Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Sửa lỗi câu về mặt cấu tạo ngữ pháp cho học sinh lớp 4 qua phân môn luyện từ và câu (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.69 KB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

AN THANH NGỮ

SỬA LỖI CÂU VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ PHÁP
CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học
TS. KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khóa luận này, tôi gặp rất nhiều
khó khăn và bỡ ngỡ. Nhưng với sự giúp tận tình của TS.Khuất Thị Lan tôi
đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận này.Tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô!
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa
Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
cùng các thầy cô, tập thể lớp 4A, 4B, 4C, 4D trường Tiểu học Minh Lương,
xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng 4

SINH VIÊN

An Thanh Ngữ

năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Sửa lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp cho
học sinh lớp 4 qua phân môn Luyện từ và câu ” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi không trùng với đề tài của một tác giả nào. Các số liệu của kết quả
hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017
SINH VIÊN

An Thanh Ngữ


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
C–V

: Chủ - vị

SGK

: Sách giáo khoa

QHT


: Quan hệ từ

DT

: Danh từ

SL

: Số lượng

TL%

: Tỉ lệ phần trăm

CN

: Chủ ngữ

VN

: Vị ngữ

TN

: Trạng ngữ

TN1

: Trạng ngữ 1


TN2

: Trạng ngữ 2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 11
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12
6. Bố cục của khóa luận................................................................................ 13
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................... 14
1.1. Khái quát về câu tiếng Việt ................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm câu tiếng Việt..................................................................... 14
1.1.2. Các thành phần câu tiếng Việt............................................................ 15
1.1.3. Phân loại câu tiếng Việt ..................................................................... 24
1.2. Đặt câu trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học .............................. 26
1.2.1. Phân môn Luyện từ và câu trong chương trình Tiểu học .................... 26
1.2.2. Yêu cầu về đặt câu trong phân môn Luyện từ và câu .......................... 30
1.3. Các lỗi câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong chương trình Tiểu học ... 32
1.3.1. Câu không đủ thành phần................................................................... 32
1.3.2. Câu thừa thành phần. ......................................................................... 33
1.3.3. Câu không phân định rõ thành phần (câu có kết cấu rối nát) ............. 33
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬA LỖI CÂU VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ
PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 35
2.1. Khảo sát khả năng nắm kiến thức ngữ pháp của học sinh lớp 4 ............. 35
2.1.1 Mục đích khảo sát................................................................................ 35

2.1.2 Nội dung khảo sát................................................................................ 35


2.1.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 35
2.2. Khảo sát tình hình mắc lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh lớp 4 qua
phân môn Luyện từ và câu ........................................................................... 37
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 37
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................... 37
2.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 37
2.3. Mô tả các lỗi xét về mặt cấu tạo ngữ pháp của học sinh lớp 4................ 40
2.3.1. Câu không đủ thành phần................................................................... 40
2.3.2. Câu thừa thành phần .......................................................................... 43
2.3.3. Câu không phân định rõ thành phần................................................... 43
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP SỬA LỖI CÂU VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP
CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ........... 46
3.1. Dạy phân tích thành phần câu................................................................ 46
3.1.1. Dạy kiến thức về thành phần câu cho học sinh ................................... 46
3.1.2. Thực hành làm bài tập........................................................................ 51
3.2.Dạy chữa các lỗi câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp.................................. 58
3.2.1. Câu thiếu thành phần ......................................................................... 58
3.2.2. Câu thừa thành phần .......................................................................... 62
3.2.3. Câu không phân định rõ thành phần................................................... 63
KẾT LUẬN.................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


