Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

48 một số đặc điểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn tại khoa Hô Hấp, bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.33 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

Nghiên cứu Y học

48 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ TẮC
NGHẼN TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Ngô Thế Hoàng*, Phạm Thị Phương Oanh*, Phạm Thị Pho Lia*, Lê Đình Thanh*,Nguyễn Đức Công*
Mục tiêu: khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ của hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc
nghẽn (NTKNTN) tại khoa Hô Hấp, bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, 39 bệnh nhân được đo ngưng thở khi ngủ từ tháng 10/2013 đến tháng
6/2015.
Kết quả: tần suất NTKNTN là 46,2%; tuổi trung bình 51,4 ± 12,1; nam giới chiếm ưu thế 30,8% (so với nữ
15,4%). Triệu chứng thường gặp: buồn ngủ ban ngày 77,8%, thức giấc ban đêm 94,4% và có cơn ngưng thở khi
ngủ 100%. Điểm số Epworth cao (12,3 ± 2,2) gợi ý NTKNTN. Tăng huyết áp (66,7%), rối loạn lipid máu
(72,2%) và BMI cao (28,2 ± 4,3) là các yếu tố nguy cơ thường gặp.
Kết luận: nam giới, BMI cao và/hoặc có buồn ngủ ban ngày, thức giấc ban đêm, cơn ngưng thở khi ngủ,
điểm số Epworth cao dự báo NTKNTN.
Từ khóa: hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, đa ký hô hấp, buồn ngủ.

ABSTRACT
SOME CHARACTERISTICS OF THE OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA SYNDROME IN PULMONARY
DEPARTMENT, THONG NHAT HOSPITAL
Ngo The Hoang, Pham Thi Phương Oanh, Pham Thi Pho Lia, Le Đinh Thanh, Nguyen Đuc Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 6 - 2015:
Objective: to study the prevalence, clinical features and risk factors of obstructive sleep apnea syndrome
(OSAS) in Pulmonary department of Thong Nhat Hospital.
Material and Method: a cross sectional study was used to evaluate 39 patients from Oct/2013 to Jun/2015.
Results: 46.2% (18/39) patients had an OSAS, there was a predominant prevalence in men (30.8% of men
vs 15.4% of women). Frequent clinical symptoms such as daytime sleepiness 77.8%, awakening 94.4% and
respiratory pauses 100%. High Epworth score (12.3 ± 2.2) suggests OSAS. Hypertension (66.7%), dyslipidemia
(72.2%) and high BMI (28.2 ± 4.3) are the common risk factors.


Conclusion: male gender, BMI and/or clinical symptoms such as daytime sleepiness, awakening and
respiratory pauses are predictive of OSAS. Therefore, it is reasonable to propose a nocturnal recording of
respiratory polygraphy in the subjects who have at least one of these predictive factors.
Keywords: OSAS, respiratory polygraphy, sleepeness.
buồn ngủ ban ngày quá mức làm giảm chất
ĐẶT VẤN ĐỀ
lượng cuộc sống, giảm khả năng làm việc, tăng
Hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là
nguy cơ tai nạn ... Đây là tình trạng nội khoa
tình trạng ngưng hô hấp lặp đi lặp lại xảy ra
thường gặp, nhưng ít được chẩn đoán. Tần suất
trong khi ngủ, làm giảm oxy, tăng carbonic trong
của HCNTKN khác nhau giữa các nghiên cứu.
máu, tăng hoạt động giao cảm và gây ra nhiều
Khoảng 26% người trưởng thành có nguy cơ
hậu quả xấu như giảm chất lượng giấc ngủ,
mắc HCNTKN, tỉ lệ ngưng thở khi ngủ do tắc
* Khoa Nội Hô Hấp BV Thống Nhất TPHCM –
Tác giả liên lạc: Bs. CKII. Ngô Thế Hoàng – Trưởng khoa Nội Hô hấp Bệnh viện Thống Nhất
ĐT: 0908418109
Email:

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015

277


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015


nghẽn (NTKNTN) khoảng 3 - 7% ở nam và 2 5% ở nữ. Tại châu Á, độ tuổi trung niên tỉ lệ này
khoảng 4,1 - 7,5% ở nam và 2,1 - 3,2% ở nữ(5,13,14).
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:
- Xác định tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng của
NTKNTN.
- Đánh giá yếu tố nguy cơ của NTKNTN.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Chúng tôi thu dung được 39 bệnh nhân
đồng ý đo ngưng thở khi ngủ tại khoa Nội Hô
hấp Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 6/2013 đến
tháng 12/2014.

