Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát tác dụng kháng viêm giảm đau và sự thay đổi trên dạ dày, tiểu cầu chuột nhắt trắng khi sử dụng chế phẩm “độc hoạt tang ký sinh” trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.13 KB, 11 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM GIẢM ĐAU VÀ SỰ THAY ĐỔI
TRÊN DẠ DÀY, TIỂU CẦU CHUỘT NHẮT TRẮNG KHI SỬ DỤNG
CHẾ PHẨM “ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH” TRÊN THỰC NGHIỆM
Dương Ngọc Bảo*, Nguyễn Thị Sơn*, Nguyễn Phương Dung*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Các bài thuốc Đông y ngày càng được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong bệnh lý xương
khớp. Trong đó chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh (ĐHTKS) là thành phẩm được sử dụng phổ biến nhất để điều trị
đau lưng, đau nhức xương khớp…Ngoài ra, trong ĐHTKS còn có các vị thuốc có tác dụng chống loét trên dạ
dày. Nhằm khẳng định tác dụng của chế phẩm ĐHTKS, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:”Khảo sát tác
dụng kháng viêm giảm đau, sự thay đổi trên dạ dày, tiểu cầu chuột nhắt trắng khi sử dụng chế phẩm Độc hoạt
tang ký sinh trên thực nghiệm”.
Đối tượng nghiên cứu: Chế phẩmĐộc hoạt tang ký sinh. Chuột nhắt chủng Swiss albino. Thực hiện hai mô
hình gây viêm: Gây phù chân chuột bằng carrageenan và gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy viên bông cotton.
Thực hiện hai mô hình gây đau: Quặn bụng bằng acid acetic và mâm nóng cải tiến. Cuối mô hình cấy u hạt, đánh
giá sự thay đổi niêm mạc dạ dày và số lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng.
Kết quả: Chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh khi cho chuột uống ở liều tương ứng gấp 10 lần liều người không
có biểu hiện độc tính cấp. Chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh 1,818 g bột thuốc/kg (tương đương 12 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) và khi giảm nửa liều 0,909 g bột thuốc/kg (tương đương 6 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) có tác dụng kháng viêm cấp, mạn tính, có tác dụng giảm đau, làm tăng tổn thương
niêm mạc dạ dày chuột nhắt, không ảnh hưởng số lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng.
Kết luận: Chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh liều 1,818g bột thuốc/kg chuột và khi giảm nửa liều0,909 g bột
thuốc/kg chuột có tác dụng kháng viêm cấp, mạn tính, có tác dụng giảm đau, làm tăng tổn thương niêm mạc dạ
dày và không ảnh hưởng số lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng.
Từ khóa: Kháng viêm, giảm đau, Độc hoạt tang ký sinh, meloxicam, dạ dày, tiểu cầu.

ABSTRACT


STUDY ANALGESIC AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT, THE CHANGE IN THE GASTRIC
MUCOSA AND THE PLATELET COUNT OF MICE USING DU-HUO-DANG-JI-SHENG TABLET ON
EXPERIMENTAL ANIMALS.
Duong Ngoc Bao, Nguyen Thi Son, Nguyen Phuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 197 - 207
Objectives: Oriental medicine remedies are increasingly widely used, particularly in osteoarthritis diseases.
Du-huo-dang-ji-sheng (DHDJS) tablet is one of the most remedies commonly used to treat back pain,
osteoarthritis pain ...To clarify the effects of DHDJS, we have carried out: "Study analgesic and antiinflammatory effect, the change in the gastric mucosa and the plateletcountof mice using Du-huo-dang-jishengtablet on experimental animals".
Methods: Edema was by carrageenan and granuloma was inducted by cotton, acetic acid-induced acute
abdominal writhing pain on mice, hot-plate test. In the end of granuloma transplanting, evaluate the gastric


Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Bs Dương Ngọc Bảo
ĐT: 01267336917

Email:

197


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

mucosal changes and the number of platelets in mice.
Results: Du-huo-dang-ji-sheng did not show any signs of acute toxicity in mice at dose of 10-time higher
than the human does. At dose of 1.818g/kg mouse body weight (equivalent to 12 tablets DHDJS/human 60kg/day)
and 0.909g/kg (equivalent to 6 tablets DHDJS/human 60kg/day) had shown an anti-inflammation and analgesic
effect, increased the gastric mucosa lesions in mice and did not affect platelet count of mice.

