận cơ bản về các yếu tố tác động đến hoạt động truyền thông
mạng xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, nội dung của các
yếu tố tác động đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp.
2. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích, chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông mạng xã hội, qua đó xác định tác
động của các yếu tố đó là tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.


4
3. Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những phân tích, đánh giá
khách quan các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của
doanh nghiệp, tác giả đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm thay đổi các hoạt động hiện
tại nhằm đạt được mục đích truyền thông mạng xã hội có hiệu quả nhất.
4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu tập trung vào hoạt động truyền thông mạng xã hội của
doanh nghiệp trong địa bàn Hà Nội và các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động này để
từ đó các nhà quản trị trong doanh nghiệp có chiến lược, dự án cải thiện các hoạt
động truyền thông mạng xã hội phù hợp với mục đích của công ty.
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà nghiên cứu hướng tới là các yếu tố tác động tới hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp doanh nghiệp.
Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra các yếu tố tác động tới hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp để từ đó các nhà quản trị có những
hướng với chiến lược đúng đắn cho hoạt động của công ty mình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp thu thâp dữ liệu và phương pháp đo lường, xử lý dữ liệu. Các công ty
được chọn làm mẫu nghiên cứu và điều tra có đặc điểm riêng về quy mô, lĩnh vực
hoạt động, chiến lược truyền thông trên mạng facebook khác nhau nên có thể suy
rộng kết quả cho các doanh nghiệp hoạt động truyền thông mạng xã hội từ nghiên
cứu này.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Bằng các sử dụng phiếu điều tra với...
câu hỏi đi sâu vào vấn đề truyền thông mạng xã hội facebook. Số phiếu được phát là
130 phiếu, số phiếu thu về là 107, trong đó có 105 số phiết tính là hợp lệ cũng là số
mẫu khảo sát.
Phiếu điều tra gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Thông tin công ty


5
Phần 2: Nội dung khảo sát chính
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các báo cáo kinh doanh, tài liệu thống kê của các công ty.
Các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam và thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp.
Các ý kiến đánh giá, các thông tin có liên quan sẽ được thu thập từ các bài

viết trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng mạng Internet.
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Công cụ xử lý dữ liệu:
Microsoft Excel 2010, SPSS 23.
Sơ đồ, hình ảnh, bảng vẽ
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả những đặc điểm cơ bản của đối tượng
phỏng vấn và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố và thái độ chung của từng nhóm
khách hàng.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
qua hệ số Cronbach Alpha. Các thang đo đạt đủ tiêu chuẩn khi hệ số Cronbach
Alpha đạt tiêu chuẩn 0.6 <α< 0.9 được coi là phù hợp với nghiên cứu.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):
Đánh giá độ thích hợp của phân tích nhân tố, xác định sự tương quan của các nhân
tố trong tổng thể và tìm ra phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Điều kiện để
phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê: Sig. < 0.05
+ Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%
- Mô hình hồi quy đa biến: Nhận diện các yếu tố tác động đến hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp.
6. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận tốt
nghiệp được kết cấu gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số lý luận về truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp và
đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động tới truyền thông mạng xã hội
Facebook



6
Chương 3: Các kết luận và đề xuất cải thiện hoạt động truyền thông mạng xã
hội của doanh nghiệp.


7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
- Khái niệm truyền thông:
Trên thế giới, khái niệm truyền thông bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ XVII tại
Châu Âu và Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và thường mang ý nghĩa là
một môi trường hoặc cấu trúc trung gian mang tính truyền dẫn. Ngoài ra, cho đến
nay, cũng có rất nhiều các nhóm ngành khoa học khác thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn sử dụng thuật ngữ này. Điển hình nhất kể đến được là các ngành:
Sư phạm học, ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin, xã hội học, văn hóa học, triết học,
nghiên cứu truyền thông [8].
Theo Wikipedia, Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao
đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn
ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác
như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý
nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ
phận của chúng) [50].
- Khái niệm truyền thông mạng xã hội
Khái niệm truyền thông xã hội (social media) ra đời một vài thập kỉ trước đây
với sự xuất hiện của mạng Internet buổi sơ khai và hệ thống tin nhắn BBS (Bulletin

Board System) [14]. Tuy vậy, phải đến khi nền tảng Web 2.0 ra đời, với công nghệ
giúp cho người dùng tự xây dựng được nội dung và kết nối với nhau, thì kỉ nguyên
của truyền thông xã hội mới thực sự bùng nổ. Truyền thông mạng xã hội internet
buổi sơ khai và hệ thống tin nhắn BBS (Bulletin Board System) đến lúc này được
hiểu là các nền tảng (platform) cung cấp cho người sử dụng internet dựa trên công
nghệ web 2.0 [3].


