Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sử học: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.3 KB, 28 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghiên cứu sinh chọn đề  tài “Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An lãnh đạo  
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử  cách mạng từ  năm 1996  
đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ vì những lý do sau:
Xuất phát từ  vị  trí,  vai trò  của DTLSCM.  Di   tích  lịch  sử   cách 
mạng là một bộ  phận cấu thành hệ  thống các DSVH, nơi lưu dấu  
ấn những giá trị  truyền th ống cách mạng vẻ  vang c ủa Đảng, của 
đất nước và con ngườ i Việt Nam ; là minh chứng cụ th ể và sâu sắc 
về  lịch sử  đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ  Tổ  qu ốc dưới s ự 
lãnh đạo của ĐCSVN. DTLSCM là nguồn lực sẵn có, nếu được khai 
thác và sử  dụng hợp lý sẽ  góp phần không nhỏ  trong tạo động lực 
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Xuất phát từ thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trên  
địa bàn tỉnh Nghệ An trước năm 1996. Nghệ An là tỉnh có bề dày truyền 
thống cách mạng; nơi đây có nhiều DTLSCM gắn với các sự kiện lịch sử 
cách mạng và vai trò của các anh hùng dân tộc.  Trước năm 1996, Đảng 
bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An đã bước đầu quan tâm bảo tồn và phát huy 
giá trị  DTLSCM.  Tuy   nhiên,   nhiều DTLSCM đã và đang xuống cấp 
nghiêm trọng do tác động của thời tiết, khí hậu, các biến cố  lịch sử và 
sự  xâm hại của con người. Việc phát huy giá trị  gặp nhiều khó khăn, 
hiệu quả  thấp,  một số   di tích vắng khách tham quan, thiếu người  
chăm sóc...
Xuất phát từ tầm quan trọng của các DTLSCM, là vũ khí sắc bén  
trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay đối với  
các thế  lực chống phá cách mạng Việt Nam.   Các thế  lực phản cách 
mạng vẫn tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử; cố tình biện minh  
cho quá trình xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp và đế  quốc Mỹ 
đối với nước ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu  
tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà; làm suy giảm niềm tin của  


nhân dân đối với sự  lãnh đạo của Đảng, hướng thế  hệ  trẻ  thờ  ơ  với  
giá trị của độc lập tự do mà các thế hệ ông cha đã phải hy sinh xương  
máu mới giành được. Do vậy, DTLSCM không chỉ có giá trị về lịch sử 
truyền thống mà còn là vũ khí trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư 
tưởng lý luận. 
Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan  
đến đề  tài cho thấy,   hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị  DSVH 
thu hút sự  quan tâm của nhiều nhà khoa học, đội ngũ cán bộ  lãnh  


2
đạo, quản lý. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về bảo  
tồn và phát huy giá trị các DTLSCM dướ i sự lãnh đạo của Đảng bộ 
địa phương theo chuyên ngành khoa học Lịch sử  ĐCSVN. Đây vẫn 
là một “khoảng trống” cần đượ c nghiên cứu. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ quá trình Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An lãnh đạo bảo tồn và 
phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015); đúc rút kinh nghiệm để có  
thể tham khảo, vận dụng vào hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
­ Trình bày, luận giải, làm rõ những yếu tố  tác động đến sự 
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các 
DTLSCM (1996 ­ 2015).
­ Hệ  thống hóa và phân tích làm rõ chủ  trương, sự  chỉ đạo của 
Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ 
năm 1996 đến năm 2015.
­ Nhận xét, đúc rút những kinh nghiệm từ  quá trình Đảng bộ tỉnh  
Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM giai đoạn 1996 ­ 
2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy 
giá trị các DTLSCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
­ Nội dung: luận án nghiên cứu chủ  trương và sự  chỉ  đạo của 
Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An về  bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM  
cấp Quốc gia từ  năm 1996 đến năm 2015, không nghiên cứu đối với 
các di tích quốc gia đặc biệt. Khảo sát, nghiên cứu đối với một số di  
tích quốc gia trọng điểm của tỉnh Nghệ  An như: Khu lưu niệm Phan  
Bội Châu, di tích Xô viết Nghệ  Tĩnh; Khu lưu niệm Lê Hồng Phong,  
Mộ và nhà thờ Hồ Tùng Mậu, Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên, Nhà lưu 
niệm  Phan Đăng Lưu, di tích Truông Bồn,  di tích  Tràng Kè, đình Võ 
Liệt...
­ Không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
­ Thời gian: Từ  1996 đến năm 2015, có mở  rộng nghiên cứu  
trước năm 1996 và sau năm 2015. 
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:


3
Luận án nghiên cứu dựa trên  cơ  sở  lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của ĐCSVN về bảo tồn và phát 
huy giá trị DSVH, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH và DTLSCM.
4.2. Cơ sở thực tiễn:
Luận án nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng 
bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Khai thác, sử dụng  
các tài liệu phản ánh sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An; các văn 
kiện của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy  

giá trị các DTLSCM được lưu trữ tại phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, kho Văn thư ­ lưu 
trữ của UBND tỉnh; các báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,  
Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An  về bảo tồn và phát huy giá trị di  
tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả  sử  dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành và  
liên ngành, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương 
pháp lôgic. Ngoài ra còn sử  dụng một số  phương pháp như: phương  
pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân kỳ, phương  
pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tiễn...
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ  thống, khái quát hóa, phân tích làm rõ chủ  trương và sự  chỉ 
đạo của Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An về  bảo tồn và phát huy giá trị  các  
DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015.
Đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn  
và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015) trên hai bình diện ưu điểm và  
hạn chế; làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
Đúc rút những kinh nghiệm có thể  tham khảo, vận dụng vào lãnh 
đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh  
Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM ở Nghệ An. 
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
­ Những kinh nghiệm rút ra có giá trị tham khảo trong lãnh đạo bảo  
tồn và phát huy giá trị các DTLSCM của đảng bộ địa phương.
­ Luận án góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An  
trên lĩnh vực văn hóa; là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, 
giảng dạy Lịch sử ĐCSVN và Lịch sử đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận án



4
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác 
giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham 
khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về  bảo tồn và phát huy giá  
trị các di tích lịch sử văn hóa
Nhiều   công  trình   nghiên  cứu  về   bảo   tồn  và  phát   huy  giá   trị 
DTLSVH, có thể  kể  đến một số  công trình dưới đây:  Nguyễn Đăng 
Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử ­ văn hoá [26]. Đặng 
Việt Thủy (1996), Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam  [124]. 
Dương Văn Sáu (2000) Di tích lịch sử ­ văn hóa, danh lam thắng cảnh  
Việt Nam [96]. Từ Mạnh Lương (2003), Một số chính sách và giải pháp  
kinh tế ­ xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai  
thác di tích lịch sử văn hóa của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất  
nước [87]. Đinh Trung Kiên (2003), “Di tích lịch sử và tư  liệu lịch sử  
với việc phát triển du lịch Việt Nam”  [79]. Khoa Thị Khánh Chi (2010) 
Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ­ thực trạng và giải  
pháp [21]. Quốc Hiệp, Thu Hằng (2013) “Về tình hình vi phạm và xử lý  
vi phạm trong hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích thời gian qua”  
[61]. Ngô Thị Ngà (2013), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác  
bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 đến năm 2010” 
[89]. Nguyễn Thu Trang (2013) “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bằng 
hình thức bảo tàng hóa di sản văn hóa” [152]; Nguyễn Thịnh (2014), Bảo  
tàng hóa di tích [117]. Trần Bá Đồng (2015), “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh 

đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ năm 1998 đến  
năm 2013” [50].  Nguyễn Quốc Hùng (2015) “Vai trò của cộng đồng 
trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa” [72]... Các tác giả cung 
cấp những luận cứ khoa học, nêu lên thực trạng, tình hình vi phạm trong 
bảo tồn, tôn tạo di tích; từ đó đưa ra những biện pháp, kinh nghiệm để thực  
hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH. 
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về  bảo tồn và phát huy giá  
trị các di tích lịch sử cách mạng
* Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các  
di tích lịch sử cách mạng của cả nước.


