Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát nồng độ homocystein, hs-CRP huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.26 KB, 6 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN, hs-CRP HUYẾT TƯƠNG
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Bùi Văn Năm*; Võ Xuân Nội*; Lê Việt Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nồng độ homocystein (Hcy), hs-CRP (high sensivity C reactive protein)
huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA)
nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 92 BN THA nguyên phát, so sánh với
30 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng. BN được khảo sát một số biến chứng, định lượng
nồng độ Hcy và hs-CRP huyết tương. Kết quả và kết luận: nồng độ Hcy và hs-CRP trung bình
ở nhóm bệnh (17,74 ± 15,02 µmol/l; 2,45 ± 1,99 mg/l) cao hơn nhóm chứng (9,02 ± 2,91 µmol/l;
1,62 ± 0,44 mg/l) có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Có mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ
Hcy với biến chứng tim, mắt và tổn thương thận. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa giữa nồng độ hs-CRP với biến chứng mắt, tim và tổn thương thận.
* Từ khóa: Tăng huyết áp nguyên phát; Homocystein; hs-CRP; Biến chứng.

Investigation of Plasma Homocysteine, hs-CRP Concentration and
their Correlations with some Complications in Primary Hypertension
Patients
Summary
Objectives: To investigate plasma homocysteine (Hcy), hs-CRP levels and their correlation
with some complications in primary hypertesion patients. Subjects and method: The study has
done on 92 patients with primary hypertension compared to 30 healthy people. All patients have
investigated complications, and plasma Hcy, hs-CRP. Results: The average concentration of
Hcy and hs-CRP in the study group were (17.74 ± 15.02 µmol/l; 2.45 ± 1.99 mg/l) higher than
the control group (9.02 ± 2.91 µmol/l; 1.62 ± 0.44 mg/l), the difference was statistically
significant (p < 0.0001). There was a positive correlation between plasma Hcy level with heart,
eyes complications and kidney damage. The correlation between plasma hs-CRP and heart,
eyes complication and kidney damage was not found.


* Key words: Primary hypertension; Homocysteine; hs-CRP; Complication.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch
(XVĐM) có mối liên quan mật thiết với nhau.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy XVĐM
liên quan với tăng Hcy máu, do rối loạn chức
năng nội mô và quá trình hoạt hoá tiểu cầu

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Năm ()
Ngày nhận bài: 22/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 23/11/2016

96


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

hình thành huyết khối [7]. CRP đã được
chứng minh là một yếu tố tiền viêm trong
VXĐM, tăng đáng kể ở BN THA [5]. THA
và XVĐM là một quá trình bệnh lý phức
tạp, gây nhiều biến chứng tại cơ quan
đích. Tăng Hcy và hs-CRP là một trong
những tác nhân đầu tiên làm tổn thương
nội mạc động mạch, gây ra quá trình
XVĐM trong THA và liên quan với các
biến chứng của THA. Xuất phát từ thực tế

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm:

+ BN xơ gan mất bù, suy thận mạn giai
đoạn cuối, bệnh ác tính.

- Đánh giá nồng độ Hcy và hs-CRP ở
BN THA nguyên phát.

- BN được hỏi và khám bệnh; đo chiều
cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể (BMI).

- Xác định mối tương quan giữa nồng
độ Hcy và hs-CRP máu với một số biến
chứng ở BN THA.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
122 người được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm bệnh: 92 BN THA nguyên phát,
khám và điều trị tại Khoa Khám bệnh và
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103
từ tháng 3 - 2015 đến 6 - 2016.
- Tiêu chuẩn chọn BN:
+ BN được chẩn đoán THA theo tiêu
chuẩn WHO.
+ BN THA nguyên phát.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN THA thứ phát.