8
Andreas Kaplan và Michael Haenlein định nghĩa truyền thông xã hội là
“những ứng dụng internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web
2.0, mà tạo điều kiện cho việc kiến tạo và trao đổi thông tin của người dùng.” [15].
Theo định nghĩa chính thức của Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam,
dưới đề xuất của bộ Thông Tin và Truyền thông, thì truyền thông xã hội là “ hệ
thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ,
cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch
vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực
tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” [1].
Murphy thì định nghĩa truyền thông xã hội đơn giản là công cụ truyền thông
mà công chúng có thể tạo ra và trao đổi thông tin trên mạng internet [28].
Theo Safako và Brake (2009) thì truyền thông mạng xã hội được đề cập đến là
các hoạt động và hành vi giữa môi trường kết nối của con người trực tuyến để chia
sẻ thông tin, kiến thức, và dùng sử dụng phương tiện truyền thông. Phương tiện
truyền thông là Web-based làm cho dễ dàng truyền tải nội dung trong các hình thức
từ ngữ, hình ảnh, video, và âm thanh [33].
Vậy ta có thể tóm tắt định nghĩa truyền thông mạng xã hội như sau: Truyền
thông mạng xã hội là một phương thức truyền thông kiểu mới trên nền web 2.0, bao
gồm nhiều kênh khác nhau, giúp cho người dùng có thể trao đổi thông tin trực
tuyến, nhanh chóng.
Tại thời điểm này, về cơ bản có sáu loại phương tiện truyền thông xã hội:

+ Mạng xã hội:các trang web cho phép người dùng có khả năng xây dựng
các trang web cá nhân và sau đó kết nối với bạn bè để chia sẻ nội dung và
thông tin liên lạc. Mạng xã hội lớn nhất là Myspace, Facebook và Bebo.
+ Blogs: có lẽ là hình thức nổi tiếng nhất của truyền thông mạng xã hội, blog
là tạp chí trực tuyến mới xuất hiện với gần đây.
+ Wiki: các trang web cho phép mọi người để thêm nội dung hoặc chỉnh sửa
các thông tin về họ, hoạt động như một từ điển hoặc cơ sở dữ liệu. Nổi tiếng nhất
wiki là wikipedia 4 - một bách khoa toàn thư trực tuyến mà có hơn 2 triệu bài viết
bằng tiếng Anh.
+ Podcast: âm thanh và các file video có sẵn bằng thuê bao, thông qua các
dịch vụ như iTunes của Apple.


9
+ Diễn đàn: Khu vực để thảo luận trực tuyến, thường xung quanh chủ đề và lợi
ích cụ thể. Ðã được biết đến trước khi có thuật ngữ "phương tiện truyền thông xã
hội" và là một loại hình lớn mạnh và phổ biến của các cộng đồng trực tuyến.
+ Các cộng đồng nội dung: Cộng đồng được tổ chức và chia sẻ các loại cụ thể
của nội dung. Hầu hết các nội dung có xu hướng hình thành xung quanh hình ảnh
(flickr), các liên kết được đánh dấu (del.icio.us) và video (Youtube).
+ Blog: Mạng xã hội kết hợp với blog nhưng với số lượng, địa điểm nhỏ nội
dung được phân phối trực tuyến và thông qua mạng điện thoại di động. Twitter là
thủ lĩnh trong lĩnh vực này [21].
1.1.2 Đặc điểm của truyền thông mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của truyền thông mạng xã hội:
Theo Mayfield, A. (tháng 8 năm 2010), Phương tiện truyền thông xã hội được
hiểu nhiều như là một nhóm các loại truyền thông trực tuyến để chia sẻ. Nó bao
gồm những đặc điểm sau đây:
- Sự tham gia: Các phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích đóng góp và

