Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp hộ gia đình trong phẫu thuật viêm ruột thừa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012 và 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP NGOÀI Y TẾ VÀ CHI PHÍ
GIÁN TIẾP HỘ GIA ĐÌNH TRONG PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA N M 2012 VÀ 2013
Nguyễn Đức Toàn*, Phạm Lê Tu n**; Quách Thị Cần***
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp hộ gia đình ở 322 bệnh
nhân (BN) cắt ruột thừa nội soi (CRTNS) và cắt ruột thừa mổ mở (CRTMM) tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Sơn La từ 01 - 01 - 2012 đến 30 - 12 - 2013. Phương pháp: khống chế sai số chọn
mẫu bằng kết hợp điểm xu hướng (n = 109 cặp). Kết quả và kết luận: chi phí trực tiếp ngoài
y tế của nhóm CRTNS (675,0 nghìn đồng) ít hơn so với CRTMM (827,9 nghìn đồng), sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chủ yếu là chi phí ăn uống của BN và người đi cùng
(68,0 - 69,7%). Chi phí gián tiếp từ phía hộ gia đình của nhóm CRTNS (506,3 nghìn đồng) cũng
ít hơn so với CRTMM (583,5 nghìn đồng), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), chủ yếu
là thu nhập của BN mất đi khi điều trị (61,7 - 67,6%).
* Từ khóa: Viêm ruột thừa; Cắt ruột thừa; Chi phí.

Non-Medical Direct and Household Indirect Cost Analysis in
Appendicitic Surgery at Sonla Hospital in 2012 and 2013
Summary
Objectives: To study non-medical and household indirect cost on 322 patients with
laparoscopic appendectomy and open surgery at Sonla province Hospital from 01 - 01 - 2012 to
12 - 30 - 2013. Methods: The Propensity Score Matching was applied to control the sampling
error (109 pairs remained for analyzing). Results and conclusion: The non-medical direct costs
in laparoscopic appendectomy group (675.0 thousand VND) were less than the open
appendectomy surgery (827.9 thousand VND), but the difference was not statistically significant
(p > 0.05) and mostly food expenses of patients and accompanying persons (68.0 - 69.7%).
The household indirect costs of laparoscopic appendectomy group (506.3 thousand VND) were
less than the open appendectomy surgery (583.5 thousand VND), the difference was statistically
significant (p < 0.05) and mainly were lost income of patients (61.7 - 67.6%).


* Key words: Appendicitis; Appendectomy; Cost.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi phí khám chữa bệnh là khoản tiền
mà người dân hay nhà nước phải bỏ ra để

chi trả cho các bệnh viện (BV) khi họ đến
khám bệnh và điều trị. Trong đó, chi phí trực
tiếp là chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế,

* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
** Bộ Y tế
*** Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đức Toàn ()
Ngày nhận bài: 28/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2015
Ngày bài báo được đăng: 04/12/2015

187


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

cộng đồng và gia đình người bệnh để
khám chữa bệnh và điều trị. Chi phí y tế
trực tiếp có thể chia làm hai loại: chi phí
trực tiếp liên quan đến y tế như chi cho
phòng bệnh, cho điều trị, cho chăm sóc
và phục hồi chức năng [3, 8]… Chi phí
trực tiếp không liên quan đến y tế, nhưng
có liên quan đến quá trình khám và điều

trị bệnh như chi phí đi lại, ở trọ… [2, 5,
6, 7]. Ngoài ra, BN còn phải chịu chí phí
gián tiếp do khả năng sản xuất bị mất đi
khi mắc bệnh mà BN, gia đình, và xã hội
phải gánh chịu, như chi phí mất đi do nghỉ
việc, do mất khả năng lao động [4].

