Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) và vai trò của chúng ở vùng đồng bằng sông hồng, phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LẠI THU HIỀN

CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,
PHÍABẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LẠI THU HIỀN

CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,
PHÍABẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 9 42 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Vũ Quang Mạnh


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu thực địa tại vùng đồng bằng sông Hồng. Các số liệu, kết quả
của luận án là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ hội đồng nào trước
đây.
Tác giả

Lại Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình,
quý báu và tạo điều kiện của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đa dạng sinh học (CEBRED), Trường ĐH
Sư phạm Hà Nội.
- Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình đã luôn
động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt quá trình tôi
thực hiện và hoàn thành luận án này.
Chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lại Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu...........................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................2
4. Đóng góp mới của luận án...............................................................................3
5. Bố cục luận án..................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................4
1.1 Khái quát về nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới..............4
1.2 Nghiên cứu về ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam................................8
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1985.......................................................9
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến 2007.............................................................10
1.2.3 Giai đoạn từ năm 2008 đến nay...............................................................12
1.3. Nghiên cứu về ve giáp ở vùng Đồng Bằng sông Hồng..............................15
1.4 Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu..................18
1.4.1Vị trí địa lý và địa hình.............................................................................18
1.4.2 Khí hậu và thuỷ văn.................................................................................18
1.4.3 Thổ nhưỡng và đất đai.............................................................................19
1.4.4 Đặc điểm canh tác nông nghiệp và xã hội nhân văn................................19
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................20
2.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý mẫu vật................................................25

2.2.1 Thu mẫu nghiên cứu.................................................................................25
2.2.2 Tách lọc và xử lý mẫu ve giáp..................................................................26
2.2.3 Phân tích và định loại ve giáp..................................................................27
2.2.4 Phân tích và xử lý số liệu.........................................................................27


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................30
3.1 Thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng đồng bằng sông Hồng
............................................................................................................................. 30
3.1.1 Đa dạng thành phần loài.........................................................................30
3.1.2 Cấu trúc phân loại học............................................................................58
3.1.3 So sánh quần xã ve giáp vùng đồng bằng sông Hồng với quần xã ve giáp
vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.........................................................................62
3.1.4 Sơ bộ nhận xét và kết luận.......................................................................66
3.2 Cấu trúc quần xã ve giáp liên quan đến loại sinh cảnh.............................68
3.2.1. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh
.......................................................................................................................... 68
3.2.2. Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh...........71
3.2.3. Cấu trúc nhóm loài ưu thế của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh........73
3.2.4. Chỉ số đồng đều Pielou (J’) và đa dạng Shannon - Wiener (H’) của quần
xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh............................................................................76
3.2.5. Sự tương đồng của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh...........................80
3.2.6. Sơ bộ nhận xét và kết luận......................................................................81
3.3 Cấu trúc quần xã ve giáp liên quan đến loại đất và chế độ bón phân......83
3.3.1. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở 4 loại đất 83
3.3.2. Mật độ cá thể trung bình và cấu trúc nhóm loài ưu thế của quần xã ve
giáp ở 4 loại đất................................................................................................86
3.3.3. Chỉ số đồng đều Pielou (J’) và chỉ số đa dạng H’ của quần xã ve giáp ở 4
loại đất.............................................................................................................. 91
3.3.4. Sự tương đồng của quần xã ve giáp ở 4 loại đất.....................................95

3.3.5. Thành phần loài ve giáp ở các chế độ bón phân.....................................97
3.3.6. Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở các chế độ bón phân. 100
3.3.7. Sơ bộ nhận xét và kết luận....................................................................101
3.4 Vai trò chỉ thị sinh học của cấu trúc quần xã ve giáp ở
vùng nghiên cứu.........................................................105
3.4.1. Vai trò chỉ thị của quần xã ve giáp đối với biến đổi sinh cảnh sống.....105


3.4.2. Vai trò chỉ thị của quần xã ve giáp đối với biến đổi của loại đất, chế độ bón
phân................................................................................................................. 112
3.4.3. Sơ bộ nhận xét và kết luận.....................................................................118
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................121
KẾT LUẬN.......................................................................................................121
ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................121
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............123
PHỤLỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Chữ viết tắt
/ký hiệu
BN
BG
BTB
CHXHCN
CLN
CNN
CT1
CT2
CT3
CT4

11

CEBRED

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

D
ĐC
ĐBSH
H’
HD
HN
HP
HY
H.nội
J’
NB

RT
RTN
TB
T.bình
TCCB

VP
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
(v)

Ý nghĩa
Bắc Ninh
Bắc Giang
Bắc Trung bộ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây ngắn ngày
Đất bón phân hóa học
Đất bón phân hữu cơ
Đất bón hân vi sinh
Đất bón hỗn hợp phân hóa học và phân hữu cơ
Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đa dạng sinh
học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Độ ưu thế
Đất không bón phân (đối chứng)
Đồng bằng sông Hồng
Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner
Hải Dương
Hà Nam
Hải Phòng
Hưng Yên
Hà Nội

Độ đồng đều – Chỉ số Peilou
Ninh Bình
Nam Định
Rừng trồng
Rừng tự nhiên
Tây Bắc
Thái Bình
Trảng cỏ cây bụi
Vĩnh Phúc
đất phù sa chua mặn ven biển
đất phù sa trung tính
đất feralit mùn vàng đỏ trên núi
đất xám bạc màu
đất phù sa chua