phản hồi từ mọi người quan tâm. Nó xuất hiện giữa phương tiện truyền thông và
khán giả.
- Sự cởi mở: Hầu hết các dịch vụ truyền thông xã hội đều mở cửa cho phản hồi
và sự tham gia. Họ khuyến khích bầu cử, bình luận và chia sẻ thông tin. Hiếm khi
có bất kỳ trở ngại nào đối với việc truy cập và sử dụng nội dung - nội dung được
bảo vệ bằng mật khẩu nghiêm ngặt.
- Tính hội thoại: Trong khi phương tiện truyền thông truyền thống là về "phát
sóng" (nội dung truyền hoặc phân phối tới một đối tượng) truyền thông xã hội được
xem như là một cuộc trò chuyện hai chiều.
- Sự kết nối: Truyền thông xã hội cho phép cộng đồng hình thành nhanh chóng
và giao tiếp hiệu quả. Các cộng đồng có chung sở thích, chẳng hạn như tình yêu về
nhiếp ảnh, một vấn đề chính trị hoặc chương trình truyền hình yêu thích.
- Tính liên kết: Hầu hết các loại phương tiện truyền thông xã hội phát triển về
sự liên kết của họ, sử dụng liên kết đến các trang web, tài nguyên và con người [21].


10
Ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp:
Gunelius (2011) đã nói, năm trong số các mục tiêu phổ biến nhất của tiếp thị
truyền thông xã hội là:
- Xây dựng mối quan hệ: Lợi ích chính của truyền thông tiếp thị xã hội là khả
năng xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng tích cực tham gia, những người có
ảnh hưởng trực tuyến, đồng nghiệp, và nhiều hơn nữa.
- Xây dựng thương hiệu: Các cuộc hội thoại truyền thông xã hội đưa ra cách
hoàn hảo để nâng cao nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy nhận biết và thu hồi
thương hiệu, và tăng sự trung thành của thương hiệu.
- Công khai: Tiếp thị truyền thông xã hội cung cấp một nơi doanh nghiệp có
thể chia sẻ thông tin quan trọng và sửa đổi nhận thức tiêu cực.
- Khuyến mãi: Thông qua tiếp thị truyền thông xã hội, bạn có thể cung cấp

giảm giá độc quyền và cơ hội cho khán giả để làm cho những người này cảm thấy
có giá trị và đặc biệt, cũng như để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn.
- Nghiên cứu thị trường: Bạn có thể sử dụng các công cụ của xã hội web để
tìm hiểu về khách hàng của bạn, tạo nhân khẩu học và hành vi thông tin cá nhân
khách hàng của bạn, tìm đối tượng thích hợp, tìm hiểu về nhu cầu và nhu cầu của
người tiêu dùng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh [13].
Như vậy, một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công sẽ mang đến
cho công ty rất nhiều lợi ích như tăng doanh thu, tăng mức độ nhận biết thương
hiệu, kết nối với khách hàng đồng thời phát triển thương hiệu của công ty trên thị
trường cạnh tranh gay gắt hiện nay [51].
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động truyền thông
mạng xã hội của doanh nghiệp
Hiện nay, những nghiên cứu về các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông
mạng xã hội của các doanh nghiệp chưa nhiều, song có khá nhiều công trình nghiên
cứu về mạng truyền thông xã hội, marketing truyền thông xã hội, làm thế nào để
thay đổi thế giới truyền thông mạng xã hội... được công bố những năm gần đây,
điển hình như:


