Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát sự hài lòng của người hiến tiểu cầu tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.58 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU  
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Châu Trần Minh Nghĩa*, Nguyễn Phước Bích Hạnh*, Trương Thị Kim Dung* 
Mục  tiêu: khảo sát sự hài lòng của người hiến tiểu cầu chiết tách để tự đánh giá và kịp thời áp dụng các 
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo nguồn chế phẩm tiểu cầu cho điều trị.  
Đối tượng: Người hiến tiểu cầu đến hiến tại Khoa Tiếp Nhận Hiến Máu, BV. TMHH TP HCM. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Kết quả: Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) từ 18 – 24 tuổi (48,3%), 76,8% là nam; 43,2% là sinh viên. 
89,3%  ĐTNC  hài  lòng  với  tất  cả  các  tiêu  chí  được  khảo  sát;  trong  đó  tỉ  lệ  hài  lòng  về  cơ  sở  vật  chất  là 
99,8%, công tác vệ sinh là 99,6%, thái độ và kỹ năng của nhân viên phục vụ là 99,3% và thái độ, kỹ năng phục 
vụ của nhân viên y tế là 99,1%. Có 3,4% không hài lòng với công tác tư vấn và cảm ơn, 3,1% không hài lòng về 
thời gian chờ đợi. Trong thời gian chờ đợi hiến tiểu cầu, 51,1% ĐTNC muốn xem chương trình truyền hình, 
29,4% muốn đọc sách báo, 15,3% muốn nghe xem thông tin về hiến máu, 14,5% muốn được nghỉ ngơi thư 
giãn. 
Kết luận: Người hiến tiểu cầu chiết tách hài lòng cao đối với các tiêu chí được khảo sát, sự không hài lòng có 
ảnh hưởng đến thái độ tiếp tục hiến tiểu cầu. 
Từ khóa: sự hài lòng, người hiến tiểu cầu chiết tách 

ABSTRACT 
STUDY ON APHERESIS’S DONOR SATISFACTION IN HO CHI MINH BLOOD TRANSFUSION 
HEMATOLOGY HOSPITAL 
Chau Tran Minh Nghia*, Nguyen Phuoc Bich Hanh*, Truong Thi Kim Dung*  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 97 ‐ 102 
Objectives:  Satisfaction  survey  on  platelet  apheresis  donors  at  Blood  Collection  Department  of  Ho  Chi 
Minh Blood transfusion and Hematology hospital for self‐evaluation and improvement of service quality; ensure 
the apheresis platelet for treatment. 
Methods: cross ‐ sectional description.  


Results:  Majority  of  apheresis  donor  ages  is  18‐24  years  old  (48.3%),  76.8%  men;  43.2%  students. 
Apheresis donors satisfied with all of the survey criteria are 89.3%; 99.8% of apheresis donors are satisfied with 
the infrastructure; 99.6% satisfied with environmental hygiene; 99.3% satisfied with skills and attitude of service 
staffs;  99.3%  satisfied  with  skills  and  attitude  of  medical  staffs.  However  there  are  3.4%  unsatisfied  with 
consultancy and thanks, 3.1% unsatisfied with the waiting time. During waiting time before platelet donation, 
51.1%  of  donors  want  to  watch  TV,  29.4%  want  to  read  books/newspapers,  15.3%  want  to  read/watch  blood 
donation information, 14.5% want to relax. 
Conclusion: Platelet apheresis donors are highly satisfied with the survey criteria, dissatisfaction may affect 
to attitude of apheresis platelet donation. 
Key words: satisfaction, apheresis donor 



Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS Châu Trần Minh Nghĩa ĐT: 0914474721 

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 

email:   

97


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

ĐẶT VẤN ĐỀ 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 


An toàn truyền máu đã và đang được quan 
tâm  kiểm  soát  chặt  chẽ  trên  thế  giới  nói  chung 
và Việt Nam nói riêng, không chỉ là vấn đề đảm 
bảo  an  toàn  về  miễn  dịch  và  phòng  lây  nhiễm 
bệnh  mà  còn  bao  gồm  vấn  đề  đảm  bảo  nguồn 
máu và hiệu quả của truyền máu lâm sàng (2). 