Conclusions: At dose of 1.818g/kg mouse body weight and 0.909g/kg, DHDJS tablet had shown an antiinflammation and analgesic effect, increased the gastric mucosa lesions in mice and did not affect platelet count of
mice.
Key word: anti-inflamatory, Du-huo-dang-ji-sheng, meloxicam, stomach.
hiệu quả kháng viêm, giảm đau của chế
ĐẶT VẤN ĐỀ
phẩmĐộc hoạt tang ký sinh trên động vật thí
Các NSAIDs đã và đang mang lại hiệu quả
nghiệm, đồng thời cũng tìm hiểu ảnh hưởng của
kháng viêm tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên,
chế phẩm này trên miêm mạc dạ dày và số
NSAIDs cũng gây nhiều hệ lụy cho tim mạch,
lượng tiểu cầu của chuột nhắt trắng.
thận, đặc biệt là những tác dụng bất lợi trên hệ
NGUYÊNLIỆU-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
tiêu hóa như loét, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy,
thiếu máu, buồn nôn, biếng ăn, đau bụng(1). Vì
Nguyên liệu
thế, tìm kiếm các phương cách giảm đau hiệu
Chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh. Mỗi viên
quả, an toàn cho bệnh nhân cần điều trị bằng
bao phim chứa cao khô Độc hoạt 330 mg, Phòng
NSAIDs luôn là vấn đề được quan tâm.
phong 330 mg, Tang ký sinh 330 mg, Đỗ trọng
Xu hướng sử dụng thuốc Đông y trong điều
trị ngày càng tăng, đặc biệt trong các bệnh lý
xương khớp. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt
Nam khoảng 30% bệnh nhân được điều trị với y
học cổ truyền. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cổ
truyền trong điều trị bệnh lý xương khớp có
mang lại hiệu quả mong đợi, cụ thể là tăng tác

dụng kháng viêm hạn chế tác dụng phụ của
NSAIDs hay không? Cho đến nay, chưa có nhiều
bằng chứng khoa học trả lời cho câu hỏi này.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Y học cổ
truyền TP. Hồ Chí Minh (2014 - 2015), các chế
phẩm từ bài Độc hoạt tang ký sinh (ĐHTKS) có
tần suất sử dụng cao nhất.Trong thành phần của
Độc hoạt tang ký sinh có Cam thảo, Bạch thược,
Quế, Đương quy, đây là những vị thuốc đã được
nghiên cứu có tác dụng chống loét dạ dày. Chế
phẩm này cũng thường được phối hợp với các
thuốc kháng viêm nguồn gốc tổng hợp trong
điều trị các bệnh lý xương khớp.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả phối hợp phối
hợp Độc hoạt tang ký sinh với các NSAIDs,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá

198

330 mg, Ngưu tất 330 mg, Tần giao 330 mg, Sinh
địa 330mg, Bạch thược 330 mg, Cam thảo 330mg,
bột Tế tân 60 mg, Quế nhục 60 mg, Nhân sâm 60
mg, Đương quy 60 mg, Xuyên khung 30mg.
Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng cùng
phái (đực), nặng 18-22g, chủng Swiss albino do
Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Vật liệu – hóa chất: Bông cotton, carrageenin
(Sigma Ltd Co., USA). Dung dịch chống thấm
Omano imbidente (Ugo Basile, Italia).
Meloxicam (meloxicam 7,5mg - Stada®).


Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm độc tính cấp
Chuột nhắt chia thành các lô tương tự,những
chuột ở cùng một lô sẽ nhận cùng một liều chất
khảo sát. Sự đánh giá dựa vào phản ứng toàn
ứng hay bất ứng (sống hay chết) nhận thấy ở
mỗi chuột trong nhóm sau 72 giờ.Chuột được
tiếp tục theo dõi sau 14 ngày uống để ghi nhận
những triệu chứng bất thường (nếu có). Xác định
liều thấp nhất có tác dụng mà không làm chết
chuột và liều làm chết 100% chuột. Tính LD50


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

theo công thức Karber -Behrens. Trường hợp tất
cả các liều thử đều không có con vật nào chết, thì
liều lớn nhất đãthử được ký hiệu là Dmax(5,7).

Tác dụng kháng viêm được đánh giá bằng tỷ
lệ % mức độ giảm thể tích sưng phù của lô thử
nghiệm so với lô chứng.

Mô hình gây viêm gây bằng carrageenan
Theo phương pháp Winter – 1962 (2,5).

Mức độ phù chân chuột được tính theo công

thức:

Đo thể tích chân chuột bình thường (V0) trên
máy Plethysmometer. Nhúng chân phải của
chuột vào dung dịch chống thấm đến khuỷu
chân, nhấn giữ bàn đạp để cố định, ghi nhận thể
tích trên máy, tiến hành đo 3 lần và lấy kết quả
trung bình.
Chuột được gây viêm bằng cách tiêm dưới
da gan bàn chân phải 0,05 ml hỗn hợp dung
dịch carrageenan 1% (hỗn hợp dung dịch
carrageenan 1% pha trong dung dịch nước muối
sinh lý 0,9% được chuẩn bị trước khi thử nghiệm
2 giờ để carrageenan trương nở). Chuột sau khi
gây viêm được cho vào lồng có giá đỡ để tránh
nhiễm trùng chân.
Sau khi tiêm 3 giờ, đo thể tích chân chuột
(V3h) trên máy Plethysmometer. Các chuột có
chân sưng phù trên 50 % so với bình thường
được chọn cho thí nghiệm và được chia ngẫu
nhiên vào các lô, chuột được chia 4 lô. Chuột
trong mỗi lô được cho uống nước hoặc thuốc
cùng thể tích 0,1 ml/10 g thể trọng:
Lô 1 (n=10): Uống nước cất (Chứng)
Lô 2 (n=10): Uống meloxicam, liều 8 mg/kg
thể trọng (Melo 8)
Lô 3(n=10): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/10
Dmax, tương đương 1,818 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 1,818)
Lô 4(n=11): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/20

