Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ mô học Fuhrman trong Carcinôm tế bào thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.42 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH VÀ ÁP DỤNG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC
FUHRMAN TRONG CARCINÔM TẾ BÀO THẬN
Cao Ngọc Mai Hân*, Phan Đặng Anh Thư*, Ngô Quốc Đạt*, Hứa Thị Ngọc Hà*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Carcinôm tế bào thận (RCC) chiếm tỷ lệ cao nhất trong ung thư thận, với tỷ lệ tử vong cao.
Tiên lượng sống của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào loại mô học cũng như độ mô học.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ mô học Fuhrman trong RCC, đồng thời
khảo sát mối tương quan giữa loai mô học, phân độ Fuhrman, và các đặc điểm giải phẫu bệnh khác.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 64 bệnh nhân carcinôm tế bào thận được chẩn đoán tại Bộ môn
Giải phẫu bệnh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2010 đến 30/04/2015.
Kết quả: Tuổi trung bình 53,7 tuổi, thường gặp ở 40-69 tuổi. Nam/nữ = 1,2/1. U phân bố đồng đều trên cả
hai thận. Kích thước u trung bình 5 cm, nhóm u ≤ 7 cm chiếm 84,4%. Tỷ lệ xâm lấn vỏ bao thận 12,5%; xuất
huyết 51,6%; hoại tử u 23,4%. Tỷ lệ các loại mô học lần lượt: Carcinôm tế bào sáng 70,3%, carcinôm dạng nhú
12,5%, carcinôm tế bào kỵ màu 10,9%, carcinôm ống góp 1,6% và carcinôm không xếp loại 4,7%. Carcinôm tế
bào sáng và carcinôm dạng nhú có phân độ Fuhrman 1-2 là 44,5% và 50%. Carcinôm tế bào kỵ màu và carcinôm
không xếp loại có tỷ lệ Fuhrman độ 4 cao 57,14%; và 66,67%. Loại mô học tương quan thuận với xuất huyết
trong u (r = 0,299; p < 0,05). Không có tương quan giữa loại mô học với các đặc điểm khác, cũng như giữa phân
độ Fuhrman với các đặc điểm giải phẫu bệnh (p>0,05).
Kết luận: Hệ thống phân độ Fuhrman có thể áp dụng cho hầu hết các loại mô học của carcinôm tế bào thận,
nhưng không phù hợp khi áp dụng cho carcinôm tế bào kỵ màu.
Từ khóa: Carcinôm tế bào thận, Phân loại mô học, Hệ thống phân độ Fuhrman.

ABSTRACT
A STUDY OF PATHOLOGIC FEATURES AND APPLICATION OF FUHRMAN GRADING SYSTEM IN
RENAL CELL CARCINOMA
Cao Ngoc Mai Han, Phan Dang Anh Thu, Ngo Quoc Dat, Hua Thi Ngoc Ha


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 221 - 227
Introduction: Renal cell carcinoma (RCC) is the most common type of kidney cancer, with poor prognosis.
The survival rate depends on histological subtypes and tumor grade.
Objective: To study the pathologic features of RCC and Fuhrman grading system as well as its relationship
with other pathologic features.
Methods: A cross-sectional descriptive study of 64 cases diagnosed renal cell carcinoma at Pathology
Department, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh city.
Results: Mean age was 53.7. Male to female ratio was 1.2/1. Tumors had distribution with equal frequency
in either kidney. The mean size of tumor was 5 cm; 84.4% was less than 7 cm. Gross features include capsule
invasion 12.5%; hemorrhage 51.6%; and tumor necrosis 23.4%. In histological subtypes, clear cell RCC was the
most common 70.3%, followed by papillary RCC 12.5%, chromophobe RCC 10.9%, carcinoma of the collecting
ducts 1.6%, and unclassified RCC 4.7%. The percentage of Fuhrman grade 1-2 in clear cell RCC and papillary
* Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Đặng Anh Thư ĐT: 0947.877.908

Email:

221


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

RCC were 44.5% and 50%, respectively. In contrast, Fuhrman grade 4 was commonly found in chromophobe
RCC (57.14%) and unclassified RCC (66.67%). Histological subtypes and tumor hemorrhage had positive
correlation (r = 0.299; p < 0.05). No relationship was found between histological subtypes and other pathologic
features, and between Fuhrman grading and pathologic features (p> 0.05).
Conclusions: In practice, it is possible to apply Fuhrman grading system in most of histological subtypes of
RCC; however, it is not appropriate for grading chromophobe RCC.

