Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.38 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐGGD

KHOA LUẬT

---***---

NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG

VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

---***---

NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG

VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN – LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT
MÃ SỐ: 60 38 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI XUÂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
1.1 Tham nhũng và vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
phòng, chống tham nhũng ở nước ta

Trang
1
6

7

1.1.1 Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và
nhà nước ta

7

1.1.2 Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống
tham nhũng


14

1.2 Nội dung hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan
thanh tra nhà nước

21

1.2.1 Phòng, chống tham nhũng thông qua việc tiến hành thanh tra

21

1.2.2 Phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo.

24

1.2.3 Phòng, chống tham nhũng thông qua một số hoạt động khác theo
quy định của pháp luật.

26

1.3 Lịch sử hình thành, phát triển vai trò của các cơ quan thanh tra trong
phòng, chống tham nhũng

30

1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong phòng,
chống tham nhũng trong thời kỳ 1945 đến 1954
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra trong phòng, chống
tham nhũng trong thời kỳ 1954 đến 1975

1.3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong phòng,
chống tham nhũng từ năm 1975 đến nay

30

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA
CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.1 Quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng chống, tham nhũng

46

33
37

46


2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật
2.1.2 Đánh giá, nhận xét các quy định của pháp luật về vai trò của các
cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
2.2 Thực trạng việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng, chống tham nhũng
2.2.1 Thông qua hoạt động thanh tra
2.2.2 Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.2.3 Phòng, chống tham nhũng thông qua một số hoạt động khác theo
quy định của pháp luật.

46

55
58
58
62
66

2.3 Đánh giá việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong phòng, chống tham nhũng

70

2.3.1 Những mặt được trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ
NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
3.1 Yêu cầu khách quan của việc tăng cường vai trò của các cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
3.1.1 Yêu cầu của hoạt động phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải tăng
cường vai trò của các cơ quan thanh tra.
3.1.2 Yêu cầu của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan
thanh tra nhà nước.
3.2 Một số phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của các cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
3.2.1 Một số phương hướng nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra
nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra

nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

70
71
72
75

75
75
79
87
87
88
105
108


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay tham nhũng đang là một trong những vấn đề gây bức xúc
trong xã hội, là một trong những nguy cơ lớn, cản trở quá trình đổi mới và
phát triển của đất nước ta; làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước. Nhận thức sâu sắc điều này, trong những năm vừa qua, Đảng
và nhà nước ta đã và đang có những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn và từng
bước đẩy lùi nạn tham nhũng, bảo đảm nền tảng vững chắc cho quá trình
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ trước đến nay, hoạt động thanh tra được coi là khâu không thể
thiếu trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác

quản lý. Thanh tra được coi là tai mắt của các cấp lãnh đạo, quản lý và được
tổ chức thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Trong hệ thống
các giải pháp trực tiếp và gián tiếp phòng, chống tham nhũng thì hoạt động
thanh tra chính là một phương thức quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này
thể hiện qua các phương diện công tác cũng như thực tiễn hoạt động của các
tổ chức thanh tra nhà nước trong những năm vừa qua.
Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức thanh tra có nhiệm vụ chủ
yếu là: thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp trong đó có cả công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật phòng,
chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cả ba nhiệm
vụ trên của các cơ quan thanh tra nhà nước đều góp phần phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Mỗi năm, các cơ quan thanh tra nhà


nước đã tiến hành hàng vạn cuộc thanh tra với quy mô khác nhau trên các
lĩnh của kinh tế, xã hội, tiếp nhận và xử lý hàng vạn đơn thư khiếu nại, tố
cáo của công dân về những hành vi vi phạm pháp luật trong đó có hành vi
tham nhũng của một số cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Thông qua
hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan thanh tra giúp
cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tình hình chấp hành chính sách,
pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, kịp thời phát
hiện các sai phạm để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật. Qua đó đã góp phần chấn chỉnh các hoạt động quản lý, ngăn
ngừa các hành vi sai phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, cơ
quan, tổ chức. Ngoài ra, thông qua các phương diện hoạt động của mình, các
cơ quan thanh tra nhà nước còn phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ
chế, chính sách của nhà nước dẫn đến nguy cơ tham nhũng từ đó có những
kiến nghị về các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm ngăn

