Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ích lợi của việc theo dõi độ bão hòa O2 máu động mạch trong và sau phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.88 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học 

ÍCH LỢI CỦA VIỆC THEO DÕI ĐỘ BÃO HÒA O2 MÁU ĐỘNG MẠCH 
TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM 
Nguyễn Thị Quý* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm kiếm mối tương quan giữa độ bão hoà 02 máu động mạch được 
đo bởi khí máu động mạch và Sp02 được đo bởi máy theo dõi độ bão hòa 02 qua mạch nãy để xác định độ tin cậy và 
ích lợi của nó trong việc theo dõi liên tục độ bão hòa 02 động mạch trong phẫu thuật tim bẩm sinh. 
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 30 trẻ em với bệnh tim bẩm 
sinh không tím và 30 trẻ em tim bẩm sinh tím. Có mối tương quan tốt giữa Sa02 và Sp02 khi Sp02 > 85% (p< 
0,001). Không có mối tương quan khi Sp02  ≤ 85%. Điều này có ý nghãi là Sp02 > 85% phản ánh độ bão hòa 02 
chính xác hơn và cần thiết phải lấy các mẫu máu đo khí máu động mạch ngay để phát hiện tình trạng thiếu 02 khi 
Sp02 ≤ 85% . 
Kết luận: việc theo dõi liên tục Sp02 trong và sau mổ cho phép phát hiện sớm tình trạng thiếu 02 để xử trí 
ngay tức khắc và hiệu quả. Hơn nữa, nó còn cho phép đánh giá hiệu quả các sửa chữa ngoại khoa đối với các 
khiếm khuyết tim bẩm sinh (như shunt trong tim) . 
Từ khóa: tim bẩm sinh, độ bão hòa 02 động mạch  

ABSTRACT 
BENEFIT OF OPERATIVE AND POST‐OPERATIVE MONITORING OF ARTERIAL OXYGEN 
SATURATION IN CHILDREN WITH CONGENTIAL HEART DISEASES 
Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 1 ‐ 2013: 16 ‐ 19 
Our study ‘s objective is to find a relationship between arterial oxygen saturation measured by gasometry 
(Sa02) and those measured by pulse oxymetry (Sp02) in order to define the reliability of pulse oxymeter and its 
benefits for continuous monitoring of oxygen saturation in surgery of congenital heart diseases. 
Methods and results: Our study includes 30 children with congenital heart disease non cyanosis and 30 
children  with  congenital  heart  disease  cyanosis.  There  is  a  good  correlation  between  Sa02  and  Sp02  only  when 


Sp02 higher than 85% (p< 0.001). This correlation seems to disappear when Sp02 are 85% or lower. These mean 
that  Sp02  higher  than  85%  reflecting  the  oxygen  saturation  more  accurately  and  an  arterial  blood  sample  for 
blood gas analysis is necessary to detect hypoxemia promptly when Sp02 is 85% or lower. 
Conclusion:  continuous  monitoring  of  Sp02  during  operative  and  post‐operative  periods  permit  an  early 
detection  of  hypoxemia  in  order  to  provide  prompt  and  effective  management.  In  addition,  an  evaluation  of 
surgical correction efficacy regarding to congenital heart defects (intracardiac shunts) can be obtained. 
Key words: Congenital  heart disease, arterial oxygen saturation 
hiện muộn, nên việc chẩn đoán sớm trong lúc 
MỞ ĐẦU 
mổ cũng như tại hồi sức rất khó khăn ngay cả 
Tình  trạng  thiếu  02  trong  máu  là  nguyên 
khi có chú ý theo dõi. Đối với các bệnh nhân có 
nhân  chính  yếu  của  các  tai  biến  trong  và  sau 
bệnh  tim  bẩm  sinh  (TBS),  tình  trạng  thiếu  02 
mổ.  Do  các  dấu  hiệu  lâm  sàng  thường  biểu 
* Viện tim Tp.HCM  
Tác giả liên lạc: Ts Bs Nguyễn Thị Quý