Key words: Renal cell carcinoma (RCC), histological subtypes, Fuhrman grading system.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thận là một trong hai mươi loại ung
thư thường gặp nhất trên thế giới, với tỷ lệ mắc
bệnh đang ngày càng gia tăng(3,16). Theo
GLOBOCAN 2012, tỷ lệ mới mắc của ung thư
thận chiếm 2,4% trong tất cả các loại ung thư(3).
Trong các loại ung thư thận, carcinôm tế bào
thận (RCC) chiếm tỷ lệ cao nhất (70-80%)(13). Đây
là loại ung thư có độ ác tính cao, với khoảng 30%
các trường hợp đã có di căn xa lúc mới chẩn
đoán và 30% bệnh vẫn tiến triển mặc dù đã được
điều trị tich cực. Mỗi năm trên thế giới có
khoảng 270.000 ca mới được chẩn đoán và
khoảng 116.000 ca tử vong vì bệnh này(3). Tiên
lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó loại mô học và độ mô học là những yếu tố
quan trọng.
RCC được phân loại dựa trên các đặc điểm
về mô bệnh học, triệu chứng lâm sàng và những
biến đổi di truyền. Các loại mô học thường gặp
nhất là carcinôm tế bào sáng, carcinôm dạng nhú
và carcinôm tế bào kỵ màu. Trong đó carcinôm
tế bào sáng có tiên lượng xấu hơn carcinôm dạng
nhú và carcinôm tế bào kỵ màu (tỷ lệ sống sau 5
năm lần lượt là 55-60%, 80-90% và 90%)(7).
Carcinôm ống góp tuy hiếm gặp hơn nhưng độ
ác tính cao hơn hẳn ba loại trên (tỷ lệ sống sau 5
năm dưới 5%).

Trong số các hệ thống phân độ mô học đã có,
hệ thống phân độ Fuhrman là hệ thống dễ áp
dụng nhất với các tiêu chuẩn được định nghĩa rõ
ràng, và có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ
sống(1,15). Tỷ lệ sống sau 5 năm ở các trường hợp
có Fuhrman độ 1 là 89%, độ 2 là 65%, và độ 3
hoặc độ 4 là 46,1%(15).

222

Ở Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu về RCC,
với chỉ hai nghiên cứu được ghi nhận trong
thời gian gần đây(9,18), nhưng cả hai đều giới
hạn trong việc khảo sát mối tương quan giữa
các đặc điểm giải phẫu bệnh và phân độ mô
học. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát các
đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ
mô học Fuhrman trong carcinôm tế bào thận,
đồng thời đánh giá mối tương quan giữa loại
mô học, phân độ Fuhrman và các đặc điểm
giải phẫu bệnh khác.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt
ngang 64 trường hợp carcinôm tế bào thận
được chẩn đoán tại Bộ môn Giải phẫu bệnh,
Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh trong
khoảng thời gian từ 01/01/2010 đến 30/04/2015.
Mẫu nghiên cứu là bệnh phẩm phẫu thuật u
thận, được cố định bằng Formol đệm trung

tính 10%. Mô u được khảo sát đại thể, và cắt
lọc từ 2-3 mẫu ở các vị trí khác nhau sau đó
được xử lý, đúc khối paraffin, cắt mỏng 5µm,
sau đó khảo sát mô bệnh học trên tiêu bản
nhuộm H&E đánh giá loại mô học và phân độ
Fuhrman.
Đánh giá loại mô học dựa trên hệ thống
phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2004, ghi
nhận các loại mô học sau: Carcinôm tế bào
sáng, Carcinôm dạng nhú, Carcinôm tế bào kỵ
màu, Carcinôm ống góp, Carcinôm không xếp
loại. Phân độ Fuhrman: Dựa trên kích thước
nhân tế bào u, hình thái nhân và hạt nhân
(Bảng 1).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Bảng 1: Phân độ mô học Fuhrman dựa trên hình thái
nhân và hạt nhân(1)

Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4

Kích thước Hình thái nhân
Hạt nhân
nhân
~10 µm
Tròn đều

Không có hoặc khó
quan sát
~15 µm
Không đều nhẹ Thấy được ở vật
kính x40
~20 µm
Rất không đều Thấy rõ ở vật kính
x10
~20 µm
Dị dạng/ nhiều Thấy rõ ở vật kính
thùy ± tế bào
x10
hình thoi

Nghiên cứu Y học
(12,5%); carcinôm tế bào kỵ màu có 7 trường hợp
(10,9%); và carcinôm ống góp có 1 trường hợp
(1,6%). 3 trường hợp carcinôm không xếp loại,
trong đó 2 trường hợp có thành phần dạng
sarcôm (Bảng 2).
Bảng 2: Đặc điểm giải phẫu bệnh
Đặc điểm
Tuổi

Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. So
sánh trung bình của hai biến số bằng phép kiểm
T. Khảo sát các mối tương quan giữa các biến số
bằng phép kiểm χ2 (dùng công thức hiệu chỉnh
Yates hoặc phép kiểm chính xác Fisher nếu
không đủ điều kiện để thực hiện phép kiểm χ2),

có tính hệ số tương quan hạng Spearman. Tương
quan được xem là có ý nghĩa khi phép kiểm có
giá trị p < 0,05 với độ tin cậy 95%.

Vị trí u
Kích thước u (cm)

≤ 7 cm
> 7 cm
Xâm lấn vỏ bao thận
Xuất huyết
Hoại tử u
Tế bào sáng
Dạng nhú
Loại mô học
Tế bào kỵ màu
Ống góp
Không xếp loại

KẾT QUẢ
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 53,7
tuổi; thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 40-69 tuổi.
Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ =
1,2/1. U phân bố đồng đều trên cả hai thận. Kích
thước u trung bình 5 cm, với 84,4% các trường
hợp u ≤ 7 cm. Có 8 trường hợp có xâm lấn vỏ bao
thận (12,5%), 33 trường hợp có xuất huyết trong
u (51,6%) và 15 trường hợp có hoại tử u trên đại
thể (23,4%).Trong 64 trường hợp RCC, carcinôm

tế bào sáng chiếm đa số với 48 trường hợp (75%);
tiếp đến là carcinôm dạng nhú với 8 trường hợp

Nam
Nữ
Thận phải
Thận trái

Giới

Kết quả
53,7 ± 13,9 (21-83
tuổi)
35 (54,7%)
29 (45,3%)
32 (50%)
32 (50%)
5,0 ± 3,3 (2-20 cm)
54 (84,4%)
10 (15,6%)
8 (12,5%)
33 (51,6%)
15 (23,4%)
45 (70,3%)
8 (12,5%)
7 (10,9%)
1 (1,6%)
3 (4,7%)

Phân độ Fuhrman trong carcinôm tế bào

thận
Độ mô học Fuhrman độ 2 và 3 chiếm ưu thế,
riêng carcinôm tế bào kỵ màu và RCC không xếp
loại có tỷ lệ Fuhrman độ 4 cao (57,14% và
66,67%). Carcinôm ống góp có một trường hợp
và Fuhrman độ 3. Trong dạng mô học carcinôm
tế bào sáng và carcinôm dạng nhú không có
Fuhrman độ 4. Không có mối liên quan giữa độ
mô học và loại mô học (p> 0,05) (Bảng 3, hình 1).

