Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ
Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng” là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào trong cùng lĩnh
vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan này.

Học viên

Nguyễn Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM .......... 11
DÂN TỘC KƠ HO ........................................................................................ 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho............. 11
1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc
Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phương pháp ............................................... 17
1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý của công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và
y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho................................................................ 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ
GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG ..................................................... 29
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................... 29
2.2. Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................ 34

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y
tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho ................................................................... 51
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI
TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO TẠI HUYỆN LÂM HÀ .............................. 60
3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ................... 60
3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTV

Cộng tác viên

CTXH

Công tác xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

NVXH


Nhân viên xã hội


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP
Biểu đồ 2.1. Phân loại các hộ gia đình tham gia khảo sát theo điều kiện kinh
tế ...................................................................................................................... 32
Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình tham gia khảo sát..... 33
Hộp 2.1. Hoàn cảnh gia đình của các đồng bào dân tộc nói chung tại thôn Tân
Lập thuộc xã Đan Phượng ............................................................................... 34
Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo học của trẻ ....................... 35
Hộp 2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em dân tộc Kơ Ho không theo học
thường xuyên ................................................................................................... 36
Biểu đồ 2.4. Mức độ tiếp nhận các hỗ trợ về tiếp cận dịch vụ giáo dục ......... 37
Biểu đồ 2.5. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ................... 39
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng đối với hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ
giáo dục ........................................................................................................... 41
Hộp 2.3. Về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục ........... 41
Biểu đồ 2.7. Mức độ được thăm khám thường xuyên về y tế......................... 44
Hộp 2.4. Thẻ BHYT đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho trên 6 tuổi ...................... 45
Biểu đồ 2.8. Các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế ........................... 46
Hộp 2.5. Khảo sát về các hình thức hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế .............. 47
Hộp 2.6. Khảo sát về tình hình tiếp cận các dịch vụ y tế ................................ 48
Hộp 2.7. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48
Hộp 2.8. Các hình thức hỗ trợ trẻ Kơ Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế.......... 48
Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng về các hỗ trợ trong tiếp cận các dịch vụ y tế... 48
Hộp 2.9. Khó khăn chính gây trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế ... 50
Bảng 3.1. Thực trạng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở
Lâm Đồng:....................................................................................................... 57



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người
Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu. Con cháu không
chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước
mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng được chăm
sóc, dạy dỗ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ để trở thành những đứa con
tương lai của đất nước. Trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa đang
phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, và hầu hết
đang phải sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc có quan hệ lâu đời trên
nhiều lĩnh vực trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước ta
luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng hữu nghị giữa các dân tộc
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam,
Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền
thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc độc lập, thống nhất
tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước sang thời kì
mới, của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện tốt hơn
để tăng cường mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, động viên cao sức mạnh dân tộc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách
dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều nội dung của
vấn đề này đang cần được nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Từ trước
đến nay, những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế

1


giới cũng như trong nước luôn nóng, được nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm.
Lâm Hà là một huyện vùng núi, có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam
Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức
Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện của tỉnh Lâm Đồng.
Toàn huyện có 16 xã, có 141.678 khẩu/36.458 hộ; đồng bào các DTTS chiếm
khoảng 24% với 33.496 khẩu /6.783 hộ; trong đó dân tộc Kơ Ho chiếm 70%
và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội và Hà Tây vào xây dựng vùng kinh tế
mới sau khi thống nhất đất nước. Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và khe suối,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn và thường bị chia cắt trong mùa mưa
lũ, dân cư phân bố rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông
suối. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh
tế xã hội chậm phát triển. Trong khi đó một số bộ phận dân cư còn có tư tưởng
trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các hộ nghèo không chịu
lo làm ăn vươn lên thoát nghèo. Là một huyện vùng núi hay gặp thiên tai, mất
mùa nên dẫn đến khó khăn về vật chất và phải đối phó với nhiều rủi ro. Kinh tế
khó khăn kéo theo điều kiện về tinh thần ảnh hưởng, người dân nơi đây rất cần
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng và đội ngũ công tác xã hội
chuyên nghiệp có năng lực tư vấn cho người dân giám sát các chính sách xã hội,
định hướng đúng hành vi xã hội cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực bản thân
vượt lên số phận, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những năm gần đây, chính quyền, đảng bộ và nhân dân huyện
Lâm Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần đối với người dân và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết
thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại địa phương đã
phần nào ổn định. Song, với điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn bởi
2


