Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi có hỗ trợ của robot trong điều trị bướu thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.04 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
CÓ HỖ TRỢ CỦA ROBOT TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU THẬN
Thái Minh Sâm*,**, Châu Quý Thuận**, Trần Trọng Trí**, Thái Kinh Luân*, Quách Đô La**,
Nguyễn Thành Tuân*, Phạm Đức Minh*, Dương Nguyên Xương*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi (PTNS) có hỗ trợ của robot trong điều trị
bướu thận.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp PTNS cắt thận tận gốc hoặc cắt bướu bảo
tồn thận có hỗ trợ của robot tại khoa Ngoại Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu tiến
cứu mô tả hàng loạt trường hợp. Biến số nghiên cứu gồm: tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), bên thận tổn thương,
giai đoạn bướu, kích thước bướu, thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, biến chứng trong phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu có 4 trường hợp bướu thận được PTNS có hỗ trợ của robot từ tháng
11/2017 đến tháng 01/2018 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tỉ lệ nam:nữ là 1:1, tuổi trung bình là 42,5. Trong 4 trường
hợp, có 2 trường hợp bướu ở giai đoạn cT1aN0M0 được PTNS cắt bướu bảo tồn thận có hỗ trợ của robot, 1
trường hợp bướu giai đoạn cT1bN0M0 và 1 trường hợp bướu giai đoạn cT2aN0M0 được PTNS cắt thận tận gốc
có hỗ trợ robot. Cả 4 trường hợp đều được phẫu thuật thành công, không có trường hợp nào cần chuyển mổ mở và
không có tai biến, biến chứng nào xảy ra. Thời gian phẫu thuật trung bình là 300 phút. Lượng máu mất trung
bình là 112,5 mL. Cả 4 trường hợp, kết quả giải phẫu bệnh lý đều là carcinoma tế bào thận. Thời gian hậu phẫu
trung bình 6 ngày.
Kết luận: Qua các trường hợp phẫu thuật nội soi cắt thận tận gốc hoặc bán phần có sự hỗ trợ của robot đã
cho thấy tính khả thi và những ưu điểm của phương pháp điều trị ít xâm hại.
Từ khoá: Bướu thận, ung thư thận, phẫu thuật cắt thận tận gốc, phẫu thuật cắt bướu bảo tồn thận, phẫu
thuật nội soi có hỗ trợ của robot.

ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF ROBOT-ASSISTED LAPAROSCOPIC NEPHRECTOMY AT CHO RAY


HOSPITAL
Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan, Tran Trong Tri, Thai Kinh Luan, Quach Do La,
Nguyen Thanh Tuan, Pham Duc Minh, Duong Nguyen Xuong.
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 ‐ No 4‐ 2018: 99 – 104
Objectives: To evaluate the initial results of robot-assisted radical or partial nephrectomy in treatment of
renal tumor.
Materials and methods: All renal cancer cases performed robot-assisted laparoscopic radical or partial
nephrectomy in Cho Ray hospital. This is a prospective descriptive case series sstudy. Data elements include: age,
body mass index (BMI), the side and stage of renal cancer. Surgical outcomes include operative time, estimated
blood loss, complications.
Results: Of four cases, the ratio of male: female is 1: 1, the mean age is 42.5. Of 4 cases, 2 cases of cT1aN0M0
tumors underwent robot-assisted laparoscopic partial nephrectomy, 1 case of cT1bN0M0 tumor stage and 1 case
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Châu Quý Thuận

Chuyên đề Thận - Niệu

** Khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy
ĐT: 090 362 6964
Email:

99


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

of cT2aN0M0 tumor stage underwent robot-assisted laparoscopic radical nephrectomy. All four cases were
successful, no case needed to convert to open surgery and no complications encountered. Mean operative time was

300 minutes. The mean estimated blood loss was 112.5 mL. In all four cases, the histology of tumors was all renal
cell carcinoma. Patients were discharged after 6 days postop.
Conclusion: This study shows that robot-assisted laparoscopic radical of partial nephrectomy is feasible and
assosiated with the advantages of minimally invasive therapy.
Keywords: renal tumor, radical nephrectomy, partial nephrectomy, robot-assisted surgery.
và các chống chỉ định.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá vai trò của robot trong phẫu thuật
nội soi điều trị bướu thận.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Gây mê nội khí quản.
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng 45 độ, gập
bàn nhẹ.

Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 11/2017 đến tháng 01/2018, chúng
tôi có 4 trường hợp (TH) được chẩn đoán bướu
thận, được phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có
hỗ trợ robot để điều trị, gồm 2 TH cắt thận tận
gốc và 2 TH cắt bướu bảo tồn thận.
Phương pháp nghiên cứu
Các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán
bướu thận và được phẫu thuật nội soi qua phúc
mạc cắt thận tận gốc hoặc cắt bướu bảo tồn thận
có sự hỗ trợ của robot tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 11/2017 đến tháng 01/2018 được hồi cứu
qua hồ sơ bệnh án. Đánh giá kết quả chính gồm
thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và biến

chứng của phẫu thuật.
Các đặc điểm của bệnh nhân trước phẫu
thuật gồm tuổi, giới tính, tiền căn phẫu thuật
vùng bụng chậu, BMI, chức năng thận. Các biến
số liên quan đến bướu được ghi nhận gồm bên
thận tổn thương, kích thước bướu, phần bướu
ngoài thận, bướu có vào đến đài bệ thận, vị trí
bướu trên thận.
Các biến số trong và sau phẫu thuật gồm
thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, các biến
chứng trong và sau phẫu thuật, chức năng thận
sau phẫu thuật, số ngày nằm viện, biên phẫu
thuật dương tính (trong trường hợp cắt bướu
bảo tồn thận).

Quy trình kỹ thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy
Kiểm tra hồ sơ bệnh án, bệnh nhân, chỉ định

100

Hình1. mô tả tư thế bệnh nhân và vị trí trocar trong
PTNS qua phúc mạc cắt bướu thận phải và thận trái
có hỗ trợ robot.
Tạo khoang sau phúc mạc và vị trí Troca: chỉ
sử dụng 3 cánh tay robot.
Vị trí đặt hệ thống Robot
Điều chỉnh và gắn các cánh tay Robot, người
phụ ngồi kế bên bệnh nhân. Phẫu thuật viên
chính điều khiển Robot tiến hành thực hiện kỹ
thuật cắt bướu bảo tồn thận.

Hạ đại tràng để vào khoang sau phúc mạc.

Chuyên đề Thận - Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

Khâu phục hồi nhu mô thận.
Đặt dẫn lưu cạnh thận và lấy bệnh phẩm ra
ngoài.
Sau mổ, chuyển phòng hậu phẫu theo dõi và
chăm sóc sau mổ.
Sau khi bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, chuyển
lên khoa Ngoại Tiết Niệu tiếp tục theo dõi và
chăm sóc.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Hinh 2. Tạo khoang sau phúc mạc và vị trí Troca: chỉ
sử dụng 3 cánh tay robot.

Cắt thận tận gốc
Bóc tách bộc lộ niệu quản. Bóc tách bộc lộ
cuống thận.
Kẹp cắt động mạch, tĩnh mạch và niệu quản.
Cắt thận và mỡ quanh thận. Kiểm tra cầm máu.
Đặt dẫn lưu hốc thận. Lấy bệnh phẩm ra
ngoài.

Sau mổ, chuyển phòng hậu phẫu theo dõi và
chăm sóc sau mổ.
Sau khi bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, chuyển
lên khoa Ngoại Tiết Niệu tiếp tục theo dõi và
chăm sóc.