5
Có nhiều công trình nghiên cứu về  bảo tồn và phát huy giá trị 
DTLSCM trên địa bàn cả nước như: Phạm Hồng Châu (2013), Di tích  
lịch sử  cách mạng Việt Nam   [19].  Đỗ  Hồng Thái (1996)  Sử  dụng di  
tích lịch sử  cách mạng trong dạy học lịch sử   ở  trường phổ  thông:  
“Đổi mới dạy học lấy người học làm trung tâm” [110]. Hoàng Thanh 
Hải (1999), Sử  dụng di tích lịch sử  trong dạy học lịch sử dân tộc  ở  
các trường trung học cơ sở [57]. Đỗ Đức Hinh (2004), “Cần có cách 
nhìn lịch sử  trong bảo tồn, tôn tạo khu di tích Điện Biên Phủ”  [62]. 
Đỗ  Hữu Hà (2006), Di tích lịch sử  cách mạng Thừa Thiên Huế [55]. 
Trần Đức Nguyên (2010) “Phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách 
mạng ­ kháng chiến trên địa bàn thủ  đô Hà Nội” [91]. Nguyễn Quốc 
Hùng (2012), “Di tích cách mạng ­ bằng chứng của sự đổi thay” [71]. 
Ban Chấp hành Đảng bộ  tỉnh ĐắkNông (2013),  Lịch sử  di tích cách  
mạng nhà ngục ĐăkMil (1942 ­ 1943)  [3]. Lưu Đức Thọ, Nguyễn Thị 
Triều (2013), “Bảo tồn và phát huy Di tích lịch sử  cách mạng  ở tỉnh  
Quảng Trị” [118]. Phạm Xuân Thăng (2014) “Phát huy giá trị  các di 
tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” [115].  Trần Đức 

Nguyên (2014)  “Các di tích lịch sử  cách mạng tiêu biểu  ở  tỉnh Bắc 
Ninh” [92]... 
* Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các  
di tích lịch sử cách mạng ở Nghệ An.
Nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn, khai thác giá trị từ các 
DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tiêu biểu như: Sở Văn hóa Thông 
tin  Nghệ   An   (2005),   Ngh ệ   An   di  tích  danh  th ắng   [102].   Nguy ễn 
Đ ức   Cườ ng,   Ph ạm   H ươ ng   Lan,   Anh   Minh   (2008) ,   Huy ền   tho ại  
Truông B ồn b ản hùng ca th ế  kỷ  XX  [23]. Ban t ổ  ch ức k ỷ  ni ệm 40  
năm chiến th ắng Truông Bồn (2008),   Truông B ồn chi ến công và  
huy ền tho ại  [8]. Nguy ễn Duy Quý, Nguy ễn Tr ọng Đệ  (2011),  Văn 
hóa   và   con   ngườ i   X ứ   Ngh ệ   nh ững   b ức   chân   dung   [94].   Vũ   Thị 
Thanh Tú (2013),  Đ ảng bộ  tỉnh Ngh ệ  An lãnh đạo công tác b ảo  
tồn và phát huy di tích lịch s ử  văn hóa từ  năm 1991 đế n năm 2012  
[155].  Tác giả Ph ạm Xuân Thành (2015), nghiên cứ u về   Đình làng  
Ngh ệ An v ới l ễ h ội dân gian , tập 1 [113]... Các công trình trên đ ều 
kh ẳng đ ịnh: Nghệ  An là một trong nh ững đị a chỉ  văn hóa đặc biệ t  
c ủa   c ả   n ướ c   với   h ệ   th ống   di   tích   đa   dạng,   phong   phú,   nhiề u  
chủ ng lo ại.   Các  DTLSCM trên đ ịa bàn tỉnh là n ơi ghi d ấu nh ững  
c ơ   s ở   cách   m ạng,   phong   trào   đ ấu   tranh   của   nhân   dân   Nghệ   An 


6
d ướ i s ự  lãnh đ ạo c ủa Đả ng. Đây là mộ t ngu ồn lực quan tr ọng để 
phát   tri ển   KT   ­   XH   c ủa   t ỉnh,   là   “đị a   ch ỉ   đỏ”,   mạnh   ngu ồn   nuôi 
dưỡng và giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và  
mai sau.
1.2.  Khái  quát kết  quả  các công trình  khoa học  đã   được 
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan  

đến đề tài
Một   là,  bảo   tồn   và   phát   huy   các   DTLSVH   nói   chung   và 
DTLSCM nói riêng đã thu hút sự  quan tâm của nhiều nhà khoa học, 
của đội ngũ cán bộ  lãnh đạo, quản lý, cán bộ  chuyên trách. Có một 
số công trình khai thác dưới góc độ nghiên cứu của khoa học Lịch sử 
ĐCSVN nhưng chỉ khai thác đối với các DTLSVH. 
Hai là, các công trình nghiên cứu đã giới thiệu khá rõ nét về vị 
trí, vai trò của các DTLSVH ­ một nguồn lực quan trọng trong phát 
triển KT ­ XH. Một số công trình nêu lên thực trạng và đề xuất những  
giải pháp phát huy giá trị  di tích trong phát triển du lịch, giáo dục đào 
tạo, giáo dục truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Ba là, các công trình nghiên cứu về DTLSCM cơ bản giới thiệu  
về địa điểm, lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển của các di tích; thực 
trạng và biện pháp để  nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị 
các DTLSCM trong phát triển KT ­ XH. Tuy nhiên, chưa có công trình 
nào nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM dưới sự  lãnh  
đạo của một Đảng bộ địa phương.
B ố n là,   các  công trình nghiên c ứ u d ướ i  góc đ ộ  khoa h ọ c  
L ị ch s ử  ĐCSVN v ớ i n ộ i dung Đ ả ng b ộ  đ ị a ph ươ ng (Ngh ệ  An, 
Hà Tĩnh, Thái Nguyên) lãnh đ ạ o b ả o t ồ n DTLSVH  ở  t ừ ng giai 
đo ạ n   c ụ   th ể  đã   trình   bày   h ệ   th ố ng   ch ủ   tr ươ ng   và   s ự   ch ỉ   đ ạ o 
c ủ a   Đ ả ng   b ộ ,   nh ậ n   xét   và   rút   ra   m ộ t   s ố   kinh   nghi ệ m   v ề   lãnh 
đ ạ o,   ch ỉ   đ ạ o   trong   lĩnh   v ự c   này.   Đây   là   c ơ   s ở   đ ể   nghiên   c ứ u 
sinh tham kh ả o, so sánh ho ạ t đ ộ ng b ả o t ồ n và phát huy giá tr ị 
các DTLSCM gi ữ a Ngh ệ  An v ới đ ị a ph ươ ng khác.
Như  vậy, từ tổng quan những công trình được trình bày ở  trên,  
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về  quá trình Đảng bộ  tỉnh  
Nghệ  An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM từ  năm 
1996 đến năm 2015. Trên thực tế, đây vẫn là một “khoảng trống” rất 
cần được nghiên cứu. 



