Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch một số u tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.53 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH
VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH MỘT SỐ U TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN Ở TRẺ EM
Nguyễn Văn Thuấn*, Nguyễn Văn Hưng**, Hà Minh Thắng*, Nguyễn Thị Ngần*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: 1/ Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh một số u tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em theo
phân loại của TCYTTG năm 2004. 2/ Khảo sát sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán bệnh u tế bào
mầm tinh hoàn ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 77 bệnh nhân u tinh hoàn có chẩn đoán mô bệnh
học sau mổ là u tế bào mầm tinh hoàn tại Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 09/2009 đến
tháng 08/2014, trong đó hồi cứu 67 trường hợp và tiến cứu 10 trường hợp. Nhuộm HMMD với các dấu ấn AFP,
PLAP, CD30 và D2-40.
Kết quả và kết luận: Vị trí u hay gặp ở bên phải (51,9%) nhiều hơn bên trái (46,8%), có một TH gặp cả hai
bên (1,3%). Đường kính trung bình của u là 28mm, hay gặp nhất là dưới 50mm (88,3%). Về đặc điểm MBH, u
quái hay gặp nhất (51,9%), tiếp đến là u túi noãn hoàng (41,6%), nang dạng bì và u tế bào mầm hỗn hợp chiếm tỉ
lệ ngang nhau (2,6%), thấp nhất là u quái một lá phôi chiếm 1,3%. AFP dương tính 100% với u túi noãn hoàng,
60% với u quái, âm tính với UTBM hỗn hợp. PLAP dương tính 100% với tân sản tế bào mầm nội ống và UTBM
hỗn hợp, 60% với u túi noãn hoàng và âm tính trong u quái. CD30 âm tính 100% với u quái, u túi noãn hoàng
và UTBM hỗn hợp. D2-40 dương tính 100% với tân sản tế bào mầm nội ống.
Từ khóa: u tế bào mầm tinh hoàn

ABSTRACT
PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND EXPRESSION OF IMMUNOHISTOCHEMICAL
MARKERS TO THE DIAGNOSIS OF SOME TESTISCULAR GERM CELL TUMORS IN CHILDREN
Nguyen Van Thuan, Nguyen Van Hung, Ha Minh Thang, Nguyen Thi Ngan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 249 - 255
Aims: 1/To investigate pathological characteristics of some testiscular germ cell tumors in children according


to WHO 2004 classification. 2/To examine the expression of some immunohistochemical markers for testiscular
germ cell tumor diagnosis in children.
Subjective and Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 77 testiscular tumor
patients with histopathological diagnosis as germ cell tumor at Histopathology department, National Hospital of
Pediatric from 09/2009 to 08/2014, including 67 cases retrospectively and 10 cases prospectively. The following
immunohistochemical markers were used to confirm the diagnosis: AFP, CD30, PLAP, D2-40.
Results and conclusion: Right side tumors were more common than those of left side (51,9% vs. 46,8%).
There was one case with both side. The average diameter of tumors was 28mm, with the most common one was
under 50mm (88.3%). The pathological characteristics, teratomas had the highest percentage, accounted for
51.9%, followed by yolk sac tumors (41.6%), dermoid cysts and mixed germ cell tumors (2.6%), the lowest
percentage was monodermal teratoma (1.3%). AFP was 100% positive with yolk sac tumors, 60% positive with
teratomas and negative with mixed germ cell tumors. PLAP was 100% positive with intratubular germ cell
* Khoa Giải phẫu bệnh, BV Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa
** Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Văn Thuấn ĐT: 0912082368
Email:

249


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

neoplasia and mixed germ cell tumors, 60% positive with yolk sac tumors and negative with teratomas. CD30
was 100% negative with teratomas, yolk sac tumors and mixed germ cell tumors. Intratubular germ cell neoplasia
showed 100% positive expression with D2-40.
Key words: testiscular germ cell tumors.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tinh hoàn là ung thư phát triển từ
tinh hoàn, một phần của hệ sinh dục nam. Ung
thư tinh hoàn chỉ chiếm 1% tất cả các ung thư ở
người lớn, nhưng nó là loại ung thư hay gặp
nhất ở lứa tuổi từ 15-34 tuổi(16,17,19); với tỉ lệ thô
mắc phải là 7,52/100.000 dân. Ở trẻ em, ung thư
tinh hoàn là không phổ biến, với tỉ lệ khoảng 0,52/100.000 bé trai và chiếm tỉ lệ 1-2% tất cả u ác
tính ở trẻ em(5,7,8,17,19).
Ung thư tinh hoàn được chia thành hai loại
là u tế bào mầm (UTBM) và không tế bào mầm.
U tế bào mầm được sinh ra từ tế bào dòng tinh,
chiếm 95% tất cả u tinh hoàn ở người lớn nhưng
chỉ chiếm 60% ở trẻ em và là một nhóm u rất đa
dạng về mô bệnh học(10,11).
Tỉ lệ ung thư tinh hoàn khác nhau rõ rệt
theo vị trí địa lý, chủng tộc và tầng lớp kinh tế
xã hội. Ở Người Scang-di-na-vi thì có tỷ lệ mắc
là 6,7/100.000 nam giới, trong khi đó ở Nhật, tỉ
lệ này là 0,8/100.000 nam giới. Ở Mỹ, có 7.200
ca mới mắc mỗi năm và tỉ lệ ung thư tinh hoàn
ở người da trắng gấp 4 lần ở người da đen(1,20).
Theo ghi nhận ở Hà Nội giai đoạn 2001-2004,
tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn là 0,8/100.000 dân,
đứng hàng thứ 24 trong các loại ung thư ở
nam giới(14).
UTBM tinh hoàn là một nhóm u không đồng
nhất, với sự khác nhau về lâm sàng, mô bệnh
học (MBH) và tiên lượng bệnh. U tinh hoàn ở
người lớn hay gặp là u tinh, ung thư biểu mô
phôi và u tế bào mầm hỗn hợp. Còn ở trẻ em thì

hay gặp nhất là u túi noãn hoàng và u quái;
ngược lại u tinh và ung thư biểu mô phôi lại rất
ít gặp(10,12,17,18,20).
Ở Việt Nam, hiện mới có rất ít nghiên cứu về
lâm sàng, giải phẫu bệnh và bộc lộ dấu ấn miễn
dịch của bệnh UTBM tinh hoàn trẻ em. Hơn nữa,
hầu hết là các nghiên cứu đơn lẻ, chưa phối hợp

250

các dữ liệu chẩn đoán, đặc biệt là sử dụng các
dấu ấn miễn dịch giúp xác định típ mô học một
cách chính xác hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh một
số u tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em theo phân
loại của TCYTTG năm 2004.
- Khảo sát sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch
trong chẩn đoán bệnh u tế bào mầm tinh hoàn ở
trẻ em.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm có 77 bệnh nhân có chẩn đoán mô bệnh
học sau mổ là u tế bào mầm tinh hoàn tại khoa
Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, từ
09/2009 đến 08/2014.

Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các bệnh nhân dưới 15 tuổi được chẩn
đoán lâm sàng là u tinh hoàn, được điều trị phẫu
thuật và được chẩn đoán MBH sau mổ là UTBM
tinh hoàn.
- Hồ sơ có đầy đủ thông tin: hành chính, tuổi,
chẩn đoán lâm sàng và MBH.
- Đối với các trường hợp hồi cứu: còn tiêu
bản và khối nến chứa mẫu bệnh phẩm đủ để cắt
nhuộm HE và HMMD.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp UTBM tinh hoàn thiếu 1
trong các tiêu chuẩn lựa chọn trên.
- Các trường hợp tái phát hoặc do Bệnh viện
khác gửi đến hội chẩn.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu hồi cứu kết hợp
tiến cứu mô tả cắt ngang.
- Cách chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu toàn