11
Mahmoud Mohammadian, Marjan Mohammadreza (2012), đã đưa ra nghiên
cứu “Nhận định về các yếu tố thành công của hoạt động truyền thông mạng xã hội
viễn cảnh marketing”. Từ đó, ta có thể rút ra một vài yếu tố như là: sự tương tác và
kết nối, nội dung thông tin, đặc điểm của phương tiện truyền thông, bảo mật trong
truyền thông mạng xã hội và uy tín [20].
Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra Poudel & Jan Wiedenbeck khi nghiên
cứu ngành lâm nghiệp trong thời đại công nghệ số áp dụng các yếu tố tác động tới
sự chấp nhận truyền thông mạng xã hội gồm đặc điểm của doanh nghiệp, chiến lược

về công cụ truyền thông và nhận thức về tính dễ sử dụng hoặc phức tạp của kênh
truyền thông [17].
John Ndungu Kabue (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc sử
dụng quảng cáo trên truyền thông mạng xã hội trong sự phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Nairobi, Kenya. Nghiên cứu này đã khảo sát 190 doanh nghiệp vừa
và nhỏ để có câu trả lời cho 950 doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Kenya bằng phiếu
khảo sát và bảng hỏi. Kết quả phân tích cho thấy có 4 yếu tố: kỹ năng truyền thông
của doanh nghiệp, khả năng tương tác với khách hàng, thời gian dành cho truyền
thông mạng xã hội của doanh nghiệp và chi phí cho truyền thông mạng xã hội [16].
Khi nghiên cứu các yếu tố tạo động lực dẫn tới việc sử dụng học tập trực tuyến
và việc sử dụng truyền thông mạng xã hội năm 2015, Mohd Shafie Rosli và các
cộng sự của mình đã thu thập được 70 bảng trả lời của 70 sinh viên đại học về công
nghệ giáo dục tại Khoa Giáo Dục, Trường Teknologi, Malaysia. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có 4 yếu tố tác động tới truyền thông mạng xã hội đó là: công nghệ, quảng
cáo, nội dung và ảnh hướng xã hội [26].
Sang Jib Kwon, Eunil Park và Ki Joon Kim (2014) đã cùng nhau nghiên cứu
điều gì thúc đẩy truyền thông mạng xã hội đi tới thành công và thực hiện một so
sánh sự chấp nhận của người dùng Facebook và Twitter. Nghiên cứu này đã xác
định nhận sự nhận thức về tính hữu dụng, nhận thức về tính linh hoạt, sự bảo mật an
ninh, tính kết nối và hệ thống kênh truyền thông là các yếu tố tạo lên động lực chính
cho việc sử dụng các dịch vụ mạng xã hội và phát triển một mô hình lý thuyết mô tả
quá trình người dùng chấp nhận Facebook và Twitter bằng cách tích hợp các yếu tố
này với mô hình chấp nhận mẫu [32].


12
Michael Zeiller, Bettina Schauer (2011) trong một nghiên cứu về động lực
và các yếu tố thành công của truyền thông mạng xã hội tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ dựa vào một số nghiên cứu tình huống về áp dụng phương tiện truyền thông xã
hội trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó phân tích việc chấp nhận và thực

hiện, động lực của công ty và lợi ích của họ, và các yếu tố thành công của việc sử
dụng truyền thông xã hội để hợp tác với nhau. Qua sự so sánh chi tiết và phân tích
sâu về các nghiên cứu điển hình, Michael Zeiller đã tổng hợp được 6 yếu tố ảnh
hưởng tới truyền thông mạng xã hội là đặc điểm của nhà sản xuất, hỗ trợ quản lý, sự
đơn giản với người sử dụng, quảng cáo xúc tiến, hòa nhập và tương tác với người
dùng và cập nhật nội dung [24].
Mohd Irwan Dahnil, Kamarul Mizal Marzuki, Juliana Langgat và
Noor Fzlinda Fabeil năm 2014 đã nghiên cứu các yếu tố tác động
tới sự chấp nhận truyền thông mạng xã hội của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã vẽ lên một bức tranh cận cảnh về tình
hình sử dụng truyền thông mạng xã hội trên toàn cầu hiện nay với
3 yếu tố có tác động tới hoạt động truyền thông mạng xã hội là
đặc điểm của tổ chức, quản lý và môi trường kinh doanh [25].
Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội theo doanh nghiệp vừa và nhỏ và kết quả hoạt động của Sulaiman
Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh Moghavvemi, Noor Ismawati
Jaafar và Nor Liyana Mohd Shuib (2014). Nghiên cứu sử dụng mô
hình tích hợp, nghiên cứu này đã kiểm tra ảnh hưởng của tính
tương thích về công nghệ, chi phí hiệu quả, tương tác và tính bảo
mật về việc sử dụng Facebook và tác động của nó tới các hoạt
động của tổ chức. Các phân tích thống kê được dựa trên số liệu thu
thập được, qua bảng câu hỏi điều tra từ 259 doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Malaysia. Phương pháp PLAT (Partial Least Square) ít nhất đã
được sử dụng để kiểm tra giả thuyết [35].
Fosso Wamba, S., and Carter, L.(2014) đã nghiên cứu thực nghiệm sự chấp
nhận và sử dụng công cụ truyền thông mạng xã hội. Để kiểm tra mô hình nghiên
cứu được đề xuất, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát tới 453 nhà quản lý SME.
Kết quả của hồi quy hậu cần theo cấp bậc chỉ ra rằng sự đổi mới công ty, quy mô