7


Môn Tiếng Việt có 7 phân môn như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập
đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện giúp học sinh hình thành và
phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
trong học tập và trong giao tiếp mọi lứa tuổi. Giáo viên dạy phân môn Luyện
từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh,
cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh
kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình
cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của
người khác.
Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói,
đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Câu là đơn vị nhỏ nhất
thực hiện chức năng giao tiếp, trong giao tiếp việc việc sử dụng câu được coi
là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Do vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết câu và
sử dụng câu cho học sinh là hết sức quan trọng nhưng học sinh phải viết đúng
cấu trúc ngữ pháp mới là điều quan trọng.
Trong dạy học tiểu học, ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tổ
chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội ngôn bản, hướng dẫn học sinh nghe, nói,
đọc, viết. Bên cạnh đó, ngữ pháp là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển
năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh tiểu học. Vai
trò của ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ đã quy định tầm quan trọng của
dạy ngữ pháp ở tiểu học. Ngữ pháp trang bị cho học sinh một hệ thống khái
niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và quy luật hành chức của nó. Vì vậy,
ngay từ khi bắt đầu học tiểu học, học sinh đã làm quen với ngữ pháp. Ở tiểu
học, ngữ pháp được dạy trong tất cả các phân môn tiếng Việt, ở đâu có dạy
tiếp nhận và sản sinh lời nói thì ở đó có dạy ngữ pháp. Ngoài ra, ngữ pháp còn
được dạy trực tiếp, độc lập ở phân môn Luyện từ và câu.


8


Chương trình ngữ pháp ở tiểu học đã lấy câu làm trung tâm dạy học.
Học sinh tiểu học được cung cấp những kiến thức ngữ pháp cơ bản, cần thiết,
vừa sức với các em như: Khái niệm về câu, kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của
câu, các thành phần câu, kỹ năng phân tích thành phần câu, kiến thức và kỹ
năng phân loại, viết các kiểu câu theo cấu tạo; Kiến thức về dấu câu, kỹ năng
dùng dấu câu... trên cơ sở ngữ pháp, học sinh nắm được các quy tắc chính tả,
dấu câu, liên kết câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói.
Như vậy, dạy ngữ pháp ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân
loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này
trong hoạt động giao tiếp của mình. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nguyên
nhân, học sinh tiểu học nắm kiến thức ngữ pháp còn chưa chắc nên trong quá
trình nói, viết còn mắc nhiều lỗi về ngữ pháp như: Các lỗi về dùng từ, các lỗi
về câu, các lỗi về liên kết câu và các lỗi về phong cách... nếu không nói đúng,
viết đúng thì không thể nói hay viết hay. Do vậy, việc phát hiện và chữa các
lỗi về ngữ pháp cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Vậy việc học sinh tiểu học mắc các lỗi về cấu tạo ngữ pháp là do đâu?
Do hạn chế của chương trình và sách giáo khoa, do trình độ của giáo viên hay
do những khó khăn đặc trưng khi dạy ngữ pháp? Đây là câu hỏi đặt ra khiến
các nhà chuyên môn cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải trăn
trở tìm câu trả lời.
Qua việc nghiên cứu, điều tra thực tế học ngữ pháp học sinh tiểu học
mà đối tượng là học sinh lớp 4, chúng tôi nhận thấy khả năng nắm bắt kiến
thức ngữ pháp cũng như trong thực hành luyện tập của học sinh còn thấp .Có
thể nói trong các bài của học sinh, các lỗi về cấu tạo ngữ pháp còn xuất hiện
rất nhiều và vô cùng đa dạng. Chính vì thế, chúng tôi chọn vấn đề: “Sửa lỗi
câu về mặt cấu tạo ngữ pháp cho học sinh lớp 4 qua phân môn Luyện từ và
câu”.Chúng tôi mong muốn thông qua việc nghiên cứu đề tài góp phần tìm ra


9


nguyên nhân và biện pháp khắc phục các lỗi câu sai về cấu tạo ngữ pháp cho
học sinh lớp 4 để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu
trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề ngữ pháp tiếng Việt và các lỗi ngữ pháp đã được các nhà ngôn
ngữ học quan tâm từ rất sớm. Từ đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều quan điểm về
nghiên cứu lỗi ngữ pháp ở các bình diện và khía cạnh khác nhau. Theo điều
tra ban đầu, hiện nay ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu về lỗi ngữ
pháp của học sinh tiêu biểu như sau:
Nguyễn Xuân Khoa (1975), “Lỗi ngữ pháp của học sinh - nguyên nhân
và cách chữa”, Ngôn ngữ số 1 – 1975 đã đưa ra các lỗi ngữ pháp cơ bản của
học sinh và cách chữa.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và Nguyễn Văn Hiệp trong
cuốn “Tiếng Việt thực hành” NXB ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa ra một số lỗi
câu sai và chữa lại cho phù hợp với văn bản và phong cách giao tiếp. Các lỗi
đưa ra rất cơ bản chưa cụ thể và vấn đề này xem xét trên diện rộng chưa thật
phù hợp với bậc Tiểu học.
Tác giả Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga trong cuốn “Phương pháp
dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” cũng đề cập đến việc dạy cho học sinh biết
cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu phù hợp với hoàn cảnh mục
đích giao tiếp nhưng chưa đề cập đến lỗi đặt câu và cách khắc phục.
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học Ngữ pháp ở Tiểu học”
NXB Giáo dục (năm 1988) đã nêu ra các loại lỗi câu mà học sinh Tiểu học
thường mắc phải và đưa ra cách chữa. Có thể nói tác giả đã viết rất chi tiết và
đầy đủ về lỗi câu mà học sinh mắc phải. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào
một phân môn cụ thể ở Tiểu học.