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1: Thời gian, địa điểm, sinh cảnh và loại đất thu mẫu đất thu mẫu
ve giáp ở vùng đồng bằng sông Hồng
Bảng 2.2: Số lượng mẫu định lượng ve giáp thu tại các sinh cảnh, loại
đất và chế độ bón phân ở vùng đồng bằng sông Hồng
Bảng 3.1: Đa dạng thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) và đặc
điểm phân bố của chúng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc
Việt Nam
Bảng 3.2: Hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp 5
loại đất
Bảng 3.3: Hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp ở 5
loại sinh cảnh
Bảng 3.4: Cấu trúc phân loại học của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida)

ở vùng đồng bằng sông Hồng
Bảng 3.5: Hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở vùng
đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung bộ
Bảng 3.6: Hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4
sinh cảnh nghiên cứu
Bảng 3.7: Cấu trúc nhóm loài ưu thế trên 4 sinh cảnh nghiên cứu
Bảng 3.8: Một số chỉ số sinh thái của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh
vùng nghiên
Bảng 3.9: Hệ số tương đồng của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh
nghiên cứu
Bảng 3.10: Hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4
loại đất nghiên cứu
Bảng 3.11: Cấu trúc nhóm loài ưu thế của quần xã ve giáp ở các loại đất
nghiên cứu
Bảng 3.12: Một số chỉ số sinh thái của quần xã ve giáp trên 4 loại đất
nghiên cứu
Bảng 3.13: Hệ số tương đồng của quần xã ve giáp trên 4 loại đất nghiên
cứu
Bảng 3.14: Thành phần loài và phân bố của các loài ve giáp theo các
chế độ bón phân nghiên cứu
Bảng 3.15: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở các chế độ
bón phân nghiên cứu

Trang
20
25
31
56
57
59

64
69
73
76
79
84
88
91
95
97
100


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình
Hình 2.1: Bản đồ các điểm thu mẫu định tính và định lượng
Hình 3.1: Biểu đồ tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp ở
5 loại đất
Hình 3.2: Biểu đồ tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp ở
5 sinh cảnh
Hình 3.3: Số lượng họ, giống, loài của quần xã ve giáp vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ
Hình 3.4: Biểu đồ tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở
vùng đồng bằng sông Hồng,Tây Bắc và Bắc Trung bộ
Hình 3.5: Biểu đồ tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4
sinh cảnh nghiên cứu
Hình 3.6: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh
nghiên cứu
Hình 3.7: Cấu trúc loài ưu thế của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh

nghiên cứu
Hình 3.8: Chỉ số đồng đều J’ của quần xã ve giáp ở các sinh cảnh
Hình 3.9:Chỉ số đa dạng (H’) của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh
Hình 3.10: Biểu đồ tương đồng của cấu trúc quần xã ve giáp trên các
sinh cảnh nghiên cứu
Hình 3.11: Biểu đồ tương đồng của hệ số tương đồng thành phần loài
của quần xã ve giáp ở 4 loại đất nghiên cứu
Hình 3.12: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 loại đất
nghiên cứu
Hình 3.13: Cấu trúc nhóm loài ưu thế của quần xã ve giáp ở 4 loại đất
nghiên cứu
Hình 3.14: Chỉ số đồng đều Pielou (J’) của quần xã ve giáp trên 4 loại
đất nghiên cứu
Hình 3.15: Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’) của quần xã ve giáp
ở 4 loại đất nghiên cứu
Hình 3.16: Biểu đồ tương đồng của cấu trúc quần xã ve giáp ở 4 loại
đất nghiên cứu
Hình 3.17: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở các chế độ
bón phân nghiên cứu
Hình 3.18: Đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh
Hình 3.19: Tỷ lệ các nhóm loài xuất hiện ở các loại đất được nghiên cứu

Trang
24
56
57
63
65
69
71

74
76
78
80
85
86
89
92
93
95
98
108
112


1

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trong cấu trúc nhóm động vật đất, động vật không xương sống rất đa dạng và
phong phú về cấu trúc phân loại học, về kích thước, về đặc điểm dinh dưỡng và vai
trò, chức năng trong hệ sinh thái [17]. Trong đó, nhóm động vật chân khớp bé
(Microathropoda) với kích thước cơ thể từ 0,1- 0,2 đến 2 - 3 mm thường chiếm ưu
thế [19]. Chân khớp bé trong đất gồm phần lớn là nhóm ve bét (Arachnida: Acari),
nhóm bọ nhảy (Insecta: Apterygota, Collembola), bọ đuôi nguyên thủy, hai đuôi, ba
đuôi (Insecta: Protura, Diplura, Thysanura) và rết tơ (Myriapoda: Symphyla) [16],
[19]. Trong nhóm động vật chân khớp bé, ve giáp luôn chiếm ưu thế, khoảng hơn
90% tổng số lượng chân khớp bé ở đất [19].
Trong hệ động vật đất, ve giáp đóng nhiều vai trò quan trọng, chúng tham gia
vào quá trình hình thành đất, tham gia tích cực trong sự phân hủy hợp chất hữu cơ,