Thiết kế nghiên cứu 

Ngày  nay,  nhu  cầu  sử  dụng  chế  phẩm  tiểu 
cầu cho điều trị ngày càng tăng cao. Vấn đề đối 
với tất cả các cơ sở truyền máu, đó là đảm bảo 
ổn định và bền vững nguồn người hiến tiểu cầu 
chiết  tách  an  toàn;  trong  đó  công  tác  tư  vấn, 
chăm  sóc,  phục  vụ  người  hiến  tiểu  cầu  là  một 
trong những nội dung quan trọng. 
Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề 
tài  này  nhằm  khảo  sát  sự  hài  lòng  của  người 
hiến  tiểu  cầu  chiết  tách,  trên  cơ  sở  đó,  đề  xuất 
những  biện  pháp  thích  hợp  để  nâng  cao  chất 
lượng chăm sóc và duy trì ổn định nguồn người 
hiến  tiểu  cầu  này  tại  Bệnh  viện  Truyền  máu‐ 
Huyết  học  TP  Hồ  Chí  Minh.  (BV.  TMHH  TP 
HCM). 

Mục tiêu tổng quát 
Khảo sát sự hài lòng của người hiến tiểu cầu 
chiết tách tại BV. TMHH TP HCM. 


Mục tiêu chuyên biệt 
 ‐  Khảo  sát  đặc  điểm  của  nhóm  đối  tượng 
nghiên cứu 

Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 

Đối tượng nghiên cứu 
Người hiến tiểu cầu đến hiến tại Khoa Tiếp 
Nhận Hiến Máu, BV. TMHH TP HCM.  

Tiểu chuẩn chọn mẫu 
Đủ các tiêu chuẩn về hiến tiểu cầu chiết tách 
theo Quy chế truyền máu 2007  
Người đã hoàn thành quá trình hiến tiểu cầu 
chiết tách (hiến thành công). 
Có khả năng đọc, hiểu bảng hỏi. 
Tiếp tục tham gia nghiên cứu. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
Chưa  hoàn  thành  quá  trình  hiến  tiểu  cầu 
(hiến không thành công) 
Không sẵn lòng tham gia nghiên cứu 

Cỡ mẫu 
Tất  cả  những  người  đến  hiến  tiểu  cầu  tại 
khoa  từ  tháng  04/2013  đến  tháng  06/2013, 
khoảng 1000 mẫu. 

Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập số liệu: phát bảng hỏi 

trực  tiếp  cho  người  hiến  tiểu  cầu  sau  khi  hoàn 
thành quá trình chiết tách, người hiến trả lời tại 
chỗ. 
Nội dung nghiên cứu: 

 ‐  Khảo  sát  sự  hài  lòng  của  người  hiến  tiểu 
cầu đối với các yếu tố liên quan trong quá trình 
hiến tại BV. TMHH TP HCM 

Đặc  điểm  nhân  khẩu  học  của  đối  tượng 
nghiên cứu 

 ‐ Tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu và 
kỳ vọng của người hiến tiểu cầu. 

Mức độ hài lòng với địa điểm, cơ sở vật chất 
phục vụ người hiến tiểu cầu, nhiệt độ, tiếng ồn... 

Tính cấp thiết 

Mức độ hài lòng về thời gian chờ đợi đến khi 
hoàn thành quá trình hiến tiểu cầu. 

Cần  có  khảo  sát  để  tự  đánh  giá  và  kịp  thời 
áp  dụng  các  biện  pháp  nhằm  nâng  cao  chất 
lượng  phục  vụ  người  hiến  tiểu  cầu  chiết  tách, 
đảm bảo nguồn người hiến tiểu cầu phục vụ cho 
điều trị. 

98


Mức độ hài lòng với thái độ phục vụ và thao 
tác kỹ thuật của nhân viên y tế. 
Mức độ hài lòng với đồ ăn nhẹ sau hiến máu 
và  quà  tặng  có  phù  hợp  với  nhu  cầu,  sở  thích 
của người hiến tiểu cầu. 

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 
Sự hài lòng về kết quả chăm sóc sau khi hiến 
tiểu cầu: hướng dẫn, tư vấn, cảm ơn,... 
Những  mong  muốn,  nhu  cầu  và  kỳ  vọng 
của người hiến. 
Công cụ nghiên cứu: bảng hỏi thiết kế trước, 
hồ sơ người hiến tiểu cầu.  
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý 
số liệu bằng phần mềm Stata 11. 

Thời gian, địa điểm nghiên cứu 
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2013 đến 
tháng 07/2013. 
Địa  điểm  nghiên  cứu:  tại  BV.  Truyền  Máu 
Huyết Học Tp. Hồ Chí Minh. 

