Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.86 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Nguyễn Thị Thủy*, Bùi Mạnh Côn*, Nguyễn Thị Lệ Hằng*, Nguyễn Đức Trung*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đường máu hạ xuống thấp quá mức bình thường lại là một tình trạng cấp tính rất nguy
hiểm ở người bệnh đái tháo đường. Nó thậm chí còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, vì có thể
gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.
Mục tiêu: Hạ đường huyết và các yếu tố nguy cơ gây HĐH trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đang
khám và điều trị tại bệnh viện An Bình.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.
Kết quả: Có 300 trường hợp được ghi nhận từ nghiên cứu khám và điều trị Bệnh viện An Bình từ
15/05/2016→15/08/2016. Tỷ lệ nữ/nam = 2/1. Tỷ lệ không biết chữ là 8,6%, Hưu trí là 51%, và có 64,3% có thói
quen tập thể dục. Có mối tương quan giữa biết xử trí hạ đường huyết và nghề nghiệp, tỷ lệ cao ở nhóm hưu trí và
nội trợ. Có mối tương quan giữa biết xử trí hạ đường huyết và trình độ học vấn, tỷ lệ cao ở nhóm biết đọc biết
viết. Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết thì tỷ lệ không biết cao ở các yếu tố: tự ý tăng liều thuốc
viên hoặc isulin, ăn kiêng quá mức. Run tay, đánh trống ngực, mệt mỏi vã mồ hôi, đau đầu chóng mặt là các triệu
chứng được các trường hợp biết và ghi nhận nhiều. Phần lớn các trường hợp không bao giờ kiểm tra đường huyết
tại nhà chiếm tỷ lệ 61,7%. có 37,3% người bệnh không nhận được sự hướng dẫn của nhân viên y tế về nguyên
nhân, triệu chứng và phòng ngừa hạ đường huyết mức độ nhẹ.
Kết luận: Hiểu biết về các triệu chứng và biết cách xử trí, phòng ngừa hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo
đường là điều cần thiết.
Từ khóa: Hạ đường huyết, đái tháo đường.

ABSTRACT
INVESTIGATING SOME RISK FACTORS CAUSING HYPOGLYCEMIA OF DIEBETES PATIENTS IN
AN BINH HOSPITAL


Nguyen Thị Thuy, Bùi Manh Con, Nguyen Thi Le Hang, Nguyen Duc Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 160 - 164
Background: Hypoglycemia is a very serious condition in diabetes patients. This disorder is even much more
harmful than hyperglycemia because of resulting in death, unless we manage timely.
Objectives: Hypoglycemia and risk factors causing hypoglycemia in diabetes patients in An Binh Hospital.
Methods: Case series study.
Results: 300 cases reported from 15th May 2016 to 15th August 2016 in An Binh Hospital. Female / Male =
2/1. The rate of illiterate, retirement and doing exercise were 8.6%, 51% and 64.3%, respectively. There was a
correlation between knowledge of hypoglycemia management and occupation, high rate at retirement and
homemaker groups. There was a correlation between knowledge of hypoglycemia management and level of
education, high rate at literate group. The high incidence of unknown risk factors belonged to increasing doses of
pills or insulin by themselves factor, excessive dieting factor. Hand tremor, palpitation, fatigue, sweating,
*Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: CN ĐD. Nguyễn Thị Thủy

160

ĐT: 0908277638

E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

headache, dizziness are the popular recognized symptoms. The majority of cases never checked their blood glucose
at home, 61.7%. 37.3% of patients did not receive the guidance of health professionals about the causes, symptoms

and prevention of mild hypoglycemia.
Conclusion: Understanding the symptoms, knowing how to manage, preventing hypoglycemia in diabetes
patients are essential.
Keywords: Hypoglycemia, diabetes.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh phổ biến
hiện nay trên thế giới, Việt Nam là một trong
những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo
đường nhanh nhất thế giới. Theo Hội liên hiệp
đái tháo đường thế giới, năm 2011 toàn thế giới
có 366 triệu người mắc đái tháo đường và 280
triệu người bị tiền đái tháo đường. Dự tính tới
năm 2030 sẽ lên tới 552 triệu người mắc đái tháo
đường và 398 triệu người bị tiền đái tháo
đường(4,1,2). Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng
nghiêm trọng, biến chứng hạ glucose máu là một
trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm
ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể dẫn đến tử
vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời. Trên thực tế lâm sàng chúng tôi
ghi nhận phần lớn người bệnh ĐTĐ có những
nhận thức, thái độ thực hành không đúng làm
ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như uống thuốc
không đều hoặc bỏ điều trị hoặc không chịu vận
động vì cho rằng chỉ cần uống thuốc hạ đường
huyết là có thể kiểm soát được bệnh(4,3). Chính vì