7
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Một là, nghiên cứu làm rõ những yếu tố  tác động đến sự  lãnh 
đạo của Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An về  bảo tồn và phát huy giá trị  các  
DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015.
Hai là,  làm sáng tỏ  chủ  trương và sự  chỉ  đạo của Đảng bộ  tỉnh  
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015). 
Ba là, nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo  
tồn và phát huy giá trị DTLSCM (1996 ­ 2015).
Bốn là, rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ 
An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015).
Kết luận chương 1
Luận án đã tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu  
của các tác giả trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH nói 
chung và DTLSCM nói riêng. Phân tích, làm rõ kết quả chủ yếu của các 
công trình đó, đồng thời chỉ ra những vấn đề cơ  bản luận án phải giải  
quyết, đó là: nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo  
của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM  
(1996 ­ 2015); làm sáng tỏ chủ trương và sự  chỉ đạo của Đảng bộ  tỉnh  
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015); nhận  
xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh  
đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 ­ 2015)   có thể  vận 
dụng vào thực tiễn hiện nay.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
 TỈNH NGHỆ AN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ 
DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (1996 ­ 2005)
2.1. Những yếu tố tác động đến sự  lãnh đạo của Đảng bộ 

tỉnh Nghệ  An về  bảo tồn và phát huy giá trị  di tích lịch sử  cách  
mạng
2.1.1.  Điều kiện tự  nhiên, kinh tế  ­ xã hội và truyền thống  
lịch sử văn hóa của tỉnh Nghệ An
* Điều kiện tự nhiên
Nghệ  An là tỉnh nằm  ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ với diện 
tích tự  nhiên là 16.490,25 km2, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Sự 
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung  
bình các tháng nóng nhất (tháng 6, 7) là 330C, chịu ảnh hưởng của gió 
phơn Tây Nam khắc nghiệt; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất là 


8
190C. Những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, nhất là thời tiết, khí hậu  
của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xuống cấp cũng như việc  
bảo tồn, tôn tạo các DTLSCM. 
* Điều kiện kinh tế ­ xã hội 
Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, dân số hơn 
2,9 triệu người. Tính đến năm 1995, tình hình KT ­ XH tỉnh Nghệ An có 
nhiều chuyển biến tích cực. “Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình 
quân hàng năm (1991 ­ 1995) là 8,9%. GDP bình quân đầu người tăng từ 
153 USD năm 1990 lên 207 USD năm 1995” [40, tr.12]. Tình hình KT ­ 
XH của tỉnh có nhiều tiến bộ là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và chính  
quyền tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư cho xây dựng và phát triển văn hóa 
nói chung cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị  các  
DTLSCM nói riêng.
* Truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng của tỉnh Nghệ An
Nghệ  An là tỉnh có bề  dày truyền thống cách mạng, nơi đây có 
nhiều DTLSCM gắn với các sự  kiện lịch sử  cách mạng và vai trò của  
nhiều anh hùng dân tộc như: Phan Bội Châu, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, Lê 

Hồng Phong, Hồ  Tùng Mậu, Phùng Chí Kiên, Phan Đăng Lưu…   Đặc 
biệt,  phong trào cách mạng  mà  đỉnh cao  là Xô Viết  ­ Nghệ   Tĩnh 
(1930 ­ 1931)  nh ư  m ột  d ấu son chói lọi trong  truyền  th ống  đánh 
giặc giữ  nướ c dướ i sự  lãnh đạo của ĐCSVN. Truyền thống yêu 
nước,  chống ngo ại  xâm  của  ngườ i  dân  xứ   Nghệ   còn đượ c  minh 
chứng qua các DTLSCM như: Cụm di tích Làng Đỏ, Tràng Kè, Khu  
tưở ng niệm Xô viết Nghệ  Tĩnh 12/9, đình Võ Liệt, Truông Bồn, di 
tích lưu niệm Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu...
2.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị  di tích lịch sử  
cách mạng trên địa bàn tỉnh trước năm 1996
* Ưu điểm
Về bảo tồn các DTLSCM:
Tr ướ c năm 1996, có m ột s ố DTLSCM trên đ ịa bàn tỉnh  đ ượ c 
đ ầu tư  ch ống xu ống c ấp, tôn tạo  ở  các mứ c độ  và trình độ  khác  
nhau.  Công tác  lập h ồ  s ơ   khoa h ọc đ ể   x ếp hạng di tích ;  sự  phân 
cấp quản lý di tích bước đầu phát huy được trách nhiệm của  các cấp 
ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong bảo vệ DTLSCM. Tuy nhiên, 
hoạt động bảo tồn các DTLSCM mới chỉ dừng lại  ở cấp độ  bảo vệ, 
giữ  nguyên trạng di tích. Một số  di tích như  Tràng Kè, Nghĩa trang  
Thái Lão được đầu tư bảo tồn bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp 


9
nhưng nguồn vốn này không nhiều, chỉ  đảm bảo cho việc cắm mốc, 
khoanh vùng bảo vệ, chống mối, mọt, dột tại các di tích. 
Về phát huy giá trị các DTLSCM:
Tính đến năm 1996, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 28 DTLSCM  
cấp quốc gia. Hoạt động phát huy giá trị các DTLSCM trong giáo dục 
truyền thống được quan tâm. Các lễ kỷ niệm, dâng hương, viếng thăm 
các   DTLSCM   nhân   kỷ   niệm   các   ngày   lễ   lớn   của   dân   tộc   và   địa 

phương được các chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành có 
nề  nếp. Sở  Văn hóa Thông tin và Sở  Giáo dục và đạo tạo phối kết  
hợp tổ  chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và các danh 
nhân; tổ  chức tham quan,  ngoại khóa tại các DTSLCM cho học sinh, 
sinh viên trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động văn hóa thường niên tại các di 
tích nhân các ngày lễ  lớn của dân tộc , của Đảng, địa phương  được tổ 
chức chặt chẽ. DTLSCM trở thành địa điểm thăm viếng, giáo dục truyền 
thống; là nguồn tư liệu lịch sử quý giá, là minh chứng sinh động trong giáo  
dục lịch sử dân tộc và địa phương.
* Hạn chế:
Tuy mật độ DTLSCM trên địa bàn tỉnh khá dày nhưng việc bảo tồn 
và phát huy giá trị  còn nhiều hạn chế. Một số  di tích, di vật đã và đang  
xuống cấp nghiêm trọng do tác động của thời tiết, chiến tranh và các biến 
cố lịch sử, sự xâm hại của con người.  Nhiều DTLSCM vắng khách tham 
quan, thiếu người chăm sóc. Công tác quản lý đối với một số DTLSCM 
còn biểu hiện chồng chéo. Việ c triển khai  khoanh vùng b ảo vệ   tại 
m ột s ố   DTLSCM còn gặp khó khăn . Kinh phí chống xuống cấp di tích 
hạn hẹp, không thể  triển khai bảo tồn di tích một cách toàn diện. Nhận 
thức của cộng đồng về giá trị của DTLSCM còn đơn giản và bị coi nhẹ. 
2.1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về  
bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
2.1.3.1 Chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị các  
di tích lịch sử cách mạng
* Quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM là bảo vệ  tài sản  
quý của quốc gia, bộ phận cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc.  Nghị 
quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa VIII chỉ rõ: “Di sản văn hóa 
là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc” [30, tr.63].
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM nhằm gắn kết cộng  
đồng dân tộc Việt Nam. 

Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM góp phần sáng tạo  
những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. 