16

ĐT: 0913674254

Email:  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 
xảy ra trong lúc gây mê hoặc ở giai đoạn hậu 
phẫu  càng  làm  tăng  thêm  nhiều  hậu  quả 
nghiêm  trọng  có  thể  đe  doạ  đến  tính  mạng 
bệnh  nhi.  Do  đó  các  phương  tiện  theo  dõi  độ 

bão  hoà  02  máu  động  mạch  rất  quan  trọng 
giúp  người  thày  thuốc  phát  hiện  tình  trạng 
thiếu  02  sớm  trước  khi  xảy  ra  các  hậu  quả 
nghiêm  trọng,  giúp  cho  việc  điều  trị  kịp  thời 
và hữu hiệu. 
Mục  đich  nghiên  cứu  của  chung  tôi  nhằm 
khảo sát mối tương quan giữa Sa02 (độ bão hoà 
02 đo bởi khí máu động mạch) và Sp02 (độ bão 
hoà  02  đo  qua  mạch  nãy)  và  lợi  ích  của  việc 
theo dõi Sp02 trên trẻ em mổ TBS tại phòng mổ 
và phòng hồi sức. 

Phương pháp nghiên cứu 
Bệnh  nhân  trong  nhóm  nghiên  cứu  bao 
gồm các trẻ em < 15 tuổi có bệnh TBS tím hoặc 
không  tím,  cần  được  phẫu  thuật  để  sữa  chữa 
các dị tật trong tim. 
Ghi  nhận  độ  bão  hoà  02  qua  mạch  nãy 
(Sp02) bởi máy đo độ bão hoà 02 hiệu Kontron. 
Capteur  của  máy  đo  được  đặt  ở  ngón  trỏ  của 
bệnh nhân. Sp02 được ghi nhận từ khi bắt đầu 
tiền mê, chuyển đến phòng mổ, liên tục trong 
suốt quá trình mổ, cho đến cuối cuộc mổ và tại 
hồi sức.  
Tất cả BN đều được đặt một catheter trong 
lòng động mạch quay hoặc đùi để theo dõi liên 
tục  huyết  áp  động  mạch  trong  lúc  mổ  và  lấy 
các  mẫu  máu  ĐM  để  đo  độ  bão  hoà  02  máu 
động  mạch  (Sa02)  bởi  kết  quả  khí  máu  động 


Nghiên cứu Y học
mạch. Đo khí máu ĐM được thực hiện qua các 
giai  đoạn:  (1)  dẫn  đầu GM, (2) trước khi chạy 
tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT); (3) cuối cuộc 
mổ; (4) tại hồi sức mỗi 4 giờ một lần. 
Phương  pháp  thống  kê:  khảo  sát  mối 
tương quan R giữa Sa02 và Sp02 bằng phép tính 
hồi qui tuyến tính (regression line) có ý nghĩa 
với p < 0,05. So sánh sự thay đổi Sp02 qua các 
giai đoạn bằng test T. Sự khác biệt có ý nghĩa 
với p< 0,05. 

KẾT QUẢ 
Nhóm  nghiên  cứu  gồm  60  BN,  30  bệnh 
nhân TBS tím và 30 BN TBS không tím. 50 TH 
PT  dưới  THNCT  và  10  TH  không  THNCT. 
Nhóm TBS không tím gồm 10 TH còn ống ĐM; 
5 TH thông liên nhĩ; 14 TH thông liên thất, 01 
TH hở van động mạch chủ và thông liên thất. 
Nhóm TBS tím gồm 20 TH tứ chứng Fallot sửa 
chữa triệt để và 10 TH sửa chữa tạm thời (4 TH 
tứ chứng Fallot, 3 TH thất phải hai đường ra, 3 
TH  thiểu  sản  động  mạch  phổi  với  thông  liên 
thất). 
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân 
TB  ĐLC

Đặc điểm BN
Tuổi (năm)


5,5  3,3 (1 – 13 )
14,20  5,46 (6 – 25)
24/22

Trọng lượng (kg)
Nam/nữ (TH)

Bảng 2: Mối tương quan giữa Sa02 và Sp02 
n = 271 cặp
Sa02
Sp02
R
p
Các trị số Sp02> 97,16  4,2 97,563,58 0,696 <0,001
85%; n = 354
Các trị số Sp02 83,59,41 76,61  9,4 0,150 0,342
85%; n = 58

Bảng 3: Sự thay đổi Sp02 qua các giai đoạn  
Sp02
A: TBS không tím
B: TBS tím

n
30
30

Trước mổ
97,54 ± 1,95*
80,72 ± 10,89*


Đến PM
98,87 ± 2,14
85,36 ± 13,42

Dẫn mê
99,45 ± 0,97*
94,27 ± 8,67*

Cuối cuộc mổ
98,95 ± 1,48*
98,63 ± 10,96*

*P<0,05

Bảng 4: Biến chứng hô hấp trên bệnh nhân thở máy ở hồi sức 
1
2

Thông khí
 khác

Sp02
Rút NKQ
98% giảm còn XQ phổi tại Tràn khí màng
80%
giường
phổi
02 qua mũi
T4f, 3 tuổi, 15kg, ngày NKQ, thở máy 100% giảm

