Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét đặc điểm sọ - mặt của một nhóm người Việt trưởng thành trên phim sọ - mặt thẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.94 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT CỦA MỘT NHÓM NGƢỜI VIỆT
TRƢỞNG THÀNH TRÊN PHIM SỌ - MẶT THẲNG
Nguyễn Thị Hạnh*; Trương Mạnh Dũng**; Hoàng Việt Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số ở nhóm người
Việt trưởng thành 18 - 25 tuổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
562 đối tượng (237 nam và 325 nữ) trưởng thành từ 18 - 25 tuổi có sai khớp cắn theo phân loại
Angle và chụp phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại
học Y Hà Nội. Kết quả: nam: Nc-Nc: 31,90 ± 2,87 mm; J-J: 62,36 ± 4,31 mm; Ag-Ag: 80,84 ±
4,97 mm; Zy-Zy: 122,63 ± 6,21 mm. Nữ: Nc-Nc: 30,81 ± 2,64 mm; J-J: 60,45 ± 3,71 mm; Ag-Ag:
77,72 ± 4,78 mm; Zy-Zy: 116,48 ± 5,53 mm. Kết luận: các chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt
thẳng có sự khác biệt giữa nam và nữ, tuy nhiên không khác biệt giữa các nhóm sai lệch khớp
cắn khác nhau. Các chỉ số ngang sọ - mặt ở người Việt Nam đều nhỏ hơn so với người Iran và
Thổ Nhĩ Kỳ trưởng thành.
* Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ - mặt thẳng; Người trưởng thành.

Characteristics of Craniofacial Indices of Vietnamese Adults on
Posteroanterior Cephalometric Film
Summary
Objectives: To determine some craniofacial indices on digital posteroanterior cephalometrics
of Vietnamese adults in aged 18 - 25. Subjects and methods: A cross sectional study included
562 Vietnamese adults (237 males and 325 females) with malocclusion Angle’s classification
and taken digital posteroanterior cephalograms at Institute of Odonto-Stomatology, Hanoi Medical
University. Results: Male: Nc-Nc: 31.90 ± 2.87 mm; J-J: 62.36 ± 4,31 mm; Ag-Ag: 80.84 ± 4.97 mm;
Zy-Zy: 122.63 ± 6.21 mm. Female: Nc-Nc: 30.81 ± 2.64 mm; J-J: 60.45 ± 3.71 mm; Ag-Ag:
77.72 ± 4.78 mm; Zy-Zy: 116.48 ± 5.53 mm. Conclusions: There are some differences in craniofacial
indices between men and women, but there is no difference in craniofacial indices between
malocclusion groups. The horizontal craniofacial liners of Vietnamese adults are smaller than
these indices of Iranian and Turkish adults.


* Keywords: Craniofacial characters; Posteroanterior cephalometric; Vietnamese adults.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện có rất nhiều nghiên
cứu về các chỉ số sọ - mặt để tìm ra những

đặc điểm mang tích đặc trưng cho từng
chủng tộc và dân tộc khác nhau cũng như
phân tích sự khác nhau giữa các nhóm
dân tộc [2]. Phân tích phim sọ - mặt thẳng

* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thái Nguyên
** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Hạnh ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017

585


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
bao gồm đánh giá các chỉ số sọ - mặt
theo chiều đứng ngang, chiều ngang và
chiều đứng dọc, chẩn đoán và đánh giá
sự cân đối và bất thường sọ - mặt [3],
đánh giá thay đổi theo chiều ngang bằng
mở rộng xương hàm trên [3]. Sự tương
quan giữa chiều rộng của xương hàm trên
và xương hàm dưới là thông tin quan trọng
trong phân tích phim sọ - mặt thẳng [2].