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
bộ, loại mẫu có chủ đích. Với cỡ mẫu 77 bệnh
nhân, trong đó hồi cứu 67 ca và tiến cứu 10 ca.
Thu thập số liệu bệnh nhân (tuổi, vị trí,
kích thước u, các đặc điểm đại thể của u) từ sổ
và phiếu lưu trữ tại khoa giải phẫu bệnh.
Đọc tiêu bản nhuộm HE, phân loại típ
MBH theo phân loại u tinh hoàn của TCYTTG

năm 2004.
- Nhuộm HMMD: Chọn được 10 TH u túi
noãn hoàng điển hình, 10 TH u quái và 2 TH u tế
bào mầm hỗn hợp nhuộm với AFP, PLAP,
CD30. Có 3 bệnh nhân được chẩn đoán có thành
phần tân sản tế bào mầm nội ống (IGCNU) đều
được nhuộm với dấu ấn D2-40, PLAP.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi (tháng)

n

%

<12
12 - <24
24 - <36
36 - <48
48 - <60
≥60
Tổng

36
22
10
3
2

4
77

46,8
28,5
13
3,9
2,6
5,2
100%

%
cộng dồn
46,8
75,3
88,3
92,2
94,8
100

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên
cứu là: 20,71 ± 17,45 (tháng tuổi); tuổi cao nhất là
84 tháng và nhỏ tuổi nhất là 01 tháng; có 88,3%
bệnh nhân gặp ở lứa tuổi dưới 36 tháng và 11,7%
bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 36 tháng.

Đặc điểm về vị trí khối u
N
40
36

1
77

Đặc điểm về kích thước khối u
Bảng 3: Đặc điểm về kích thước khối u
Kích thước (mm)
<50
≥50
Tổng

n
68
9
77

%
88,3
11,7
100%

Nhận xét: Trong 77 bệnh nhân nghiên cứu
UTBM tinh hoàn, đường kính u lớn nhất là
75mm, nhỏ nhất là 6mm và trung bình là 28mm.
Chủ yếu u có ĐK dưới 50mm chiếm tỉ lệ 88,3%;
có 9 TH ĐK u lớn hơn 50mm, chiếm 11,7%.

Phân bố các típ MBH của UTBM tinh hoàn
trẻ em
Bảng 4: Phân bố các típ MBH của UTBM tinh hoàn
trẻ em

Típ mô bệnh học
U túi noãn hoàng
U quái
Nang dạng bì
U quái một lá phôi
U tế bào mầm hỗn hợp
Tổng

n
32
40
2
1
2
77

%
41,6
51,9
2,6
1,3
2,6
100

Nhận xét: Có 40 TH u quái, chiếm tỉ lệ cao
nhất 51,9%; tiếp theo là u túi noãn hoàng
41,6%; nang dạng bì và UTBM hỗn hợp (u quái
và u túi noãn hoàng) đều có 2 TH, chiếm 2,6%;
thấp nhất là u quái một lá phôi (nang dạng
biểu bì) chiếm 1,3%.

U tế bào mầm có một típ mô học chiếm
97,4%, UTBM có nhiều hơn một típ mô học
chiếm 2,6%. Có 3 TH u tế bào mầm có thành
phần tân sản tế bào mầm nội ống.

Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng

Bảng 2: Đặc điểm về vị trí khối u
Vị trí khối u
Tinh hoàn phải
Tinh hoàn trái
Cả hai bên
Tổng cộng

Nghiên cứu Y học

%
51,9
46,8
1,3
100

Nhận xét: Trong 77 bệnh nhân nghiên cứu,
vị trí khối u ở tinh hoàn bên phải gặp 40 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 51,9%; khối u ở tinh hoàn trái
chiếm 46,8% và có 1 bệnh nhân gặp khối u ở cả
hai bên, chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1,3%.

Bảng 5: Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng
Đặc điểm vi thể

Vi nang/Lưới
Nang lớn
Xơ nhầy
Đặc
Xoang nội bì
Hốc tuyến
Nhú
Nội bì nguyên thủy
Giọt hyaline
Chảy máu
Hoại tử

n
34
34
23
22
28
19
26
2
27
27
7

%
100
100
67,6
64,7

82,4
55,4
76,5
5,9
79,4
79,4
20,6

251


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
Nhận xét: Các thành phần mô học phổ
biến nhất là: vi nang/lưới (100%); nang lớn
(100%); xoang nội bì (82,4%), nhú (76,5%). Tiếp
theo là dạng xơ nhầy (67,6%); đặc (64,7%); hốc
tuyến (55,4%) và thấp nhất là dạng nội bì
nguyên thủy (5,9%).
Giọt hyaline thấy ở 27/34 (79,4%) u túi noãn
hoàng; có 79,4% u túi noãn hoàng có chảy máu
và 20,6% có hoại tử.

