Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
CƠ SỞ VIỆT NAM

Chuyên ngành: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ
Mã số:
5. 07. 02

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC SƢ PHẠM – TÂM LÝ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PTS. Nguyễn Minh Phƣơng
PTS. Nguyễn Giang Tiến
PGS. Nguyễn Dƣợc.

Hà Nội – 1994


LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện đề tài của mình, chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dẫn và động viên
tận tình của tập thể các thày cô hƣớng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình
tới PTS Nguyễn Minh Phƣơng, PGS Nguyễn Dƣợc, PTS Nguyễn Giang Tiến.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo
của các thày, các cô của Tổ bộ môn Phƣơng pháp giảng dạy Khoa Địa lí, trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội I, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm tài nguyên và môi


trƣờng trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trung tâm giáo dục môi trƣờng trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà Nội I, các giáo viên và học sinh một số trƣờng phổ thông cơ sở của các
tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Hƣng, Vĩnh Phú, Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trƣớc sự cổ vũ và giúp đỡ vô cùng
quý báu đó.

1


Mục lục

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4
II. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................. 6
III. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 7
IV. Phƣơng Pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................... 12
V. Những điểm mới của luận án ................................................................................ 14
CHƢƠNG I .................................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG QUA
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ VIỆT NAM ................................... 16
I. Khái niệm “môi trƣờng” và vấn đề “bảo vệ môi trƣờng” ....................................... 16
II. Mục đích, nội dung giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông ................. 24
III. Nội dung giáo dục môi trƣờng trong chƣơng trình sách giáo khoa địa lý ở trƣờng
phổ thông cơ sở .......................................................................................................... 29
IV. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông cơ sở về nhận thức, thái độ và hành
vi đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. ............................................................. 37
V. Nhận thức và hoạt động giáo dục môi trƣờng của giáo viên địa lý ở trƣờng phổ
thông cơ sở ................................................................................................................. 43
CHƢƠNG II ................................................................................................................... 50
XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI

TRƢỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ............................ 50
I. Các nguyên tắc giáo dục môi trƣờng qua môn địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở .... 50
II. Các hình thức tổ chức, phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ
thông: mối quan hệ của chúng với mục đích và nội dung giáo dục môi trƣờng. ...... 53
III. Xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua môn
địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam................................................................. 64
1. Các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ
môi trƣờng .............................................................................................................. 64
2. Các hình thức tổ chức và phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng. ............................... 85
3. Các hình thức và phƣơng pháp giáo dục thái độ đối với môi trƣờng và bảo vệ
môi trƣờng .............................................................................................................. 90
4. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục hành vi, thói quen bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh. ............................................................................................. 101
IV. Các điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các hình thức tổ chức và phƣơng
pháp giáo dục môi trƣờng qua bộ môn địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam 107
CHƢƠNG III ............................................................................................................... 114
2


THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................................... 114
I. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................................ 114
II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM .............................................................................. 114
III. Xác định phƣơng hƣớng và nội dung thực nghiệm ............................................ 115
IV. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 118
V. Nội dung thực nghiệm cụ thể .............................................................................. 118
VI. Nhận xét chung phần thực nghiệm .................................................................... 151
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 157

3



MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con ngƣời đã gắn với thiên nhiên. Nhờ có lao
động, con ngƣời đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sống của
mình. Trong quá trình lao động và sản xuất, con ngƣời đã cải tạo thiên nhiên, nhƣng
ngƣợc lại cũng đã tàn phá thiên nhiên nhƣ đốt rừng, tiêu diệt các loài động thực vật, sử
dụng chất hoá học, chất phóng xạ hủy hoại thiên nhiên gây nên tình trạng "khủng hoảng
sinh thái". Cần phải làm gì để ngăn chặn thực trạng trên, cứu lấy con ngƣời và sự sống
của muôn loài.
Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã đƣợc tổ chức để bàn bạc tìm cách giải quyết vấn
đề này. Các chính phủ của nhiều quốc gia cũng đã ban bố những đạo luật, những quyết
định nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái của môi trƣờng. Một trong những
biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi
trƣờng cho lớp ngƣời chủ tƣơng lai của xã hội, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trƣờng. Chính vì vậy, trong chƣơng trình UNEP của Liên hiệp quốc (United Nations
Environment Programe) ngoài nhiệm vụ nghiên cứu môi trƣờng về các mặt, cơ quan
này còn có trách nhiệm giúp các quốc gia xây dựng chƣơng trình và đào tạo cán bộ về
bảo vệ môi trƣờng ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục của nƣớc mình từ cấp mẫu
giáo cho đến đại học và trên đại học.