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cỡ mẫu: toàn bộ BN là người trưởng
thành được phẫu thuật VRT cấp tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
có phân tích.
+ Trên cơ sở các yếu tố tiên lượng
liên quan đến chi phí - hiệu quả CRTMM
và CRTNS, để khống chế sai số chọn
mẫu chúng tôi áp dụng ghép cặp theo
phương pháp kết nối điểm xu hướng/PSM
(Propensity Score Matching). 5 yếu tố
tiên lượng được đưa vào ghép cặp theo
phương pháp kết nối điểm xu hướng là:
tuổi, thời gian từ khi bị bệnh đến khi phẫu
thuật, thời gian đi từ nhà đến BV, tiến
triển của VRT cấp và người chi trả chi phí.

Viêm ruột thừa (VRT) cấp là cấp cứu
bụng ngoại khoa thường gặp, có thể
CRTNS hoặc mổ mở [1, 6, 7, 8]. Sơn La
là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân/đầu
người thấp, trong quá trình phẫu thuật

VRT cấp, BN phải chịu các chi phí khác
ngoài y tế, có ảnh hưởng đến đời sống
của BN. Vì vậy, đề tài được tiến hành
nhằm mục tiêu: Phân tích chi phí trực tiếp
ngoài y tế và chi phí gián tiếp của hộ gia
đình của BN VRT c p tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Sơn La năm 2012 - 2013.

- Công cụ, chỉ số và biến số nghiên
cứu: phỏng vấn BN về các chi phí trực
tiếp ngoài y tế, chi phí gián tiếp hộ gia
đình dựa trên bộ câu hỏi có sẵn sau khi
được tập huấn.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y - sinh học bằng phần mềm IBM
SPSS 22.0. Thống kê mô tả với X ± SD.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05 và rất có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,001.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN VRT được phẫu thuật CRTMM và
CRTNS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn
La từ 01 - 01 - 2012 đến 30 - 12 - 2013.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm BN cắt ruột thừa trước và sau ghép cặp.
Trƣớc ghép gặp

Chỉ số
Tuổi

CRTMM (n = 149) CRTNS (n = 173) CRTMM (n = 109) CRTNS (n = 109)
45,8  21,7

38,2  13,8

p < 0,001
Thời gian bị bệnh đến khi
phẫu thuật (giờ)

188

Sau ghép cặp

28,1 ± 29,7
p < 0,01

40,6  17,5

40,0  14,5

p > 0,05
14,6 ± 13,7

18,6  16,6

16,8  16,2


p > 0,05


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015
Thời gian đi từ nhà đến
BV (phút)

58,9  53,0

VRT cấp

115 (77,2%)

VRT cấp có biến
chứng

34 (22,8%)

Tiến
triển

46,0  41,9

48,1  42,2

p < 0,01

p > 0,05
159 (91,9%)


93 (85,3%)

97 (89,0%)

14 (8,1%)

16 (14,7%)

12 (11,0%)

p < 0,001
Bảo
hiểm
y tế

50,8  44,0

p > 0,05

Hoàn toàn

9 (6,0%)

8 (4,6%)

8 (7,3%)

5 (4,6%)

Một phần


105 (70,5%)

135 (78,0%)

73 (67,0%)

82 (75,2%)

Tự chi trả

35 (23,5%)

30 (17,3%)

28 (25,7%)

22 (20,2%)

p > 0,05

p > 0,05

Trước khi ghép cặp, các yếu tố (tuổi, thời gian từ khi bị bệnh đến khi phẫu thuật,
thời gian đi từ nhà đến BV, tiến triển của VRT cấp và người chi trả chi phí) có sự khác
biệt giữa 2 nhóm. Sự khác biệt này được cân đối bằng phương pháp kết nối điểm xu
hướng trong số mẫu còn lại là 109 cặp BN.
Bảng 2: Thông tin liên quan đến chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp của
BN VRT cấp.
Thông tin liên quan đến chi ph y tế


CRTMM (n = 109)

CRTNS (n = 109)

p

% BN phải chi trả chi phí đi từ nhà đến BV

99 (90,8%)

94 (86,2%)

> 0,05

% người đi cùng phải chi trả chi phí đi từ nhà
đến BV

29 (26,6%)