Trong cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” năm 2002 NXB Khoa

10


học xã hội do tác giả Cao Xuân Hạo (Chủ biên) đã viết rất rõ các lỗi về câu và
cách khắc phục. Tuy nhiên, tác giả chỉ khảo sát các lỗi câu trên phương tiện
truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh chưa thật phù hợp với bậc Tiểu học.
Vấn đề về lỗi câu ở Tiểu học cũng được đưa ra trong các bài tập nghiên
cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp.
Trong khóa luận “Tìm hiểu kỹ năng viết câu của học sinh lớp 4” của
Đặng Thị Thu Hà đã nêu ra các loại lỗi câu mà học sinh mắc phải và cách
chữa. Các loại lỗi này tập trung nghiên cứu trong phạm vi lớp 4.
Trong khóa luận “Khảo sát lỗi câu của học sinh Tiểu học” của Nguyễn
Thị Kim Huệ đã khảo sát, phân loại các lỗi câu và cách chữa. Tuy nhiên
những lỗi này còn chung chung chưa ở một phân môn cụ thể.
Trong khóa luận “Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập
làm văn của học sinh lớp 4,5” của Đào Thị Thanh đã đưa ra các loại lỗi câu
rất cụ thể nhưng chỉ ở phân môn tập làm văn.
Như vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu chỉ riêng lỗi về cấu
tạo ngữ pháp của học sinh tiểu học. Đây cũng chính là một trong những lí do
cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài“Sửa lỗi câu về mặt cấu tạo ngữ pháp cho
học sinh lớp 4 qua phân môn Luyện từ và câu”. Trên cở sở tìm và phân loại
được các lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
cho học sinh cho học sinh lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
phân môn Luyện từ và câu trong môn tiếng Việt ở Tiểu học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Sửa lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp cho học sinh lớp 4 qua phân
môn Luyện từ và câu”, chúng tôi tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh lớp

4, bởi ở giai đoạn này học sinh mới được trang bị những kiến thức ngữ pháp
cơ bản. Do vậy, chúng tôi mới có cơ sở để tìm hiểu, đánh giá lỗi về cấu tạo
ngữ pháp của học sinh khối lớp 4.

11


Công việc điều tra sẽ được tiến hành tại trường Tiểu học Minh Lương
xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đây là một trường miền núi
đặc biệt khó khăn của huyện Văn Bàn. Việc điều tra như thế này sẽ cho kết
quả toàn diện hơn về tình hình học tập của học sinh khi học phân môn Luyện
từ và câu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu “Sửa lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp của học sinh lớp 4 qua
phân môn Luyện từ và câu” là một vấn đề tương đối phức tạp. Với khuôn khổ
của một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các loại lỗi
về cấu tạo ngữ pháp (không đề cập tới các loại lỗi về nghĩa, lỗi dấu câu).
Việc khảo sát tình hình mắc lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh được
chỉ được tiến hành ở trường Tiểu học Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai , không tiến hành ở các trường,huyện, tỉnh khác.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hai mục đích sau:
- Phát hiện các loại lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh tiểu học đặc
biệt là học sinh lớp 4.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục các lỗi về cấu tạo ngữ pháp cho
học sinh.
Trên cơ sở đó, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến cấu tạo ngữ
pháp tiếng Việt được dạy ở tiểu học, đặc biệt là những phần kiến thức ngữ
pháp học sinh hay mắc lỗi.

