Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.26 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HỒ VĂN TUYÊN

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TỪ VỰNG TRONG
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lí luậän ngôn ngữ
MÃ SỐ: 05. 04. 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRỊNH SÂM

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2005


LỜI MỞ ĐẦU
Đònh danh là một vấn đề khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam. Mối quan
hệ văn hoá, ngôn ngữ và tư duy thể hiện rất rõ trong đònh danh ngôn ngữ, đặc biệt là ở cấp độ từ
vựng. Vấn đề đònh danh trong PNNB chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm một cách toàn
diện. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm đònh danh từ vựng trong PNNB có những trở ngại, khó
khăn nhất đònh. Tuy nhiên, đây là một đề tài lí thú và vô cùng quan trọng đối với công cuộc tìm
hiểu, phát triển tiếng nói dân tộc. Thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ mong góp thêm một thử
nghiệm trong việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Như đã nói, vấn đề còn khá mới mẻ, tài liệu ít ỏi, năng lực và thời gian có hạn, luận văn
chỉ thực hiện được một phần nhất đònh. Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn công trình của
chúng tôi không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô.


Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trònh Sâm – người Thầy đã dành
nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn. Chúng tôi cũng xin chân
thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ngôn
ngữ học… đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ chúng tôi có được những tri thức cần thiết trong thời gian
học tập để hoàn thành luận văn này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Phòng KHCN – SĐH, đòa
phương nơi chúng tôi công tác v.v. đã quan tâm, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

-Viết tắt:
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

PNNB: Phương ngữ Nam Bộ

ĐNB: Đông Nam Bộ

PNBB: Phương ngữ Bắc Bộ

GĐTTC: Gia Đònh thành thông chí

NXB GD: Nhà xuất bản Giáo dục

BB, NB, TB: Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ

PGS-TS: Phó giáo sư - Tiến só


tp HCM: thành phố Hồ chí Minh

-Trích dẫn tài liệu:
Tài liệu được trích dẫn đưa vào ngoặc vuông [ ], số đầu ghi tên tài liệu, tách với số trang
bằng dấu ; . Nếu trang liên tục thì dùng dấu phẩy để ngăn cách hoặc dùng dấu nối; ví dụ, [2; 23,
24]. Không trích nguyên văn thì thêm phía trước “theo”; ví dụ [theo 75; 160]. Trích dẫn lại tài
liệu thì ghi “dẫn theo” phía trước; ví dụ: [dẫn theo 52; 66]. Chỉ dẫn tài liệu không dẫn trang thì
để số tài liệu trong ngoặc vuông; ví dụ [53]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác
nhau, số thứ tự tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông; ví dụ, [2], [5], [25].
Khi chỉ nêu tóm tắt ý kiến của tác giả khác mà không trích nguyên văn thì tên tác giả và
năm tài liệu xuất bản được ghi trong ngoặc đơn kèm với số tài liệu ghi trong ngoặc vuông, ví dụ,
(Nguyễn Đức Tồn, 2002) [123].
Thông tin đầy đủ về tài liệu trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo cuối luận
văn (sau phần chính văn).


DẪN NHẬP
0.1. Lí do chọn đề tài
0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về
điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách,
tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là
những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chòu khó,
lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang
sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc
sống con người nơi đây.
0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ đòa phương Nam Bộ không những phản ánh cách
phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của
vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên
cứu đònh danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư
duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất.
Đònh danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung
quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp
và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng đònh hướng trong thế giới
quanh mình” [9; 167]. Đònh danh từ vựïng trong PNNB là một vấn đề khá thú vò và chưa được
các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm đònh danh từ vựng, đề tài thử
góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trườn g tự
nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này.
0.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về đònh danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi
tên riêng (như: đòa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung (như: những sản phẩm được
chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và
sinh hoạt của con người; những đơn vò đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước)
sau khi tìm hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về đònh danh. Như vậy, đối tượng khảo


sát của chúng tôi bao gồm từ và ngữ đònh danh. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu phương thức đònh
danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức gián tiếp.
Sở dó chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực, khuôn khổ luận
văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói trên bởi vì những từ ngữ này
được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự
nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam Bộ.
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người Nam Bộ thông
qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăn tiếng nói hằng ngày của
người dân đòa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về đònh danh từ vựng của PNNB, đưa ra những
nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tính quy luật trong việc đònh danh hiện thực của tiếng
nói Nam Bộ. Đó cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ.
+ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ.
+ Nêu lên những đặc điểm của PNNB.
+ Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc đònh danh từ ngữ trong PNNB.
0.4. Lòch sử vấn đề
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Thò Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như cách chia vùng
của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của mình. Bà chú ý đặc biệt đến
vấn đề ngữ âm: “Tác giả... dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học
để miêu tả, phân tích, giới thiệu với bạn đọc những biến thể đòa phương của tiếng Việt, lí giải
các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6]. Tác
giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lòch sử phát triển của tiếng Việt. Tuy
nhiên, vì ranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ Nam quá rộng, do đó có một số vấn đề
về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả đã có những nhận xét không chỉ dành riêng cho PNNB.


- Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng Thò Châu - hẹp
hơn vềø phạm vi đòa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ vùng này cụ thể hơn. Cách xác
đònh vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh giới đòa lí hiện nay. Đây cũng là quan điểm
phân vùng của tác giả luận văn. Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá
nhiều. Tuy nhiên, cuốn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam
Bộ.
- Trần Thò Ngọc Lang (1995): Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên cứu tương đối
toàn diện về PNNB. Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản cuốn Phương ngữ Nam Bộ –
những khác biệt về từ vựng – ngữ nghóa so với phương ngữ Bắc Bộ. Ngoài ra, bà còn có nhiều bài
viết khác về PNNB, trong đó đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ
Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ) (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002).
- Hồ Lê (1992) cùng với nhóm tác giả của mình (Huỳnh Lứa, Thạch Phương, Nguyễn
Quang Vinh) nghiên cứu PNNB dưới góc nhìn văn hoá trong Văn hoá dân gian người Việt ở Nam

Bộ.
- Cao Xuân Hạo (2001) lại đặc biệt quan tâm tới hệ thống âm vò của các phương ngữ.
Ông đối chiếu hệ thống âm vò của PNNB với phương ngữ Hà Nội, Nam Trung Bộ, cả phát âm
cổ để tìm ra nét khu biệt của hệ thống âm vò trong phương ngữ này. Đây là ý kiến của ông trong
bài viết “Hai vấn đề âm vò học của phương ngữ Nam Bộ” in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm
ngữ pháp ngữ nghóa.
- Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại đã
dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn
mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn.
- Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến só Hệ thống ngữ
âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam).
Ngoài ra, anh cũng có một số bài viết về ngôn từ của PNNB, cách diễn đạt của người dân vùng
ĐBSCL.
0.4.2. Nghiên cứu đònh danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ
- Nguyễn Đức Tồn (2002): Trong công tình Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của mình, ông đã đưa ra
một số vấn đề về lí thuyết đònh danh ngôn ngữ; tìm hiểu đặc điểm dân tộc của đònh danh động


vật, thực vật, bộ phận cơ thể người… so sánh với ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nga. Đây là
một công trình nghiên cứu theo hướng lí thuyết thuộc về lónh vực tâm lí – ngôn ngữ học tộc
người – một lónh vực khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam.
Trước đó, ông cũng đã có một bài viết Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện
tượng từ đồng nghóa (Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 1993) ít nhiều liên quan đến lónh vực này.
- Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong Cơ sở ngữ nghóa học từ vựng, Từ vựng ngữ nghóa tiếng
Việt đã dành nhiều trang nói về chức năng đònh danh của tín hiệu ngôn ngữ. Ông khẳng đònh vai
trò quan trọng của đònh danh trong giao tiếp và tư duy của con người, miêu tả một cách cụ thể
và thuyết phục quá trình đònh danh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận đònh danh ở
cấp độ từ, không thừa nhận đònh danh ở cấp độ cụm từ (trừ cụm từ ở dạng đònh danh hóa) và
câu. Ông cho cụm từ tự do chỉ có chức năng biểu vật.

- Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn Mấy vấn đề Việt ngữ học
và ngôn ngữ học đại cương và đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt của ông là công trình về đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri
nhận. Phần này liên quan đến lí thuyết về đònh danh, về sự phân cắt hiện thực của con người.
- Lê Trung Hoa (2002, 2003) đặc biệt chú ý đến mảng đòa danh, nhân danh. Các cuốn
sách đáng chú ý về hai mảng này là: Họ và tên người Việt Nam, Tìm hiểu nguồn gốc đòa danh
Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Từ điển đòa danh Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh.
- Trònh Sâm (2002): Cuốn sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt của ông là tập hợp những bài
viết về tiếng Việt. Trong đó, PNNB và đònh danh là hai vấn đề có liên quan đến đề tài khảo sát
ở đây. Ngoài ra, bản sắc văn hoá Việt được ông tìm hiểu qua ngôn ngữ đòa phương Nam Bộ.
Ông gợi ra một số vấn đề thú vò liên quan đến đònh danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghóa –
tâm lí trong tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”.
- Nguyễn Thuý Khanh (1994): Với các bài viết về đònh danh động vật ở tiếng Việt và
tiếng Việt so sánh với tiếng Nga, tác giả đã cho người đọc nắm được khá cụ thể và sâu sắc về
một lónh vực của đònh danh trong tiếng Việt. Đó là các bài viết: Đặc điểm đònh danh tên gọi
động vật trong tiếng Việt, Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt, Đặc
điểm đònh danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt...
Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn khẳng đònh lại những thành tựu của các công
trình đi trước. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn tranh cãi, chúng tôi cũng chọn cho mình một


quan niệm mà theo chúng tôi là có tính thuyết phục và được nhiều người đồng tình hơn. Chẳng
hạn như phân vùng PNNB theo sự phân vùng đòa lí như hiện nay, quan điểm võ đoán và phi võ
đoán của tín hiệu ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi đi sâu vào đònh danh từ vựng trong PNNB –
vấn đề mà các tác giả đi trước chưa quan tâm nhiều.
0.5. Phương pháp nghiên cứu
0.5.1. Đề tài tham khảo các tài liệu liên quan đến nhiều lónh vực như: tự nhiên, lòch sử,
văn hoá, xã hội, kinh tế của đồng bằng Nam Bộ; liên quan đến các lónh vực ngôn ngữ học như
từ vựng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ pháp học, phong cách học, ngữ dụng học; đến các tài
liệu nghiên cứu về tiếng Việt nói chung, PNNB nói riêng của các nhà ngôn ngữ học uy tín.

0.5.2. Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu liên
ngành, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp miêu
tả:
- Vấn đề đònh danh từ vựng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: văn
hoá học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học v.v. Do đó, khi thực hiện đề tài, chúng tôi vừa phải
có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành, vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành để có thể tìm hiểu đặc điểm đònh danh từ vựng trong PNNB một cách toàn diện và sâu
sắc.
- Tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu khoa học, qua điền dã để làm
căn cứ triển khai đề tài hoặc minh hoạ cho các luận điểm. Thống kê, phân loại ngữ liệu, tư liệu.
- So sánh các ngữ liệu, số liệu từ vựng đã thống kê được giữa các vùng phương ngữ khác,
đối chiếu với các thời kì khác nhau trong PNNB.
- Miêu tả những ngữ liệu minh hoạ cho những nhận xét bước đầu về đònh danh các trường
từ vựng trong PNNB.
Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp với nhau
trong suốt quá trình nghiên cứu.
0.6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba
chương. Thứ tự tên các chương như sau: Một số vấn đề về Nam Bộ và đònh danh, Hệ thống từ ngữ
gọi tên riêng, Hệ thống từ ngữ gọi tên chung.


Ở chương một, luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm tự nhiên như đòa hình, đất đai,
khí hậu, thuỷ văn, hệ thống sông rạch, đảo, bờ biển và rừng. Đây là điều kiện để tạo nên những
ưu thế cũng như hạn chế về môi trường ở vùng đất mới. Nó tác động, chi phối đến đời sống sinh
hoạt, đến tâm hồn, tính cách của con người nơi đây. Ở chương này, luận văn cũng trình bày một
số vấn đề về nguồn gốc dân cư, cách tổ chức xã hội rất riêng của Nam Bộ; phác hoạ đôi nét về
đặc trưng và sự giao thoa văn hoá ở Nam Bộ. Những điều này, không thể không liên quan tới
đặc điểm ngôn ngữ của người Việt ở phương nam.
Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm phương ngữ, từ đòa

phương. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về việc phân vùng phương ngữ trong
tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho là hợp lí trong việc xác đònh ranh giới vùng
PNNB để tiện cho việc nghiên cứu.
Luận văn trình bày cơ sở lí luận về đònh danh, dẫn ra những khái niệm về đònh danh, đònh
danh từ vựng. Đây là những quan niệm của những nhà ngôn ngữ học có uy tín và được nhiều
người thừa nhận . Bên cạnh đó, chương này còn quan tâm đến các nội dung như quy trình đònh
danh, một số đặc điểm trong đònh danh từ vựng, đặc trưng văn hoá trong đònh danh. Ở đây,
chúng tôi cũng chọn cho mình một quan niệm về cơ sở đònh danh (võ đoán và phi võ đoán) trước
những quan niệm trái chiều nhau.
Phương ngữ và đònh danh là hai vấn đề có tính chất cơ sở có thể coi là điểm xuất phát
làm đònh hướng cho việc triển khai đề tài ở chương hai và ba.
Nhìn chung, nội dung chương một không mới. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng trình bày
ngắn gọn, hệ thống, chọn lọc những ý cơ bản và chỉ nhấn mạnh đến những vấn đề phục vụ cho
mục đích của đề tài. Mặt khác, chương này cũng có một vài ý kiến nhỏ được nhìn nhận theo
quan điểm riêng của tác giả luận văn.
Đóng góp chủ yếu của luận văn tập trung ở chương thứ hai và thứ ba. Ở hai chương này,
chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề như: đặïc điểm nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm về phương thức biểu thò, đặc điểm ngữ nghóa trong đònh danh từ vựng. Luận văn lần lượt
trình bày các đối tượng đònh danh mà chúng tôi cho là mang dấu ấn rất nhiều của ngôn ngữ
vùng đất Nam Bộ.