Cắt bướu bảo tồn thận
Bóc tách bộc lộ thận, bộc lộ cuống thận.
Sử dụng chất chỉ thị màu để biết giới hạn
khối bướu (nếu có trang bị). Dùng siêu âm xác
định giới hạn bướu trong lúc mổ.
Kẹp chọn lọc động mạch thận tạm thời bằng
Bulldog, kẹp “en bloc” dùng kẹp Satinsky nội
soi. Thời gian thiếu máu nóng cho phép là 30
phút, có thể kéo dài đến 90 phút.
Đánh dấu vị trí sẽ cắt bướu.
Tiến hành cắt bướu
Có thể lấy mẫu từ mặt cắt phẫu thuật (biên
chắn phẫu thuật ‐ margin) gửi thử Giải phẫu
bệnh lý.
Tiến hành khâu cầm máu, khâu hệ thống đài
bể thận nếu cần.

Chuyên đề Thận - Niệu

Tỷ lệ nam:nữ là 1:1.
Tuổi trung bình bệnh nhân là 42,5 tuổi (tuổi
thấp nhất là 28 ; tuổi cao nhất là 66).
Chẩn đoán trước phẫu thuật
Trong 4 trường hợp, có 2 trường hợp bướu

thận bên trái (1 TH ở giai đoạn cT1bN0M0 và 1
TH giai đoạn cT2bN0M0 và đều được chỉ định
cắt thận trái tận gốc) và 2 trường hợp bướu thận
phải (cả 2 trường hợp đều ở giai đoạn
cT1aN0M0 và được chỉ định cắt bướu bảo tồn
thận phải).
Các đặc điểm khác được mô tả qua bảng 1 và 2.
Bảng 1. bảng mô tả đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm n (%)
Giới tính nam
Tuổi
Lí do nhập viện
Tiểu máu
Đau hông lưng
Khối vùng hông lưng
Tình cờ
Bệnh kèm theo
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Tiền căn gia đình bị bướu
thận
BMI
Tiền căn phẫu thuật vùng
bụng
Bên thận tổn thương
Trái
Phải
Thận độc nhất

Cắt thận tận Cắt bướu bảo

gốc (n=2)
tồn thận (n=2)
1 (50)
1(50)
52,5 (40-65)
38 (28-48)

2 (100)
2 (100)
0 (0)
1 (50)
1 (50)
0 (0)

0 (0)

23,32
(23,22-23,43)
0 (0)

21,95
(21,33-22,57)
0 (0)

0 (0)
2 (100)
0 (0)

2 (100)
0 (0)

0 (0)

101


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

Kết quả trong và sau phẫu thuật

Bảng 2. Bảng mô tả đặc điểm bướu
Đặc điểm n (%)
Renal score
Low complexity
Moderate complexity
High complexity
Kích thước bướu (cm)
Bướu lồi ra ngòai (Exophytic)
>50%
<50%
Bướu không lồi ra ngòai
(Endophytic)
Hệ thống đài bể thận
Mặt phẳng trán
Mặt trước
Mặt sau
Vị trí bướu
Cực trên thận
Giữa thận

Cực dưới thận
Hạch vùng
Chồi bướu
Tĩnh mạch thận
Tĩnh mạch chủ dưới
Tĩnh mạch chủ trên và/hoặc
tâm nhĩ
Di căn xa

Cắt thận Cắt bướu bảo
tận gốc
tồn thận
9
5,5(4-7)
0 (0)
1 (50)
2 (100)
1 (50)
0 (0)
0 (0)
7,1 (5,5-8,7) 3,25 (3-3,5)
1 (50)
1 (50)
0 (0)

1 (50)
1 (50)
0 (0)
0 (0)


0 (0)
2 (100)

2 (100)
0 (0)

0 (0)
2 (100)
0 (0)
0 (0)
0 (0)

1 (50)
1 (50)
0 (0)
0 (0)
0 (0)

0 (0)

0 (0)

Bảng 3. Bảng mô tả các biến số liên quan đến phẫu thuật
Đặc điểm n (%)

Cắt thận tận gốc Cắt bướu bảo
tồn thận
315 (270-360) 285 (240-330)

Thời gian phẫu thuật

(phút)
Thời gian thiếu máu nóng
32
(phút)
Lượng máu mất (mL)
75 (50-100)
250 (100-400)
Truyền máu
0 (0)
0 (0)
Kẹp mạch máu
Không
Clamp động mạch
2 (100)
Clamp động mạch và tĩnh
mạch
Biên chắn phẫu thuật (+)
Phân độ biến chứng
I
I
Biến chứng
0 (0)
0 (0)
Tổn thương tạng
Tổn thương mạch máu
Chuyển mổ mở
0 (0)
0 (0)
Do chảy máu
Tổn thương tạng