Dmax, tương đương 0,909 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 0,909)
Cho chuột uống thuốc trong 6 ngày tiếp theo
của thử nghiệm và đo thể tích chân mỗi ngày,
thời điểm đo lúc 9 giờ sáng. Ký hiệu thể tích
chân chuột theo ngày: V1, V2, V3, V4, V5, V6.
Đánh giá kết quả:

Trong đó:
X: Độ phù tính theo %
Vo: Thể tích chân chuột trước khi gây viêm.
Vt: Thể tích chân chuột ở thời điểm t sau khi
gây viêm.
Tác dụng kháng viêm của thuốc được đánh
giá bằng khả năng ức chế phản ứng phù (%)
được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm mức độ tăng thể
tích bàn chân chuột ở các lô đối chứng và lô thử
so với mức độ tăng của lô không uống thuốc,
được tính theo công thức:
I% = (ΔVc % -ΔVt %)/ ΔVc %
Trong đó:
ΔVc %: Trung bình độ tăng thể tích chân
chuột ở lô không điều trị
ΔVt %: Trung bình độ tăng thể tích chân
chuột ở lô uống thuốc.
Mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cấy
viên bông cotton.
Một mẫu cotton có trọng lượng 10 ± 2 mg
được vê tròn và sấy tiệt khuẩn trong 2 giờ ở
nhiệt độ 120ºC trong tủ sấy. Chuột được gây mê

bằng ether, cạo sạch lông vùng lưng phía trên,
dùng kéo phẫu thuật mắt bấm một lỗ chếch sang
bên, luồn kéo vào hướng trên đầu, mở rộng 2
mũi kéo để tách kỹ da lưng ra khỏi cơ, rồi cấy
viên cotton dưới da. Khâu bằng chỉ vô trùng để
nối liền chỗ mổ ở lưng (3,5).
Mổ chuột bằng dụng cụ đã được tiệt khuẩn
bằng cách ngâm trong cồn 90 %.Sát trùng vết mổ
bằng dung dịch cồn iod (Povidine).
Chuột trong mỗi lô được cho uống nước
hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10g thể trọng:
Lô 1 (n=10): Uống nước cất (Chứng)

199


Nghiên cứu Y học
Lô 2 (n=10): Uống meloxicam, liều 8 mg/kg
thể trọng (Melo 8)
Lô 3 (n=10): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/10
Dmax, tương đương 1,818 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 1,818)
Lô 4 (n=11): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/20
Dmax, tương đương 0,909 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 0,909)
Cho chuột uống trong 7 ngày, mỗi ngày một
lần vào một giờ nhất định với thể tích 0,1ml/10g
trọng lượng chuột. Đến ngày thứ 8, giết chết
chuột, bóc tách u hạt, cân tươi ngay từng u hạt.
Sau đó cho u hạt vào tủ sấy ở 60 ºC trong 18 giờ,

cân từng u hạt khô.

Thông số đánh giá
Khối lượng u hạt tươi/ khô của từng chuột
(Sau khi đã trừ khối lượng trước khi cấy)
Tỷ lệ % độ giảm khối lượng u hạt của lô thử
so với lô chứng biểu thị bằng công thức sau:
X % = [(Mch – Mth) / Mch] x 100
X %: Tỷ lệ % giảm khối lượng u hạt của lô
thử so với lô chứng.
Mch: Khối lượng u hạt trung bình của lô
chứng.
Mth: Khối lượng u hạt trung bình của lô thử.
Mô hình chuột nhắt trắng gây đau bởi nhiệt
(mâm nóng cải tiến)(6)
Đo thời gian phản ứng với nhiệt độ của
chuột nhắt trước thí nghiệm
Chuột trong mỗi lô được cho uống nước
hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10 g thể trọng:
Lô 1 (n=10): Uống nước cất (Chứng)
Lô 2 (n=10): Uống meloxicam, liều 8 mg/kg
thể trọng (Melo 8)
Lô 3 (n=10): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/10
Dmax, tương đương 1,818 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 1,818)
Lô 4 (n=11): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/20
Dmax, tương đương 0,909 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 0,909)