Bảng 3: Phân độ Fuhrman trong carcinôm tế bào thận
Độ Fuhrman
Mô học
Tế bào sáng
Dạng nhú
Tế bào kỵ màu
Ống góp
Không xếp loại
Tổng

1

2

3

4

P


3 (6,7)
1 (12,5)
0
0
0
4 (6,2)

17 (37,8)
3 (37,5)
1 (14,3)
0
0
21 (32,8)

25 (55,5)
4 (50,0)
2 (28,6)
1 (100)
1 (33,3)
33 (51,6)

0
0
4 (57,1)
0
2 (66,7)
6 (9,4)

χ p= 0,174
,

Yates p = 0,771
Yates, p = 0,311
Fisher, p = 1,000
Fisher, p = 0,275

2,

223


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

A-

B-

C-

D-

Hình 2: A. Fuhrman độ 1; B. Fuhrman độ 2; C. Fuhrman độ 3; D.Fuhrman độ 4
thuộc nhóm RCC không xếp loại (66,7%). Sự
Tương quan giữa các đặc điểm giải phẫu
khác biệt giữa kích thước u và loại mô học không
bệnh và phân độ Fuhrman.
có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Xuất huyết trong u
Tuổi trung bình của carcinôm dạng nhú cao
thường gặp ở carcinôm tế bào sáng hơn các loại

hơn carcinôm tế bào sáng và carcinôm tế bào kỵ
mô học khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
màu (56,0; 53,9 và 52,4 tuổi), sự khác biệt không
= 0,038). Mối tương quan giữa loại mô học và
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hầu hết u kích
xuất huyết trong u là 29,9% (p= 0,016 <0,05)
thước ≤ 7 cm (chiếm tỷ lệ> 80%); các trường hợp
(Bảng 4).
u có kích thước lớn> 7 cm có loại mô học ác tính
Bảng 4: Tương quan giữa loại mô học với các đặc điểm giải phẫu bệnh khác

Tuổi
Giới tính
Vị trí u
Kích thước u
Xâm lấn vỏ bao
thận
Xuất huyết trong u
Hoại tử u

224

< 50
≥ 50
Nam
Nữ
Thận phải
Thận trái
≤ 7 cm
> 7 cm


Không

Không

Không

Tế bào sáng
N (%)
19 (42,2)
26 (57,8)
25 (55,6)
20 (44,4)
23 (51,1)
22 (48,9)
39 (86,7)
6 (13,3)
5 (11,1)
40 (88,9)
27 (60)
18 (40)
11 (24,4)
34 (75,6)

Dạng nhú
N (%)
2 (25,0)
6 (75,0)
5 (62,5)
3 (37,5)

5 (62,5)
3 (37,5)
7 (87,5)
1 (12,5)
0
8 (100,0)
2 (25)
6 (75)
2 (25)
6 (75)

Kỵ màu
N (%)
3 (42,9)
4 (57,1)
3 (42,9)
4 (57,1)
3 (42,9)
4 (57,1)
6 (85,7)
1 (14,3)
1 (14,3)
6 (85,7)
4 (57,1)
3 (42,9)
1 (14,3)
6 (85,7)

Ống góp
N (%)

0
1 (100,0)
1 (100,0)
0
0
1 (100,0)
1 (100)
0
1 (100,0)
0
0
1 (100,0)
0
1 (100,0)

Không xếp loại
N (%)
2 (66,7)
1 (33,3)
1 (33,3)
2 (66,7)
1 (33,3)
2 (66,7)
1 (33,3)
2 (66,7)
1 (33,3)
2 (66,7)
0
3 (100,0)
1 (33,3)

2 (66,7)


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Bảng 5: Tương quan giữa phân độ Fuhrman với các đặc điểm giải phẫu bệnh
Tuổi
Giới tính
Vị trí u
Kích thước u
Xâm lấn vỏ bao thận
Xuất huyết trong u
Hoại tử u

< 50
≥ 50
Nam
Nữ
Thận phải
Thận trái
≤ 7 cm
> 7 cm

Không

Không

Không


Độ 1 N (%)
1 (25,0)
3 (75,0)
3 (75,0)
1 (25,0)
2 (50,0)
2 (50,0)
3 (75,0)
1 (25,0)
0
4 (100,0)
2 (50,0)
2 (50,0)
2 (50,0)
2 (50,0)

Độ 2 N (%)
9 (42,9)
12 (57,1)
13 (61,9)
8 (38,1)
7 (33,3)
14 (66,7)
19 (90,5)
2 (9,5)
2 (9,5)
19 (90,5)
13 (61,9)
8 (38,1)