Chương một
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM BỘ VÀ ĐỊNH DANH

1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ
Nam Bộ gồm 19 tỉnh thành, chia thành hai khu vực: miền Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, còn gọi là Tây Nam Bộ). ĐNB gồm các tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; ĐBSCL gồm các tỉnh
Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến

Tre, Hậu Giang, Vónh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.
Vò trí đòa lí Nam Bộ: phía bắc và tây - bắc giáp Cam-pu-chia, tây - nam giáp vònh Thái
Lan; đông và nam giáp biển Đông; đông - bắc giáp Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Nam Bộ có diện tích: 63.258 km2 (ĐNB: 23.545 km2, ĐBSCL: 39.713 km2), dân cư: 27,3
triệu người (ĐNB:10,8 triệu người; ĐBSCL: 16.5 triệu người) – (số liệu năm 2001).
Có thể đánh giá chung về Nam Bộ như sau: “Vùng đất Nam Bộ bao gồm cả hai khu vực
sông Đồng Nai và sông Cửu Long – đòa bàn đònh cư cuối cùng của những thế hệ lưu dân Việt – là
một vùng thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc nghiệt, nơi hàm chứa nhiều tiềm năng phong phú,
nơi khí hậu thuận hoà, sông rạch chằng chòt, có nhiều cửa sông lớn thông ra đại dương tạo nên
những điều kiện đặc thù cho sự quần cư và sáng tạo đời sống cộng đồng, cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản, xây dựn g các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và mở rộng
giao lưu với bên ngoài. Tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành tính cách, tâm lí, phong cách ứng xử của người Việt ở nơi đây.” [52; 3]
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Đòa hình, đất đai
Nếu ĐNB đòa hình thoải, có độ cao trung bình thì ĐBSCL do thuộc hạ lưu sông Mê Công
nên đòa hình thấp và bằng phẳng.
Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của cả nước, rộng
36000 km2. Miền ĐNB là đồng bằng bồi tụ – xâm thực rộng lớn, có độ cao khoảng 100 m, là
phù sa cổ, đất xám được nâng lên. Ngược lại, ĐBSCL là vùng đồng bằng thấp, ngập nước, đang
tiếp tục hình thành, có độ cao trung bình khoảng 2 m được cấu tạo bởi phù sa mới có nguồn gốc
sông – biển và chòu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Ở đây, hằng năm nước lũ tràn ra hai


bên các bờ sông làm ngập cả một vùng rộng lớn hàng triệu ha, nhiều nơi ngập tới 2 m vào mùa
lũ. Vùng không bò ngập có diện tích rộng lớn, đất đai phì nhiêu, là vựa lúa, vựa cây trái nổi
tiếng Nam Bộ.
Đất ruộng có thể chia thành hai loại: ruộng núi và ruộng cỏ. Ruộng núi còn gọi là sơn
điền, là nơi đất cao, khô, nhiều cây cối, tập trung ở các vùng Bà Ròa, Biên Hoà (Đồng Nai), ở
các miền đất cao khu vực sông Vàm Cỏ, Mỹ Tho… Ở đây có nhiều bãi, giồng đất màu mỡ, ít lũ

lụt, nước ngọt quanh năm. Ruộng cỏ còn gọi là thảo điền, là nơi đất thấp, nhiều cỏ lác, sình lầy,
mùa khô nứt nẻ lọt bàn chân, tập trung nhiều ở tả ngạn sông Tiền, Bến Tre, Vónh Long, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu…
1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Nam Bộ là khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Độ ẩm trung
bình hằng năm từ 80 – 90 %. Thời tiết hai mùa mưa, nắng. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến
tháng mười. Lượng mưa dồi dào, 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa. ĐBSCL có mùa nước
nổi (mỗi năm từ ba đến bốn tháng). Hằng năm cứ khoảng tháng 10 âm lòch có hiện tượng thuỷ
triều lên cao nhất. Một tháng hai lần nước rong hay nước lớn (thường vào ngày 15 và 30 âm
lòch) và hai lần nước kém hay nước ròng (thường vào ngày 9, 10 và 24, 25 âm lòch). Trong mỗi
ngày đều có nước lớn, nước ròng…
Nam Bộ là vùng đất rất đa dạng sinh học. Khí hậu - thuỷ văn ở đây tạo điều kiện cho
động thực vật sinh sôi nảy nở, thích hợp cho việc phát triển nguồn sinh vật trên cạn và dưới
nước, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, cho phát triển thuỷ hải sản.
1.1.1.3. Sông rạch
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch (cả kênh tự nhiên và kênh đào) ở Nam Bộ dày đặc,
chằng chòt. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh lớn sông Tiền và sông Hậu. Hệ thống sông
này tạo ra chín cửa sông trước khi hoà vào biển Đông. Chín cửa đó là (tính theo thứ tự từ Bắc
vào Nam): Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu (đúng ra là Cồn Ngao) thuộc
sông Tiền và Đònh An, Ba Thắc, Trần Đề (sự thực là Trấn Di) thuộc sông Hậu. [theo 66; 367].
Hệ thống sông Đồng Nai với mạng lưới sông nhánh khá dày như sông La Ngà, sông Bé, sông
Sài Gòn…
Các hệ thống sông ngòi, kênh rạch này hình thành nên những vùng châu thổ rộng lớn.
Những dòng sông, kênh rạch ấy không những mang phù sa bồi đắp cho đôi bờ mà còn mang


nước ngọt tưới mát cho những vườn cây ăn trái sum sê, những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Sông ngòi, kênh rạch Nam Bộ tạo nên một nền “văn minh sông nước” phát triển, một mạng lưới
giao thông thuận lợi và một tiềm năng thuỷ sản dồi dào (sông Cửu Long hằng năm có thể cung
cấp hơn chục nghìn tấn cá).

Vùng sông nước ấy đi vào tiếng nói, lời ca của con người nơi đây. Chúng ta có thể bắt
gặp rất nhiều những câu như: ”Nhà Bè nước chảy chia hai”, “Vàm nao sóng vỗ lao xao”, “sông
Cửa Đại hai chiều nước chảy”, “sông Tiền cá lội xoè vi”, “Sông dài cá lội biệt tăm”, “Sông sâu
nước chảy ngập kiều”, “Bìm bòp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán không lời chèo chống mải mê”…
Theo Nguyễn Chí Bền thì hình ảnh sông nước xuất hiện 85 lần trong 550 bài ca dao về tình yêu
lứa đôi ở Nam Bộ [dẫn theo 52; 66].
1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng
Nam Bộ còn có những vùng duyên hải và biển với khá nhiều đảo trải dài như đảo Phú
Quốc, đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Nghệ… Đảo không chỉ có tác dụng chắn sóng, tạo
ra các bãi bồi làm tăng diện tích đất nổi cho cả vùng, mà đảo còn cho con người nhiều lâm sản
quý khác.
Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên bờ biển thấp, bằng phẳng, nhiều bãi triều bùn phủ kín rừng
ngập mặn, có tốc độ tiến ra biển lớn nhất cả nước.
Ven biển có rừng ngập mặn rộng lớn. Từ Cà Mau đến Kiên Giang có rừng nguyên sinh U
Minh Thượng, U Minh Hạ. Rừng ở đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Hình ảnh quen
thuộc là những sân chim, kèo ong, sếu đầu đỏ; những mênh mông rừng tràm, rừng đước với một
trữ lượng than bùn khổng lồ… Có thể nói, rừng ngập mặn Nam Bộ rộng lớn nhất, đa dạng và
phong phú nhất trên bán đảo Đông Dương.
1.1.1.5. Do khí hậu, độ ẩm, lượng mưa… có nhiều thuận lợi cho nên Nam Bộ trở thành một
vùng đất trù phú, màu mỡ, phì nhiêu; có thảm thực vật, động vật hết sức đa dạng phong phú:
nhiều loài cây công nghiệp quý như cao su, tiêu, điều…; nhiều loài cây ăn trái đặc sản nổi tiếng
như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vónh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, bưởi Năm Roi, nhãn Vónh Long,
Bạc Liêu, chôm chôm Chợ Lách, quýt Lai Vung, cam Phong Điền, Tam Bình…; động vật có giá
trò như chim, ong mật, cá, tôm và nhiều hải sản quý khác.