vậy chúng tôi khảo sát sự hiểu biết về yếu tố
nguy cơ và xử trí hạ đường huyết mức độ nhẹ
của người bệnh ĐTĐ. Từ đó đưa ra những kiến
nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức
khỏe nâng cao sự hiểu biết về kiểm soát đường
huyết của người bệnh. Nhận thức và thực hành
đúng đã góp phần làm giảm sự xuất hiện các
biến chứng, làm giảm chi phí điều trị, tỉ lệ tàn tật
và tử vong.

Thiết kế nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả sự hiểu biết hạ đường huyết và các
yếu tố nguy cơ trên người bệnh ĐTĐ khám và
điều trị tại Bệnh viện An Bình từ
15/05/201615/08/2016.

Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân nam, nữ trên 18 tuổi được
chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn và phân loại của
ADA 2013 khám và điều trị Bệnh viện An Bình
từ 15/05/2016→15/08/2016.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân câm điếc, không minh mẫn về

tinh thần.
Bệnh nhân từ chối tham gia phỏng vấn hoặc
đã phỏng vấn trước đó.
Chọn mẫu thuận tiện.

Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm
SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Có 300 trường hợp được ghi nhận từ nghiên
cứu khám và điều trị Bệnh viện An Bình từ
15/05/2016→15/08/2016.

Giới tính
Bảng 1: Giới tính
Giới tính
Nữ
Nam
Tổng số

Tần suất(n=300)
202
98
300

Tỷ lệ(%)
67,3
32,7

100

Nhận xét: Tỷ lệ nữ/nam = 2/1. Bệnh nhân Nữ
chiếm 67,3%. Nam 32,7%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

161


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Bảng 2: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt
Đặc điểm

Tỷ lệ (%)
8,6
60,0
10,3
18,0
3,0
10,3
6,3
51,0
1,7
2,3
28,3
21,0

14,0
64,3

Không biết chữ
Biết đọc biết viết
PTCS
THCS
Cao đẳng, đại học
Buôn bán
Công nhân
Nghỉ hưu trí (già)
CBCC
CBHT
Nội trợ
Có hút thuốc lá
Có uống rượu
Có tập thể dục

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Thói quen sinh hoạt

Nhận xét: Tỷ lệ không biết chữ là 8,6%, Hưu trí là 51%, và có 64,3% có thói quen tập thể dục.
Bảng 3: Mối liên quan biết xử trí HĐH và nghề nghiệp
Biết xử trí HĐH
Biết
Không biết
Tổng số


Buôn bán
15
20
35

Công Nhân
5
14
19

Nghề nghiệp
Hưu trí (Già)
CBCC
109
5
41
0
150
5

Nhận xét: Có mối tương quan giữa biết xử trí
hạ đường huyết và nghề nghiệp, tỷ lệ cao ở
nhóm hưu trí và nội trợ.
Bảng 4: Mối liên quan biết xử trí HĐH và trình độ
học vấn
Trình độ học vấn
Biết xử trí HĐH
Không biết chữ Biết đọc biết viết P
Biết

15
174
Không biết
16
95
<0,05
Tổng số
31
269

CBHT
4
3
7

Nội trợ
53
31
84

Tổng số
191
109
300

p
<0,05

Bảng 5: Mối liên quan biết xử trí HĐH và số năm
mắc bệnh


Biết
Không
biết
Tổng số

Số năm mắc bệnh
<1
<5 ≥5-10 ≥10-20 >20 Tổng
năm năm năm
năm năm
số
20
47
64
44
15
190

P

27

48

19

14

2


110 <0,05

47

95

83

58

17

300

Nhận xét: Tỷ lệ biết cách xử trí hạ đường
huyết cao ở nhóm mắc bệnh từ 5 năm trở lên.