chu trình luân chuyển và tạo đất [19]. Nhiều loài còn tích lũy canxi và một số muối
khoáng trong lớp vỏ dạ dày của mình. Do đó cơ thể chúng có thể tạo thành một ổ
dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt trong môi trường bị hạn chế về dinh dưỡng [168].
Với khả năng và tập tính di cư tích cực theo bề ngang và theo chiều sâu thẳng đứng
trong đất, ve giáp đồng thời là vectơ mang truyền và phát tán nhiều vi khuẩn, nấm
và giun sán ký sinh. Một số loài ve giáp là vật chủ trung gian của nhiều sán dây ký
sinh ở động vật và người [187].
Do có vị trí và vai trò quan trọng như vậy trong hệ sinh thái đất nên ve giáp đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới từ rất sớm. Đứng
trước vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc
nghiên cứu ứng dụng vai trò chỉ thị của ve giáp vào vấn đề khai thác và phát triển
môi trường bền vững càng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, theo các chuyên
gia, việc sử dụng ve giáp như một chỉ thị cho điều kiện môi trường đất ở khu vực
nhiệt đới thường bị từ chối bởi sự hạn chế thông tin về khu hệ và cơ sở dữ liệu về


2

mặt sinh thái học [79], [170]. Bởi vậy, việc tăng cường các nghiên cứu về khu hệ và
sinh thái của ve giáp ở khu vực nhiệt đới trong đó có Việt Nam là cần thiết.
Tại Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên về ve giáp được bắt đầu vào năm 1967. Kể
từ đó, trải qua các giai đoạn phát triển với các bước tiến khác nhau, khu hệ ve giáp
Việt Nam ngày càng được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, đặc điểm đa dạng của khí
hậu, địa hình, loại đất và thảm phủ thực vật của thiên nhiên Việt Nam đã tác động
đến sự hình thành khu hệ ve giáp đa dạng và chuyên biệt theo tính chất vùng miền.
Do đó, việc nghiên cứu ve giáp tại các vùng miền địa phương để bổ sung dẫn liệu
cho khu hệ ve giáp Việt Nam vẫn rất cần thiết.
Đồng bằng sông Hồng là một khu vực rộng lớn, chiếm khoảng 7,1% diện tích
cả nước.Ở đây đã có một số nghiên cứu về quần xã động vật đất nói chung và quần
xã ve giáp nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở đây còn chưa đầy đủ và còn hạn

chế.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và yêu cầu thực tiễn và khả năng thực hiện,
chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu:
“Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) và vai trò của chúng ở vùng
đồng bằng sông Hồng, phía Bắc Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài và biến đổi của cấu trúc quần xã ve giáp (Acari:
Oribatida) ở vùng đồng bằng sông Hồng, liên quan đến các yếu tố tự nhiên và nhân
tác bao gồm loại đất, loại sinh cảnh và bón phân, làm cơ sở khoa học cho việc quản
lý bền vững hệ sinh thái đất canh tác nông nghiệp ở Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra đa dạng thành phần loài của quần xã ve giáp ở hệ sinh thái đất vùng
đồng bằng sông Hồng.
2. Phân tích cấu trúc phân loại học của quần xã ve giáp vùng nghiên cứu và sự
liên quan của chúng với một số vùng lân cận.
3. Nghiên cứucấu trúc quần xã ve giáp và sự biến đổi của chúng liên quan đến


3

loại sinh cảnh.
4. Nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp và sự biến đổi của chúng liên quan đến
loại đất và đặc điểm bón phân.
5. Bước đầu đánh giá vai trò của quần xã ve giáp ở vùng nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của luận án
1. Luận án đã đưa ra một danh sách đầy đủ hiện biết của quần xã ve giáp ở
vùng đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam; bao gồm 283 loài, thuộc 129
giống, 57 họ (có 49 loài chưa được định danh, ở dạng “sp.”). Các loài ve giáp ghi
nhận được đều được giới thiệu về phân bố theo các loại sinh cảnh và loại đất.
2. Danh sách bao gồm 106 loài, 39 giống và phân giống, 12 họ lần đầu tiên ghi

nhận được cho khu hệ động vật ve giáp ở vùng đồng bằng sông Hồng; trong đó có
64 loài lần đầu tiên ghi nhận được cho Việt Nam.
3. Đã xác định cấu trúc phân loại học của quần xã ve giáp vùng đồng bằng
sông Hồng, trong đó, họ Oppiidae là họ lớn nhất, chiếm 13,95% tổng số giống và
12,72% tổng số loài của vùng nghiên cứu. Giống Scheloribates Berlese, 1908và
Protoribates Berlese, 1908 là 2 giống lớn nhất, tương ứng chiếm 10,60% và 7,42%
tổng số loài. Loài Scheloribates laevigatus Koch, 1835 là loài phổ biến nhất ở vùng
nghiên cứu.
4. Đã phân tích sự biến đổi của cấu trúc quần xã ve giáp về thành phần loài,
mật độ cá thể, mức độ đồng đều và đa dạng theo loại sinh cảnh và loại đất. Kết quả
thu được đã cho thấy sự biến đổi linh hoạt, nhạy bén của cấu trúc quần xã ve giáp
tương ứng với sự biến đổi điều kiện môi trường sống, từ đó có thể đề xuất việc khảo
sát quần xã ve giáp như một chỉ thị sinh học, góp phần quản lý sự phát triển bền
vững hệ sinh thái đất.
5. Bố cục luận án
Luận án gồm 147 trang, 3 trang mở đầu, 16 trang tổng quan, 10 trang thời
gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, 91 trang kết quả và thảo luận, 2 trang
kết luận. Luận án có 17 bảng và 20 hình. Có 23 trang tài liệu tham khảo với 57 tài
liệu tiếng Việt, 144 tài liệu tiếng Anh và 13 tài liệu tiếng nước ngoài khác.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới
Trên thế giới các nghiên cứu về ve giáp được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ
XIX. Nghiên cứu phân loại ve giáp trên cơ sở hình thái học vẫn đang trong quá
trình phát triển và xây dựng với sự đóng góp rất lớn của nhiều tác giả trên thế giới
như: Willman, Edward và Wharton, Grandjean, Balogh, Koch, Krivolutsky, Kranzt
và Water, Balogh J. và Balogh P., Subias. Theo Subias (2013), khu hệ ve giáp thế