Cân đối khuôn mặt và vùng mũi miệng
phát triển có thể đánh giá bằng phân tích
theo chiều ngang trên phim sọ - mặt thẳng
[4]. Phim sọ - mặt thẳng không được sử
dụng là tiêu chuẩn bắt buộc như phim
sọ - mặt nghiêng mà chỉ sử dụng khi khuôn
mặt bệnh nhân thấy có bất cân xứng
hai bên. Tuy nhiên, ở nước ta, đa số các
nghiên cứu liên quan đến phim sọ - mặt
đều thực hiện trên phim sọ - mặt nghiêng,
số lượng nghiên cứu nhận xét về chỉ số sọ mặt trên phim sọ - mặt thẳng còn ít hoặc
nếu có, đối tượng chưa đủ lớn, chưa thể
hiện được tính đặc trưng cho dân tộc.
Mặt khác, tỷ lệ sai lệch khớp cắn ở
nước ta hiện rất cao [1], là một vấn đề
được các bác sỹ chỉnh nha quan tâm.
Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tìm kiếm
sự tương quan của sai lệch khớp cắn với
chỉ số theo chiều trước sau trên phim
sọ - mặt nghiêng, chưa có nghiên cứu tìm
hiểu xem liệu có mối liên quan giữa sai
lệch khớp cắn và kích thước ngang hay
cân đối sọ mặt hay không?.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm: Nhận xét một số chỉ số sọ - mặt
trên phim sọ - mặt thẳng và tìm hiểu mối
liên quan giữa những chỉ số này với loại
sai lệch khớp cắn nếu có.
586


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
562 người Kinh trưởng thành (237 nam
và 325 nữ), chụp phim tại Trung tâm Nha
khoa Kỹ thuật cao - Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội từ
ngày 01 - 01 - 2017 đến ngày 30 - 05 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: người trưởng
thành từ 18 - 25 tuổi, có hàm răng vĩnh
viễn đầy đủ, tự nguyện tham gia nghiên
cứu, bị sai khớp cắn theo phân loại của
Angle, không mắc các bệnh bẩm sinh,
chấn thương hàm mặt, chưa từng phẫu
thuật hàm mặt, chưa điều trị nắn chỉnh
răng, không có các biến dạng xương hàm.
Phim sọ - mặt thẳng từ xa chụp các đối
tượng trên đạt tiêu chuẩn: đủ mốc giải phẫu,
hình ảnh rõ, rõ thước chuẩn hóa.
* Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không
đồng ý tham gia nghiên cứu, thiếu răng
vĩnh viễn, mắc dị tật bẩm sinh hoặc chấn
thương hàm mặt hay biến dạng xương
hàm, đã điều trị nắn chỉnh răng, có phục
hình trong miệng. Phim sọ - mặt thẳng từ
xa không đạt tiêu chuẩn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng
được chụp phim sọ - mặt thẳng bằng máy

X quang kỹ thuật số Orthophos XG5 ở
tư thế tiêu chuẩn: đầu ở tư thế tự nhiên,
môi ở tư thế nghỉ, răng ở tư thế lồng múi
tối đa.
- Phân tích phim: sử dụng phần mềm
VNCeph để đánh dấu các điểm mốc giải
phẫu và đo kích thước trên phim.
- Số liệu được nhập và phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.0.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Các điểm mốc giải phẫu và phân tích
sự cân đối được sử dụng là một phần trong
phân tích của Ricketts và CS (1972) [6]:
Các điểm mốc giải phẫu được sử dụng
trên phim:
+ Điểm cung tiếp (Zy): điểm bên nhất
cung tiếp xương gò má.
+ Điểm viền mũi (Nc): điểm ngoài nhất
của viền hốc mũi.
+ Điểm gò má - hàm trên (J): điểm ngoài
nhất của khớp gò má - hàm trên.
+ Điểm trước góc hàm (Ag): điểm trong
nhất của khuyết trước góc hàm dưới.

Các kích thước cần đo: chiều rộng mũi
(Nc-Nc), chiều rộng mặt (Zy-Zy), chiều
rộng hàm trên (J-J), chiều rộng hàm dưới
(Ag-Ag).

