Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng radiofrequency (rf) vi điểm xâm nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.59 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM SAU TRỨNG CÁ BẰNG
RADIOFREQUENCY (RF) VI ĐIỂM XÂM NHẬP
Nguyễn Thị Kim Cúc¹, Phạm Thị Lan¹,²
¹Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Da liễu trung ương
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng tiến hành trên 31 bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả điều trị sẹo
lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency vi điểm xâm nhập. Kết quả cho thấy sau 3 lần điều trị, 54,8% bệnh nhân
có cải thiện mức độ sẹo Goodman. Chỉ số điểm sẹo trung bình Goodman và Baron giảm từ 15,58 ± 1,34 xuống
còn 8,16 ± 1,06 (p < 0,01). Tác dụng phụ chủ yếu là đau khi tiến hành thủ thuật và rát đỏ thoáng qua trong 3 - 5
ngày sau thủ thuật. 100% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng sau 3 lần điều trị. Radiofrequency vi điểm xâm
nhập là phương pháp có hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá, ít tác dụng phụ với thời gian nghỉ dưỡng ngắn.
Từ khóa: sẹo lõm sau trứng cá, Radiofrequency, RF vi điểm xâm nhập

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là một trong những bệnh ngoài da
hay gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh
thường kéo dài nhiều năm với tổn thương viêm
là các mụn mủ, sẩn, nang trứng cá… [1]. Sẹo
do mụn trứng cá là một biến chứng của bệnh,
xảy ra trong và quanh nang lông tuyến bã bị
viêm. Sau quá trình viêm, mụn thường để lại
hậu quả là những sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi,
sẹo phì đại, các lỗ rò. Sẹo trứng cá có thể gặp
ở hai giới nam/nữ và tất cả các dân tộc, trong
đó sẹo trứng cá ở mặt có thể lên tới 95% bệnh
nhân bị trứng cá [2; 3].
Sẹo lõm chiếm tỉ lệ khoảng 80 - 90% các
trường hợp sẹo trứng cá [2]. Bệnh tuy không
gây biến chứng nguy hiểm, song do vị trí tổn
thương ở mặt gây trở ngại lớn về thẩm mỹ, tâm


lý, người bệnh kém tự tin trong giao tiếp,làm
ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống
của người bệnh và năng suất lao động.

Do đời sống xã hội ngày càng được
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Kim Cúc, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 30/12/2016
Ngày được chấp thuận: 14/3/2017

150

nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày
càng tăng, việc điều trị sẹo lõm do trứng cá trở
thành nhu cầu cấp thiết không chỉ với người
bệnh mà cả với các bác sỹ da liễu. Hiện nay,
trên thế giới đã có nhiều phương pháp để điều
trị sẹo lõm như laser, cắt bỏ sẹo, lột da bằng
hoá chất…[4; 5]. Tuy nhiên, các phương pháp
này thường đòi hỏi phẫu thuật viên có trình độ
kỹ thuật cao, sự hợp tác chặt chẽ của người
bệnh, chi phí tốn kém song hiệu quả nhiều
khi vẫn không được như mong muốn. Những
năm gần đây, Radiofrequency (sóng cao tần) vi
điểm cũng bắt đầu được chỉ định trong điều trị
sẹo lõm sau trứng cá và đã đạt được kết quả
ban đầu khá tốt ít tác dụng phụ. Công nghệ này
dựa trên nguyên lý năng lượng RF được giải
phóng vi điểm bởi hệ thống kim siêu nhỏ. Năng

lượng này tạo ra vùng tổn thương nhiệt vi điểm
tương ứng đối với collagen trung bì. Điều này
sẽ thúc đẩy quá trình liền vết thương qua các
đợt viêm và kích thích tổng hợp collagen mới,
elastin mới và acid hyaluronic, do đó dẫn đến
làm mới tổ chức trung bì. Hơn nữa, quá trình
lăn kim với hệ thống kim siêu nhỏ đã được
chứng minh có tác dụng kích thích sự tăng
sinh và di chuyển của tế bào keratin và nguyên