10
* Nhiệm vụ giải pháp bảo tồn các DTLSCM
Một là, chăm lo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Nghị 
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khẳng  
định: “Nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất ­  
kỹ  thuật cần thiết cho văn hóa, nghệ  thuật, giữ  gìn và tôn tạo các di  
tích lịch sử văn hóa” [27, tr.72]. 
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với nâng cao  
chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân. 
Ba là, gắn bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM với phát triển du  
lịch.
 2.1.3.2. Chính sách của Nhà nước về  bảo tồn và phát huy giá  
trị các di tích lịch sử cách mạng
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam sửa đổi 
ngày 15/4/1992 đề  cập đến bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM tại 
điều 34 chương III: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản 
văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, 
bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di 
sản văn hóa, các công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” [60,  
tr.148]. Ngày 25/12/2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa  
Việt Nam thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH Về việc bổ sung một  
số  điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam 
năm   1992.   Luật   Di   sản   văn   hóa   năm   2001   và   Nghị   định   số 
92/2002/NĐ­CP, ngày 11/11/2002, Nghị định của Chính phủ  Quy định 
chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa đã nêu lên những quy định cụ 
thể về bảo tồn DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng. 

2.2. Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát  
huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 ­ 2005) 
Trong những năm 1996 ­ 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã quan 
tâm đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, coi đây là  
một khâu trong xây dựng nền văn hóa xứ  Nghệ. Chủ  trương bảo tồn 
và phát huy giá trị các DTLSCM được thể  hiện trong Nghị quyết Đại  
hội đại biểu Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An lần thức XIV (nhiệm kỳ 1996 ­  
2000); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV (nhiệm  
kỳ   2001   ­   2005);   Nghị   quyết   12­NQ/TU   của   BTV   Tỉnh   uỷ,   ngày  
30/7/2002 Về  phát triển du lịch Nghệ  An thời kỳ  2002 ­ 2010. Ch ủ 
trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị  các  
DTLSCM (1996 ­ 2005) thể hiện trên những nội dung sau:


11
* Tư tưởng chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là,  bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM làm cho nền 
văn hóa Nghệ  An ngày càng phát triển, góp phần giữ  gìn và phát huy 
truyền thống tốt đẹp của văn hóa Xứ Nghệ.
Hai là, tích cực tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về giá trị của 
các DTLSCM đến với công chúng nhằm  góp phần nâng cao nhận thức  
về  truyền thống văn hóa, lịch sử  của dân tộc và địa phương, nhất là 
truyền thống lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
Bà là,  có kế  hoạch bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM một  
cách chặt chẽ, hiệu quả.
Bốn là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM là nhiệm vụ khó 
khăn, phức tạp và lâu dài, cần phải tiến hành một cách kiên trì và thận 
trọng. 
* Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, xây dựng kế hoạch bảo vệ, tôn tạo các DTLSCM trọng 

điểm, ưu tiên chống xuống cấp một số di tích đã được xếp hạng. 
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM gắn với giữ gìn 
và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa xứ Nghệ. 
Ba là,  bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM gắn với phát 
triển du lịch. 
* Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, tập trung chống xuống cấp, tôn tạo và quản lý tốt một  
số DTLSCM quan trọng, góp phần bảo tồn nền văn hóa xứ Nghệ. 
Hai là, bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM gắn với tuyên 
truyền về truyền thống cách mạng và văn hóa Xứ Nghệ. 
Ba là,  bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM gắn với phát 
triển kinh tế, xã hội của địa phương. 
* Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, huy động mọi nguồn lực để  thực hiện bảo tồn và phát 
huy giá trị các DTLSCM. 
Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan  
trọng của các DTLSCM. 
Ba là,  phối hợp chặt chẽ  giữa UBND tỉnh, UBND các huyện,  
thị phố, thành xã, Sở Văn hóa Thông tin, các ngành chức năng và các tổ 
chức chính trị xã hội trong bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. 


12
Bốn là, kiện toàn bộ máy và phát huy vai trò trách nhiệm của cơ 
quan, đội ngũ cán bộ chuyên trách trong quản lý, bảo tồn và phát huy  
giá trị DTLSCM. 
2.3. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá  
trị di tích lịch sử cách mạng (1996 ­ 2005) 
2.3.1.  Lập  hồ   sơ   khoa  học   xếp  hạng   di   tích   lịch   sử  cách  
mạng

Thực hiện chủ  trương của Đảng bộ  về  quản lý, bảo tồn và  
phát huy giá trị DTLSCM, Tỉnh  ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh, trực tiếp là  
Sở Văn hóa Thông tin triển khai kiểm kê, lập hồ sơ di tích, tham mưu 
cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định xếp hạng 
đối với các DTLSCM. Giai đoạn 1996 ­ 2005, Bảo tàng Xô viết Nghệ 
Tĩnh và Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ  An phối hợp với  
UBND các huyện, thành phố, thị  xã lập được 18 hồ  sơ  DTLSCM và 
được Bộ  Văn hóa thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia. Trong  
đó, di tích nhà thờ dòng họ: 07; di tích đình làng: 02; di tích đền: 05; địa 
điểm lịch sử: 02; di tích nhà ở và Lưu niệm danh nhân: 01; di tích mộ 
và nhà thờ danh nhân cách mạng: 01. 
2.3.2. Chỉ  đạo phân cấp quản lý, kiện toàn bộ  máy và xây  
dựng đội ngũ cán bộ quản lý bảo tồn và phát huy giá trị các di tích  
lịch sử cách mạng
Về phân cấp quản lý DTLSCM.
Ngày   29/1/1997,   UBND   tỉnh   Nghệ   An   ra   Quyết   định   số 
320/QĐ­UB về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng di  
tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”. Ngày  
12/4/1997, UBND tỉnh Nghệ  An ra Quyết định số  1306/QĐ­UB “Về 
phân cấp quản lý các di tích danh thắng”. Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ 
An ra Quyết định số  24/2003/QĐ­UB, ngày 29/1/2003 về  việc “Ban 
hành Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh  
lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”. Quyết định này là sự  tiếp nối và 
phát   triển   hơn   nữa   quyết   định   số   320/QĐ­UB   ngày   29/1/1997   của 
UBND tỉnh Nghệ An. Đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 983 
di tích, trong đó có 46 DTSLCM cấp quốc gia. Sở  Văn hóa thông tin 
quản lý di tích lưu niệm Phan Bội Châu; 45 DTLSCM còn lại do các  
huyện, thành phố, thị xã quản lý. 
Về  kiện toàn bộ  máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên  
quản lý bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM.



13
Giai đoạn 1996 ­ 2005, UBND tỉnh Nghệ An giao trách nhiệm  
cho Sở Văn hóa Thông tin quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đối với các 
DTLSCM. Tháng 7 năm 2002, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ 
An được thành lập, là cơ  quan chuyên trách chịu trách nhiệm tham  
mưu   cho   Sở   Văn   hóa   Thông   tin,   UBND   tỉnh   và   trực   tiếp   chỉ   đạo 
chuyên môn đối với cơ  sở  trong bảo tồn, và phát huy giá trị  di tích, 
danh thắng trên địa bàn tỉnh. Ngoại trừ di tích lưu niệm Phan Bội Châu  
do Sở  Văn hóa Thông tin quản lý; 45 DTLSCM cấp quốc gia còn lại  
được giao cho UBND các huyện, thành, thị quản lý. Quy chế 320/QĐ­
UB ngày 29/1/1997, về Quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn 
hóa và danh thắng tỉnh Nghệ  An nêu rõ: “Các di tích lịch sử  văn hoá, 
danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được thành lập tổ  bảo vệ, tổ  có 
trách nhiệm quản lý, bảo vệ  các động sản và bất động sản, hướng 
dẫn các sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong di tích lịch sử  văn hóa và 
danh lam thắng cảnh” [159, tr.5]. Theo đó, UBND các huyện, thành 
phố, thị  xã thành lập Tổ  quản lý di tích với lực lượng từ  5 đến 7  
người, hoạt động dưới sự  chỉ  đạo của phòng Văn hóa Thông tin. Số 
lượng cụ  thể: có 241 người/46 DTLSCM, trong đó có 36 người có 
trình độ đại học, cao đẳng. 
2.3.3. Chỉ  đạo huy động nguồn vốn bảo tồn các di tích lịch  
sử cách mạng
Ngày 29/1/1997, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 320/QĐ­
UB về việc ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích lịch 
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo  
đó, nguồn vốn bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM bao gồm: “kinh  
phí Nhà nước đầu tư hàng năm; đóng góp của tập thể hoặc cá nhân có  
hảo tâm; vận động nhân dân địa phương tự  nguyện đóng góp; một  

