Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhận xét giá trị He4 và Test roma trong chẩn đoán ung thư buồng trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.14 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

NHẬN XÉT GIÁ TRỊ HE4 VÀ TEST ROMA TRONG
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
Phạm Thị Diệu Hà, Nguyễn Văn Tuyên
Khoa Ngoại Phụ Khoa, bệnh Viện K - Hà Nội
Nghiên cứu nhằm đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của HE4 và test ROMA huyết thanh trong chẩn đoán
ung thư buồng trứng, mối liên quan giữa HE4 và test ROMA với mô bệnh học và giai đoạn bệnh ung thư
buồng trứng. Kết quả cho thấy HE4 huyết thanh có độ nhạy 82,5%, độ đặc hiệu 90% và test ROMA có độ
nhạy 95%, độ đặc hiệu 44,3%; HE4 huyết thanh tăng và có giá trị chẩn đoán tốt ung thư buồng trứng biểu
mô, đặc biệt là ung thư buồng trứng biểu mô tuyến nhú, test ROMA có độ nhạy cao.
Từ khoá: ung thư buồng trứng, HE4 và test Roma

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là một trong những
ung thư phụ khoa gây tử vong hàng đầu của
phụ nữ. Những năm qua, chẩn đoán và điều
trị ung thư buồng trứng có nhiều tiến bộ,
nhưng kết quả chỉ đạt 30% người bệnh ung
thư buồng trứng sống thêm 5 năm sau điều trị.
Chẩn đoán sớm bản chất khối u buồng trứng
sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi
và tiên lượng tốt hơn.
Đo lường nồng độ dấu ấn CA125 huyết
thanh được sử dụng trong chẩn đoán bản
chất khối u buồng trứng, lành tính hay ác tính
[1]. Năm 2009, HE4 (human epididymal
protein 4) - một dấu ấn u mới được áp dụng
trong chẩn đoán ung thư buồng trứng và đã
được chấp thuận ở châu Âu, các nước châu Á
Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh. HE4 cũng


đã được sử dụng ở Mỹ và được FDA chứng
nhận [2]. Tại Việt nam, HE4 bước đầu được
áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư
buồng trứng. Xét nghiệm đồng thời CA125 và
HE4 trong huyết thanh, gọi là xét nghiệm
Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Diệu Hà, Nguyễn Văn Tuyên,
khoa Ngoại Phụ Khoa, bệnh Viện K.
Email:
Ngày nhận: 14/3/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

TCNCYH 82 (2) - 2013

ROMA (test ROMA) cho hiệu quả cao trong
chẩn đoán ung thư buồng trứng. Xét nghiệm
HE4 và test ROMA đã được áp dụng tại bệnh
viện K trong chẩn đoán và theo dõi ung thư
buồng trứng. Bởi vậy, đề tài được tiến hành
với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá độ nhạy, độ đặc
hiệu của HE4, test ROMA huyết thanh trong
chẩn đoán ung thư buồng trứng. (2) Nhận xét
mối tương quan giữa dấu ấn HE4 huyết thanh
với giai đoạn bệnh và loại mô bệnh học của
ung thư buồng trứng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Phụ nữ trên 18 tuổi, được chẩn đoán xác
định u buồng trứng hoặc ung thư buồng trứng,

có chỉ định phẫu thuật.
- Bệnh nhân được xét nghiệm HE4, test
ROMA huyết thanh trước mổ.
- Bệnh nhân mổ tại bệnh viện K và được
chẩn đoán giai đoạn bệnh, giải phẫu bệnh
sau mổ.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào
nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có tiền sử bị ung thư buồng
37


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trứng hoặc ung thư phúc mạc tiên phát hoặc
có bất kỳ bệnh ung thư nào kèm theo.
- Bệnh nhân đang mang thai hoặc bị suy
thận giai đoạn cuối hoặc trải qua cấy ghép
cơ thể.
- Bệnh nhân không có xét nghiệm HE4,
CA125 huyết thanh trước mổ.
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu.
2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tuổi, tình trạng kinh nguyệt
- Các chỉ số HE4, test ROMA huyết thanh

Phụ nữ sau mãn kinh:
PI = -8,09 + 1,04 * [HE4] + 0,732 [CA125]
ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100

ROMA ≥ 25,3%, nguy cơ ác tính cao
ROMA < 25,3%, nguy cơ ác tính thấp
Phân loại giai đoạn bệnh theo FIGO 2002 [4].
Phân loại mô bệnh học theo tổ chức Y tế
Thế giới 2003 [4].
Tính độ nhậy, độ đặc hiệu:
Độ nhạy = số dương tính thật/(số dương tính
thật + số âm tính giả).
Độ đặc hiệu = số trường hợp âm tính thật/
(số trường hợp âm tính thật + số trường hợp
dương tính giả.