TCNCYH 107 (2) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bào sợi thông qua việc giải phóng một vài yếu
tố tăng trưởng. Vùng da không chịu tác động
nhiệt thì nằm giữa các vùng chịu tác động, đây
chính là nguồn chứa các tế bào cần thiết đẩy
nhanh quá trình liền vết thương [6 -10].
Hiện nay, tại Việt Nam đã sử dụng một
số biện pháp để khắc phục sẹo lõm do
trứng cá như phương pháp laser, chấm acid
trichloacetic, lăn kim phối hợp với sản phẩm từ
công nghệ tế bào gốc, Radiofrequency vi điểm
xâm nhập. Trong đó, Radiofrequency vi điểm
xâm nhập là phương pháp mới được áp dụng
khoảng 3 - 4 năm gần đây. Tuy nhiên, hiệu quả
của phương pháp này chưa được tổng kết,
đánh giá.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều

trị sẹo lõm do trứng cá, góp phần đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng, đặc biệt là
các phương pháp điều trị không phẫu thuật,
nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá
hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng
Radiofrequency vi điểm xâm nhập.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Bao gồm 31 bệnh nhân sẹo lõm sau trứng
cá đáp ứng các tiêu chuẩn của nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn: được chẩn đoán
sẹo lõm sau trứng cá, không uống Isotretinoin
ít nhất 6 tháng, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: dị ứng với thuốc gây
tê bề mặt (lidocain); bệnh lý hệ thống collagen
ở giai đoạn hoạt động; bệnh lý khác như đái
tháo đường, nhiễm HIV/AIDS; cơ địa sẹo lồi;
tổn thương da nhiễm trùng hoặc ung thư da,
đang sử dụng thuốc chống đông máu; đã điều
trị sẹo lõm sau trứng cá bằng tiêm chất làm
đầy trong 12 tháng gần đây hoặc các phương
pháp khác trong 6 tháng gần đây.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu thử nghiệm

TCNCYH 107 (2) - 2017

lâm sàng so sánh trước sau, thực hiện tại Khoa
Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào

gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 5
đến tháng 11 năm 2016.
Vật liệu nghiên cứu: máy INTRAcel của
hãng Jeisys Hàn Quốc, máy ảnh Canon, thuốc
tê tại chỗ (kem tê Emla 5%), kháng sinh tại chỗ
(Fucidin), kem chống nắng SPF ≥ 30.
Các bước tiến hành: Chụp mặt bệnh nhân
trước mỗi lần điều trị và 1 tháng sau kết thúc
điều trị bằng máy ảnh Canon.
Mỗi bệnh nhân được điều trị 3 lần, khoảng
cách các lần là 4 tuần.
Chuẩn bị bệnh nhân trước mỗi lần điều trị
bao gồm: rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt. Bôi
tê vùng mặt cần điều trị bằng kem tê Emla, ủ
tê trong 60 phút. Lau sạch kem tê bằng nước
muối sinh lý và sát khuẩn lại bằng cồn 70o.
Tiến hành thủ thuật INTRAcel bằng đầu xâm
nhập, chế độ Bipolar, 2 pass với độ sâu kim là
1,5 mm đối với vùng má và 0,8mm đối với các
vị trí khác, mức độ năng lượng là 5 (32W) nếu
mức độ sẹo Goodman từ 1 đến 3; độ sâu kim
là 2 mm đối với vùng má và 1,5 mm đối với các
vị trí khác, mức độ năng lượng là 7 (40,5 W) và
5 (32W) nếu mức độ sẹo Goodman 4.
Chăm sóc sau thủ thuật: bôi kem kháng
sinh ngày 2 lần trong 2 - 3 ngày đầu; bôi kem
chống nắng chỉ số SPF ≥ 30 vào ban ngày, 2
- 3 giờ/ lần trong ít nhất 1 tháng sau thủ thuật.
Tiêu chí đánh giá:
- Dựa theo sự cải thiện sẹo theo hệ thống