XQ phổi
Tràn khí màng
0 sau mổ
còn 90%
phổi
Siêu âm tim
Bệnh nhân
CIV , 1tuổi, 6,6 kg,
ngày 1 sau mổ


Dẫn lưu

Hồi phục Sp02
95%

Dẫn lưu

100%

17


Nghiên cứu Y học 
BÀN LUẬN 
Sự tương quan giữa Sa02 và Sp02 
Tương tự như nhiều công trình nghiên cứu 
khác,  nghiên  cứu  chúng  tôi  cho  thấy  có  mối 
tương  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  Sa02  và 
Sp02  đối  với  các  trị  số  Sp02  >  85%  (p<  0,001). 

Nhưng ngược lại, dường như không có tương 
quan  có  ý  nghĩa  giữa  Sa02  và  Sp02  đối với các 
trị  số    85%,  tuy  nhiên  các  cặp  mẫu  Sp02  và 
Sa02  trong  nghiên  cứu  này  còn  tương  đối  nhỏ 
(n=58). Do đó, các trị số > 85% phản ánh chính 
xác độ bão hoà 02 máu động mạch và đáng tin 
cậy, ngược lại cần phải lấy các mẫu máu động 
mạch  để  xác  định  tình  trạng  thiếu  02  thực  tế 
khi Sp02 < 85%. 

Ảnh hưởng của tác dụng tiền mê 
Nghiên cứu cửa Debock và cs(1,4) về sự thay 
đổi  Sp02  dưới  tác  dụng  của  tiền  mê  trên  33 
bệnh  nhân  gồm  17  bệnh  nhân  TBS  tím  và  16 
bệnh nhân TBS không tím nhận thấy Sp02 giảm 
có ý nghĩa thống kê trên nhóm bệnh nhân TBS 
không  tím  nhưng  ngược  lại  Sp02  tăng  hơn 
(không  ý  nghĩa  thống  kê)  trên  nhóm  bệnh 
nhân TBS tím dưới tác dụng của tiền mê. 
Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  tiền  mê 
cho bệnh nhân với midazolam 0,5 mg/kg uống 
trước mổ 30 – 45 phút. Nghiên cứu của Debock 
tiền mê cho bệnh nhbệnh nhân bằng morphine 
phối hợp với secobarbital  hoặc scopolamin. Sự 
kết  hợp  này  có  tác  dụng  an  thần  mạnh  hơn 
nhóm  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  chính  điều 
này đã giải thích cho sự khác biệt trong nhóm 
TBS  tím.  Ngược  lại  Debock  ghi  nhận  có  sự 
tăng nhẹ Sp02 sau khi tiền mê nhóm TBS tím . 
Tác  dụng  an  thần  của  benzodiazepine  và 

morphine  này  thường  được  sử  dụng  trên  lâm 
sàng để điều trị cơn tím tái (malaise) thiếu 02 ở 
các  bệnh  nhân  TBS  tím  ,  làm  giảm  bớt  luồng 
thông phải ‐ trái. 
Hơn nữa, tác dụng an thần, giảm lo âu của 
thuốc  tiền  mê  giúp  trẻ  nằm  yên,  hợp  tác  tốt, 
không  sợ  hãi,  kích  động,  la  hét  hoặc  quá  lo 
lắng khi cách lý chúng với bố mẹ nên việc dẫn 
đầu  GM  sẽ  êm  ái  và  nhẹ  nhàng  hơn.  Tuy 
nhiên,  cũng  cần  lưu  ý  đến  một  số  tác  dụng 

18

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013
không  mong  muốn  của  thuốc  tiền  mê  (ức  chế 
tim  mạch,  hô  hấp  ...)  nên  việc  theo  dõi  Sp02 
trên bệnh nhân TBS đã được tiền mê sâu là cần 
thiết. 