* Với phụ nữ còn kinh nguyệt, HE4 dương
tính: [HE4] > 70pmol/l và âm tính: [HE4] ≤
70pmol/l. Với phụ nữ mãn kinh, HE4 dương
tính: [HE4] > 140 pmol/l và âm tính: [HE4] ≤
140pmol/l [3].

3. Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân tự
nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút
khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào, danh tính và
các thông tin liên quan được đảm bảo bí mật.

* Test ROMA, một thuật toán hồi quy, kết
hợp [CA125] và [HE4] [3].

III. KẾT QUẢ

Cách tính chỉ số ROMA (Rist of ovarian
malignancy algorithm: chỉ số nguy cơ ác tính

của u buồng trứng).

1. Tuổi
Đối tượng nghiên cứu gồm 110 bệnh
nhân,chia 2 nhóm: nhóm u buồng trứng lành
tính gồm 70 bệnh nhân, chiếm 64% và nhóm

Phụ nữ trước mãn kinh:
PI = -12,0 + 2,38 * [HE4] + 0.0626 [CA125];

ung thư buồng trứng gồm 40 bệnh nhân,
chiếm 36%. Nhóm tuổi 41 - 60 hay gặp nhất,

ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100

chiếm 47,2%. Tuổi mắc bệnh trung bình của

Nếu ROMA ≥ 7,4%, nguy cơ ác tính cao

nhóm u buồng trứng lành tính là 43,0 ± 13,8,

Nếu ROMA < 7,4%, nguy cơ ác tính thấp

của nhóm ung thư buồng trứng là 51,1 ± 14,5.
2. Tình trạng kinh nguyệt

PI: chỉ số dự đoán

Bảng 1. Tình trạng kinh nguyệt của bệnh nhân
U buồng trứng lành tính


Ung thư buồng trứng

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Bệnh nhân còn kinh

45

41,0

12

11,0

58

52,7


Bệnh nhân mãn kinh

25

23,0

28

25,0

52

47,3

Tổng số

70

64,0

40

36,0

110

100

38


TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Dấu ấn HE4 huyết thanh
Bảng 2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của [HE4] huyết thanh trong ung thư buồng trứng

Bệnh nhân còn kinh

Bệnh nhân mãn kinh

Giải phẫu bệnh
dương tính

Giải phẫu bệnh
âm tính

> 70 pmol/L

8

7

≤ 70 pmol/L

4

39


> 140 pmol/L

25

0

≤ 140 pmol/L

3

24

40

70

Tổng số

Tổng
số

58
52
110

Bảng 3. Liên quan [HE4] huyết thanh và mô bệnh học của u buồng trứng
[HE4] huyết thanh
(pmol/L)
Mô bệnh học khối u


Giải phẫu
bệnh
âm tính
(UBTLT)

Giải phẫu
bệnh
dương
tính
(UTBT)