phân loại mức độ sẹo của Goodman (đánh giá
bằng mắt thường): Mức độ từ 1 đến 4 [11].
- Dựa theo sự cải thiện mức độ nặng của
sẹo theo thang điểm Goodman và Baron (đánh
giá dựa trên ảnh chụp mặt bệnh nhân) [12].
- Đánh giá tác dụng phụ của điều trị: mức
độ đau, đỏ da, phù nề, tăng sắc tố sau viêm,
bong vảy.
- Đánh giá sự hài lòng của người bệnh: rất

151


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hài lòng, hài lòng và không hài lòng dựa trên
mẫu phiếu đánh giá sự hài lòng của người
bệnh 2016 của Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft
Excel 2007 và Stata 12, áp dụng kiểm định t
(t - test) để so sánh 2 giá trị trung bình điểm
sẹo trước điều trị và sau điều trị lần 3, áp dụng
kiểm định khi bình phương để so sánh 2 tỉ lệ.
Khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.
3. Đạo đức nghiên cứu

không sử dụng cho mục đích khác. Tất cả các
bệnh nhân đều được giải thích về mục tiêu
nghiên cứu, ký vào bản thỏa thuận tham gia
nghiên cứu và được quyền rút khỏi nghiên

cứu bất kì thời điểm nào. Mọi thông tin về
bệnh nhân đều được giữ bí mật. Trong thời
gian nghiên cứu bệnh nhân được theo dõi và
điều trị bảo đảm không ảnh hưởng đến vấn đề
sức khỏe. Những bệnh nhân có tác dụng phụ
nghiêm trọng sẽ được đưa ra khỏi nghiên cứu
và được điều trị thích hợp.

Nghiên cứu nhằm mục đích khoa học,

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học và tiền sử bệnh của bệnh nhân
 Thông số

Trung bình ± SD

Trung vị

Tuổi (năm)

25,9 ± 6,6

25

Thời gian bị trứng cá (tháng)

37,6 ± 31,7

24


Thời gian bị sẹo lõm (tháng)

65,7 ± 62,7

48

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Nam

14

45,16

Nữ

17

54,84

Thành thị

21

67,74

Nông thôn


9

29,03

Khu công nghiệp

1

3,23

Học sinh/Sinh viên

11

35,48

Văn phòng

6

19,35

Kinh doanh

3

9,68

Khác


11

35,48

Trứng cá thường

10

32,3

Trứng cá bọc

21

67,7

 

 

Giới tính (n = 31)

Khu vực (n = 31)

Nghề nghiệp (n = 31)

Chẩn đoán bệnh (n = 31)

Nghiên cứu được thực hiện trên 31 bệnh nhân sẹo lõm sau trứng cá. Độ tuổi trung bình khá trẻ

là 25,9 ± 6,6. Tỉ lệ nam và nữ gần tương đương nhau. Bệnh nhân là học sinh/ sinh viên chiếm tỉ
lệ lớn nhất (35,48%), ngoài ra còn có nhân viên văn phòng (19,35%) và một số nghề nghiệp khác
(kinh doanh, giáo viên…).

152

TCNCYH 107 (2) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đa số bệnh nhân sẹo lõm sau trứng cá có tiền sử bị trứng cá bọc (67,7%) và thói quen cạy nặn
(96,7%). Gần 2/3 số bệnh nhân trước đó đã từng điều trị trứng cá chủ yếu bằng thuốc uống và
thuốc bôi, số còn lại đã không điều trị trứng cá khi bị bệnh.
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng của sẹo lõm trứng cá
Thông số
Vị trí tổn thương (n = 31)

Hình thái sẹo trước điều trị (n = 31)

Màu sắc sẹo trước điều trị (n = 31)