4


Ở nƣớc ta, vấn đề giáo dục môi trƣờng đang là mối quan tâm sâu sắc của Đảng,
Nhà nƣớc và các cơ quan có liên quan. Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ƣơng
khóa VII năm 1993 đã đề ra nhiệm vụ:
"Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trƣờng, dân số, rèn luyện
thể chất cho học sinh"

Trong bài nói chuyện nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1984,
nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng có nói:
"Giáo dục phổ thông phải dạy cho học sinh biết yêu qúi, bảo vệ, sử dụng và làm
phong phú thiên nhiên từ những việc nhỏ nhƣ không phá hoại mà biết trồng cây, không
giết hại mà biết chăm nom các loài vật có ích, tiến lân biết tạo ra khung cảnh sống gắn
bó hài hòa con ngƣời với thiên nhiên, xây dựng quê hƣơng tƣơi đẹp cho cuộc đời mình,
nhân dân địa phƣơng mình, cho cả thế hệ mai sau."
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, nội dung giáo dục môi trƣờng đã
đƣợc đƣa vào các môn học ở trƣờng phổ thông từ những năm 80 của thế kỷ này. Hơn
bộ môn nào hết, nội dung giáo dục môi trƣờng đã đƣợc đƣa vào môn địa lí ở trƣờng
phổ thông bởi môi trƣờng vừa là nội dung, vừa là đối tƣợng nghiên cứu của địa lí học.
Tuy vậy, qua việc điều tra thực tế, chúng tôi thấy rằng: Học sinh phổ thông cơ
sở vẫn chƣa hiểu rõ các khái niệm "môi trƣờng", "bảo vệ môi trƣờng" các kỹ năng bảo
vệ môi trƣờng còn yếu. Chính vì vậy, các em học sinh phổ thông cơ sở còn có hành vi
làm tổn hại đến môi

5


trƣờng một cách vô ý thức nhƣ đổ rác bừa bãi, bẻ cây, bắt chim non.
Môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi
trƣờng cho học sinh vì môi trƣờng tự nhiên là một trong những nội dung học tập của
học sinh. Mặt khác, học sinh phổ thông cơ sở ở nƣớc ta ít hay nhiều đã tham gia lao
động sản xuất ở địa phƣơng, đối mặt với những vấn đề của môi trƣờng và bảo vệ môi
trƣờng.
Vì vậy, làm thế nào để hình thành cho học sinh những trí thức về môi trƣờng,
bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cho học sinh thái độ, hành vi cƣ xử đúng đối với môi
trƣờng là rất cần thiết. Điều đó liên quan không chỉ đến nội dung giáo dục mà cả đến
hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua bộ môn, trong điều kiện
của kinh tế - xã hội nƣớc ta, của nhà trƣờng phổ thông cơ sở.

Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
"Xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua bộ
môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam".

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu.
Nâng cao chất lƣợng giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng thông qua việc đƣa
ra các hình thức và phƣơng pháp giáo dục có hiệu quả qua môn địa lí ở trƣờng phổ
thông cơ sở.
Từ đó, giúp cho các giáo viên nắm đƣợc các hình thức tổ

6


chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua môn địa lí, hình thành cho học sinh các
tri thức về môi trƣờng, xây dựng cho các em có thái độ và hành vi cƣ xử đúng đắn đối
với môi trƣờng xung quanh.

2. Nhiệm vụ đề tài.
a) Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục môi trƣờng qua môn
địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam.
b) Xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng có hiệu
quả qua môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở.
c) Xác định các điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các hình thức và
phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng đã nêu ra.

3. Phạm vi nghiên cứu
Với các nhiệm vụ trên, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu nội dung giáo dục
môi trƣờng mà chỉ tập trung vào việc tìm kiếm các hình thức tổ chức và phƣơng pháp
giáo dục môi trƣờng có hiệu quả và phù hợp với trình độ học sinh cũng nhƣ điều kiện

và hoàn cảnh của nhà trƣờng phổ thông nƣớc ta.