Bệnh nhân
còn kinh

Bệnh nhân
mãn kinh

≤ 70

> 70

≤ 140

> 140

Tổng
số

U nang bì


19

0

8

0

27

Lạc nội mạc tử cung

7

0

1

0

8

Viêm phần phụ

1

4

2


0

7

U nang nhầy

2

1

2

0

5

U nang thanh dịch

10

2

8

0

20

U TB vỏ BT


0

0

2

0

2

U tế bào hạt

0

0

1

0

1

Tổng

39

7

24


0

70

Carcinom tuyến nang nhú

0

2

2

21

25

Carcinom nang nhầy

1

1

0

0

2

Carcinom nội mạc tử cung


0

0

0

1

1

Carcinom không biệt hoá

0

0

0

1

1

Carcinom vẩy

0

0

0


1

1

Carcinom tế bào chuyển tiếp

0

0

0

1

1

U quái không thuần thục

0

3

0

0

3

Ác tính giáp biên


1

1

1

0

3

Khác

2

1

0

0

3

Tổng số

4

8

3


25

40

TCNCYH 82 (2) - 2013

39


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Nhóm nghiên cứu: Độ nhạy = 82,5% (33/40), độ đặc hiệu = 90% (63/70).
- Nhóm còn kinh: Độ nhạy = 66,7% (8/12), độ đặc hiệu = 85% (39/46).
- Nhóm mãn kinh: Độ nhạy = 89,3% (25/28), độ đặc hiệu = 100% (24/24) (bảng 2).
Đối với phụ nữ còn kinh và mãn kinh, nồng độ HE4 huyết thanh tăng cao ở nhóm ung thư
buồng trứng, tăng ít ở nhóm u buồng trứng lành tính (bảng 3).
Bảng 4. Trung vị [HE4] huyết thanh (pmol/L) trong các giai đoạn ung thư
Giai đoạn UTBT

FIGO I

Nhóm bệnh

FIGO II

FIGO III

Bệnh nhân còn kinh

98,25 (95%)
(42,50 : 181,0)


0

156,75 (95%)
(59,6 : 1138,5)

Bệnh nhân mãn kinh

195,6 (95%)
(36,6 : 946,0)

422 (95%)
(256,2:1500,0)

617,2 (95%)
(56 : 1197,7)

* UTBT: ung thư buồng trứng
Nồng độ HE4 tăng dần theo giai đoạn bệnh ung thư
4. Test ROMA trong huyết thanh
Bảng 5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của test ROMA

Nhóm bệnh

Mô bệnh học/
yếu tố nguy cơ

Bệnh nhân còn kinh

Bệnh nhân mãn kinh


Giải phẫu bệnh
dương tính

Giải phẫu bệnh
âm tính

R ≥ 7,4%

11

30

R < 7,4%

1

16

R ≥ 25,3%

27

9

R <25,3%

1

15


40

70

Tổng số

Tổng
số

58

52
110

- Nhóm nghiên cứu: độ nhạy = 95% (38/40), độ đặc hiệu = 44,3% (31/70).
- Nhóm còn kinh: độ nhạy = 92% (11/12), độ đặc hiệu = 35% (16/46).
- Nhóm mãn kinh: độ nhạy = 96,4% (27/28), độ đặc hiệu= 62,5% (15/24).

IV. BÀN LUẬN
Dấu ấn u HE4
Nồng độ HE4 huyết thanh phụ thuộc vào
tình trạng kinh nguyệt, nên đối tượng nghiên
cứu được chia 2 nhóm, nhóm bệnh nhân còn
kinh và nhóm bệnh nhân mãn kinh.
40

Với bệnh nhân u buồng trứng lành tính,
nhóm bệnh nhân mãn kinh: 100% bệnh nhân
có nồng độ HE4 huyết thanh ≤ 140 pmol/L,

không có trường hợp nồng độ HE4 huyết
thanh > 140pmol/L và dương tính giả; nhóm
bệnh nhân còn kinh: 39/46 bệnh nhân (84,8%)
có nồng độ HE4 huyết thanh ≤ 70 pmol/L, 7/46
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bệnh nhân (15,2%) có nồng độ HE4 huyết
thanh > 70 pM và dương tính giả. Những
trường hợp dương tính giả thuộc nhóm bệnh
nhân viêm phần phụ, song nồng độ HE4 huyết
thanh chỉ tăng khoảng 1,5 ÷ 2,0 lần so với
điểm cắt ngang là 70pmol/L.
Với bệnh nhân ung thư buồng trứng, nhóm
bệnh nhân mãn kinh: 25/28 bệnh nhân
(89,3%) có nồng độ HE4 > 140pM. Số bệnh
nhân có nồng độ HE4 > 140pM bao gồm
21/23 (91,3%) bệnh nhân ung thư biểu mô
buồng trứng dạng nang thanh dịch, 1/1 bệnh
nhân ung thư biểu mô dạng nội mạc tử cung,
1/1bệnh nhân ung thư biểu mô không biệt
hóa, 1/1bệnh nhân ung thư biểu mô vẩy, 1/1
bệnh nhân ung thư biểu mô chuyển tiếp. 3/28
bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ
HE4 huyết thanh ≤ 140pmol/L, đó là những
trường hợp âm tính giả (10,7%), gồm các
bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến nang nhú
và ác tính giáp biên; nhóm bệnh nhân còn
kinh: 8/12 bệnh nhân (66,7%) có nồng độ HE4

