Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và một số kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân sốc chấn thương vào khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.04 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH NHÂN SỐC CHẤN THƯƠNG
VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**, Lê Minh Khôi**, Bùi Quốc Thắng**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tuổi trẻ trên toàn thế giới. Tử vong
do chấn thương chủ yếu là do sốc mất máu không hồi phục và chấn thương sọ não. Tìm hiểu đặc điểm bệnh
nhân sốc chấn thương nhằm có giải pháp phòng ngừa, điều trị tích cực để hạn chế tử vong, di chứng do
chấn thương gây ra.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân chấn thương, lâm sàng và một số kết quả cận
lâm sàng của bệnh nhân sốc chấn thương vào khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân chấn thương
vào viện trong tình trạng sốc (huyết áp tâm thu < 90 mmHg) từ ngày 01/01/2013 đến 31/5/2015.
Kết quả: Có 409 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 37,2. Tỉ lệ nam/ nữ là 4/1, Tỉ lệ có
cấp cứu trước khi đến bệnh viện Chợ Rẫy là 87,5 %. Tai nạn giao thông chiếm 80,4 % các trường hợp. Thời gian
trung bình từ khi chấn thương đến khi vào tới khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy là 6 giờ. Phần lớn bệnh nhân vào
viện trong tình trạng nặng với điểm GCS trung vị là 7,0, điểm ISS là 20,9, huyết áp tâm thu trung bình 60,8
mmHg, và có tình trạng toan máu (pH =7,3, HCO3- =18,6 mmol/l, BE= - 7,9 mEq/l, lactate = 46,0 mg/l). Tỉ lệ tử
vong trong 24 giờ đầu là 28,6 %, trong 72 giờ là 35,2 % và trong 28 ngày là 44,7 %.
Kết luận: Bệnh nhân sốc chấn thương chủ yếu là người trẻ, nam nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu là do
tai nạn giao thông. Phần lớn bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, huyếp áp tâm thu thấp, điểm Glasgow
thấp, điểm ISS cao, toan máu. Tỉ lệ tử vong chung là 44,7% và chủ yếu tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện.
Từ khóa: Sốc chấn thương, khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF DERMOGRAPHIC, CLINICAL MANIFESTATIONS AND INVESTIGATION


FINDINGS OF TRAUMATIC SHOCK PATIENTS TO EMERGENCY DEPARTMENT- CHO RAY
HOSPITAL
Ton Thanh Tra*, Pham Thi Ngoc Thao**, Le Minh Khoi**, Bui Quoc Thang**
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 426 - 431
Background: Trauma is the most common cause of death in young population. The burden of trauma is
increasing daily, especially in developing countries. Most of traumatic patients died at the first 24 hours due to
hemorrhagic shock and head injury. To find the characteristics of traumatic shock patients in order to reduce the
mortality and morbidity.
Aim of study: is to describe the characteristics of demographic, clinical manifestations, investigation
findings of traumatic shock patients to Emergency department, Cho Ray hospital.
Patients and method: A prospective observational study was done at the Emergency department - Cho Ray
hospital from 01/01/2013 to 31/05/2015. All traumatic patients who admitted to Emergency department with
**
* Khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy
Bộ môn HSCCCĐ - Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Tôn Thanh Trà ĐT: 0903673451
Email:

426

Chuyên đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

systolic pressure < 90 mmHg were enrolled.
Result: 409 patients were conducted. The mean age was 37.2 year, male to female ratio was 4/1. Traffic
accident was 80.4%. Patient’s condition at admission was so severe (mean systolic pressure was 60.9 mmHg,

GCS median was 7.0, ISS was 20.9, pH = 7.3, BE= - 7.9 mEq/l, lactate = 46.0 (30.9 – 66.8) mg/l). The mortality in
the first 24 hours was 28.6%, in first 72 hours was 35.2 % and in- hospital mortality was 44.7 % respectively.
Conclusion: Traumatic shock patients were young, male was more common than female. Traffic accident
was the most common cause. Most patients were very severe on admission (SBP = 60.8 mmHg, GCS = 7.0 ISS =
20.9 and metabolic acidosis). The in hospital mortality was 44.7 % with most patients died in the first 24 hours of
admission.
Key word: Traumatic shock, emergency department, Cho Ray hospital
trong sốc chấn thương là 0,4345). Vì vậy, cỡ mẫu
ĐẶT VẤN ĐỀ
tối thiểu là 381 ca
Chấn thương là nguyên nhân tử vong hàng
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử
đầu ở lứa tuổi từ 1- 44. Hàng năm, chấn thương
lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
làm khoảng 6 triệu người chết và 50 triệu người
KẾT QUẢ
tàn tật, gánh nặng chi phí y tế cho chấn thương
(1)
chiếm 12 % trong tổng số chi phí Y khoa ở Mỹ .
Có 409 bệnh nhân đủ điều kiện nghiên cứu
Ở Việt Nam, chỉ riêng tai nạn giao thông, mỗi
và được đưa vào phân tích. Tuổi trung bình là
năm làm chết khoảng 10 ngàn người và 30 ngàn
37,2, cao nhất 84, nhỏ nhất là 15 tuổi và được
người bị thương, chưa kể chấn thương do tai nạn
phân bố như sau:
lao động, tai nạn sinh hoạt và đả thương, tự tử.
Đặc điểm lâm sàng
Tỉ lệ tử vong trong sốc chấn thương vẫn còn rất
Tuổi trung bình: 37,2 ± 15,4. Tuổi lớn nhất là

