Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn cương dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.32 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG
Nguyễn Thị Ngọc Yến*, Carlo Parker **, Trần Thiện Trung ***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn cương dương (RLCD) là một bệnh chiếm tỷ lệ cao trong thời gian gần đây, tuy không
gây tử vong, không cần chăm sóc khẩn cấp nhưng là bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống (CLCS).

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị rối loạn cương dương.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 104 bệnh nhân từ tháng 3 đến tháng 5/2016. Sử
dụng thang đánh giá IIEF-5 và SF-36.

Kết quả: Có mối liên quan giữa RLCD với nhóm tuổi và tình trạng nghề nghiệp. Đặc biệt, Bệnh mạn tính
đi kèm với RLCD nhiều nhất là bệnh tiểu đường 22,1% và cao huyết áp là 21,2%. Điểm số CLCS trung bình là
46,23 ± 6,78, CLCS có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn. CLCS liên quan với
mức phân độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng với giá trị p lần lượt là p < 0,001; p = 0,005 và p < 0,001. CLCS có mối
liên quan với thời gian bị bệnh.

Kết luận: RLCD có tác động làm giảm CLCS của người bệnh, tăng dần theo số tuổi, đặc biệt tăng với
những người có bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường … RLCD không gây tử vong, không cần chăm sóc
khẩn cấp nhưng ảnh hưởng không tốt đến CLCS nhất là với SKTT, do đó cần thiết phải điều trị, và cần một
chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe tình dục thích hợp.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, rối loạn cương dương.
ABSTRACT
QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH ERECTILE DYSFUNCTION
Nguyen Thi Ngoc Yen, Carlo Parker, Tran Thien Trung


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 238 - 243

Background: Erectile dysfunction (ED)is a pathological condition that a high percentage of recent times,
though not fatal, without emergency care but affect the quality of life (QOL).
Objective: Survey the quality of life of patients with erectile dysfunction.
Method: A cross sectional design was conducted in 104 patients from May 03-05 / 2016. Using the IIEF-5
rating scale - SF-36.

Result: There was an association of ED with age group and occupational status. In particular, chronic
diseases that the most come with ED are diabetes 22.1% and hypertension 21.2%. The score average score of QOL
is 46.23 ± 6.78, QOL are concerned with statistical significance of age, occupation, education level. QOL is
relating to the classification of mild, moderate, severe to the value p, respectively, p <0.001; p = 0.005 and p
<0.001. QOL also has a relationship with the duration of illness.
Conclusion: ED reduces the impact of the QOL, increases with age, especially those with increased chronic
diseases such as hypertension, diabetes... ED do not cause fatal, without emergency care but it has negative impact
on the QOL especially with mental health, so it is necessary to treat and need the counseling programs with an
*

Bệnh viện Bình Dân * * University of Northern Colorado
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Thị Ngọc Yến ĐT: 0918017908

238

***

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

appropriate sexual health.
Keywords: Quality of life, erectile dysfunction

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối tượng nghiên cứu

Rối loạn cương dương (RLCD) là một bệnh
thường gặp. Theo nghiên cứu của Feldman(5) về
nam lão hóa trên 1.290 nam giới độ tuổi 40-70
tuổi ở Massachusetts từ năm 1986-1989 ghi nhận
52% có rối loạn cương dương ở các mức độ khác
nhau: nhẹ 17,2%; trung bình 25,2% và nặng 9,6%.

Bệnh nhân đến khám tại Phòng khám
Nam khoa Bệnh viện Bình Dân được chẩn
đoán RLCD.