huyết thanh >70pmol/L; số bệnh nhân ung thư
buồng trứng có nồng độ HE4 huyết thanh
>140pmol/L gồm 3/3 bệnh nhân ung thư tuyến
nang nhú, 1/2 bệnh nhân ung thư tuyến nang
nhầy, 3/3 bệnh nhân u quái không thuần thục,
1/2 bệnh nhân ung thư ác tính giáp biên; 4/12
bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ
HE4 huyết thanh ≤ 70pmol/L, đó là những
trường hợp âm tính giả (33,3%), gồm các
bệnh nhân ung thư tuyến nang nhầy và ung
thư ác tính giáp biên. Tóm lại, nồng độ HE4
huyết thanh tăng cao ở thể carcinom tuyến
nang nhú, carcinom nội mạc tử cung, u hỗn
hợp; nồng độ HE4 huyết thanh tăng ít hơn ở
carcinom tuyến nang nhầy và không biệt hóa,
nồng độ HE4 huyết thanh không tăng ở ung
thư ác tính giáp biên và u Krukenberrg.
Theo Ronny Drapkin [6], gen mã hóa cho
HE4 là một trong những gen phổ biến nhất

TCNCYH 82 (2) - 2013

được xác định trong danh sách các gen biểu
hiện của ung thư biểu mô buồng trứng. Biểu
mô ở bề mặt buồng trứng bình thường không
sản sinh HE4, các nang vùi vùng vỏ buồng
trứng được lát bởi lớp biểu mô Mullerian có
chức năng tổng hợp protein này. Sự sản sinh
protein HE4 giới hạn ở một số dạng mô học:
93% carcinoma nang tuyến thanh dịch, 100%

carcinoma tuyến dạng nội mạc tử cung, 50%
carcinoma dạng nhầy ít cho kết quả dương
tính với HE4. Xét nghiệm tế bào học sử dụng
kỹ thuật hóa dãy mô cho thấy hầu hết các
bệnh lý ung thư không phải ung thư buồng
trứng không sản sinh ra HE4. Biểu hiện của
protein này trong nang vùi vùng vỏ buồng
trứng gợi ý sự hình thành của lớp biểu mô
Mullerian là bước tiên quyết trong quá trình
phát triển ung thư biểu mô buồng trứng [5].
HE4 tăng chủ yếu trong ung thư biểu mô
thanh dịch buồng trứng, ung thư nội mạc và
tăng ít trong ung thư dạng nhầy, tăng rất ít
trong u nang buồng trứng.
Trung vị của nồng độ HE4 huyết thanh
trong nghiên cứu này là 54,9pmol/L, ở bệnh
nhân còn kinh là 55,5pmol/L, ở bệnh nhân
mãn kinh là 54,2pmol/L. Kết quả này cao hơn
so với một số nghiên cứu khác, đặc biệt là
nhóm bệnh nhân còn kinh. Theo Kim và cs,
trung vị của nồng độ HE4 huyết thanh ở bệnh
nhân còn kinh là 29,7pmol/L và ở bệnh nhân
mãn kinh là 30,7pmol/L. Theo Bandiera và
cộng sự, trung vị của nồng độ HE4 huyết
thanh ở bệnh nhân còn kinh là 39,1pmol/L và
ở bệnh nhân mãn kinh là 43,8pmol/L. Theo
Molina và cộng sự, nồng đô trung vị HE4 bệnh
nhân còn kinh là 44,1pmol/L và bệnh nhân
mãn kinh là 64,2pmol/L. Theo Ruggeri và
cộng sự, nồng độ trung vị HE4 huyết thanh ở

bệnh nhân còn kinh là 44,1pmol/L và ở bệnh
nhân mãn kinh là 40,2pmol/L. Theo Moore và
cộng sự, nồng độ trung vị HE4 huyết thanh ở

