Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá tác dụng điện trường châm trong phục hồi chức năng vận động bàn tay, bàn chân trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.5 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỆN TRƯỜNG CHÂM TRONG PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY, BÀN CHÂN TRÊN BỆNH
NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO
Nguyễn Thị Ngọc Linh1, Huỳnh Đăng Ninh2, Đặng Kim Thanh1
1

Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, có nhóm đói chứng nhằm mục tiêu
đánh giá tác dụng điện trường châm trong phục hồi chức năng vận động bàn tay, bàn chân trên bệnh nhân
liệt nửa người do nhồi máu não và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện trường
châm. Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân chia 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân: Nhóm I điều trị bằng điện
trường châm, nhóm II điều trị bằng điện hào châm, sau 15 ngày điều trị cho thấy theo thang điểm Orgogozo,
nhóm điện trường châm có giá trị trung bình tăng từ 54,3 ± 6,7 trước điều trị lên 67,5 ± 4,3 sau điều trị
(p < 0,05) và cao hơn nhóm điện hào châm; điện trường châm làm tăng sức cơ bàn tay tốt hơn so với điện
hào châm (p < 0,05). Trong thời gian nghiên cứu không thấy các tác dụng không mong muốn của phương
pháp điện trường châm trên bệnh nhân. Như vậy, điện trường châm có tác dụng phục hồi chức năng vận
động bàn tay, bàn chân trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
Từ khóa: Điện trường châm, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, liệt nửa người, phục hồi chức
năng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu não là hiện tượng thiếu máu cục
bộ não xảy ra khi một động mạch máu não bị
nghẽn tắc. Khu vực tưới bởi động mạch đó

là Nhật Bản 7%, tiếp đến Hoa Kỳ 5%. Đến
năm 1990 Hoa Kỳ đã công bố tỷ lệ tử vong
giảm 27% so với thập kỷ trước [4].



không được nuôi dưỡng sẽ bị huỷ hoại, nhũn

Trong những năm gần đây, ở nước ta tai

ra [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế

biến mạch máu não đang có chiều hướng gia

giới, tai biến mạch máu não là nguyên nhân

tăng, tỷ lệ tai biến mạch máu não tăng nhanh

gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch

song song với việc tăng tuổi thọ trung bình [5].

và ung thư [2; 3]. Tại Hoa Kỳ (2001), ước tính

Những bệnh nhân tai biến mạch máu não

mỗi năm có khoảng 700.000 - 750.000 người

sống sót phải chịu nhiều di chứng như mất

bị tai biến mạch máu não trong đó có khoảng

vận động tự chủ nửa người, suy giảm trí tuệ…

130.000 tử vong [2]. Trong vòng 50 năm trở


gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

lại đây, tỷ lệ tử vong đã và đang giảm ở các

và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [6].

nước Pháp, Anh, Bắc Âu, Hoa Kỳ và Nhật

Đặc biệt di chứng liệt vận động bàn tay, bàn

Bản. Nước có tỷ lệ tử vong giảm nhanh nhất

chân gây cản trở nhiều trong sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân. Do đó, phục hồi chức
năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Linh – Khoa Y học cổ
truyền – Trường Đại học Y Hà Nội

máu não nói chung và nhồi máu não nói riêng

Email:

là vấn đề cấp thiết giúp bệnh nhân sớm hòa

Ngày nhận: 28/7/2016

nhập với cuộc sống. Cùng với các phương


Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

pháp phục hồi chức năng của y học hiện đại, y

88

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
học cổ truyền bằng các phương thức dùng
thuốc hoặc không dùng thuốc cũng góp phần
không nhỏ vào việc điều trị phục hồi cho bệnh
nhân sau tai biến nhồi máu não. Trong các
phương pháp đó, phương pháp điện trường
châm sử dụng kim dài châm xuyên kinh xuyên
huyệt đã mang lại những hiệu quả đáng kể
trong điều trị bệnh thông qua tác dụng điều khí

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Có dấu hiệu thần kinh khu trú giảm hoặc
mất vận động nửa người ở các mức độ khác
nhau, có triệu chứng bàn tay rủ và bàn chân
thuổng. Dấu hiệu sinh tồn ổn định. Bệnh nhân
tỉnh táo, nghe và hiểu được lời nói, không có
các biến chứng loét, bội nhiễm và tự nguyện
tham gia nghiên cứu.

nhanh và mạnh hơn so với kỹ thuật châm kinh
điển [7; 8].


Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

Nhằm góp phần chứng minh tác dụng của

Bệnh nhân liệt nửa người không do nhồi

điện trường châm trong điều trị phục hồi vận

máu não hoặc mắc các bệnh kèm theo: bệnh

động các ngọn chi ở bệnh nhân liệt sau tai

tim, bệnh máu… Bệnh nhân không tuân thủ

biến mạch máu não. Nghiên cứu được tiến

điều trị, bệnh nhân bỏ cuộc.

hành với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điện trường châm
trong phục hồi chức năng vận động bàn tay,
bàn chân trên bệnh nhân liệt nửa người do
nhồi máu não.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn
của phương pháp điện trường châm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Chất liệu nghiên cứu
Máy điện châm M8 của Bệnh viện Châm

cứu Trung ương sản xuất. Máy điện cơ
MEDELOE SYNERGY. Kim châm cứu dài từ
6 - 20 cm đường kính 0,5 - 1 mm bằng thép
không gỉ do Việt Nam sản xuất. Bông vô trùng,
cồn 700, kẹp bông Koccher có mấu, khay quả
đậu. Máy đo huyết áp thủy ngân.
2. Đối tượng
Gồm 60 bệnh nhân liệt nửa người do nhồi
máu não, tuổi từ 45 đến 70 sau giai đoạn cấp,
đã điều trị giai đoạn cấp bằng y học hiện đại;

3. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng
mở, so sánh trước và sau điều trị, có nhóm
đối chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn chủ đích 60
bệnh nhân đạt tiêu chuẩn chọn và loại trừ
chia 2 nhóm mỗi nhóm gồm 30 bệnh nhân.
4. Quy trình nghiên cứu
Chọn chủ đích 60 bệnh nhân đáp ứng đủ
yêu cầu của đối tượng nghiên cứu, các bệnh
nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm
các cận lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên
cứu thống nhất. Chia các bệnh nhân làm 2
nhóm theo phương pháp ghép cặp đảm bảo
tương đồng về tuổi, độ liệt theo Orgogozo.
- Nhóm I (nhóm nghiên cứu n = 30): điều trị
bằng điện trường châm và phác đồ nền của
khoa Nội Bệnh viện Châm cứu Trung uơng.
- Nhóm II (nhóm đối chứng n = 30): điều trị

bằng điện hào châm và phác đồ nền.

được khám và điều trị nội trú tại Khoa Nội

Thời gian điều trị 15 ngày.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng

Phác đồ nền: thuốc bảo vệ và tăng dẫn

7/2014 đến tháng 7/2015.

TCNCYH 103 (5) - 2016

truyền thần kinh Gliatilin.

89


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Tanakan.

ngày bắt đầu nghiên cứu (T1) và sau 15 ngày

- Xoa bóp bấm huyệt.

điều trị (T15).

Phác đồ huyệt nhóm nghiên cứu: vận dụng


- Các chỉ tiêu nghiên cứu

lý luận của y học cổ truyền trong điều trị bệnh

+ Đánh giá tiến triển phục hồi liệt vận động

nhằm mục đích điều hòa cân bằng âm dương,

bàn tay, bàn chân theo thang điểm Orgogozo

thông kinh lạc tại vùng bị bệnh theo nguyên

sau điều trị so với trước điều trị. Thang điểm

tắc: “kinh lạc sở quá, chủ trị sở cập” tức là

đánh giá trạng thái chức năng thần kinh của

kinh lạc đi qua vùng nào bị bệnh thì chọn

bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Thang

huyệt vùng đó. Ngoài ra còn sử dụng các

điểm này gồm 10 mục kiểm tra dựa trên quan

huyệt bổ tả toàn thân nhằm cân bằng âm

sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý


dương tạng phủ. Từ đó chọn các huyệt tại chỗ

thức, giao tiếp và vận động tứ chi với thang

vùng bị bệnh và các huyệt trên các kinh như

điểm là 100.

sau: Liệt chi trên: Giáp tích C4 - C7 (kim dài 8
cm), Kiên ngung xuyên Tý nhu, Kiên trinh
xuyên Cực tuyền (kim dài 10 - 15 cm), Khúc trì
xuyên Thủ tam lý (kim dài 8 cm), Bát tà (kim
dài 6 cm). Liệt chi dưới: Giáp tích L2 - S1, Trật
biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù xuyên Ân

+ Đánh giá sự thay đổi điện cơ sau điều trị
so với trước điều trị ở nhóm cơ ô mô cái, ô
mô út (đối với bàn tay) và nhóm cơ chày trước
(đối với bàn chân) bằng tần số (/100ms) và
biên độ (µA) các đơn vị vận động.