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Trán

27

21,43


Mũi

13

10,32

Thái dương

19

15,08

Góc hàm

16

12,70



31

24,60

Cằm

20

15,87


Khác

0

0,00

Hình phễu

11

16,18

Đáy phẳng

28

41,18

Lòng chảo

29

42,64

Đỏ

8

25,00


Thâm

4

12,50

Bình thường

20

62,50

Tổn thương sẹo lõm sau trứng cá gặp nhiều nhất ở vị trí má hai bên và trán (chiếm gần 50%),
tiếp đến là cằm và thái dương; góc hàm và mũi ít gặp sẹo lõm hơn. Hình thái sẹo quan sát thấy chủ
yếu là sẹo lòng chảo và sẹo đáy phẳng, sẹo hình phễu chỉ chiếm tỉ lệ thấp (dưới 20%). Phần lớn
sẹo có màu da bình thường, màu đỏ và màu thâm lần lượt chỉ chiếm 25% và 12,5%.
Bệnh nhân điều trị sẹo lõm sau trứng cá chủ yếu bị sẹo mức độ nặng, Goodman 4 (chiếm
74,2%); Goodman 3 (chiếm 25,8%).
2. Hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency vi điểm xâm nhập

Biểu đồ 1. Sự cải thiện màu sắc sẹo sau các lần điều trị

TCNCYH 107 (2) - 2017

153


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Màu sắc sẹo có cải thiện rõ ràng qua các lần điều trị. Sau 2 và 3 lần điều trị cho thấy tỉ lệ sẹo

lõm có màu đỏ giảm xuống còn 12,9% và 6,3% so với trước điều trị là 25%. Sự cải thiện màu sắc
sẹo đã được nghiên cứu chứng minh có ý nghĩa thống kê (p = 0,008 < 0,01).

Biểu đồ 2. Sự cải thiện mức độ sẹo theo Goodman sau các lần điều trị
Sự cải thiện mức độ sẹo Goodman bắt đầu thấy rõ chỉ sau 2 lần điều trị. Tỉ lệ sẹo mức độ 4
chỉ còn 42,9%. Đặc biệt sau 3 lần điều trị, sẹo mức độ 4 chỉ chiếm 35,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với trước điều trị (p = 0,00 < 0,01). Trong đó, đa số bệnh nhân cải thiện được 1 mức
độ sẹo.

Biểu đồ 3. Chỉ số thang điểm đánh giá sẹo theo Goodman và Baron
Sự cải thiện chỉ số sẹo theo thang điểm Goodman và Baron hầu như không đáng kể sau 1 lần
điều trị. Tuy nhiên, sau 3 lần điều trị, trung bình điểm sẹo đã giảm từ 15,5 ± 1,34 (trước điều trị

154

TCNCYH 107 (2) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
) xuống còn 8,16 ± 1,06, sự khác biệt này ý
nghĩa thống kê (p = 0,00 < 0,01).
Tất cả bệnh nhân đều bị đau trong quá trình
điều trị điều trị sẹo lõm và đỏ da sau điều trị.
Tuy vậy, phần lớn ở mức độ đau trung bình
và ít đau (chiếm khoảng 90% – 93%), còn đau
nhiều chỉ chiếm 6,5% - 9,7%. Đỏ da đa số chỉ
tồn tại trong 3 - 5 ngày (ngắn nhất: 2 ngày, dài
nhất: 7 ngày). Tác dụng phụ gây tăng sắc tố
sau viêm chỉ gặp ở 2 bệnh nhân (liên quan
đến chăm sóc sau điều trị và môi trường công

việc ngoài trời), nhưng nhanh chóng khỏi sau
4 tuần mà không cần phải điều trị gì. Chúng tôi
không quan sát thấy bất kì trường hợp nhiễm
khuẩn nào trong và sau điều trị sẹo lõm.
3. Mức độ hài lòng của người bệnh
Sau 1 lần điều trị, sự hài lòng của người
bệnh khá cao với tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng là
81,6%. Nhưng chỉ đến lần thứ 2, đã có 30 bệnh
nhân hài lòng và rất hài lòng (96,8%). Sau 3
lần điều trị, mức độ này tăng lên là 100%.