41


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bệnh nhân còn kinh là 44,5pmol/L và ở bệnh
nhân mãn kinh là 52,2pmol/L. Nồng độ HE4
huyết thanh tăng cao sẽ làm giảm độ đặc hiệu
của HE4 (85%) [7, 8].
Theo bảng 4, nồng độ trung vị HE4 huyết
thanh tăng cao ở nhóm ung thư buồng trứng
và có xu hướng tăng cao dần theo giai đoạn
bệnh. Cùng trong một giai đoạn bệnh, nồng độ
HE4 ở nhóm mãn kinh cao hơn nồng độ HE4
ở nhóm còn kinh. HE4 được sản sinh và tiết
dưới dạng một glycolprotein bởi tế bào ung
thư buồng trứng. Sự sản sinh HE4 trong mào
tinh hoàn cho thấy HE4 được tiết ở màng và
phía trong các ống túi. Kiểu biểu hiện này phù
hợp với thực tế cDNA mã hóa HE4 tổng hợp
ra một protein dạng tiết, có đầu NH2 tận là acid
amin ưa nước, tương ứng với một peptid tín
hiệu. Vì vậy, càng nhiều tế bào ung thư buồng
trứng, nồng độ HE4 được tiết ra càng nhiều.
Nghiên cứu cho thấy HE4 được sản sinh
nhiều trong ung thư buồng trứng ở các mức
độ khác nhau [8].

Với nhóm nghiên cứu chung, HE4 huyết
thanh có độ nhạy là 82,5% và độ đặc hiệu là
90%, HE4 huyết thanh của nhóm còn kinh
nguyệt có độ nhạy là 66,7% và độ đặc hiệu là
85%, HE4 huyết thanh của nhóm mãn kinh có
độ nhạy là 89,3% và độ đặc hiệu là 100%.
HE4 huyết thanh có tỷ lệ dương tính rất thấp
ở bệnh nhân có u buồng trứng lành tính, HE4
huyết thanh tăng cao ở những bệnh nhân
ung thư buồng trứng có CA125 âm tính.
Nồng độ HE4 huyết thanh cho hiệu quả cao
trong phân biệt u buồng trứng lành tính và
ung thư buồng trứng.
Nghiên cứu mới nhất của WW. Sumpaico
(ACOG 2012) [7] cho thấy HE4 có độ nhạy
tăng cao trong giai đoạn sớm và giai đoạn 1
của ung thư buồng trứng, HE4 tăng trong ung
thư buồng trứng có CA125 âm tính. HE4 tăng
sớm hơn trong theo dõi ung thư buồng trứng
42

so với CA125 và giúp cải thiện chất lượng
điều trị ung thư buồng trứng [5].
Test ROMA
Kết hợp nồng độ của dấu ấn u CA125 và
HE4 huyết thanh gọi là test ROMA, một thuật
toán hồi quy. Test ROMA đã được áp dụng tại
nhiều nước trên thế giới, song vẫn tiếp tục
được nghiên cứu thêm [3]. Kết quả thu được
từ nghiên cứu này cho thấy test ROMA có độ