môn, Dương lăng tuyền xuyên Dương giao,

- Phục hồi vận động bàn tay đánh giá

Thượng cự hư xuyên Hạ cự hư (kim dài 10 -

thông qua lực bóp bàn tay được tính bằng

15 cm), Giải khê (kim dài 6 cm). Châm bổ


(mmHg) trước và sau điều trị (Cách ghi: Tư

Thận du, Thái khê, Âm cốc, Tam âm giao,

thế bệnh nhân nằm ở giường tay bên liệt cầm

Huyết hải (kim dài 6 cm).

quả bóp của máy đo huyết áp thủy ngân, bóp

Phác đồ huyệt nhóm đối chứng: phác đồ
huyệt như nhóm nghiên cứu nhưng châm đơn
huyệt (hào châm), kim dài 6 - 8 cm.
Kỹ thuật châm: bệnh nhân nằm ngửa hoặc
nằm nghiêng, mắc máy điện châm sau khi
châm. Tần số: châm bổ: 1 - 3Hz, châm tả 4 6Hz. Cường độ: 2µA - 50µA tùy theo ngưỡng
của bệnh nhân.

3 lần và lấy chỉ số trung bình của 3 lần bóp).
+ Đánh giá tác dụng không mong muốn
qua các triệu chứng: chảy máu, châm phải
dây thần kinh, nhiễm trùng, vựng châm.
5. Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y - sinh học
SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ
phần trăm (%), tính số trung bình ( X ), độ lệch

Liệu trình: 30 phút/ngày, mỗi ngày 1 lần


chuẩn (SD), so sánh hai giá trị trung bình

vào buổi sáng, luân phiên hai tư thế ngửa

dùng test t - Student. So sánh các tỷ lệ bằng

hoặc nghiêng.

kiểm định χ2.

- Theo dõi và đánh giá
Các bệnh nhân đều được theo dõi hàng
ngày diễn biến bệnh và việc tuân thủ điều trị
trong 15 ngày. Đánh giá tại hai thời điểm:
90

+ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p < 0,05.
+ Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê,
p > 0,05.
TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nào khác. Các thông tin của bệnh nhân đều

6. Đạo đức trong nghiên cứu

được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu


Các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia

nghiên cứu.

trong nghiên cứu sau khi được giải thích rõ

III. KẾT QUẢ

phác đồ điều trị và mục đích của nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức

1. Kết quả điều trị theo thang điểm
Ozgogozo

khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích

Bảng 1. Tiến triển vận động theo thang điểm Orgogozo của 2 nhóm
Thời gian

T1(1)

Điểm
Orgogozo

Mức
chênh

T15 (2)

n


(

± SD)

N

(

± SD)

Nhóm I (a)

30

54,3 ± 6,7

30

67,5 ± 4,3

24,3

Nhóm II (b)

30

53 ± 5,3

30


56,8 ± 6,4

7,2

p1-2

%
< 0,05

pa-b

> 0,05

< 0,05

Điểm trung bình theo thang điểm Orgogozo của 2 nhóm đều tăng lên sau điều trị (p < 0,05).
Điểm trung bình của nhóm điện trường châm sau điều trị tăng cao hơn nhóm điện hào châm, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
2. Kết quả điều trị theo điện cơ
Mức chênh 45
tỷ lệ (%) 40

40,9

38
33

35
30


Nhóm I
22,4

25

20,2

Nhóm II

20
10,4

15
10
5
0

Cơ ô mô cái Cơ ô mô út

Cơ chày
trước

Nhóm cơ

Biểu đồ 1. So sánh mức tăng biên độ sau điều trị của các đơn vị vận động giữa 2 nhóm
Mức tăng biên độ vận động sau điều trị của các cơ ô mô cái và cơ ô mô út của nhóm điện
trường châm cao hơn nhóm điện hào châm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

TCNCYH 103 (5) - 2016


91


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Mức chênh
tỷ lệ (%)

Nhóm cơ
Biểu đồ 2. So sánh mức tăng tần số sau điều trị của các đơn vị vận động giữa 2 nhóm
Mức tăng tần số sau điều trị của các đơn vị vận động của các cơ ô mô cái, cơ ô mô út và cơ
chày trước của nhóm điện trường châm cao hơn nhóm điện hào châm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05.
3. Kết quả cơ lực bàn tay
Bảng 2. Sự biến đổi sức cơ bàn tay (mmHg) ở hai nhóm nghiên cứu
Sức cơ bàn tay (mmHg)
Nhóm

Mức chênh

Thời điểm

p1-2
n

(

± SD)

T1 (1)


30

2,7 ± 4,3

T15 (2)