Sự thay đổi của Sp02 dưới dẫn đầu GM 
Đối với nhóm TBS tím, các tác dụng hư hại 
của tình trạng thiếu 02 , ứ đọng C02, toan huyết 
và  hạ  thân  nhiệt  dẫn  đến  gia  tăng  sức  cản 
mạch máu phổi, tăng áp lực thất phải và luồng 
thông  phải  ‐  trái,  làm  nặng  nề  hơn  tình  trạng 
thiếu  02  máu  đã  sẵn  có  của  bệnh  nhân.  Trong 
nghiên  cứu  này,  sự  gia  tăng  có  ý  nghĩa  thống 
kê của Sp02 dưới tác dụng của 02 qua mask lúc 
dẫn mê cho thấy rõ khả năng có thể gia tăng 02 
ở các bệnh nhân này. Sự gia tăng Sp02 này do 

tác  dụng  dãn  phần  phễu  động  mạch  phổi  và 
giảm kháng lực mạch máu phổi dưới tác dụng 
của an thần và 02 100%. Điều này minh hoạ cho 
chúng  ta  thấy  sự  quan  trọng  và  cần  thiết  của 
việc theo dõi Sp02 trên các trẻ TBS , mà đặc biệt 
là khi dẫn đầu gây mê trẻ TBS tím giúp tránh 
làm  nặng  nề  hơn  tình  trạng  thiếu  02  do  các 
thao tác , thủ thuật của người gây mê vào các 
giai đoạn này (đặt nội khí quản ...) 

Ở giai đoạn hậu phẫu 
Khi Sa02 = 90% tương ứng với áp lực phần 
của  02  trong  máu  động  mạch  là  58  mmHg  có 
nghĩa  là  tình  trạng  thiếu  02  bắt  đầu  nghiêm 
trọng và các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng 
thiếu 02 sẽ bắt đầu từ trị số này. Khi Pa02 = 50 
mmHg  tương  ứng  với  tình  trạng  thiếu  02 
nghiêm trọng.  
Tình trạng thiếu 02 là biểu hiện của các rối 
loạn  trên  sự  thông  khí,  khuếch  tán  hoặc  tưới 
máu. Sự chêch lệch giữa thông khí và tưới máu 
trong  một  đơn  vị  mao  mạch  phế  nang  sẽ  dẫn 
đến  việc  trao  đổi  khí  kém  hiệu  quả  và  trong 
một số trường hợp nghiêm trọng sẽ xảy ra tình 
trạng thiếu 02 hoặc ứ đọng C02. Độ bão hoà 02 
thấp do sự mất tương ứng giữa thông khí/tưới 
máu  thường  được  cải  thiện  bởi  oxygen  liệu 
pháp. Hiện tượng shunt trong phổi xảy ra khi 
máu  tĩnh  mạch  hoà  trộn  đổ  trực  tiếp  vào  hệ 
tuần  hoàn  động  mạch  chung  mà  không  qua 

tiếp  xúc  với  phế  nang.  Một  số  bệnh  mắc  phải 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 
có  thể  dẫn  đến  tình  trạng  shunt  trong  phổi 
như  xẹp  phổi,  tràn  khí  màng  phổi,  máu  tụ 
trong  phổi,  tổn  thương  thần  kinh  hoành  do 
làm lạnh tim trong quá trình mổ tim, thông khí 
trên một phổi duy nhất.... 
Trong phẫu thuật tim, các tai biến thiếu 02 
thường  xảy  ra  trong  khoảng  ngày  thứ  nhất 
đến thứ ba sau mổ. Có rất nhiều nguyên nhân 
như  tình  trạng  thức  tỉnh,  run,  đau  sau  mổ  sẽ 
kéo theo sự gia tăng tiêu thụ 02 của cơ thể. Các 
biến chứng phẫu thuật và hô hấp cũng thường 
xảy ra vào giai đoạn này(5). 
Pa02 là một tiêu chuẩn cần thiết để theo dõi 
các  bệnh  nhân  dưới  02  liệu  pháp  và  thở  máy. 
Tuy  nhiên,  việc  lấy  các  mẫu  máu  động  mạch 
để đo khí máu có một số hạn chế, đặc biệt ở trẻ 
,  nhỏ,  số  lượng  máu  lấy  không  phải  không 
đáng  kể,  giá  thành  đắt  và  nó  chỉ  cung  cấp 
những  thông  tin  ngắt  quãng  vào  từng  thời 
điểm  nhất  định  và  cần  nhiều  phút  mới  có  kết 
quả. Trong khi các rối loạn của sự trao đổi khí 
có thể xảy ra rất nhanh, việc chờ đợi kết quả có 
thể dẫn đến chậm trể quyết định điều trị(3) . 
Kết  quả  trong  nghiên  cứu  này  cho  thấy 
những  trường  hợp  thiếu  02  xảy  ra  sau  mổ 
(bảng 3) , việc theo dõi Sp02 cho phép phát hiện 