cao từ 10-54 % tùy theo mức độ nặng và tùy từng
84,
tuổi
nhỏ nhất là 15.
(7,12,13)
quốc gia
. Xác định các đối tượng nguy cơ
cao để phòng ngừa chấn thương, hạn chế tử
vong và bệnh tật do chấn thương gây ra là điều
cần thiết nhất là trong điều kiện của Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân
chấn thương, biểu hiện lâm sàng và một số kết
quả cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân sốc chấn
thương vào khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng: Bệnh nhân chấn thương, ≥ 15 tuổi
vào khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian nghiên cứu có huyết áp tâm thu < 90 mmHg
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca
Thời gian: Từ 01/01/2013 - 31/5/2015
Địa điểm: Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy
Cỡ mẫu nghiên cứu: n = Z2(1-α/2) [p x (1-p)]/ d2,
chọn Z = 1,96, d = 0,05, p = 0,4345 (theo nghiên
cứu của Vũ Văn Khâm năm 2010, tỉ lệ tử vong

Thận Học


Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân ở tuổi < 60,
chiếm 90 % trong nhóm nghiên cứu.

Đặc điểm về giới tính, nghề nghiệp và thời
điểm vào viện:
Bảng 1: Đặc điểm về nghề nghiệp và thời điểm vào
viện
Đặc điểm
Nghề nghiệp
Nông dân
Công nhân
Công nhân viên
Khác
Thời điểm vào viện
6 giờ 00 – <14 giờ 00

Số lượng

Phần trăm

70
139
31
169

17,1%
34%
7,6%
41,3%


94

23%

427


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm
14 giờ 00 - <21 giờ 00
21 giờ 00 - <6 giờ 00

Số lượng
148
167

Phần trăm
36,2%
40,8%

Đặc điểm về có chế chấn thương và cấp cứu
tuyến trước
Bảng 2: Đặc điểm về cơ chế chấn thương và cấp cứu
tuyến trước
Đặc điểm
Cơ chế chấn thương
Tai nạn giao thông

Đả thương
Tai nạn sinh hoạt
Tai nạn lao động
Khác
Cấp cứu tuyến trước

Không

Số lượng

Phần trăm

329
37
19
17
7

80,4
9,0
4,7
4,2
1,7

358
51

87,5
14,5


Đặc điểm về chấn thương
Bảng 3: Đặc điểm về chấn thương
Đặc điểm
Cơ quan tổn thương
Đa thương
Đầu, cổ
Khung chậu và tứ chi
Bụng
Ngực
Khác
Chấn thương sọ não

Không

Số lượng

Phần trăm

237
111
25
21
11
4

57,9%
27,1%
6,1%
5,1%
2,7%

1,1%

236
173

57,7%
42,3%

Đặc điểm về tình trạng vết thương và
phương pháp điều trị
Bảng 4: Đặc điểm về tình trạng vết thương và
phương pháp điều trị
Đặc điểm
Tình trạng vết thương
Vết thương hở
Vết thương kín
Phương pháp điều trị
Phẫu thuật
Thủ thuật
Nội khoa

Số lượng

Phần trăm

151
258

36,9%
63,1%


152
23
234

37,2%
5,6%
57,2%

Đặc điểm về dấu hiệu sinh tồn và các chỉ số
chấn thương
Bảng 5: Đặc điểm về dấu hiệu sinh tồn và chỉ số chấn
thương ISS
Đặc điểm
Mạch (lần/phút)
HA tâm thu (mmHg)

428

Giá trị
100,7 ± 27,4
60,8 ± 23,2

Đặc điểm
Nhịp thở (lần/phút)*
GCS*
ISS

Giá trị
20 (0 - 20)