việc giúp đỡ, hỗ trợ chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và cơ
bản nhất mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác và giải quyết

những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. Đối với đồng
bào DTTS, các hoạt động hỗ trợ phần lớn tập trung vào mục tiêu giải quyết
nghèo đói, phần khác hướng đến các hoạt động khuyến khích con em DTTS
đi học, và đi học đều, không bỏ học, phần khác hướng đến việc tuyên truyền
bà con trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, các hoạt động này
chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa mang màu sắc CTXH, hiệu quả đem lại
chưa cao. Trên thế giới CTXH là một nghề có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên
tại Việt Nam, CTXH mới được công nhận là mọt nghề chuyên nghiệp vào
năm 2010. Do đó, để người dân nói chung và DTTS, trẻ em DTTS nói riêng
được hỗ trợ hiệu quả và chuyên nghiệp, CTXH cần tham gia với các ngành và
lĩnh vực khác, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội thông qua các phương
pháp công tác xã hội nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân trên mọi
phương diện đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Trong khuôn khổ luận
văn này, tác giả muốn hướng các nghiên cứu đến các hoạt động CTXH trong
hỗ trợ trẻ em DTTS Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trẻ em ở các
xã có dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Hà bỏ học khá sớm và khá phổ biến ảnh
hưởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trên địa bàn
tỉnh nhà, trước mắt và lâu dài. Vấn đề về y tế cũng vậy, rất ít được quan tâm
nên việc tiệp cận các dịch vụ y tế còn rất hạn chế.
Công tác xã hội với trẻ em dân tộc thiểu số là lĩnh vực khoa học còn
khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề giúp
đỡ các đối tượng yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là về giáo
dục và y tế. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội
trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn
3


huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực
trạng việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và những nguyên nhân, yếu tố tích cực và tiêu cực

tác động đến trẻ em dân tộc Kơ Ho, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ
Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
2. Tình hình nghiên cứu liên quan dến đề tài
Liên quan tới dân tộc thiểu số đã có rất nhiều các tác giả, công trình
nghiên cứu, trong đó về CTXH đã có các công trình nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Phương Thảo, 2012, về “Công tác
xã hội với người dân tộc thiểu số về bảo hiểm y tế từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”
đã chỉ ra thực trạng chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và đề
xuất các giải pháp nhằm cải thiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người
dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn [39].
- Nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Tiệp, 2014, về “Công tác xã hội với
tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại
xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” đã chỉ ra những yếu tố tác
động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số và đề xuất những
giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội đang xảy ra ở huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai [34].
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, về “Hỗ trợ
xã hội đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Kim Thủy, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã nêu những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính
sách hỗ trợ xã hội đối với người dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra những kiến
nghị, đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu
số tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [21].
4


- Nghiên cứu của tác giả Ríah Nhô, 2018, về “Hoạt động phát triển
cộng đồng trong giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã
Ch’ơm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”, nghiên cứu đã chỉ ra những số
liệu cụ thể thực trạng về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo và đưa ra

những giải pháp nâng cao vai trò của phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối
người đồng bào dân tộc thiểu số [32].

- Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Thủy, 2017, về “Công tác xã hội
nhóm đối với sinh viên dân tộc thiểu số từ thực tiễn trường Cao đẳng sư phạm
Lào Cai” nghiên cứu đã chỉ ra việc hình thành và phát triển kỹ năng, trọng
tâm là kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Cao đẳng sư
phạm Lào Cai là một vấn đề cấp bách hiện nay cả về lý luận và thực tiễn [40].
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Lưu Quang Tuấn, Đặng Đỗ Quyên,
Nguyễn Thị Hải Yến, 2013, về “An sinh xã hội cho dân tộc thiểu số – Tổng
quan từ chính sách, nghiên cứu và dữ liệu sẵn có” của Viện Khoa học , Lao
động và xã hội đã chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế của chính sách an sinh
xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số [35]. Đặc biệt, nghiên cứu trên đã
đưa ra một vài số liệu cụ thể về tình trạng nghèo đói, trình độ giáo dục của trẻ
em đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như mức độ bao phủ của BHYT và mức
độ tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ các
nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp
mang tính vĩ mô nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả cho việc thực thi các
chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Báo cáo tóm tắt Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2012) “Đánh giá thực
trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối
tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số” của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, đã nghiên cứu về cơ sở lý
5


luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo
tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận
dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi
[2]. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả

năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS
và miền núi.
Các đề tài nghiên cứu trên mang tính thực tiễn và lý luận cao, góp phần
làm rõ hơn thực trạng về đời sống của các nhóm dân tộc thiểu số, mức độ tiếp
cận các dịch vụ xã hội, đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu về giáo dục, y tế của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trẻ em DTTS
nói riêng, các vấn đề về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
cũng như trẻ em DTTS, từ đó làm nổi bật thêm tính cấp thiết của nhu cầu áp
dụng CTXH để hỗ trợ các nhóm yếu thế này. Trong khuôn khổ của luận văn
này, tác giả muốn làm nổi bật hơn các vấn đề trên từ góc nhìn CTXH, đặc biệt
là CTXH đối với trẻ em, là nhóm đối tượng nhạy cảm, cần rất nhiều sự quan
tâm, cần được can thiệp và hỗ trợ hiệu quả để các em có thể sống và phát triển
tốt cả về thể chất và tinh thần.
Cho tới thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan tới công
tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” để đi sâu
tìm hiểu và phân tích rõ hơn thực trạng CTXH trong hỗ trợ trẻ em Kơ Ho , từ
đó đề xuất các giải pháp để sự can thiệp của CTXH trong lĩnh vực giáo dục và
y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho mang lại hiệu quả cao nhất
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
6


Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân
tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ
Ho nói riêng và trẻ em dân tộc thiểu số nói chung

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lý luận về CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc, trong đó có trẻ em dân tộc Kơ Ho.
- Phân tích thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ về giáo dục và y tế
đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
- Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp về hoạt động CTXH trong hỗ
trợ về giáo dục và y tế cho trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng và trẻ em dân
tộc thiểu số nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác xã hội trong hỗ trợ về
giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có con trong độ tuổi đi học từ 3 đến
16 tuổi trên địa bàn huyện Lâm Hà;
+ Lãnh đạo huyện Lâm Hà, đại diện Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà, đại
diện Ban Dân tộc huyện Lâm Hà; các trưởng thôn tại các thôn có đông hộ gia
đình dân tộc Kơ Ho sinh sống thuộc huyện Lâm Hà.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

7


4.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
4.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 03/2018 đến hết tháng
7/2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - LêNin nhằm nghiên cứu vấn đề trong trạng thái vận động
biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa
hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác, đồng thời các hiện tượng
nghiên cứu luôn được xem xét trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, tôi cũng dựa trên tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... về quyền
con người, quyền công dân, về chính sách phát triển kinh tế- xã hội để phân
tích chính sách hỗ trợ xã hội cho trẻ em dân tộc thiểu số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp
chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em dân tộc thiểu số trong
huyện. Việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp này giúp tác giả hiểu và nắm được
các đặc điểm tâm sinh lý của dân tộc thiểu số, thực trạng đời sống của nhóm dân
tộc thiểu số cần nghiên cứu, từ đó, xác định nhu cầu của trẻ em dân tộc thiểu số,
nhất là nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục và y tế.
8


Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình dân tộc Kơ
Ho có con trong độ tuổi đi học, độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi, với các câu hỏi nhằm
thu thập các thông tin để tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụ mục
đích nghiên cứu.
Cỡ mẫu: Tác giả chọn 120 mẫu là các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho có
con trong độ tuổi đi học từ 3 đến 16 tuổi; hiện đang sinh sống tại 03 xã, thị