* Nhóm chứng: 30 người khoẻ mạnh
chọn ngẫu nhiên, tương đồng tuổi và giới,
được đo nồng độ Hcy và hs-CRP làm trị
số tham chiếu.
2. Phương pháp và nội dung nghiên
cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
so sánh bệnh chứng.
* Nội dung nghiên cứu:

- Đo huyết áp cánh tay.
- Làm các xét nghiệm máu và nước
tiểu.
- Xác định các biến chứng do THA như:
tim, thận, mắt.
- Định lượng Hcy và hs-CRP huyết
tương:
+ Định lượng Hcy huyết tương: lấy 3 ml
máu chống đông bằng EDTA, lấy huyết
tương làm xét nghiệm. Kỹ thuật xét nghiệm:
miễn dịch huỳnh quang trên hệ thống máy
AxSYM (Hãng Abbot) thực hiện tại Khoa
Hoá sinh, Bệnh viện Quân y 103.
+ Định lượng hs-CRP: theo nguyên lý
đo độ đục phản ứng miễn dịch kháng
nguyên kháng thể tăng cường trên hạt
Latex, thực hiện trên máy AU 640 (Hãng
OLYMPUS), tại Khoa Hóa sinh, Bệnh viện

Quân y 103.
+ Xác định tăng nồng độ Hcy và hsCRP theo nhóm chứng: những giá trị của

+ Có hội chứng nhiễm trùng cấp hoặc
nghi ngờ bệnh lý ngoại khoa.

BN > X ± SD nhóm chứng được xác
định là tăng nồng độ.

+ Có bệnh mạn tính khác như viêm
khớp dạng thấp, bệnh hệ thống.

* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống
kê y sinh học.
97


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nhóm nghiên cứu gồm 92 BN THA nguyên phát, 45 nam (48,9%), 47 nữ (51,1%),
tuổi trung bình 60,08 ± 13,66, BMI trung bình 23,24 ± 2,48. Tỷ lệ một số biến chứng:
tim 40,2%, thận 30,4%, mắt 43,8%.
1. Nồng độ Hcy và hs-CRP ở BN THA nguyên phát.
Bảng 1: So sánh giá trị trung bình nồng độ hs-CRP, Hcy giữa nhóm chứng và
nhóm bệnh.
Nhóm bệnh (n = 92)

Nhóm chứng (n = 30)


2,45 ± 1,99

1,62 ± 0,44

Min

0,2

0,2

Max

11,5

2,5

Đặc điểm

X
hs-CRP (mg/l)

± SD

p
17,74 ± 15,02

9,02 ± 2.91

Min


5,32

4,69

Max

74,24

15,0

X
Hcy (µmol/l)

± SD

p

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nồng độ Hcy trung bình của nhóm bệnh
(17,74 ± 15,02 µmol/l) cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm chứng (9,02 ± 2,91 µmol/l) (p
< 0,0001), tương tự với nghiên cứu của
Mai Tiến Dũng (2015): nồng độ Hcy ở
nhóm chứng trung bình 18,09 ± 17,43
µmol/l, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng (9,64 ± 3,26 µmol/l) (p < 0,01) [3].
Prashanth Talikoti và CS (2014) cho kết
quả Hcy ở nhóm bệnh là 20,69 ± 7,01
µmol/l, cao hơn và có ý nghĩa hơn so với
nhóm chứng (p < 0,05) [9]. Kết quả của

Katarzyna Korzeniowska và CS (2015):
nồng độ Hcy nhóm bệnh là 15,23 ± 6,41
µmol/l, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng (p < 0,001) [6]. Tăng Hcy do nhiều
98

