Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mức độ điếc nghề nghiệp do tiếng ồn ở một số nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2006-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.64 KB, 2 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008

Nghiên cứu Y học

MỨC ĐỘ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP DO TIẾNG ỒN Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY TẠI TP HỒ
CHÍ MINH TRONG 2 NĂM 2006-2007
Nguyễn Đăng Quốc Chấn*, Bùi Đại Lịch**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp rất thường gặp đứng thứ hai sau bệnh bụi phổi trong môi trường
lao động tại Việt nam và đang có xu hướng gia tăng. Do vậy cần có sự quan tâm đầy đủ, đúng mức và có các biện pháp
phòng chống hiệu quả hơn.
Mục tiêu: Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn và điếc nghề nghiệp và việc chấp hành các nội quy về Vệ sinh an toàn
lao động trong 2 năm 2006 - 2007
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, tiêu chí chọn mẫu: các đơn vị được kiểm tra về Vệ sinh lao động, có đo đạc môi
trường, có khám bệnh điếc nghề nghiệp với Trung Tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao Động & Môi Trường. Thời gian thực hiện từ
tháng 01/2006 đến 12/2007. Kết quả: quản lý điếc nghề nghiệp thấp 27,6% - 31%, quản lý sức khỏe tại cơ sở 27% - 36%,
có hội đồng bảo hộ lao động 63% - 73%, cán bộ bảo hộ lao động 63% -72%. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 59% - 70%,
mẫu vượt khá cao 17% - 20%, chấn đoán điếc nghề nghiệp 10% và ra Hội đồng Giám đinh Y khoa 5%.
Kết luận: Nhiều nhà máy, xí nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng trong công tác chăm lo sức khỏe ngưởi lao động,
không lập mạng lưới y tế cơ sở. Hội đồng bảo hộ ít được quan tâm, kết quả là tỷ lệ điếc nghề nghiệp vẫn không giảm.

ABSTRACT
OCCUPATIONAL NOISE-INDUCED HEARING LOSS IN HOCHIMINH CITY
IN TWO YEARS 2006-2007.
Nguyen Dang Quoc Chan, Bui Dai Lich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 178 - 180
Background: Noise-Induced Hearing Loss are common occupational diseases, they are still increasing gradually
because of many reasons.
Objectives: To assess noise-expose level, noise-induced hearing loss incidence.
Methods: Retrospective study of the company and workers which have been examinated in Center of Environmental
Health Safe in HCM City.


Results: Health Safe Offices are not enough 63% -73%, labor enviroment having noise over 85 dBA 17%-20%, noise –
induced hearing loss 0.5%-1.5%.
Conclusion: The finding NIHL is not decreasing gradually. It is necessary to tell about labor safe and working
environment.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp rất thường
gặp đứng thứ hai sau bệnh bụi phổi trong môi trường lao
động tại Việt nam, tuy nhiên trên địa bàn TPHCM nó
chiếm vị trí hàng đầu trong 25 bệnh nghề nghiệp được
đưa ra Hội đồng Giám định Y khoa hàng năm. Do nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, dù các cấp

ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu
Hồi cứu

Tiêu chí chọn mẫu
- Các đơn vị được kiểm tra về Vệ sinh lao động.
- Các đơn vị có đo đạc môi trường, có khám bệnh

* Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ Lao động và Môi trường TP.HCM.
** Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

liên quan trong việc chăm sóc sức khoẻ người lao động
có nhiều cố gắng, nỗ lực ở các chừng mực khác nhau
nhưng tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn vẫn
không thuyên giảm, do vậy cần có đánh giá mức độ điếc
nghề nghiệp do tiếng ồn và các yếu tố liên quan để giúp
cho các nhà chuyên môn, nhà quản lý,và người lao động

có sự quan tâm đầy đủ, đúng mức và có các biện pháp
kịp thời để phòng chống hiệu quả hơn trong chương trình
bảo tồn sức nghe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người lao động.