ngừa nguy cơ tham nhũng. Như vậy có thể thấy được vai trò to lớn của các
cơ quan thanh tra nhà nước đối với hiệu quả của công tác phòng, chống tham
nhũng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả hoạt động
phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước còn có những
mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác phòng chống tham
nhũng đang đặt ra. Chẳng hạn như: các cơ quan thanh tra nhà nước trong
nhiều trường hợp chưa kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tiêu cực, tham
nhũng; chất lượng, hiệu quả của các cuộc thanh tra chưa cao; việc phối hợp
giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, kiểm sát trong phát hiện, xử lý
hành vi tham nhũng chưa đồng bộ và kịp thời; năng lực của đội ngũ cán bộ
làm công tác thanh tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới…


Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong tình hình
hiện nay, việc phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước là
một trong những giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta. Chính vì vậy,
tôi chọn đề tài “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng,
chống tham nhũng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đến các khía cạnh
khác nhau trong hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan chức
năng trong đó có vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước như:
Đề tài khoa học cấp bộ “Thanh tra với cuộc đấu tranh chống tham
nhũng hiện nay” năm 1996 của tác giả Phạm Hưng – Thanh tra nhà nước;
Đề tài khoa học mã số KXBĐ 02 của Ban Nội chính Trung ương năm 1997
nghiên cứu những vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn đấu tranh chống
tham nhũng; Đề tài khoa học cấp cơ sở “Trách nhiệm của các tổ chức thanh
tra nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng” năm 2005 của tác giả

Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Thanh tra Chính phủ; Đề tài khoa học cấp bộ “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng của
các cơ quan thanh tra nhà nước” năm 2007 của Thanh tra Chính phủ;
Một số công trình nghiên cứu khác đề cập tới vấn đề phòng ngừa và
chống tham nhũng như: “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống
tham nhũng” của tập thể tác giả do TS. Nguyễn Văn Thanh chủ biên, Nhà
xuất bản Tư pháp, 2004; “ Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một
số nước trên thế giới, TS. Nguyễn Văn Quyền chủ biên, Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia, 2005 và một số bài viết trên các báo, tạp chí như: Báo nhân
dân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Thanh tra, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp…đề cập đến một số


khía cạnh khác nhau về phòng, chống tham nhũng và vị trí, vai trò của các
cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà
nước trong phòng, chống tham nhũng cũng như các giải pháp để nâng cao
vai trò của cơ quan thanh tra trong hoạt động này chưa được đề cập tới.
3- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của các cơ
quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng
của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ
quan thanh tra nhà nước trong hoạt động phòng chống tham nhũng.
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng,
chống tham nhũng là nghiên cứu vai trò của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra
tỉnh, thanh tra huyện, thanh tra bộ và thanh tra sở trong hoạt động thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của

Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo và Luật phòng, chống tham nhũng.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của cơ quan thanh tra trong
phòng, chống tham nhũng thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng,
các văn bản pháp luật của nhà nước và thực tiễn công tác phòng, chống tham
nhũng của các cơ quan thanh tra trên phạm vi cả nước.
Giới hạn nghiên cứu vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật thanh tra, Luật
Khiếu nại, tố cáo và Luật phòng, chống tham nhũng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.


Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận
Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân để đi sâu
nghiên cứu các phương diện thể hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà
nước trong phòng, chống tham nhũng; các phương hướng và giải pháp nâng
cao vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham
nhũng.
Luận văn cũng vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
những kết quả trong hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan
thanh tra nhà nước qua từng thời kỳ; tổng kết thực tiễn để đánh giá vai trò
của các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác phòng, chống tham
nhũng.
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
phòng, chống tham nhũng; tổng kết thực tiễn về việc thực hiện vai trò của
các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; chỉ ra
những bất cập, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các

cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động phòng, chống tham nhũng trên
các phương diện sau:
Kiến nghị việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra
theo hướng tăng cường sự gắn kết giữa các cơ quan thanh tra, đảm bảo sự
độc lập tương đối với cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức và hoạt động
thông qua việc bổ nhiệm các chức danh của cơ quan thanh tra, thông qua
hoạt động đào tạo chuyên môn, hướng dẫn công tác, tổ chức, nghiệp vụ;


thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng chương trình, kế
hoạch thanh tra…
Kiến nghị bổ sung thêm quyền hạn cho các cơ quan thanh tra, đặc biệt
là quyền chủ động ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm
pháp luật; đồng thời kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với cơ quan thanh
tra, trong việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Luận văn cũng đưa ra kiến nghị cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
đối với những người làm công tác thanh tra; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho các cơ quan thanh tra; tranh thủ hơn nữa sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
để nâng cao năng lực cho ngành thanh tra.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ, thanh tra
viên trong quá trình hoạt động thực tiễn hoặc nghiên cứu những vấn đề lý
luận về thanh tra, phòng, chống tham nhũng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra
nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện vai trong của các cơ quan thanh

tra trong phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của
các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN
THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG

1.1 Tham nhũng và vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc
trong phòng, chống tham nhũng ở nƣớc ta
1.1.1 Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng
và nhà nước ta
a) Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
Tham nhũng là hiện tượng xã hội thuộc phạm trù lịch sử, gắn liền với
sự ra đời, phát triển của nhà nước và quyền lực nhà nước. Nó tồn tại ở mọi
chế độ, không phụ thuộc vào chế độ chính trị, với những mức độ khác nhau
trong mỗi thời kỳ lịch sử.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục
chỉ rõ bốn nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ


quan liêu; diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn
tại đan xen, tác động lẫn nhau, không thể coi nhẹ nguy cơ nào.
Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm tham nhũng là hành vi của bọn quan
lại biển thủ, ăn bớt của công, nhận hối lộ, sách nhiễu, chiếm đoạt tài sản của
dân. Bác Hồ đã nêu một số hành vi đặc trưng của tham nhũng, đó là: tham ô
của công, đục khoét của dân, lợi dụng của chung, ăn hối lộ.

Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về tham
nhũng xuất phát từ những điều kiện, đặc thù riêng của mỗi nước. Chẳng
hạn, từ điển Bách khoa của Brue khaus – Đức nêu khái niệm: “Tham nhũng
là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công
chức có quyền hành. Ở Áo lại cho rằng: “Tham nhũng là hiện tượng lừa
đảo, hối lộ, bóc lột”. Từ điển Bách khoa của Thụy Sĩ cho rằng: “Tham
nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp cho trách
nhiệm trong bộ máy nhà nước, đó là hành vi vi phạm để phục vụ lợi ích cá
nhân” [10, tr.10]. Trung Quốc coi tham nhũng là hiện tượng hủ bại và
chống tham nhũng là chống hủ bại [9, tr.10]. Theo tài liệu hướng dẫn của
Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng thì: “Tham
nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”. Theo từ điển
Tiếng Việt thì tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và
buộc dân phải hối lộ cho mình [34, tr.1478]. Còn theo định nghĩa về tham
nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta thì tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi.
Như vậy, nhìn chung có thể thấy tham nhũng có những đặc trưng sau
đây:
- Chủ thể của tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
- Vì động cơ vụ lợi.


- Đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác
Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tham
nhũng đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Tình hình tham nhũng ngày
càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trước. Hành vi tham
nhũng xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, có nơi trở nên phổ biến và nghiêm
trọng. Tham nhũng đã gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội, làm

thất thoát một lượng lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân, làm xói mòn
lòng tin của dân đối với Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu
tư, kinh doanh, cản trở sự phát triển của nền kinh tế và công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2005 lần đầu tiên ở Việt Nam, một con số mà trước đây vẫn chỉ
được đóng dấu “Mật” đã được công bố gây chú ý cho dư luận. Ban Nội
chính Trung ương đã công bố bản danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng
phổ biến nhất Việt Nam. Để đưa ra được danh dách này, Ban Nội chính
Trung ương đã tiến hành cuộc điều tra tại bảy tỉnh, ba bộ, phỏng vấn 5.407
cán bộ công chức, cán bộ doanh nghiệp và người dân, tổ chức 105 cuộc hội
thảo và đưa ra bảng danh sách 10 cơ quan bị “bầu chọn” là tham nhũng phổ
biến nhất, đó là: Địa chính - nhà đất; Hải quan, quản lý xuất - nhập khẩu;
Cảnh sát giao thông; Tài chính, thuế; Xây dựng; Cấp phép xây dựng; Y tế;
Kế hoạch và đầu tư; Giao thông; Công an kinh tế [37]. Điều đáng nói ở đây
là các lĩnh vực xảy ra tham nhũng nhiều nhất đều là những lĩnh vực trọng
điểm của phát triển kinh tế xã hội. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển kinh tế của đất nước, dẫn đến nguy cơ làm cho Việt Nam
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển.
Theo bảng xếp hạng mức độ tham nhũng trên thế giới của Tổ Chức
Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) đã cho thấy tình trạng


tham nhũng ở Việt Nam rất nghiêm trọng. Theo bảng xếp hạng này, mức độ
tham nhũng được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn và bảng thang điểm
được tính từ 0 đến 10. Ðiểm số càng lớn, càng ít tham nhũng. Qua các bản
xếp hạng về tham nhũng của tổ chức trên từ năm 2000 cho đến năm 2007,
điểm số về tham nhũng Việt Nam chỉ nhích từ 2.4 đến 2.6 và chưa bao giờ
được điểm cao hơn. Năm 2007 Việt Nam xếp hạng 123 trong tổng số 180
nước và vùng lãnh thổ được khảo sát. Như vậy, Việt Nam tụt từ hạng 90 của
năm 2000 xuống đến hạng 123 của năm 2007, điều này đã chứng tỏ cho thấy

tham nhũng ở nước ta có những diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, trong
bảng xếp hạng mới nhất năm 2008 của tổ chức này, Việt Nam đứng thứ 121
trong tổng số 180 nước và vùng lãnh thổ, tăng 2 bậc về mức độ minh bạch
so với năm ngoái [36]. Mặc dù vậy, chỉ số này vẫn cho thấy, mức độ tham
nhũng ở Việt Nam là rất nghiêm trọng so với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
b) Tình hình đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta
Trước tình hình tham nhũng nghiêm trọng đang diễn ra, thời gian vừa
qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp
đồng bộ, kiên quyết, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc đấu
tranh chống tham nhũng, loại trừ tham nhũng. Luật Phòng, chống tham
nhũng được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006 đã quy định cụ thể các biện pháp
phòng ngừa tham nhũng (như công khai, minh bạch trong hoạt động của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đơn vị trí
công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập…),
các biện pháp phát hiện tham nhũng (như thông qua công tác kiểm tra của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm


sát, xét xử, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giải quyết tố
cáo về hành vi tham nhũng) và việc xử lý tham nhũng. Thể hiện rõ quan
điểm tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, Ban
chấp hành TW Đảng khoá X đã ra Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết số 04NQ/TW ngày 21/08/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó đã chỉ rõ nguyên nhân chủ
yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, nêu
bật mục tiêu, quan điểm đồng thời đề ra các chủ trương, giải pháp toàn diện
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Ngày 06/ 02/2006, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động

của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, các
bộ ngành cũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện luật phòng
chống tham nhũng của bộ, ngành mình.
Ngày 28/8/2006, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị
quyết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ
đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Trong đó khẳng định sẽ không
có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh này.
Như vậy có thể thấy tinh thần quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta
trong việc đấu tranh đẩy lùi tệ tham nhũng.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, Đảng và nhà nước ta cũng đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh
những người vi phạm, kể cả cán bộ cao cấp, từ kỷ luật hành chính đến cách
chức, xử lý hình sự, tịch thu tài sản... Chỉ tính trong nhiệm kỳ Đại hội IX, đã
phải xử lý kỷ luật bốn vạn đảng viên, trong đó, số cán bộ do Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật là 114 người, có 12 uỷ viên Trung ương Đảng.
Sự vào cuộc mạnh mẽ và thái độ chỉ đạo dứt khoát của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, nhất là Thủ tướng Chính phủ đối với những vụ án tham nhũng