Nhận xét: Có mối tương quan giữa biết xử trí
hạ đường huyết và trình độ học vấn, tỷ lệ cao ở
nhóm biết đọc biết viết.
Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ gây HĐH và các triệu chứng
Đặc điểm
Tự ý tăng liều thuốc viên, insulin
Nguyên nhân HĐH

Bỏ ăn sau uống hoặc tiêm thuốc
Ăn kiêng quá mức
Run tay, hồi hộp đánh trống ngực


Triệu chứng thần kinh thực vật
Mệt mỏi, vã mồ hôi
Đau đầu chóng mặt
Triệu chứng thần kinh trung ương
Khó tập trung lú lẫn

162

Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết
Biết
Không biết

Tuần suất (n=300)
80
220
155
145
173
127

193
107
197
103
168
132
131
169

Tỷ lệ (%)
26,7
73,3
51,7
48,3
57,7
42,3
64,3
35,6
65,7
34,3
56
44
43,7
56,3

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Nhận xét: Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây hạ

đường huyết thì tỷ lệ không biết cao ở các yếu tố:
tự ý tăng liều thuốc viên hoặc isulin, ăn kiêng
quá mức. Run tay, đánh trống ngực, mệt mỏi vã
mồ hôi, đau đầu chóng mặt là các triệu chứng
được các trường hợp biết và ghi nhận nhiều.
Bảng 7: Kiểm tra đường huyết tại nhà

Thời gian 1 tháng

Số lượng Tỷ lệ (%)
Hàng ngày
8
2,7
Tuần 1 lần
33
11,0
Tuần 2 lần
74
24,7
Không bao giờ
185
61,7

Nhận xét: Phần lớn các trường hợp không
bao giờ kiểm tra đường huyết tại nhà chiếm tỷ lệ
61,7%.
Bảng 8: Được hướng dẫn kiến thức về hạ đường
huyết
Đặc điểm


Không nhớ

Tần suất (n=300)
188
112

Tỷ lệ(%)
62,7
37,3

Nhận xét: có 37,3% người bệnh không nhớ
hay nhận được sự hướng dẫn của nhân viên y tế
về nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa hạ
đường huyết mức độ nhẹ.

BÀN LUẬN
Một quan niệm sai lầm của nhiều bệnh
nhân khi bị đái tháo đường về mức đường
huyết của họ là không bao giờ bị hạ đường
huyết. Nhưng, hạ đường huyết là tình trạng có
thể xảy ra với bất cứ ai bị bệnh đái tháo đường,
cho dù là dùng insulin hay uống thuốc để
kiểm soát lượng đường huyết. Trên thực tế
tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi
người bệnh đang ở nhà, hoặc đang đi xa hay
khi đang ngủ… nên ít khi được người thân
phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, do đó dễ
dẫn tới các biến chứng nặng nề như hôn mê,
tử vong do hôn mê, suy hô hấp quá nặng.
Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết

khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều
khiển các phương tiện giao thông nên dễ gây
tai nạn. Đối với người bị tiểu đường, tác dụng
của insulin trên cơ thể giảm sút đáng kể, hoặc
vì tuyến tụy không sản xuất đủ (tiểu đường

Nghiên cứu Y học

type1) hoặc bởi vì các tế bào ít đáp ứng với nó
( tiểu đường type 2). Kết quả là, đường có xu
hướng lưu hành trong dòng máu và có thể đạt
đến mức nguy hiểm (tăng đường huyết).
Insulin hoặc các thuốc khác được sử dụng để
lượng đường trong máu thấp hơn. Tuy nhiên,
nếu quá nhiều insulin tương đối so với số
lượng đường trong máu, nó có thể gây ra
lượng đường trong máu giảm quá thấp và kết
quả là hạ đường huyết. Cũng có thể gây hạ
đường huyết nếu sau khi uống thuốc tiểu
đường, không ăn nhiều như bình thường
hoặc tập thể dục nhiều hơn (sử dụng lên
đường nhiều hơn) so với bình thường... Do
vậy, để biết được sự nhận biết về vấn đề này ở
những bệnh nhân đái tháo đường là như thế
nào, chúng tôi đã khảo sát 300 trường hợp
bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều
trị Bệnh viện An Bình từ 15/05/2016 →
15/08/2016. Chúng tôi khảo sát các yếu tố về
trình độ học vấn, nghề nghiệp, thói quen sinh
hoạt để có cái nhìn toàn diện về các đối tượng