phần tiền lệ  phí tham quan di tích lịch sử  văn hoá, danh lam thắng 
cảnh...” [159, tr.6]. Giai đoạn 1996 ­ 2005, UBND tỉnh triển khai thực  
hiện 03 dự án bảo tồn, tôn tạo DTLSCM trọng điểm của tỉnh. Nguồn  
kinh phí tu bổ  di tích theo Chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng 
tăng. Cụ thể: năm 2002 là 200 triệu đồng; năm 2003 là 580 triệu đồng  
[Phụ  lục 5]. Kinh phí chống xuống cấp thường xuyên từ  ngân sách 
tỉnh ngày càng tăng. Năm 2003 là 180 triệu đồng; năm 2004 là 315 
triệu đồng; năm 2005 là 250 triệu đồng [Phụ  lục 7]. Đối với nguồn  
kinh phí xã hội hóa, ngày 30/10/1998, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết  
định số 1258/1998/QĐ.UB “Quy định tạm thời về việc đặt hòm công 


14
đức, quản lý sử  dụng tiền công đức ở  các khu di tích lịch sử  văn hoá, 
danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. 
2.3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống  
tại các di tích lịch sử cách mạng
Quyết định số  320/QĐ­UB (29/1/1997) về  việc ban hành “Quy 
chế  quản lý, bảo vệ  và sử  dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam 
thắng cảnh trên địa bàn tỉnh” chỉ  rõ: việc tổ  chức lễ  hội, hoạt động  
văn hóa tại di tích “phải được khai thác tích cực, hợp lý để  phục vụ 
cho  nhu  cầu   sinh  hoạt   văn hóa  lành  mạnh  của  nhân  dân,  phát  huy 
truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng đất nước” [159, tr.6]. Những 
năm 1996 ­ 2005, Tỉnh  ủy đã chỉ  đạo Sở  Văn hóa Thông, UBND các  
huyện,  thành,  thị   tổ   chức  các hoạt  động  kỷ   niệm  70  năm Xô   viết 
Nghệ Tĩnh. Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức trưng bày với chủ đề 
“70   năm   Xô   viết   Nghệ   Tĩnh”   tại   thành   phố   Vinh,   Hưng   Nguyên, 
Thanh Chương. Các hoạt động kỷ  niệm, dâng hương, tri ân, tưởng  
niệm nhân các ngày lễ lớn của dân tộc: 12/9 Xô Viết Nghễ Tĩnh, ngày  
thành lập Đảng 3/2; ngày sinh, ngày mất của các anh hùng dân tộc... 

được tổ chức thường xuyên tại các DTLSCM.
2.3.5. Bảo tồn và phát huy giá trị  di tích lịch sử  cách mạng  
gắn với phát triển du lịch
Nhận thức đúng đắn về  tầm quan trọng của DTLSCM trong  
phát triển KT ­ XH mà trực tiếp là phát triển du lịch tỉnh nhà. Ngày  
30/7/2002, BTV Tỉnh uỷ  ban hành Nghị  quyết 12­NQ/TW về  “Phát 
triển du lịch Nghệ  An thời kỳ  2002 ­ 2010”. Thực hiện chỉ đạo của  
BTV   Tỉnh   ủy,   ngày   15/11/2002,   UBND   tỉnh   Nghệ   An   ban   hành 
“Chương trình hành động thực hiện Nghị  quyết 12 của Ban Thường  
vụ  Tỉnh  ủy về phát tiển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002 ­ 2010”. Tiếp  
đó, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Nghệ An  
thời kỳ 2002 ­ 2010”. Ngày 13/8/2003, Thường trực Tỉnh  ủy ra Thông 
báo số 485­TB/TU, Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về Đề 
án “Tổ chức năm du lịch Nghệ An ­ 2005”.Số lượng khách tham quan  
các DTLSCM có xu hướng tăng lên. 
Kết luận chương 2
Giai đoạn 1996 ­ 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có chủ trương  
và sự  chỉ  đạo sát đúng, tạo sự  chuyển biến rõ nét trong thực hiện  
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM, góp phần tạo nên  
diện mạo mới trong xây dựng và phát triển văn hóa địa phương. Tuy  


15
nhiên,   hoạt   động   bảo   tồn   các   DTLSCM   vẫn   còn   nhiều   hạn   chế.  
Nguồn vốn đầu tư còn ít, phát huy giá trị của các DTLSCM trong giáo  
dục truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; hiệu quả  việc sử 
dụng, khai thác các di tích trong phát triển du lịch thấp; đội ngũ cán bộ 
quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... 



16
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN 
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG 
(2006 ­ 2015)
3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ 
tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị  các di tích lịch sử cách  
mạng
3.1.1. Tình hình mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh  
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng
Tỉnh Nghệ An sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu  
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong hai năm  
2006 ­ 2007 nền kinh tế  có sự  tăng trưởng khá cao (trên 10,5%), đời 
sống nhân dân từng bước được nâng lên, hoạt động giao lưu văn hóa, 
văn nghệ, thông tin, th ể  dục thể  thao c ủa t ỉnh ngày càng đượ c mở 
rộng và đi vào chiều sâu. Nhận th ức c ủa Đảng bộ, chính quyền và 
nhân   dân   về   tầm   quan   trọng   c ủa   b ảo   t ồn   và   phát   huy   giá   trị 
DTLSCM ngày càng nâng lên. Các hoạt động văn hóa, lễ  kỷ  niệm, 
tri ân, tưở ng niệm vừa ph ục v ụ  nhiệm v ụ  chính trị  vừa  đáp  ứ ng  
nhu cầu sinh ho ạt văn hóa tinh th ần của nhân dân. Thành tựu đạt  
được trên lĩnh vực văn hóa đã và đang tạo động lực nâng cao hiệu  
quả bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trong th ời k ỳ m ới.
3.1.2. Chủ  trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về  
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (2006 ­ 2015)
3.1.2.1. Chủ  trương của Đảng về  bảo tồn và phát huy giá trị  
các di tích lịch sử cách mạng
Nghị  quyết  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X của Đảng  
(4/2006) khẳng định: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn và tồn tạo các di  
tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật  
thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ 

tục của cộng đồng các dân tộc” [33, tr.107]. Tiếp đó,  Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ  XI của Đảng nêu lên một trong những nhiệm vụ 
xây dựng nền văn hóa là “bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá  
truyền thống, cách mạng” [34, tr.224] . Bảo tồn và phát huy giá trị các 
DTLSCM góp phần sáng tạo nên những giá trị  văn hóa tiên tiến,  đáp 
ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, chính đáng và đa 
dạng của nhân dân. Nghị  quyết Hội nghị  lần thứ  chín BCHTW khóa 
XI Về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng 