sớm tình trạng thiếu 02, gợi ý cho người bác sĩ 
lâm sàng yêu cầu các xét nghiệm khác để chẩn 
đoán  (X  quang  tim  phổi,  siêu  âm  tim...)  và  có 
biện pháp xử trí nhanh, sớm, kịp thời trước khi 
xảy ra các tai biến huyết động như chậm nhịp 
tim, ngưng tim ...do thiếu 02.  
Hơn  nữa  trong  PT  tim  bẩm  sinh,  theo 
David  và  Paul  nhận  thấy  ích  lợi  của  việc  của 
việc theo dõi Sp02 cho phép đánh giá được kết 
quả sửa chữa các tổn thương trong tim (shunt 
trong  tim).  Như  sự  thay  đổi  Sp02  qua  các  giai 
đoạn phẫu thuật trong nghiên cứu này là một 
minh hoạ cụ thể, nhất là trên nhóm bệnh nhân 
tim bẩm sinh tím. 
Sự  gia  tăng  Sp02  sau  mổ  là  96,63%    10,96 
so với trước mổ là 80,72% 10,89 cho thấy sau 

Nghiên cứu Y học
phẫu thuật cho dù là tạm thời hay triệt để đều 
dẫn  đến  cải  thiện  rất  tốt  tình  trạng  thiếu  02 
nặng  nề  trước  mổ  của  bệnh  nhi.  Tuy  nhiên, 
phương pháp đo Sp02 này còn một số hạn chế, 
nhất là vào giai đoạn thức tỉnh sau mổ , bệnh 
nhân  run,  dãy  dụa,  hạ  thân  nhiệt,  huyết  áp 
thấp, co mạch ngoại biên sẽ dẫn đến việc hiễn 
thị các trị số Sp02 không chính xác(2) .  

KẾT LUẬN 
Đo độ bão hoà 02  qua mạch nãy là một kỹ 
thuật monitoring không xâm lấn, liên tục, cho 

phép  phát  hiện  sớm  tình  trạng  thiếu  02  giúp 
cho các BN lâm sàng có thể can thiệp kịp thời, 
nhanh  chóng    và  hữu  hiệu  nhằm  giảm  thấp 
nguy cơ xảy ra các tai biến do hậu quả của tình 
trạng thiếu 02.  
Các  trị  số  Sp02  >  85%  phản  ánh  chính  xác 
độ bão hoà 02 trong máu ĐM (đo khí máu) và 
việc  phải  lấy  các  mẫu  máu  để  đo  khí  máu 
động mạch để xác định tình trạng thiếu 02 khi 
Sp02 < 85% là cần thiết 
Theo dõi Sp02 liên tục trong và sau mổ cho 
phép  phát  hiện  sớm  tình  trạng  thiếu  02,  ngoài 
ra nó còn phản ánh hiệu quả của việc sửa chữa 
ngoại khoa trong các bệnh tim bẩm sinh (đánh 
giá  mức  độ  shunt  trong  tim  trong  các  PT  sửa 
chữa tạm thời hoặc triệt để...). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.
3.
4.

5.

Debock TL et al (1990). Effect of premedication on arterial 
oxygen  saturation  in  children  with  cyanotic  congenital 
heart disease. J of Card Anest , 4:425 – 429. 
Devalois  B  et  al.  (1987).  L’oxymetrie  de  pouls.  Evaluation 

clinique en salle de réveil. Anest Réan , 6: 364 – 366. 
Laishley  R.S.  (1991).  Tension  pneumothorax  and  pulse 
oxymetry . Brit J of Anest , 66: 250 – 252. 
Stoww  PT,  Burrow  FA  (1988).  Arterial  oxygen  saturation 
following  premedication  in  children  with  cyanotic 
congenital heart disease. Can Anaest Soc. J. , 35: 63 – 66 
Tyler DC, Woodham M, Stocks J (1995). Oxygen saturation 
in children in the postoperative period. Anest Anal 80: 14 – 


 
Ngày nhận bài: 22/12/2012 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/1/2013 
Ngày bài báo được đăng: 31/01/2013 

19



×