200


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Đặt chuột lên mâm nóng (Hot plate), luôn
duy trì ở nhiệt độ 55 ± 1oC bằng hệ thống ổn
nhiệt. Thời gian phản ứng với kích thích được
tính từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi
chuột có phản xạ liếm chân hay giẫy chân sau
hay nhảy chồm lên. Loại bỏ những chuột phản
ứng quá nhanh (trước 8 giây) hoặc quá chậm
(sau 30 giây). Tiêm tác nhân gây đau carrageenin
1% với liều 0,05 ml vào mỗi gan bàn chân sau
của từng chuột. Cho chuột uống thuốc theo lô.
Xác định ngưỡng đau tại thời điểm 3 giờ sau khi
tiêm tác nhân gây đau và uống thuốc.
Mô hình mâm nóng có sử dụng thêm tác
nhân gây tăng nhận cảm đau được áp dụng để
đánh giá tác dụng giảm đau trung ương hay
ngoại vi của chất thử thông qua việc lựa chọn
thông số đánh giá. Khả năng giảm đau trung
ương được đánh giá qua thông số thời gian phản
ứng đau, khả năng giảm đau ngoại vi được đánh
giá qua thông số rút ngắn thời gian phản ứng
đau sau khi gây đau so với chứng.
Mô hình gây đau quặn bằng acid acetic(6)
Theo phương pháp nghiên cứu của Koster
và cộng sự (1959).
Chuột trong mỗi lô được cho uống nước
hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10 g thể trọng:
Lô 1 (n=10): Uống nước cất (Chứng)
Lô 2 (n=10): Uống meloxicam, liều 8 mg/kg

thể trọng (Melo 8)
Lô 3 (n=10): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/10
Dmax, tương đương 1,818 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 1,818)
Lô 4 (n=11): Uống chế phẩm ĐHTKS 1/20
Dmax, tương đương 0,909 g bột thuốc/kg chuột
(ĐHTKS 0,909)
Sau khi dùng thuốc 30 phút, tiến hành gây
đau quặn bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch
acid acetic 1% liều 0,1 ml/10 g thể trọng. Chuột sẽ
xuất hiện những cơn đau quặn biểu hiện như
thóp bụng lại, áp bụng xuống sàn, duỗi dài thân
và chân sau. Đếm số cơn đau quặn mỗi 5 phút
trong thời gian 30 phút kể từ khi tiêm acid acetic.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
So sánh kết quả giữa các lô nghiên cứu, tính %
ức chế đau quặn theo công thức:
A% =(Dc – Dt) x 100/ Dc
Trong đó:
A%: Tỷ lệ giảm số cơn đau quặn của lô thử
thuốc;
Dc: Số cơn đau quặn của lô chứng;
Dt: Số cơn đau quặn của lô thử thuốc.
Đánh giá sự thay đổi niêm mạc dạ dày chuột
nhắt trắng
Cuối mô hình u hạt (ngày thứ 8) giết chuột
bằng đá CO2, rửa dạ dày chuột nhắt trong nước
muối sinh lý, quan sát niêm mạc dạ dày chuột

bằng kính hiển vi soi nổi, ống kính 10. Chỉ số loét
được ghi nhận theo thang điểm của Takagi và
Okabe để đánh giá mức độ tổn thương dạ dày (4):
0 = Không có tổn thương
1 = Phù nề niêm mạc và xuất huyết
2 = 1-5 tổn thương nhỏ (1-2 mm)
3 = Nhiều hơn năm tổn thương nhỏ hoặc một
tổn thương trung gian (3-4 mm)
4 = Hai đến tổn thương trung gian nhiều hơn
hoặc một tổn thương gộp (> 4 mm)
5 = Loét thủng.
Trong đó, chỉ số loét 5 được tính là mức độ
tổn thương dạ dày 100%.
Đánh giá sự thay đổi số lượng tiểu cầu chuột
nhắt trắng.
Cuối mô hình cấy u hạt (ngày thứ 8) giết
chuột, lấy máu tim, cho vào ống nghiệm có chứa
sẵn EDTA, đếm số lượng tiểu cầu bằng máy xét
nghiệm huyết học hoàn toàn hãng Sysmex
(Nhật), thực hiện tại phòng thí nghiệm khoa Y
học cổ truyền- Thành phố Hồ Chí Minh.

Xử lý kết quả
Các dữ liệu được trình bày dưới dạng Mean
± SEM (standard error of mean – sai số chuẩn

Nghiên cứu Y học
của số trung bình).Việc xử lý thống kê trong đề
tài này dùng phần mềm STATA 13.0. Sự khác
biệt giữa các lô được phân tích bằng phương

pháp Wilcoxon, Mann – Whitney – U test. P <
0,05 được cho là có ý nghĩa thống kê.
Đồ thị được vẽ bằng phần mềm MS. EXCEL
2010.

KẾT QUẢ
Độc tính cấp
Bảng 1. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp của chế
phẩm ĐHTKS
Liều

Số chuột thử
nghiệm

Số chết

% chết

18,18 g bột
thuốc/kg

16

0

0

Nhận xét:
Ở liều tối đa có thể bơm qua kim là 18,18 g
bột thuốc/kg chuột (tương đương 120 viên thuốc

ĐHTKS) không có chuột chết trong 72 giờ.
Trong thời gian 2 tuần quan sát, không ghi
nhận được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy
ra trên chuột thử nghiệm. Tất cả các chuột đều
ăn uống và hoạt động bình thường và không có
chuột chết. Do đó, không tìm được LD50 đường
uống trên chuột nhắt thử nghiệm.
Từ bảng 1, xác định Dmax =18,18 g bột
thuốc/kg.
Từ Dmax, chúng tôi chọn liều cho các thử
nghiệm dược lý tiếp theo là:
1/10 Dmax = 1,818 g bột thuốc/kg (tương
đương 12 viên/ người 60 kg/ ngày)
1/20 Dmax = 0,909 g bột thuốc/kg (tương
đương 6 viên/ người 60 kg/ ngày)
Tác dụng kháng viêm trên mô hình gây phù
chân bằngcarrageenin
Kết quả sự thay đổi độ phù chân chuột theo
thời gian giữa các lô được trình bày ở bảng 2.