lớn xảy ra trong thời gian gần đây đã thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà
nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ
máy đảng, nhà nước. [38, tr.12]
Theo kết quả của ngành thanh tra, tính từ năm 2004 đến hết tháng
11/2008, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về tài chính với tổng giá trị lên
đến 21.123,742 tỷ đồng; 6.786.036 USD; 34.169,66 ha đất. Qua thanh tra
kiến nghị xử lý thu hồi về cho ngân sách nhà nước 12.579,296 tỷ đồng;
950.301 USD; 8.431,42 ha đất; xuất toán và xử lý khác là 2.617,581 tỷ đồng;
Kiến nghị xử lý kỷ luật 8360 người. Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử
lý hình sự 365 vụ với 646 người. Kết quả thanh tra đã góp phần chấn chỉnh
công tác quản lý trên nhiều lĩnh vực, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao

hiệu quả công tác quản lý nhà nước. [39, tr.3]
Trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, trong năm 2007, Kiểm toán nhà
nước đã phát hiện, kiến nghị xử lý thu hồi vào ngân sách nhà nước 2789 tỷ
đồng, thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định là 3216 tỷ đồng;
chuyển hồ sơ 2 vụ việc sai phạm cho cơ quan điều tra.
Trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án nhân dân: Theo báo cáo năm 2007, các bộ ngành, địa
phương và các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng đã phát hiện
584 vụ việc tham nhũng với 1299 đối tượng; đã khởi tố 427 vụ án với 960 bị
can về các tội danh tham nhũng; xử lý hành chính 227 đối tượng, số còn lại
đang tiếp tục xem xét xử lý. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 391
vụ với 1030 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 360 vụ với 843 bị
cáo. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, bị thiệt hại do tham nhũng là 865,3
tỷ đồng. Một số vụ việc tham nhũng nghiêm trọng bị phát hiện được dư
luận rất quan tâm như: vụ tham nhũng trong thực hiện Đề án tin học 112; vụ


tham nhũng trong xây dựng dự án cầu Bãi Cháy của PMU 18, vụ tham
nhũng tại Tổng công ty vật tư nông nghiệp…
Tính trong 6 tháng đầu năm 2008, số liệu tổng hợp cho thấy, các cơ
quan chức năng đã khởi tố 117 vụ án với 280 bị can về các tội danh tham
nhũng trong đó đối tượng tham nhũng là những nguời có chức vụ, quyền hạn
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh chiếm tỉ lệ khá cao: 41%; cấp
huyện chiếm 23,5%, cấp xã 13,3%; cấp trung ương chiếm 14,3%, các tổ
chức, đơn vị khác là 7,9%. Cơ quan điều tra các cấp đã kết luận điều tra,
chuyển Viện kiểm sát truy tố 61 vụ án với 144 bị can tham nhũng. Số tiền,
tài sản tham nhũng được kiến nghị tịch thu sung công quỹ trong các vụ án đã
kết luận điều tra là 33,6 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy rằng với quyết tâm và nỗ lực của Đảng và các cơ
quan nhà nước, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta đã

đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn
tham nhũng, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước ta.
Tuy nhiên cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn
còn những hạn chế nhất định. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
phòng, chống tham nhũng cũng như việc tổ chức quán triệt Luật phòng,
chống tham nhũng ở một số bộ ngành, địa phương chưa tốt, thậm chí còn
mang tính hình thức. Mặc dù được chỉ đạo tích cực nhung công tác hoàn
thiện thể chế nói chung và việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật nói riêng còn chậm. Đã xuất hiện tình trạng nể
nang, hữu khuynh trong xử lý các vụ việc tham nhũng hoặc xử lý không
nghiêm. [40, tr.6]
Bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng
phòng, chống tham nhũng chưa hợp lý. Các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc
cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cũng chưa được xây


dựng, kiện toàn, củng cố để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng. Các vụ việc tiêu cực, vụ án tham nhũng được phát hiện trong thời
gian qua có liên quan tới các cán bộ cơ quan này cho thấy lực lượng nòng
cốt đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta chưa thực sự vững mạnh. Mặt
khác, năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan này còn nhiều hạn chế,
trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm, cơ sở vật chất còn
nhiều khó khăn, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng nhu cầu. Các
vụ việc tham nhũng xảy ra ở các bộ, ngành địa phương trong thời gian qua
vẫn còn nhiều và nghiêm trọng nhưng số vụ việc do các cơ quan này tự kiểm
tra và phát hiện là không đáng kể mà chủ yếu do quần chúng nhân dân, báo
chí, các phương tiện thông tin đại chúng khác phát hiện; việc xử lý các vụ
việc tham nhũng nhìn chung chưa nghiêm, còn có biểu hiện nương nhẹ,
thậm chí còn có sự can thiệp trái pháp luật vào quá trình xem xét, xử lý các
vụ việc tham nhũng.

1.1.2 Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng,
chống tham nhũng
Ở nước ta, bộ máy các cơ quan nhà nước không tổ chức theo nguyên
tắc tam quyền phân lập như một số nước trên thế giới nhưng có sự phân
công, phân nhiệm và phối hợp hoạt động để thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Theo đó, mỗi loại cơ quan đóng một vai trò nhất định
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Để làm rõ vai trò của cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, trước hết chúng ta cần
tìm hiểu khái niệm vai trò.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm vai trò được hiểu là chức năng,
tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập
thể nói chung. [33, tr.1788]


Như vậy trong thực tế có vai trò của cá nhân, ví dụ, vai trò của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vai trò của Lênin
đối với Cách mạng Tháng Mười Nga…; đồng thời có vai trò của tập thể (cơ
quan, tổ chức). Vai trò của cơ quan, tổ chức được xác định bởi vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nó. Vai trò của các cơ quan nhà nước được
xác định thông qua vị trí của cơ quan này trong bộ máy nhà nước, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định và hiệu quả hoạt động của
nó trong thực tiễn [47, tr.23]. Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, có
thể khái quát vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước như sau:
a) Thanh tra là một khâu trong chu trình quản lý nhà nước, đảm bảo
cho hoạt động quản lý đúng pháp luật, ngăn ngừa tham nhũng.
Về mặt lý luận, thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nước, với tư
cách là một chức năng, một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, hoạt
động thanh tra không thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý được hiểu là sự tác động có tính chỉ huy, điều khiển các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp

với quy luật, đạt tới mục đích nhất định và đúng với ý chí của chủ thể quản
lý. Trong phạm vi nghiên cứu về quản lý nhà nước xét theo giai đoạn tác
động thì quản lý nhà nước có 3 giai đoạn cơ bản sau: Ra quyết định quản lý;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ấy. Trong đó kiểm tra là hình
thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những
sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó có những biện
pháp phù hợp, đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt động để
hoạt động của nó đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định. Thực tiễn
điều hành quản lý nói chung và đặc biệt quản lý nhà nước nói riêng đòi hỏi
phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường.
Loại phương thức kiểm tra này không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện sai lệch