III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới
quan tâm từ sau hội nghị quốc

7


tế đầu tiên về giáo dục môi trƣờng đƣợc tổ chức tại Bêôgrat (Nam Tƣ) vào năm 1975.
Vì thế, đã có nhiều tác giả trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài nghiên cứu vấn đề này,
trong đó có giáo dục môi trƣờng qua môn địa lí ở trƣờng phổ thông. Phân tích các công
trình nghiên cứu đó, chúng tôi thấy có một số khuynh hƣớng sau:

1. Nghiên cứu về nội dung giáo dục môi trƣờng qua môn địa lí
Ở Liên xô (trƣớc đây) vấn đề bảo vệ tự nhiên đã đƣợc đề cập ở chƣơng trình các
môn sinh vật học và địa lí các trƣờng phổ thông. Đặc biệt từ nửa sau thập kỷ 70, vấn đề
bảo vệ tự nhiên mới đƣợc chú ý đúng mức (74). Nhiều tác giả đã đề cập đến nội dung
bảo vệ tự nhiên trong môn địa lí ở trƣờng phổ thông. Đại diện cho nhóm tác giả này là
N.M ENA. Bà cho rằng: "Cần phải xác định một hệ thống các khái niệm về bảo vệ tự
nhiên trong môn địa lí ở phổ thông. Những khái niệm đó phải đƣợc mở rộng dần dần từ
lớp này qua lớp khác" (72). Bà đã đƣa ra hơn 100 thuật ngữ và khái niệm về bảo vệ tự
nhiên trong các giáo trình địa lí lớp 6, 7, 8, 9.
Đối với các nƣớc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, nội dung giáo dục
môi trƣờng cũng đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình các môn học ở phổ thông, trong đó
có môn địa lí.
Việc đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng phổ thông ở các nƣớc này đƣợc
triển khai ngay sau hội nghị môi trƣờng

8



nội dung giáo dục môi trƣờng chỉ tập trung vào một số vấn đề sát với thực tiễn
môi trƣờng của họ.
Ở nƣớc ta, vấn đề giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông cũng đƣợc
nghiên cứu từ năm 1981 với mục đích đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào chƣơng
trình các môn học trong cải cách giáo dục. Đối với môn địa lí, nội dung này đƣợc đƣa
vào sách giáo khoa địa lí phổ thông, bắt đầu từ năm 1986.

2. Nghiên cứu về các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi
trƣờng qua môn địa lí
Cùng với việc đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào các môn học trong nhà
trƣờng phổ thông, một số tác giả đã chú ý đến việc nghiên cứu các hình thức và phƣơng
pháp giáo dục nhƣ ở Liên xô có các tác giả: V.A.Senhep: I, V Đunxia: N.V.Xcarban;
A.P. Phinôxina; O.R. Ecmôlôvich, I.V.Xêmênôp.
Tiêu biểu cho nhóm tác giả này là hai tác giả O.R. Ecmôlôvich và I.V.
Xêmênôp (19,90).
Bằng thực tế giảng dạy của mình, các tác giả nói trên đã nêu ra những kinh
nghiệm giáo dục bảo vệ tự nhiên trong môn địa lí ở trƣờng phổ thông 8 năm và đều
nhấn mạnh đến việc tổ chức công tác ngoại khóa về bảo vệ tự nhiên nhƣ thành lập các
nhóm "Tuần tra xanh", "Ngƣời bạn xanh" trong nhà trƣờng.
Nhìn chung, hai tác giả trên đã chú ý đến các hình

9


thức giáo dục bảo vệ tự nhiên trên lớp và ngoài lớp nhƣng đặc biệt chú trọng đến các
hình thức ngoài lớp.
Tuy nhiên, việc trình bày chủ yếu nặng về mô tả các kinh nghiệm của một số
trƣờng phổ thông ở Liên xô và chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ

chƣơng trình sách giáo khoa của Liên xô lúc đó.
Một số nƣớc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng đã chú ý đến việc
xây dựng các tài liệu về phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông
nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Ôxtrâylia...
Ngoài hình thức giảng dạy trên lớp, các hình thức giáo dục môi trƣờng qua hoạt
động ngoại khóa cũng đƣợc chú ý nhƣ tổ chức ngày môi trƣờng, ngày hội cây, ngày trái
đất (ở Trung Quốc), tuần lễ sinh thái và tuần lễ khám phá (ở Malaixia, Inđônêxia).
Tổ chức UNESCO phối hợp với cơ quan UNEP cũng đã xuất bản các tài liệu về
giáo dục môi trƣờng trong trƣờng tiểu học và trung học. Các tài liệu này ngoài việc
trình bày nội dung còn đề cập cả đến phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng. Tuy nhiên, các
tài liệu này còn nặng về xây dựng một giáo trình riêng mà chƣa chú trọng đến việc lồng
giáo dục môi trƣờng vào các bộ môn văn hóa. Hơn nữa việc vận dụng các phƣơng pháp
giáo dục còn phải tính đến các điều kiện cụ thể ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
Ở nƣớc ta, vào năm 1980 đề tài thuộc chƣơng trình cấp Nhà nƣớc 52.02 đã
bƣớc đầu đề xuất việc đƣa kiến thức