201


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Bảng 2. Sự thay đổi độ phù chân chuột (%) sau gây viêm bằng carrageenan.
Sô TT
1

2



Thời gian

Chứng
Độ phù (%)
(n=10)
Melo 8 (n=10) Độ phù (%)
P2-1
% GPSVC

3 giờ

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

121,2± 23,84 107,46± 26,67 86,99± 29,17 73,42± 25,97 63,89± 15,53 52,4 ± 9,86
113,7± 29,15 71,57 ± 26,7**
33,4

Ngày 6

36,83 ± 8,3

47,51±
20,03**

31,01
±18,53*

20,46
±13,54**

12,58 ± 9,5**

6 ± 6,07**

45,38

57,76

67,98

75,99

83,7

3

ĐHTKS 1,818 Độ phù (%) 121,28 ± 49,8 81,17± 37,04* 61,64± 25,06 47,8 ± 21,13 36,21± 19,98 23,01 ± 15,9 11,08 ± 8,44
(n=10)
P3-1

*
*
**
**
**
% GPSVC
24,46
29,14
34,9
43,32
56,09
69,91

4

ĐHTKS 0,909 Độ phù (%)
(n=11)
P4-1
% GPSVC

91,1± 29,53 55,08 ±20,47 39,75± 21,64 30,71 ±17,04 26 ± 17,81 17,38 ±12,53 14,06± 11,67
**
*
*
*
**
*
48,74
54,3
58,17

59,31
66,83
61,82

Ghi chú: % GPSVC: Tỷ lệ % giảm phù sau viêm cấp. (*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy 95 %. (**)
P<0,01: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy 99%.

Hình 1. Sự thay đổi độ phù chân chuột (%) sau gây viêm bằng carrageenan.
giảm còn 81,17% và 55,08%, sau đó giảm dần và
Nhận xét:
chỉ còn 11,08 % và 14,06% vào ngày thứ 6. Sự
Lô chứng: Độ phù chân chuột sau 3 giờ tiêm
khác biệt giữa hai lô uống ĐHTKS không có ý
carrageenan là 121,2%, sau đó giảm dần đến
nghĩa thống kê (P<0,05).
ngày thứ 6 còn 36,83 %.
Lô chuột uống meloxicam 8 mg/kg độ phù
giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Sau 1
ngày, độ phù giảm còn 71,57%, sau đó giảm dần
và chỉ còn 6% vào ngày thứ 6.
Lô uống ĐHTKS liều 1,818 g bột thuốc/kg và
0,909 g bột thuốc/kg có độ phù giảm có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng. Sau 1 ngày độ phù

202

=>Từ kết quả bảng 2 và hình 1 cho thấy
ĐHTKS thể hiện tác dụng kháng viêm ở 2 liều:
1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg.
Vì thế, chúng tôi chọn hai liều ĐHTKS này

(1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg) để
đánh giá hiệu quả của việc kết hợp meloxicam
với ĐHTKS trên tác dụng kháng viêm.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Tác dụng kháng viêm mạn trên mô hình u hạt
Bảng 3. Khối lượng u hạt tươi giữa các lô uống ĐHTKS

Chứng
Melo 8
ĐHTKS 1,818
ĐHTKS 0,909

n
12
12
12
10

Khối lượng u hạt tươi (g)
55,89 ± 5,8
41 ± 4,83**
41,17 ± 5,44**
45,98 ± 6,8*

Mức giảm khối lượng u hạt tươi so với chứng (%)

26,64**
26,35**
17,73*

(*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy 95%. (**) P<0,01: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy
99%.

Nhận xét:

Nhận xét:

Lô chứng: Khối lượng u hạt tươi sau cấy 7
ngày là 55,89 g. Như vậy, mô hình gây viêm
bằng cấy u hạt đạt yêu cầu và ổn định.

Lô chứng: Khối lượng u hạt khô là 6,05 g.
Lô chuột uống meloxicam 8 mg/kg: Khối
lượng u hạt khô là 3,65 g, giảm có ý nghĩa thống
kê so với lô chứng (P<0,01).

Lô chuột uống meloxicam 8 mg/kg: Khối
lượng u hạt tươi là 41 g, giảm có ý nghĩa thống
kê so với lô chứng (P<0,01). Ở lô này cũng có sự
giảm khối lượng u hạt tươi so với chứng cao
nhất trong các lô (26,64 %).

Lô chuột uống ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg
và 0,909 g bột thuốc/kg: Khối lượng u hạt khô lần
lượt là 3,51 g và 4,54 g, giảm có ý nghĩa thống kê
so với lô chứng (P<0,01 và P<0,05). Không có sự

khác biệt thống kê về khối lượng u hạt khô giữa
2 lô này (P>0,05).