< 0,0001

< 0,0001

nguyên nhân như yếu tố di truyền, dinh
dưỡng hoặc cả hai.
Nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ
hs-CRP trung bình của nhóm bệnh (2,45
± 1,99 mg/l) cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (1,62 ± 0,44 mg/l) (p < 0,0001),
tương tự với nghiên cứu của Mai Tiến
Dũng (2015): nồng độ hs-CRP trung bình
22,29 ± 35,56 mg/l, cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm chứng (2,03 ± 1,02 mg/l)
(p < 0,01) [3]. Nghiên cứu của Prashanth
Talikoti và CS (2014): hs-CRP ở nhóm
bệnh là 3,75 ± 1,75 mg/l, cao hơn và có ý
nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,01) [9].
THA liên quan với quá trình XVĐM, tăng
yếu tố chỉ điểm viêm cytokine, hs-CRP do
tổn thương nội mạc động mạch.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016


Bảng 2: Biến đổi tỷ lệ của nồng độ hs-CRP, Hcy của nhóm nghiên cứu (n = 92).

hs-CRP

Hcy

Mức độ

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Bình thường

66

71,7

Tăng

26

28,3

Bình thường

63

68,5


Tăng

29

31,5

Ở nhóm nghiên cứu, tăng hs-CRP chiếm tỷ lệ 28,3%, 31,5% tăng Hcy.
2. Liên quan giữa nồng độ Hcy và hs-CRP với một số biến chứng THA.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi mới khảo sát một số biến chứng THA: tổn thương
thận, biến chứng tim và biến chứng mắt.
Bảng 3: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với tổn thương thận.
Tổn thương
thận

Hcy (µmol/l)

hs-CRP (mg/l)

Tăng
n (%)

Bình thường
n (%)

X ± SD

Tăng
n (%)


Bình thường
n (%)

X ± SD

Có (n = 28)

16 (57,1)

12 (42,9)

27,45 ± 20,92

10 (35,7)

18 (64,3)

2,55 ± 1,65

Không (n = 64)

13 (20,3)

51 (79,7)

13,49 ± 8,85

16 (25,0)

48 (75,0)


2,41 ± 2,13

OR
p

5,23
< 0,05

Ở nhóm bệnh có tổn thương thận,
nồng độ và tỷ lệ tăng Hcy cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm không có tổn thương
thận (p < 0,05), nhóm nghiên cứu có tổn
thương thận có tỷ lệ và nồng độ hs-CRP
cao hơn chưa có ý nghĩa so với nhóm
không có tổn thương thận (p > 0,05). Kết
quả này tương tự với nghiên cứu của Lê
Quý Hùng (2015): không thấy mối tương
quan giữa tăng nồng độ, tỷ lệ Hcy và hsCRP với biến chứng tổn thương thận [1].
Theo Lê Thị Thu Trang (2012), nồng độ hsCRP ở nhóm có tổn thương thận cao hơn
nhóm không có tổn thương thận (p =
0,0241) [2], có thể nghiên cứu của chúng

1,67
< 0,05

> 0,05

> 0,05


tôi chưa đủ lớn để thấy mối tương quan
này. THA là yếu tố nguy cơ của bệnh
thận mạn. Viêm hệ thống và viêm động
mạch có thể là yếu tố trung gian tích cực
gây tổn thương thận ở người THA. Chắc
chắn ở mức độ nào đó đạm niệu ở BN
THA có liên quan đến tổn thương mạch
máu do viêm, điều này giải thích cho mối
liên quan giữa tăng nồng độ chất chỉ điểm
viêm CRP và Hcy với xuất hiện đạm niệu.
Vì vậy, có thể Hcy và hs-CRP có vai trò
trong bệnh sinh bệnh thận THA. Kiểm
soát mức Hcy và hs-CRP huyết tương
hợp lý ở người THA có thể tạo điều kiện
ngăn chặn suy giảm chức năng thận.
99


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với biến chứng mắt.
Hcy (µmol/l)
Biến chứng
mắt

hs-CRP (mg/l)

Tăng n
(%)


Bình thường
n (%)

X ± SD

Tăng n
(%)

Bình thường
n (%)

X ± SD

Có (n = 32)

23 (71,9)

9 (28,1)

30,40 ± 19,66

11 (34,4)

