Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng ở một số cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.23 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

4 TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG, NHU CẦU VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ  
MẤT RĂNG Ở MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI  
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 
Hồng Xuân Trọng*, Nguyễn Hiếu Hạnh*, Trần Ngọc Khánh Vân*  

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Khảo sát tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng tại một số cơ sở chăm sóc 
người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 113 người cao tuổi tại 4 cơ sở 
chăm sóc người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả: 100% người cao tuổi nơi đây có mất răng. Trung bình số răng mất là 19,6 răng và số răng mất 
tăng dần theo tuổi. Mất răng từng phần chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ mất răng từng phần loại I và loại III Kennedy 
chiếm tỉ lệ cao nhất. 16,8% các đối tượng mất răng có mang phục hình thay thế răng mất, trong đó hàm giả toàn 
phần chiếm tỉ lệ cao nhất. 98,2% đối tượng tham gia nghiên cứu có nhu cầu phục hình, nhu cầu thực hiện nhiều 
đơn vị phục hình chiếm tỉ lệ cao nhất (61%). Ở nhóm ≥ 75 tuổi, nhu cầu phục hình tháo lắp toàn phần cao hơn ở 
nhóm 60‐74 tuổi (p < 0,05). 41,6% đối tượng có yêu cầu thực hiện phục hình thay thế răng mất. 
Kết  luận: Nghiên cứu này cho thấy người cao tuổi tại một số cơ sở chăm sóc tại TP. HCM có tình trạng 
mất răng trầm trọng, yêu cầu phục hình thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu phục hình răng mất và sự tiếp cận, 
khả năng điều trị phục hình thay thế răng mất là còn rất hạn chế. 
Từ khóa: mất răng, chân răng, nhu cầu điều trị, yêu cầu điều trị 

ABSTRACT 
TOOTH LOSS, NEED AND DEMAND FOR PROSTHODONTIC TREATMENT OF AN ELDERLY 
POPULATION LIVING IN LONG‐TERM CARE FACILITIES IN HO CHI MINH CITY 
Hong Xuan Trong , Nguyen Hieu Hanh, Tran Ngoc Khanh Van  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 288 ‐ 292 
Objectives: This study examined status of tooth loss, need and demand for prosthodontic treatment of an 


elderly population living in long‐term care facilities in Ho Chi Minh city. 
Materials and Method: A cross‐sectional study was conducted, and 113 subjects aged 60 years and above 
were examined at 4 long‐term care facilities in Ho Chi Minh city.  
Results:  100%  of  selected  subjects  were  edentulous.  The  average  number  of  lost  teeth was  19.6  and  it 
increased with age. Partial edentulism has occupied highest prevalence; Proportion of Kennedy Class III partial 
edentulism  was  the  highest.  16.8  %  subjects  had  prostheses;  full  removable  denture  was  the  most  common 
prostheses. 98.2% of subjects examined need prosthodontic treatment; in which multi‐unit prostheses was highest 
proportion (61%). The 75 years‐old and over group has more significantly need for full prosthesis than 60‐74 
years (p<0.05). 41.6% subjects required prosthodontic treament. 
Conclusions: This research showed that the elderly population living in long‐term care facilities had severe 
tooh loss. The level of prosthodontic demand was a lot lower than prosthodontic need. Approach and ability of 
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM  
Tác giả liên lạc: Bs Hồng Xuân Trọng  
ĐT: 0937667759 

288

 

Email:  

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

prosthodontic treatment was really restrictive. 
Keywords: Edentulous, Need for prosthetic treatment, Demand for prosthetic treatment 


ĐẶT VẤN ĐỀ 

Mục tiêu nghiên cứu 

Sức khỏe răng miệng đặc biệt quan trọng ở 
người cao tuổi, vì ngoài các bệnh hệ thống rất 
dễ  mắc  phải  thì  các  tổn  thương  vùng  miệng 
cũng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến 
dinh dưỡng, thể chất, tâm lý, giao tiếp và cuối 
cùng  là  làm  giảm  chất  lượng  cuộc  sống  ở 
người cao tuổi(9). 