Dấu ấn về một vùng đất “gạo trắng nước trong” in đậm trong những câu tục ngữ, ca dao:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong”, “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”, “Cơm Nai, Ròa; cá Rí,
Rang” hay:
“Ai ơi về miệt Tháp Mười,

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” (ca dao)
v.v.
Trong Gia Đònh thành thông chí (GĐTTC) có đoạn: “Huyện Kiến Hoà đất màu ruộng tốt,
trông bát ngát không cùng, dân đều lấy canh nông làm việc căn bản, nhà nào cũng có kho chứa
lúa lộ thiên, thóc gạo đầy ắp” [24; 51].
Nam Bộ có nhiều cảnh đẹp như: Vũng Tàu, Hà Tiên, Long Hải... “Trấn Biên Hoà- núi
đẹp, nước trong, tục hậu việc ít, só phu chuộng thi thư, nhân dân chăm cày dệt, đều có nghiệp
thường cả. Văn vật, áo quần, nhà cửa cùng với người Kinh giống nhau” [24;150]. Sông nước là
cảnh quan nổi bật, chiếm ưu thế ở đây, tiện lợi cho việc phát triển du lòch sinh thái. Nhiều di
tích lòch sử: Bến cảng Nhà Rồng, đòa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hội trường Thống Nhất… còn
ghi dấu mãi một thời hào hùng của dân tộc. Thiên nhiên hào phóng nhưng cũng vô cùng hiểm
nguy và khắc nghiệt. Đó là cảnh “hùm tha, sấu bắt”, ”Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh
canh”, vùng nước mặn, đất phèn khó trồng cấy, gió mưa lũ lụt quanh năm v.v.
Có thể lấy nhận xét của nhà báo Phan Quang về ĐBSCL để nói về Nam Bộ nói chung:
“…hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, Đồng bằng sông Cửa
Long hiện lên trước mắt ta ngồn ngộn sức sống” [68; 370].
1.1.2. Đặc điểm xã hội
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư
Những khám phá khảo cổ học trên đất Nam Bộ cho chún g ta biết rằng: từ thû xa xưa, ít
nhất là cách ngày nay từ 2500 đến 4000 năm, con người đã có mặt trên vùng đất mới này. Họ có
mặt đầu tiên ở vùng phù sa cổ (ĐNB), sau đó mới tiếp tục hành trình xuống phía tây nam –
vùng phù sa mới (châu thổ sông Cửu Long).
Chủ nhân đầu tiên có mặt ở vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam, người Chân Lạp: “Chủ
nhân ban đầu của vùng đất Nam Bộ là người Phù Nam mà sách Tấn thư của Trung Hoa mô tả
là”đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi đất, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, không trộm cắp” với


hoạt động nông nghiệp và giao thông đường thuỷ rất phát triển. Rồi đến thế kỉ VI thì Phù Nam
nông nghiệp đã bò người Chân Lạp dương tính hơn thôn tính.” [89; 603].
Từ thế kỉ XVII trở đi, Nam Bộ xuất hiện người Khơme, người Việt. Người Việt là những

lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào. Đây là những người dân bần cùng hoặc muốn tránh
cuộc phân tranh Trònh – Nguyễn đẫm máu kéo dài (thế kỉ XVII). Họ ra đi để kiếm sống và cũng
mong được an thân. Lớp nông dân nghèo khác cũng tiến vào Nam theo chính sách đinh điền của
nhà Nguyễn. “Trong sự nghiệp 300 năm mở mang, khai phá vùng lãnh thổ phía Nam của đất
nước, lớp lớp thế hệ người Việt từ vùng đất sinh tụ lâu đời của mình là châu thổ sông Hồng, sông
Mã và dải đất ven biển miền Trung đã nối tiếp nhau đến lập nghiệp ngày càng đông tại đòa bàn
Nam Bộ ngày nay.” [52; 3]
Những người dân nghèo này chinh phục vùng đất phía Nam bằng bàn tay khối óc của
mình, bằng sự cần cù, lam lũ: “Họ là những toán tiên phong vũ trang bằng óc phiêu lưu mạo
hiểm, bằng cán búa, lưỡi cày, tấm lưới” [59; 60]. Hoặc “Nam Kì được chinh phục không phải
bằng thanh gươm vó ngựa mỗi ngày đi hàng chục dặm mà bằng lưỡi cày đôi trâu đi từng bước
một” [59; 60].
Thời kì này, còn có lính tráng, các tội đồ bò triều đình bắt buộc vào Nam lập đồn điền,
bảo vệ biên cương một vùng đất nước.
Thế kỉ XVII, XVIII, người Hoa từ các tỉnh Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng
Tây, Hải Nam (Trung Quốc) dắt díu nhau nhập cư vào ĐBSCL lập nghiệp. Một số khác vốn là
quan quân nhà Minh không chòu khuất phục triều Mãn Thanh đến đây tò nạn, làm ăn. Giữa thế
kỉ XVIII, người Chăm (ở Chân Lạp – cuối thế kỉ XVII) chuyển về vùng núi Bà Đen. Cả người
Pháp, Anh, Mã Lai, Ấn Độ… cũng có mặt ở Nam Bộ: “Gia Đònh là đất miền Nam của nước Việt,
khi bắt đầu khai thác, dân lưu tán của nước ta và người Đường (tục xưng người Đại Thanh là
người Đường, cũng như rợ Ri xưng người Trung Quốc là người Hán, chứ không phải Hán của lưu
Hán, Đường của Lí Đường. Người Quảng Đông tự nhận là Đường của đời Đường Ngu không phải
quá khoe). Người Tây Dương (các nước Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao (Áo Môn), các nước
phương Tây gọi là Tây Dương), người Cao Miên, người Chà Và (phàm 36 cảng ở Mãn Lạt Đa
(Malucca) gọi là hải đảo. Người Sơn Nam theo đạo Bái Nhật (thờ mặt trời, tóm gọi là Chà Là).
Các nước Kiều ngụ phần nhiều ở xen lẫn nhau, mà áo mặc đồ dùng đều nước nào theo lối nước
ấy” [24; 143].


Thế kỉ XIX, lưu dân Việt có mặt ngày càng đông ở phía nam sông Hậu như Long Xuyên,

Rạch Giá… Họ đã chinh phục và biến cải cơ bản vùng đất mới và thu được những kết quả to lớn.
Họ đã biến một vùng hoang dại thành vùng đất trù phú, cây trái sum sê.
Sau này vào phương Nam còn có lớp dân di cư từ các tỉnh phía Bắc năm 1954 và những
người đi xây dựng vùng kinh tế mới sau 1975.