* Đạo đức nghiên cứu:
Tất cả các đối tượng nghiên cứu nằm
trong Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu đặc
điểm nhân trắc người Việt Nam để ứng
dụng trong y học” được Hội đồng Đạo đức
trong ngiên cứu y sinh học, Trường Đại
học Y Hà Nội chấp thuận về các khía cạnh
đạo đức nghiên cứu theo quyết định của
HĐĐĐ số 202 ký ngày 20 - 10 - 2016.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
562 người trưởng thành, trong đó 237 nam (42,2%) và 325 nữ (57,8%). Tỷ lệ nam
nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ sai khớp cắn theo phân loại Angle chiếm
92,7% (521 đối tượng), trong đó nhóm sai lệch khớp cắn loại I chiếm tỷ lệ cao nhất
(45,4%), tiếp đó nhóm sai lệch khớp cắn loại II và loại III (lần lượt 30,6% và 16,7%).
Nhóm sai khớp cắn hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,3%). Như vậy, chúng tôi chọn
được 521 đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn tham gia nghiên cứu.
Bảng 1: Giá trị trung bình Nc-Nc (mm) theo giới tính và khớp cắn.
Chung

Loại I

Loại II

Loại III

p1

Nam


31,90 ± 2,87

31,64 ± 2,90

32,23 ± 3,30

32,01 ± 2,06

0,389

Nữ

30,81 ± 2,64

30,87 ± 2,62

30,92 ± 2,87

30,35 ± 2,14

0,457

0,000

0,028

0,006

0,000


p2

Bảng 2: Giá trị trung bình J-J (mm) theo giới tính và khớp cắn.
Chung

Loại I

Loại II

Loại III

p1

Nam

62,36 ± 4,31

62,55 ± 4,54

62,18 ± 4,23

62,23 ± 3,95

0,827

Nữ

60,45 ± 3,71


60,27 ± 3,84

60,69 ± 3,98

60,48 ± 2,50

0,680

0,000

0,000

0,021

0,013

p2

587


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 3: Giá trị trung bình Ag-Ag (mm) theo giới tính và khớp cắn.
Chung

Loại I

Loại II

Loại III


p1

Nam

80,84 ± 4,97

80,95 ± 4,90

80,57 ± 4,62

81,00 ± 5,68

0,858

Nữ

77,72 ± 4,78

78,22 ± 4,79

77,49 ± 4,41

76,59 ±5,45

0,117

0,000

0,000


0,000

0,000

p2

Bảng 4: Giá trị trung bình Zy-Zy (mm) theo giới tính và khớp cắn.
Chung

Loại I

Loại II

Loại III

p1

Nam

122,63 ± 6,21

123,22 ± 6,25

122,80 ± 5,64

121,10 ± 6,78

0,133


Nữ

116,48 ± 5,53

116,64 ± 5,54

116,75 ± 5,48

115,31 ± 5,57

0,309

0,000

0,000

0,000

0,000

p2

Giá trị trung bình kích thước ngang Nc-Nc, J-J, Ag-Ag và Zy-Zy khác biệt giữa nam
và nữ khi so sánh chung hay trong từng nhóm sai khớp cắn loại I, loại II, loại III (p < 0,05).
Tuy nhiên, khi so sánh những giá trị này giữa các nhóm sai lệch khớp cắn thấy không
có sự khác biệt (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt thẳng kỹ
thuật số ở nhóm người Kinh trưởng thành tại Hà Nội. Từ các kết quả này, các bác sỹ
lâm sàng sẽ có thêm một số dữ liệu tham khảo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Phân tích sâu hơn kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tất cả các chỉ số có sự
khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ (p < 0,05) và giá trị trung bình của nam đều lớn hơn nữ.
Nếu so sánh kết quả của chúng tôi với những nghiên cứu khác (bảng 5), chúng tôi
nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
Bảng 5: So sánh kết quả của một số nghiên cứu.
Nguyễn Thị Hạnh (ngƣời
Việt Nam, 2017, n = 562)

Uysal và Sari (ngƣời Thổ
Nhĩ Kỳ, 2005, n = 36)

Alekajbaf và Zafarmand [7]
(ngƣời Iran, 2015, n = 100)

Nc-Nc

31,29 ± 2,79

32,43 ± 3,85

37,92 ± 4,68

J-J

61,29 ± 4,10

66,59 ± 4,85

74,72 ± 4,97


Ag-Ag

79,09 ± 5,11

98,03 ± 7,36

104,27 ± 8,13

Zy-Zy

119,17 ± 6,58

139,62 ± 7,25

146,55 ± 13,11

Chỉ số (mm)