trấn tập trung đông các hộ gia đình dân tộc Kơ Ho nhất huyện Lâm Hà: thị
trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, xã Đan Phượng;
Cỡ mẫu định lượng: 120 hộ gia đình được phân theo điều kiện kinh tế
và trình độ học vấn, cơ cấu như sau:
- Theo điều kiện kinh tế: hộ nghèo chiếm 42%; hộ cận nghèo chiếm
19%, hộ có trẻ khuyết tật chiếm 2% và các hộ thuộc diện khác chiếm 37%.
- Trình độ học vấn: Không biết chữ chiếm 50%; Trình độ tiểu học
chiếm 36%; trình độ trung học chiếm 12%; Trình độ Trung cấp chiếm 0%;
trình độ cao đẳng chiếm 1% và trình độ đại học chiếm 1%
Phương pháp phỏng vấn sâu : Để thu thập thông tin định tính, trong
đề tài này tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 07 người trong đó: 02 lãnh đạo
huyện, 01 người chủ tịch hội phụ nữ huyện, 01 người ban dân tộc huyện, 03
người trưởng thôn, bản tại 03 thôn, bản vùng dân tộc thiểu số sinh sống (thôn
Tân Lập thuộc xã Đan Phượng, thôn Đam Pao thuộc xã Đạ Đờn và thôn
Ryông Sré thuộc thị trấn Đinh Văn)
Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là phương thức cơ bản để
nhận thức sự vật, hiện tượng. Nó được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
và trong nhiều giai đoạn như tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng
công tác xã hội với trẻ em dân tộc Kơ Ho tại địa phương. Mục đích của quan sát
9


để hiểu về những khó khăn của trẻ em dân tộc Kơ Ho trong cuộc sống, học tập,
sinh hoạt…
Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với dữ liệu định tính của phỏng vấn sâu
tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích… Sử dụng công cụ SPSS 16.0
để xử lý các bảng hỏi đã thu thập từ trẻ, phần mềm excel để vẽ biểu đồ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý

luận về CTXH đối với trẻ em dân tộc thiểu số về giáo dục và y tế.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là góp phần như là bằng chứng khoa học cho cơ
quan hữu quan trong việc xây dựng chính sách, giải pháp thực hiện có hiệu
quả việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn tài liệu tham khảo hữu ích đối
với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội, đặc biệt là
công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục
và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho;
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục và y tế đối với
trẻ em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
Chương 3: Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
10


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM
DÂN TỘC KƠ HO
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của của trẻ em dân tộc Kơ Ho
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trẻ em dân tộc Kơ Ho
* Khái niệm:
Trẻ em:
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trong phạm vi của Công ước
này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp

dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1).
Luật Trẻ em của Việt Nam năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới
16 tuổi (Điều 1).
Dân tộc thiểu số:
Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch
sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã
hội nguyên thủy đã có thị tộc, bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó
với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ,
cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người
cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như ngôn ngữ, văn hóa vật
chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hóa
tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng
đồng người cũng có sự tiến hóa: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao,
kết quả là hình thành nên tộc người và những dân tộc khác nhau như chúng ta
thấy hiện nay.

11


Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “dân tộc thiểu số”, ví dụ
năm 1930, Tòa án Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of
International Justice - PCIJ, cơ quan tài phán của Liên hợp quốc), đưa ra ý
kiến tư vấn về vụ tranh cãi giữa hai nước Hy Lạp và Bungari liên quan đến vị
thế của các cộng đồng nhập cư thiểu số ở hai nước này. PCIJ xác định một
cộng đồng thiểu số là “một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc địa
phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng,
ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống
nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn giáo, tín
ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và
truyền thống của chủng tộc họ” [43, tr.8].

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa
vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít,
mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử
của mỗi dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình:
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng
trên 96 triệu người (tính đến tháng 8/2018). Trong tổng số các dân tộc nói trên
thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa
số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu
số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có
lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít
người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”,
12


nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.
Như vậy, khái niệm “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít
hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Khoản 2 - Điều 4, Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Dân tộc Kơ Ho là một trong 54 dân tộc thiểu số bao gồm nhiều nhóm
dân địa phương khác nhau như: Kơ Ho Srê, Kơ Ho Chil, Kơ Ho Nộp, Kơ Ho
Lạch, Kơ Ho T’ring và Kơ Ho Cờ Dòn.
Trẻ em dân tộc thiểu số:
Từ những điều trình bày trên đây, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về
trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho như sau: Trẻ em dân tộc thiểu số Kơ Ho là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là con các gia đình dân tộc thiểu số Kơ Ho

hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, có tín ngưỡng, văn hóa, ngôn
ngữ, truyền thống đặc trưng, riêng biệt và mang tính kế thừa sâu sắc.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả giới hạn nghiên cứu nhóm trẻ
em trong độ tuổi đến trường (3-16 tuổi), là con em dân tộc thiểu số Kơ Ho
hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Nhìn chung, cuộc sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Kơ
Ho nói riêng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây, nhờ
sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cuộc sống của đồng bào DTTS phần nào
đã được cải thiện, đối với đồng bào dân tộc Kơ Ho tại huyện Lâm Hà nói
riêng, cuộc sống đã ổn định hơn, một số nhu cầu cơ bản đã được giải quyết.
Tuy nhiên, để các gia đình có thể ổn định và phát triển, đồng bào và trẻ em
dân tộc Ko Ho vẫn cần nhận được những hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội, cụ thể ở đây là các dịch vụ y tế và giáo dục.
13


Nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi là nhóm trẻ cần nhận được sự
quan tâm của xã hội vì trong giai đoạn này các em tách khỏi vòng tay gia đình
và bước sang giai đoạn tham gia vào xã hội thông qua môi trường giáo dục, vì
vậy, việc trẻ em trong độ tuổi này được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục là
rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Môi trường giáo dục
có thể giúp trẻ em DTTS thu thập được những kiến thức, văn hóa, nhận thức
khác so với văn hóa, truyền thống mà trong gia đình các em được truyền đạt
lại, giúp các em có cái nhìn đa dạng hơn, phát triển toàn diện hơn và hòa nhập
nhanh hơn với xã hội nói chung cũng như các nhóm dân tộc khác nói riêng.
Bên cạnh đó, tiếp cận các dịch vụ giáo dục còn giúp các em, đặc biệt trẻ
trong độ tuổi vị thành niên tránh xa được các tệ nạn xã hội, có khả năng nhận
biết được mặt tối và mặt sáng của xã hội để không bị lôi kéo vào con đường
phạm tội.
Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật bảo vệ tuyệt đối và Nhà nước,

xã hội bảo đảm các quyền cơ bản, trong đó có quyền được khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, với nhóm DTTS nói chung, tỷ suất tử vong ở trẻ em độ tuổi dưới 5
tuổi cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh, Hoa khoảng 3 lần (theo Báo cáo giám
sát Công bằng y tế số 3 năm 2016 – PAHE) [29, tr.28] và tỷ lệ suy dinh
dưỡng, thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi cao gấp 2 lần so với trẻ em dân
tộc Kinh, Hoa (theo Báo cáo giám sát Công bằng y tế số 2 năm 2013 –
PAHE) [29, tr.29]. Bên cạnh tỷ suất tử vong và tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhóm
trẻ em DTTS còn gặp phải những nguy cơ mắc các bệnh dịch cao hơn nhóm
trẻ dân tộc Kinh, Hoa. Một số con số thống kê trên cho thấy, tình trạng sức
khỏe của nhóm trẻ DTTS còn cần nhận được nhiều sự quan tâm để giúp các
em theo kịp mức sức khỏe chuẩn chung của Việt Nam và khu vực.

14


Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục đôi khi bị hạn chế bởi chính khả
năng nhận thức của đồng bào. Do văn hóa, tín ngưỡng, tập tục lâu đời, đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn còn có những nhận thức hạn chế đối với bệnh tật,
phòng chống bệnh tật, học văn hóa. Các hoạt động CTXH, vì thế, phải là cầu
nối để khiến đồng bào dân tộc Kơ Ho có thể thay đổi nhận thức, có cái nhìn
mới hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cho
con em mình.
Có thể nói dịch vụ y tế và giáo dục là hai nhân tố quan trọng trong việc
giúp trẻ em nói chung và trẻ em DTTS Kơ Ho nói riêng phát triển toàn diện
để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này.
1.1.2 Nhu cầu của trẻ em dân tộc Kơ Ho
Cũng như trẻ em nói chung, trẻ em DTTS Kơ Ho cũng có những nhu
cầu được chăm sóc về thể chất, tinh thần, cảm xúc, giao tiếp xã hội. Trước hết
để các em có thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì các nhu cầu cơ bản
của các em như: nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh,