12


- Hệ thống lại những kiến thức ngữ pháp được dạy và học ở tiểu học
trong chương trình, SGK tiếng Việt lớp 4.
- Khảo sát tình hình thực tế việc nắm kiến thức ngữ pháp của học sinh
thuộc trường tiểu học Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai để làm cơ
sở cho việc nghiên cứu.
- Phát hiện và hệ thống hoá các lỗi về cấu tạo ngữ pháp mà học sinh lớp
4 thường hay mắc hiện nay.
- Đề xuất những biện pháp khắc phục lỗi về cấu tạo ngữ pháp cho học
sinh lớp 4 nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ngữ pháp ở tiểu học
nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề của đề tài một cách có cơ sở, chúng tôi đã vận
dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp lí luận
Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu, sách báo về ngữ
pháp tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt, chương trình, SGK tiếng
Việt lớp 4, sách giáo viên tiếng Việt lớp 4 , lí luận dạy học tiểu học...
5.2. Phương pháp phân tích
Từ những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi vận dụng phương pháp
phân tích nhằm làm rõ các lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh lớp 4 để đề ra
những biện pháp khắc phục hợp lí.

5.3. Phương pháp khảo sát, thống kê
- Khảo sát việc nắm kiến thức ngữ pháp cũng như kỹ năng thực hành
ngữ pháp học sinh.
- Thống kê, phân loại, nhận xét kết quả, trên cơ sở đó xây dựng các
biện pháp nhằm khắc phục lỗi về cấu ngữ pháp của học sinh.
- Tiếp xúc trao đổi với những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy để

13


tìm hiểu các biện pháp, giải pháp mà họ đã sử dụng trong quá trình dạy học
nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khóa luận
bao

14


gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Thực trạng sửa lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp cho học sinh lớp
4 qua phân môn Luyện từ và câu
Chương 3: Biện pháp khắc phục sửa lỗi câu về cấu tạo ngữ pháp cho
học sinh lớp 4 qua phân môn Luyện từ và câu.

15


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về câu tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm câu tiếng Việt
Có rất nhiều quan điểm về câu trong tiếng Việt. Sau đây là một vài
định nghĩa câu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ:
Từ thế kỷ III trước công nguyên, học phái ngữ pháp Alêcxangđria đã
nêu định nghĩa:“Câu là sự tổng hợp của các từ, biểu thị một tư tưởng tương
đối trọn vẹn” [ 9, 9].
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương cũng đưa ra định nghĩa về câu:
“Câu là một đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được
tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có
dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một
hành động nói” [ 9, 16].
Tác giả Hoàng Trọng Phiến cũng đưa ra định nghĩa về câu: “Câu là
đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập và có ngữ
điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm theo thái độ của
người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư
cách là đơn vị thông báo ngôn ngữ nhỏ nhất” [8].
Tác giả Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa về câu như sau: “Câu là
đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có câu tạo ngữ pháp ( bên trong và bên
ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay
thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt
tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn
ngữ” [5, 107].
Trong khóa luận này chúng tôi thống nhất chọn định nghĩa về câu của
Diệp Quang Ban rất cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao: “Câu là


đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp ( bên trong và
bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn

hay thái độ, sự đánh giá của người nó, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự
đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng,
tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [ 5,
107].
1.1.2. Các thành phần câu tiếng Việt
Câu của Tiếng Việt có thể chia ra các thành phần như sau: Thành phần
chính (hay còn gọi là thành phần nòng cốt của câu) và thành phần phụ của
câu.
1.1.2.1. Thành phần chính
a. Chủ ngữ
a1. Khái niệm
Chủ ngữ là thành phần chính, thành phần quan trọng trong câu nên từ
năm 1960 trở lại đây, chủ ngữ được đề cập đến trong nhiều công trình
nghiên cứu. Theo Diệp Quang Ban (2000): “Chủ ngữ là thành phần câu có
quan hệ qua lại và qui định lẫn nhau với thành phần vị ngữ, chủ ngữ nêu ra
vật, hiện
tượng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với đặc trưng (động,
tĩnh, tính chất) và quan hệ sẽ được nói đến trong vị ngữ” [5, 39- 40].
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) khẳng định:“Chủ ngữ
là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra
cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hoá” [38, 153].
a2. Những đặc trưng cơ bản của chủ ngữ
- Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ trong câu.
Hiện nay, mọi người đều thừa nhận chủ ngữ là một trong hai
thành phần chính của câu, song hành cùng vị ngữ tạo nên ng cốt câu. Chủ


ngữ là thành phần nêu lên chủ thể như người, vật, sự vật, sự việc,... có
đặc trưng
được miêu tả hoặc nhận xét ở vị ngữ [13, 131], [28, 24]. Các tác giả Nguyễn

Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2001) đã trình bày khá đầy đủ và hoàn
chỉnh về vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ.