IV. BÀN LUẬN
Bệnh nhân sẹo lõm sau trứng cá của nghiên
cứu này đa số ở độ tuổi thanh niên, tuổi trung
bình là 25,9. Kết quả này phù hợp với lứa tuổi
mắc bệnh trứng cá trong nhiều nghiên cứu
khác, với hơn 80% trứng cá khởi phát ở tuổi
dậy thì [1]. Độ tuổi này cũng phù hợp với nghề
nghiệp của nhóm nghiên cứu chủ yếu là học
sinh/ sinh viên.
Sẹo có thể xảy ra sớm ở bệnh nhân trứng
cá, liên quan đến mức độ nặng và thời gian bị
bệnh trước khi được điều trị thích hợp. Điều
này cũng lý giải tại sao trong nghiên cứu này,
chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử trứng
cá bọc chiếm 67,7%, thời gian bị trứng cá khá
dài, trung bình là 37,6 tháng, có tới 38,7%
bệnh nhân không điều trị trứng cá trước đó.
Đặc biệt, đa số bệnh nhân của chúng tôi có
thói quen cạy nặn mụn (96,8%). Điều này làm


TCNCYH 107 (2) - 2017

tổn thương trứng cá nặng nề hơn, tạo điều
kiện cho sẹo hình thành.
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân có mức
độ cải thiện về màu sắc sẹo một cách rõ rệt
sau 3 lần điều trị. Sự cải thiện màu sắc sẹo
đã được nghiên cứu chứng minh có ý nghĩa
thống kê. Như vậy, kết quả điều trị sẹo lõm
bằng phương pháp Radiofrequency vi điểm
xâm nhập trong nghiên cứu cho hiệu quả tốt
đối với sự cải thiện màu sắc sẹo. Kết quả này
phù hợp với một nghiên cứu trên 27 bệnh nhân
người Hàn Quốc sau 2 tháng kết thúc điều trị
sẹo lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency
vi điểm xâm nhập, tỉ lệ sẹo đỏ giảm từ 100%
xuống còn gần 80%. Sẹo đỏ sau trứng cá là
do phản ứng tăng sinh mạch kéo dài trong quá
trình viêm. Radiofrequency vi điểm xâm nhập
có tác dụng điều hòa phản ứng viêm và mạch
máu, do đó có tác dụng tốt đối với sẹo đỏ [13].
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu trước
điều trị đều ở mức độ sẹo nặng và rất nặng.
Sau 1 lần điều trị, tỉ lệ này dường như không
cải thiện. Ghi nhận cải thiện rõ mức độ sẹo
từ sau 2 lần điều trị, đặc biệt là sau 3 lần điều
trị, có 17 bệnh nhân (54,8%) cải thiện được
1 mức độ sẹo. Tỉ lệ sẹo độ 4 chỉ còn 35,5%.
Nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt tỉ lệ giữa

mức độ sẹo trước điều trị và sau điều trị lần 3
với mức ý nghĩa thống kê. Đánh giá sẹo theo
thang điểm Goodman và Baron, kết quả cho
thấy trước điều trị điểm trung bình là 15,58 ±
1,34. Chỉ số điểm sẹo chỉ thay đổi rõ sau ít nhất
2 lần điều trị. Sau 3 lần điều trị, chỉ số điểm sẹo
trung bình chỉ còn là 8,16 ± 1,06, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn một vài
nghiên cứu của tác giả trên thế giới. Nghiên cứu
vào năm 2012 trên 30 bệnh nhân Hàn Quốc với
mức độ sẹo lõm từ nhẹ đến nặng theo phân
loại Goodman bằng Radio-frequency vi điểm
xâm nhập (INTRAcel; Jeisys, Seoul, Korea)