quần áo mặc cần được đáp ứng đầy đủ. Đối với các gia đình có mức sống
trung bình – khá, thì chỉ tiêu dinh dưỡng, nhà ở và điều kiện sinh hoạt cho trẻ
không gặp nhiều trở ngại. Nhưng với kết quả khảo sát 3 xã, thị trấn, có tới
50% số hộ gia đình tham gia khảo sát thuộc diện hộ nghèo và có khoảng gần
20% thuộc diện cận nghèo. Bên cạnh đó, đa số các hộ gia đình có trung bình
từ 2 đến 3 con đều trong độ tuổi đi học, khiến gia đình gặp nhiều khó khăn
trong việc đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt, vật chất cho các
em, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và sự phát triển về thể chất, cũng như
ảnh hưởng đến tình trạng theo học của các em tại trường. Đây cũng là một
khía cạnh cần được lưu tâm trong hoạt động hỗ trợ trẻ đến trường, vì có thể là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không theo học thường
15


xuyên và bỏ học. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, trẻ cần được vui chơi, và
cần nhận được quan tâm, yêu thương từ gia đình, nhà trường cũng như toàn
xã hội. Tuy nhiên, do đa số các gia đình dân tộc Kơ Ho còn nghèo, đông con,
nỗi lo về cơm ăn, áo mặc hàng ngày luôn thường trực, cha mẹ quá bận bịu với
công việc và bản thân các em cũng tham gia lao động giúp cha mẹ từ rất sớm,
khiến nhiều em không nhận được sự quan tâm đúng đắn về mặt tinh thần,
khiến các em khó bộc lộ, diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc. Các NVXH cần chú
ý đặc điểm này trong quá trình làm việc với các em và gia đình để tìm ra cách
giải quyết dựa theo nhu cầu và mong muốn của trẻ. Ngoài các nhu cầu cơ bản
về dinh dưỡng, nhà ở, vui chơi, yêu thương, các em còn có hai nhu cầu quan
trọng khác nữa là nhu cầu y tế và giáo dục. Đây cũng là hai nhu cầu mà trong
khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn đề cập đến theo quan điểm CTXH.
Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi có nhu cầu rất lớn về giao tiếp xã
hội. Thông qua nhà trường, các em dần mở rộng các mối quan hệ và tìm hiểu
các khía cạnh cuộc sống bên ngoài môi trường gia đình, làng bản. Môi trường
giáo dục không chỉ giúp các em trưởng thành về mặt nhận thức mà còn chi

phối rất nhiều đời sống tình cảm, cảm xúc của các em, là nhân tố vô cùng
quan trọng, bên cạnh gia đình, định hướng cho các em có những hành vi, lối
sống đúng đắn, đôi khi nhà trường chính là cánh cửa giúp các em có thể hiểu
và làm chủ được cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, vì trẻ em DTTS nói
chung và trẻ em dân tộc Kơ Ho nói riêng có những đặc điểm riêng, song song
với sự hỗ trợ của thầy cô giáo và các NVXH, các dịch vụ giáo dục nên điều
chỉnh sao cho phù hợp với các em để các em có thể dễ dàng tiếp thu, tạo động
lực và khơi gợi cảm hứng đi học cho các em.
Bên cạnh nhà trường, thì các dịch vụ y tế có nhiệm vụ hỗ trợ gia đình
chăm sóc thể chất cho các em, gia đình cũng như các em cần được trang bị
16


những kiến thức cơ bản về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh, cách
chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày và cách tiếp cận các dịch vụ y tế khi gặp
phải những vấn đề về sức khỏe. Các nhu cầu này đôi khi do một số lý do về
tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nhận thức, chính bản thân các em và gia đình
không để tâm hay không chú trọng, nhưng để các em có thể phát triển toàn
diện thì việc mang các dịch vụ y tế, giáo dục đến với các em thực sự mang
tính cấp thiết. Nhiệm vụ của CTXH là tìm hiểu để vận động thay đổi nhận
thức, tham vấn, tư vấn và hỗ trợ gia đình, hỗ trợ trẻ tiếp cận các dịch vụ y tế
hiệu quả. Nếu không có các dịch vụ y tế và giáo dục, trẻ em dân tộc Kơ Ho có
nguy cơ sẽ lớn lên trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, bị phó mặc cho
bệnh tật, bị bỏ rơi về mặt nhận thức, ảnh hưởng đến tương lai của chính các
em sau này.
1.2. Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân
tộc Kơ Ho: Khái niệm, hình thức, phƣơng pháp
1.2.1 . Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ
em dân tộc Kơ Ho
Công tác xã hội:

Trước hết, Công tác xã hội theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc gia
NVCTXH Mỹ (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ
các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng
của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội
phù hợp với các mục tiêu của họ.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người,
sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của
17


họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con
người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa
con người và môi trường của họ.
Theo Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một
xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống
an sinh xã hội tiên tiến [41].
Như vậy, CTXH trước hết là một nghề chuyên nghiệp, là một khoa học
ứng dụng trong việc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của họ trong cuộc
sống, góp phần vào việc thúc đẩy công bằng, hạnh phúc cho người dân nói
chung và cho những đối tượng yếu thế nói riêng.
Trong khuôn khổ luận văn này, CTXH trong trợ giúp trẻ em DTTS Kơ
Ho tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục là những hoạt động thiết thực như
kết nối, trợ giúp, giáo dục, ttham vấn,….nhằm giúp cho ttrer em Kơ Ho có
thể khắc phục được những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáp dục,
nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ này cho trẻ và gia đình, bảo đảm cho
trẻ em Kơ Ho được hưởng những quyền liên quan đến giáo dục và y tế nhưng

mọi trẻ em khác. Các hoạt động được các NVXH hay các cộng tác viên
CTXH thực hiện một cách chuyên nghiệp, tuân thủ theo các nguyên tắc và
phương pháp của nghề CTXH.
Các nguyên tắc của ngành CTXH:
- Chấp nhận thân chủ: NVXH cần đón nhận thân chủ với hoàn cảnh, giá
trị mà họ vốn có, không phán xét. Trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình của các
em có thể có những hoàn cảnh và quan điểm sống khác biệt so với các DTTS
và người Kinh nhưng NVXH cần đón nhận các em đúng như những gì các em
18


có, không đưa ra các phán xét chủ quan và đặc biệt không phê phán. Điển
hình như việc, đồng bào Kơ Ho đặt niềm tin tuyệt đối vào các Đấng Thần
linh, tin rằng Thần linh ban cho họ đồ ăn và cuộc sống ấm no, cũng như định
đoạt cái chết và sự sống. NVXH cần chấp nhận quan điểm sống và đức tin
này và chỉ nên hỗ trợ bà con nâng cao nhận thức về các dịch vụ y tế, xã hội để
khi cần thiết bà con có thể tiếp nhận các dịch vụ trên cho con em mình mà
hoàn toàn không cần thay đổi niềm tin tôn giáo của mình.
- Tôn trọng sự khác biệt: trong CTXH, mỗi trường hợp cần can thiệp là
một trường hợp riêng biệt, một hoàn cảnh và câu chuyện cá nhân của thân
chủ. Trẻ em dân tộc Kơ Ho mang những đặc điểm riêng biệt chung theo đặc
điểm dân tộc, và mỗi trẻ mang đặc điểm, hoàn cảnh riêng của bản thân các
em. Hiểu và tôn trọng được điểm khác biệt của trẻ, NVXH sẽ đưa ra được
những hướng giải quyết cụ thể theo từng trẻ hay từng nhóm trẻ. Trẻ em Kơ
Ho có thể không biết tiếng Việt, các em và gia đình có nếp sinh hoạt khác với
trẻ và gia đình trẻ em dân tộc Kinh, ví dụ trẻ em dân tộc Kơ Ho và gia đình trẻ
luôn coi việc trẻ bỏ học giúp cha mẹ làm việc là rất bình thường. Do đó,
NVXH không chỉ tôn trọng mà còn cần tìm ra cách để có thể khiến các em
đến gần hơn với giáo dục và y tế mà không làm trẻ hay gia đình cảm thấy bị
ép buộc hay không được tôn trọng.

- Để thân chủ chủ động tham gia vào tiến trình trợ giúp: trong trường
hợp này, trẻ em Kơ Ho mang vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hỗ trợ của
NVXH, các NVXH sẽ cùng gia đình hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Và để
các em cảm thấy thoải mái khi tham gia tiến trình trợ giúp, NVXH phải luôn
là người lắng nghe, thấu hiểu để nắm bắt được những suy nghĩ, mong muốn,
những vấn đề mà các em gặp để giúp các em tìm ra cách giải quyết, tạo dựng
niềm tin cho trẻ.
19


×