7,0 (3,0 – 14,0)
20,9 ± 5,8

(*) biến được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị)

Các đặc điểm lâm sàng khác
Bảng 6: Các đặc điểm lâm sàng khác
Đặc điểm
Trung vị (khoảng tứ vị)
Thời gian từ khi tai nạn đến khi
4,2 (2,0 – 7,5 )
vào viện (giờ)
Tổng lượng dịch truyền (ml)
1500,0 (1000,0 – 2500,0)
CVP (CmH20)
4,5 (3,0 – 8,0)
Dịch tinh thể (ml)
1500 ,0 (1000,0 - 2500,0)
Thời gian ổn định huyết động
100,0 (60,0 – 180,0)
(phút)
Số ngày điều trị
6,0 (1,0 – 14,0)

Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 7: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm
PH
HCO3 (mmol/L)
Lactate* (mg/dl)

BE (mEq/l)
Đường huyết (mg/dL)*
Creatinin (mg/dL)*
Na (mmol/L)
K (mmol/L)
Ca (mmol/L)
PT*
APTT*
INR*
Hb (g/L)
BC*
Tiểu cầu
Fibrinogen* (mg/dl)

Giá trị
7,30 ± 0,17
18,6 ± 4,9
46,0 (30,9 – 66,8)
-7,9 ± 5,81
164,0 (125,0 – 222,0)
1,12 (0,94 – 1,36)
140,2 ± 5,0
3,54 ± 0,84
1,87 ± 0,30
16,9 (14,6 – 20,8)
32,8 (29,6 – 39,3)
1,36 (1,18 – 1,68)
107,3 ± 27,9
15,9 (11,8 – 21,0)
203,7 ±80,5

1,98 (1,26 – 2,50)

(*) biến được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị)

Kết quả điều trị
Bảng 8: Kết quả điều trị
Kết quả điều trị
Số lượng
Tử vong trong vòng 24 giờ
117
Tử vong trong vòng 48 giờ
144
Tử vong trong vòng 28 ngày
183

Phần trăm
28,6%
35,2%
44.7%

Nhận xét: Tử vong chung là 44,7 % trong
đó 28,6 % bệnh nhân tử vong trong 24 giờ đầu
nhập viện.

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Bệnh nhân sốc chấn thương thường gặp là
nam giới ở độ tuổi trung bình còn khá trẻ. Đây là


Chuyên đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
nhóm tuổi lao động đóng góp cho xã hội.
Nguyên nhân thường gặp là do tai nạn giao
thông, một nguyên nhân phổ biến ở hầu hết các
nước đang phát triển. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu khác về chấn thương cũng cho kết quả
tương tự. Nghiên cứu của Lê Hữu Quý ở Ninh
Bình năm 2012, Nguyễn Công Minh năm 2007
hoặc nghiên cứu của chúng tôi năm 2014 cũng
cho thấy phần lớn bệnh nhân chấn thương là
nam giới, độ tuổi trung bình từ 35-38 tuổi và
nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông khi đi
xe gắn máy(6,8,11). Nghiên cứu của Pande M.W và
cộng sự ở Indonesia năm 2013 trên 124 bệnh
nhân chấn thương nặng cần hồi sức tại khoa Cấp
cứu cho thấy tuổi trung bình là 32,4 và tỉ lệ nam/
nữ là 4,9/1 với nguyên nhân chủ yếu vẫn là tai
nạn giao thông(9).

Đặc điểm lâm sàng và tổn thương
Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi vào khoa Cấp cứu trong tình trạng nặng
với huyết áp tâm thu trung bình là 60,8 mmHg,
điểm GCS =7 và chỉ số ISS là 20,9. Đây thực sự là
một thách thức cho các Bác sĩ cấp cứu. Mặt khác
điều đó cũng phản ảnh hệ thống cấp cứu chuyển
viện của chúng ta chưa hiệu quả. Bệnh nhân

không đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.
Một khi bệnh nhân sốc chấn thương vào khoa
Cấp cứu đòi hỏi các Bác sĩ cấp cứu phải nhanh
chóng kịp thời, vừa hồi sức chống sốc, vừa chẩn
đoán tổn thương và biết kết hợp các chuyên khoa
để sớm chấm dứt sự chảy máu. Có 335 bệnh nhân
(82 %) ổn định được huyết động được phẫu thuật,
thủ thuật hoặc nhập đến các khoa lâm sàng điều
trị tiếp. Thời gian cần thiết để ổn định huyết động
số bệnh nhân này trung bình là 100,0 (60,0 – 180,0)
phút. Đây thực sự là một khó khăn cho Bác sĩ cấp
cứu khi mà khu vực hồi sức của khoa Cấp cứu
luôn trong tình trạng quá tải.