155


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
liệu trình 2 lần, 4 tuần/ lần, 2 pass, độ sâu kim
là 1,5 mm; năng lượng mức 5 (32 W). Đánh
giá tại thời điểm kết thúc liệu trình 73,3% có cải
thiện độ sẹo, chủ yếu là cải thiện 1 mức độ sẹo
[14]. Một nghiên cứu khác vào năm 2014, trên
31 bệnh nhân Ấn Độ sẹo lõm trứng cá mức độ
vừa và nặng theo phân loại Goodman, liệu trình
điều trị 4 lần, 6 tuần/ lần với Radiofrequency vi
điểm xâm nhập (Lutronic), 3 pass với độ sâu
3,5 mm ở pass thứ 1; 2,5 mm ở pass thứ 2 và
1,5 mm ở pass thứ 3; tương ứng với mức năng

lượng là 35 - 40 W, 30 - 35 W, 25 - 30 W; không
chồng lắp giữa 2 pass.  Tại thời điểm 3 tháng
kết thúc điều trị, tất cả bệnh nhân đều có sự cải
thiện về mức độ sẹo: 12/14 bệnh nhân sẹo độ
4 Goodman (85,71%) cải thiện 2 mức độ sẹo
4 Goodman (85,71%) cải thiện 2 mức độ sẹo,
còn lại 2 bệnh nhân cải thiện 1 mức độ sẹo;
13/17 bệnh nhân sẹo độ 3 Goodman (76,47%)
cải thiện 2 mức độ sẹo và 4 bệnh nhân còn lại
cải thiện 1 mức độ sẹo [15].
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn các
nghiên cứu khác bởi hai lý do chính. Thứ nhất,
đa số bệnh nhân sẹo lõm trước điều trị đều ở
mức độ nặng (độ 4: 74,2%), cao hơn nhiều so
với các nghiên cứu trên. Thứ 2, do hạn chế của
vật liệu nghiên cứu nên độ sâu kim mà chúng
tôi áp dụng với sẹo lõm độ 4 chỉ có 2mm, mức
năng lượng chỉ khoảng 40,5 W; độ sâu kim và
mức năng lượng như vậy chưa tác động nhiều
đến đáy sẹo hình phễu và sẹo đáy phẳng sâu
(tương đương với sẹo độ 4). Chính điều này
khiến hiệu quả cải thiện sẹo chưa cao.
Do nhu cầu thẩm mỹ mà người bệnh tìm
đến điều trị nên sự hài lòng của bệnh nhân sau
điều trị cũng là một tiêu chuẩn góp phần đánh
giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chỉ với 1 lần điều
trị đã có 25 bệnh nhân (81,6%) hài lòng và rất
hài lòng. Sau kết thúc điều trị, tỉ lệ này lên đến
100%. Kết quả này một lần nữa khẳng định


156

ưu điểm của phương pháp Radio-frequency vi
điểm xâm nhập.

V. KẾT LUẬN
Radiofrequency (RF) vi điểm xâm nhập là
phương pháp có hiệu quả trong điều trị sẹo
lõm sau trứng cá. Phương pháp này khá thích
hợp với kiểu da người châu Á, an toàn với tỉ lệ
tăng sắc tố sau viêm thấp.

Lời cám ơn
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban
Lãnh đạo Bệnh viên Da liễu Trung ương, cảm
ơn ThS. Vũ Thái Hà, ThS. Vũ Nguyệt Minh
cùng toàn thể nhân viên của Khoa Nghiên cứu
và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc của Bệnh
viện về sự hợp tác và giúp đỡ trong nghiên
cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Knutsen-Larson S., Dawson A.L.,
Dunnick C.A., et al (2012). Acne Vulgaris:
Pathogenesis,
Treatment,
and
Needs