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị
RLCD có hiệu quả tốt nhưng tương đối ít bệnh
nhân đến khám và điều trị dù không hài lòng
với chất lượng cuộc sống. Do yếu tố tâm lý và
văn hóa, hầu hết bệnh nhân RLCD che giấu
bệnh của mình. Rối loạn cương dương thường
đi kèm với các bệnh mạn tính như bệnh tim

mạch, tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mạn
và bệnh thần kinh(15).
Với sự gia tăng của các bệnh mạn tính thì tỷ
lệ rối loạn cương dương ngày càng gia tăng, chất
lượng cuộc sống của nam giới cũng bị ảnh
hưởng và nhu cầu điều trị rối loạn cương dương
cũng tăng theo. Dù không gây tử vong, không
cần chăm sóc khẩn cấp, nhưng rối loạn cương
dương dẫn đến sự mặc cảm tự ti của bệnh nhân,
sự nhàm chán trong công việc và hoạt động
hàng ngày, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình,
hậu quả nặng nề là ly thân hoặc ly dị.

Cỡ mẫu
Tính theo công thức
n = Z2(1- α /2) P(1-P)/d2
Trong đó
n = cỡ mẫu tối thiểu = số lượng đối tượng tham gia
nghiên cứu.
Z(1-/2): hệ số tin cậy với α là xác suất sai lầm loại I, chọn
trị số α là 0,05 ở mức tin cậy 95%  Z(1-/2) = 1,96.
d: Độ chính xác tương đối mong muốn = 0,1 p: tỷ lệ p
ước đoán cho quần thể bệnh nhân nghiên cứu = 0,5

Cỡ mẫu n tính được 96 người và làm tròn là
100 đối tượng.

Cách chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn vào
Nam giới tuổi từ 30 đến 70 được chẩn đoán

rối loạn cương dương.
Tiêu chuẩn lọai trừ
Bệnh nhân chuyển giới.
Bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu về
nam khoa.

Mục tiêu nghiên cứu

Bệnh nhân có sử dụng ma túy.

Xác định chất lượng cuộc sống và các yếu tố
liên quan đến chất lượng cuộc sống của nam giới
bị rối loạn cương dương đến khám tại phòng
khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân – Thành
phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân có bất thường cơ quan sinh dục.

Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn do người thực hiện nghiên cứu
cho bệnh nhân trả lời và điền và bộ câu hỏi.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích số liệu

Địa điểm và thời gian

Nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel và phần
mềm Optum. Tính điểm số CLCS bằng phần

mềm do Optum cung cấp. Xử lý và phân tích dữ
liệu bằng phần mềm SPSS.

Phòng khám Nam khoa Bệnh viện Bình Dân
TPHCM từ tháng 03 - 05/2016.

Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

KẾT QUẢ
Từ tháng 03/2016 đến tháng 05/2016 tại Bệnh

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

239


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

viện Bình Dân mỗi ngày các Bác sĩ khoa Nam
học của Bệnh viện khám trung bình khoảng 240
bệnh nhân, số bệnh nhân được chẩn đoán là
RLCD (thất bại trong quan hệ tình dục) có trung
bình khoảng 41 bệnh nhân chiếm khoảng 17% số
người đến khám.
Trong số này có 104 bệnh nhân đồng ý tham
gia nghiên cứu và trả lời các phiếu khảo sát hợp
lệ. Chúng tôi đã ghi nhận kết quả như sau.

Bảng 1. Các liên quan đến rối loạn cương
Phân độ bệnh
Nhẹ, Trung bình, Nặng,
n (%)
n (%)
n (%)
≤ 30 – 39 8 (36,4) 11 (17,7)
1 (5)
40 – 49 7 (31,8)
18 (29)
3 (15)
Tuổi
50 – 59 7 (31,8) 21 (33,9)
7 (35)
≥ 60
0
12 (19,4)
9 (45)
2 (10)
Nơi cư Nông thôn 7 (31,8) 27 (43,5)
trú
Thành thị 15 (68,2) 35 (56,5) 18 (90)
Kinh
18 (81,8) 57 (91,9) 19 (95)
Dân
tộc
Khác
4 (18,2)
5 (8,1)
1 (5)