của đối tượng bị quản lý so với yêu cầu đề ra mà còn phải tìm ra những
nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự sai lệch ấy. Nếu có yếu tố trách
nhiệm thì đương nhiên phải chỉ rõ trách nhiệm đó thuộc về ai. Chính từ việc
tìm nguyên nhân và quy trách nhiệm cùng những yếu tố khác đã làm nảy
sinh những yêu cầu mới đối với chính hoạt động kiểm tra như phải thu thập
và xử lý; nhận xét và đánh giá, phân tích tổng hợp nguyên nhân, dự liệu, số
liệu nhiều hơn, phức tạp hơn. Loại hình kiểm tra như vậy hay nói cách khác
phương thức kiểm tra như vậy rất gần với hoạt động thanh tra. Thực chất
thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là công cụ của quản lý, là chức
năng của người lãnh đạo, quản lý. [11, tr.19]
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan
quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện
các quyết định mà mình đã ban hành hay nói cách khác tất cả các giai đoạn
của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có
thông tin đầy đủ và chính xác. Đó là một khâu không thể thiếu trong hoạt
động quản lý nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện ở đất nước ta đòi hỏi
phải đẩy mạnh việc chuyển đổi nền kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà

nước và nhất là trong xu thế cải cách hành chính hiện nay, chúng ta chủ
trương phân cấp mạnh cho các cơ quan quản lý cấp dưới và chính quyền địa
phương, giảm đầu mối trung gian; phân định rõ phạm vi thẩm quyền giữa
các cơ quan Trung ương và địa phương; các cơ quan Trung ương tập trung
vào việc xây dựng thể chế, tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát
việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đối tượng
chịu sự quản lý.
Do vậy cần tăng cường sự kiểm soát của cơ quan quản lý cấp trên đối
với cơ quan cấp dưới, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công
chức; sự kiểm soát của Chính phủ, cơ quan Trung ương đối với địa phương,


cơ sở để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, góp phần hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra với tư cách là
một phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật nhà nước, nâng cao
hiệu quả của quản lý nhà nước, phòng ngừa và đẩy lùi tệ tham nhũng cần
phải được xác định như một nhân tố tất yếu của công tác quản lý.
b) Hoạt động thanh tra giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật.
Các cơ quan thanh tra nhà nước với chức năng cơ bản là tiến hành các
cuộc thanh tra nhằm đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm
vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; thực hiện nhiệm
vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, các cơ quan thanh tra đã thể
hiện vai trò của mình như một công cụ không thể thiếu của nhà nước trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Cơ sở pháp lý cao nhất
cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay là
Luật thanh tra được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 15/6/2004. Điều 3
Luật thanh tra quy định về mục đích thanh tra: “Hoạt động thanh tra nhằm
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố
tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân”.
Theo quy định của Luật thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước bao
gồm: Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính, cơ quan thanh
tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, các cơ
quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính bao gồm: Thanh tra
Chính phủ, thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Cơ quan thanh tra theo ngành,


lĩnh vực bao gồm: Thanh tra bộ và Thanh tra sở. Tuỳ thuộc vào vị trí của
mình, các cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước
có cơ cấu tổ chức, quan hệ quản lý, điều hành khác nhau nên chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn không giống nhau. Tuy nhiên, trong hoạt động phòng,
chống tham nhũng, các cơ quan thanh tra nhà nước cùng thống nhất thực
hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật về thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
Với chức năng và mục tiêu hoạt động được xác định như vậy, các cơ
quan thanh tra nhà nước luôn thể hiện vai trò là công cụ quan trọng và hữu
hiệu để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội.
Các quy định về mục đích của hoạt động thanh tra bao gồm cả việc
xây dựng, phát huy những nhân tố tích cực, chống những hành vi tiêu cực.
Nhưng mục tiêu hàng đầu của thanh tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật để từ đó có những kiến nghị phù hợp đối với
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy điều 3 Luật thanh tra chưa nhắc
đến thuật ngữ tham nhũng nhưng nội hàm của khái niệm hành vi vi phạm
pháp luật đã bao hàm cả hành vi tham nhũng.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 cũng đã xác định: “để

thực hiện phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước, một trong
những giải pháp quan trọng là cần phải hoàn thiện các cơ chế về thanh tra,
kiểm tra; phải tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra phòng chống tham
nhũng”. Điều này càng thêm khẳng định vị trí, vai trò của các tổ chức thanh
tra nhà nước trong hoạt động này. [1, tr.258]
c) Với nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra là công cụ quan trọng
và hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng.