13
công ty, độ tuổi của người quản lý và ngành công nghiệp tất cả đều có ảnh hưởng
đáng kể đến việc áp dụng phương tiện truyền thông xã hội [37].
Một nghiên cứu cuối cùng tác giả muốn kể đến đó là nghiên
cứu về sự chấp nhận công nghê và lựa chọn các yếu tố truyền
thông của Yao-Sheng Chang và Chyan Yang năm 2012. Kết quả
của nghiên cứu đưa ra 4 yếu tố truyền thông: độ phong phú của
phương tiện truyền thông, kỹ năng truyền thông, ảnh hưởng xã hội
và khả năng tương tác với người dùng [10].
1.2.2. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
Từ các nghiên cứu trên, ta có thể tổng hợp các yếu tố tác động tới hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các yếu tố từ nhiều nghiên cứu.
STT
1

Yếu tố
Khả năng
tương tác với
người dùng

Tác giả
1. Mahmoud Mohammadian; Marjan Mohammadreza
(2012)
2. John Ndungu Kabue (2013)
3. Kwon, Park & Kim (2014)
4. Michael Zeiller (2011)
5. Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh
Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar (2014)


2

Nội dung

6. Yao-Sheng Chang and Chyan Yang (2013)
1. Mahmoud Mohammadian; Marjan Mohammadreza

thông tin

(2012)

truyền thông

2. Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin
Aris,Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi
&NurAmalina Shamsudin (2015)

3

Đặc điểm của

3. Michael Zeiller (2011)
1. Mahmoud Mohammadian; Marjan Mohammadreza

phương tiện

(2012)

truyền thông


2. Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra Poudel và
Jan
Wiedenbeck (2016)
3. Kwon, Park & Kim (2014)


14
4

An toàn trong

1. Mahmoud Mohammadian; Marjan Mohammadreza

truyền thông

(2012)

mạng xã hội

2. Kwon, Park & Kim (2014)
3. Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh

5

Đặc điểm

Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar (2014)
1. Mahmoud Mohammadian; Marjan Mohammadreza

truyền thông


(2012)

mạng xã hội

2. Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra Poudel, Jan

của doanh
nghiệp

Wiedenbeck (2016)
3. Michael Zeiller (2011)
4. Mohd Irwan Dahnil, Kamarul Mizal Marzuki, Juliana
Langgat, Noor Fzlinda Fabeil (2014)
5. Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh
Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar (2014)
6. W. S. Fosso and L. Carter (2014)
7. Yao-Sheng Chang and Chyan Yang (2013)
8. Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin
Aris, Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi &

6

Công nghệ
truyền thông

Nur Amalina Shamsudin (2015)
1. John Ndungu Kabue (2013)
2. Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin
Aris, Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi & Nur

Amalina Shamsudin (2015)
3. Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh
Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar (2014)

7

Thời gian sử

4. Yao-Sheng Chang and Chyan Yang (2013)
1. John Ndungu Kabue (2013)

dụng truyền
thông mạng xã
8

hội
Chi phí

1. John Ndungu Kabue (2013)
2. Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh
Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar (2014)


15
9

Quảng cáo, xúc 1.Michael Zeiller (2011)
tiến

2. Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin

Aris, Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi &
Nur Amalina Shamsudin (2015)