10


bảo vệ môi trƣờng vào các trƣờng phổ thông và đại học, chủ yếu ở hai môn Sinh vật và
Địa lí. Nhiều trƣờng đã tham gia tích cực vào phong trào giữ gìn vệ sinh sạch đẹp,
phong trào VAC, hƣởng ứng các cuộc thi vẽ, sáng tác văn học và tìm hiểu môi trƣờng
do Đoàn thanh niên phát động.
Một số trƣờng cao đẳng, đại học sƣ phạm hiện cũng đang tiến hành nghiên cứu
không những nội dung mà cả các hình hức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua
môn địa lí.
Tóm lại: Qua việc nghiên cứu trên có thể thấy rằng:
a) Vấn đề giáo dục môi trƣờng là một trong những nhiệm vụ đƣợc đặt ra cho
nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
b) Phần lớn các tác giả đã nghiên cứu về nội dung giáo dục môi trƣờng trong

một số môn học ở phổ thông, trong đó có môn địa lí. Có một vài tác giả đã đề cập đến
phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua bộ môn địa lí. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu đó còn chung chung, chƣa đi sâu vào những hình thức và phƣơng pháp giáo
dục môi trƣờng cụ thể và đầy đủ về các mặt tri thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của
học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. Mặt khác, các hình thức và phƣơng pháp muốn
vận dụng có hiệu quả, phải tính đến điều kiện của mỗi nƣớc, mỗi khu vực.
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu vấn đề giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ
thông cũng chỉ mới đề cập đến

11


nội dung mà chƣa có điều kiện nghiên cứu một cách có hệ thống các hình thức và
phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng.
Rõ ràng là, việc nghiên cứu vấn đề giáo dục môi trƣờng qua môn địa lí còn chƣa
đồng bộ. Đã đến lúc cần phải nghiên cứu các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo
dục môi trƣờng qua môn địa lí một cách đầy đủ và hợp lí trên cơ sở mục đích, nội dung
giáo dục đã đề ra.

IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để thực hiện đề tài nói trên, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:

1. Phƣơng pháp phân tích hệ thống.
Có thể coi việc giáo dục môi trƣờng là một hệ thống, trong đó bao gồm nhiều
yếu tố: Chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng tiện, giáo viên và học sinh. Giữa các yếu
tố đó có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, để xác định các hình thức và phƣơng pháp
giáo dục phải nghiên cứu nó trong mối liên hệ với mục đích giáo dục, chƣơng trình,
sách giáo khoa, phƣơng pháp giáo dục của giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh.

2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp này để khai thác nguồn tài liệu thuộc về lí
luận giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam.

3. Phƣơng pháp quan sát
Chúng tôi đã tiến hành quan sát, dự giờ giáo viên địa lí một số trƣờng phổ thông
cơ sở nhƣ các trƣờng phổ thông

12


cơ sở Mai Dịch, Nghĩa Tân (Từ Liêm, Hà Nội), trƣờng phổ thông cơ sở Đống Đa
(Quận Đống Đa, Hà Nội), trƣờng phổ thông cơ sở Bình Lãng, Nghĩa Hƣng (Tứ Lộc,
Hải hƣng) trƣờng phổ thông cơ sở Xuân Hòa, Cao Minh (Mê Linh, Vĩnh Phú). Việc
quan sát nhằm tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng các hình thức và phƣơng pháp giáo dục
môi trƣờng của giáo viên, khảo sát việc học tập và hoạt động bảo vệ môi trƣờng của
học sinh ở trƣờng phổ thông cơ sở.

4. Phƣơng pháp trao đổi.
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi trực tiếp với các giáo viên địa lí ở các trƣờng
phổ thông cơ sở để tìm hiểu quan niệm, thái độ và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng
mà họ đã tiến hành qua bộ môn địa lí, những thuận lợi và khó khăn mà các giáo viên
thƣờng gặp trong quá trình giáo dục học sinh.
- Ngoài hình thức trao đổi trên, chúng tôi còn dùng phiếu để hỏi ý kiến của các
giáo viên địa lí và một số giáo viên sinh vật ở trƣờng phổ thông cơ sở về các vấn đề
nhận thức, thái độ, hình thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng đã tiến hành qua bộ
môn, giáo trình mà họ đảm nhiệm ở trƣờng phổ thông.
- Dùng phiếu hỏi ý kiến học sinh ở một số trƣờng phổ thông cơ sở thuộc các
tỉnh miền núi, đồng bằng để tìm hiểu nhận thức, thái độ và hoạt động bảo vệ môi
trƣờng của các em.
Những tài liệu thực tế thu nhập đƣợc là căn cứ để chúng tôi đề xuất các hình

thức và phƣơng pháp giáo dục

13


môi trƣờng qua bộ môn trong luận án này.

5. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm để khai thác và tổng
kết nguồn kinh nghiệm thực tế về hình thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng trên
thế giới, trên cơ sở đó xem xét khả năng vận dụng các phƣơng pháp trên vào thực tế
nhà trƣờng Việt Nam.

6. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Vì là một đề tài về phƣơng pháp dạy học nên chúng tôi coi trọng thực nghiệm
sƣ phạm ở trƣờng phổ thông. Dựa vào giả thiết khoa học đã đặt ra, chúng tôi đã tiến
hành thực nghiệm ở một số trƣờng phổ thông cơ sở trên các địa bàn khác nhau (trƣờng
thành phố: nội và ngoại thành, trƣờng nông thôn: ở đồng bằng và trung du) để xem xét
tính khả thi và hiệu quả của các hình thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng đã đề
xuất.
Việc thực nghiệm đƣợc tiến hành để tìm ra những hình thức và phƣơng pháp có
hiệu quả về giáo dục kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi bảo vệ
môi trƣờng cho học sinh phổ thông cơ sở qua môn địa lí theo hƣớng "lấy học sinh làm
trung tâm".

V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án có những đóng góp về lí luận và thực tiễn nhƣ sau:
1) Đã xây dựng đƣợc những vấn đề về lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc
xác định các hình thức tổ chức và


14


phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam.
2) Đã xác định hƣớng "đƣợc các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục
môi trƣờng qua môn địa lí một cách có hiệu quả trên cơ sở lí luận và thực tiễn của nhà
trƣờng phổ thông Việt Nam, tiếp cận với các phƣơng pháp giáo dục mới của thế giới,
theo hƣớng "Lấy học sinh làm trung tâm"
3) Bằng thực nghiệm kiểm chứng đã chứng minh đƣợc tính khả thi và hiệu quả
của các hình thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng đã đề xuất về các mặt kiến
thức, kỹ năng, thái độ và hành vi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trƣờng
phổ thông cơ sở Việt Nam hiện nay.
4) Đã xác định đƣợc các điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các hình
thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng nói trên.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục gồm ba chƣơng:
Chƣơng I: Trình bày cơ sở khoa học và thực tiễn của việc giáo dục môi trƣờng
qua môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở.
Chƣơng II: Đề cập tới các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi
trƣờng qua môn địa lí ở trƣờng phổ thông cơ sở.
Chƣơng III: Trình bày một số thực nghiệm để chứng minh tính khả thi và hiệu
quả của các hình thức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng đã đề ra qua môn địa lí ở
cấp phổ thông cơ sở.

15


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
MÔI TRƢỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ

VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM “MÔI TRƢỜNG” VÀ VẤN ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG”
1. Khái niệm "Môi trƣờng"
Thuật ngữ "môi trƣờng" trong những năm gần đây đã đƣợc sử dụng rộng rãi
trong các sách vở, tài liệu nghiên cứu và thông tin đại chúng trên thế giới, nhƣng nội
dung của khái niệm đó trong nhiều tài liệu không hoàn toàn thống nhất.
Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì môi trƣờng bao gồm tất cả những gì có ở xung
quanh một đối tƣợng, mà ngƣời ta nói tới và có những mối quan hệ nhất định với nó.
Nếu đối tƣợng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trƣờng là tất cả những gì trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng, sự phát triển và tồn tại của cơ thể đó. Môi
trƣờng đó đồng nghĩa với môi trƣờng sống hay môi trƣờng tự nhiên ở xung quanh cơ
thể sinh vật.
Con ngƣời cũng là một sinh vật, nhƣng là một sinh vật đặc biệt. Do biết chế tạo
và sử dụng công cụ lao động, con ngƣời không những thoát khỏi sự lệ thuộc vào các
quy luật sinh học, vào môi trƣờng, mà còn tác động trở lại môi trƣờng một cách mạnh
mẽ. Vì thế, khái niệm môi trƣờng