5 (23,8)
16 (76,2)

Độ 3 N (%)
14 (42,4)
19 (57,6)
16 (48,5)
17 (51,5)
20 (60,6)
13 (39,4)
28 (84,8)
5 (15,2)
5 (15,2)
28 (84,8)
16 (48,5)
17 (51,5)
8 (24,2)
25 (75,8)

Độ 4 N (%)
2 (33,3)
4 (66,7)
3 (50,0)
3 (50,0)
3 (50,0)
3 (50,0)
4 (66,7)
2 (33,3)
1 (16,7)
5 (83,3)

2 (33,3)
4 (66,7)
0
6 (100,0)

P
2

χ , p = 0,935
2

χ , p = 0,231
2

χ , p = 0,073
Yates, p = 0,774
Yates, p = 0,628
2

χ , p = 0,280
2

χ , p = 0,490

Độ mô học Fuhrman cao (độ 3,4) và thấp (độ
1,2) phân bố tương đối đồng đều ở hai nhóm
tuổi, ở hai giới, và sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Fuhrman phân độ thấp
thường gặp ở u thận bên trái (64%), trong khi
Fuhrman phân độ cao thường gặp ở thận phải

(59%), nhưng sự khác nhau này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). U có độ Fuhrman cao và
thấp thường gặp ở nhóm u ≤ 7 cm hơn nhóm u
kích thước lớn, và không có sự khác biệt giữa
kích thước khối u và phân độ Fuhrman (p=
0,774). Tỷ lệ xâm lấn vỏ bao thận, xuất huyết và
hoại tử u tương đương nhau giữa phân độ
Fuhrman cao và thấp (p>0,05) (Bảng 5).

5,04 ± 3,3 cm, tương đương nghiên cứu của Song
Turun(19). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa
số u ở giai đoạn T1 (u ≤ 7 cm) 84,4%, và xâm lấn
vỏ bao thận thấp 12,5%. Song Turun và CS đã
chứng minh kích thước u tăng 1 cm thì tỷ lệ xâm
lấn vỏ bao thận sẽ tăng 35%(19). Tỷ lệ hoại tử u
trong nghiên cứu thấp 23,4%; tương tự nghiên
cứu của Lee SE (27%)(8).

BÀN LUẬN

Nghiên cứu cũng cho thấy các trường hợp
carcinôm tế bào sáng và carcinôm dạng nhú đều
có phân độ Fuhrman độ 2 và 3 chiếm ưu thế,
phù hợp với tỷ lệ phân độ Fuhrman độ 2 và 3
trong tổng số 64 trường hợp, và không ghi nhận
trường hợp nào có phân độ Fuhrman độ 4.
Trong khi đó carcinôm tế bào kỵ màu lại có phân
độ 4 chiếm ưu thế (57,14%), nhưng trên thực tế
loại RCC này lại có tiên lượng sống tốt hơn hai
loại trên(2), điều này chứng tỏ hình ảnh vi thể

thường gặp của loại RCC này là nhân to, nhiều
thùy và hạt nhân lớn, và nó không phản ánh
đúng tiên lượng bệnh khi áp dụng phân độ
Fuhrman cho carcinôm tế bào kỵ màu. Vì thế
Paner và cộng sự đã đưa ra hệ thống phân độ
riêng dành cho carcinôm tế bào kỵ màu(10).

Carcinôm tế bào thận hiếm xảy ra dưới 40
tuổi, và độ tuổi thường gặp là khoảng thập niên
60-70(4,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
phát hiện bệnh khá trẻ so với y văn. Nghiên cứu
cũng ghi nhận tỷ lệ nam/nữ= 1,2/1; cao hơn
nghiên cứu của Trần Minh Thông (tỷ lệ nam/nữ=
1,08/1)(18) nhưng tương đối thấp so với các nghiên
cứu nước ngoài(14,17).
Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp
carcinôm tế bào thận xuất hiện trên một thận, và
phân bố đồng đều trên cả hai thận, tương tự
nghiên cứu của Trần Minh Thông(18). Theo Uday
Patel(11) chỉ có khoảng 5% các trường hợp có u
nằm trên cả hai thận. Kích thước u trung bình là

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các
trường hợp RCC là carcinôm tế bào sáng 70,3%,
tương tự với các nghiên cứu khác(11,17). Carcinôm
ống góp là một u khá hiếm gặp (thường <1%) và
trong nghiên cứu này cũng chỉ ghi nhận một
trường hợp (1,6%).