nhạy 95%, độ đặc hiệu 44,3%; trong đó test
ROMA ở nhóm còn kinh có độ nhạy 92% và
độ đặc hiệu 35%, ở nhóm mãn kinh có độ
nhạy 96,4% và độ đặc hiệu 62,5%. Test
ROMA có độ nhạy cao hơn so với xét
nghiệm CA125 hay HE4 riêng lẻ, tuy nhiên
test ROMA có độ đặc hiệu khá thấp (44,3%)
so với một số nghiên cứu khác. Theo Võ
Thành Nhân [2] nghiên cứu với n = 31 năm
2010, độ nhạy của test ROMA là 88,2% và độ
đặc hiệu 64,3%. Theo Dr Jaganathan [3], độ
nhạy của test ROMA là 91,4%. Nghiên cứu
của Sumpaico [7], ACOG 2012, với n = 328
cho thấy test ROMA có độ nhạy là 70,2% và
độ đặc hiệu là 86%. Nghiên cứu TC Aw và
cộng sự, [7], AACC 2011, n = 414 thu được
độ nhạy của test ROMA là 46,7%. Nghiên cứu
được trình bày tại bài báo này có độ nhạy của
test ROMA rất cao so với các nghiên cứu
khác, song độ đặc hiệu khá thấp. Có thể, như
đã nói ở trên, nồng độ trung vị và nồng độ
trung bình HE4 huyết thanh trong nghiên cứu
này cao hơn so với các nghiên cứu khác, đặc
biệt ở nhóm còn kinh. Nồng độ HE4 cao, sẽ
làm giảm độ đặc hiệu; phải chăng, nồng độ
HE4 ở người Việt Nam cao hơn bình thường,
bởi vậy một nghiên cứu khác đang tiến hành
về nồng độ trung bình của HE4 huyết thanh ở
người Việt Nam. Ngoài ra, test ROMA ở nhóm
còn kinh, lấy điểm cắt ngang (cut - off) là 7,4

theo kiến nghị chung của ARCHITECT CA125
+ ARCHITECT HE4, nhưng với nồng độ HE4
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
huyết thanh cao nên chăng cần nâng điểm cắt
ngang lên ngưỡng khác, thử nâng điểm cắt
ngang lên 22 cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu
của test ROMA rất cao, phù hợp với lâm sàng.
Theo WW Sumpaico [7], trong chẩn đoán
ung thư buồng trứng, để có dự đoán chính
xác khả năng lành tính hay ác tính của khối u
buồng trứng, với từng nhóm còn kinh hay mãn
kinh nên sử dụng test ROMA khác nhau. Ở
nhóm mãn kinh, nên sử dụng test ROMA, dự
đoán kết quả sẽ chính xác hơn. Ở nhóm còn
kinh, nên sử dụng riêng lẻ nồng độ HE4, sẽ
cho kết quả tốt hơn. HE4 đặc hiệu hơn CA125
trong các bệnh u buồng trứng. HE4 và CA125
hay test ROMA làm tăng độ nhạy trong chẩn
đoán phân biệt khối u buồng trứng, tuy nhiên
HE4 có độ đặc hiệu hơn. ROMA không áp
dụng được ở những bệnh nhân có nồng độ
các dấu ấn u trong huyết thanh âm tính.
Test ROMA đã được công nhận và sử
dụng ở nhiều nước trên thế giới và vẫn đang
được tiếp tục nghiên cứu thêm.

V. KẾT LUẬN

- Nồng độ HE4 huyết thanh có độ nhậy
82,5% và độ đặc hiệu 90%; test ROMA có độ
nhạy 95% và độ đặc hiệu 44,3%; tuy nhiên độ
nhạy và độ đặc hiệu của HE4 huyết thanh
cũng như của test ROMA cao hơn ở nhóm
bệnh nhân mãn kinh so với nhóm bệnh nhân
còn kinh nguyệt.
- Theo mô bệnh học và giai đoạn bệnh của
ung thư buồng trứng
- HE4 huyết thanh tăng trong ung thư
buồng trứng biểu mô, đặc biệt là ung thư
buồng trứng biểu mô tuyến nhú và ung thư
buồng trứng biểu mô tuyến nội mạc tử cung;
HE4 huyết thanh tăng ít trong ung thư buồng
trứng biểu mô tuyến nang nhầy, ung thư

TCNCYH 82 (2) - 2013

buồng trứng biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung
thư buồng trứng biểu mô không biệt hóa.
- HE4 tăng dần theo giai đoạn bệnh, bệnh
càng nặng, nồng độ HE4 tăng càng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân,
Nguyễn Bảo Sơn và cs (2010). Đột biến gen
mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí
nghiên cứu Y học, 3, 30 - 37.
2. Vũ Thanh Nhân và cs (2010). Vai trò
của HE4 trong chẩn đoán UTBT. Tạp chí Y