điếc nghề nghiệp với Trung Tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao
Động & Môi Trường.
- Thời gian thực hiện :từ tháng 01/2006 đến 12/2007.
Xử lý số liệu thống kê, tổng hợp .

KẾT QUẢ
Kiểm tra năm 2006: 137 đơn vị và năm 2007: 144
đơn vị
Kết quả được trình bày ở các bảng dưới đây

178


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008
Bảng 1. Tình hình quản lý an toàn vệ sinh lao động
Nội dung kiểm tra Năm 2006 (n=137) Năm 2007 (n=144)
Số đơn vị Tỷ lệ Số đơn vị Tỷ lệ
Có tổ chức y tế
102
74,4%
82
56,9%
Có hồ sơ vệ sinh
86
62,8%

90
62,5%
lao động
Có đo môi trường
123
89,8%
111
77,0%
lao động
Có khám điếc nghề
32
31,1%
27
27,6%
nghiệp
Báo cáo hoạt động
37
27%
30
36,6%
y tế cơ sở

Bảng 2. Tình hình trang bị bảo hộ lao động
Nội dung kiểm tra

Năm 2006
Năm 2007 (n=144)
(n=137)
Số đơn vị Tỷ lệ Số đơn vị Tỷ lệ
Có hội đồng bảo hộ

101
73,7%
91
63,2%
lao động
Có cán bộ BHLĐ
98
72,2%
91
63,2%
Mạng lưới an toàn vệ
96
70,0%
85
59,0%
sinh viên

Bảng 3. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn
Đo Tiếng ồn
Mẫu đo
Mẫu vượt >85dBA
Tỷ lệ mẫu vượt

Năm 2006
10400
2051
20,08%

Năm 2007
9769

1675
17,15%

Bảng 4. Mức độ điếc nghề nghiệp
Khám điếc nghề nghiệp
Tổng số khám
Giảm thính lực
Chẩn đoán xác định
Giám định

Năm 2006
12884
807 (6%)
71 (0,5%)
42 (0,3%)

Năm 2007
10056
1158 (11%)
171 (1,5%)
86 (0,8%)

BÀN LUẬN
Qua việc kiểm tra tình hình quản lý an toàn vệ sinh
lao động tại các cơ quan xí nghiệp, cho thấy chưa có sự
quan tâm đúng mức và đầy đủ của người sử dụng lao
động nên việc thiết lập tổ chức y tế cơ sở, xây dựng hồ sơ
vệ sinh lao động còn khá thấp. Việc quản lý bệnh điếc
nghề nghiệp nơi người lao động làm việc ở môi trường
có tiếng ồn vượt mức cho phép còn thấp 27,6% - 31% ,

có những đơn vị chỉ khám sức khỏe định kỳ nhưng
không chú trọng việc khám phát hiện bệnh điếc nghề
nghiệp. Vì không thực hiện đúng và đủ công tác an toàn
vệ sinh lao động nên các đơn vị y tế cơ quan nhà máy, xí
nghiệp báo cáo hoạt động quản lý sức khoẻ tại cơ sở về
cơ quan quản lý còn rất thấp khoảng 27% - 36%.
Về thực hiện chế độ bảo hộ lao động ở các nhà
máy, xí nghiệp còn khá lỏng lẻo, tỷ lệ có Hội đồng bảo
hộ lao động là 63% - 73%. Lực lượng cán bộ bảo hộ
lao động chuyên trách và bán chuyên trách không
nhiều với tỷ lệ 63% -72%. Mạng lưới an toàn vệ sinh
viên có tỷ lệ 59% - 70%.
Trong công việc đo đạc môi trường lao động đã cho
thấy số lượng mẫu vượt khá cao, chiếm tỷ lệ 17% - 20%,