Đặc điểm vi thể của u quái
Thành phần
Da, phụ thuộc da
Ngoại bì
Biểu mô vảy không sừng hóa
40 (100%) Thần kinh đệm không trưởng thành

Ống thần kinh nguyên thủy
Não

Trung bì
Mỡ
40 (100%)
Sụn
Xương
Cơ trơn
Nội bì
Biểu mô đường hô hấp
40 (100%)
Biểu mô ruột
Biểu mô tuyến nước bọt

N
36
13
8
5
21
21
23
20
12
5
19
36
10


%
90
32,5
20
12,5
52,5
52,5
57,5
50
30
12,5
47,5
92,3
25

Nhận xét: Các thành phần của cả 3 lá thai
gặp ở 100% u quái.
Lá ngoại bì, hay gặp nhất là da, phụ thuộc da
chiếm 90%; ít gặp nhất là ống thần kinh nguyên
thủy 12,5%.
Lá trung bì, mỡ hay gặp nhất 57,5% và thấp
nhất là cơ trơn 12,5%.
Lá nội bì, thành phần hay gặp nhất là biểu
mô ruột chiếm 92,3%; biểu mô tuyến nước bọt là
ít gặp nhất, chiếm 25%.

Tỉ lệ bộc lộ của AFP, PLAP, CD30 trong một
số típ MBH
U túi noãn hoàng dương tính với AFP và
PLAP, trong đó tỉ lệ dương tính cao nhất là

AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở 60% u
túi noãn hoàng. U quái chỉ dương tính với
AFP và với tỉ lệ 60%. U tế bào mầm hỗn hợp
dương tính với tỉ lệ 100% ở dấu ấn PLAP và

252

Bảng 7: Tỉ lệ bộc lộ của AFP, PLAP, CD30 trong một
số típ MBH
Dấu ấn
Típ MBH
U túi noãn
hoàng
U quái
UTBM
hỗn hợp

Bảng 6: Đặc điểm vi thể của u quái
Lá thai n (%)

âm tính với dấu ấn AFP. Dấu ấn CD30 âm tính
với các u trong nghiên cứu này.

Tổng

AFP

PLAP

CD30


n

10

6

0

%
n
%

100
6

60
0

0
0

60

0

0

n


0

2

0

%
n
%

0
16
72,7

100
8
36,4

0
0
0,0

N
10
10
2
22

Tỉ lệ bộc lộ của D2-40 và PLAP trong thành
phần IGCNU

Trong nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân có
thành phần tân sản tế bào mầm nội ống kết
hợp với u tế bào mầm khác. 3 TH này đều
được nhuộm với dấu ấn D2-40 và PLAP; tỉ lệ
dương tính của cả hai dấu ấn này là 100% với
cả 3 TH này.