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 

Trong đó mất răng là một tình trạng thường 
thấy ở người cao tuổi(3). Khi một răng mất thì các 
răng đối diện sẽ trồi, răng kế bên sẽ di lệch, xô 
lệch,  xương  ổ  răng  sẽ  bị  tiêu  đi,  làm  mất  sức 
nhai. Bệnh sâu răng, nha chu, chấn thương khớp 
cắn  phát  sinh  đưa  đến  mất  thêm  những  răng 
khác.  Từ  đó  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng  đến  sức 
khỏe răng miệng, thẩm mỹ của nụ cười, khuôn 
mặt và sức khỏe chung của người cao tuổi(2,9). 
Từ  những  năm  70  của  thế  kỷ  trước,  trên 
thế  giới  đã  có  rất  nhiều  nghiên  cứu  về  tình 
trạng  răng  miệng  và  nhu  cầu  điều  trị  răng 
miệng nói chung cũng như điều trị phục hình 
nói riêng và dần trở thành một chuyên ngành 
riêng ‐ Lão nha học. Thực tại ở Việt Nam ngày 

nay, những  nghiên  cứu  chuyên  sâu  về  mất 
răng  và  điều  trị  phục  hình  ở  người  cao  tuổi 
còn ít, đặc biệt là tại các cơ sở chăm sóc người 
cao tuổi. 
Ở góc độ xã hội, các cơ sở chăm sóc người 
cao  tuổi,  các  trung  tâm,  các  dịch  vụ  chăm  sóc 
sức  khỏe  người  cao  tuổi  của  chúng  ta  còn 
thiếu,  phát  triển  còn  chưa  đồng  bộ,  thiếu  quy 
hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và 
chất lượng. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh 
với mật độ dân số đông thì nhu cầu này là rất 
cấp thiết. 
Từ những điều đó thúc đẩy chúng tôi thấy 
cần thực hiện một cuộc khảo sát tại một số cơ 
sở  chăm  sóc  người  cao  tuổi  tại  thành  phố  Hồ 
Chí  Minh  để  khảo  sát  về  tình  trạng  mất  răng 
đồng  thời  đánh  giá  nhu  cầu,  yêu  cầu  điều  trị 
mất răng ở nhóm dân số rất ít được nhắc đến. 

Răng Hàm Mặt 

Khảo  sát  tình  trạng  mất  răng,  nhu  cầu  và 
yêu cầu điều trị mất răng ở một số cơ sở chăm 
sóc người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh 
năm 2013. 

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 
1.  Xác  định  tỉ  lệ  mất  răng  và  tỉ  lệ  các  kiểu 
mất răng theo phân loại Kennedy. 
2.  Tỉ  lệ  mang  các  loại  phục  hình  thay  thế 

răng mất. 
3. Xác định nhu cầu và yêu cầu điều trị phục 
hình thay thế răng mất. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu  
Dân số chọn mẫu 
Người  cao  tuổi  hiện  đang  sống  tại  4  cơ  sở 
chăm  sóc  người  cao  tuổi  tại  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh. 
‐  Mái  ấm  chùa  Diệu  Pháp.  188  Nơ  Trang 
Long, Phường 13, quận Bình Thạnh. 
‐  Chùa  Lâm  Quang.  301/117H  70  Bến  Bình 
Đông, phường 14, quận 8. 
‐ Chùa Bình An. B7/10 ấp 2 xã Tân tạo, Bình 
Chánh. 
‐ Mái ấm Vinh Sơn. 469/17, Nơ Trang Long, 
phường13, quận Bình Thạnh. 

Kĩ thuật chọn mẫu 
Chọn mẫu thuận tiện không xác suất. 

Cỡ mẫu 
113 người. 