Đặc điểm cận lâm sàng
Các biến số đánh giá tình trạng mất máu của
bệnh nhân cho thấy không phản ảnh được tình
trạng nặng. Mặc dù bệnh nhân vào viện trong
tình trạng sốc, mê sâu và tổn thương nặng

Thận Học

Nghiên cứu Y học

nhưng các chỉ số Hemoglobin, Hồng cầu,
Hematocrit còn trong giới hạn bình thường.
Điều này có thể do tình trạng chảy máu kèm
theo mất huyết tương nên cơ thể chưa đủ thời
gian điều chỉnh thể tích tuần hoàn. Mặt khác,
điều này giúp cho việc thực hành trên lâm sàng

cần đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân
và tiên đoán lượng máu mất để giải quyết kịp
thời. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường phản
ánh muộn hơn. Các xét nghiệm về đông máu
cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, các xét
nghiệm đánh giá tình trạng toan máu cho thấy
pH máu thay đổi (pH = 7,3) và nguyên nhân là
do toan chuyển hóa (HCO3- = 18,6 mmol/l). Tình
trạng tăng lactate máu (53,5 mg/l) và dự trữ kiềm
(BE= - 7,9) phản ánh tình trạng toan máu và là
yếu tố nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy toan máu là một biểu
hiện tình trạng nặng vì toan máu cùng với rối
loạn đông máu và hạ thân nhiệt tạo nên tam
chứng chết (lethal triad) trong chấn thương (2,4)
Nghiên cứu của Takaaki và cộng sự năm 2015
hồi cứu trên 584 bệnh nhân chấn thương ở Nhật
Bản cho thấy những bệnh nhân có nồng độ Kali
máu thấp (< 3,5 mEq/L) tại thời điểm nhập viện
có nguy cơ bị chấn thương sọ não nặng và cần
phải phẫu thuật giải áp khẩn cấp (10).

Tỉ lệ sống còn
Bệnh nhân sốc chấn thương tử vong trong 24
giờ đầu nhập viện chiếm 28,6 % tổng số. Nhóm
bệnh sốc chấn thương này vào viện trong tình
trạng rất nặng, các thương tổn không còn chỉ
định phẫu thuật. 74 bệnh nhân được hồi sức tích
cực tại cấp cứu nhưng không ổn định được
huyết động và tử vong tại khoa Cấp cứu sau đó.

Số còn lại mặc dù ổn định được huyết động và
được chuyển lên các khoa lâm sàng (chủ yếu là
khoa Hồi sức ngoại thần kinh) nhưng cũng tử
vong vài giờ sau đó mà nguyên nhân chủ yếu là
do chấn thương sọ não. Từ sau 24 giờ đến 72 giờ,
có 6,6 % bệnh nhân tử vong thêm mặc dù trong
số đó có một số trường hợp được phẫu thuật cấp
cứu. Tỉ lệ tử vong chung trong 28 ngày là 44,7 %.
Tỉ lệ này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu

429


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

của Vũ Văn Khâm năm 2010 tại bệnh viện Xanh
Pôn Hà Nội là 45,43 % (13). Nghiên cứu của Pande
M.W và cộng sự năm 2013 trên 124 bệnh nhân
chấn thương nặng ở Indonesia cho thấy tỉ lệ tử
vong trong 24 giờ đầu là 18,6 % thấp hơn kết quả
nghiên cứu của chúng tôi (9). Sở dĩ như vậy là vì
nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi vào
viện trong tình trạng sốc (huyết áp tâm thu trung
bình là 60,8 mmHg), mức độ chấn thương nặng
ISS = 20,9 và kèm chấn thương sọ não nặng.
Nghiên cứu của Edward và cộng sự năm 2012
trên 208 các bệnh nhân sốc chấn thương ở Châu
Âu với tuổi trung bình là 37, vào viện với huyết