Thất nghiệp/
3 (13,6)
6 (9,7)
4 (20)
Nội trợ
Nghề Đang làm
17 (77,3) 44 (71)
4 (20)
nghiệp
việc
Già/nghỉ
2 (9,1) 12 (19,4) 12 (60)
hưu
Tình Độc thân 2 (9,1)
5 (8,1)
3 (15)
trạng Đang có vợ 20 (90,9) 56 (90,3) 13 (65)
hôn
0
1 (1,6)
4 (20)
nhân Ly dị/Góa vợ
Tiểu học
2 (9,1)
5 (8,1)
4 (20)
Trung học
9 (40,9) 21 (33,9)
6 (30)
cơ sở

Trình
độ học Trung học
9 (45)
vấn phổ thông 4 (18,2) 17 (27,4)
>Trung học
7 (31,8) 19 (30,6)
1 (5)
phổ thông
Tiểu đường 1 (4,3)
9 (39,1) 13 (56,5)
Hen suyễn
0
1 (100)
0
Bệnh Cao huyết
1 (4,5) 10 (45,5) 11 (50)
mạn
áp
tính
Bệnh tim
0
0
1 (100)
Bệnh gan
3 (37,5) 5 (65,5)
0
mãn
Đặc điểm
lâm sàng


Giá trị
p*

<0,001

0,172
0,143

0,018

0,267

0,281

240

20
25

12
5
12.5
12,5
8,33
5

Trung vị
Tứ phân vị
62
47

63
56
58
55

Max
100
92
94
100
100
85

Bảng 3. Điểm số 2 thành phần SKTC và SKTT của
bệnh nhân theo SF – 36
Thành phần
Trung bình
Trung vị
Min
Max
sức khoẻ (Độ lệch chuẩn)
Tứ phân vị
SKTC
52,98 ± 7,85
31,03
54
91,25
SKTT
39,48 ± 8,18
18,13

40
63
CLCS
46,23 ± 6,78
18,13
46
63

SKTC: sức khỏe thể chất; SKTT: sức khỏe tinh thần; CLCS:
chất lượng cuộc sống

Bảng 4. Mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS
với đặc điểm lâm sàng của người bệnh
Điểm số
SKTC (TB ±
ĐLC)
Phân
Nhẹ
57,07 ± 10,09
độ rối Trung bình 53,38 ± 6,09
loạn
Nặng
47,24 ± 6,93
cương
Giá
trị
p*
<0,001
dương
Thời 3 tháng

gian bị 6 tháng
rối loạn
1 năm
cương
Giá
trị p*
dương

Điểm số
SKTT
(TB ± ĐLC)
41,72 ± 7,51
40,33 ± 8,28
34,37 ± 6,68
0,005

Điểm số
CLCS
(TB ± ĐLC)
48,39 ± 7,43
47,29 ± 6,11
40,54 ± 5,04
<0,001

52,98 ± 7,85 52,98 ± 7,85 52,98 ± 7,85
39,48 ± 8,18 39,48 ± 8,18 39,48 ± 8,18
4,23 ± 6,78 46,23 ± 6,78 46,23 ± 6,78
0,001
0,259
0,037


*Phép kiểm Anova
<0,001
0,709
<0,001
0,120
0,250

Bảng 2. Điểm số 8 lĩnh vực CLCS của bệnh nhân
theo SF – 36
Min

Min

CLCS: Chất lượng cuộc sống; HĐCN: Hoạt động chức
năng; GHCN: Giới hạn chức năng ; CNĐĐ: Cảm nhận đau
đớn; ĐGSK: Đánh giá sức khỏe; CNSS: Cảm nhận sức
sống; HĐXH: Hoạt động xã hội; GHTL: Giới hạn tâm lý;
TTTQ: Tâm thần tổng quát.