Tiêu chuẩn chọn vào 
+ Đối tượng từ 60 tuổi trở lên. 
+  Tự  nguyện  hợp  tác,  đồng  ý  tham  gia 
nghiên cứu. 
+ Còn minh mẫn. 


289


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

+  Hiện  đang  sống  tại  các  cơ  sở  chăm  sóc 
người cao tuổiở thành phố Hồ Chí Minh. 

3: Kết hợp 1 đơn vị phục hình và nhiều đơn 
vị phục hình.  

Tiêu chuẩn loại trừ 

4: Cần hàm giả toàn bộ. 

Những  người  không  có  khả  năng  giao  tiếp, 
hoặc giao tiếp kém vì lý do tâm lý và/hoặc sinh lý. 

9: Không ghi nhận được. 

Phương Pháp nghiên cứu 

Yêu cầu phục hình 
Thông  qua  bảng  câu  hỏi  về  yêu  cầu  phục 
hình,  chúng  tôi  đánh  giá  ý  kiến  chủ  quan  của 
đối tượng nghiên  cứu  cần  hay  không  cần  phục 
hình.  


Thiết kế nghiên cứu  
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.    

Các chỉ số sử dụng  

Phương pháp thu thập dữ kiện 

Tình trạng mất răng 
 0: Răng còn tồn tại trên miệng 
 1:  Răng  mất:  Răng  đã  mất  vì  bất  cứ  lý  do 
nào. 
 2: Chân răng: Thân răng vỡ lớn còn rất ít mô 
răng ở thân răng   
 hoặc  không  nhìn  thấy  thân  răng  trên  lâm 
sàng nhưng còn chân răng. 
Tình trạng phục hình 
Sự  hiện  diện  có  hay  không  của  các  phục 
hình  thay  thế  răng  mất,  các  chỉ  số  tình  trạng 
phục hình được ghi nhận cho mỗi hàm. 
0: Không mang phục hình.  

Số  liệu  được  thu  thập  qua  việc  khám  lâm 
sàng từng đối tượng nghiên cứu sự trợ giúp của 
các  dụng  cụ  thăm  khám  như  gương,  kẹp  nha 
khoa, thám châm, khay khám do Tổ chức Y Tế 
Thế Giới quy định. 
Phát  phiếu  phỏng  vấn  trước  sau  đó  phỏng 
vấn  trực  tiếp  từng  đối  tượng  theo  bộ  câu 
hỏi được xây dựng theo cấu trúc có sẵn. 


Kiểm soát sai lệch thông tin 
Tập  huấn,  định  chuẩn  đội  điều  tra,  Kappa 
nhóm so với điều tra viên chuẩn = 0,89. 
‐ Khám răng miệng dưới sự giám sát của các 
điều tra viên chuẩn. 
‐ Khám trên 5 đối tượng cao tuổi. Mỗi điều 
tra viên cùng khám trên 5 đối tượng, mỗi bệnh 
nhân được khám xoay vòng 3 lần cho mỗi điều 
tra viên. 

1: 1 cầu răng.  
2: Có > 1 cầu răng.  
3: Hàm giả tháo lắp bán phần.  
4: Cầu răng và hàm giả tháo lắp bán phần. 
5: Hàm giả toàn bộ.  

Xử lý và phân tích dữ kiện 
‐ Số liệu được nhập với phần mềm Excel. 

Nhu cầu phục hình 

‐ Phân tích số liệu với phần mềm SPSS 16.0.  