Thời gian hậu phẫu (ngày)
5
7 (6-8)
Creatinin máu sau phẫu 1,09 (0,84-1,34) 1,09 (1,0-1,18)
thuật (mg/dL)

102

Thời gian phẫu thuật trung bình là 300 phút
(ngắn nhất 240 là phút; dài nhất 360 là phút)
Lượng máu mất trung bình là 112,5 mL (ít
nhất là 50 mL; nhiều nhất là 400 mL)
Không có trường hợp nào cần truyền máu
trong và sau phẫu thuật. Không ghi nhận tai
biến‐ biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Thời gian hậu phẫu trung bình là 6 ngày
(ngắn nhất là 5 ngày; dài nhất là 8 ngày)
Thời gian nằm viện trung bình là 10 ngày
(ngắn nhất là 08 ngày; dài nhất là 14 ngày)
Phẫu thuật cắt thận tận gốc
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc cắt thận tận
gốc có hỗ trợ của robot ở 2 trường hợp. Cả 2 TH
đều là bướu thận trái, 1 TH bướu ở giai đoạn
cT1bN0M0 (đường kính lớn nhất là 5,5cm) và 1
TH bướu ở giai đoạn cT2bN0M0 (đường kính
lớn nhất là 8,7cm)
Không ghi nhận tai biến – biến chứng trong
và sau phẫu thuật.
Creatinin trung bình sau phẫu thuật là 1,09
mg/dL

Phẫu thuật cắt một phần thận có bướu
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc cắt bướu
bảo tồn thận có hỗ trợ của robot thực hiện ở 2
trường hợp. Cả 2 TH đều là bướu thận (P) với
giai đoạn cT1aN0M0 (đường kính lớn nhất là 3,0
và 3,5 cm).
Thời gian mổ trung bình: 285 phút (ngắn
nhất là 240 phút và dài nhất là 330 phút).
Lượng máu mất trung bình: 250 mL.
Không ghi nhận tai biến ‐ biến chứng trong
và sau phẫu thuật.
Creatinin trung bình của bệnh nhân sau
phẫu thuật là 1,09 mg/dL.
Thời gian hậu phẫu trung bình : 07 ngày.
Biến chứng
Qua 4 trường hợp được phẫu thuật nội soi
qua phúc mạc điều trị bướu thận không ghi
nhận biến chứng nghiêm trọng.

Chuyên đề Thận - Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Máu mất trung bình là 112,5 mL
Không có trường hợp nào phải truyền máu.

BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có hỗ trợ
của robot với ưu điểm vượt trội so với phẫu
thuật nội soi kinh điển về hình ảnh (khả năng

phóng đại, hình ảnh không gian ba chiều rõ nét),
sự linh động của các cánh tay robot với độ chính
xác cao giúp quá trình khâu nối dễ dàng và tư
thế phẫu thuật viên hoàn toàn thoải mái.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
phẫu thuật trung bình là 300 phút (315 phút với
PTNS cắt thận tận gốc và 285 phút với PTNS cắt
bướu bảo tồn thận). Lượng máu mất trung bình
250 mL, không có trường hợp nào cần truyền
máu. Thời gian phẫu thuật dài hơn so với các
nghiên cứu khác trên thế giới, chỉ khoảng 170
đến 215 phút. Thời gian thiếu máu nóng trong
trường hợp cắt bướu bảo tồn thận là 32 phút, còn
dài so với các nghiên cứu khác trên thế giới, chỉ
khoảng 20 phút. Tuy nhiên, đây là những trường
hợp đầu tiên nên cần thêm nhiều trường hợp
nữa để cải thiện thời gian phẫu thuật, thời gian
thiếu máu nóng và lượng máu mất.
Về biến chứng trong và sau mổ, chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào. Tuy nhiên
theo các báo cáo của một số tác giả nước ngòai,
tỉ lệ biến chứng từ 10‐30% trong PTNS cắt
bướu bảo tồn thận. Vì vậy chúng tôi cần cỡ
mẫu lớn hơn để xác định chính xác hơn tỉ lệ
biến chứng trong và sau mổ.
Về mặt ung thư học, các trường hợp phẫu
thuật, giải phẫu bệnh lí đều là ung thư tế bào
thận, không có trường hợp ghi nhân biên phẫu
thuật dương tính. Sau xuất viện chúng tôi sẽ tiếp
tục theo dõi qua các phương tiện chẩn đoán hình