giới đã phát hiện được 10.342 loài và phân loài thuộc 1249 giống và 163 họ [204].
Do đó việc xây dựng hệ thống phân loại học và hệ thống tiến hóa của ve giáp vẫn
đang trong quá trình phát triển. Một số hệ thống phân loại ve giáp truyền thống
thường được sử dụng như Grandjean (1953) [203], Balogh (1961, 1963) [65], [66],
Balogh (1992, 2002) [69], [70], Krivolutsky (1975) [137], Aoki (1999) [61], Norton
và Benhan - Pelletier (2009) [169], Schatz và cộng sự (2011) [176], Subias (2013)
[204]. Hiện nay, phần lớn các chuyên gia sử dụng hệ thống phân loại theo Balogh P.
và Balogh J. (2002) [70], Norton và Behan - Pelletier (2009) [169], Schatz và cộng
sự (2011) [176], Subias (2013) [204]. Các nghiên cứu về ve giáp phân bố rộng khắp
các châu lục trên thế giới và phát triển theo nhiều hướng với quy mô nghiên cứu
khác nhau.
Phân loại học sinh học phân tử đã được áp dụng trong nghiên cứu phân loại ve
giáp, trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của Mauran và cộng sự (2004) [157],
Domes và cộng sự (2007) [96], Birky và cộng sự (2010) [84], Dabert và cộng sự
(2010) [95]. Tuy nhiên phương pháp này chưa được sử dụng nhiều, phân loại bằng
phân tích hình thái vẫn là phương pháp chính được áp dụng trong hầu hết các
nghiên cứu về ve giáp trên thế giới.
Tại châu Á, các nghiên cứu tập trung nhiều ở các nước Nga, Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam, Philippin, Iran…. Một trong những quốc gia có bước nghiên cứu
đầu tiên về ve giáp là Liên Xô (cũ). Ngoài các nghiên cứu về khu hệ, ngay từ những


5

năm 1975, 1976, Krivolutsky đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của quần xã ve giáp,
trong đó vai trò chỉ thị được đặc biệt quan tâm [136], [139], [140], [141], [142],
[143]. Kết quả các nghiên cứu của ông cho thấy rằng những thay đổi của môi
trường sống thường dẫn đến phản ứng nhạy cảm và khá rõ rệt của cấu trúc quần xã
động vật chân khớp bé ở đất. Chính vì vậy, chân khớp bé mà đại diện là nhóm bọ
nhảy và ve giáp là nhóm động vật thích hợp làm sinh vật kiểm tra ở mức độ tổ hợp

loài [142]. Gulvik (2007) đã nêu tổng quát về nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật
chân khớp bé ở đất nói chung và ve giáp nói riêng trong việc đánh giá mức độ tác
động của con người đến hệ sinh thái đất. Kết quả nghiên cứu đã nhận định sự thay
đổi trong cấu trúc quần xã ve giáp có thể trở thành yếu tố chỉ thị cho sự thay đổi của
môi trường đất [117]. Năm 2011, Adrievskiz nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp
như một thước đo mức độ ô nhiễm môi trường đất [58].
Tại khu vực Đông Nam Á, khu hệ ve giáp Indonesia được nghiên cứu đầu tiên
bởi Berlese (1913) [205]. Sau đó, một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về ve
giáp được tiến hành trong khu vực này bao gồm các nghiên cứu ở Indonesia của
Csiszar (1961) [93], Balogh và Mahunka (1968) [72], ở Thái Lan của Aoki (1965,
2009) [59], [62], của Balogh và Mahunka (1974) tại Malaysia [73] và của Corpus
Rasos (1992) tại Philippin [90].
Tại Nhật Bản và Trung Quốc, nghiên cứu về ve giáp cũng khá phát triển với
nhiều nghiên cứu ý nghĩa. Trong đó, có thể kể đến nghiên cứu của Karasawa (2004)
về ảnh hưởng của sự đa dạng vi sinh cảnh và sự phân cắt địa lý đến quần xã ve giáp ở
rừng ngập mặn tại đảo Ryukyu [131], nghiên cứu của Hasegawa và cộng sự (2006)
về ảnh hưởng của yếu tố địa chất và độ cao so với mực nước biển đối với cấu trúc
quần xã ve giáp và một số nghiên cứu của các tác giả khác [62], [63], [121], [123].
Tại khu vực châu Mỹ các nghiên cứu về ve giáp cũng khá phát triển, đặc biệt là
các nghiên cứu về sinh học và sinh thái. Các nghiên cứu của Krantz (1978) đã xác định
ve giáp tham gia tích cực trong sự phân hủy hợp chất hữu cơ, trong chu trình nitơ và
quá trình tạo đất [136]. Tất cả các giai đoạn trong chu kỳ sống của chúng đều ăn với
một phổ thức ăn rộng, bao gồm thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và thịt thối rữa.