Tính tổng thang điểm Epworth
> 10 điểm chứng tỏ có ý nghĩa buồn ngủ vào
ban ngày.
Chẩn đoán
Chẩn đoán NTKNTN dựa theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của Hiệp Hội Giấc Ngủ Hoa Kỳ (4).
Bệnh nhân có tiêu chuẩn A hoặc tiêu chuẩn B,
cộng với tiêu chuẩn C.
A: Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do
các yếu tố khác có thể giải thích được.
B: Có hai hoặc nhiều hơn các yếu tố sau mà
không do các yếu tố khác gây ra:
Choàng dậy hoặc thở gấp khi ngủ.

Loại trừ bệnh nhân suy tim nặng, bệnh phổi

mãn tính, có khối u lớn vùng hầu họng, cấu trúc
bất thường do dị dạng vùng hàm mặt ...

Thức dậy nhiều lần trong đêm

Phương pháp

Giảm độ tập trung.

Mô tả cắt ngang.

Thang điểm Epworth
Chọn điểm số thích hợp nhất (tương ứng với
mức độ buồn ngủ) cho mỗi tình huống dưới đây,
trong đó:
0: Không bao giờ buồn ngủ
1: Ít khi buồn ngủ (nhẹ)
2: Thường ngủ gật
3: Luôn luôn buồn ngủ

Tình huống
- Ngồi đọc sách báo.
- Xem truyền hình.
- Ngồi ở nơi công cộng (công viên, nhà
hát…).
- Ngồi trên xe ô tô chạy liên tục không nghỉ
trên 1 giờ.

Ngủ không ngon giấc.
Mệt mỏi ban ngày.

C: Đo đa ký giấc ngủ có từ 5 lần ngưng/ giảm
thở/ 1 giờ trong khi ngủ. Các lần này có thể giảm
thở, ngưng thở hoặc thức dậy do tăng cường hô
hấp.

Kĩ thuật đo
- Bệnh nhân được giải thích kĩ lưỡng về kĩ
thuật đo và kí giấy đồng ý thực hiện. Ngủ đêm
trong phòng riêng tại khoa trong quá trình đo.
Sử dụng và đo theo quy trình hướng dẫn của
máy ResMed do Đức sản xuất, bao gồm: đeo
thiết bị lên bụng qua một dây đeo cổ và một đai
quanh bụng, gắn hệ thống cảm biến qua mũi.
Sau đó, lắp bộ phận đo nồng độ SpO2 vào đầu
ngón tay trỏ. Trước khi đi ngủ, bật công tắc máy
trên thiết bị, máy sẽ được tháo vào sáng hôm
sau, sau khi thức dậy.

- Ngồi nói chuyện với ai đó.

- Đánh giá kết quả: chỉ số ngưng thở giảm
thở AHI (số lần ngưng và giảm thở kéo dài trên
10 giây trên mỗi giờ), phân thành 4 nhóm: < 5
lần/giờ, 5 - 15 lần/giờ (mức độ nhẹ), 16 - 30
lần/giờ (trung bình) và > 30 lần/giờ (nặng).

- Ngồi nghỉ sau ăn trưa, không uống rượu.

Xử lý số liệu


- Ngồi trong ô tô khi xe dừng vài phút.

Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ các
bảng theo dõi bệnh nhân, các xét nghiệm có

- Nằm xuống nghỉ ngơi vào buổi chiều trong
các tình huống cho phép.

278

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
trong bệnh án. Xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0 for Window.

Nghiên cứu Y học
NTKNTN n, %

Lâm sàng
*

Cơn ngưng thở
*
Điểm Epworth

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
dung được 39 bệnh nhân (22 nam, 17 nữ), tỉ lệ

bệnh nhân NTKNTN là 46,2%.