BÀN LUẬN
Đặc điểm về tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình là 20,7 ± 17,4 tháng, cao nhất là 84 tháng,
thấp nhất là 1 tháng. Có 88,3% bệnh nhân có độ
tuổi dưới 36 tháng, trong đó nhóm tuổi dưới 12
tháng chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,8%, 12-<24
(28,5%) và 24-<36 (13%). Nhóm trên 36 tháng
tuổi chiếm tỉ lệ 11,7%. Tỉ lệ này cũng tương tự
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thùy và
Quách Vĩnh Phúc có độ tuổi trung bình là 19
tháng, tuổi thấp nhất là 4,5 tháng, tuổi cao nhất
là 72 tháng(15,16). Theo Chen YS và Cs, độ tuổi
trung bình là 20,5 tháng, tuổi thấp nhất là 6
tháng và cao nhất là 84 tháng(3). Nguyễn Anh
Quốc (2013), hay gặp trước 5 tuổi, trung bình là 3
tuổi và không gặp TH nào trên 13 tuổi(13).
Hisamatsu E và cs có độ tuổi trung bình 14
tháng (từ 6 ngày - 128 tháng) thấp hơn nghiên
cứu của chúng tôi(6).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Đặc điểm về vị trí khối u
Trong 77 bệnh nhân nghiên cứu, vị trí khối u
ở tinh hoàn bên phải gặp 40 trường hợp, chiếm tỉ
lệ 51,9%; khối u ở tinh hoàn trái chiếm 46,8% và
có 1 bệnh nhân gặp khối u ở cả hai bên, chiếm tỉ
lệ thấp nhất là 1,3%. Tỉ lệ này phù hợp với
nghiên cứu của Hisamatsu E và cs, vị trí tinh
hoàn phải gặp 52,5% và tinh hoàn trái gặp 47,5%,
tuy nhiên không gặp TH nào có u cả hai bên(6).
Khác biệt với nghiên cứu của Quách Vĩnh Phúc
và cs, bên trái gặp tỉ lệ cao hơn (58,1%) so với bên
phải (38,7%)(16). Theo Chandanwale S và cs, khi
nghiên cứu 50 trường hợp u tinh hoàn, thấy u
gặp ở bên phải (56%) cao hơn bên trái (40%) và
có 4% u gặp cả hai bên(2), có chút khác biệt với
nghiên cứu của chúng tôi.

Đặc điểm về kích thước u
ĐK u trung bình là 28mm, nhỏ nhất là 6mm
và lớn nhất là 75mm. Chủ yếu u có ĐK nhỏ hơn
50mm, chiếm 88,3%. Tỉ lệ này tương tự theo
nghiên cứu của Ye và Cs, ĐK trung bình là
32mm, từ 15-50mm(21). Theo Quách Vĩnh Phúc và
Cs thì ĐK u trung bình là 40mm, lớn hơn trong
nghiên cứu của chúng tôi(16). Nguyễn Quốc Anh
và Cs, kích thước u trung bình 43mm cao hơn
nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi và phần
lớn u có kích thước dưới 50mm, chiếm 73,7%(13).

Phân bố các típ MBH theo phân loại của

TCYTTG năm 2004
U quái là típ hay gặp nhất, chiếm 51,9%,
tiếp theo là u túi noãn hoàng 41,6%, nang
dạng bì và UTBM hỗn hợp đều chiếm 2,6%, tỉ
lệ thấp nhất là típ u quái một lá phôi (nang
dạng biểu bì) chiếm 1,3%. Qua đó ta thấy, u
quái và u túi noãn hoàng chiếm tỉ lệ rất cao
trong u tế bào mầm tinh hoàn trẻ em (97,4%),
tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai
Thùy và Cs, u túi noãn hoàng chiếm 45,5%, u
quái chiếm 51,5% và 3% là u khác(15).
Tỉ lệ này khác biệt với nhiều nghiên cứu trong
nước và trên thế giới. Theo Quách Vĩnh Phúc và
Cs, u túi noãn hoàng chiếm tỉ lệ cao nhất (77,4%),
ung thư biểu mô phôi (12,9%), u quái (9,7%)(16).

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Quốc và Cs chỉ ra
ung thư biểu mô phôi có tỉ lệ cao nhất, chiếm
33,3%; u quái và u túi noãn hoàng có tỉ lệ ngang
nhau (30,6%); u nang biểu bì chiếm tỉ lệ thấp nhất
(5,5%)(13). Theo Chen YS và Cs, trong 34 TH u tinh
hoàn trước dậy thì ở Đài Loan, u túi noãn hoàng
chiếm đến 85,3% và u quái chiếm 14,7%(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, UTBM một
típ mô học chiếm tỉ lệ rất cao (97,4%) so với
UTBM nhiều hơn một típ mô học (2,6%). Tỉ lệ
này cao hơn trong nghiên cứu của Chandanwale
S (2012), trong 45 trường hợp UTBM thì u một
típ mô học chiếm 36TH (80%), u nhiều hơn một

típ mô học chiếm 9 (20%)(2).

Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng
Các thành phần mô học trong u túi noãn
hoàng đa dạng: lưới/vi nang, nang lớn, thể
Schiller – Duval, nhú, tuyến, dạng đặc … và một
số đặc điểm mô đệm như sự lắng đọng các giọt
hyaline, xơ nhầy, chảy máu… các đặc điểm này
thường không có đầy đủ trong một trường hợp
cụ thể, và chúng thường kết hợp với nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các dạng mô
học phổ biến nhất là vi nang (100%), nang lớn
(100%), xoang nội bì (82,4%), nhú (76,5%), đặc
(64,7%) và hốc tuyến (55,4%); dạng tuyến hoặc
nội bì nguyên thủy chiếm 5,9%. Các giọt hyaline
thấy ở 79,4%, xơ nhầy gặp ở 67,6% u túi noãn
hoàng. Có 79,4% u túi noãn hoàng thấy chảy
máu và hoại tử gặp 20,6%. Trong nước, chúng tôi
chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến các đặc
điểm vi thể chi tiết của u túi noãn hoàng. Kết quả
này cũng phù hợp về các dạng cấu trúc thường
gặp nhưng khác về tỉ lệ so với nghiên cứu của
Kao CS: Vi nang/lưới (57%), nang lớn (14%), nhú
(4%), xơ nhầy (25%), thành phần nội bì, hốc
tuyến (35%). Các giọt hyaline thấy ở 65% u túi
noãn hoàng. Theo Bahrami A và Cs: dạng vi
nang/lưới hay gặp nhất (80%), cầu hyaline
(85%)(1); theo Yang XJ và Cs thể Schiller – Duval
gặp với tỉ lệ thấp hơn từ 50-75%.


Đặc điểm vi thể của u quái
Trước đây, u quái tinh hoàn được chia thành

253


Nghiên cứu Y học
hai loại: trưởng thành và chưa trưởng thành. U
quái chưa trưởng thành thường dựa vào thành
phần mô thần kinh chưa trưởng thành (tạo
thành ống thần kinh nguyên thủy). Tuy nhiên,
từ khi các nhà khoa học nhận ra rằng u quái
trưởng thành và chưa trưởng thành có cùng thay
đổi di truyền và đặc hiệu tiềm năng sinh học cho
trước và sau dậy thì, u quái không còn được
phân loại thành trưởng thành và không trưởng
thành nữa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, u
quái có đầy đủ các thành phần của 3 lá thai, có
thành phần trưởng thành và chưa trưởng thành.
Tỉ lệ các thành phần thể hiện ở Bảng 6. Ở trong
nước chúng tôi không thấy có nghiên cứu nào
chi tiết về vi thể của u quái tinh hoàn ở trẻ em.
Theo Bahrami A và Cs, các thành phần hay gặp
nhất là các típ biểu mô, mô thần kinh, tuyến, sụn,
mặc dù có thể thấy bất kì thành phần nào của mô
trưởng thành(1). Theo Sesterhenn IA và Cs, các
thành phần mô học có thể gặp cả trưởng thành
và chưa trưởng thành. Hay gặp nhất là tuyến
ruột, nước bọt, cơ vân, cơ trơn, mỡ, sụn, xương,
thần kinh đệm và mô ngoại bì thần kinh; tuy

nhiên ở trẻ em thì các mô này thường sắp xếp
dạng cơ quan(17).

Sự bộc lộ của một số dấu ấn miễn dịch của
UTBM tinh hoàn ở trẻ em
Trong nghiên cứu của chúng tôi, u túi noãn
hoàng dương tính với AFP (100%) và PLAP 60%.
U quái chỉ dương tính với AFP 60%, âm tính với
PLAP. UTBM hỗn hợp dương tính 100% với
PLAP, nhưng âm tính với AFP. CD30 âm tính với
các típ MBH trong nghiên cứu này. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Kỳ, u túi
noãn hoàng dương tính với AFP từ 74-100%;
PLAP dương tính với tỉ lệ rất thay đổi 1-85%.
Trong u quái, AFP dương tính 19-36%, PLAP
dương tính với tỉ lệ thấp 4-27%. AFP biểu hiện với
thành phần xoang nội bì trong UTBM hỗn hợp(7).
Kết quả này khác biệt với một số nghiên cứu
trên thế giới. Theo Dabbs D (2010), PLAP dương
tính khoảng 85% trong u túi noãn hoàng và xấp
xỉ 50% trong u quái. Trong các UTBM tinh hoàn,