30

8,5 ± 6,4

T1 (1)

30

2,7 ± 4,9

T15 (2)

30

6,0 ± 6,5

Nhóm I (a)

Nhóm II (b)
pa-b

%
214,8


< 0,05

122,2

< 0,05

< 0,05

Sự biến đổi sức cơ bàn tay sau điều trị ở nhóm I và nhóm II đều tăng hơn so với trước điều trị
(p < 0,05). Sau điều trị nhóm I có mức tăng 214,8% cao hơn so với nhóm II là 122,2% (p < 0,05).
4. Tác dụng không mong muốn
Trong tổng số 60 bệnh nhân nghiên cứu, không có trường hợp nào bị chảy máu, châm phải
dây thần kinh, nhiễm khuẩn và vựng châm trong quá trình điều trị.

IV. BÀN LUẬN
Sau điều trị, giá trị trung bình theo thang

châm và điện hào châm, tuy nhiên nhóm điện

điểm Orgogozo đều tăng có ý nghĩa thống kê

trường châm có mức tăng cao hơn mức tăng

ở cả hai nhóm nghiên cứu bằng điện trường

của nhóm điện hào châm (p < 0,05).

92


TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Để có được các kết quả trên là do chúng

hay ít của một đơn vị vận động, biên độ mà

tôi đã lựa chọn điều trị phục hồi vận động cho

thấp thì sự co cơ yếu, biên độ lớn thì sự co cơ

bệnh nhân bằng phương pháp điện trường

mạnh.

châm. Theo Nguyễn Tài Thu, sử dụng kim có

+ Tần số: tần số đơn vị vận động nhiều hay

đường kính to hơn, kim dài hơn để châm xuyên

ít được thể hiện qua số đơn vị tăng hay giảm.

các huyệt có tác dụng điều khí nhanh hơn,

Nhiều đơn vị vận động hoạt động có ý nghĩa

mạnh hơn, do đó chức năng vận động toàn thân


đánh giá nhiều sự hồi phục của các nơ ron.

cũng như vận động bàn tay, bàn chân của
bệnh nhân được cải thiện rõ rệt hơn [7].

Các số liệu thu được qua các biểu đồ 1, 2
cho thấy có sự tăng đáng kể về biên độ cũng

Sự hoạt động của các cơ vân được điều

như tần số đơn vị vận động của các nhóm cơ

khiển bởi hệ thần kinh trung ương do các

đại diện cho vận động bàn tay và đại diện cho

luồng xung động phát sinh từ các nơ ron

vận động bàn chân.

thuộc vùng vỏ não vận động. Các xung động

Điều trị phục hồi chức năng vận động bàn

thần kinh phát sinh từ đây được truyền theo

tay, bàn chân trên bệnh nhân liệt nửa người

bó tháp đến các nơ ron vận động ở sừng


do nhồi máu não bằng phương pháp điện

trước tủy sống, khi nhận được tín hiệu, các nơ

trường châm và điện hào châm đều có tác dụng

ron vận động ở tủy sống lại phát ra xung động

cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên,

truyền theo sợi trục đến các cơ vân được

phương pháp điện trường châm do sử dụng các

chúng điều khiển. Trong tai biến mạch máu

loại kim có đường kính to và dài hơn, xuyên

não, các nơ ron vùng vận động của não bị tổn

kinh, xuyên huyệt nên có tác dụng điều khí

thương, không thể phát ra các xung động

mạnh hơn, nhanh hơn, kích thích vào các nhóm

truyền xuống tủy sống nữa. Do đó, mặc dù

cơ vận động phục hồi tốt hơn điện hào châm.


các nơ ron ở vùng vận động của tủy sống
không bị tổn thương nhưng do không nhận
được tín hiệu điều khiển từ vỏ não nên không
phát lệnh điều khiển vận động của các cơ vân,
điện thế hoạt động của các đơn vị vận động bị
giảm hoặc mất. Do đó ghi điện thế vận động
của các cơ vân có thể đánh giá được mức suy
giảm vận động và sự phục hồi vận động ở các
cơ sau điều trị.
Các cơ chọn để ghi điện thế đơn vị vận
động trong nghiên cứu này chúng tôi chọn

Chúng tôi thấy rằng sự tăng tần số và biên
độ các điện thế đơn vị vận động của các cơ
được nghiên cứu có liên quan đến tác dụng
của phương pháp điện trường châm. Phương
pháp điện trường châm đã gây hoạt hóa, phục
hồi chức năng, thức tỉnh hài hòa sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các nơ ron tế bào thần kinh
thuộc vùng vỏ não vận động ở bán cầu bị tổn
thương nói riêng và hai bán cầu nói chung làm
cho biên độ và tần số các cơ ở nhóm điều trị
bằng điện trường châm có mức tăng tốt hơn.