6

Nhiều loài là vật chủ trung gian của sán dây, một vài loài là động vật ăn thịt, không có
loài nào sống ký sinh [135]. Các nghiên cứu của Berhan - Pelletier (1999) cũng cho
thấy ve giáp là loài đông đảo xuất hiện chiếm ưu thế trong những môi trường sống đặc

trưng hay trong các quần hợp đặc trưng, nghiên cứu cấu trúc quần thể, độ giàu loài và
đặc điểm sinh sản của ve giáp sẽ xác định được yếu tố chỉ thị thích hợp [79].
Năm 2002, Schatz đã tổng kết và đưa ra danh lục 543 loài đã biết của khu hệ
ve giáp Trung châu Mỹ. Ngoài ra ông còn tổng hợp số lượng ve giáp ở một số quốc
gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc khu vực Trung châu Mỹ như: Cuba (225 loài),
Antilles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21
loài).Đến năm 2002, số lượng các loài ve giáp đã biết tại khu vực Trung Châu Mỹ
bao gồm cả Mexico và Antilles là 1238 loài [206].
Minor và cộng sự (2004, 2007) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại đất
canh tác, các loại phân bón hữu cơ, phân ure, màn che ánh sáng tới cấu trúc quần xã
ve giáp khu vực New York. Kết quả cho thấy, loại đất có ảnh hưởng rõ rệt tới quy
mô và sự đa dạng của quần xã ve giáp [160], [161].
Từ năm 2012 đến nay, tại khu vực Châu Mỹ, nghiên cứu ve giáp tiếp tục được
phát triển và tập trung nhiều ở các nước Mỹ, Canada, Mexico, Argentina, Brazil,
Ecuador. Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu về vai
trò của quần xã ve giáp trong hệ sinh thái đất của các tác giả Accattoli, Salazar Martinez, Acuna - Cantillo,….
Tại châu Đại Dương, các nghiên cứu về ve giáp tập trung nhiều tại Australia
và New Zealand. Australia là nước có nhiều nghiên cứu tiêu biểu về nhóm ve giáp
sống trên cây. Theo ước tính của Walter (1995), đã phát hiện được khoảng 102 loài
ve giáp sống trên các tán cây của rừng mưa. Theo nhiều tài liệu, có tới 85 giống
thuộc 35 họ ve giáp đã được biết là sống trên cây và hầu hết những loài này thuộc
nhóm Brachypylia [198]. Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả ở đây đã cho thấy
ve giáp là nhóm sinh vật có số lượng đông đảo hơn bất kỳ các chân khớp khác sống
trên cây kể cả côn trùng. Các tác giả cũng ước tính vòm lá của một cây cao 10m
trong vùng rừng mưa cận nhiệt đới nuôi dưỡng gần 400.000 cá thể ve bét mà chủ


7

yếu là ve giáp [198].

Châu Âu được coi là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất về nghiên cứu ve
giáp.Trong rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện, có thể kể đến một số nghiên
cứu tiêu biểu như nghiên cứu của Mone và các cộng sự (1988) [164]. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy ve giáp là nhóm quan trọng nhất trong số các động vật
thuộc lớp hình nhện có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và duy trì
cấu trúc đất, tham gia vào quá trình phân hủy feralitmùn bằng cách nghiền nát các
hợp chất hữu cơ.
Năm 2006, để đánh giá tác động của khí hậu lục địa đến cấu trúc quần xã ve
giáp, Zaitsev và Wolters đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu ve giáp theo lát cắt
ngang châu Âu, từ Hà Lan đến Matxcơva (liên bang Nga) trong cùng một kiểu sinh
cảnh rừng rụng lá theo mùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy khí hậu lục địa có ảnh
hưởng rõ rệt đến cấu trúc chức năng và độ đa dạng của quần xã ve giáp. Mặt khác
cũng có dấu hiệu chỉ thị cho sự thay đổi cấu trúc khu hệ [201].
Năm 2012, Kaczmarek và cộng sự đã nghiên cứu về đa dạng cấu trúc quần xã
ve bét trên ba sinh cảnh nằm trong vùng ngập nước theo mùa ở Ba Lan. Kết quả cho
thấy đa dạng quần xã ve giáp có thể sử dụng như một chỉ thị sinh học cho quá trình
chuyển đổi thảm thực vật của các rừng ven sông [130].
Năm 2014, Lehmitz đã nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình làm khô và quá
trình gây rừng đối với quần xã ve giáp trên đất than bùn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, quá trình làm khô đất bùn đã làm giảm mức độ đa dạng loài quần xã ve giáp,
một số loài nhạy cảm với độ ẩm môi trường đã biến mất. Do đó có thể đề xuất sử
dụng quần xã ve giáp là cơ sở để đánh giá những biến đổi và quá trình thoái hóa của
môi trường sống [146].