- Vị trí của chủ ngữ trong câu.
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C-V (“vị trí thuận của
chủ ngữ” [32, 187]). Tuy nhiên, chủ ngữ có khả năng đứng sau vị ngữ (“vị trí
nghịch của chủ ngữ” [32, 187]) trong một số trường hợp nhất định và gắn với
những điều kịên nhất định. Đó là những trường hợp người nói muốn
nhấn mạnh vị ngữ để người nghe chú ý [22, 26]; là khi câu mang rõ màu sắc
biểu cảm [19, 60]; chủ ngữ trong các câu có hệ từ là chuyển theo qui tắc
riêng: chỉ ở những câu đồng nhất tuyệt đối, chủ ngữ mới có thể chuyển ra
sau vị ngữ, còn trong các câu không có hệ từ, bất cứ một chủ ngữ thể từ nào
cũng có thể chuyển ra sau vị ngữ nhờ có chỉ tố phân đoạn thực từ thực tại
“là” [19, 187-188].
- Cấu tạo của chủ ngữ.
+ Về mặt từ loại: Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ và đại
từ nhân xưng. Ngoài ra, động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ .
+ Về cấu tạo: Chủ ngữ thường được cấu tạo từ một từ, một cụm
từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập hoặc một cụm chủ vị. Ngoài ra, nó còn
có một số kiểu cấu trúc khác.
Ví dụ: Tr ư ớc mặt là một con đường.
Trong ví dụ trên, chủ ngữ được cấu tạo từ QHT + DT. Đây là một giới
ngữ.
Tóm lại, sau khi tổng kết các quan điểm của các nhà ngữ pháp học,
theo chúng tôi, chủ ngữ có thể được hiểu như sau:
- Về khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu thể hiện đối tượng
được thông báo trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nòng cốt câu.
- Về vị trí: Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C - V nhưng
khi cần nhấn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc,...

người ta có thể đặt vị ngữ trước chủ ngữ.


- Về cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được xác định bằng cách
xác định nòng cốt câu, xác định thành phần chính của câu( sử dụng phép
lược


câu, tìm thành phần cấu tạo tối thiểu của câu), cuối cùng tm những từ,
ngữ nêu đối tượng thông báo của câu.
- Về cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được làm từ một từ, một
cụm từ (cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định), một cụm C - V
hay một giới ngữ.
b. Vị ngữ
b1. Khái niệm
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) khẳng định vị ngữ là
thành phần chính thứ hai của câu, cùng với chủ ngữ tạo thành nòng cốt
câu. Vị ngữ là phần tường thuật về chủ ngữ [28, 154].
Vị ngữ là bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động của chủ thể; vị ngữ là
thành phần câu có quan hệ qua lại và qui định lẫn nhau với chủ ngữ, vị
ngữ nêu nên đặc trưng hoặc quan hệ (động, tĩnh) vốn có của vật nói ở
chủ ngữ hoặc có thể áp đặt chúng một cách có lý do cho vật đó; vị ngữ biểu
thị thuộc tính P (có thể là hành động, quá trình, trạng thái, đặc điểm, tnh
chất hoặc quan hệ) của đối tượng nhận thức. [31, 69].
Vị ngữ là bộ phận nòng cốt của câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời thể vào phía trước, và trong trường hợp bộ phận này gồm hơn một từ thì
vị ngữ là từ chính của bộ phận ấy. [32, 188] ...
b2. Những đặc trưng cơ bản của vị ngữ
- Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị ngữ trong câu.
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cùng với chủ ngữ tạo
nên nòng cốt câu. Vị ngữ là thành phần câu có mối quan hệ qua lại và

qui định lẫn nhau với thành phần chủ ngữ; nó thường báo rõ hành động,
trạng thái, tính chất của đối tượng được đề cập tới trong chủ ngữ. Vị ngữ
thường trả lời câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là gì? [22, 27], [24, 150].
Vị ngữ có tác dụng đến toàn câu [23, 115]; vị ngữ biểu thị tính vị thể,


miêu tả đặc trưng của sự vật được nói đến ở chủ ngữ [12, 148].