Đặc điểm
lâm sàng

*Phép kiểm chi bình phương

Lĩnh vực
Trung bình
sức khoẻ (Độ lệch chuẩn)
HĐCN
88,41 ± 15,21

GHCN
77,94 ± 22,42

Lĩnh vực
Trung bình
sức khoẻ (Độ lệch chuẩn)
CNĐĐ
63,01 ± 23,70
ĐGSK
45,69 ± 18,29
CNSS
59,38 ± 16,78
HĐXH
56,49 ± 17,93
GHTL
63,46 ± 26,56
TTTQ
52,74 ± 15,96

Trung vị
Max
Tứ phân vị
95
100
81
100

BÀN LUẬN
Các liên quan đến rối loạn cương dương
Có mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân

và mức độ bệnh RLCD với p = 0,001, độ tuổi bị
RLCD nhiều nhất là 40 đến 60 và mức độ bệnh
tăng dần theo số tuổi (tỷ lệ thuận) phù hợp với
những báo cáo về RLCD trên thế giới(10,11) và
tương tự với những báo cáo về RLCD của
người Châu Á(2,5). Tuy nhiên, những nghiên
cứu trước đây thường nghiên cứu tỷ lệ RLCD
ở độ tuổi 40 trở lên, trong nghiên cứu của
chúng tôi số bệnh nhân bị RLCD ở độ tuổi

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
đưới 40 là 19,2% (20/104) với phân độ nhẹ và
trung bình (Bảng 1). Có thể nhận định rằng
RLCD vẫn xảy ra ở nam giới trẻ tuổi nguyên
nhân có thể do yếu tố tâm lý hoặc do các yếu
tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu …(4,18).
Liên quan giữa phân độ bệnh rối loạn cương
và nghề nghiệp, nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy những người già/ nghỉ hưu có tỷ lệ cao
trong số những người rối loạn cương nặng,
trong khi những người đang có việc làm có tỷ lệ
rối loạn cương nặng ít hơn (p < 0,05).
Tuy không tìm thấy mối liên quan giữa nơi
cư trú và dân tộc với RLCD và CLCS nhưng
không thể kết luận vì số người đến khám ở nông
thôn là 36/104 và dân tộc khác là 10/104, tuy
nhiên có thể kết luận rằng những người ở xa

thành phố hoặc dân tộc khác ít quan tâm đến
RLCD hay CLCS hoặc có quan tâm nhưng
không có điều kiện để kiểm tra (xa cơ sở y tế, cơ sở
y tế không có phòng khám Nam khoa hoặc không đủ
khả năng về tài chính …), đặc biệt là với những
phong tục còn duy trì truyền thống phong kiến
của phần lớn dân tộc Việt Nam khiến người
bệnh không đi khám về RLCD, tương tự với một
số dân tộc vùng Châu Á như nghiên cứu của
Low ở Malaisia(13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có mối liên
quan RLCD với bệnh mạn tính, đặc biệt là cao
huyết áp và tiểu đường giá trị p < 0,001. Mối liên
quan này và trong một số nghiên cứu trước đây
được xác định là những yếu tố nguy cơ cao gây
RLCD(7,16,17,18). Vì thế để điều trị RLCD có hiệu
quả cần phối hợp điều trị ổn định tình trạng
huyết áp và tiểu đường(3,14).

Chất lượng cuộc sống của người có rối loạn
cương dương
Kết quả (Bảng 3) cho thấy người bệnh RLCD
có điểm số CLCS không cao, mặc dù điểm số
HĐCN, GHCN, CNĐĐ trên trung bình nhưng
ĐGSK lại dưới trung bình vì đối với người bệnh
RLCD là một bệnh rất khó chấp nhận, tuy không
ảnh hưởng sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến tâm
sinh lý và hạnh phúc gia đình. Đó cũng là lý do
khiến tất cả các điểm số HDXH, TTTQ, GHTL