khảo sát. Với tỷ lệ nữ/nam = 2/1, tỷ lệ không
biết chữ là 8,6%, hưu trí là 51%, và có 64,3% có
thói quen tập thể dục. Tỷ lệ cao biết xử trí hạ
đường huyết ở nhóm hưu trí và nội trợ
(p<0,05). Có mối tương quan giữa biết xử trí
hạ đường huyết và trình độ học vấn, tỷ lệ cao
ở nhóm biết đọc biết viết. Tỷ lệ biết cách xử trí
hạ đường huyết cao ở nhóm mắc bệnh từ 5
năm trở lên. Điều này cho thấy sự hợp lý, nếu
được cung cấp kiến thức đầy đủ theo thời
gian, qua các phương tiện truyền thông thì tự
mỗi người cũng sẽ có những kiến thức cơ bản
nhất để phòng tránh hạ đường huyết khi mắc
bệnh lý đái tháo đường. Về các biểu hiện của
triệu chứng: Hạ đường huyết mức độ nhẹ:
bệnh nhân cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau
bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp
nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi.
Hạ đường huyết mức độ trung bình: có biểu
hiện về tinh thần kinh, người bệnh thấy cơ thể
bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay
đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

163


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

tượng dị cảm, nhìn một hoá hai, có các động
tác bất thường, thậm chí có rối loạn giấc ngủ.
Những trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có
thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, người bệnh bị
kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người
(giả đột qụy) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú.
Bệnh nhân có những cơn co giật, có thể ngắt
quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối
loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã,
các động tác bất thường, có những dấu hiệu
đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã
mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước.
Ngoài ra người bệnh còn có thể có phản xạ
tăng, dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt
quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử
dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và
tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ
tim. Bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo
dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh
vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).
Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây hạ đường
huyết thì tỷ lệ không biết cao ở các yếu tố: tự ý
tăng liều thuốc viên hoặc isulin, ăn kiêng quá
mức. Run tay, đánh trống ngực, mệt mỏi vã
mồ hôi, đau đầu chóng mặt là các triệu chứng
được các trường hợp biết và ghi nhận nhiều
trong nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có một số
trường hợp ghi nhận không biết các triệu

chứng này khi hạ đường huyết xảy ra. Một số
liệu khác cũng đáng được quan tâm, đó là:
phần lớn các trường hợp không bao giờ kiểm
tra đường huyết tại nhà chiếm tỷ lệ 61,7%.
Việc ổn định đường huyết là một điều hết sức
cần thiết trong việc điều trị bệnh lý đái tháo
đường, và việc này cần sự phối hợp từ phía
người bệnh. Tuy nhiên, đóng vai trò chính
trong việc chăm sóc người bệnh vẫn là từ phía

164

nhân viên y tế. Qua khảo sát, có 37,3% người
bệnh không nhớ hay nhận được sự hướng dẫn
của nhân viên y tế về nguyên nhân, triệu
chứng và phòng ngừa hạ đường huyết mức độ
nhẹ. Một khi đã chấn đoán và phát hiện một
người bị mắc bệnh lý đái tháo đường, ngoài
việc khám và điều trị thuốc, thì việc tư vấn và
dặn dò bệnh nhân một cách toàn diện (lời nói,
phiếu dặn dò, điện thoại theo dõi, tái khám
định kỳ...) là rất cần thiết. Mặt khác, nếu bệnh
nhân là người lớn tuổi, thì đối tượng cần dặn
dò chính là người thân trực tiếp chăm sóc.

KẾT LUẬN
Đường máu hạ xuống thấp quá mức bình
thường lại là một tình trạng cấp tính rất
nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường.
Hiểu biết về các triệu chứng và biết cách xử

trí, phòng ngừa hạ đường huyết ở bệnh
nhân đái tháo đường là điều cần thiết.
TÀI LỆU THAO KHẢO
1.

2.

3.

4.

Đỗ Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Đào (2012). “Các yếu tố
nguy cơ hạ đường huyết trên bệnh nhân cao tuổi”. Y Học Thực
Hành, 5, Tr 150-153.
Hồ Đắc Phương (2005). “Khảo sát tình hình hạ đường huyết ở
bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Nội tiết, bệnh viện Nguyễn
Tri Phương, tp.Hồ Chí Minh 2004-2005” Hội nghị đái tháo
đường và nội tiết lần IV.
Nguyễn Bích Phượng, Nguyễn Thy Khuê (1998). “Một số nhận
xét về tình hình hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo
đường tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y Học TP.Hồ Chí Minh, 2001;5,
Tr 141-147.
Nguyễn Thy Khuê (2006). “Điều trị bệnh đái tháo đường”. Nội
tiết học đại cương, NXB Y Học thành phố Hồ Chí Minh,Tr 89130.

Ngày nhận bài báo:

03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


07/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016



×