Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Cục Đăng kiểm Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.92 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------

ĐẬU NGỌC BÌNH

ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG

HÀ NỘI – 2012


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Cục
Đăng kiểm Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
Tác giả luận văn: Đậu Ngọc Bình
Khóa: 2010
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thanh Hồng
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có rất nhiều
tổ chức được cấp giấy chứng nhận HTQLCL.
Cục ĐKVN là một trong những cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên của


ngành Giao thông Vận tải xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đã
mang lại những tác dụng tích cực trong công tác của toàn ngành. Tuy nhiên bên
cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả áp dụng và duy trì, hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2008 tại Cục ĐKVN còn tồn tại nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Cục Đăng kiểm Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; thực tiễn áp dụng HTQLCL theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 tại Cục ĐKVN, điều tra, khảo sát, thu thập từ đó đánh giá những
kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng ISO
9001:2008 tại Cục ĐKVN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn thiện áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 tại Cục ĐKVN trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 tại Cục
ĐKVN.

1


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là việc áp dụng
HTQLCL ISO 9001:2008 tại các phòng, trung tâm trực thuộc Cục ĐKVN trong những
năm gần đây, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm hoàn thiện việc áp
dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại các đơn vị này cũng như toàn bộ
Cục ĐKVN trong giai đoạn mới.
4. Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 của luận văn đã hệ thống một cách khái quát về cơ sở lý luận của

quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Bên cạnh đó, trong chương này đã đề cập đến thực trạng và hiệu quả từ việc áp dụng
ISO 9001 trong dịch vụ hành chính tại Việt Nam từ đó làm cơ sở lý luận cho nội dung
ở chương 2 của luận văn.
Chương 2 giới thiệu sơ qua về Cục ĐKVN, việc xây dựng và áp dụng HTQLCL
của Cục ĐKVN, sau đó tác giả thu thập thông tin từ báo cáo sau đánh giá nội bộ năm
2011 của Cục ĐKVN, khảo sát và thống kê phiếu hỏi dành cho CBCNV và khách
hàng của Cục từ đó phân tích các nguyên nhân, đánh giá các kết quả đạt được và hạn
chế còn tồn tại của việc áp dụng HTQLCL để làm cơ sở đưa ra giải pháp ở chương 3.
Chương 3 bao gồm 3 giải pháp chính bao gồm giải pháp về nâng cao công tác
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ISO cho toàn bộ CBCNV Cục ĐKVN; Áp dụng ISO
điện tử nhằm tối đa hóa hiệu quả của ISO; Xây dựng chế tài thưởng phạt ISO và các
giải pháp khác nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Cục Đăng Kiểm Việt Nam.
Cho tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể và đưa ra giải pháp
đồng bộ về việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 tại các phòng, trung tâm thuộc trụ
sở Cục ĐKVN. Vì vậy, với đề tài mới mẻ này tác giả hi vọng sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 tại Cục ĐKVN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp để nghiên cứu và thực hiện đề tài này dựa trên phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu lý thuyết về chất lượng và quản
lý chất lượng, phương pháp tiếp cận hệ thống các yếu tố tác động đến chất lượng dịch

2


vụ hành chính, thu thập thông tin, xem xét các kinh nghiệm áp dụng ISO 9001:2008
trên thế giới và ở Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ.
Phương pháp khảo sát thực tế: Tiến hành lập phiếu hỏi và gửi đến các phòng,
trung tâm tại Cục ĐKVN để thu thập phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát được xử lý

bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả.
6. Kết luận
Qua các giải pháp đã trình bày trong luận văn, tác giả hi vọng rằng các đơn vị
trong Cục có thêm cách thức, động lực để hoàn thiện hơn HTQLCL, áp dụng hiệu quả
vào cách thức quản lý và quy trình làm việc chuyên môn nhằm đem lại năng suất làm
việc cao hơn.

3



×