KẾT QUẢ 
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Có  1016  phiếu  khảo  sát  đạt  tiêu  chuẩn  để 
đưa vào phân tích 

Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Đặc tính
18 -24
25 – 34
Nhóm tuổi
35 -44
≥ 45
Sinh viên
Nghề

Nam (%)
(n=674)
76,8
72,5
46,3
48,1
51,5

Nữ (%)
(n=342)
23,2
27,5
53,7
51,9
26,9

Chung (%)
(n=1016)
48,3
19,3

17,2
15,2
43,2

Nghiên cứu Y học
Nam (%)
(n=674)
nghiệp Công nhân
26,0
Nội trợ
1,0
Buôn bán
5,3
Công chức
2,8
Nghề khác
13,4
Lần đầu
17,1
Số lần
hiến tiểu 2 – 4 lần
25,2
cầu
5 – 8 lần
48,1
≥ 9 lần
9,6
Đặc tính

Nữ (%)

(n=342)
19,9
34,2
10,2
1,5
7,3
17,0
17,8
51,5
13,7

Chung (%)
(n=1016)
23,9
12,2
7,0
2,4
11,3
17,0
22,8
49,2
11,0

ĐTNC đa số ở độ tuổi từ 18 – 24 tuổi: 48,3%, 
trong số đó thì tỉ lệ nam giới là 76,8% nhiều hơn 
nữ giới: 23,2%, sự khác biệt giữa nam và nữ có ý 
nghĩa  thống  kê  p<0.05;  nghề  nghiệp  chủ  yếu  là 
sinh  viên:  43,2%  và  công  nhân:  23,9%.  Số  lần 
hiến  tiểu  cầu  từ  5‐8  lần  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất: 
49,2%, bên cạnh đó cũng có 17% ĐTNC hiến tiểu 

cầu chiết tách lần đầu. 
Bảng 2: Số lần hiến tiểu cầu của nhóm ĐTNC: 
Số lần hiến tiểu cầu

Trung vị
6

25%
3

75%
8

Số lần hiến tiểu cầu của nhóm  ĐTNC  được 
khảo  sát  thấp  nhất  là  1  lần,  cao  nhất  là  51  lần,  
trung vị của số lần hiến là 6 lần, trong đó có 25% 
ĐTNC  đã  hiến  3  lần  và  75%  ĐTNC  đã  hiến  8 
lần. 

Kết quả khảo sát về sự hài lòng của ĐTNC 
Mức độ hài lòng của người hiến tiểu cầu chiết tách đối với các tiêu chí được khảo sát 
Bảng 3: Mức độ hài lòng của người hiến tiểu cầu chiết tách đối với các tiêu chí được khảo sát. 
Các tiêu chí được khảo sát

Rất hài Hài lòng Không hài
lòng
lòng
Về thời gian chờ đợi
26,3
70,6

3,1
Về thái độ và kỹ năng phục vụ của nhân viên hành chánh tiếp nhận
39,0
58,9
2,0
Về thái độ và kỹ năng phục vụ của nhân viên y tế thực hiện các công tác chuyên môn
46,1
53,0
0,9
Về thái độ và kỹ năng phục vụ của nhân viên phục vụ thức ăn và nước uống trước và sau khi 45,7
53,6
0,7
hiến tiểu cầu
Về công tác tư vấn và cảm ơn
35,7
60,9
3,4
Về cơ sở vật chất
52,8
47,0
0,2
Về công tác vệ sinh
50,9
48,5
0,6
Về nhiệt độ phòng
39,2
58,0
2,8
Về mức độ tiếng ồn

38,1
59,7
2,2

Đa  số  ĐTNC  đều  hài  lòng  với  các  tiêu  chí 
được khảo sát trên 97%, tuy nhiên vẫn còn  3,4% 
không hài lòng  với  công  tác  tư  vấn  và  cảm  ơn, 
3,1% không hài lòng về thời gian chờ đợi. 