gồm có nhóm cơ: Cơ ô mô cái, cơ ô mô út

Lực bóp bàn tay bằng quả bóp của máy

(đại diện đánh giá cho vận động bàn tay) và


đo huyết áp thủy ngân được tính bằng

cơ chày trước (đại diện đánh giá cho vận

(mmHg) phản ánh chính xác đến quá trình

động bàn chân). Điện cơ được đánh giá qua 2

phục hồi vận động của chi trên nói chung và

tiêu chí, đó là:

đặc biệt là phục hồi vận động bàn tay nói

+ Biên độ: thể hiện sự co cơ được nhiều
TCNCYH 103 (5) - 2016

riêng. Bàn tay vận động được tốt là biểu hiện
93


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
của sự phục hồi vận động các nhóm cơ gồm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

cơ ô mô cái và cơ ô mô út. Các kết quả
nghiên cứu trên bảng 2 cho thấy sau điều trị
cả 2 nhóm đều có mức tăng hơn so với trước


1. Hồ Hữu Lương (1998). Tai biến mạch
máu não. Nhà xuất bản Y học, 117 - 121.

điều trị, nhưng mức tăng tỷ lệ của nhóm I cao

2. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia

hơn hẳn so với nhóm II, sự khác biệt có ý

(2008). Tai biến mạch máu não – Hướng dẫn
chẩn đoán và xử trí. Nhà xuất bản Y học, 7-8,

nghĩa thống kê.

19 - 28, 84 - 108, 217 - 25, 617 - 24, 625 - 35.

V. KẾT LUẬN
Điện trường châm có tác dụng phục hồi

3. Nguyễn Văn Đăng (2000). Tai biến
mạch máu não. Nhà xuất bản Y học, 9 - 22,

chức năng vận động bàn tay, bàn chân ở

27 - 81.

bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não.
Điện trường châm làm tăng biên độ, tần số

4. Loewen S. C., Anderson B.A.(1990).

Predictors of stroke outcome using objective

đơn vị vận động bàn tay và bàn chân đồng

measurement scales. Stroke, 21, 78 - 81.

thời cũng làm tăng sức bóp bàn tay trên bệnh
nhân liệt nửa người. Trong quá trình theo dõi

5. Phạm Khuê (1991). Tai biến mạch máu
não. Bách khoa thư bệnh học tập 1, Trung

điều trị không thấy tác dụng không mong

tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt

muốn của phương pháp điện trường châm.

Nam, 245 - 248.

Lời cảm ơn
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi
xin chân thành cảm ơn Khoa Y học cổ truyền
Trường Đại học Y Hà Nội và tập thể y bác sỹ
Khoa Nội - Bệnh viện Châm cứu Trung ương
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng
tôi trong quá trình nghiên cứu.

6. Bộ môn phục hồi chức năng - Trường
Đại học Y Hà Nội (2005). Phục hồi liệt vận

động. Nhà xuất bản Y học, 540 - 549.
7. Nguyễn Tài Thu (2004), Mãng châm
chữa bệnh. Nhà xuất bản Y học, 233.
8. Trần Thuý, Nguyễn Tài Thu (1996).
Châm cứu và phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học, 174 - 176.

Summary
THE EFFECT OF LONG - NEEDLE ELECTROACUPUNCTURE IN
RECOVERING HANDS, FEET MOTOR FUNCTIONS ON HEMIPLEGIA
PATIENTS WITH CEREBRAL INFARCTION
This study was to compare before and after treatment results, between experiment group and
controlled group to evaluate the effects and adverse effects of long-needle electroacupuncture in
recovering hands, feet motor functions on hemiplegia patients with cerebral infarction. 60 patients
were divided into two groups: Group I: 30 patients were treated by long-needle electroacupuncture; Group II: 30 patients were treated by electroacupuncture. After 15 days, according to the
Orgogozo scale, the average value of group I increased from 54.3 ± 6.7 to 67.5 ± 4.3 (p < 0.05)
and higher than group II; the long-needle electroacupuncture group increased muscle strength of
94

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hands better than the control group (p < 0.05). During the study, no adverse event of long-needle
electroacupunture was observed. In conclusion, the long-needle electroacupuncture improved
hands, feet motor functions on hemiplegia patients with cerebral infarction.
Keyword: Long-needle electroacupuncture, cerebral infarction, hemiplegia, rehabilitation

TCNCYH 103 (5) - 2016


95



×