áp tâm thu trung bình là 75,8 mmHg và GCS =
10,4, ISS = 30,6 cho thấy tỉ lệ tử vong trong 28
ngày là 35,1 % (5). Tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ tử vong
trong nhóm của chúng tôi có lẽ là do hệ thống
cấp cứu ở các nước Châu Âu tốt hơn và tình
trạng bệnh lý trong nhóm của chúng tôi nặng
hơn với huyết áp tâm thu trung bình là 60,8
mmHg, GCS = 7 điểm. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tỉ lệ tử vong không phụ thuộc vào thời
điểm bệnh nhân nhập Cấp cứu. Trong khi đó,
nghiên cứu của Biswadev và cộng sự năm 2014
trên 398 bệnh nhân chấn thương ở Úc cho thấy,
bệnh nhân chấn thương vào viện ngoài giờ hành
chính (18.00 - 7.00) có tỉ lệ rối loạn đông máu
nhiều hơn và kết cục điều trị xấu hơn (3). Tác giả
lý giải là do chất lượng cấp cứu trước bệnh viện
ngoài giờ hành chính, sự mệt mỏi của nhân viên
cấp cứu và thiếu các Bác sĩ cấp cứu nhiều kinh
nghiệm vào ban đêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.


6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

KẾT LUẬN
Bệnh nhân sốc chấn thương tập trung ở tuổi
trẻ, nam nhiều hơn nữ, nguyên nhân chấn
thương chủ yếu là tai nạn giao thông xảy ra vào
ban đêm. Bệnh nhân vào cấp cứu trong tình
trạng nặng với huyết áp tâm thu trung bình
thấp, điểm GCS thấp, chỉ số chấn thương nặng
ISS cao và có tình trạng toan máu từ khi nhập
viện. Tỉ lệ tử vong chung trong sốc chấn thương
là 44,7% trong đó 28,6 % bệnh nhân tử vong
trong 24 giờ đầu nhập viện.

430

13.


American College of surgeons Comittee on Trauma (2008),
"Advanced Trauma life Support ". 8th edition pp 55-61.
Arnold TD, Miller M, Van Wessem KP, et al. (2011), " Base
deficit from the first peripheral venous sample: a surrogate for
arterial base deficit in the trauma bay". J Trauma 71, pp 793-797.
Biswadev M, Peter AC, Mark CBF, et al. (2014), "“After-hours”
staffing of trauma centres and outcomes among patients
presenting with acute traumatic coagulopathy". MJA 201(10),
pp 588-591.
Cheddie S, Muckart D JJ, Hard T C (2013), "Base decifict as an
early marker of coaguloapthy in trauma ". S Afr J Surg 3(77), pp
88-90.
Edward PS, Max K, Clark; JM, et al. (2012), "The use of the
Revised Trauma Score as an entry criterion in traumatic
hemorrhagic shock studies: Data from the DCLHb Clinical
Trials". Prehospital and Disaster Medicine, 27(4), pp 330-344.
Lê Hữu Quý (2012), "Nghiên cứu giá trị của bảng điểm RTS,
ISS, TRISS để đánh giá độ nặng và tiên lượng tử vong ở bệnh
nhân chấn thương ở bệnh viện tuyến tỉnh ". Luận án tiến sĩ y học
chuyên ngành Hồi sức-Cấp cứu và chống độc -Viện nghiên cứu y học
lâm sàng
Mohamed ES, Hussein N (2014), "Recent Advances of
Hemorrhage Management in Severe Trauma". Emergency
Medicine International, Volume 2014, Article ID 638956,5 pages,
/>Nguyễn Công Minh (2003), "Dập phổi trong chấn thương ngực
kín và các yếu tố tiên lượng nặng ". Y học TP Hồ Chí Minh,
7(phụ bản số 1), tr 51-61.
Pande MW. Tirtayasa, Benny Philippi (2013), "Prediction of
mortality rate of trauma patients in emergency room at Cipto
Mangunkusumo Hospital by several scoring systems". Med J

Indones 22, pp 227-231
Takaaki O, Koji M, Nobuhiro K, et al. (2015), "The clinical
relevance of plasma potassium abnormalities on admission in
trauma patients: a retrospective observational study". Journal of
Intensive Care (2015) 3:37 DOI 10.1186/s40560-015-0103-6.
Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2014), "Đặc điểm dịch tễ
học và tổn thương của các bệnh nhân tử vong tại khoa Cấp cứu
Bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương". Tạp chí y học TP Hồ Chí
Minh, Chuyên đề ngoại khoa, tập 18, phụ bản số 1, tr 324-328.
Torben W, Thapelo RM, Charles M (2011), "Trauma research in
low- and middle-income countries is urgently needed to
strengthen the chain of survival". Scandinavian Journal of
Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, 19(62).
Vũ Văn Khâm (2010), "Đặc điểm các bệnh nhân sốc chấn
thương tại Khoa Hồi sức cấp cứu ngoại Bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn từ 01/2009 - 11/2009 ". Tạp chí y học thực hành 3(708), tr
47- 50.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

27/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016


Chuyên đề Nội Khoa I



×