30 (27,5%)

% BN mất chi phí ăn uống

109 (100%)

108 (99,1%)

> 0,05


% người đi cùng mất chi phí ăn uống

105 (96,3%)

104 (95,4%)

> 0,05

% người đi cùng mất chi phí ở trọ

22 (20,2%)

15 (13,8%)

> 0,05

% BN có thu nhập hàng ngày

82 (75,2%)

80 (73,4%)

> 0,05

6,3  2,4

5,7  2,2

< 0,05


% BN mất thu nhập trong quá trình điều trị

53 (48,6%)

59 (54,1%)

> 0,05

% BN có lao động thay thế

71 (65,1%)

69 (63,3%)

> 0,05

% người lao động thay thế bị mất thu nhập

14 (12,8%)

6 (5,5%)

< 0,05

% người chăm sóc mất thu nhập

30 (27,5%)

30 (27,5%)


> 0,05

% BN mất chi phí gián tiếp

61 (56,0%)

68 (62,4%)

> 0,05

Liên quan đến chi phí trực tiếp

> 0,05

Liên quan đến chi phí gián tiếp
Số ngày không làm việc do VRT cấp

Hầu hết BN phải chi trả chi phí đi từ nhà đến BV, mất chi phí ăn uống cho BN và
người đi cùng, không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Tỷ lệ người đi cùng
mất chi phí đi từ nhà đến BV từ 26,6 - 27,5%. Tỷ lệ (%) người đi cùng mất chi phí ở trọ
từ 13,8 - 20,2% và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05).
189


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

- Số ngày không làm việc do VRT cấp của nhóm CRTNS (5,7 ngày) ít hơn so với
CRTMM (6,3 ngày), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ người lao
động thay thế bị mất thu nhập của nhóm CRTNS (5,5%) ít hơn CRTMM (12,8%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ BN mất chi phí gián tiếp ở hai nhóm

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3: Chi phí trực tiếp ngoài y tế của BN VRT cấp.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chi ph trực tiếp ngoài y tế
X  SD

Chi phí đi lại của BN và
người đi cùng

CRTMM (n = 109)

CRTNS (n = 109)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

179,5  259,3

21,7

168,3  250,6

24,9

> 0,05


68,0

> 0,05

7,1

< 0,05

100,0

> 0,05

p

Median

60,0

60,0

Chi phí ăn uống của BN
và người đi cùng

X  SD

577,4  284,9

Median


550,0

Chi phí ở trọ của người
đi cùng

X  SD

71,0  148,1

Median

0

0

Tổng chi phí trực tiếp
ngoài y tế

X  SD

827,9  419,9

675,0  391,8

Median

800,0

600,0


69,7

458,7  265,5
400,0

8,6

47,8  126,6

Chi phí trực tiếp ngoài y tế của nhóm CRTNS ít hơn so với CRTMM, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chi phí ở trọ của người đi cùng ở nhóm
CRTMM cao hơn CRTNS, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Về cơ cấu, chi
phí trực tiếp ngoài y tế như chi phí ăn uống của BN và người đi cùng chiếm tỷ lệ cao
nhất: 68,0 - 69,7%.
Bảng 4: Chi phí gián tiếp của BN VRT cấp liên quan đến lao động thay thế và người
chăm sóc.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chi phí gián tiếp

CRTMM (n = 109)

CRTNS (n = 109)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)


p

Thu nhập của BN
bị mất

X  SD

360,2  459,4

61,7

342,0  395,3

67,6

> 0,05

Thu nhập người lao
động thay thế bị mất

X  SD

69,0  256,8

11,8

18,4  91,1

3,6


< 0,001

Thu nhập người
chăm sóc bị mất

X  SD

154,3  301,4

26,4

145,9  307,2

28,8

> 0,05

X  SD

583,5  791,0

100,0

506,3  581,2

100,0

< 0,05


Median

350,0

Chi phí gián tiếp

190

400,0


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Tổng chi phí gián tiếp của nhóm
CRTNS (506,3 nghìn đồng) ít hơn so với
CRTMM (583,5 nghìn đồng), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó,
thu nhập của người lao động thay thế bị
mất ở nhóm CRTMM cao hơn CRTNS,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001). Về cơ cấu, chi phí gián tiếp chủ
yếu là do thu nhập của BN mất đi khi điều
trị VRT cấp: 61,7 - 67,6%. Cơ cấu chi phí
gián tiếp hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).