Như vậy trên thế giới, khu hệ ve giáp đã trải qua hàng trăm năm nghiên cứu

và phát triển. Các nghiên cứu phân bố không đồng đều giữa các châu lục và tập
trung nhiều ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Phân loại học hình thái là phương pháp
được sử dụng chủ yếu, phân loại học sinh học phân tử đã được áp dụng nhưng chưa

nhiều. Các nghiên cứu phân loại học, thành phần loài trong khu hệ vẫn là các


8

nghiên cứu cơ bản và không ngừng được phát triển và mở rộng về phạm vi địa lý và
môi trường sinh thái (trong lòng đất, dưới nước, trên cây, thảm lá…). Trên thế giới
khu hệ ve giáp hiện biết 10.342 loài và phân loài, thuộc 1.249 giống và 163 họ
[204]. Tuy nhiên theo các chuyên gia nghiên cứu con số này mới chiếm khoảng
20% tổng số loài thực tế [204], bởi vậy việc tiếp tục nghiên cứu bổ sung thông tin
nhằm làm rõ tính chất đa dạng của khu hệ ve giáp trên toàn thế giới là rất cần thiết.
Các thông tin sinh thái học của quần xã ve giáp ngày càng được bổ sung đầy
đủ hơn ở cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Vai trò của ve giáp
trong hệ sinh thái đất ban đầu được chú ý nghiên cứu làm rõ về vai trò đối với các
quá trình luân chuyển vật chất, cấu tạo đất, vai trò mang truyền nang sán…. Hiện
nay vai trò chỉ thị của ve giáp với sự biến đổi điều kiện môi trường sống được tập
trung nghiên cứu nhiều. Sự biến đổi cấu trúc quần xã ve giáp qua các loại sinh cảnh
khác nhau, các đai độ cao khác nhau, vùng khí hậu khác nhau với các điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm.... khác nhau đã chỉ ra tính chất nhạy bén đối với các biển đổi của
môi trường sống của chúng. Những thông tin này có giá trị xây dựng cơ sở khoa
học nhằm đề xuất ve giáp như một chỉ thị sinh học cho môi trường sống, đóng góp
quan trọng cho nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học.
1.2 Nghiên cứu về ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý trung gian của nhiều trung tâm phát sinh, phát tán
và di cư của nhiều nhóm động vật trong đó có khu hệ ve giáp. Vì thế các kết quả
nghiên cứu về khu hệ ve giáp có ý nghĩa đóng góp đánh giá đặc điểm khu hệ, nguồn
gốc phát sinh và quan hệ tiến hóa của khu hệ động vật Việt Nam nói riêng và của
vùng nói chung [19].
Đến năm 2015 khu hệ ve giáp Việt Nam đã xác định được 320 loài và phân
loài, chiếm khoảng 3,09% tổng số loài đã biết trên thế giới (320 loài và phân loài so

với 10342 loài và phân loài) [189]. Hằng năm qua nghiên cứu của các tác giả trong
nước và nước ngoài số loài ve giáp không ngừng được bổ sung. Cùng với những
bước phát triển của chuyên ngành nghiên cứu này trên thế giới, ở Việt Nam nghiên


9

cứu ve giáp cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhìn lại lược sử nghiên cứu
chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn phát triển:
 Giai đoạn từ năm 1967 đến 1985
 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2007
 Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1985
Trước năm 1967, khu hệ ve giáp Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu.
Đến năm 1967, khu hệ ve giáp Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu bởi các tác giả
nước ngoài. Công trình đầu tiên được công bố là: “New oribatids from Vietnam”
của hai tác giả người Hungari là Balogh và Mahunka. Qua công trình này các tác
giả đã giới thiệu về khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài ve giáp. Tất
cả 33 loài ghi nhận được đều là mới cho khu hệ động vật Việt Nam, trong đó mô tả
29 loài và 4 giống là mới cho khoa học [71]. Tiếp theo là nghiên cứu của hai tác giả
Tiệp Khắc Rajski và Szudrowicz [175].
Trên cơ sở các nghiên cứu ban đầu được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế,
các chuyên gia trong nước đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu hướng về các nhóm
ưu thế là ve bét (Acari) và bọ nhảy (Collembola). Công trình nghiên cứu trong giai
đoạn này là luận văn cấp I sau Đại học của Vũ Quang Mạnh (năm 1980) về “Quần
xã ve bét (Arachnida: Acari, Oribatei) và Bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở một số
sinh cảnh vùng Từ Liêm (Hà Nội) và An Khê (Tây Nguyên)” [8]. Sau đó là luận án
tiến sỹ (phó tiến sỹ) của Vũ Quang Mạnh (năm 1985) “Nghiên cứu Sinh thái - Khu
hệ quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở miền Bắc Việt Nam”. Trong nghiên cứu đầu
tiên về ve giáp ở hệ sinh thái đất này, tác giả đã xác định được 73 loài ve giáp, trong

đó có 39 loài mới cho khu hệ ve giáp Việt Nam và 7 loài mô tả mới cho khoa học
[208].
Như vậy, đây có thể coi là giai đoạn đặt nền móng cho nghiên cứu ve giáp Việt
Nam. Các nghiên cứu về ve giáp đã có những bước phát triển và đã thu được những
kết quả nhất định. Hướng nghiên cứu cũng như phạm vi địa lý vùng nghiên cứu đã