Thông qua những nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định, các
tổ chức thanh tra nhà nước đã thể hiện là công cụ quan trọng và hữu hiệu
trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.
Với phạm vi thanh tra bao gồm: thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp, các cơ quan thanh tra nhà nước có điều
kiện phát hiện các hành vi tham nhũng bởi đối tượng thanh tra bao gồm
những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước mà Điều 1 Luật
Phòng, chống tham nhũng đã xác định: “tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”
Thanh tra là phương thức phát hiện nhanh chóng các vụ việc tham
nhũng, mặc dù không phải là chức năng cơ bản nhưng do tính chất hoạt
động của mình, thông qua hoạt động thanh tra mà các cơ quan thanh tra có
điều kiện phát hiện sớm các biểu hiện tham nhũng, kịp thời kiến nghị các
biện pháp ngăn chặn. Một trong những hoạt động giúp phát hiện hành vi
tham nhũng đó là thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cán
bộ, công chức. Thanh tra hoàn toàn có thể phát hiện sớm những dấu hiệu
tham nhũng từ khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài để từ đó có những biện
pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời.
Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan
thanh tra còn thể hiện vai trò “dự báo”, phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết

trong cơ chế, chính sách làm phát sinh tham nhũng. Những sơ hở trong cơ
chế, chính sách đó chó thể chưa làm phát sinh hành vi tham nhũng nhưng
nếu không có sự cảnh báo kịp thời thì rất có thể trong thời gian sau, nó sẽ bị
lợi dụng để tham nhũng.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nói trên, các cơ
quan thanh tra được sử dụng các quyền nhằm đảm bảo cho các cơ quan


thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình thanh tra, tuỳ từng trường
hợp cụ thể Đoàn thanh tra có quyền: kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu;
tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép; tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền đình chỉ việc làm của đối tượng thanh tra khi xét thấy việc làm đó gây
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, người ra quyết định thanh tra còn được
quyền quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc
ra quyết định xử lý theo thẩm quyền khi thấy cần thiết.
Khi kết luận thanh tra, các cơ quan thanh tra có quyền: đánh giá việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội
dung thanh tra; kết luận về nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ
vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm (nếu có); các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng;
kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong đó
có các hành vi tham nhũng (nếu có) của đối tượng thanh tra. Ngoài ra, trong
quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình
sự, người ra quyết định thanh tra có thẩm quyền chuyển hồ sơ sang cơ quan
điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Thanh tra Chính phủ, ngoài những nhiệm vụ chung như
các cơ quan thanh tra nhà nước khác trong phòng, chống tham nhũng còn có
nhiệm vụ: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố
cáo và chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành

theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về
thanh tra, khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; thực hiện hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng…


Bên cạnh đó, thông qua việc thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, các
cơ quan thanh tra phát hiện được những hành vi tham nhũng, tiêu cực của
các cán bộ, công chức để từ đó có những biện pháp xử lý hữu hiệu, kịp thời.
Ngoài ra, theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các cơ
quan thanh tra thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện hành vi
tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý theo quy định của
pháp luật...và nhiều quy định khác về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan
thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Chính phủ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng,
chống tham nhũng. [3, tr.272]
Mỗi năm, toàn ngành thanh tra tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra
trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, qua thanh tra đã phát hiện rất nhiều sai
phạm, thu hồi về cho nhà nước nhiều tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác,
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Như vậy có thể thấy rằng với những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
được giao, các cơ quan thanh tra nhà nước là công cụ rất quan trọng và hữu
hiệu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng bên cạnh các thiết chế khác.
1.2 Nội dung hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ
quan thanh tra nhà nƣớc.
1.2.1 Phòng, chống tham nhũng thông qua việc tiến hành thanh tra
Trước đây khi nói về thanh tra, kiểm tra, Bác Hồ căn dặn: “Cán bộ
thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời

giúp các địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai hoặc làm chậm,
“thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó các địa
phương đã chấp hành như thế nào”


×