Có hay không việc cần thực hiện phục hình 
thay  thế  răng  mất  hoặc  thay  thế  phục  hình  có 
sẵn  mà  bị  hư  hỏng  hoặc  không  đáp  ứng  tiêu 
chuẩn  đánh  giá.  Tiêu  chuẩn  đánh  giá  nhu  cầu 
phục hình dựa vào đánh giá của  giảng  viên  bộ 
môn Phục Hình Răng, Khoa Răng Hàm Mặt, đại 

học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 

‐ Sử dụng các phép kiểm định thống kê:  
+ Phép kiểm định t‐test được sử dụng để so 
sánh trung bình số răng mất ở nhóm tuổi và giới 
tính (độ tin cậy 95%). 
+  Phép  kiểm  định  χ2,  Fisher’s  exact  test 
được sử dụng để so sánh mối liên hệ giữa tỉ lệ 

0: Không cần hàm giả.  

các  loại  mất  răng,  tỉ  lệ  mang  các  loại  phục 

1: Cần 1 đơn vị phục hình (thay thế 1 răng). 

hình,  nhu  cầu  phục  hình  ở  2  nhóm  tuổi  và  2 

2: Cần nhiều đơn vị phục hình (thay thế > 1 
răng). 

290

giới tính (độ tin cậy 95%). 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 


Nghiên cứu Y học

Tình  trạng  mang  phục  hình  thay  thế  răng 
mất 

Mẫu nghiên cứu 
Tổng cộng có 113 đối tượng tham gia nghiên 
cứu.  Nữ  94  người  (83,2%)  nhiều  hơn  nam  19 
người  (16,8%).  Tuổi  trung  bình  của  các  đối 
tượng nghiên cứu là 77,6 tuổi, tuổi cao nhất là 98 
tuổi  (n=1  nữ,  0,9%).  Tuổi  nhỏ  nhất  là  60  tuổi 
(n=3, 2 nữ và 1 nam, 2,7%). 

Tình trạng mất răng 
Tất  cả  các  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu 
đều  bị  mất  răng  (100%),  trong  đó  mất  răng 
từng  phần  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất,  60,2%  ở  hàm 
trên  và  69,9%  ở  hàm  dưới.  Đây  cũng  là  đặc 
điểm chung về tình trạng mất răng trong một 
số nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên 
thế giới. 

16,8%  các  đối  tượng  mất  răng  mang  phục 
hình thay thế răng mất. Trong đó hàm giả tháo 
lắp toàn phần chiếm tỉ lệ  cao  nhất  (17,2%),  kế 
đến là hàm giả tháo lắp bán phần (11,7%), tỉ lệ 
mang  cầu  răng  thay  thế  răng  mất  là  rất  thấp, 
tương  tự  như  kết  quả  nghiên  cứu  của  Mai 
Hoàng  Khanh  (2009)(4),  Arpan  Shrivastav 
(2011)(8). 

15,0 %
1,8 %

83,2 %

Nữ mang phục
hình
Nam mang phục
hình
Không mang
phục hình

 

Điều  này  cho  thấy  mất  răng  là  một  tình 
trạng phổ biến ở những người cao tuổi trên toàn 
thế giới, cũng như ở Việt Nam(7).  

Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm người mang phục hình 
thay thế răng mất 

Ở hàm trên, tỉ lệ mất răng từng phần loại III 
Kennedy  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  29,4%;  còn  hàm 
dưới mất răng từng phần loại I Kennedy chiếm 
tỉ lệ cao nhất 34,2%; loại IV Kennedy chiếm tỉ lệ 
ít nhất: 2,9% ở hàm trên và 0% ở hàm dưới. 

Tỉ  lệ  người  60‐  74  tuổi  có  mang  phục  hình 
thay thế răng mất nhiều hơn nhóm tuổi ≥ 75 tuổi 
và sự khác biệt giữa này là có ý nghĩa thống kê 

(p  <  0,05).  Không  có  sự  khác  biệt  về  tỉ  lệ  mang 
phục hình thay thế răng mất ở nữ và ở nam (p > 
0,05). 