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

của các lĩnh vực SKTT đều chỉ ở mức trung bình.
Nghiên cứu của Kirana(9) ở Mỹ cũng cho kết quả
tương tự.
Điểm số trung bình CLCS của đối tượng
nghiên cứu tương đối thấp 46,23 ± 6,78, với điểm
số trung bình SKTT thấp nhất 39,48 ± 8,18. Nhận
định rằng RLCD có thể do nguyên nhân SKTC
nhưng RLCD không ảnh hưởng nhiều đến
SKTC mà ảnh hưởng rất nhiều đến SKTT dù
bệnh nhân tham gia và làm các hoạt động khác
giống như người khỏe mạnh bình thường.
Theo nghiên cứu của Litwin(12) về CLCS của
Nam giới RLCD ở Mỹ năm 1998 có số liệu tương
tự, thậm chí còn thấp hơn, cho thấy rằng cho đến
nay dù đã có phương pháp điều trị tích cực cho
căn bệnh này nhưng RLCD vẫn luôn là vấn đề
ảnh hưởng đến CLCS, đặc biệt là ở Việt Nam khi
đời sống kinh tế ngày càng nâng cao, thì ngày
càng nhiều người quan tâm đến vấn đề tình dục.
Điều này trở thành một trong những yếu tố thúc
đẩy cho chuyên khoa Nam khoa ngày càng phát
triển mạnh đặc biệt là ở Bệnh viện Bình Dân.

Liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với
đặc điểm chung của người bệnh
Tuổi

Tuổi càng cao thì SKTC, SKTT và CLCS càng
giảm, điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của con người, không chỉ với RLCD mà còn
với tất cả các bệnh khác như bệnh tim mạch,
bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, trước và
sau phẫu thuật … đã được chứng minh của
nhiều nghiên cứu trước đây.
Nghề nghiệp
Những người già/nghỉ hưu và những người
thất nghiệp/nội trợ có điểm CLCS ở 4 lĩnh vực
thuộc SKTT thấp hơn những người đang làm
việc. Có thể thấy mối liên quan giữa nghề
nghiệp và CLCS trong nghiên cứu của Ferrie (6).
Trình độ học vấn
Kết quả phân tích cho thấy trình độ học vấn
cao là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến CLCS của
bệnh nhân ở lĩnh vực SKTC, có thể được giải
thích là những người có trình độ học vấn cao sẽ

241


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

có sự nhận thức và hiểu biết về bệnh tật tốt hơn
nên họ có tâm lý dễ thích nghi với bệnh hơn so
với những người có trình độ học vấn thấp.
Tương tự như trong nghiên cứu của Karen(8)

nhận thấy những người có trình độ học vấn cao
có điểm CLCS cao hơn ở 2 lĩnh vực HĐCN và
CNĐĐ. Nghiên cứu của Tan ở Singapore(20), và
của Quan Bai(1) ở 3 tỉnh của Trung quốc cho thấy
học vấn cao hơn có tỷ lệ RLCD ít hơn nên CLCS
cao hơn.

Tình trạng hôn nhân
Có liên quan giữa tình trạng hôn nhân và
chất lượng cuộc sống, những bệnh nhân đã kết
hôn có điểm CLCS cao hơn các nhóm còn lại
(độc thân, góa, ly dị) trong đó các bệnh nhân góa
vợ/chồng có điểm CLCS thấp nhất. Điều này đã
được chứng minh qua các nghiên cứu về CLCS
với nhiều loại bệnh khác nhau trên thế giới(2,19),
tuy nhiên, qua nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có RLCD rõ
ràng hơn.
Liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với đặc
điểm lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 4) cho thấy
có mối liên quan giữa mức độ RLCD với SKTC,
SKTT và CLCS với giá trị p lần lượt là p < 0,001;
p = 0,005 và p < 0,001, trong đó mức độ bệnh
nhân bị RLCD nặng có điểm số trung bình
SKTC, SKTT, CLCS thấp nhất lần lượt là 47,24 ±
6,93, 34,37 ± 6,68 và 40,54 ± 5,04. Điều này cho
thấy bệnh nhân có mức độ RLCD càng nặng thì
ảnh hưởng đến SKTC, SKTT và CLCS càng