10

Khả năng quản 1.Michael Zeiller (2011)
lý chiến dịch

2. Mohd Irwan Dahnil, Kamarul Mizal Marzuki, Juliana
Langgat, Noor Fzlinda Fabeil (2014)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu)

Dựa vào kết quả phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước đây và để phát triển
một khung nghiên cứu về các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông mạng xã
hội của doanh nghiệp, tác giả xin đề xuất 6 yếu tố có tỉ lệ xuất hiện trong các nghiên
cứu lớn hơn 30%, đó là: Khả năng tương tác với người dùng, nội dung thông tin
truyền thông, đặc điểm của kênh truyền thông, công nghệ truyền thông, đặc điểm
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp, an toàn trong truyền thông mạng xã
hội. Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu được trình bày trong phần tiếp theo của
khóa luận.
1.3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra các yếu tố tác động tới hoạt động
truyền thông mạng xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp
nhằm tăng hiệu quả hoạt động truyền thông mạng xã hội, giúp các doanh nghiệp
đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế
Khả năng tương tác với
giới
liêndùng

quan(F1)
tới các yếu tố tác động tới hoạt động truyền thông mạng xã hội, tác
người
giả đề xuất mô hình nghiên cứu được mô tả trong hình 1.1.


16

Đặc điểm của kênh
truyền thông (F2)
Nội dung thông tin
truyền thông (F3)

Hoạt động
truyền thông

Công nghệ truyền
thông (F4)

mạng xã hội

Đặc điểm truyền thông
mạng xã hội của doanh
nghiệp(F5)
An toàn trong truyền
thông (F6)
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp
1.3.2 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tổng hợp và phát triển các
giả thuyết nghiên cứu, cụ thể như sau:
Khả năng tương tác với người dùng: Tương tác trong truyền thông mạng xã
hội được hiểu là khả năng tiếp cận và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để truyền
đạt hoặc chia sẻ thông tin với người dùng trực tuyến khác [16]. Vì sự tương tác này,
phương tiện truyền thông xã hội rất thành công về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự
tương tác giữa người dùng và phương tiện truyền thông xã hội [13], có thể kể ra:
+ Mức độ thân thiện với người dùng (Mahmoud Mohammadian 2012;
Marjan Mohammadreza 2012).
+ Mức độ phong phú và dễ sử dụng (laptop, điện thoại, máy tính bàn, máy tính
bảng...) (John Ndungu Kabue 2013).
+ Tốc độ phản hồi với các ý kiến của khách hàng (Nguyen Thi Hang 2012;
Zahra Tabaei và cộng sự 2011).
+ Sự nhiệt tình khi tương tác với khách hàng (Nguyen Thi Hang 2012).
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:


17
Giả thuyết: Khả năng tương tác với khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến
hoạt động truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H1).
Đặc điểm của phương tiện truyền thông: Một trong những yếu tố trong việc
thu hút mọi người trong các phương tiện truyền thông xã hội và các điểm liên quan
về Internet là các đặc điểm của trang web hoặc phương tiện truyền thông xã hội
[20]. Đặc điểm của phương tiện truyền thông xã hội được chú ý bao gồm cả các
vấn đề dưới đây:
+ Mức độ bắt mắt của thiết kế (Mahmoud Mohammadian; Marjan
Mohammadreza 2012).
+ Mức độ rõ ràng của danh mục thông tin (Mahmoud Mohammadian;
Marjan Mohammadreza 2012).
+


Tốc

độ

tải

trang

(Mahmoud

Mohammadian;

Marjan

Mohammadreza 2012)
+ Mức độ tiện lợi (Kathryn Gazal Iris Montague Rajendra Poudel Jan
Wiedenbeck 2016, Kwon, Park & Kim 2014).
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 2: Đặc điểm của phương tiện truyền thông có ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H2).
Nội dung thông tin truyền thông: Hầu hết các chuyên gia cho rằng điều quan
trọng nhất của truyền thông mạng xã hội là tạo ra được một nội dung hấp dẫn. Vì lý
do này, nếu một doanh nghiệp không thu hút người dùng bằng nội dung truyền
thông hấp dẫn thì họ sẽ mất đi khách hàng mục tiêu của mình [20]. Tuy nhiên, quá
tải nội dung trong phương tiện truyền thông xã hội có thể gây ra sự mệt mỏi truyền
thông xã hội [9]. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp luôn tìm kiếm cho mình cách thức phối
hợp nội dung phù hợp để hướng tới khách hàng mục tiêu [19].
Nội dung thông tin truyền thông mạng xã hội chuẩn phải đáp ứng những yếu
tố sau:

+ Mức độ phù hợp của thông tin (Mahmoud Mohammadian; Marjan
Mohammadreza 2012)
+ Mức độ đầy đủ của thông tin (sản phẩm, doang nghiệp,....) (Mahmoud
Mohammadian; Marjan Mohammadreza 2012)


18
+ Mức độ tin cậy của nội dung thông tin (Mahmoud Mohammadian;
Marjan Mohammadreza 2012)
+ Mức độ hấp dẫn của nội dung thông tin (Mohd Shafie Rosli, Nor Shela
Saleh, Baharuddin Aris, Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi &
Nur Amalina Shamsudin 2015)
+ Tần suất cập nhật thông tin (Michael Zeiller 2011)
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 3: Nội dung thông tin truyền thông mạng xã hội có ảnh hưởng tích
cực đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H3).
Công nghệ truyền thông: Được định nghĩa là một chuyên môn hoặc khả năng
sử dụng các dịch vụ và các trang truyền thông xã hội một cách rất có tính xây dựng
và hiệu quả, mang lại lợi ích cho công ty [16].
Công nghệ truyền thông mạng xã hội gồm những yếu tố sau:
+ Độ đa dạng công cụ truyền thông (John Ndungu Kabue 2013; Yao-Sheng
Chang and Chyan Yang 2013)
+ Trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên (vận hành chiến dịch, xúc tiến sản
phẩm, đăng bài, chăm sóc khách hàng) (John Ndungu Kabue 2013)
+ Mức tương thích về công nghệ của công ty với truyền thông mạng xã hội
(Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin Aris, Maizah Hura Ahmad,
Abbas Abjoli Sejzi & Nur Amalina Shamsudin 2015)
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 4: Công nghệ truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động
truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H4).

Đặc điểm truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp: Hầu hết các bài
nghiên cứu được được nói đến trong bài khóa luận này đều đề cập tới yếu tố đặc
điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông mạng xã hội. Vậy
đặc điểm của doanh nghiệp gồm những vấn đề liên quan:
+ Quy mô công ty (Kathryn Gazal Iris Montague Rajendra Poudel Jan
Wiedenbeck 2016; W. S. Fosso and L. Carter 2014)
+ Kinh nghiệm hoạt động truyền thông mạng xã hội (Sulaiman Ainin, Farzana
Parveen, Sedigheh Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar 2014; Yao-Sheng Chang
and Chyan Yang 2013)


19
+

Uy

tín của

công ty

(Mahmoud

Mohammadian;

Marjan

Mohammadreza 2012, Mohd Shafie Rosli, Nor Shela Saleh, Baharuddin Aris,
Maizah Hura Ahmad, Abbas Abjoli Sejzi & Nur Amalina Shamsudin 2015)
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 5: Đặc điểm truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp có ảnh