16


của con ngƣời cũng mang theo những đặc điểm xã hội của nó. Các nhà địa lí học, tiêu
biểu là X.V Kalexnic đã gọi bộ phận tự nhiên bao quanh con ngƣời bị thay đổi bởi con
ngƣời ở mức độ này hay mức độ khác... là môi trƣờng địa lí. Môi trƣờng địa lí nhƣ vậy
bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên đã chịu tác động của con ngƣời. I.V Sautskin
cũng cho rằng: trong giai đoạn hiện nay của sự phát triển xã hội và tuần hoàn vật chất
của xã hội với tự nhiên, định nghĩa môi trƣờng chỉ bao gồm những thành phần tự nhiên
đã trở nên hẹp, vì rằng "Ngày nay không còn một bộ phận nào của bề mặt trái đất, diện
tích nào của đại dƣơng thế giới, tầng lớp nào của khí quyển mà lại không chịu tác động
này của các sản phẩm công nghiệp hiện đại" (51).

Con ngƣời hiện nay không chỉ sống trong một loại môi trƣờng mà là trong hai
loại môi trƣờng có quan hệ qua lại với nhau. Loại môi trƣờng thứ nhất là môi trƣờng
địa lí, đã chịu tác động của con ngƣời. Loại môi trƣờng thứ hai, hoàn toàn do con ngƣời
với trình độ kĩ thuật của mình tạo nên nhƣ: thành phố, công trƣờng, xƣởng máy. Từ đó,
trong địa lí học còn có thêm một khái niệm mới nữa là "môi trƣờng nhân tạo". Giữa hai
loại "môi trƣờng tự nhiên" và "môi trƣờng nhân tạo" có sự khác nhau về mặt nguồn gốc
phát sinh và phát triển. Môi trƣờng tự nhiên xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ
thuộc vào con ngƣời. Nếu con ngƣời ngừng tác động, nó sẽ tiếp tục tự phát triển

17


theo quy luật của nó. Ngƣợc lại, sự xuất hiện của môi trƣờng nhân tạo hoàn toàn phụ
thuộc vào sức lao động của on ngƣời. Chúng sẽ tự hủy nếu không có sự tác động của
con ngƣời.
Năm 1981 UNESCO đã đƣa ra khái niệm về môi trƣờng nhƣ sau:
"Là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con ngƣời tạo ra ở xung quanh
mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự
nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời" (11).
Khái niệm về môi trƣờng tƣơng đối rõ ràng và đầy đủ đƣợc đề cập trong "Luật
bảo vệ môi trƣờng" của nƣớc ta mới đƣợc ban hành năm 1994: "Môi trƣờng bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và
thiên nhiên".
Nhƣ vậy, đối với con ngƣời, môi trƣờng không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và
phát triển cho một thực thể sinh vật là con ngƣời: mà còn là "khung cảnh của lao động,
của sự sống và sự nghỉ ngơi của con ngƣời". Nó là một thể thống nhất bao gồm nhiều
đối tƣợng và hiện tƣợng tự nhiên: Đất đai, địa hình, khí hậu, nƣớc,

18



động thực vật, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo vệ thiên nhiên, phong cảnh, các
công trình lịch sử...
Gần đây, khái niệm môi trƣờng đƣợc mở rộng. Đó là khái niệm: "Môi trƣờng và
phát triển bền vững". Khái niệm này muốn nhấn mạnh đến việc giải quyết mâu thuẫn
giữa sự tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trƣờng sống
của con ngƣời, sao cho đạt tới sự hài hòa lâu đời, bền vững giữa sự phát triển sản xuất
và bảo vệ môi trƣờng.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng
Trong khi sinh sống, lao động và tiến hành các hoạt động của mình trong xã
hội, con ngƣời vốn có nhiều mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng. Các mối quan hệ đó
không ngừng phát triển và biến đổi qua các thời đại.
Tuy nhiên, những sự thay đổi đặc biệt lớn lao do con ngƣời tác động vào thiên
nhiên đều gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Sự phát triển công nghiệp
đòi hỏi phải đƣa vào chu trình sản xuất những nguồn tài nguyên mới. Quy mô sử dụng
đất đai, rừng, thực vật, động vật, các nguồn khoáng sản và nguồn nƣớc cũng tăng lên.
Sự bùng nổ về dân số trong những năm gần đây đã kéo theo sự bùng nổ về nhu
cầu lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu, năng lƣợng, không gian sản xuất, cƣ trú, tiện