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 

Mối tương quan giữa mức độ hài lòng với 
thái độ tiếp tục hiến tiểu cầu 
Nếu  người  hiến  tiểu  cầu  không  hài  lòng  ít 
nhất  một  trong  9  tiêu  chí  đã  khảo  sát  trên  thì 

99


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013

Nghiên cứu Y học 
được  xem  là  không  hài  lòng  chung,  kết  quả  có 
907 (89,3%) người hài lòng và 109 (10,7%) người 
không hài lòng.  
Sự hài lòng chung có ảnh hưởng đến thái độ 
mong muốn tiếp tục hiến tiểu cầu, khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05 

Bảng 4: Mối tương quan giữa sự hài lòng chung với 

thái độ tiếp tục hiến tiểu cầu. 
Sự hài lòng
Hài lòng chung
Không hài lòng
chung

Mong muốn tiếp tục hiến tiểu cầu

Không
p
2
893(98,5) 14(1,5)
4,9
0,027
104(95,4)
5(4,6)

 
Bảng 5: Mối tương quan giữa mức độ hài lòng (bao gồm hài lòng và rất hài lòng) với thái độ tiếp tục hiến tiểu 
cầu. 
Chỉ số nghiên cứu
Về thái độ và kỹ năng phục vụ của nhân viên y tế thực hiện các công tác chuyên môn
Về thái độ và kỹ năng phục vụ của nhân viên phục vụ thức ăn và nước uống trước
và sau khi hiến tiểu cầu
Về công tác tư vấn và cảm ơn
Về cơ sở vật chất
Về công tác vệ sinh
Về nhiệt độ phòng
Về mức độ tiếng ồn


Sự không hài lòng với các tiêu chí ghi nhận ở 
bảng trên đều có ảnh hưởng đến thái độ mong 
muốn tiếp tục hiến tiểu cầu, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05. 

Kết  quả  khảo  sát  về  những  mong  muốn, 
nhu cầu của người hiến 
Có  120  (11,8%)  người  hiến  tiểu  cầu  mong 
muốn được tăng tiền thù lao sau mỗi lần hiến và 
có  50  (4,9%)  người  mong  muốn  được  phục  vụ 
phần ăn đa dạng hơn như: phở và hủ tíu thay vì 
hiện tại chỉ có bánh bao. 
Mặc  dù  đã  được  trang  bị  mền  ấm  khi  cần 
nhưng vẫn có 60 (5,9%) người mong muốn điều 
chỉnh nhiệt độ phòng ấm hơn thay vì 250C như 
hiện tại. 
Bảng 6: Những hoạt động người hiến tiểu cầu muốn 
làm trong thời gian chờ đợi 
Hoạt động mong muốn
Xem chương trình truyền hình
Đọc sách báo
Nghe, xem thông tin hiến máu
Nghỉ ngơi, thư giản
Trò chuyện cùng người khác

Tần số
519
299
155
147

91

Tỉ lệ (%)
51,1
29,4
15,3
14,5
9,0

Đa số người hiến tiểu cầu thích xem chương 
trình  truyền  hình  (51,1%);  đọc  sách  báo  29,4%; 

100

Mong muốn tiếp tục hiến tiểu cầu
p
Tần số (%)
2

Không
989(98,2)
18(1,8) 4,23 0,03
991(98,2)
18(1,8) 4,23 0,01
966(98,4)
997(98,3)
993(98,3)
971(98,4)
979(98,5)


16(1,6)
17(1,7)
17(1,7)
16(1,6)
15(1,5)

9,27
105
32,6
11,7
32,6

0,002
0,000
0,000
0,000
0,000

nghe,  xem  thông  tin  về  hiến  máu  15,3%;  nghỉ 
ngơi thư giãn 14,5%. 

 BÀN LUẬN 
Đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu 
Người hiến tiểu cầu chiết tách chiếm tỉ lệ cao 
ở độ tuổi từ 18‐24 tuổi (48,3%), đa số là nam giới 
(76,8%);  nghề  nghiệp  chủ  yếu  là  sinh  viên 
(43,2%) và công nhân (23,9%), điều này có thể do 
chúng ta chưa có sự tuyên truyền vận động mở 
rộng các đối tượng hiến tiểu cầu và có lẽ do việc 
hiến  tiểu  cầu  sẽ  được  nhận  tiền  và  phần  ăn  trị 

giá 470 000 đồng/ lần hiến so với việc nhận quà 
khi hiến máu tình nguyện, tần xuất hiến cao hơn 
(trung bình 1 lần/ tháng). Điều này phù hợp với 
mong  muốn  tăng  tiền  thù  lao  sau  mỗi  lần  hiến 
(120 người). 

Sự  hài  lòng  của  người  hiến  tiểu  cầu  chiết 
tách đối với các tiêu chí được khảo sát 
Tỉ  lệ  hài  lòng  chung  89,3%,  cao  hơn  so  với 
nghiên  cứu  của  Trương  Thị  Phi  Nga  2011  đối 
với  người  hiến  máu  toàn  phần  (86%)(4)  .  Tỉ  lệ 
không hài lòng chung là 10,7%, thấp hơn so với 
nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân đối với người 
hiến máu tại Hà Nội năm 2009 (12,5%)(3). 