21 (65,6)

2,69 ± 2,30

Không (n = 60)

6 (10,0)


54 (90,0)

10,99 ± 3,48

15 (25,0)

45 (75,0)

2,33 ± 1,82

OR

23

p

1,57

< 0,05

> 0,05

Kết quả cũng chỉ ra nồng độ và tỷ lệ
Hcy ở nhóm biến chứng võng mạc mắt
cao hơn nhóm không có biến chứng võng
mạc mắt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghiên cứu của Lê Quý Hùng (2012)
chưa thấy mối tương quan giữa Hcy với
tổn thương mắt [1], có thể do tác giả

nghiên cứu trên 37 BN ĐTĐ có THA nên
chưa thấy được sự tương quan. Nồng độ
và tỷ lệ tăng hs-CRP ở nhóm có biến
chứng võng mạc mắt khác biệt không có
ý nghĩa so với nhóm không có biến chứng
võng mạc mắt (p > 0,05), tương tự với
nghiên cứu của Lê Quý Hùng (2015):
không thấy mối tương quan giữa tăng
nồng độ, tỷ lệ và hs-CRP với biến chứng

> 0,05

< 0,05

tổn thương mắt [1]. Lê Thị Thu Trang
(2012) không thấy sự tương quan giữa
hs-CRP với tổn thương đáy mắt [2]. Nồng
độ Hcy cao gây tổn thương mạch máu,
làm rối loạn chức năng nội mạc, ảnh
hưởng đến chức năng các cơ quan đích
như võng mạc mắt. Vì vậy, việc phát hiện
tăng nồng độ Hcy huyết tương ở BN THA
là cần thiết, cần quan tâm xét nghiệm Hcy
huyết tương trong theo dõi biến chứng
mạch máu ở BN THA, bệnh thường được
phát hiện muộn. Vấn đề này cũng có thể
gợi ý những nghiên cứu tiếp theo để đánh
giá vai trò của giảm nồng độ Hcy huyết
tương trong điều trị THA, góp phần hạn
chế các biến chứng mạch máu.


Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với biến chứng tim.
Biến chứng
tim

Hcy (µmol/l)
Tăng
n (%)

Bình thường
n (%)

Có (n = 37)

16 (43,2)

21 (58,8)

Không (n = 55)

13 (23,6)

OR
p

42 76,4)

hs-CRP (mg/l)

X


Tăng
n (%)

Bình thường
n (%)

24,08 ± 20,02

12 (32,4)

25 (67,6)

13,47 ± 8,20

14 (25,5)

41 (74,55)

2,46
< 0,05

Nồng độ và tỷ lệ Hcy tăng ở nhóm có
biến chứng tim khác biệt có ý nghĩa so với
nhóm không có biến chứng tim (p < 0,05),
phù hợp với nghiên cứu của Phạm Đức
Thời (2009): Hcy tăng ở nhóm có biến
100

± SD


X

± SD

2,48 ± 2,08
2,44 ± 1,95

1,40
< 0,05

> 0,05

> 0,05

chứng động mạch vành và có ý nghĩa so
với nhóm không có bệnh mạch vành
(p < 0,001) [4]. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy nồng độ và tỷ lệ tăng hs-CRP ở
nhóm có biến chứng tim khác biệt không có


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016

ý nghĩa so với nhóm không có biến chứng
tim (p > 0,05). Theo Lê Thị Thu Trang
(2012), hs-CRP tăng ở nhóm có phì đại thất
trái cao hơn nhóm không có phì đại thất trái
(p < 0,0001) [2]. Nghiên cứu của chúng tôi
chưa thấy được tương quan này, có thể do