hưởng tích cực đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H5).
An toàn trong truyền thông mạng xã hội: An ninh trong các phương tiện
truyền thông xã hội đề cập đến việc đo lường rủi ro mà một người dùng hoặc công
dân cảm thấy trong quá trình làm việc với một phương tiện truyền thông xã hội. Nói
cách khác, an ninh là trang web tương tác hiệu quả khi chuẩn bị ý thức trực tiếp,
đơn giản và phù hợp để người dùng hoàn thành tương tác với trang web [18].
An ninh, bảo mật trong hoạt động truyền thông mạng xã hội bao gồm các yếu
tố sau:
+ Khả năng bảo mật thông tin của công ty (Mahmoud Mohammadian,
Marjan Mohammadreza 2012)
+ Cơ chế an toàn trước những đòi hỏi của khách hàng (Mahmoud
Mohammadian, Marjan Mohammadreza 2012; Kwon, Park & Kim
2014)
+ Mức độ tuyên truyền về các quy định bảo mật đối với khách hàng (Sulaiman
Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh Moghavvemi and Noor Ismawati Jaafar 2014;
Mahmoud Mohammadian, Marjan Mohammadreza 2012)
+ Mức độ bảo mật thông tin cá nhân người dùng
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết 6: An toàn trong truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động truyền thông mạng xã hội của doang nghiệp (H6).
Hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp:
Trong nghiên cứu của Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra Poudel và Jan
Wiedenbeck (2016) có đề cập ba số liệu định lượng hàng đầu được sử dụng để đánh
giá hiệu quả truyền thông xã hội là (1) số lượt truy cập kênh truyền thông, (2) số
thành viên trên mạng xã hội và (3) số nhận xét và số lượt xem hồ sơ. Mahmoud
Mohammadian; Marjan Mohammadreza (2012) lại cho rằng hoạt
động truyền thông mạng xã hội thành công được đo lường bằng


20

(1) số thành viên tham gia (2) tốc độ chia sẻ bài viết và (3) khả
năng thu hút các thành viên mới tham gia.
Các biến quan sát có ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông
mạng xã hội của doanh nghiệp gồm:
+ Tốc độ gia tăng của khách hàng trên trang mạng xã hội (Mahmoud
Mohammadian, Marjan Mohammadreza 2012; Kathryn Gazal, Iris
Montague, Rajendra Poudel và Jan Wiedenbeck 2016)
+ Khả năng kết nối với khách hàng (Kathryn Gazal, Iris Montague, Rajendra
Poudel



Jan

Wiedenbeck

2016;

Balali

et

al.,

2013;

Mahmoud

Mohammadian, Marjan Mohammadreza 2012)
+ Mức độ gia tăng về nhận biết thương hiệu của công ty (Nychole Kelly 2012)

Các giả thuyết (bao gồm các yếu tố cấu thành được tổng hợp trên đây) sẽ được
tác giả kiểm chứng qua quá trình khảo sát thực tế. Kết quả kiểm chứng giả thuyết
được trình bày trong phần tiếp theo của khóa luận.


21

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TRUYỀN THÔNG
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP
2.1.1. Tổng quan về mạng xã hội Facebook
- Lịch sử hình thành
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi
làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa
học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris
Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Tính đến tháng 9 năm 2012, Facebook hiện có hơn một tỷ thành viên tích cực
trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo
sau là MySpace và Twitter. Hiện tại, Facebook có số lượt truy cập đứng thứ hai của
thế giới sau Google.
- Quá trình phát triển
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên
gọi Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng
nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một
cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.

Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại
thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học
Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại
Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin
Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris
Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website.


22
Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale.
Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu
vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ.
Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo
Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên
miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ phần
(240 triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $.
Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên
Facebook.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3
năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào
Google.
Vào ngày 09 tháng 04 năm 2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỉ
USD, bao gồm cả tiền mặt lẫn cổ phiếu. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2012 Facebook
đạt 1 tỷ người dùng. Vào ngày 14 tháng 02 năm 2014, Facebook mua lại Whatsapp
với giá 16 tỉ USD, được thanh toán bằng 12 tỷ USD cổ phiếu Facebook, 4 tỷ USD
tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng dành cho các sáng lập
viên WhatsApp cũng như nhân viên trong vòng 4 năm tới.
- Các tính năng hoạt động

Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá
nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao
đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và
tính năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay
"trang yêu thích".
Để xoa dịu những lo ngại về sự riêng tư, Facebook cho phép người dùng lựa
chọn cài đặt bảo mật của riêng mình và lựa chọn những người có thể nhìn thấy phần
cụ thể của tiểu sử của họ. Website là miễn phí đăng nhập, và nó phát sinh lợi nhuận từ
quảng cáo, chẳng hạn thông qua banner quảng cáo. Facebook đòi hỏi tên thành viên
và hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể đăng nhập vào trang web. Người dùng có
thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những
người có thể tìm thấy chúng trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ.


×