Lô chuột uống ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg
và 0,909 g bột thuốc/kg: Khối lượng u hạt tươi
lần lượt là 41,17 g và 45,98 g, giảm có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng (P<0,01 và P<0,05).
Không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 lô
này và so với lô uống meloxicam 8 mg/kg
(P>0,05).

Trong tất cả các lô, lô chuột uống ĐHTKS
1,818 g bột thuốc/kg có khối lượng u hạt khô
thấp nhất (3,65 g) và % mức giảm khối lượng
khô so với chứng cao nhất (42,01%) cao hơn so
với lô uống meloxicam 8 mg/kg (39,59%). Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa 2 lô uống ĐHTKS và
Bảng 4. Khối lượng u hạt khô giữa các lô chuột uống
meloxicam 8 mg/kg không có ý nghĩa thống kê
ĐHTKS

n
m u hạt khô
Mức giảm m khô so (P>0,05).
Chứng
Melo 8
ĐHTKS 1,818
ĐHTKS 0,909

12

12
12
10

6,05 ± 1,07
3,65 ± 0,89**
3,51 ± 0,89**
4,54 ± 1,17*

với chứng (%)
39,59**
42,01**
17,73*

(*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy
95%. (**) P<0,01: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ
tin cậy 99%.

Kết quả trình bày trong bảng 3.5 và 3.6 cho
thấy ĐHTKS có tác dụng kháng viêm mạn ở 2
liều uống 1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột
thuốc/kg.
Tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng
cải tiến

Bảng 5. Thời gian rút ngắn phản ứng đau của chuột nhắt trắng trên mô hình mâm nóng của các lô ĐHTKS


Thời gian xuất hiện phản ứng đau (giây)


Rút ngắn thời gian
phản ứng đau (giây)

% ức chế so với
chứng

Trước khi gây viêm

Sau 3 giờ

Chứng (n=7)

15,43 ± 4,92

9,89 ± 3,4

5,54 ± 5,86

-

Melo 8 (n=7)

17,33 ± 6,44

18,87 ± 8,11

-1,54 ± 2,88*

127,8


ĐHTKS 1,818 (n=7)
ĐHTKS 0,909 (n=7)

17,49 ± 1,88

22,33 ± 3,76

-4,84 ± 3,59*

187,36

12,19 ± 2,48

16,66 ± 3,02

-4,47 ± 2,58*

180,69

(*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy 95 %. (-) Ngưỡng đau giảm so với ban đầu.

203


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
(P<0,05). Sự khác biệt giữa 2 lô này không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).


Nhận xét: Thời gian xuất hiện phản ứng đau
của chuột nhắt trước khi gây viêm ban đầu
tương đương nhau (P>0,05). Như vậy, đáp ứng
đau của chuột giữa các lô tương đối đồng đều.

Lô chuột uống ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg
có % ức chế đau so với chứng cao nhất trong tất
cả các lô (187,36%), tiếp theo là lô chuột uống
ĐHTKS 0,909 g bột thuốc/kg (180,69%), cả hai lô
này đều có tỷ lệ ức chế đau cao hơn so với
meloxicam 8 mg/kg. Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Sau gây viêm, thời gian xuất hiện phản ứng
đau của lô chứng giảm 5,54 giây.
Lô chuột uống meloxicam 8 mg/kg có thời
gian rút ngắn phản ứng đau là -1,54 giây, giảm
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P<0,05). Tỷ
lệ % ức chế so với chứng là 127,8%.

Từ kết quả bảng 5 cho thấy ĐHTKS có tác
dụng giảm đau ở 2 liều 1,818 g bột thuốc/kg và
0,909 g bột thuốc/kg.

Lô chuột uống ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg
và 0,909 g bột thuốc/kg có thời gian rút ngắn
phản ứng đau lần lượt là -4,84 giây và -4,47giây,
giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng

Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau

quặn bụng bằng acid acetic

Bảng 6. Số cơn đau sau tiêm acid acetic của các lô chuột uống ĐHTKS


Số cơn đau quặn sau khi tiêm acid acetic (phút)

Tổng cơn đau
trong 30 phút

0-5
05-10
Chứng (n=7) 3,28 ± 2,56 25,14 ± 2,91

10-15
19,43 ± 6,58

15-20
15,43 ± 2,88

20-25
13 ± 2,83

25-30
14 ± 2,89

Melo 8 (n=8) 0,13 ± 0,35* 3,88 ± 3,18*

7,88 ± 4,49*


6,63 ± 2,77*

4,38 ± 2,62*

4,88 ± 2,47*

27,75 ± 11,88*

96,20

84,59

59,47

57,06

66,35

65,18

69,27

2±2

12,38 ± 6,61*

9,25 ± 5,12*

9,13 ± 2,7


7,63 ± 2,5*

6,25 ± 2,82*

46,63 ± 14,62*

39,13

50,78

52,39

40,86

41,35

55,36

48,36

8,88 ± 4,91*

8,63 ± 2,97*

8,13 ± 3,44*

5,25 ± 2,43*

6,13 ± 1,64*


39,25 ± 14,6*

64,70

55,61

47,34

59,62

56,25

56,53

ĐHTKS 1,818
(n=8)

ĐHTKS 0,909 2,25 ± 3,01
(n=8)
31,52

90,29 ± 12,08

(*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin cậy 95 %.