Bảng 1: Phân bố trung bình số răng mất theo nhóm 
tuổi và theo giới tính. 
60-74 tuổi
≥ 75tuổi
Nam
Nữ

Trung bình số
răng mất
19,4
23,5
22,7
21,9
*
t-test

Nhu cầu phục hình thay thế răng mất 

*

p

0,031
0,735

Số răng mất trung bình của nhóm ≥ 75 tuổi 

cao hơn so với nhóm 60‐74 tuổi và sự khác biệt 
này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có 

Cần hàm giả toàn
bộ

100%
38,1

80%

45,2

60%

3,5

40%

38,1

50,4

7,9
5,3

5,3
3,5

Hàm

Trên

Hàm
Dưới

20%
0%

2,7

Kết hợp 1 đơn vị
phục hình và nhiều
đơn vị phục hình
Cần nhiều đơn vị
phục hình
Cần 1 đơn vị phục
hình
Không cần hàm giả

sự khác biệt giữa nam và nữ về trung bình số 
răng mất (p > 0,05). Điều này cho thấy số răng 
mất  tăng  lên  theo  tuổi.  Kết  quả  này  cũng 
tương tự như nghiên cứu Frauke Müller (Châu 
Âu,  2007)(5)  nghiên  cứu  trên  cộng  đồng  người 
cao tuổi. 

Răng Hàm Mặt 

 


Biểu đồ 2: Nhu cầu phục hình thay thế răng mất ở 
hàm trên và ham dưới. 
98,2% đốitượng tham gia nghiên cứu có nhu 
cầu phục hình, nhu cầu thực hiện nhiều đơn vị 
phục  hình  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  61%,  kế  đến  là 
nhu  cầu  hàm  giả  toàn  phần  chiếm  51,3%,  nhu 

291


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

cầu phục hình tháo lắp toàn bộ chiếm 31,9%. Ở 
nhóm ≥ 75 tuổi, nhu cầu phục hình tháo lắp toàn 
phần  cao  hơn  ở  nhóm  60‐74  tuổi  (p<  0,05). 
Tương  tự  như  kết  quả  nghiên  cứu  của  Trương 
Mạnh  Dũng,  (2007)(10)  và  Mai  Hoàng  Khanh, 
(2009)(4). 
Ở  nhóm  ≥  75  tuổi,  nhu  cầu  phục  hình  tháo 
lắp  toàn  phần  cao  hơn  ở  nhóm  60‐74  tuổi,  ở  cả 
hàm trên và hàm dưới và sự khác biệt này là có 
ý  nghĩa  thống  kê  (p  <  0,05).  Không  có  sự  khác 
biệt về nhu cầu phục hình toàn phần giữa nam 
và nữ (p > 0,05). 

Yêu cầu phục hình 

đúng với cơ sở chăm sóc người cao tuổi này mà 

còn là vấn đề chung ở các cơ sở chăm sóc người 
cao  tuổi  khác  ‐  những  cơ  sở  chăm  sóc  đặc  biệt. 
Sự giúp đỡ của xã hội, sự quan tâm của các ban 
ngành,  các  cơ  sở  y  tế  là  rất  cần  thiết  để  có  thể 
giúp  đỡ  những  người  cao  tuổi  đặc  biệt  này  có 
được  một  sức  khỏe  toàn  diện  nhất.  Trước  hết, 
chúng ta cần tăng cường giáo dục sức khỏe răng 
miệng  cho  người  cao  tuổi  để  họ  ý  thức  bảo  vệ 
răng nhằm giảm tình trạng mất răng cũng như 
giảm mức độ trầm trọng cũa mất răng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Tỉ  lệ  mất  răng  cao  (100%),  tỉ  lệ  số  người 
mang  phục  hình  thay  thế  răng  mất  rất  thấp 
(16,8%), trong khi hầu như tất cả các đối tượng 
(98,2%)  được  chúng  tôi  đánh  giá  là  cần  được 
thực  hiện  phục  hình,  nhưng  yêu  cầu  chủ  quan 
về phía các đối tượng nghiên cứu là 41,6%. 

2.

3.

4.

100
98,2%
100%


Tỉ lệ mất răng

5.

Tỉ lệ mang
phục hình

6.