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 
Tỉ lệ không hài lòng đối với công tác tư vấn 
và cảm ơn 3,4%, thời gian chờ đợi 3,1%, nhiệt độ 
phòng 2,8%, mức độ tiếng ồn 2,2%. Kết quả này 
cần được xem xét để cải thiện tốt hơn vì những 
tiêu chí này đều có ảnh hưởng đến thái độ tiếp 
tục  hiến  tiểu  cầu  (p<0.05).  Để  giãm  tối  đa  tỉ  lệ 
không hài lòng cần phải xem xét tổ chức lại các 
chương trình truyền hình giải trí trong khu vực 
phòng chờ và phòng hiến tiểu cầu đảm bảo âm 
lượng vừa đủ; nhân viên y tế cần chú ý có thái 
độ  niềm  nở  thân  thiện,  cách  phục  vụ  tận  tình 

chu đáo và chuyên nghiệp hơn để tạo niềm tin 
và  kịp  thời  nắm  bắt  những  mong  muốn  hoặc 
thắc mắc (nếu có) để giải thích tư vấn kịp thời.  
Về cơ sở vật chất và công tác vệ sinh tuy có tỉ 
lệ không hài lòng rất thấp (0,2% và 0,6%) nhưng 
đều có ảnh hưởng đến thái độ  tiếp  tục  tiếp  tục 
hiến  tiểu  cầu  (p<0,05).  Do  thời  gian  chiết  tách 
trên máy kéo dài hơn so với hiến máu toàn phần 
nên các yếu tố này cần phải được duy trì thật tốt 
và  đồng  bộ,  phù  hợp  với  xu  hướng  phát  triển 
của xã hội, tạo sự thoải mái thân thiện thật sự. 
Tỉ  lệ  không  hài  lòng  chung  10,7%  cũng  là 
một con số đáng để chúng ta cùng nhìn lại và cải 
thiện tốt hơn chất lượng phục vụ đối với người 
hiến tiểu cầu. Trong chín tiêu chí được khảo sát 
đã  có  bảy  tiêu  chí  ảnh  hưởng  đến  thái  độ  tiếp 
tục tiếp tục hiến tiểu cầu (p<0.05). Do đó, để tạo 
được  sự  hài  lòng  cho  người  hiến  chúng  ta  cần 
phải có sự thực hiện đồng bộ, chuyên nghiệp từ 
việc duy trì phát triển cơ sở vật chất đến các yếu 
tố môi trường như vệ sinh, tiếng ồn, nhiệt độ và 
quan trọng nhất là thái độ, kỹ năng phục vụ của 
nhân viên, đặc biệt là nhân viên y tế. 

Những  mong  muốn,  nhu  cầu  và  kỳ  vọng 
của người hiến 
Với  xu  hướng  phát  triển  của  xã  hội,  ý  thức 
của  con  người  ngày  càng  được  nâng  cao  hơn 
nên mức độ mong muốn  đạt  được  những  điều 
kiện tối ưu hơn là rất hợp lý. Thái độ thân thiện 

niềm nở của nhân viên là yếu tố rất quan trọng 
làm cầu nối để tạo thiện cảm và sự hài lòng của 
người hiến. Có thể thức ăn được phục vụ không 
như  mong  muốn  nhưng  với  thái  độ  niềm  nở, 

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 

Nghiên cứu Y học
trân  trọng,  ân  cần,  chuyên  nghiệp  cũng  sẽ  làm 
người hiến cảm thấy hài lòng hơn. 
Dựa  vào  sự  chia  sẻ  về  những  mong  muốn 
nhu cầu, kỳ vọng trên giúp chúng ta hiểu rỏ hơn 
nhu  cầu  của  từng  nhóm  đối  tượng  chuyên  biệt 
để  có  những  phương  pháp  tiếp  cận  hiệu  quả, 
làm tăng mức độ hài lòng của người hiến cụ thể 
như: người thích xem chương trình truyền hình 
sẽ được bố trí ngồi gần tivi trong quá trình chiết 
tách,  người  thích  đọc  sách  báo  tờ  rơi  sẽ  bố  trí 
ngồi ở vị trí yên tĩnh hơn để dễ dàng đọc theo ý 
thích, v.v.. 
Bên  cạnh  đó  cũng  cần  có  những  hoạt  động 
tuyên truyền nâng cao kiến thức thái độ hành vi 
về  hiến  tiểu  cầu  mở  rộng  cho  nhiều  đối  tượng 
khác  để  đảm  bảo  nguồn  người  hiến  an  toàn, 
đảm  bảo  duy  trì  hiệu  quả  số  lượng  và  chất 
lượng, giãm dần những đối tượng hiến tiểu cầu 
thù lao, đảm bảo an toàn truyền máu. 