18 (100)

Không
NTKHTN n, %
5 (23,8)

12,3 ± 2,2

5,9 ± 2,7

p < 0,05

*

Tỉ lệ triệu chứng buồn ngủ ban ngày 77,8%,
thức giấc ban đêm 94,4% và có cơn ngưng thở
khi ngủ 100%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm (p<0,05). So sánh các đối tượng
ngủ ngáy to, bệnh nhân NTKNTN có điểm số
Epworth cao hơn, có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
(bảng 2).
Bảng 3: So sánh các yếu tố nguy cơ
Bệnh đi kèm
Bệnh hô hấp
Đái tháo đường

NTKNTN mức độ nhẹ 33,3%, trung bình
38,9% và nặng 27,8%; không có khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 1: So sánh các chỉ số hình thái học
Chỉ số
Tuổi trung bình
*

Cân nặng , kg
Chiều cao, cm
*
2
BMI , kg/m
*
Vòng cổ , cm

5 (23,8)

Tăng huyết áp

12 (66,7)

6 (28,6)

Bệnh mạch vành

2 (11,1)

3 (14,3)

Hút thuốc lá


9 (50,0)

10 (47,6)

Ngủ ngáy to
*
Buồn ngủ ban ngày
Đau đầu buổi sáng
*
Thức giấc ban đêm

p < 0,05

*

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về rối
loạn lipid máu, tăng huyết áp (p<0,05) ở những
bệnh nhân có NTKNTN (bảng 3).

49,6 ± 13,5

BÀN LUẬN

71,7 ± 10,3
160,5 ± 8,1
28,2 ± 4,3
42,5 ± 3,9

58,9 ± 9,2
160,2 ± 4,7

22,8 ± 2,6
34,9 ± 3,7

Đặc điểm chung

Bảng 2: So sánh các dấu hiệu lâm sàng
Lâm sàng

*

51,4 ± 12,1

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
tuổi trung bình giữa 2 nhóm. Về hình thái học, có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng,
BMI và chu vi vòng cổ ở những bệnh nhân có
NTKNTN (p<0,05) (bảng 1).
NTKNTN n, %
15 (83,3)
14 (77,8)
12 (66,7)
17 (94,4)

Không
NTKHTN n, %
18 (85,7)
3 (14,3)
14 (66,7)
8 (38,1)


12 (57,1)
6 (28,6)

Không
NTKHTN

p < 0,05

10 (55,6)
5 (27,8)

Rối loạn lipid máu

NTKNTN

*

Không
NTKHTN n, %

13 (72,2)

*

Sự khác biệt giữa nam và nữ NTKNTN có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) (biểu đồ 1).

NTKNTN n, %

Tần suất HCNTKN khác nhau trong nhiều

nhóm dân tộc khác nhau, NTKNTN được nhiều
người biết đến và cũng có tỉ lệ mắc cao nhất,
chiếm 84% trên tổng số người mắc HCNTKN,
loại ngừng thở trung tâm chiếm khoảng 0,4%,
loại hỗn hợp chiếm 15%.. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tần suất của NTKNTN là 46,2%. Tương
tự một số nghiên cứu trong nước(20,12). Tỉ lệ nam
bị NTKNTN cao hơn so với nữ (biểu đồ 1), phù
hợp với kết quả của một số nghiên cứu
khác(8,19,21).
Trong nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số về
hình thái học như BMI, chu vi vòng cổ và cân
nặng ở nhóm có và không có NTKNTN khác biệt
có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Phù hợp với nhận
định béo phì ngày càng gia tăng theo sự phát

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015

279


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

triển kinh tế, theo tuổi. Một trong những nguyên
nhân làm tăng cân, béo phì là do tốc độ chuyển
hóa cơ bản của cơ thể suy giảm. Béo phì và
những yếu tố phản ảnh sự phân phối mỡ trong
cơ thể ở trung tâm hay ngoại biên (vòng cổ) là

các yếu tố nguy cơ cao của NTKNTN(15). Tuy
nhiên, do cỡ mẫu còn nhỏ nên chúng tôi chưa
phân tích sâu được mối tương quan giữa béo phì
và tỉ lệ có hay không có NTKNTN. Một số
nghiên cứu cho thấy, 40% người béo phì bị
NTKNTN do làm tăng khả năng đóng lại đột
ngột của đường hô hấp trên(23,0). Trong nghiên
cứu này, NTKNTN mức độ nhẹ 33,3%, trung
bình 38,9% và nặng 27,8%; không có khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (biểu đồ 2). Tương tự
kết quả nghiên cứu của John B. Dixon, 71%
HCNTKN mức độ trung bình và nặng(9). Một
nghiên cứu khác của A Rao cho thấy 46% người
béo phì có NTKNTN mức độ trung bình(17).