1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội
Người mới đến tiến hành khai hoang, đào kênh, lập làng mới. Đặc trưng chung của làng
Nam Bộ mang tính mở, không khép kín như kiểu làng Bắc Bộ, Trung Bộ. Thôn ấp của nông dân
Việt ở Nam Bộ được triển khai tự do, thoáng đãng dọc theo các kênh rạch, sông ngòi chằng chòt,
lợi dụng những điều tự nhiên thuận lợi, tránh những điều bất lợi. Vì sống trong một môi trường
mênh mang sông nước nên người dân sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” tấp nập, đi lại chủ yếu
bằng thuyền bằng ghe, thậm chí thuyền, ghe được dùng như là ngôi nhà của người dân ở đây.
“Ở Gia Đònh chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc lấy thuyền làm nhà, hoặc lấy thuyền để đi chợ,
thăm bà con, chở củi gạo, đi buôn bán lại càng tiện lợi. Thuyền ghe đầy sông, đi lại đêm ngày,
mũi thuyền đuôi thuyền liền nhau” [24; 148].
Nam Bộ là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em: người Việt (Kinh), người Hoa, người
Chăm, người Ấn, người Khơme… Lớp dân cư mới đông nhất vẫn là người Việt. Nơi tập trung
đông nhất của họ là những vùng đất dễ làm, có nước ngọt, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đó
là những vùng gần sông Vàm Cỏ, sông Tiền, là đất Bà Ròa, Đồng Nai, Bến Nghé… Người
Khơme là dân tộc đông thứ hai ở Nam Bộ. Họ thường đònh cư, canh tác trên nhữõng nơi đất cao,
màu mỡ như giồng, cù lao… thuộc các tỉnh ven biển, nhiều nhất ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc
Trăng. Các dân tộc lập làng, dựng nhà cạnh nhau, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt từ thû vua Hùng. Dân tộc nào theo
phong tục dân tộc đó. Tuy có ảnh hưởng nhau nhưng không nhiều.
Buổi đầu cuộc sống có phần thoải mái, “làm chơi ăn thật”. Con người tin cậy vào sự hào
phóng của thiên nhiên:

- “Hết gạo thì có Đồng Nai,
Hết củi thì có Tân Sài chở vô” (ca dao)



- “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua” (ca dao)
Đời sống dân chúng dễ chòu, không phải lo cái ăn cái mặc: “Thành Gia Đònh Việt Nam ta,
đất rộng lương thực nhiều, không lo về đói rét, cho nên ít chứa sẵn, tục dân sa hoa, kẻ só đua nhau
tài giỏi. Người bốn phương ở lẫn nhau, mỗi nhà tự có tục riêng” [24; 141], “Người Gia Đònh ngày
ăn ba bữa đều ăn cơm cả, cháo gạo cũng ít ăn, huống chi là thứ khác, do thóc gạo thừa thãi, hằng
năm không mất mùa đói kém nên như thế” [24; 155].
Tuy nhiên, cuộc sống của họ buổi đầu không phải không có những khó khăn. Khó khăn
một phần do công cụ lao động còn thô sơ, chỉ có cái cày, cái cuốc, cây rựa, cái leng… Phần nữa,
do thiên nhiên gây không ít khó khăn và ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Việc khai phá vùng đất
hoang, ban đầu thường là khoảnh đất nằm lọt giữa một vùng rậm rạp, lầy trũng, con người luôn
phải đương đầu với những mối nguy hiểm như hùm beo, cá sấu, rắn rết… Mặt khác, mùa nước
nổi thì “cá nhiều gạo thiếu”. Công tác thuỷ lợi luôn đặt ra để khắc phục tình trạng ngập úng.
Mùa khô (nắng) người nông dân sống bằng nghề “đổi nước”, chăn vòt ngoài đồng. Những nơi
đất phèn mặn năng xuất lúa thấp, làm mỗi năm chỉ được một vụ. Sự xâm nhập của nước mặn và
sự khan hiếm nước ngọt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của
con người.
Đời sống người nông dân khoảng đầu thế kỉ này thật cực khổ mà nguyên nhân còn là sự
bóc lột của bọn phong kiến, thực dân: “Hàng ngày sáng ra lót lòng sơ với muối mè (vừng), trưa
và chiều hai bữa đạm bạc cá mắm canh rau, quần bố áo vải, no bụng ấm thân thì thôi… Con nít
bảy tám tuổi chỉ mặc một cái áo phủ đến trôn, chưa cho mặc quần, chín tuổi mới mặc quần cụt,
mười tuổi đủ trí nhớ, con nhà giàu cho đến ở nhà thầy mà học tập, con nhà nghèo thì chòu dốt,
cho nên thû xưa ít có người biết chữ” [68; 481].
Sau này, chính con người đã làm cho thiên nhiên nổi giận. Nạn cháy rừng, săn bắt động
vật quý hiếm, khai thác tài nguyên theo kiểu huỷ diệt, làm ô nhiễm môi trường… khiến cho tài
nguyên ngày càng cạn kiệt, đời sống dân chúng ngày càng khó khăn.
Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, người dân kiên cường bất khuất, cần cù, năng
động sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất hàng hóa, thích ứng với lũ hằng năm, luôn tìm cách để
làm cuộc sống của mình ngày một tốt hơn.



ĐNB là vùng phát triển kinh tế – xã hội rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp
lợi thế của vò trí đòa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển. Đây
là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong nước. Công nghiệp (khai
thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến nông sản, hải sản xuất khẩu,
hàng tiêu dùng…) và dòch vụ (thương mại, du lòch, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu chính viễn
thông…) chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP, tập trung ở thành phố ở Chí Minh, Biên Hoà, Vũng
Tàu. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. ĐNB lấy nghề
trồng lúa khô (lúa rẫy) làm hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp.
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vùng dân
cư hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu (miệt vườn) chủ yếu làm nghề trồng lúa, làm vườn. Vùng
dân cư ven biển (miệt biển): trồng lúa nước, đánh bắt hải sản, “bán vàm”, làm nghề “ăn ong”...
Làng xóm ở đây thưa thớt, cuộc sống lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vùng tứ giác Long Xuyên
và Đồng Tháp Mười mỗi năm chòu ngập lụt 3 - 4 tháng, đồng ruộng mênh mông cỏ lác. Cuộc
sống người dân vất vả, lệ thuộc vào môi trường tự nhiên. Đánh bắt cá, làm thuê, làm mướn là
nghề chính ở đây.
Điều kiện tự nhiên đã tạo cho người dân Nam Bộ sống bằng nhiều nghề khác nhau. Nghề
thủ công được tổ chức thành phường thợ, có hàng trăm phường thợ như: chiếu, tiện, đinh, dầu,
vạn đò, chỉ, gốm, vôi, sồi, buồm, bột… Nếu trước đây “9 người làm ruộng mới có một người buôn
bán” [24; 151] thì sau này nghề buôn bán ở đây lại rất phát triển. “Trong khi người nông dân
Bắc Bộ coi buôn bán là nghề xấu thì người Việt ở Nam Bộ không những đã chấp nhận mà còn coi
buôn là một “đạo”, còn là một đạo “vui” (…) Biểu tượng của của Sài Gòn là chợ Bến Thành; Sài
Gòn –Tp Hồ Chí Minh nói riêng và Nam Bộ nói chung là nơi có nhiều chợ nhất trong cả nước”
[89; 199].
1.1.3. Đặc trưng văn hóa Nam Bộ
1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá
- Khái niệm văn hoá: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trò vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình” [89; 25].