17
yêu cầu phát triển bền vững  đất  nước”  chỉ  rõ  việc nâng cao chất 
lượng, hiệu quả  hoạt động bảo tồn DTLSCM thông qua: “Bảo tồn,  
tôn tạo các di tích lịch sử ­ văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền  
thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa  
với phát triển du lịch”  [10, tr.69]. Chủ  trương  của Đảng  được thể 
hiện trên đây là cơ  sở  cho Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An hoạch định chủ 
trương bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM phù hợp với thực tiễn của  
địa phương.
3.1.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị  
các di tích lịch sử cách mạng
Việt Nam sau  20  năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu  
quan trọng. Riêng lĩnh vực văn hóa phát triển chưa tương xứng với  
tăng trưởng kinh tế, quản lý văn hóa còn chưa chặt chẽ, cơ sở pháp lý  
về văn hóa chưa đảm bảo, hiệu quả còn thấp. Nhằm hoàn chỉnh cơ sở 
pháp lý để  giải quyết những hạn chế trên, ngày 18/6/2009, Quốc hội 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi bổ 
sung một số  điều Luật Di sản văn hóa số  28/2001/QH10 tại kỳ  họp  
thứ 5 Quốc hội khóa XII. Về xử lý vi phạm trong bảo tồn và phát huy  
giá   trị   di   tích,   Chính   phủ   ban   hành   Nghị   định   số   75/NĐ­CP,   ngày 

12/7/2010 Về  xử  phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.  
Ngày 21/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ­CP, Quy 
định chi tiết một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung  
một số  điều Luật Di sản văn hóa... Những văn bản trên thể  hiện sự 
quan tâm của Nhà nước trong hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn 
và phát huy giá trị DSVH nói chung và DTLSCM nói riêng.
3.1.3. Yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách  
mạng ở Nghệ An trong giai đoạn mới
Một là, cần có sự quan tâm đặc biệt trong giải quyết các hạn chế, 
tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, 
bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tăng cường nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả  hoạt  
động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM.
Ba là, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM là hoạt động khó 
khăn, phức tạp đòi hỏi bảo đảm tốt các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ 
thuật, chất lượng cán bộ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực DSVH. 
Bốn là, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cần giải 
quyết hài hòa mối quan hệ giữa giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. 


18
Năm là, phân cấp quản lý và giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa 
thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về DTLSCM 
với chính quyền địa phương các cấp.
Sáu là, bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM  ở  Ngh ệ  An  
góp phần sử  dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị  DSVH 
trong phát triển du lịch tâm linh, mang lại c ơ h ội phát triển kinh tế,  
thúc đẩy giao lưu văn hóa. 
3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An  về bảo tồn và 
phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 ­ 2015)

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy 
giá trị  các DTLSCM từ  năm 2006 đến năm 2015 được thể  hiện trong  
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (tháng  
12/2005), Nghị  quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ  tỉnh lần thứ  XVII  
nhiệm kỳ 2011 ­ 2015 (tháng10/2010) cụ thể trên các nội dung sau:
* Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy  
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTLSCM. 
Hai là, gắn bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM với phát triển 
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nhất là phát triển du lịch. 
Ba là,  bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM gắn liền với  
hoạt động giáo dục truyền thống, xây dựng nền văn hóa xứ Nghệ. 
* Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
Một là, tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và  
phân cấp quản lý chặt chẽ đối với các DTLSCM. 
Hai là, nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy DTLSCM trong  
phát triển KT ­ XH của tỉnh nhà, nhất là gắn với phát triển du lịch. 
Ba là, tăng cường đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ bảo tồn, tôn tạo 
các DTLSCM trọng điểm của tỉnh. 
Bốn là, bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM gắn với giáo dục 
lịch sử, truyền thống cách mạng. 
* Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM
Một là, tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho  
nhân dân về  vai trò, tầm quan trọng của b ảo tồn và phát huy giá trị 
của các DTLSCM. 
Hai là, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy trách nhiệm của  
đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách trong quá trình bảo tồn và phát  
huy giá trị các DTLSCM. 



19
Ba   là,  xã   hội   hóa   hoạt   động   bảo   tồn   và   phát   huy   giá   trị   các  
DTLSCM. 
3.3. Đảng bộ  tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá  
trị các di tích lịch sử cách mạng (2006 ­ 2015)
3.3.1. Công tác lập hồ  sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử  cách  
mạng
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học  
xếp hạng cấp quốc gia đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An 
được thực hiện theo Quyết định số 24/2003/QĐ­UB, ngày 29/1/2003 của  
UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng 
di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh” và Quyết 
định số 27/2014/QĐ­UBND, ngày 03/4/2014, của UBND tỉnh Nghệ An về 
việc “Ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch  
sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó:  
“Hàng năm, căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại, giá trị của di tích, Giám 
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh  
phể duyệt danh mục di tích đề nghị lập hồ sơ xếp hạng” [181, tr.2]. Giai 
đoạn 2006 ­ 2015, Sở  Văn hóa, Thể  thao và Du lịch đã kiểm kê, phân 
loại, lập được 08 hồ  sơ  DTLSCM để  UBND tỉnh trình Bộ  Văn hóa, 
Thể  thao và Du lịch ra quyết định công nhận là di tích quốc gia. Đ ến 
năm 2015, tỉnh Ngh ệ An có 54 DTLSCM cấp quốc gia.
3.3.2. Chỉ đạo phân cấp quản lý, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội  
ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các  di tích lịch sử cách  
mạng
Về phân cấp quản lý các DTLSCM
Quán triệt chủ  trương của Đảng bộ  về  tăng cường quản lý đối 
với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/4/2011, UBND Ngh ệ An  
ra Quyết định số 1017/QĐ.UBND.VX “Quyết định phân cấp quản lý  
các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó, sự  phân 

cấp quản lý đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh  như sau: Có 05 di 
tích được giao cho các đơn vị  quản lý   như:  nhà máy điện Vinh do 
Điện lực Nghệ  An quản lý; di tích Truông Bồn do Tỉnh  đoàn Nghệ 
An quản lý...  Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã  quản lý 49 
DTLSCM. 
Kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán b ộ quản lý trong bảo  
tồn và phát huy giá trị các DTLSCM


20
Từ năm 2006 đến năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin là đơn vị chịu 
trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di 
tích trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định số  1445/QĐ­UB của UBND tỉnh  
Nghệ An ngày 24/4/2008 Về việc thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Nghệ An. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà  
nước về văn hóa của tỉnh; có trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy 
giá trị  DTLSCM trên địa bàn tỉnh.  Ban  Quản lý  di tích  và danh thắng  
Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở có chức năng nghiên  
cứu, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng và quản lý di tích; bảo vệ và 
phát huy giá trị; tu bổ, tôn tạo  các DTLSCM.  Tính đến năm 2015, 54/54 
DTLSCM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đều được thành lập các ban/tổ quản  
lý. Ban Quản lý Khu di tích  lịch sử Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An 
thành lập theo Quyết định số 1520/QĐ­UBND ngày 16/4/2014; Di tích Khu lưu 
niệm Phan Bội Châu và Khu lưu niệm Lê Hồng Phong do Ban  Quản lý di tích 
và danh thắng Nghệ An trực tiếp quản lý. Các DTLSCM còn lại đều đã thành 
lập Tổ quản lý bảo vệ, qui mô 5 ­ 7 thành viên. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 
335 cán bộ, nhân viên/54 DTLSCM cấp quốc gia. Trong đó số cán bộ, nhân 
viên có trình độ đại học, cao đẳng là 122 người [Phụ lục 10]. 
3.3.3. Chỉ đạo huy động nguồn vốn đầu tư và triển khai các  
dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng

Ngày   10/3/2008,   Tỉnh   ủy   Nghệ   An   ra   Thông   báo   số   505­
TB/TU, Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh  ủy v ề  quy ho ạch  
xây dựng Quần thể  lưu niệm Cố  Tổng Bí thư  Lê Hồng Phong và 
Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh; ngày 08/6/2009 Tỉnh  ủy ra Thông  
báo số  886­TB/TU về việc quy ho ạch xây dựng dự  án bảo tồn, tôn  
tạo khu di tích lịch sử Truông... Giai đoạn 2006 ­  2015, UBND tỉnh đã 
triển khai thực hiện 10 dự án bảo tồn DTLSCM với tổng kinh phí trên  
1.000 tỷ  đồng [Phụ  lục 5]; gấp hơn 3 lần so với số dự án trong giai  
đoạn 1996 ­ 2005. Bên cạnh đó, Các DTLSCM còn được cấp kinh phí 
từ  nguồn tu bổ cấp thiết hàng năm theo Chương trình mục tiêu quốc  
gia [Phụ  lục 6]. Về nguồn vốn xã hội hóa, UBND tỉnh Nghệ  An ban 
hành Quyết định số  195/QĐ.UBND.VX ngày 24/1/2011, “Quyết định 
ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các  
di tích lịch sử  văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ  An”. Có 2 di tích nhận 
được kinh phí lớn từ nguồn xã hội hóa là Truông Bồn và di tích Phùng  
Chí Kiên. 


21
3.3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống  
gắn với hoạt động của các di tích lịch sử cách mạng. 
Tổ chức các hoạt động văn hóa tại các DTLSCM.
Quán triệt và thực hiện Thông tư số 04/2009/TT­BVHTTDL ngày 
16/12/2009, “Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế  về 
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” ban hành 
kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ­CP ngày 01/11/2009 của Chính phủ. 
Theo đó, “Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội nhằm tôn vinh những danh  
nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng” [18, tr.2]. Ngày 29/8/2007, Tỉnh ủy ban  
hành Kế hoạch số  23­KH/TU Kế  hoạch tổ chức Lễ  kỷ niệm 105 năm 
Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong, 77 năm Xô viết Nghệ  Tĩnh; Đón  

nhận Huân chương độc lập hạng nhất và Huân chương Hồ  Chí Minh. 
Ngày 12/3/2009, BTV Tỉnh  ủy ra Thông báo số  789­TB/TU về  tổ  chức  
các ngày lễ  lớn trong năm 2009 và 2010. Ngày 26/10/2008, UBND tỉnh  
Nghệ  An tổ chức  lễ  kỷ  niệm 40 năm chiến thắng Truông Bồn.  Năm 
2010, UBND tỉnh Nghệ  An tổ  chức lễ  kỷ  niệm 80 năm Xô viết Nghệ 
Tĩnh và tổ  chức Lễ  kỷ  niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư  Lê Hồng 
Phong (6/9/1902 ­ 6/9/2012)...
Tổ  chức giáo dục lịch sử, truyền thống gắn liền với hoạt động của  
DTLSCM.
UBND tỉnh, UBND các huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,  
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ 
An, các Ban/Tổ  quản lý tại di tích duy trì tổ  chức  các  lễ  hội, hoạt 
động dâng hương, dâng hoa, cúng giỗ, tri  ân, tưởng niệm nhân kỷ 
niệm ngày sinh, ngày mất của các danh nhân và các sự  kiện lịch sử 
gắn với DTLSCM. Ngày 6/7/2007, Sở Văn hóa Thông tin cùng Sở Giáo 
dục   Đào   tạo   Nghệ   An   đã  chính   thức   ban   hành   Kế   hoạch   số 
1341/SVHTT­ SGDĐT về  “Giáo dục truyền thống Xô viết Nghệ  Tĩnh 
cho học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông”. Đến năm 2015, 
có 54/54 DTLSCM được các nhà trường nhận chăm sóc. Sở  Văn hóa, 
Thể  thao và Du lịch Nghệ  An phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo 
đưa nội dung giáo dục lịch sử  Xô viết Nghệ  Tĩnh  vào chươ ng trình 
đào tạo của nhà trườ ng.   Phối hợp với các cơ quan truyền hình, đài báo 
của tỉnh và Trung ương như: Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt  
Nam; Đài phát thanh truyền hình Nghệ An... đẩy mạnh tuyên truyền về giá 
trị của các DTLSCM đến với công chúng. 


22
3.3.5. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng gắn  
với phát triển du lịch

Thực   hiện   chủ   trương   gắn   bảo   tồn   và   phát   huy   giá   trị 
DTLSCM với phát triển du lịch, ngày 26/6/2006, Tỉnh ủy Nghệ An ra  
Thông báo số  117­TB/TU, Thông báo kết luận của BTV Tỉnh  ủy về 
Chương trình phát triển du lịch Nghệ An th ời kỳ 2006 ­ 2010.  Tiếp 
đó,   BTV   Tỉnh   ủy   Nghệ   An   ra   Nghị   quyết   số   05   ­   NQ/TU,   ngày  
28/10/2011 “Về  phát triển du lịch Nghệ  An giai đoạn 2011 ­ 2020”.  
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 22/10/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra 
Quyết định số  6247/QĐ.UBND.VX Quyết định về  việc phê duyệt Quy  
hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Cụ thể hóa 
chủ trương trên, Tỉnh ủy đã thông qua các văn bản nhất trí thành lập  
các dự  án bảo tồn, tôn tạo các DTLSCM trọng điểm của tỉnh như:  
xây dựng Qu ần th ể  lưu ni ệm c ố  T ổng Bí thư  Lê Hồng Phong và 
Quảng   trườ ng   Xô   viết   Nghệ   Tĩnh,   Truông   Bồn,   Khu   lưu   niệm  
đồng chí Phùng Chí Kiên...  Các dự  án bảo tồn DTLSCM không chỉ 
thể  hiện lòng biết  ơn, tri ân sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ đã 
hi sinh vì độc lập tự  do của Tổ qu ốc, mà còn tạo nên sản phẩm du  
lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh cho phát triển du lịch. 
Kết luận chương 3
Trong những năm 2006 ­ 2015, Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An đã có  
những chủ trương, chỉ đạo tích cực về bảo tồn và phát huy DTLSCM.  
Hoạt động quản lý, bảo tồn, tôn tạo DTLSCM đi vào nề  nếp, góp 
phần phát huy hiệu quả giá trị của các di tích trong phát triển kinh tế, 
văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nhiều DTLSCM trọng điểm của tỉnh được  
đầu tư  bảo tồn như: di tích Truông  Bồn,  Khu lưu niệm Phan  Đăng 
Lưu, Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Phong ... Chủ trương thực hiện gắn bảo  
tồn và phát huy hiệu quả giá trị  DTLSCM với phát triển du lịch đi vào  
chiều sâu. Tổ  chức có nề  nếp các hoạt động văn hóa, lễ  hội kỷ  niệm 
nhân các ngày lễ lớn và gắn với hoạt động tại các DTLSCM. Trên thực 
tế, DTLSCM  đã và đang trở  thành nguồn lực quan trọng trong phát 
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ­ an ninh trên địa bàn tỉnh.

Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 
 4.1. Nhận xét sự  lãnh đạo của Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An về 
bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 ­ 2015)
4.1.1. Ưu điểm


23
Một là, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã nhận thức đúng về vị trí, tầm  
quan trọng của các DTLSCM, xác định chủ trương bảo tồn và phát huy 
giá trị các DTLSCM phù hợp, sát với thực tiễn của tỉnh.
Hai là, Đảng bộ  tỉnh Nghệ  An đã chỉ  đạo khá tích cực và toàn  
diện, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả  thực hiện nhiệm vụ 
bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM.
Ba là, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM đạt được  
những thành tựu quan trọng, góp phần bảo tồn các DSVH trên quê 
hương xứ Nghệ.
Bốn là,  làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 
các cấp, các ngành và nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn và phát 
huy giá trị các DTLSCM trong xây dựng văn hóa xứ Nghệ.
Nguyên nhân của  ưu điểm:  Một là, được sự quan tâm lãnh đạo, 
chỉ đạo của của Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy 
giá trị các DTLSCM; Hai là, Đảng bộ tỉnh Nghệ An có năng lực và nêu cao  
trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị 
các DTLSCM;  Ba là,  sự  quan tâm đầu tư  các nguồn lực của Trung 
ương kết hợp với phát huy nội lực của địa phương trong thực hiện  
bảo tồn và phát huy giá trị  các DTLSCM;   Bốn là, được sự  đồng tình, 
ủng hộ và tham gia tích cực của quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh.
4.1.2. Hạn chế
Một là, chủ trương, chính sách về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 

DTLSCM còn thiếu, chưa đồng bộ. 
Hai là,  chỉ  đạo của Đảng bộ  trong thực hiện bảo tồn và phát 
huy giá trị DTLSCM trên một số nội dung, có thời điểm còn hạn chế.
Ba là,  hiệu quả  phát huy giá trị  của các DTLSCM chưa tương 
xứng với tiềm năng của tỉnh.
Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhận thức 
của các cấp  ủy Đảng, chính quyền, ngành văn hóa có thời điểm chưa 
thật đầy đủ  về  tính cấp bách của việc bảo tồn, tu bổ DTLSCM;  Thứ  
hai, năng lự c ch ỉ  đ ạo c ủa Đảng b ộ  trong gi ải quy ết m ối quan h ệ 
giữa b ảo t ồn và phát huy giá trị  các DTLSCM ch ưa đồng b ộ, hiệ u  
qu ả   chưa   cao;   Thứ   ba,   Đ ảng   b ộ   ch ưa   ch ỉ   đạo   UBND   tỉnh   xây 
d ựng   quy   ho ạch   t ổng   th ể   g ắn   b ảo   t ồn   và   phát   huy   giá   trị 
DTLSVH v ới phát triển du l ịch;  Thứ  tư ,  quá trình th ực hiện nhiệm 
v ụ  bảo tồn và phát huy giá trị  DTLSCM di ễn ra trong   điều kiện 
đất nước và địa phương còn gặp nhiều khó khăn.


24
4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo  
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 ­ 2015)
4.2.1. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho  
các cấp, các ngành và nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn và  
phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng
Qua 20 năm (1996 ­ 2015) thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát 
huy giá trị các DTLSCM, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã quan 
tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã 
hội về  tầm quan trọng của DTLSCM cũng như bảo tồn, phát huy giá  
trị  các di tích.  Vận dụng kinh nghiệm này đòi hỏi phải nâng cao trách  
nhiệm của Đảng bộ và chính quyền các cấp, các ngành, vai trò của các tổ 
chức chính trị ­ xã hội trong quán triệt, và  tổ chức thực hiện tốt các chủ 

trương, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. Phát huy vai trò 
nòng cốt của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao  
Nghệ An); Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An; Ban Quản lý các  
dự án; các phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa huyện, thành, thị; các Ban 
quản lý, Tổ quản lý di tích; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên  
trách trong quản lý, giới thiệu, hướng dẫn tại các DTLSCM trong tuyên 
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn 
và phát huy giá trị DTLSCM.
4.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ  giữa bảo tồn và  
phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trong phát triển kinh tế,  
văn hóa, xã hội của địa phương
Giai đoạn 1996 ­ 2015, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã quán triệt và giải  
quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM  
trong xây dựng và phát triển của địa phương.   Để  vận dụng hiệu quả 
kinh nghiệm này, cần thực hiện các yêu cầu sau: Bảo tồn và trùng tu  
các DTLSCM cần  quan tâm  tới hai yếu tố  quan trọng nhất  là tính 
nguyên   gốc   và   tính   chân   xác   lịch   sử   của   di   tích.  Bảo tồn, tôn tạo 
DTLSCM gắn với ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị 
tiêu biểu của di tích (giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học...); Bảo tồn và phát  
huy giá trị DTLSCM phải triển khai song song và phục vụ cho sự nghiệp  
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Tiếp tục đầu tư  bảo tồn, tôn tạo 
các DTLSCM theo h ướng g ắn v ới phát triển du lịch; Nâng cao chất  
lượ ng hoạt động quảng bá, giới thiệu về DTLSCM qua các phươ ng  
tiện thông tin đại chúng. Xây dựng quy hoạch t ổng th ể b ảo t ồn và  


25
phát huy giá trị  DTLSVH nói chung và DTLSCM nói riêng gắn với 
phát triển du lịch.
4.2.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu  

quả quản lý của chính quyền các cấp trong bảo tồn và phát huy giá trị  
di tích lịch sử cách mạng
Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý nhà nước 
đối với nền văn hóa nói chung và DSVH nói riêng là biện pháp cơ bản, 
có ý nghĩa quyết định trong nâng cao chất lượng bảo tồn, tôn tạo và  
phát huy giá trị DTLSCM. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp 
ủy đảng, hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo tồn và phát huy giá trị 
các DTLSCM cần thực hiện tốt những nội dung, yêu cầu sau: Chăm lo 
xây dựng tổ  chức Đảng các cấp trong sạch vững mạnh, xây dựng 
đội ngũ cán bộ đảng viên tâm huyết, nhiệt tình, có kỹ  năng làm việc  
tốt; Bảo tồn, phát huy giá trị DTLSCM là sự nghiệp của toàn dân, của 
cả  hệ  thống chính trị, Nhà nước giữ  vai trò chủ  đạo; Tăng cường sự 
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của chính quyền địa phương 
trong quản lý các hoạt động văn hóa, các lễ  hội; làm tốt công tác thanh 
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong 
bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM; khen thưởng, động viên kịp thời các  
tổ  chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị 
DSVH... 
4.2.4. Coi trọng kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ,  
nhân viên quản lý trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá  
trị các di tích lịch sử cách mạng
Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM trên địa bàn 
tỉnh Nghệ An (1996 ­ 2015) đạt được kết quả quan trọng là do Đảng 
bộ  đánh giá đúng thực trạng và tập trung kiện toàn bộ  máy, đội ngũ 
cán bộ  quản lý di tích đáp  ứng yêu cầu, nhiệm vụ  thực tiễn tại địa  
phương. Vận dụng kinh nghiệm này cần nắm vững một số nội dung: 
Cần cụ  thể  hóa nội dung phối hợp giữa Sở  Văn hóa, Thể  thao với  
UBND các huyện, thành, thị trong quản lý di tích; Nâng cao hiệu quả 
hoạt động của bộ máy quản lý DTLSCM theo một cơ chế minh bạch, 
thực hiện được ba chức năng lớn: bảo vệ, trùng tu, khai thác;  Chú 

trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  chuyên trách, nâng cao 
chất lượng hoạt động thuyết minh tuyên truyền tại các điểm tham 


×