Đặc điểm lâm sàng
Tần suất của triệu chứng buồn ngủ ban ngày
77,8%, thức giấc ban đêm 94,4% và có cơn ngưng
thở khi ngủ 100%, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,05). Như vậy, trong
nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân NTKNTN
thường buồn ngủ ban ngày, thức giấc ban đêm
và ngưng thở khi ngủ tương tự với kết quả của
một số nghiên cứu khác(22,6). Những bệnh nhân bị
NTKNTN có thang điểm Epworth cao hơn các
đối tượng ngáy đơn thuần có ý nghĩa thống kê
(bảng 2). Theo khuyến cáo của Hội Lồng ngực
Hoa Kỳ, triệu chứng buồn ngủ ban ngày là dấu
hiệu để chỉ định đo đa ký hô hấp(3). Triệu chứng
ngủ ngáy to là một trong các lí do để bệnh nhân

cần thăm dò rối loạn hô hấp khi ngủ. Tỉ lệ ngáy
to chung ở người trưởng thành là 38,4%(14),
nhưng sẽ cao hơn nhiều ở người béo phì, do sự
lắng đóng mỡ gây tăng kích thước mô mềm
vùng hầu họng, nên luồng khí khi hít vào thở ra
sẽ gây rung vùng mô mềm này và gây ra ngáy(10).
Trong nghiên cứu này, triệu chứng ngủ ngáy to
chiếm tỉ lệ trên 80% ở cả 2 nhóm (bảng 1).

280

Các yếu tố nguy cơ
Rối loạn lipid máu liên quan đến béo phì.
Mặt khác, có nhiều bằng chứng cho thấy mối
liên quan giữa béo phì và tăng huyết áp, 65%
ở nữ và 78% ở nam giới béo phì mắc tăng
huyết áp(18). NTKNTN thường kèm theo tăng
huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch
vành và tăng huyết áp(16). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, 66,7% bệnh nhân NTKNTN có
tăng huyết áp, khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với người không có NTKNTN (bảng 3), cao
hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thượng Vũ
(35,9%)(12) nhưng phù hợp với các nghiên cứu
khác, tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp dao động
từ 30% - 80% tuỳ thuộc mức độ của hội chứng.
Theo JNC7, NTKNTN được xếp vào nguyên
nhân của tăng huyết áp thứ phát(1). Nhiều
nghiên cứu cho thấy tần suất của NTKNTN
tăng 35% ở bệnh nhân tăng huyết áp, nhưng

80% với bệnh nhân có tăng huyết áp kháng trị.
Nghiên cứu mối liên quan giữa NTKNTN và
tăng huyết áp, Young và cs cho thấy, cứ tăng
thêm một cơn ngừng thở hoặc giảm thở trong
đêm thì huyết áp tâm thu tăng lên 0,24mmHg
và tâm trương tăng lên 0,12mg(0). NTKNTN
mức độ nặng thường gặp ở bệnh nhân có BMI
cao hơn và vòng bụng lớn hơn, các biểu hiện
này có ý nghĩa gợi ý bị NTKNTN(4). Các
nghiên cứu cho thấy người châu Á ít béo phì
hơn, tuy nhiên tần suất và mức độ nặng của
NTKNTN ở người châu Á tương tự như người
châu Âu, châu Mỹ(14,7). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, không có sự khác biệt tỉ lệ hút thuốc
lá giữa 2 nhóm (bảng 3). Tuy nhiên, 50%
NTKNTN có hút thuốc lá. Hút thuốc lá có
nguy cơ mắc NTKNTN cao gấp 2,5 lần so với
nhóm không hút(24).

KẾT LUẬN
- Tần suất NTKNTN là 46,2%; tuổi trung
bình 51,4 ± 12,1; chủ yếu ở nam (30,8%).
- Triệu chứng thường gặp: buồn ngủ ban
ngày, thức giấc ban đêm và có cơn ngưng thở

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
khi ngủ. Điểm số Epworth cao gợi ý mắc

NTKNTN.
- Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và béo
phì là các yếu tố nguy cơ thường gặp của
NTKNTN.

14.
15.

16.

- Hạn chế đề tài: cỡ mẫu nhỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.
6.

7.

8.

9.

10.
11.

12.
13.