phí khác cần phải chi trả như: tiền ăn, tiền
đi lại không chỉ của người bệnh mà còn
cả những người chăm sóc, tiền cho một
số chi phí khác (cảm ơn nhân viên y tế,

các đồ gia dụng trong khi điều trị...).
Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
nhất của tổng chi phí trực tiếp ngoài y tế
cho một đợt điều trị là tiền ăn của người
bệnh chiếm 40,6% và người chăm sóc
người bệnh (16,2%) (chung 56,8%/đợt
điều trị).

BÀN LUẬN

Chi phí gián tiếp được tính bằng chi
phí mất đi do mất ngày làm việc của BN
và gia đình BN. Trong nghiên cứu này,
tính từ các số liệu điều tra phỏng vấn BN
về nghề nghiệp, thu nhập trung bình của
mỗi người. Tuy nhiên, qua điều tra về chi
phí này chúng tôi gặp một số khó khăn
như không phải chỉ có 1 người chăm sóc
người bệnh, một số BN có nhiều người
chăm sóc. Vì vậy, chỉ lấy ước lượng
người chăm sóc nhiều nhất cho BN.
Lương Hòa Khánh và CS [2] nghiên cứu
so sánh chi phí - hiệu quả của mổ nội soi
và tán nội soi sỏi niệu quản 1/3 trên, nhìn
nhận từ quan điểm người bệnh và gia
đình người bệnh thấy chi phí bình quân
cho 1 người bệnh sỏi niệu quản điều trị
thành công của nhóm mổ nội soi cao hơn
so với nhóm tán nội soi là 1,4 lần. Trong
đó, chi phí gián tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn,

chi phí gián tiếp của nhóm mổ nội soi
cao gấp 1,9 lần so với nhóm tán nội soi
(p < 0,001).

1. Chi ph trực tiếp ngoài y tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi
phí trực tiếp ngoài y tế của nhóm CRTNS
(675,0  391,8 nghìn đồng) ít hơn so với
CRTMM (827,9  419,9 nghìn đồng),
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Trong đó chi phí ở trọ của người đi
cùng ở nhóm CRTNS (47,8 nghìn đồng) ít
hơn so với nhóm CRTMM (71,0 nghìn
đồng), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Các chi phí trực tiếp ngoài y tế
khác như chi phí đi lại của BN và người đi
cùng, chi phí ăn uống của BN và người đi
cùng ở nhóm CRTNS cũng ít hơn so với
CRTMM, nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Về cơ cấu thấy chi phí trực tiếp ngoài y
tế của BN chủ yếu là chi phí ăn uống của
BN và người đi cùng (CRTNS: 68,0%;
CRTMM: 69,7%), tiếp đến là chi phí đi lại
của BN và người đi cùng (CRTMM:
24,9% và CRTNS: 21,7%). Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị
Bích Thủy và CS [1]: để phục vụ cho việc
điều trị bệnh, ngoài tiền thanh toán viện

phí, người bệnh còn rất nhiều khoản chi

2. Chi ph gián tiếp hộ gia đình.

Qua nghiên cứu tổng chi phí gián tiếp
của nhóm CRTNS (506,3 nghìn đồng) ít
hơn so với CRTMM (583,5 nghìn đồng),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong đó, thu nhập của người lao động
191