19


nghi sinh hoạt. Tất cả những cái đó đều dẫn đến việc khai thác một cách gia tốc các
nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các ngành kinh tế. Chất lƣợng môi trƣờng
sống do đó bị suy thoái. Việc thải các chất khí SO2, CO2, CFO đã gây nên sự biến đổi
khí hậu của trái đất, làm thành tầng ôzôn ở bắc và nam cực...
Vấn đề suy thoái môi trƣờng hiện nay đã diễn ra trên quy mô hành tinh. Nếu
nhƣ ở các nƣớc công nghiệp phát triển sự suy thoái môi trƣờng chủ yếu do các chất thải
công nghiệp làm ô nhiễm các nguồn nƣớc, bầu không khí.... thì sự suy thoái môi trƣờng

ở các nƣớc đang phát triển lại do sự tăng nhanh dân số, sự khai thác các tài nguyên
không hợp lí nhằm phục vụ cho các nhu cầu trƣớc mắt của mình.
Đứng trƣớc tình hình đó, nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức quốc tế trên thế
giới đã nhất trí nêu lên sự cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ môi trƣờng sống
trên thế giới. Năm 1982 tiến sĩ Mostafa K. Tolba, giám đốc chƣơng trình môi trƣờng
liên hiệp quốc (UNICEP) đã ra lời kêu gọi: "Hỡi các quốc gia trên thế giới. Chỉ có hai
con đƣờng để lựa chọn: một là tình trạng nhƣ hiện nay vẫn tái diễn để đi đến sự sụp đổ
về môi trƣờng một cách nặng nề và không đảo ngƣợc đƣợc, đến mức không có một
cuộc chiến tranh nguyên tử nào sánh nổi, hai là phải bắt đầu ngay lập tức việc hợp tác
với nhau một cách thiện ý trong việc sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên"
(28).
Đất nƣớc ta cũng đang đứng trƣớc tình trạng suy thoái

20


về môi trƣờng. Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt, hiện tƣợng
ô nhiễm đã có nhiều biểu hiện.
Trong môi trƣờng tự nhiên, nguồn tài nguyên động, thực vật bị phá hủy nghiêm
trọng nhất trong vòng năm mƣơi năm trở lại đây. Hiện tại, diện tích đất phủ rừng của
nƣớc ta chỉ còn trên dƣới 28% tổng diện tích tự nhiên. Đây là một tỉ lệ báo động về mặt
sinh thái đối với một nƣớc nhiệt đới nhƣ nƣớc ta. Mức mất rừng hiện tại đƣợc đánh giá
khoảng 200.000 ha/ năm, chủ yếu do chặt phá làm nông nghiệp, khai thác gỗ và làm củi
đốt (27).
- Theo thống kê: "Hiện trạng sử dụng đất năm 1990", tổng số qũy đất của nƣớc
ta là 33 triệu ha, trong đó, cả nƣớc có khoảng 15 triệu ha đất chƣa đƣợc sử dụng (1990),
tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi (đất trống, đồi trọc chiếm khoảng 11,3 triệu ha).
Nguyên nhân chính là do quá trình khai thác rừng không hợp lí (dƣới nhiều hình thức)
đã dẫn đến sự xói mòn đất. Các dòng chảy đã mang ra biển hàng năm khoảng 200 - 250
triệu tấn cát bùn.

Ở vùng đồng bằng, sự thoái hóa đất là do nguyên nhân bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu chƣa hợp lí (27).
- Về tài nguyên nƣớc: Mặc dù lƣợng nƣớc đƣợc sử dụng so với tự nhiên chƣa
nhiều, nhƣng hiện tƣợng nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn cục bộ đã xảy ra. Điều đó đã gây
cho chúng ta nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nƣớc, vốn đã phức tạp trong
điều kiện nƣớc ta nhƣ: nạn úng lụt,