10

được mở rộng, các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phân loại học mà còn có những
nghiên cứu ban đầu hướng vào nghiên cứu sinh thái học.
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến 2007
Trong giai đoạn này, nghiên cứu ve giáp ở Việt Nam đã có những bước tiến rõ
rệt so với giai đoạn truớc. Năm 1987, Vũ Quang Mạnh và M. Jeleva đã tiến hành
nghiên cứu trên 4 vùng địa lý, 5 loại đất chính của 15 tỉnh và thành phố miền Bắc
Việt Nam và giới thiệu đặc điểm phân bố, danh pháp phân loại học của 11 loài ve
giáp bậc thấp, mô tả 1 loài mới cho khoa học và 10 loài mới cho khu hệ ve giáp Việt
Nam [22].
Năm 1989, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và đưa ra dẫn liệu về cấu trúc quần xã ve
giáp, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ảnh hưởng đến
quần xã ve giáp ở miền Bắc Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định được
73 loài ve giáp thuộc 48 giống, 28 họ và 20 liên họ, trong đó có 7 loài mới cho khoa học,
53 loài mới cho khu hệ ve giáp ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra khuynh hướng
hình thành hai phức hợp ve giáp theo vùng địa lý (một ở vùng đồng bằng, một ở vùng
đồi núi Tây Bắc). Từ đó cho thấy vai trò quyết định của những ảnh hưởng của các yếu tố
tự nhiên đối với sự hình thành cấu trúc định tính của quần xã ve giáp ở vùng nghiên cứu
[10].
Tiếp đó, năm 1990, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã có
nghiên cứu về cấu trúc định lượng của nhóm chân khớp bé (Microarthropoda:
Oribatei, Acari khác và Collembola) ở 7 kiểu hệ sinh thái, 5 dải độ cao khí hậu và 3

loại đất vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ
quần xã chân khớp bé thay đổi theo kiểu hệ sinh thái, theo độ cao khí hậu và loại đất
nghiên cứu [23].
Sau các nghiên cứu tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam, trong các năm 1991
-1992, Vũ Quang Mạnh tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu sang vùng núi Tây
Bắc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại 9 địa điểm thuộc vùng núi Tây Bắc và đã
phát hiện được 47 loài ve giáp, trong đó có 14 loài mới cho khu hệ ve giáp Việt
Nam, 42 loài mới được xác định cho vùng nghiên cứu [12].
Năm 1994, Vũ Quang Mạnh lần đầu tiên đưa ra dẫn liệu về cấu trúc quần xã
ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đảo Cát Bà và vùng đất ven biển Yên Hưng, Quảng


11

Ninh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định được 28 loài ve giáp thuộc 21
giống, 16 họ [14].
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã tổng kết và công bố danh
sách đầy đủ các loài ve giáp đất ở Việt Nam tại thời điểm tổng kết. Danh sách này
bao gồm 146 loài ve giáp thuộc 87 giống, 44 họ [24].
Năm 1999, Vũ Quang Mạnh đã công bố công trình nghiên cứu về cấu trúc
quần xã ve giáp liên quan đến suy giảm rừng ở vườn quốc gia Tam Đảo. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được 63 loài ve giáp thuộc 25 họ. Kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng đa dạng thành phần loài ve giáp giảm dần từ rừng tự nhiên > rừng nhân
tác > vườn trồng quanh nhà > đất mọc cây bụi > trảng cỏ [186].
Năm 2000, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và nêu ra các vai trò quan trọng
của ve giáp trong hệ sinh thái đất [16]. Theo tác giả, ve giáp có vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình phân hủy xác hữu cơ thực vật. Ve giáp cùng với các
nhóm sâu bọ bậc thấp, bọ nhảy là thành phần tích cực nhất của hệ động vật đất
nhỏ tham gia vào quá trình phân hủy xác thực vật, ăn nấm và các thành phần của
cây xanh [16].

Năm 2005, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm đã tổng kết và đưa ra các đặc
trưng phân bố và tính chất địa động vật của khu hệ ve giáp Việt Nam. Trong báo cáo
này các tác giả đã giới thiệu danh sách gồm 158 loài ve giáp của khu hệ động vật
Việt Nam cùng đặc điểm phân bố của chúng theo vùng địa lý tự nhiên và theo địa
điểm nghiên cứu ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên [27]. Kết quả
so sánh cho thấy khu hệ ve giáp Việt Nam được nghiên cứu chưa đầy đủ, chưa đồng
bộ ở các vùng lãnh thổ. Nhìn chung, các nghiên cứu về ve giáp ở lãnh thổ phía Bắc
được tiến hành nhiều hơn. Trên lãnh thổ phía nam mới chỉ có một vài nghiên cứu ở
Cà Mau của Vũ Quang Mạnh (1984) [9], ở Gia Lai của Vũ Quang Mạnh (1980) [8]
và Golosova (1983) [115] ở Lâm Đồng của Mahunka (1987) [151].
Năm 2007, trong báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài
nguyên sinh vật lần thứ hai, Vũ Quang Mạnh đã trình bày việc áp dụng phương
pháp biểu đồ lưới trong việc phân tích sự hình thành quần xã ve giáp ở miền bắc