AHA JNC7 (2003). Prevention, Detection, Evaluation, And
Treatment Of High Blood Pressure, Hypertension, 42, 1206-52.
American Academy of Sleep Medecine (2009). Clinical
Guideline for the Evaluation, Management and Long-tem
Care of Obstructive Sleep Apnea in Adults, Journal of Clinical
Sleep Medicine, 5(3), 263-76.
ATS (1989). Indications and standards for cardiopulmonary
sleep studies. Am Rev Respir Dis, 139: 559-68
Balkau B. Vol S, et al., (2010). Hight Baseline Insulin Levels
Associated with 6-Year Incident Observed Sleep Apnea.
Diabetes Care; 33: 1044-121.
Chervin R.D (2000). Sleepiness, Fatigue, Tiredness, and Lack
of Energy in Obstructive Sleep Apnea. Chest, 118: 372-79.
Crocker BD, et al (1990). Estimation of the probability of
disturbed breathing during sleep before a sleep study, Am Rev
Resp Dis, 142: 14-8
Genta PR, et al (2008). Ethnicity as a risk factor for obstructive
sleep apnea: comparison of Jepanese descendants and white
males in São Paulo, Brazil, Brazilian. Journal of Medical and
Biological Research, 41, 728-33.
Jamie C.M. Lam, et al (2010). Obstructive sleep apnoea:
Definitions, epidemiology & natural History. Indian J Med Res,
131, 165-70.
John B. Dixon, et al (2003). Predicting sleep apnea and
excessive day sleepiness in the severely obese, indicators for
polysomnography, Chest, 123, 1134-141.
K.G. van Houwelingen, et al (1999). The sleep apnoea

syndromes. European Heart Journal; 20: 858–66.
Kara CO, et al (2005). The prevalence of snoring in adult
population. Kular Burun Bogaz Ihtis Derg, 14(1), 18-24.
Lê Thượng Vũ và cs (2011). Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc
nghẽn tại Việt Nam, J Fran Viet Pneu, 2(2), tr. 1-86.
Naresh M. Punjabi (2008). The Epidemiology of Adult
Obstructive Sleep Apnea, Proceedings of the American
thoracic society. JAMA; 5, 137-42.

17.

18.
19.

20.

21.

22.

23.

24.

25.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Xuân Bích Huyên (2011). Hội chứng ngưng thở lúc
ngủ tại Châu Á, J Fran Viet Pneu, 2(5), tr. 1-94.

Nieto FJ, et al (2000). Association of sleep disordered
breathing, sleep apnea, and hypertension in a large
community-based study, JAMA, 283:1829-36.
Pedrosa PR, et al (2010). Obstructive Sleep Apnea Is Common
and Independently Associated With Atrial Fibrillation in
Patiens With Hypertrophic Cardiomyopathy. Chest; 137(5),
1078-84.
Rao A, et al (2009). Obstructive Sleep Apnoea (OSA) Patterns
in bariatric surgical practice and response of OSA to weight
loss after Laparoscopic Adjustable Gastric Banding (LAGB),
Ann Acad Med Singapore, 38, 587-93.
Wolk R, et al (2003). Obesity, sleep apnea and hypertension.
Hypertension; 42, 1067-74.
Sharma SK, et al (2006). Prevalence and risk factors of
obstructive sleep apnea syndrome in a population of Delhi,
India. Chest; 130 : 149-56
Trần Thị Diễm Trang và cs (2011). Hội chứng ngưng thở khi
ngủ: kinh nghiệm ban đầu tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,
Tp HCM - Việt Nam. J Fran Viet Pneu, 2 (5), tr. 81-85.
Udwadia AF, et al (2004). Prevalence of sleep-disordered
breathing and sleep apnea in middle-aged urban Indian men,
Am J Respir Crit Care Med, 169:168-73.
Viner S, et al.(1991) Are history and physical examination a
good screening test for sleep apnea? Ann Intern Med Med; 115,
365-69.
Vishesh K, et al (2010). Obstructive Sleep Apnea: Diagnosis,
Epidemiology and Economics. Respiratory Care; 55(9), 1155167.
Walter T. McNicholas (2007). Cardiovascular outcomes of
CPAP therapy in obstructive sleep apnea syndrome, American
Journal of Physiology - Regulatory - Integrative and Comparative

Physiology; 1666-70.
Young T, et al (2002). Epidemiology of obstructive sleep
apnea: a population health perspective, Am J Respir Crit Care
Med, 165, 1217–239

Ngày nhận bài báo:

12/08/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015

281



×