225



Nghiên cứu Y học
Carcinôm ống góp và RCC có thành phần dạng
sarcôm thường có tiên lượng xấu, vì vậy
Fuhrman phân độ cao chiếm ưu thế trong hai
loại này là phù hợp.
Nghiên cứu cũng ghi nhận xuất huyết trong
u thường gặp ở nhóm carcinôm tế bào sáng hơn
so với các loại mô học khác, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05), điều này phù hợp với
nghiên cứu của Jeong Kon Kim và CS(7), cũng
theo tác giả này, xuất huyết trong u có liên quan
đến tiên lượng xấu, và thường gặp trong
carcinôm tế bào sáng và carcinôm ống góp.
Nghiên cứu không ghi nhận mối tương quan
giữa phân độ Fuhrman với các đặc điểm giải
phẫu bệnh cũng như loại mô học và một số đặc
điểm khác như tuổi, giới, kích thước u, hoại tử,
xâm lấn vỏ bao thận. Một số nghiên cứu cho
thấy tuổi phát hiện bệnh càng lớn thì phân độ
Fuhrman càng cao và ngược lại(5,6). Theo Song
Turun và CS(19), kích thước u tăng 1 cm sẽ làm
tăng 1,46 lần tỷ số số chênh trong các trường hợp
có phân độ mô học cao. Nghiên cứu của Lee S.E.
và Pflanz S. cho thấy hoại tử u liên quan với một
phân độ mô học cao(8,12).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
carcinôm tế bào kỵ màu là 14,29% và 85,71%.

100% carcinôm ống góp và carcinôm không xếp
loại có phân độ Fuhrman 3-4. Không có sự khác
biệt giữa Fuhrman phân độ cao hay thấp và loại
mô học.
Xuất huyết trong u cao hơn carcinôm tế bào
sáng so với các loại mô học khác, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Loại mô học và phân
độ Fuhrman không tương quan với tuổi, giới
tính, vị trí u, kích thước u, xâm lấn vỏ bao thận,
và hoại tử u. Như vậy, hệ thống phân độ
Fuhrman có thể áp dụng cho hầu hết các loại mô
học của carcinôm tế bào thận, nhưng không phù
hợp khi áp dụng cho carcinôm tế bào kỵ màu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu 64 trường hợp carcinôm tế bào
thận cho thấy tuổi trung bình 53,7, nam/nữ =
1,2/1. U phân bố đồng đều trên cả hai thận. Kích
thước u trung bình 5,0 cm với 84,4 % u ≤ 7 cm.
Xâm lấn vỏ bao thận 12,5%.; xuất huyết trong u
51,6%; hoại tử u 23,4%. Carcinôm tế bào sáng
chiếm tỷ lệ cao nhất 70,3%; carcinôm dạng nhú

12,5%; carcinôm tế bào kỵ màu 10,9%; carcinôm
ống góp 1,6% và carcinôm không xếp loại 4,7%.
Carcinôm tế bào sáng và carcinôm dạng nhú có
phân độ Fuhrman 1-2 là 44,5% và 50%. Carcinôm
tế bào kỵ màu và carcinôm không xếp loại có tỷ
lệ Fuhrman độ 4 cao 57,14%; và 66,67%. 100%
carcinôm ống góp và carcinôm không xếp loại có
phân độ Fuhrman 3-4.
Tỷ lệ phân độ Fuhrman 1-2 và 3-4 trong
carcinôm tế bào sáng là 44,45% và 55,55%; trong
carcinôm dạng nhú là 50% và 50%; và trong

226

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

Delahunt B (2009). Advances and controversies in grading
and staging of renal cell carcinoma. Mod Pathol, 22: S24-S36.