Hìn
h 2. Số cơn đau quặn theo thời gian sau tiêm acid acetic của các lô chuột uống ĐHTKS.

204



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Nhận xét: Tổng số cơn đau quặn trong 30
phút của lô chuột chứng là 90,28.
Lô chuột uống meloxicam 8 mg/kg có số cơn
đau quặn giảm có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng theo các khoảng thời gian (P<0,05). Ở lô
này, số cơn đau quặn ở mỗi khoảng thời gian
cũng là thấp nhất so với các lô ĐHTKS 1,818 g
bột thuốc/kg và ĐHTKS 0,909 g bột thuốc/kg.
Lô chuột uống ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg
và 0,909 g bột thuốc/kg có số cơn đau quặn giảm
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng theo các
khoảng thời gian (P<0,05). Sự khác biệt giữa 2 lô
này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Như vậy, ĐHTKS có tác dụng giảm đau ở 2
liều 1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg
trên chuột nhắt gây đau quặn bằng acid acetic.

Ảnh hưởng của Độc hoạt tang ký sinh
trên niêm mạc dạ dày chuột nhắt trắng
Lô Melo 8 có điểm tổn thương niêm mạc dạ
dày chuột nhắt là 1,86, điểm tổn thương này có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(P<0,05).
Lô ĐHTKS 1,818 và ĐHTKS 0,909 có điểm
tổn thương niêm mạc dạ dày là 1,57 và 1,71, các
điểm tổn thương này có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng (P<0,05) và tương
đương Melo 8 (P>0,05). Kết quả này phù hợp với

tác dụng phụ được ghi trong một số chế phẩm
ĐHTKS.
Bảng 5. Mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày
chuột nhắt trắng giữa các lô sau uống 7 ngày (theo
thang điểm Takagi và Okabe, 1968)


Điểm

Chứng

Số chuột
(n)
7

0

% tổn thương
niêm mạc
0

Melo 8

7

1,86 ± 1,35*

37,2

ĐHTKS

1,818
ĐHTKS
0,909

7

1,71 ± 1,13*

34,2

7

1,71 ± 1,25*

34,2

(*) P<0,05: Có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, độ tin
cậy 95 %.

Từ kết quả bảng 5 và hình 3, có thểnhận xét
về hiệu quả kháng viêm của Độc hoạt tang ký

Nghiên cứu Y học
sinh như sau: Các liều Melo 8, ĐHTKS 1,818,
ĐHTKS 0,909 đều làm tăng tổn thương niêm
mạc dạ dày chuột nhắt so với lô chứng.

Ảnh hưởng của Độc hoạt tang ký sinh
trên số lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng
Lô chứng có số lượng tiểu cầu 1253,17, số

liệu này nằm trong giới hạn bình thường số
lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng.
Lô Melo 8 có số lượng tiểu cầu tăng nhiều so
với lô chứng (21,17%) nhưng không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05)
Hai lô ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg và 0,909
g bột thuốc/kg có số lượng tiểu cầu tăng nhẹ so
với lô chứng (8,31%; 2,59%) và khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 6. Số lượng tiểu cầu chuột nhắt trắng giữa các
lô sau 7 ngày uống thuốc.


Số chuột (n) Số lượng tiểu cầu % tăng

Chứng

6

1253,17 ± 434,25

Melo 8 mg/kg

6

1518,5 ± 263,87

21,17

ĐHTKS 1,818


6

1357,33 ± 247,38

8,31

ĐHTKS 0,909

6

1319,5 ± 331,4

5,29

Từ kết quả bảng 6 và hình 4 nhận xét về sự
thay đổi tiểu cầu khi sử dụng Độc hoạt tang ký
sinh:
Tất cả các liều thử nghiệm đều không làm
ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu chuột nhắt
trắng.

BÀN LUẬN
Hiệu quả kháng viêm của Độc hoạt tang ký
sinh
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Trên mô hình
gây phù chân chuột bằng carrageenin, ĐHTKS ở
2 liều 1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột
thuốc/kg đều có tác dụng làm giảm thể tích chân
chuột một cách có ý nghĩa thống kê so với lô

chứng (P<0,05) và không có sự khác biệt giữa hai
liều 1,818g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg
so với meloxicam 8 mg/kg. Như vậy ĐHTKS có
tác dụng kháng viêm cấp và mạn tính trên động
vật thí nghiệm.