- Theo Trần Ngọc Thêm, văn hoá gồm bốn thành tố sau đây: văn hoá nhận thức, văn hoá
tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên (tận dụng và đối phó với môi
trường) và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội [theo 89; 28, 29].
“Văn hoá vùng là một phạm vi, một khu vực đòa lí – văn hoá có đặc điểm và bản sắ c
riêng” [76; 5]. Nam Bộ là một vùng văn hoá.
Chúng ta sẽ tìm nét đặc trưng của văn hoá Nam Bộ theo góc nhìn từ các thành tố văn hoá
trên.
1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ
Trên con đường Nam tiến, người Việt đã mang theo mình một nền văn hóa Việt. Trước
điều kiện sống khắc nghiệt, con người đã có cách ứng xử thích ứng với môi trường mới, hoàn
cảnh sống mới, nhanh chóng nắm bắt được quy luật tự nhiên, thích nghi với nó và bắt nó phải
phục vụ con người.
Nền văn hoá Việt được người Việt ở Nam Bộ vận dụng, mang tính động hơn, và đã hình
thành nên một vùng văn hóa đặc sắc Nam Bộ, làm phong phú và tô đậm thêm nền văn hóa Việt
Nam nói chung.
Có thể phác thảo vài nét đặc trưng về văn hoá Nam Bộ như sau: “Vùng văn hoá Nam Bộ
có hai tiểu vùng: Đông Nam Bộ (lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) và Tây Nam Bộ (lưu
vực sông Cửu Long), với khí hậu hai mùa (khô – mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch.
Các cư dân Việt, Chăm, Hoa, tới khai phá đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống
của cư dân bản đòa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven
kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thuỷ sản; tính cách con người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng, tôn giáo
hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong trong quá trình giao lưu hội nhập với
văn hoá phưong Tây…” [89; 63]
Trong cách ứng xử với tự nhiên, người Việt ở Nam Bộ vẫn giữ được nếp sống hoà hợp và
tôn trọng. Tuy nhiên, dưới một khung trời khác, mưa nắng khác, sông núi cỏ cây khác, những
lưu dân Việt đã chọn cho mình một cách sống phù hợp với điều kiện của mình, phù hợp với môi
trường hoàn toàn mới. Sinh hoạt và sản xuất ở Nam Bộ luôn gắn bó với những đổi thay, biến
động của con nước, của dòng sông và của thủy triều. Những biểu hiện của văn minh sông nước

thể hiện rõ trong phương thức lao động, trong nhòp sống sinh hoạt, trong tín ngưỡng, trong phong
tục và ngôn ngữ…


Trong lối ứng xử xã hội, người Việt phương nam vẫn giữ được sự mềm dẻo, hiền hoà của
con người gốc nông nghiệp. Họ thích ứng với môi trường linh hoạt hơn, ít câu nệ và đa dạng
trong sinh hoạt hằng ngày, thiết lập những quan hệ được quy đònh bởi điều kiện sống. Chợ
thường được đặt nơi bến sông. Xóm làng thường được lập trên đất khai hoang, nằm trên các gò
đồi hay những giồng đất cao. Làng Nam Bộ “ở tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện
làm ăn”, một thiết chế xã hội cũng đã thoáng hơn. “Làng xã Nam Bộ không có những thiết chế
quá chặt chẽ (nhiều làng không có hương ước, thần tích, thần phả) thần thành hoàng chỉ là một
khái niệm “thần hoàng bổn cảnh” chung chung” [89; 198]. Thôn ấp thû ban đầu có một đặc
điểm là “dễ hợp dễ tan”. Những người tứ phương đến lập làng lập ấp, thấy làm ăn khó thì lại ra
đi kiếm chỗ “đất lành” khác. “Thành phần dân cư của Nam Bộ thường hay biến động, người dân
không bò gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ” [89; 198].
Nhà ở miền ĐNB, cột kèo thường được làm bằng gỗ tốt. Ngược lại, ĐBSCL kèo cột là
những loại cây nhỏ như tràm, đước, chà là; lợp bằng lá dừa nước. Thậm chí ở đây có cả loại
“nhà đạp, nhà đá” – một loại nhà tồi tàn, tạm bợ. Hướng nhà cũng không cần phải “Lấy vợ đàn
bà, làm nhà hướng nam” như ngoài Bắc, ngoài Trung mà thường quay mặt ra sông, chỉ cốt thuận
tiện. Tính cách con người Nam Bộ là sự biểu hiện của bản chất con người Việt Nam trong
những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhất đònh. Đó là đức cần cù, là sự đoàn kết giúp đỡ, thương
yêu nhau. “Dù làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam Bộ vẫn giữ nếp cầøn cù. Dù kinh tế hàng hoá
phát triển, người Việt Nam Bộ vẫn coi trọng tính cộng đồng” [89; 199]. Đặt chân đến vùng đất
mới, những lưu dân đã nhanh chóng kết thành chòm xóm. Họ dựa vào nhau làm ăn, sinh sống,
chống lại thú dữ, trộm cướp, chống lại cường hào ác bá, giúp nhau trong những lúc khó khăn,
bệnh hoạn… Họ vẫn còn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất. Biết bao
gương anh hùng như Trương Đònh, Nguyễn Trung Trực… đã không hổ danh với những danh nhân
vùng đất khác của đất nước.
Chủ nhân ở Nam Bộ từng là những lưu dân nghèo khổ, từng bò áp bức bóc lột và chính
trong gian khó, hiểm nguy của quá trình mở mang miền đất mới đã tạo nên tính cách can trường,

gan góc, không lùi bước trước bất kì trở ngại nào của tự nhiên cũng như những bất công, vô lí
của xã hội. Bởi vì “Đến đây là sơn cùng thuỷ tận rồi. Đến đây là đến trên bờ Thái Bình Dương,
vònh Xiêm La mòt mù rồi. Đến đây chỉ còn có hai con đường, một là không đủ nghò lực sống nữa


thì thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để sống” (Nguyễn Văn Bổng)
[theo 68; 613]. Ông cha ta đã chọn con đường thứ hai: đấu tranh để sống.
Trong giao tiếp, người Nam Bộ bộc trực, chất phác, thẳng thắn, ít nói văn hoa, rào đón.
Tác giả Trần Văn Giàu viết: “Người dân đồng bằng sông Cửu Long – Đồng Nai vẫn chân thật
trung tín, cởi mở bộc trực, tình cảm (lắm khi có tính chất nguyên thuỷ), xử sự với người ngay một
cách không suy tính thiệt hơn. Họ cũng đòi hỏi kẻ khác cũng như vậy đối với họ” [59; 161, 162].
Người Nam Bộ ít chòu sự ràng buộc của của đạo đức Khổng Mạnh, ít thuần phục quyền
uy phong kiến. Một quá khứ với bao khuôn phép gò bó, cứng nhắc, những quan niệm cổ hủ đã
được “họ cởi bỏ lại đằng sau để sáng tạo ra một phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn và
làm cho nền đạo lí giàu tính nhân ái của dân tộc ánh lên những sắc màu độc đáo. Họ không
khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy, sống cái đạo làm người “Kiến ngãi
bất vô vi dũng dã” [52; 68].
Người Nam Bộ rất hiếu khách. Sự hiếu khách vốn là bản chất con người Việt Nam, khi
điều kiện sống có phần dễ chòu hơn thì nó mới được thể hiện một cách rõ nét nhất. “Ở Gia Đònh,
khách đến thì mời ăn trầu trước, thết nước chè rồi đến ăn cơm ăn bánh, cốt phải phong hậu.
Không kể người thân hay sơ, lạ hay quen, tung tích thế nào, đã đến tất phải tiếp nhận thết đãi.
Cho nên người đi chơi phần nhiều không mang lương thực, mà người lậu sổ, người trốn tránh khá
nhiều vì có chỗ nuôi khách” [24; 146]. Người Việt Nam Bộ ít nhiều có đầu óc phiêu lưu mạo
hiểm. Họ dám chấp nhận hiểm nguy, coi nhẹ tính mạng, trọng nghóa khinh tài, giàu nghóa khí.
Tác giả GĐTTC lí giải:“Đất thuộc về Dương Châu, gần mặt trời, khí trời phát dương, ở nơi chính
khí, bao ngậm văn minh, cho nên người chuộng tiết nghóa” [24; 141].
Họ cũng sống rất thực tế, linh hoạt, thông minh và sáng tạo. Đánh giá khái quát về người
Việt phương nam, Trần Bạch Đằng viết: “Thực tế lòch sử hoạt động mấy trăm năm qua, thời cận
đại cũng như hiện đại trên đất phương Nam đã chứng minh rất rõ tính năng động, sáng tạo là nét
đặc thù nổi bật trong tư duy và phương thức xử lí các vấn đề trong cuộc sống của con người Nam