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

thay thế bị mất ở nhóm CRTMM (69,0
nghìn đồng) cao hơn CRTNS (18,4 nghìn
đồng), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001. Các chí phí gián tiếp khác
như thu nhập của BN bị mất và thu nhập
của người chăm sóc bị mất ở nhóm
CRTNS cũng thấp hơn so với CRTMM,
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Về cơ cấu thấy thu nhập của BN mất
đi khi điều trị VRT cấp và thu nhập người
chăm sóc bị mất đi chiếm tỷ lệ cao (61,7 67,6% và 26,4 - 28,8%). Kết quả này
tương tự nhận xét của Trương Tấn Minh
và CS [3] khi nghiên cứu chi phí khám
chữa bệnh của BN phẫu thuật tại Khoa
Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa

năm 2010: chi phí trực tiếp liên quan đến
y tế chiếm 2/3 (68,9%), còn chi phí gián
tiếp và cơ hội (chi phí không liên quan
đến y tế chiếm 1/3 (31,1%).
Chúng tôi cho rằng chi phí trực tiếp
ngoài y tế và chi phí gián tiếp hộ gia đình
ở nhóm CRTMM cao hơn so với CRTNS
là do thời gian nằm viện dài hơn (6,3 
2,4 ngày so với 5,7  2,2 ngày).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu BN phẫu thuật VRT tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012
và 2013 thấy chi phí trực tiếp ngoài y tế
của nhóm CRTNS (675,0 nghìn đồng) ít
hơn so với CRTMM (827,9 nghìn đồng),
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05), chủ yếu là chi phí ăn
uống của BN và người đi cùng (68,0 69,7%). Chi phí gián tiếp từ phía hộ gia
đình của nhóm CRTNS (506,3 nghìn
đồng) cũng ít hơn so với CRTMM (583,5
nghìn đồng), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05), chủ yếu là thu nhập
của BN mất đi khi điều trị (61,7 - 67,6%).
192

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Chiến. Đánh giá kết quả phẫu
thuật nội soi điều trị VRT ở người cao tuổi tại
Bệnh viện Đại học Hà Nội. Luận văn Thạc
sỹ học. Đại học Hà Nội. 2012.

2. Lương Hòa Khánh, Đặng Minh Thủy,
Vương Ánh Dương và CS. Phân tích chi phí hiệu quả của phương pháp tán sỏi nội soi và
mổ nội soi trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên
tại Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội năm 2012 2013. Tạp chí
học Thực hành. 2013, 879
(9), tr.15-18.
3. Trương T n Minh, Nguyễn Ngọc nh,
Nguyễn Thị Mai n. Nghiên cứu chi phí khám
chữa bệnh của BN phẫu thuật tại Khoa Ngoại,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm
2010. Tạp chí học Thực hành. 2013, 868 (5),
tr.35-40.
4. Hồ Thanh Phong, Võ Văn Thắng.
Nghiên cứu khả năng chi trả và sự hài lòng
của người bệnh có bảo hiểm y tế điều trị tại
Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng
Nai. Tạp chí học Thực hành. 2011, 774 (7),
tr.117-121.
5. Nguyễn Thị Bích Thủy, Vũ Xuân Phú,
Nguyễn Quỳnh nh. Chi phí trực tiếp cho y tế
và ngoài y tế của người bệnh đái tháo đường
tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà
Nội năm 2013. Tạp chí
học Thực hành.
2013, 893 (11), tr.6-10.
6. Lai HW, Loong CC, Wu CW et al.
Watchful waiting versus interval appendectomy
for patients who recovered from acute
appendicitis with tumor formation: a costeffectiveness analysis. J Chin Med Assoc.
2005, 68 (9), pp.431-434.

7. Lee HJ, Park YH, Kim JI et al.
Comparison of clinical outcomes and hospital
cost between open appendectomy and
laparoscopic appendectomy. J Korean Surg
Soc. 2011, 81 (5), pp.321-325.
8. McGrath B, Buckius MT, Grim R et al.
Economics of appendicitis: cost trend analysis
of laparoscopic versus open appendectomy
from 1998 to 2008. J Surg Res. 2011, 171 (2),
e161-168.



×