nhiều và có CLCS càng thấp. Điểm số SKTT luôn
luôn thấp hơn điểm số SKTT ở cả 3 mức độ
bệnh, chứng tỏ đối với bệnh nhân RLCD thì sức
khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nhiều nhất, và ảnh
hưởng lớn làm giảm chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về rối loạn cương dương tại
phòng khám Nam khoa Bệnh viện Bình Dân
Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ
tháng 03/2016 đến tháng 05/2016 chúng tôi ghi

242

nhận như sau: trong 104 người bệnh nam được
chẩn đoán là rối loạn cương dương tham gia vào
nghiên cứu phần lớn là dân tộc Kinh, có tuổi
trung bình là 49,88 ± 10,13, đa số bệnh nhân đang
sống chung với vợ chiếm tỷ lệ 86,5%, đang có
việc làm 62,5%, có phân độ bệnh nhẹ 21,2%,
trung bình 59,6% và nặng là 19,2%.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị rối
loạn cương dương giảm đáng kể. Điểm số chất
lượng cuộc sống trung bình là 46,23 ± 6,78 với
điểm số sức khỏe thể chất trung bình là 52,98 ±
7,85 và điểm số sức khỏe tinh thần trung bình là
39,48 ± 8,18. Đặc biệt, bệnh mạn tính đi kèm với
rối loạn cương dương nhiều nhất là bệnh đái
tháo đường 22,1% và cao huyết áp 21,2%.

Chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân
có rối loạn cương dương liên quan có ý nghĩa
thống kê với tuổi, tuổi càng cao thì chất lượng
cuộc sống càng giảm, độ tuổi bị rối loạn cương
dương nhiều nhất là 40 đến 60, và số bệnh nhân
bị rối loạn cương dương ở độ tuổi đưới 40 là
19,2% (20/104) với phân độ nhẹ và trung bình.
Những người già/ nghỉ hưu và những người thất
nghiệp/ nội trợ rối loạn cương dương có điểm số
chất lượng cuộc sống ở bốn lĩnh vực thuộc sức
khỏe tinh thần thấp hơn những người đang làm
việc. Những người có trình độ học vấn cao có
chất Chất Chất lượng cuộc sống có liên quan với
mức phân độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng, mức
độ bệnh càng tăng thì chất lượng cuộc sống càng
giảm với giá trị p lần lượt là p < 0,001; p = 0,005
và p < 0,001. Chất lượng cuộc sống còn có mối
liên quan với thời gian bị bệnh.
Như vậy rối loạn cương dương có tác động
làm giảm chất lượng cuộc sống của người
bệnh, tăng dần theo số tuổi, đặc biệt tăng với
những người có bệnh mạn tính như cao huyết
áp, tiểu đường.
Rối loạn cương dương không gây tử vong,
không cần chăm sóc khẩn cấp nhưng ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng cuộc sống nhất là sức
khỏe tinh thần, do đó cần thiết phải điều trị và
cần một chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe
tình dục thích hợp. Rối loạn cương dương xảy ra


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
cả ở những nam giới trẻ, chưa kết hôn cho nên
cũng cần có một chương trình giáo dục sức khỏe
giới tính và tình dục an toàn cho lứa tuổi này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