Bộ nói riêng và miền Nam nói chung” [60; 7].
Mặc dù sống ở miền quê mới, xa cách đất tổ, người Nam Bộ vẫn theo tục cũ của Giao
Chỉ: “… dân thường thì húi tóc, đi chân không. Nam nữ đều mặc áo cổ cứng, tay áo ngắn, áo đều
may liền ở hai nách; không có quần dài, quần đùi, đàn ông dùng một loại vải quấn từ lưng xuống
đến đít, buộc thắt ở rốn, gọi là cái khố; con gái mặc váy không có lót, đội cái nón to; hút thuốc


bằng cái điếu; làm nhà thấp, trải chiếu xuống đất, ngồi không có ghế bàn” [24; 143]. Ngày
thường, họ chăm chỉ làm ăn. Cuối năm, sửa sang đắp lại phần mộ tổ tiên, dọn dẹp bàn thờ ông
bà. Ngày tết, mặc quần áo mới, lễ bái tổ tiên, chúc tụng nhau, mở hội, ăn uống, chơi bời…
Môi trường sông nước đã tạo nên cho Nam Bộ một vùng văn hoá đặc trưng không giống
vùng khác. Không giống cả về ăn uống. Người Nam Bộ khoái món cá lóc nướng trui, cá nấu
ám, thích canh chua, ưa ăn mắm, dùng nước cốt dừa để chế biến món ăn… Họ quen đi lại, di
chuyển theo cách sống trong môi trường sông nước: “Đất ở Gia Đònh có nhiều sông ngòi, bãi
biển, 10 người thì 9 người giỏi bơi lội, quen chở thuyền” [24; 147]…
Họ rất lạc quan. Đây cũng là đức tính của người Việt nói chung. Nhưng nó được phát
triển thêm lên khi trong cuộc sống vốn ít niềm vui. Họ cố vui trong cả những lúc buồn nhất.
“Tục ở Gia Đònh, phàm có cầu đảo hay việc vui, đều bày diễn tuồng” [24; 146].
1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ
Văn hóa Việt được con người mang theo từ buổi đầu mở đất vào phương nam, do trải qua
các biến cố lòch sử xã hội nên đã có những thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới. Theo hướng
đồng đại, ngoài yếu tố ổn đònh, văn hoá Nam Bộ cũng có những thích nghi, biến đổi riêng cho
phù hợp với môi trường sống. Mặc dù vậy, văn hoá Việt ở Nam Bộ một mặt vẫn giữ được bản
sắc cội nguồn, mặt khác vẫn có những nét độc đáo riêng. Ví dụ: “Nếu như ở người Hán, trời
quan hệ với đất thông qua con người, thì có lẽ ở người Việt mối quan hệ cơ bản, đầu tiên phải là
Đất, Nước và Con người, trong đó Nước và Con người là quan hệ số một. Chúng tôi cho rằng
chính người Việt phương Nam mới là dân tộc hiểu biết sâu sắc về Nước – như một trong số những
thành phần cơ bản của vũ trụ vật chất. Nếu như ở người Trung Hoa có thầy đòa lí thì thầy “thuỷ
lí” trong dân gian Việt Nam có lẽ là hình ảnh cô đọng nhất về tri thức Việt, hay nói chính xác là
“tri thức văn hoá dân gian Việt” [13; 118].

Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên miền đất phương nam diễn ra trên nhiều lónh
vực: cách làm lụng, ăn mặc, đi lại, lễ tết, học hành… và văn hoá Nam Bộ vẫn giữ được bản sắc
riêng. Sự giao lưu này càng làm phong phú thêm văn hoá Việt.
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ khăng khít với nhau. Điều này đã được thừa nhận.
Ngôn ngữ với văn hoá cũng có mối quan hệ tương tự:”ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hoá”
(E. Sapir) [115; 255]. “Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hoá, đồng thời nó cũng là hợp phần, thậm
chí là hợp phần quan trọng nhất của văn hoá” [11; 5]. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao


tiếp, phương tiện tư duy của con người mà nó “còn là quan niệm của chính con người với tư cách
là chủ thể tri nhận và phân cắt hiện thực bằng cái mã của mỗi ngôn ngữ.” [72; 32]. Quan niệm
ấy chính là đặc trưng văn hoá trong đònh danh.
Bằng vốn từ ngữ của mình, ngôn ngữ đã phản ánh văn hoá của một dân tộc, của một
vùng dân tộc. “Vốn từ vựng văn hoá của một ngôn ngữ trước hết thuộc vào vốn từ vựng chung, cơ
bản của một ngôn ngữ, các đơn vò của nó phản ánh cái cấu trúc văn hoá của cộng đồng sử dụng
ngôn ngữ ấy. Vốn từ vựng như vậy phải được tổ chức, sắp xếp và được cấu trúc hoá theo các đặc
trưng văn hoá cộng đồng nhất đònh” [13; 69].
1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.1. Khái niệm về phương ngữ, từ đòa phương, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác
đònh vùng phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.1.1. Phương ngữ
Theo Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn: “Phương ngữ là
hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một
phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có
nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có
người gọi là tiếng đòa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là
vốn từ vựng” [theo 118; 232]. Hay ngắn gọn hơn như đònh nghóa của Hoàng Thò Châu: “Phương
ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một đòa phương
cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác“[8;
24].

Ở đây, chúng tôi thấy cũng cần phân biệt ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ. Phương ngữ
chỉ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, phương ngữ là một hệ thống hoàn chỉnh riêng
của nó chứ không phải là “một cái nhánh được tách ra từ thân cây” [8; 54] ngôn ngữ toàn dân.
Ngôn ngữ toàn dân cũng không phải là cái trừu tượng còn phương ngữ là cái cụ thể. “Phương
ngữ cũng như ngôn ngữ toàn dân đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể” [8; 54].
1.1.4.1.2. Từ đòa phương
Trong Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Từ đòa phương là những từ được
dùng hạn chế ở một hoặc một vài đòa phương, từ đòa phương là một dạng biến thể của vốn từ vựng
của ngôn ngữ dân tộc” [26; 292].


Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng giải thích: “Từ của một phương ngữ thuộc
một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của đòa phương đó” [118;
339].
Từ đòa phương phát sinh do khoảng cách đòa lí, điều kiện tự nhiên, sự kiện lòch sử, phong
tục, tập quán xưa của một cộng đồng người.
1.1.4.1.3. Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt
Về phân vùng phương ngữ của tiếng Việt, có rất nhiều quan điểm khác nhau và cũng hết
sức phức tạp. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có vùng phương ngữ nào cả mà chỉ có
một ngôn ngữ tiếng Việt mà thôi. Nhưng cũng có quan điểm cho là hai, là ba, là bốn, hoặc thậm
chí là năm vùng phương ngữ (theo 8; 85-88]. Cụ thể:
+ S.C. Thomson là người đưa ra quan điểm không chia vùng phương ngữ của tiếng Việt.
+ H. Maspero, M.V. Gordina và I. S. Bustrov có cùng quan điểm chia hai vùng phương
ngữ: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung (tiếng miền Nam giống phương ngữ Bắc). Hoàng
Phê cũng chia làm hai vùng nhưng ranh giới có khác: tiếng miền Bắc (Hà Nội), tiếng miền Nam
(có thành phố Hồ Chí Minh), ở khu vực giữa là vùng chuyển tiếp.
+ Quan điểm chia ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Thanh Hoá và Bắc Bộ), phương
ngữ Trung (từ Nghệ An đến Đà Nẵng) và phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Đây là quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu mà tiêu biểu là Hoàng Thò Châu.
+ Các đại diện cho quan điểm chia làm bốn vùng phương ngữ có Nguyễn Kim Thản:

phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hoá), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh
Hoá đến Bình Trò Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ
Nam (từ Thuận Hải trở vào); Nguyễn Văn Ái: phương ngữ Bắc Bộ (từ các tỉnh biên giới phía
Bắc đến Thanh Hoá), phương ngữ Bắc Trung Bộ (từ Nghệ Tónh đến Bình Trò Thiên), phương
ngữ Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Thuận Hải), phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng
Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau).
+ Chia làm năm vùng phương ngữ: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hoá),
phương ngữ Trung trên (từ Nghệ An đến Quảng Trò), phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên
đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới (từ Bình Đònh đến Bình Tuy), phương ngữ Nam (từ
Bình Tuy trở vào) là quan điểm của Nguyễn Bạt Tụy.


Các ý kiến, quan điểm trên đều lấy trước hết ngữ âm làm tiêu chí chính để phân chia các
vùng phương ngữ. Nếu lấy thêm tiêu chí từ vựng - ngữ nghóa, ngữ pháp thì cũng chỉ dừng ở
những vùng phương ngữ lớn mà thôi.
1.1.4.1.4. Xác đònh vùng phương ngữ Nam Bộ
Tiếng Việt xuất hiện ở vùng đòa lí từ Thuận Hải trở vàøo, Hoàng Phê gọïi là tiếng miền
Nam, nơi có Sài Gòn (tp HCM) là trung tâm (trong bài “Ý kiến về một vấn đề nhỏ: ưu hay iu?”,
Ngôn ngữ số 4/ 1973). Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu gọi là phương
ngữ Nam [84; 51-69]. Tiếng Việt ở vùng đòa lí từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt T cũng gọi là
phương ngữ Nam (trong bài “Ngữ Việt trên đất Việt”, Văn hoá nguyệt san, Sài gòn 1961, số 64).
Tiếng Việt ở vùng đòa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực nam Tổ quốc, Hoàng Thò Châu gọi là
phương ngữ Nam [8; 90]. Tiếng Việt ở vùng đòa lí từ Quảng Nam trở vào, Cao Xuân Hạo cho là
phương ngữ miền Nam [29; 120, 121)].v.v
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện tiếng Việt ở đòa phương Nam Bộ - vùng đòa lí từ Đồng Nai,
Sông Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái [2; 10], Trần Thò Ngọc
Lang [48; 7], Hồ Lê [52; 229, 230], Bùi Khánh Thế [87; 77], Cao Xuân Hạo [29; 120] v.v. gọi là
phương ngữ Nam Bộ.
Như vậy, không gian đòa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ miền Nam hay phương ngữ
Nam được các tác giả xác đònh khá rộng. Không gian đòa lí của phương ngữ Nam Bộ được xác

đònh hẹp hơn. Ranh giới PNNB trùng với ranh giới đòa lí tự nhiên Nam Bộ mà chúng ta đang
quan niệm hiện nay. Đây cũng là quan điểm trong việc xác đònh vùng PNNB của chúng tôi ở đề
tài này.
1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
Bất cứ một phương ngữ nào cũng đều có những nét đặc trưng về ngữ âm, từ vựng - ngữ
nghóa, ngữ pháp so với các phương ngữ khác. PNNB cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Chúng tôi thống nhất với ý kiến sau đây của Hoàng Thò Châu: “… một phương ngữ được xác đònh
bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghóa đối lập với
phương ngữ khác.” [8; 90].
Vì Nam Bộ có điều kiện giao thông thuận tiện và là mảnh đất sớm có nền kinh tế hàng
hoá so với vùng khác của đất nước cho nên PNNB đã có sự ảnh hưởng trên một vùng dân cư


rộng lớn. “Một đặc điểm nổi bật của phương ngữ Nam Bộ là tính thống nhất cao của nó trên một
vùng lãnh thổ rộng lớn” [87; 77].
Về đặc điểm của PNNB, chúng tôi có cùng nhận xét như các tài liệu: [2], [8], [49], [52]
và [87].
1.1.4.2.1. Đặc điểm về ngữ âm
-Thanh điệu: Tiếng Nam Bộ chỉ sử dụng năm thanh điệu: ngang, huyền,
hỏi (phát âm nhẹ nhàng), sắc, nặng (theo cảm nhận của chúng tôi, thanh này cũng nhẹ hơn tiếng
toàn dân).
- Phụ âm đầu: Chỉ có 19 phụ âm. So với 23 phụ âm trong hệ thống phụ âm chuẩn thì
PNNB không có 3 phụ âm cong lưỡi /ş, zc, ţ/ (giống phương ngữ Bắc), không có phụ âm môi –
răng /v/ (phụ âm đầu /v, z/ đều phát âm là /z/ (tuy nhiên, /z/ không phát âm giống tiếng Việt
toàn dân mà phát âm giống “j”). Cá biệt có một số nơi thuộc vùng ĐNB phát âm phụ âm đầu
/t’/ thành /x/ (thòt  khòt), một số nơi thuộc vùng miền Tây Nam Bộ phát âm /zc/ thành // (cá rô

 cá gô), / ţ / thành /t/ (cá trê  cá tê)…
Các phụ âm /k-, h-,-/ khi đứng trước uy, ua, thì phát âm giống nhau (ví dụ, “qua”,
“hoa” đều thành “wa”).

- Vần: Âm đệm /-w-/ hoặc bò lược bỏ (loan  lan, luyến  liến…), hoặc được nhấn mạnh
thành âm chính (loan  lon). Các nguyên âm đôi /ie, ɤ, uo/ khi đi với /-m, -p/ cuối thì mất yếu
tố sau (tiêm  tim, lượm  lựm, luộm thuộm  lụm thụm…). Các âm đơn /, ɤ / đứng trước phụ
âm cuối /-p, -m/ đều thành /o/ (nom, nơm  nôm). Âm chính /ă/ trong vần “ay” đọc thành /a/ (ví
dụ, tay  tai). Một số nơi thuộc vùng ĐNB phát âm vần “êm êp” thành”im ip” (đêm  đim).
- Phụ âm cuối: Phát âm không phân biệt /-n / với /-ŋ / (tan – tang), /-t/ với /-k/ (tắc – tắt).
Ngữ âm trong PNNB (mà tiêu biểu là tiếng Sài Gòn) đã có những biến đổi tích cực: có
xu hướng tiến gần đến cách phát âm với các thế đối lập được ghi trên chữ viết.
1.1.4.2.2. Đặc điểm về từ vựng- ngữ nghóa
PNNB cũng như các phương ngữ khác, nó có quy luật phát triển riêng, gắn
với đặc điểm xã hội và tâm lí con người đòa phương.
Về nguyên tắc làm việc, theo chúng tôi, muốn xác đònh đó có phải từ đòa phương Nam Bộ
hay không, người ta phải căn cứ vào việc người Nam Bộ có thông hiểu và quen dùng không.


×