học thành phố Hồ Chí Minh, 14(phụ bản 4),
2010, 495 - 499.
3. Jaganathan (2010). ROMA and the role
of biomarkers in diagnosis of patients with pelvic mass. Journal of The Society of physicians
of Hongkong 3, 2010.
4. Richard Moore et al., (2008), The use
of multiple novel tumor biomarkers for the
dectection of ovarian cancinoma in patients
with a pelvic mass. Gynecol Oncol 2008; 08,
402 - 408.
5. Robert F. Ozols, Peter E. Schwart, et
al (1997). Ovarian cancer. Cancer - Principles
and practice of Oncology, ed 5, De Vita Jr,
1502 - 1539.
6. Ronny Drapkin (2005). Human epidimymis protein 4 (HE4) is a secreted glycoprotein that is overexpresed by serous andometrioid ovarian carcinomas. Cancer Res 65
(6), 2005, 2162 - 2169.
7. Sumpaico (2012). HE4 and CA125 in
ovary cancer. ACOG 2012. May 5 – 9, 2012
8. TC AW et al (2011). The use HE4 as a
biomarker for ovarian cancer. American Association of clinical chemistry Annual Meeting,
Atlanta, GA. July 24 - 28, 2011.

43


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
THE VALUE OF TUMOR MARKER HE4 AND ROMA TEST IN
DIAGNOSIS OVARIAN CANCER

Objective of the study was to evaluate the sensitivity and specificity of tumor marker HE4 and
ROMA test in diagnosis ovarian cancer. Correlation tumor marker HE4 and ROMA test with type
and stage of malignancy. The results showed that the sensitivity of HE4 were 82.5%, the spescificity of HE4 were 90%. The sensitivity of ROMA test is 95%, the spescificity of ROMA test is
44,3%. HE4 is highest in serous tumors, endometrioid tumors. In conclusions, HE4 is having high
value in diagnosis ovarian cancer. ROMA test is having high sensitivity.
Keywords: ovarian cancer, tumor marker HE4, ROMA test

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA ĐỘ CHÊNH ALBUMIN MÁU
VÀ DỊCH MÀNG BỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
CỔ TRƯỚNG DO XƠ GAN VỚI CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC
Vũ Bích Thảo1, Trần Ngọc Ánh2
1

Bệnh viện Bạch Mai, 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị độ chênh albumin máu - dịch màng bụng (SAAG) chẩn đoán nguyên
nhân cổ trướng và mối liên quan giữa SAAG với hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nồng độ trung bình SAAG ở BN xơ gan là 23,25 ± 7,69g/L; cổ trướng do lao hay ung thư là 7,11 ±
7,95g/L. Ngưỡng cắt của SAAG để phân biệt dịch thấm hay dịch tiết là 15,2g/L (AUROC = 0,812). Ngưỡng
cắt của SAAG dự báo có giãn tĩnh mạch thực quản là 18,6g/L(AUROC = 0,82), dự báo xuất huyết tiêu hóa
19,7g/L(AUROC = 0,516). SAAG là xét nghiệm có giá trị phân biệt cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
và các nguyên nhân khác. Ở bệnh nhân xơ gan, SAAG có thể dự báo xuất hiện giãn tĩnh mạch thực quản,
nhưng chưa đủ độ tin cậy dự báo xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản.
Từ khóa: độ chênh albumin máu dịch màng bụng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa - một trong 2
hội chứng chủ yếu của xơ gan với các biểu
hiện: Xuất huyết tiêu hóa, tuần hoàn bàng hệ,
cổ trướng, lách to…. Xuất huyết tiêu hóa là

Địa chỉ liên hệ: Trần Ngọc Ánh, Bộ môn Nội tổng hợp,
trường Đại học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 02/11/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

44

một trong những biến chứng nặng của hội
chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa với tỷ lệ tử
vong hàng đầu ở bệnh nhân xơ gan (25 30%) [1]. Trên lâm sàng có nhiều xét nghiệm
để đánh giá hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa: siêu âm, nội soi, đo áp lực tĩnh mạch
cửa, tĩnh mạch trên gan, đo áp lực tại búi giãn
tĩnh mạch. Song song với những thăm dò này,
các tác giả còn sử dụng các chỉ số khác nhau
để đánh giá tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong
đó chỉ số SAAG- độ chênh albumin máu và
TCNCYH 82 (2) - 2013



×