254

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
tân sản tế bào mầm nội ống, u tinh và ung thư
biểu mô phôi có tỉ lệ dương tính cao nhất với
dấu ấn PLAP (>97%). AFP dương tính hầu hết
với u túi noãn hoàng(4). Nghiên cứu của Ulbright
TM, cho thấy u túi noãn hoàng dương tính mạnh

với CK, AFP và dương tính thấp với PLAP(19).
Một nghiên cứu khác của Jolinière JB, u túi noãn
hoàng âm tính với dấu ấn PLAP, CD30 và
dương tính khoảng 25% cho CD117. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dấu ấn CD30
có tỉ lệ dương tính mạnh, lan tỏa cho ung thư
biểu mô phôi; nó cũng dương tính mạnh cho u
tinh nhưng chỉ dạng ổ(19). Cũng theo Dabbs D
(2010), dấu ấn CD30 dương tính hơn 80% cho
ung thư biểu mô phôi. Nó hầu như không biểu
hiện với các UTBM khác, nên rất hữu ích để sử
dụng cho chẩn đoán phân biệt giữa ung thư biểu
mô phôi và một UTBM khác (thường là u túi
noãn hoàng dạng đặc)(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 TH tân
sản tế bào mầm nội ống kết hợp trên một típ
UTBM khác (2 TH là u túi noãn hoàng và 1 TH là
UTBM hỗn hợp). Cả 3 TH này đều được nhuộm
và dương tính với tỉ lệ 100% với hai dấu ấn D240, PLAP. Tỉ lệ này phù hợp với Dabbs D (2010),
dấu ấn PLAP có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao
với thành phần IGCNU, dương tính đến 98% với
thành phần màng tế bào IGCNU. Tác giả cũng
chỉ ra dấu ấn D2-40 cực kì nhạy cảm với IGCNU
và u tinh. Trong chẩn đoán IGCNU, Dabbs D
còn đưa ra 2 dấu ấn cũng có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao là OCT3/4 và CD117. Tuy nhiên, so với
D2-40 thì CD117 không có giá trị bằng(4). Kết quả
nghiên cứu của Ulbright TM (2013) cũng tương
tự nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả cho biết,
dấu ấn D2-40 dương tính 100% với IGCNU và u

tinh; đối với IGCNU thì D2-40 tốt hơn CD117.
Dấu ấn PLAP dương tính 83-100% với IGCNU(9).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 77 TH u tế bào mầm tinh
hoàn ở trẻ em tại Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh
viện Nhi Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết
luận như sau:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
20,71±17,45 (1-84) tháng.

3.

Đặc điểm giải phẫu bệnh

4.
5.

Đặc điểm đại thể
+ Vị trí ở bên phải (51,9%) nhiều hơn bên trái
(46,8%), có 1 TH cả hai bên (1,3%).
+ Đường kính u trung bình là: 28mm (675mm). ĐK dưới 50mm chiếm 88,3%.

Đặc điểm mô bệnh học

+ Típ MBH: U quái hay gặp nhất (51,9%),
tiếp đến u túi noãn hoàng (41,6%), nang dạng bì
và UTBM hỗn hợp có tỉ lệ bằng nhau (2,6%),
thấp nhất là u quái một lá phôi (1,3%).
+ Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng: các
dạng mô học hay gặp nhất là vi nang/lưới
(100%), nang lớn (100%), xoang nội bì (82,4%),
nhú (76,5%), giọt hyaline (79,4%).
+ Đặc điểm vi thể của u quái: gặp các thành
phần của cả 3 lá thai, lá ngoại bì hay gặp nhất là
da, phụ thuộc da (90%); lá trung bì hay gặp nhất
là thành phần mỡ (57,5%); lá nội bì hay gặp nhất
là thành phần ruột (92,3%).

Sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch trong
các típ MBH
+ AFP: dương tính 100% với u túi noãn
hoàng, 60% với u quái. Âm tính trong UTBM
hỗn hợp.
+ PLAP: dương tính 100% trong IGCNU và
UTBM hỗn hợp, 60% trong u túi noãn hoàng, âm
tính trong u quái.
+ CD30: âm tính 100% trong u quái, u túi
noãn hoàng và UTBM hỗn hợp.

6.
7.
8.
9.


10.

11.
12.
13.

14.

15.

16.
17.
18.
19.
20.

21.

Chen YS, et al (2008). Prepubertal testicular germ cell tumors: 25year experience in Taipei Veterans General Hospital. J Chin Med
Assoc. 71(7): p. 357-61.
Dabbs D (2010). Diagnostic Immunohistochemistry.
Hammerich KH, Ayala GE, Wheeler TM (2008). Application of
Immunohistochemistry to the Genitourinary System (Prostate,
Urinary Bladder, Testis, and Kidney). Arch Pathol Lab Med. 132:
p. 432-440.
Hisamatsu E, et al (2010). Prepubertal testicular tumors: a 20-year
experience with 40 cases. Int J Urol. 17(11): p. 956-9.
Hoàng văn Kỳ (2010). In: Trần Duy Anh. Bài giảng tập huấn
chuyên ngành giải phẫu bệnh. tr 357-375.
Imbach P, Kühne T, Arceci R (2005). Pediatric Oncology: A

Comprehensive Guide. Berlin.
Jin ZW, et al (2010). A comparison between D2-40 and c-KIT
immunohistochemistry for the human fetal testis and ovary at the
second trimester of gestation. Okajimas Folia Anat Jpn. 87(1): p.
1-4.
Johnson KJ, et al (2009). Paediatric germ cell tumours and
congenital abnormalities: a Children's Oncology Group study.
Br J Cancer, 101(3): p. 518-21.
Khan I, et al (2012). Testicular yolk sac tumor in an eight-month
old child: A case report. Gulf medical journal. 1(1): p. 37-40.
Neto N, et al (2012). Testicular tumors in children and adolescents.
J Pediatr (Rio J). 88(1): p. 87-92.
Nguyễn Anh Quốc, Trần Minh Lâm, Hứa Thị Ngọc Hà
(2013). Đặc điểm giải phẫu bệnh u sinh dục trẻ em. Y học TP.
Hồ Chí Minh, 17: 125-131.
Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Võ Văn Xuân (2007). Ung
thư tinh hoàn. In: Nguyễn Bá Đức. Chẩn đoán và điều trị
bệnh ung thư, tr 256-268. Nhà xuất bản Y học, TP Hà Nội.
Nguyễn Thị Mai Thùy, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Thọ Anh
(2014). Đặc điểm lâm sàng của u tinh hoàn ở trẻ em dưới 6 tuổi
được điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương.
Quách Vĩnh Phúc, Đinh Thị Hải Đường, Cung Thị Tuyết Anh,
Ngô Thị Thanh Thủy (2014). Bướu tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em.
Sesterhenn IA, Davis CJ, (2004). Pathology of germ cell tumors of
the testis. Cancer Control. 11(6): p. 374-87.
Taskinen S, et al (2008). Testicular tumors in children and
adolescents. J Pediatr Urol. 4(2): p. 134-7.
Ulbright TM, et al (2013). The Role of Immunohistochemistry in
Testicular Neoplasms.
Woodward PJ, et al (2004). World Health Organization

Classification of Tumours: Pathology and Genetics of Tumours of
the Urinary System and Male Genital Organs. Lyon, France:
IARC Press: 218-249.
Ye YL, et al (2008). Clinical analysis of stage I pediatric testicular
yolk sac tumors: a report of ten cases. Ai Zheng. 27(11): p. 1226-8.

+ D2-40: dương tính 100% trong IGCNU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Bahrami A, et al (2007). An Overview of Testicular Germ Cell
Tumors. Arch Pathol Lab Med. 137.
Chandanwale S, et al (2012). Pathology of testicular tumorsReview of 50 cases. Int J Pharm Biomed Sci. 3(4): p. 167-176.

Ngày nhận bài báo:

20/06/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015

255




×