cỡ mẫu chúng tôi còn ít, thời gian nghiên
cứu ngắn. Straczek C và CS tiến hành
nghiên cứu tiến cứu trên 9.294 đối tượng
không có bệnh lý tim mạch, theo dõi trong
4 năm thấy ở người có nồng độ CRP từ
3 - 10 mg/l, nguy cơ mắc bệnh tim mạch
cao gấp 1,87 lần so với nhóm có nồng độ
CRP thấp hơn 3 mg/l [8]. Do vậy, mối liên
quan giữa tăng hs-CRP với bệnh THA rất
có ích trong dự báo nguy cơ mắc các biến
cố tim mạch. Một số nghiên cứu gần đây
đã khẳng định Hcy là một yếu tố nguy cơ
độc lập gây XVĐM và huyết khối động
mạch. Trong nghiên cứu đa trung tâm châu
Âu cho thấy ở cả nam và nữ < 60 tuổi nguy
cơ bệnh lý tim mạch cao hơn 2,2 lần nếu
mức Hcy cao hơn mức bình thường, nguy
cơ này độc lập với các yếu tố nguy cơ
khác. Nghiên cứu tại Nauy gần đây cho
thấy nguy cơ tử vong của 587 nam và nữ
có bệnh lý động mạch vành và bệnh lý
mạch máu não có liên hệ với nồng độ Hcy,
tỷ lệ trung bình sau 4,9 năm ở BN có nồng
độ Hcy > 16 µmol/l là 24,7% so với 3,8% ở
BN có nồng độ Hcy < 9 µmol/l.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu mối liên quan nồng độ
hs-CRP, Hcy huyết tương và mối liên
quan với một số biến chứng ở 92 BN
THA nguyên phát, chúng tôi rút ra một số

kết luận:
- Nồng độ Hcy và hs-CRP ở nhóm bệnh
cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,0001). Tỷ lệ tăng Hcy và hs-CRP ở
nhóm bệnh lần lượt là 31,5% và 28,3%.

- Có mối liên quan có ý nghĩa giữa
nồng độ Hcy với biến chứng tim, mắt và
tổn thương thận. Chưa thấy mối liên quan
có ý nghĩa giữa nồng độ hs-CRP với các
biến chứng mắt, tim và tổn thương thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quý Hùng. Nghiên cứu nồng độ Hcy
và hs-CRP ở BN đái tháo đường týp 2 có
THA. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện
Quân y. 2015.
2. Lê Thị Thu Trang. Nghiên cứu sự biến
đổi hs-CRP, IL-6 ở BN THA nguyên phát
trước và sau điều trị bằng irbesartan. Luận án
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2012.
3. Mai Tiến Dũng. Nghiên cứu nồng độ hsCRP và homocystein huyết tương ở BN bệnh
động mạch chi dưới mạn tính. Luận văn
Chuyên khoa II. Học viện Quân y. 2015.
4. Phạm Đức Thời. Nghiên cứu homocystein
máu ở BN có bệnh động mạch vành. Luận
văn Chuyên khoa II. Học viện Quân y. 2009.
5. Black S KI, Samols D. C-reactive protein.
J Biol Chem. 2004, 297 (47), pp.48487-48490.
6. Katarzyna Korzeniowska et al. Homocysteine
- relation to hypertension, age and smoking in

patients with newly diagnosed essential
hypertension. Department of Clinical
Pharmacology: Poznan University of Medical
Sciences, Poland. 2015.
7. Preda I, Bencze J, and Vargova K.
Endothelial function and patients on chronic
homodialysis-a pilot study. Ren Fail. 2005, 26
(6), pp.703-708
8. Straczek C, Ducimetiere P, BarbergerGateau P et al. Higher level of systemic Creactive protein is independently predictive of
coronary heart disease in older communitydwelling adults, the three-city study. J Am
Geriatr Soc. 2010, 58 (1), pp.129-135.
9. Talikoti P1, Bobby Z2, Hamide A3.
Hyperhomocysteinemia, insulin resistance
and hs-CRP levels in prehypertansion. J Clin
Diagn Res. 2014, 8 (8), p.CC07-9.

101



×