Kết quả của chúng tôi đều nhỏ hơn so với nghiên cứu khác trên thế giới. Từ sự
khác biệt này có thể thấy các dân tộc khác nhau sẽ có chỉ số sọ - mặt khác nhau, do đó
không thể sử dụng số liệu của dân tộc này để áp dụng điều trị cho dân tộc khác.
588


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Tuy nhiên, chỉ số chiều rộng mũi
(Nc-Nc) và hàm trên (J-J) chỉ nhỏ hơn
rất ít. Cụ thể, chiều rộng xương hàm trên
của người Việt Nam là 61,29 ± 4,10 mm:
người Thổ Nhĩ Kỳ: 66,59 ± 4,85 mm và

người Iran: 74,72 ± 4,97 mm.
Khi so sánh chỉ số chiều rộng xương
hàm dưới và chiều rộng mặt giữa các
dân tộc, thấy có sự khác biệt rất rõ ràng.
Chiều rộng xương hàm dưới của người
Việt Nam hẹp hơn rất nhiều so với người
Iran và người Thổ Nhĩ Kỳ (tương ứng
79,09 ± 5,11 mm, 98,03 ± 7,36 mm,
104,27 ± 8,13 mm). Tương tự, chúng tôi
thấy chiều rộng mặt của người Việt Nam
cũng hẹp hơn nhiều so với người Iran và
người Thổ Nhĩ Kỳ.
Như vậy, có thể thấy chệnh lệch giữa
kích thước xương hàm trên và xương
hàm dưới của người Việt Nam nhỏ hơn
so với người Iran và người Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, trên lâm sàng hay gặp tình trạng
chen chúc nhóm răng trước ở hàm dưới
của người Việt.
KẾT LUẬN
Giá trị trung bình của một số kích
thước ngang sọ - mặt (Nc-Nc, J-J, Ag-Ag,
Zy-Zy) trên phim sọ - mặt thẳng từ xa kỹ
thuật số có sự khác biệt giữa nam và nữ,
các chỉ số của nam thường lớn hơn của
nữ. Không có sự khác biệt giữa các chỉ
số này ở những nhóm sai lệch khớp cắn
khác nhau.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc đến:

Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại
học Y Hà Nội, PGS. TS. Trương Mạnh Dũng -

Chủ nhiệm Đề tài, PGS. TS. Võ Trương
Như Ngọc, Bộ Khoa học Công nghệ và
Trung tâm tính toán hiệu năng cao - Đại
học Khoa học tự nhiên, Văn phòng Quản
lý các Chương trình Quốc gia, các cơ quan,
nhóm xử lý số liệu cùng các thầy cô bạn
bè đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện bài
báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Việt Hải, Đỗ Quang Trung. Đánh
giá tỷ lệ khớp cắn theo phân loại Angle và độ
nghiêng ngoài trong của trục thân răng trên
khớp cắn bình thường. Tạp chí Y học Thực
hành. 2009, 618, tr.24-26.
2. Uysal T, Zafer S. Posterior cephalometric
norms in Turkish adults. Am J Orthod Dentofac
Orthop. 2005, 127, pp.324-332.
3. Kirjavainen M, Kirjavainen T. Maxillary
expansion in class II correction with orthopedic
cervical Headgear. A posteroanterior cephalometric
study.Angle Orthod. 2003, 73, pp.281-285.
4. Cross D, McDonald J.P. Effect of rapid
maxillary expansion on skeletal, dental, and
nasal structure: a posteroanterior cephalometric
study. Eur J Orthod. 2000, 22, pp.519-528.
5. Yavuz I, Ikbal A, Baydas B, Ceylan I.
Longitudinal posteroanterior changes in transverse

and vertical craniofacial structures between 10
and 14 years of age. Angle Orthod. 2004, 74,
pp.624-629.
6. Athanasios E.A, Aart J.W Van der Meij.
Posteroanterior (Frontal) cephalometry - Orthodontic
cephalometry. Mosby - Wolfe. 1995, pp.141-161.
7. Alekajbaf I, Zafarmand A.H. Posteroanterior
cephalometric analysis: The norms for Iranian
population. 2015, 3 (3), pp.49-56.

589



×