Eble JN, Sauter G, Epstein JI, Sesterhenn IA (2004). Tumours of
the Kidney. In: Pathology and Genetics of Tumours of the
Urinary System and Male Genital Organs. World Health
Organization Classification of Tumours, IARCPress, 9-43.
Ferlay J, Soerjomataram I, Ervik M, Dikshit R, Eser S, Mathers
C, et al. (2013). GLOBOCAN 2012 v1.0, Cancer Incidence and
Mortality Worldwide: IARC CancerBase No. 11 (Internet).
Lyon, France: International Agency for Research on Cancer,
Available from: , accessed on 17/07/2015.
Jennette JC, Olson JL, Schwartz MM, Silva FG (2007). Renal
Neoplasms, Heptinstall’s Pathology of the Kidney, 6th ed.
Lippincott William & Wilkins: 1502-1515.
Jeong IG, Yoo CH, Song K, Park J, Cho YM, et al. (2009). Age
at diagnosis is an independent predictor of small renal cell
carcinoma recurrence-free survival. J Urol, 182: 445-450.
Jung EJ, Lee HJ, Kwak C, Ku JH, Moon KC (2009). Young age
is independent prognostic factor for cancer-specific survival of
low-stage clear cell renal cell carcinoma. Urology, 73: 137-141.
Kim JK, Kim TK, Ahn HJ, Kim CS, Kim KR, Cho KS (2002).
Differentiation of Subtypes of Renal Cell Carcinoma on
Helical CT Scans. American Journal of Roentgenology, 178: 14991506.
Lee SE, Byun SS, Oh JK, Lee SC, Chang IH, Choe G, et al.
(2006). Significance of macroscopic tumor necrosis as a
prognostic indicator for renal cell carcinoma. J Urol, 176: 13321337; discussion 1337-1338.
Nguyễn Ngọc Minh Tâm (2012). Nghiên cứu đặc điểm giải
phẫu bệnh và áp dụng hệ thống phân độ Fuhrman trong
carcinôm tế bào sáng của thận. Luận văn chuyên khoa I, Đại Học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh tr 24-39.
Paner GP, Amin MbF, Alvarado-Cabrero I, et al. (2010). A
novel tumor grading scheme for chromophobe renal cell

carcinoma: prognostic utility and comparison with Fuhrman
nuclear grade. Am J Surg Pathol, 34: 1532-0979 (Electronic).
Patel U. (2008). Carcinoma of the Kidney. Cambridge University
Press: 1-31.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
12.

13.

14.

15.
16.

17.

Pflanz S, Brookman-Amissah S, Roigas J, Kendel F, Hoschke
B, May M (2008). Impact of macroscopic tumour necrosis to
predict survival of patients with surgically resected renal cell
carcinoma. Scand J Urol Nephrol, 42: 507-513.
Protzel C, Maruschke M, Hakenberg OW (2012).
Epidemiology, Aetiology, and Pathogenesis of Renal Cell
Carcinoma. European Urology, 11: 52-59.
Qu Y, Chen H, Gu W, Gu C, Zhang H, Xu J, et al. (2015). AgeDependent Association between Sex and Renal Cell
Carcinoma Mortality: a Population-Based Analysis. Sci. Rep.,
5: 9160.
Rini BI, Campbell SC (2009). Renal cell carcinoma. People’s
Medical Publishing House: 1-112.

Simard EP, Ward EM, Siegel R, Jemal A (2012). Cancers with
increasing incidence trends in the United States: 1999 through
2008. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 62: 118-128.
Tannir NM (2014). Renal Cell Carcinoma. Oxford University
Press: 1-16.

Nghiên cứu Y học
18.

19.

Trần Minh Thông, Phạm Thị Bích Na (2010). Khảo sát đặc
điểm lâm sàng-giải phẫu bệnh 131 trường hợp carcinôm tế
bào thận. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản
số 2: tr 390-396.
Turun S, Banghua L, Zheng S, Wei Q (2012). Is tumor size a
reliable predictor of histopathological characteristics of renal
cell carcinoma? Urology Annals, 4: 24-28.

Ngày nhận bài báo:

20/06/15

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015


227



×