60
40

41,6%
16,8%

80

20
0

Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ mất răng, tỷ lệ mang phục 
hình, nhu cầu phục hình  

7.

8.

KẾT LUẬN 
Với tình trạng mất răng trầm trọng như vậy, 

trong khi tỉ lệ mang phục hình thay thế rất thấp, 
chúng  ta  có  thể  thấy  được  rằng  sức  khỏe  răng 
miệng  của  người  cao  tuổi  nơi  đây  bị  suy  giảm 
nặng  nề,  tuy  vậy  chỉ  khoảng  gần  một  nửa 
(41,6%)  là  có  yêu  cầu  cần  thiết  thực  hiện  các 
phục hình thay thế răng mất.  
 Khi  mà  gần  như  hầu  hết  các  đối  tượng 
(98,2%)  được  đánh  giá  là  có  nhu  cầu  điều  trị 
phục  hình,  thì  câu  hỏi  đặt  ra  là  làm  cách  nào 
chúng  ta  có  thể  đáp  ứng  được  nhu  cầu  còn  rất 
lớn như vậy nhằm đem lại một sức khỏe tốt hơn 
cho  người  cao  tuổi  ?  Điều  này  không  phải  chỉ 

292

9.
10.

Dental,  Oral  and  Craniofacial  Data  Resource  Center  (2002), 
Oral Health U.S, 2002, U. S. Department of Health and Human 
Services, Maryland, America, 2002, pp.24‐37.  
Emami  E, de  Souza  RF, Kabawat  M, Feine  JS  (2013),  “The 
impact  of  the  edentulism  on  oral and general health”, 
International Journal of Dentistry, Volume 2013, 2013, pp.7. 
Huỳnh Anh Lan (2002), ”Một số vấn đề răng miệng thường 
gặp  ở  người  cao  tuổi”,  Cập nhật nha khoa,  Đại  học  Y  ‐  Dược 
thành phố Hồ Chí Minh, 7 (1). 
Mai Hoàng Khanh (2009), Tình hình sức khỏe răng miệng và nhu 
cầu điều trị răng miệng ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ năm 
2009,  luận  án  thạc  sỹ  y  học,  trường  Đại  học  Y‐Dược  Thành 

phố Hồ Chí Minh. 
Müller  F, Naharro  M, Carlsson  GE  (2007),  ”What  are  the 
prevalence and incidence of tooth loss in the adult and elderly 
population  in  Europe”,  Clinical  Oral  Implants  Research,  18(3), 
pp. 2–14. 
Naito  M,  Yuasa  H,  Nomura  Y,  Nakayama  T,  Hamajima  N, 
Hanada  N  (2006),  “Oral  health  status  and  health‐related 
quality  of  life:  a  systematic  review”,  Journal  of  oral  science, 
48(1), pp.1‐7.  
Petersen PE, Yamamoto T (2005), “Improving the oral health 
of older people: theapproach of the WHO Global Oral Health 
Programme” Community Dental OralEpidemiol, 33, pp. 81–92. 
Shrivastav  A,  Bhambal  A,  Venugopal  V,  Jain  M  (2011), 
”Dental  Prosthetic  Status&  Needs  of  the  Residents  of  the 
Geriatric  Homes  in  Bhopal  City  Madhya‐Pradesh” 
International Journal of Oral Health, 3, pp.49‐54. 
Trần  Thiên  Lộc  (2008),  Thực hành phục hình răng tháo lắp bán 
hàm, Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, tr. 28‐30. 
Trương Mạnh Dũng (2009), ”Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng 
và mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu 
Giấy,  Hà  Nội”,  Tạp  chí  thông  tin  Y  dược,  Viện  Công  Nghệ 
Thông Tin‐Thư Viện Y Học Trung Ương, Bộ Y tế, số 11‐2009, 
tr.31. 
 

Ngày nhận bài báo: 21/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  
Ngày đăng báo: 05/01/2014 

 


Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 



×