ảnh để đánh giá tỉ lệ tái phát sau mổ.

Chuyên đề Thận - Niệu

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Bảng so sánh với các báo cáo khác trên thế
giới trong phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận có
hỗ trợ của robot
Nghiên cứu Đường kính RENAL Thời gian Truyền
bướu trung score phẫu thuật máu (%)
bình (cm)
(phút)
(2)
Faria
2,7
7
192,5
2,2
Dulabon
2,9
NR
188,1
4
(4)
Kaouk
3,2
7,2
190,3
7,3

(1)
Elison
2,9
NR
215
6
(3)
Khalifeh
3,2
7,2
169,8
8,6
Masson–
3
6
168,1
6
(5)
Lecomte
Chúng tôi
3,25
5,5
285
0
Lượng Thời gian
Biên phẫu Biến
máu mất thiếu máu
Nghiên cứu
thuật (+) chứng
trung bình

nóng
(%)
(%)
(mL)
(phút)
(2)
Faria
125
20
1,5
10,9
Dulabon
213,2
20,2
1,6
5,1
(4)
Kaouk
260,2
19,2
2,3
18
(1)
Elison
368
24,9
7
33,3
(3)
Khalifeh

262,8
17,9
2,9
27,1
Masson–
244,8
20,4
8
20,5
(5)
Lecomte
Chúng tôi
250
32
NR
0

KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có hỗ trợ
của robot trong điều trị bướu thận tại bệh viện
Chợ Rẫy đã đạt được những thành công bước
đầu và cho thấy tính khả thi của trong điều trị
bướu thận nói riêng và các phẫu thuật khác
của hệ tiết niệu nói chung. Trong tương lai,
với ưu điểm của phương pháp điều trị ít xâm
hại, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ của robot chắc
chắn sẽ được áp dụng rộng rãi không chỉ
trong điều trị bướu thận mà còn trong các
phẫu thuật tiết niệu khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Ellison JS et al. (2012), "A matched comparison of perioperative
outcomes of a single laparoscopic surgeon versus a
multisurgeon robot‐assisted cohort for partial nephrectomy", J
Urol, 188 (1), pp.45‐50
Faria EF et al. (2014), "Robotic Partial Nephrectomy Shortens
Warm Ischemia Time, Reducing Suturing Time Kinetics even for
an Experienced Laparoscopic Surgeon: A Comparative
Analysis", World J Urol, 32 (1), pp. 265‐271

103


Nghiên cứu Y học
3.

4.

5.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Khalifeh A et al. (2013), "Comparative outcomes and assessment
of trifecta in 500 robotic and laparoscopic partial nephrectomy
cases: a single surgeon experience", J Urol, 189 (4), pp.1236‐1242
Kaouk JH et al. "Robot‐assisted Laparoscopic Partial

Nephrectomy: Step‐by‐step Contemporary Technique and
Surgical Outcomes at a Single High‐volume Institution",
European Urology, 62 (3), pp. 553‐561
Masson‐Lecomte A et al. (2013), "A prospective comparison of
surgical and pathological outcomes obtained after robot‐assisted
or pure laparoscopic partial nephrectomy in moderate to

104

complex renal tumours: results from a French multicentre
collaborative study", BJU International, 111 (2), pp.256‐26

Ngày nhận bài báo:

10/05/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/06/2018

Ngày bài báo được đăng:

20/07/2018

Chuyên đề Thận - Niệu



×