12

Việt Nam. Qua phân tích cho thấy sự biến đổi của quần xã ve giáp ở các hệ sinh thái
đất ở miền Bắc Việt Nam diễn ra theo trình tự từ rừng tự nhiên đến các hệ sinh thái
nhân tác, mà trong đó gồm cả rừng nhân tác, cuối cùng là trảng cỏ tự nhiên và cây
bụi [18].
Một trong những công trình tiêu biểu đánh dấu bước phát triển của nghiên cứu
trong giai đoạn này là Động vật chí của Vũ Quang Mạnh được công bố năm 2007
[19]. Trong công trình này, tác giả đã trình bày danh sách gồm 150 loài ve giáp phát
hiện được ở Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. Các loài ve giáp được trình bày cụ
thể về đặc điểm hình thái phân loại học, vùng phân bố trong nước và trên thế giới.
Đây là một trong những tài liệu chuyên ngành quan trọng, hiện vẫn đang được sử
dụng phổ biến trong việc định loại ve giáp.
Như vậy nghiên cứu ve giáp trong giai đoạn này đã có những bước tiến xa so
với giai đoạn trước. Các nghiên cứu trong giai đoạn này không chỉ đi sâu vào phân

loại học mà còn tập trung vào sinh học, sinh thái và vai trò chỉ thị của ve giáp đối
với môi trường.
1.2.3 Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Năm 2008, Vũ Quang Mạnh và cộng sự đã nghiên cứu về cấu trúc quần xã
chân khớp bé ở đất liên quan đến loại đất và đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng
bằng sông Hồng. Nghiên cứu đã xác định được 32 loài ve giáp và đồng thời chỉ ra
rằng, cấu trúc quần xã chân khớp bé nói chung có sự biến đổi liên quan đến loại đất
và đặc điểm cây trồng và thảm phủ thực vật [32].
Các nghiên cứu về ve giáp ở Việt Nam phần lớn được tập trung ở miền Bắc,
các nghiên cứu ở miền Nam và miền Trung còn khá ít. Trong giai đoạn này, tại vùng
Bắc Trung Bộ, Nguyễn Hải Tiến (năm 2012) đã tiến hành nghiên cứu quần xã ve
giáp ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các tác giả đã nghiên cứu về thành
phần loài và vai trò chỉ thị sinh học của quần xã ve giáp với sự thay đổi điều kiện
môi trường ở khu vực nghiên cứu. Qua nghiên cứu tác giả đã ghi nhận được 106
loài và 1 phân loài ve giáp, thuộc 73 giống, 40 họ [42], [43], [44]. Ngoài ra tại khu


13

vực này, năm 2011, Vũ Quang Mạnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu quần xã ve
giáp tại Vuờn quốc gia Bến En, Thanh Hoá [33].
Trong giai đoạn này, khu hệ ve giáp vùng Tây Bắc được bổ sung dữ liệu thông
qua các nghiên cứu của Đào Duy Trinh và các cộng sự [49, 50, 51, 52]. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung làm rõ thành phần loài, đặc điểm và vai trò
chỉ thị của quần xã ve giáp ở vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ).
Trong số các công trình được công bố gần đây, chuyên khảo nghiên cứu về hệ
thống phân loại, tính chất địa động vật, hình thái và vai trò trong hệ sinh thái của ve
giáp của Vũ Quang Mạnh (2015) có thể đánh giá là nghiên cứu có mức độ chuyên
sâu lớn nhất [189]. Trong công trình này, tác giả đã tổng kết và đưa ra danh sách
đầy đủ các loài ve giáp đã được phát hiện ở Việt Nam. Theo đó về đa dạng thành

phần loài ve giáp tại tất cả các địa điểm nghiên cứu được ghi nhận gồm 320 loài và
phân loài, thuộc 163 giống, 62 họ và phân họ, trong đó có 155 loài lần đầu tiên
được phát hiện cho khu hệ Ve giáp Việt Nam và 120 loài được mô tả mới cho khoa
học. Trong công trình này tác giả đã đưa ra bộ ảnh chụp và kích thước đo của đa số
các loài được mô tả. Từ phân tích kết quả thu được tác giả đánh giá một trong các
đặc trưng địa động vật học của khu hệ ve giáp Việt Nam là tính đa dạng, nó bao
gồm tất cả 8 yếu tố địa động vật thế giới chỉ trừ Nam cực. Thành phần địa động vật
chủ yếu của khu hệ ve giáp Việt Nam là các loài phương Đông với 192 loài đã được
ghi nhận tại Việt Nam. Khu hệ ve giáp Việt Nam có tính đặc trưng cao với 111 loài
chỉ phát hiện ở Việt Nam [188], [189].
Khu hệ ve giáp Việt Nam gồm 3 vùng chính là phía Bắc, phía Trung và phía
Nam. Giữa ba vùng này luôn tồn tại những điểm khác biệt, thậm chí giữa các phân
vùng trong từng vùng cũng có sự khác biệt. Cấu trúc quần xã ve giáp biến đổi có
liên quan đến vùng địa lý tự nhiên, loại đất và loại sinh cảnh [188]. Qua phân tích
sự biến đổi cấu trúc quần xã ve giáp theo loại sinh cảnh tác giả cho rằng sinh cảnh
trảng cỏ, cây bụi có thể đóng vai trò như hệ sinh thái chuyển hóa cho sự tái thiết lập
cấu trúc quần xã ve giáp ở đất [188]. Đa dạng thành phần loài và mật độ quần thể
của quần xã ve giáp rõ ràng có liên quan đến vùng địa lý, loại đất và hoạt động canh


×