21


khô hạn, hoặc nƣớc bị nhiễm chua, ngấm mặn.
Nền công nghiệp nƣớc ta tuy chƣa phát triển nhƣng cũng đã thải ra sông, hồ
một lƣợng nƣớc bẩn đáng kể chƣa đƣợc xử lí. Thành phố Hà Nội hàng ngày thải vào
môi trƣờng 300.000m3 nƣớc thải, hàng năm thải ra khoảng 3600 tấn chất hữu cơ, 317
tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng, dung môi và các chất độc hại khác. Mỗi năm
các xí nghiệp công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa thải vào môi trƣờng
795,8 tấn dầu mỡ, 103 tấn phenol, 99.600 tấn chất hữu cơ, 80,7 tấn axit, hàng chục tấn
kim loại nặng và các chất độc hại khác (27). Các chất thải chƣa đƣợc xử lí sẽ làm ô
nhiễm môi trƣờng và trở nên độc hại đối với đời sống con ngƣời và sinh vật.
- Chất lƣợng môi trƣờng không khí tại các khu công nghiệp và ở một số thành
phố nhiều lúc, nhiều nơi đã giảm sút, thậm chí có nơi còn bị ô nhiễm khá trầm trọng.
Hàm lƣợng các chất độc hại đã vƣợt xa tiêu chuẩn cho phép. Tại khu công nghiệp
Thƣợng Đình (Hà Nội), nồng độ bụi gấp 2 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ SO2
gấp 12 - 18 lần và nồng độ CO2 gấp 2 - 6 lần tiêu chuẩn cho phép (27). Tình trạng ô
nhiễm trên đã gây ra các bệnh về hô hấp cho công nhân và nhân dân các khu vực xung
quanh.
- Tỉ lệ tăng dân số ở nƣớc ta trong những năm gần đây tuy đã giảm, nhƣng vẫn
còn cao so với mức trung bình của thế giới. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên quá nhanh không
cân đối với tỷ lệ tăng lƣơng thực, nhà ở và các phƣơng tiện sinh hoạt v.v... đã khiến cho
môi trƣờng sống bị suy thoái.


22


Vấn đề bảo vệ môi trƣờng đã trở lên cấp bách. Khả năng chịu đựng của trái đất
là có giới hạn: "Mãi mãi không bao giờ có sự lựa chọn hợp lí nào khác cả, nếu chúng ta
không biết sử dụng tài nguyên của trái đất một cách lâu bền và thông minh thì tƣơng lai
của loài ngƣời sẽ bị hủy hoại" (5).
Đây chính là cơ sở khoa học để giáo dục cho mỗi học sinh phổ thông ý thức bảo
vệ môi trƣờng.
3. Khái niệm "Bảo vệ môi trƣờng"
Trong các tài liệu của Liên xô (trƣớc đây) thuật ngữ "bảo vệ tự nhiên" chỉ mới
đƣợc sử dụng trong những năm đầu thế kỷ XX. Trong định nghĩa lần đầu tiên (năm
1913) khái niệm này đƣợc giải thích là "ý muốn chung hƣớng tới việc bảo tồn những di
sản của thiên nhiên và việc chăm sóc chúng". Về sau, nội dung của khái niệm đƣợc mở
rộng và đƣợc cụ thể hóa thêm. Bảo vệ tự nhiên không chỉ là sự bảo tồn những đối
tƣợng hiếm, đặc hữu của tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt, mà còn là việc sử dụng
một cách hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng khỏi bị ô nhiễm, làm
giàu thêm các tài nguyên thiên nhiên, cải tạo tình trạng của môi trƣờng, giữ gìn và bảo
tồn các phong cảnh, các di sản văn hóa, lịch sử v.v... Nhƣ vậy, khái niệm "bảo vệ thiên
nhiên" đƣợc thay thế bằng khái niệm "bảo vệ môi trƣờng". Khái niệm này rộng hơn bởi
vì trong khái niệm môi trƣờng có cả môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo. Đó là môi trƣờng
sống, lao động, nghỉ ngơi

23


và giải trí của con ngƣời.

II. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG NHÀ TRƢỜNG

PHỔ THÔNG

Giáo dục môi trƣờng không những là một yêu cầu của xã hội mà thực ra còn là
một vấn đề hết sức cấp thiết đối với bản thân từng ngƣời. Bởi vì, môi trƣờng gắn bó
mật thiết với sự sống của con ngƣời. Con ngƣời không phải chỉ biết sử dụng, khai thác
hợp lý môi trƣờng, mà còn phải biết chăm sóc và bảo vệ nó, làm cho nó càng ngày càng
tối ƣu đối với cuộc sống lao động. Điều đó đòi hỏi mọi ngƣời đều phải có ý thức rõ
ràng và sâu sắc trong việc đối xử một cách đúng mực đối với môi trƣờng.
Biện pháp lâu dài và có hiệu quả là phải giáo dục ý thức đó cho những ngƣời
chủ tƣơng lai của xã hội. Đó là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng.
1. Mục đích giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông
Mục tiêu chủ yếu của việc giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông là
phải làm cho học sinh không những hiểu rõ khái niệm môi trƣờng và những mối quan
hệ của nó đối với hoạt động sinh sống của con ngƣời mà còn phải có sự chuyển biến về
thái độ, hành vi đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng.
Để tạo nên sự chuyển biến về các mặt trên thì trong nhà trƣờng phải đồng thời
chú ý cả các mặt giáo dục:

24


×