Assessment. Dermatologic Clinics, 30, 99 106.
2. Fabbrocini G., Annunziata M.C., D'Arco
V., et al (2010). Acne scars: pathogenesis,
classification and treatment. Dermatology
research and practice, 2010, 893080.
3. Bencini P.L., Tourlaki A., Galimberti
M., et al (2012). Nonablative fractional
photothermolysis for acne scars: Clinical and
in vivo microscopic documentation of treatment
efficacy. Dermatologic Therapy, 25, 463 - 467.
4. Abdel Hay R., Shalaby K., Zaher H.,
et al (2016). Interventions for acne scars.
Cochrane Database Syst Rev, 4, CD011946.
5. Gladstone H.B (2014). Acne scars:
classification and treatment. Journal of
American Academy of Dermatology, 66, 169
-170.
6. Forbat E. and Al-Niaimi F (2016).
TCNCYH 107 (2) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Fractional radiofrequency treatment in acne
scars: Systematic review of current evidence.
J Cosmet Laser Ther, 1 - 6.
7. Gold M.H. and Biron J.A (2012).
Treatment of acne scars by fractional bipolar
radiofrequency energy. Journal of cosmetic
and laser therapy: official publication of the
European Society for Laser Dermatology, 14,

172 - 178.
8. Lolis M.S. and Goldberg D.J (2012).
Radiofrequency in cosmetic dermatology:
a review. Dermatologic surgery: official
publication for -245.
9. Qin X., Li H., Jian X., et al (2015).
Evaluation of the efficacy and safety of
fractional bipolar radiofrequency with highenergy strategy for treatment of acne scars
in Chinese. Journal of cosmetic and laser
therapy, 17, 237 - 245.
10. Simmons B., Griffith R., FaltoAizpurua L., et al (2014). Use of radiofrequency
in cosmetic dermatology: focus on nonablative
treatment of acne scars. Clinical, Cosmetic

and Investigational Dermatology, 7, 335.
11. Goodman G.J. and Baron J.A (2006).
Postacne scarring: A qualitative global scarring
grading system. Dermatologic Surgery, 32,
1458 -1466.
12. Goodman G.J. and Baron J.A (2006).
Postacne scarring--a quantitative global
scarring grading system. J Cosmet Dermatol,
5, 48 - 52.
13. Min S., Park S.Y., Yoon J.Y., et al (2016).
Fractional Microneedling Radiofrequency
Treatment for Acne-related Post-inflammatory
Erythema. Acta Derm Venereol, 96, 87 - 91.
14. Cho S.I., Chung B.Y., Choi M.G., et
al (2012). Evaluation of the clinical efficacy
of fractional radiofrequency microneedle

treatment in acne scars and large facial pores.
Dermatologic Surgery, 38, 1017 - 024.
15. Chandrashekar B., Sriram R., Mysore
R., et al (2014). Evaluation of microneedling
fractional radiofrequency device for treatment
of acne scars. Journal of Cutaneous and
Aesthetic Surgery, 7, 93.

Summary
THE EFFICACY IN TREATMENT OF FACIAL ATROPHIC ACNE
SCARS BY FRACTIONAL RADIOFREQUENCY MICRONEEDLE

A prospective study, clinical trial included 31 patients was conducted to evaluate the
effect of the fractional Radiofrequency microneedle treatment for facial atrophic acne scars.
The study results displayed that 54.8% of patients have the improvement of the Goodman
scar level after three times of the treatment. The Goodman and Baron scar point mean was
reduced from 15.58 ± 1.34 to 8.16 ± 1.06 (p < 0.01). The majority of side effects was pain and
the erythema persisted for 3 - 5 days. 100% of patients were satisfied and very satisfied after
three times of the treatment. The microneedle fractional Radiofrequency was the effective
treatment method of facial atrophic acne scars, with minor side effects and a short down - time.
Keywords: facial atrophic acne scars, Radiofrequency, fractional RF microneedle

TCNCYH 107 (2) - 2017

157



×