Nghiên cứu Y học
như vậy cứ đo 5 điểm có người lao động thì có 1 điểm
vượt mức cho phép.
Khám phát hiện điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là công
việc dài hơi, nhiều công đoạn từ khi khám tầm soát, sau
đó nếu có nghi ngờ sẽ được đo thính lực hoàn chỉnh kết
hợp với yếu tố tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng cùng với
kiểm tra môi trường lao động, từ đó có chẩn đoán xác
định. Kế tiếp làm các thủ tục đưa ra Hội đồng Giám định
Y khoa để người lao động hưởng các quyền lợi theo chế
độ. Với tỷ lệ rất thấp khi so sánh số lượng người lao động
được phát hiện giảm thính lực với số lượng được chẩn
đoán xác định điếc nghề nghiệp khoàng 10%. Tỷ lệ
người lao động được đưa ra Hội đồng Giám đinh Y khoa
còn rất thấp hơn nữa khoảng 5%.


KẾT LUẬN
Với những kết quả đã được ghi nhận và phân tich
như trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
1. Còn khá nhiều người sử dụng lao động ở các nhà
máy, xí nghiệp chưa thấy hết được tầm quan trọng trong
công tác chăm lo sức khoẻ ngưởi lao động, không thiết
lập mạng lưới y tế cơ sở để kịp thời phát hiện ra những
nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh điếc nghề nghiệp.
2. Việc thành lập Hội đồng bảo hộ cũng ít được quan
tâm, do đó người lao động không có được phương tiện
bảo hộ lao động như nút tai, mũ chụp tai nhằm để ngăn
ngừa tác hại của tiếng ồn vào cơ thể, làm giảm đi hiệu
quả của chương trình bảo tồn sức nghe.
3. Có một số lượng đáng kể các nhà máy, xí nghiệp
có tiếng ồn cao một số nơi không quan tâm đến việc cải
thiện mội trường lao động như : thay đổi công nghệ máy
móc gây ồn cao, hạn chế sự phát sinh tiếng ồn.
4. Từ sự không quan tâm của người sử dụng lao
động cho đến sự chủ quan và thiếu hiều biết của người
lao động, kết quả tất yếu là tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề
nghiệp có dấu hiệu ngày càng tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.

6.

7.
8.
9.

Attias J (2001), “Detection and Clinical Diagnosis of Noise-Induced
Hearing Loss by Otoacoustic Emissions”, Noise and Health, British
Library, 19-31.
Đặng Xuân Hùng (2000), “Khảo sát điếc nghề nghiệp ở công nhân
một số nhà máy dệt tại TPHCM nghiên cứu sản xuất nút tai chống ồn
bảo vệ sức nghe cho công nhân “ Luận án Tiến sỹ Y học,. tr34-36,
tr110-113, tr126-129.
Lê Trung (1995),”Phòng chống điếc và nghễnh ngãng”. Nội San Tai
Mũi Họng số chuyên đề Tổng Hội Y- Dược Học Việt Nam,Hội Tai
Mũi Họng Việt Nam,nhà Xuất bản Y Học Hà Nội,tr68.
Meyerhoff WL(1980):’’When a protectors suddenly goes deaf’’ Med
Times, 108, pp.25-33.
Ngô Ngọc Liễn (2001).Thính học ứng dụng.Nhà xuất bản y học.
Nguyễn Văn Đức (1991). Bài giảng giải phẩu tai xương chũm,
chương trình chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y
Dược Y Tp.Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Y Học Tp Hồ Chí Minh,tr
74-76.
Phạm Khánh Hòa (1995),”Phòng chống điếc và nghễnh ngãng” Nội San
Tai Mũi Họng số chuyên đề.Tổng Hội Y- Dược Việt Nam,Hội Tai Mũi
Họng Việt Nam,Hà Nội, tr-48.
Sataloff R T (1980):’’The 4000Hz audiometric dip’’, Ear Nose
Throat J, 59, 24-32.
Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường Chẩn đoán bệnh điếc
nghề nghiệp. Bộ Y Tế, tr2-40.


Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường Hai mươi
mốt Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Bộ Y Tế,.tr124-142

179



×