205


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Trên mô hình cấy u hạt (bông cotton),
ĐHTKS liều 1,818 và 0,909 g bột thuốc/kg có tác
dụng kháng viêm mạn (làm giảm trọng lượng
khối u hạt). Tác dụng này tương đương với liều
meloxicam 8 mg/kg. Điều này cũng phù hợp với
liều thực tế sử dụng trên người của chế phẩm
ĐHTKS.
Liều thuốc sử dụng trên người lớn: 4 viên x 3
lần/ ngày = 12 viên = 8,4449 g
Liều tương ứng trên chuột: (8,4449 x 12)/ 60 =
1,69 g/ kg chuột.
Liều Dmax(18,18 g bột thuốc/kg) gần gấp 10
lần liều chuột.
Như vậy, ĐHTKS ở hai liều 1,818
thuốc/kg (tương đương 12 viên chế
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) và 0,909
thuốc/kg (tương đương 6 viên chế

ĐHTKS/người 60 kg/ngày) có tác dụng
viêm cấp và mạn tính.

g bột
phẩm
g bột
phẩm
kháng

Hiệu quả giảm đau của Độc hoạt tang ký
sinh
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Trên mô hình mâm nóng, ĐHTKS ở 2 liều
1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg đều
có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi. Ở hai
mức liều đều có tác dụng rút ngắn thời gian
phản ứng đau có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (P<0,05) và tương đương với tác dụng của
meloxicam liều 8 mg/kg. Đặc biệt cả hai mức liều
đều có % ức chế đau so với lô chứng cao hơn
meloxicam 8 mg/kg, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Trên mô hình quặn acid acetic, ĐHTKS ở 2
liều 1,818 g bột thuốc/kg và 0,909 g bột thuốc/kg
đều có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi.
Ở hai mức liều đều có số lượng cơn đau quặn
giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(P<0,05), tuy nhiên ở mức liều 0,909 g bột
thuốc/kg thì tác dụng giảm đau có xu hướng cao
hơn so với liều 1,818 g bột thuốc/kg, và cả hai

liều đều tương đương với tác dụng của
meloxicam liều 8 mg/kg.

206

Như vậy, ĐHTKS ở hai liều 1,818 g bột
thuốc/kg (tương đương 12 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) và 0,909 g bột
thuốc/kg (tương đương 6 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) có tác dụng giảm đau
ngoại vi.
Tác dụng kháng viêm giảm đau được đánh
giá trên 4 mô hình thực nghiệm.Các kết quả của
đề tài cho thấy, lần đầu tiên chế phẩm Độc hoạt
tang ký sinh được công bố có tác dụng kháng
viêm giảm đau trên mô hình thực nghiệm ở hai
liều 1,818 g bột thuốc/kg (tương đương 12 viên
chế phẩm ĐHTKS/người 60 kg/ngày) và 0,909 g
bột thuốc/kg (tương đương 6 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày).
Giảm nửa liều ĐHTKS còn 0,909 g bột
thuốc/kg (tương đương 6 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) vẫn có tác dụng
kháng viêm giảm đau tương tự, đồng thời giảm
thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Ảnh hưởng của chế phẩm Độc hoạt tang ký
sinh trên niêm mạc dạ dày và số lượng tiểu
cầu
Kết quả thí nghiệm cho thấy:

So với các lô sử dụng đơn độc meloxicam 8
mg/kg, các lô ĐHTKS 1,818 g bột thuốc/kg và
ĐHTKS 0,909 g bột thuốc/kg có mức độ tổn
thương dạ dày khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với chứng (P<0,05).
Ở tất cả các liều đều không làm thay đổi số
lượng tiểu cầu trong công thức máu chuột
nhắt trắng.

KẾT LUẬN
Chế phẩm Độc hoạt tang ký sinh khi cho
chuột uống ở liều tương ứng gấp 10 lần liều
người không có biểu hiện độc tính cấp. Chế
phẩm Độc hoạt tang ký sinh 1,818 g bột
thuốc/kg (tương đương 12 viên chế phẩm
ĐHTKS/người 60 kg/ngày) và khi giảm nửa
liều 0,909 g bột thuốc/kg (tương đương 6 viên
chế phẩm ĐHTKS/người 60 kg/ngày) có tác
dụng kháng viêm cấp, mạn tính, có tác dụng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
giảm đau, làm tăng tổn thương niêm mạc dạ
dày chuột nhắt, không ảnh hưởng số lượng
tiểu cầu chuột nhắt trắng.

Nghiên cứu Y học
5.

6.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Bộ y tế (2009). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, 344-345-346.
Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác xác định độc tính cấp
của thuốc. NXB Y học, tr.7-24.
Perrine JW, Bortle L, Heyder E, Partridge R, Ross EK, Ringler I
(1959). Adrenal corticoid activities of 9α-fluoro11ß,16α,17α,21tetrahydroxy-1,4-pregnadiene-3,20-dione1,2,3. Endocrinology, 64 (3), 437 – 447.
Takagi K., Okabe S. (1968). The effects of drugs on the
production and recovery processes of the stress ulcer. Japanese
Journal of Pharmacology,p. 9-11.

7.

Viện dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý
của cây thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,
63 - 64, 140 - 141, 142- 143, 149, 311 - 320.
Vogel G H (2002). Drug discovery and evaluation:
Pharmacological assays. SpringerVerlag Berlin Heidelberg, 72771.
Winter C.A, Risley E.A, Nuss G.W (1962). Carrageenan
induced edema in hind paw of the rat as assay for anti
inflammatory drugs. Proceedings of the Society for Experimental
Biology and Medicnie. 111, 544-547.


Ngày nhận bài báo:

30/07/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016

207



×