Về mặt ngữ pháp, vị ngữ là thành phần chịu sự chi phối của chủ ngữ;
về mặt thông báo, vị ngữ là thành phần thông báo về chủ ngữ, tính thông
báo thể hiện chủ yếu ở vị ngữ; trong tương quan với chủ ngữ, vị ngữ
thường là “cái mới” - cái chưa biết - do đó phần này ít khi bị rút gọn. [28,
185].
Vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với chủ ngữ, kết hợp
với chủ ngữ để tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh
đề [30, 69]; vị ngữ là thành phần dùng một thứ từ ngữ khác để thuật thuyết
cái “thế nào” của chủ ngữ [17, 178].
Vị ngữ là bộ phận quan trọng nhất trong câu song phần, nó là trung
tâm
tổ chức của câu, không thể lược bỏ khi câu tách khỏi ngữ cảnh [29, 181], [23,
115], [31, 69]. Vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu [32, 190].
- Vị trí của vị ngữ trong câu.
Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C - V. Tuy nhiên, vị ngữ
cũng có thể đứng trước chủ ngữ (trường hợp ngoại lệ) thuộc mặt dụng
pháp [38,185]. Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ sẽ tạo nên một trật tự
không bình
thường nhằm đạt hiệu quả tu từ, biểu cảm [31, 70].
- Cấu tạo của vị ngữ
Về mặt từ loại: Phần lớn các nhà nghiên cứu ngữ pháp cho rằng

động từ, tính từ (vị từ) thường làm vị ngữ, ngoài ra danh từ, đại từ, số từ
cũng có thể làm vị ngữ.
Về mặt cấu trúc: Vị ngữ có thể được tạo nên bởi một từ, một cụm
từ, một cụm từ chính phụ, một cụm từ đẳng lập, một giới ngữ, một kết cấu
C-V và những đơn vị đặc biệt như :
+ Từ “đang” + danh từ chỉ thời gian. Ví dụ: “Nó đang tuổi ăn tuổi ngủ”.


+ Các từ sao, vậy, thế nào. Ví dụ: “Anh sao thế ?” [22, 30].
+ Là sự lặp lại một tổ hợp từ về mặt ý nghĩa vốn là trọng tâm của nội
dung thông báo ở câu trước.


Ví dụ:
-“Vài bữa nữa bố đưa con đi thăm bà nội”.
-“Con khôn g vài bữ a nữa”.
+ Là một tổ hợp quan hệ từ + danh từ, ví dụ: “Mẹ tôi n goài vư
ờ n”
[12,150].
Về mặt nối kết với chủ ngữ: Vị ngữ có thể kết hợp trực tiếp với chủ ngữ
(không cần đến hệ từ là), có thể kết hợp gián tếp với chủ ngữ (nhờ hệ từ là).
Tóm lại theo chúng tôi, vị ngữ có thể được hiểu như sau:
- Về khái niệm: Vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện nội dung
thông báo ( hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quan hệ, nhận
xét,...) của đối tượng được nêu ở chủ ngữ, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt
câu.
- Về vị trí: Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C-V, nhưng vị
ngữ cũng có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông
báo hoặc mang màu sắc tu từ.
- Về cách xác định vị ngữ: Muốn tm vị ngữ của một câu, phải thực

hiện các bước phân tích cấu trúc câu: Xác định nòng cốt câu (tối giản), xác
định chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ của câu (phần nêu lên thông báo về
đối
tượng được nói đến ở chủ ngữ).
- Về cấu tạo của vị ngữ: Vị ngữ có thể được làm từ một từ (động từ,
tính từ, danh từ, đại từ, số từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm
từ cố định, cụm C-V, hoặc một giới ngữ.
1.1.2.2. Thành phần phụ
a. Trạng ngữ
a1. Khái niệm


×