Bai QX, Wei-Li W, Jiang H Z et al (2004) "Prevalence and risk

factors of erectile dysfunction in three cities of China: a
community-based study". Asian J Androl, 6, 343-348
Bradford SH, Randal HH, Romaine CN et al (2012) "Erectile
Function, Incontinence, and Other Quality of Life Outcomes
Following Proton Therapy for Prostate Cancer in Men 60
Years Old and Younger". Original Article, the American
Society for Radiation Oncology (ASTRO) Cancer, 1-8.
Dean RC, Lue TF. (2005) "Physiology of Penile Erection and
Pathophysiology of Erectile Dysfunction". Pubmed, Urology
Clinical North America, 32, (4), 379-v.
Derby AC, Goldstein I, Mohr AB et al (2000) "Modifiable risk
factors and Erectile Dysfunction: Can lifestyle changes modify
risk". Adult Urol. J, 56, 302–306.
Feldman HA, Hatzichristou DG, Goldstein I et al (1994)
"Impotence and its medical and psychosocial correlates:
results of the Massachusetts Male Aging Study". J Urol, 151,
54-61.
Ferrie JE, Davey Smith G, Shipley MJ et al (2002) "Change in
health inequalities among British civil servants: the Whitehall
II study ". J Epi Commu Health, 56, 922–926.
Huỳnh Ngọc Hớn (2006) "Nghiên cứu rối loạn cương dương
ở bệnh nhân nam tăng huyết áp". Luận án chuyên khoa cấp 2 nội
tổng quát.
Karen LS, Ida A, Sue MP et al (2007) "Health-related quality of
life of patients following selected types of lumbar spinal
surgery: a pilot study". Pubmed, Health Quality of Life
Outcomes, 5, (71).
Kirana A, Hengky, Meitty M et al (2011) "Erectile dysfunction
and health-related quality of life in elderly males". Universa
Medicina, 30, (3), 135-207.

Laumann EO, Glasser D, West S et al (2007) "Prevalence and
Correlates of Erectile Dysfunction by Race and Ethnicity
Among Men Aged 40 or Older in the United States: From the
Male Attitudes Regarding Sexual Health Survey". J Sex Med, 4,
(1), 57–65.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

11.

12.

13.

14.

15.
16.

17.

18.

19.

20.

Nghiên cứu Y học

Lawrence AA, Modupe ML, Olubunmi EO et al (2012)

"Prevalence and Correlates of Erectile Dysfunction among
Primary. Care Clinic Attendees in Nigeria". Glob J Health Sci, 4,
(4).
Litwin SM, Dhanani N, Nied JR (1998) "Health-Related
Quality of Life in Men with Erectile Dysfunction". Pubmed,
Journal of General Internal Medicine, 13, (3), 159-166.
Low WY, Zulkifl SN, Wong YL, Tan HM (2002) "Malaysian
cultural differences in knowledge, attitudes and practices
related to erectile dysfunction: focus group discussions". Int J
Impot Resh, 14, (6), 440-445.
Montague DK, Broderick GA, Jarow JP. et al (2005) The
management of Erectile, UAU University, American
Urological Association Education and Research.
Nguyễn Thành Như (2013) Nam khoa Lâm sàng, Nhà Xuất bản
Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí minh, 70-95.
Peter J, Layne B, Riley CK et al (2012) "Prevalence and risk
factors associated with erectile dysfunction in diabetic men
attending clinics in Kingston, Jamaica". J Diabet, 2, (2).
Phạm Nam Việt, Vũ Hồng Thịnh (2011) "Khảo sát tần suất và
nhu cầu điều trị rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2". Y học TPHCM, 15, (3).
Ponholzer A, Mock K, Temml C et al (2005) "Prevalence and
Risk Factors for Erectile Dysfunction in 2869 Men Using a
Validated Questionnaire". Euro Urol, 47, 80-86.
Tan HM, Chen KK, Low WY et al (2007) "Prevalence and
correlates of erectile dysfunction (ED) and treatment seeking
for ED in Asian Men: the Asian Men's Attitudes to Life Events
and Sexuality (MALES) study". J Sex Med, International
Society for Sexual Medicine, 4, (6), 1582–1592.
Tan JK, Liew LCH, Hong CY et al (2003) "Erectile Dysfunction

in Singapore: Prevalence and Its Associated Factors – A
Population-Based Study ". Singapore Med 44, (3), 020-026.

Ngày nhận bài báo:

02/8/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/8/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

243



×