KẾT LUẬN 
Qua  kết  quả  khảo  sát  1016  người  hiến  tiểu 

cầu chiết tách, chúng tôi có các kết luận sau: 
ĐTNC đa số ở độ tuổi từ 18 – 24 tuổi: 48,3%, 
trong số đó thì tỉ lệ nam giới là 76,8% nhiều hơn 
nữ  giới:  23,2%;  nghề  nghiệp  chủ  yếu  là  sinh 
viên: 43,2% và công nhân: 23,9%. 
Tỉ  lệ  hài  lòng  chung  với  công  tác  chăm  sóc 
người  hiến  tiểu  cầu  là  89,3%;  trong  đó  tỉ  lệ  hài 
lòng  về  thời  gian  chờ  đợi  (96,9%),  công  tác  tư 
vấn và cảm ơn (96,6%). 
Có  51,1%  ĐTNC  muốn  xem  chương  trình 
truyền  hình,  29,4%  muốn  đọc  sách  báo,  15,3% 
muốn  nghe  xem  thông  tin  về  hiến  máu,  14,5% 
muốn  được  nghỉ  ngơi  thư  giãn  trong  quá  trình 
chờ  đợi  trước  trong  và  sau  hiến  tiểu  cầu  chiết 
tách. 

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 
Cần  có  sự  tuyên  truyền  vận  động  về  hiến 
tiểu cầu mở rộng ra nhiều đối tượng khác như: 
cán  bộ  công  chức,  người  buôn  bán  và  các  đối 
tượng khác. 

101


Nghiên cứu Y học 
Cần  nâng  cao  hơn  nữa  chất  lượng  công  tác 
tư  vấn  và  cảm  ơn  đối  với  người  hiến  tiểu  cầu 
chiết tách; cần xem xét lại toàn bộ quy trình hiến 
tiểu cầu chiết tách,  để  có  thể  rút  ngắn  hơn  nữa 

thời gian chờ đợi. 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
2.

3.

Đỗ  Trung  Phấn  (2006)  Thành  tựu  truyền  máu  thế  kỷ  XX  và 
những  tiến  bộ  về  truyền  máu  tại  Việt  Nam.  Một  số  chuyên  đề 
Huyết học ‐ Truyền máu, Nxb Y học, 65‐76. 
Ngô Mạnh Quân (2010) ʺKhảo sát sự hài lòng của người hiến 
máu đối với công tác tổ chức hiến máu tại Hà Nội năm 2009 ‐ 
Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ‐ Chuyên ngành 
Huyết học ‐ Truyền máu năm 2010ʺ. Tạp chí Y học Việt Nam, 
373 (2/2010), 447. 
Trương Thị Phi Nga, Trần Văn Bảo (2012) ʺĐánh giá sự hài 
lòng của người hiến máu tình nguyện khu vực Đông Nam bộ 
với  công  tác  tổ  chức  tiếp  nhận  hiến  máu  của  Trung  tâm 
truyền máu Chợ Rẫy; Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa 
học ‐ Chuyên ngành Huyết Học ‐ Truyền Máu năm 2012ʺ. Tạp 
chí Y học Việt Nam tháng 8, Số đặc biệt/2012,325 ‐ 29. 

Giám  sát  chặt  chẽ  hơn  điều  kiện  nhiệt  độ 
phòng và mức độ tiếng ồn, quan tâm nhiều hơn 
đến  công  tác  chăm  sóc  để  kịp  thời  nắm  bắt 
những nhu cầu và mong muốn của người hiến, 
đảm  bảo  quá  trình  hiến  tiểu  cầu  diễn  ra  thành 
công tốt đẹp. 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Ngày nhận bài báo:  

 

 30 tháng 7 năm 2013 

1.

Ngày phản biện:  

 

 06 tháng 9 năm 2013 

Bộ y tế (2007) Quy chế truyền máu, NXB Y học, Hà nội, 3 ‐ 98. 

4.

Ngày bài báo được đăng:  

22 tháng 10 năm 2013 

 

102

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  




×